Tenant Responses to a Three-Day Notice
A tenant could respond to the three-day notice in a variety of different ways.
The tenant could pay the rent within three days of receiving the notice. If the tenant chooses this do this, the landlord must not proceed with the eviction.
The tenant could move out of the rental unit within three days of receiving the notice. If the tenant does not pay rent, the landlord can use the security deposit to cover the rent charges and sue the tenant for any unpaid amounts of rent.
The tenant could choose to not pay rent or move out of the rental unit. In this case, the landlord can proceed with the eviction at the end of the three-day period.
Evicting the Tenant
A landlord must go to court and win an eviction lawsuit in order to evict a tenant. To start the eviction lawsuit, also called an unlawful detainer lawsuit, the landlord must file a summons and complaint with the superior court of the county or district in which the rental unit is located. The court will set a date for a hearing before a judge, and the tenant will be notified of the upcoming lawsuit. If the landlord is successful at the hearing, the judge will give the landlord a writ of possession. This writ of possession gives the sheriff the authority to evict the tenant. The landlord must use the sheriff to evict the tenant.
It is unlawful for a landlord to attempt to evict a tenant without having a writ of possession and having the sheriff present. The landlord cannot force a tenant out of a rental unit through such means as changing the locks on the doors or shutting off the utilities to the rental unit. If a landlord attempts to do this, the tenant can sue the landlord for damages. For more information on illegal eviction practices, see the Nolo article Illegal Eviction Procedures in California.
Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc . . . (Lời Mở Đầu Của Tuyên Ngôn Độc Lập Mỹ)
Monday, March 30, 2020
SỰ TRỖI DẬY CỦA ĐẠO PHẬT/BUDDHA RISING (BÀI MỘT).
Tôi đăng lại bài này để mong các bạn tìm được sự an bình (peace of mind) trong lúc cả thế giới bị lạm phát, có lẽ do chiến tranh Nga-Ukraine, khiến đồng tiền nhiều nước mất giá, các đại gia về công nghệ cao sa thải hàng loạt nhân viên, v.v...và nỗi lo âu về Covid-19 ám ảnh ko chỉ nước Mỹ, mà nhiều nước khác.
SJ ngày 23/12/2022, chỉ còn một ngày nữa là lễ Giáng Sinh của những người theo Thiên Chúa Giáo.
=======
Dịch từ: nguyệt san National Geographic tháng 12, 2005 (từ trang 92 – 108).
Tác giả: Perry Garfinkel
Hình ảnh: Steve McCurry
Tác giả: Perry Garfinkel
Hình ảnh: Steve McCurry
Tứ Diệu Đế của đức Phật: 1/ Cuộc đời đưa đến (entail) đau khổ; 2/ Đau khổ xuất phát từ sự vươn vấn/quyến luyến của ta đối với dục vọng (attachment to desires); 3/ Đau khổ sẽ chấm dứt khi sự vươn vấn/quyến luyến này chấm dứt; 4/ Để vượt qua (transcend) những đau khổ của cuộc đời, hãy theo Bát Chánh Đạo (Eightfold Path). Một thực hành quan trọng là thiền định.
Người đã dạy tôi nhiều nhứt về Phật giáo không phải là một vị sư với cái đầu nhẵn thín. Ông ta đã không nói tiếng Phạn và ông ta đã không sống trong một tu viện ở dãy Hy mã Lạp sơn. Thực tế , ông ta cũng chẳng phải là Phật tử. Ông ta là Carl Taylor, một người sống suốt đời ở San Francisco có dáng dấp ở tuổi gần 50. Lúc đó, ông có vẻ bị lạnh, ngồi thẳng người trên một cái giường kê trong khu vườn của khu dưỡng lão (1) của bịnh viện Laguna Honda (gần San Francisco). Đó là một buổi trưa hè với bầu trời xanh, nhưng ở cái thành phố này nó lại thường lạnh thấu xương. Carl đang sắp chết vì ung thư.
Chú thích:
(1) Hospice, là một loại BV dành cho người ở giai đoạn cuối (terminaly ill) của một bịnh nan y (như ung thư, v.v...) hay những người rất già. Vì hai thành phần này ở chung nên ta có thể gọi là "viện dưỡng lão" hay "sinh chung đường" (nơi trú ngụ cuối cùng trước khi chết của hai thành phần này.
Tay tuy nắm nhưng lại tinh thần lại buông xả, bịnh nhân ung thư Suzanne Lewis-Abed tiếp nhận sự an ủi từ người con gái và ông Robert Chodo Campbell, một tuyên úy Phật giáo, ở một viện dưỡng lão của New York. "Trong đạo Phật ko có sanh hay tử," ông Campbell nói, "chỉ là sự chuyển đổi."
"Tôi đang trải qua một tuần với Chương trình Dưỡng lão Thiền (Zen Hospice Project), một tổ chức Phật giáo mà những thiện nguyện viên của họ đang giúp ban điều hành của khu dưỡng lão (gồm 25 giường) của BV này, đây có lẽ là cơ sở công cộng tại nước Mỹ chuyên chăm sóc dài hạn. Chương trình này, được tích cực noi gương khắp thế giới, sử dụng hai điều giáo huấn cột trụ của đạo Phật – chỉ suy nghĩ đến giờ phút hiện tại và lòng thương cảm/từ bi đối với kẻ khác – như là công cụ để giúp tạo ra một mức độ về phẩm cách và tình nhân loại đối với những ai đang ở giai đoạn cuối của cuộc đời. Thật ko dễ chịu cho họ khi phải học những bài học này.
Tôi ngồi bên cạnh Carl, giúp chỉnh lại cái áo khoác quá mòn, mà ông đã dùng như cái mền/tấm đắp. Sau khi được chẩn đoán là bịnh ko chữa được, ông đã có thái độ chấp nhận, ung dung tự tại. Tôi đã cố gắng gợi chuyện, nhưng rất khó khăn. Làm sao bạn có thể an ủi một ai đó khi họ ko còn nhiều thời gian để sống và hiểu sự an ủi đó?
“Vậy anh đã làm nghề gì? “
Im lặng rất lâu, ông rít một hơi thuốc lá. Gần như một thế kỷ trôi qua trong lúc chúng tôi nhìn một cụm mây trắng bay ngang bầu trời màu xanh.
“Tôi ko muốn nói về quá khứ của tôi.”
Cũng được. Cảm thấy lúng túng để tiếp tục câu chuyện, tôi lướt qua trong trí danh sách những câu hỏi. Nếu tôi ko thể hỏi về quá khứ và cũng vô lý khi hỏi về tương lai, vậy chỉ còn về hiện tại. Và trong lúc này, tôi đang học một điều, rằng ko cần đặt câu hỏi nào.
Nhưng Carl có vẻ bằng lòng khi có tôi ngồi kế bên, sự có mặt của tôi đã giúp ông giảm bớt phần nào nỗi đau của ông. Một khi tôi đã chấp nhận rằng ko có gì phải làm và ko có nơi nào để đi, tôi đã thư giãn. Carl quay lại nhìn tôi và cười. Cả hai chúng tôi hiểu rằng tôi vừa học một bài học nhỏ. Cả hai đã nhìn một đám mây trắng khác bay qua.
“Vậy anh đã làm nghề gì? “
Im lặng rất lâu, ông rít một hơi thuốc lá. Gần như một thế kỷ trôi qua trong lúc chúng tôi nhìn một cụm mây trắng bay ngang bầu trời màu xanh.
“Tôi ko muốn nói về quá khứ của tôi.”
Cũng được. Cảm thấy lúng túng để tiếp tục câu chuyện, tôi lướt qua trong trí danh sách những câu hỏi. Nếu tôi ko thể hỏi về quá khứ và cũng vô lý khi hỏi về tương lai, vậy chỉ còn về hiện tại. Và trong lúc này, tôi đang học một điều, rằng ko cần đặt câu hỏi nào.
Nhưng Carl có vẻ bằng lòng khi có tôi ngồi kế bên, sự có mặt của tôi đã giúp ông giảm bớt phần nào nỗi đau của ông. Một khi tôi đã chấp nhận rằng ko có gì phải làm và ko có nơi nào để đi, tôi đã thư giãn. Carl quay lại nhìn tôi và cười. Cả hai chúng tôi hiểu rằng tôi vừa học một bài học nhỏ. Cả hai đã nhìn một đám mây trắng khác bay qua.
Tuần đó cũng có những bài học khác, lấy ra từ Phật giáo – như bài học về tính vô thường của cuộc đời , về sự lòng tham (attachment), muốn mọi việc phải như ý mình, và sự thất vọng, khi nhiều việc xảy ra ko như ý mình. Như bài học về đau khổ của thể xác và tinh thần và bài học về giá trị, mà đạo Phật gọi là sangha, có nghĩa là “cộng đồng". Nhưng trên tất cả, tôi đã thấy làm thế nào những bài học mà một người đã học tại Ấn độ 2.500 năm trước lại thích ứng với thế giới ngày nay.
Phồng lên vào mỗi sáng và xẹp xuống vào mỗi đêm, Paranirvana - một tượng Phật dài 26 bộ Anh (7.92 m) được triển lãm tại Viện Bảo tàng Nghệ thuật ở Ohio - tượng trưng cho sự vô thường của cuộc đời, nghệ sĩ Lewis deSoto nói. Tác phẩm này mô tả vị thế của đức Phật khi ngài qua đời và lên Niết Bàn.
(Còn tiếp)
Hình 3: Dân số thế giới năm 2005: 6,5 tỉ (hình dưới) trong đó tín đồ Phật giáo: 379 triệu người hay 6 %. Có 373 triệu (98 %) tín đồ sống tại Á châu. Số 6 triệu người còn lại (2%) sống tại: 3,11 triệu tại Mỹ và Canada, 1,64 triệu tại Âu châu, 0,71 triệu tại Châu mỹ La tinh, 0,5 triệu tại Châu đại dương và 0,15 triệu tại Phi châu (còn tiếp).
Hiệu chỉnh ngày Oct 1, 2020.
SỰ TRỖI DẬY CỦA ĐẠO PHẬT/BUDDHA RISING (bài ba) .
Đăng trên nguyệt san National Geographic tháng 12 , 2005 (từ trang 92 – 108) .
Tác giả : Perry Garfinkel
Chuyển ngữ : Trần anh Tú .
Khi đạo Phật rời khỏi Ấn độ, đã đi theo ba đường. Về hướng nam, các nhà sư đã đi bộ hay bằng thuyền tới Sri Lanka và vùng Đông Nam Á. Về phía bắc, họ đã truyền đạo qua vùng Trung Á và đi dọc theo Con đường Tơ lụa vào Trung quốc, từ đó cuối cùng đã truyền tới Hàn quốc và Nhật bản. Sau đó, đạo Phật đã vượt qua rặng Hy mã Lạp sơn để vào Tây tạng. Trong mọi nước, phong tục địa phương và vũ trụ học (cosmology) đã hợp nhứt với phần căn bản của đạo Phật: ma thuật (magic) và những mặt nạ cũa các lạt ma đeo khi đánh nhau với ma quỷ tại Tây tạng, sự khổ hạnh của một sư ông thuộc Thiền tông (Zen) ngồi tỉnh lặng như một hòn đá trong một ngôi vườn Nhật (ảnh dưới) mà sạn cát được cào rất đẹp.
Qua nhiều thế kỷ , đạo Phật đã phát triển thành một phong cách toàn diện (inclusive style), một lý do khiến nó tồn tại rất lâu và trong nhiều nền văn hóa khác nhau như thế. Nhiều người đôi khi so sánh đạo Phật như nước: nó tỉnh lặng, trong suốt, lấy hình dạng và màu sắc của cái bình mà nó được đổ vào.
Và tuy vậy ngay từ lúc bắt đầu , sự truyền bá của đạo Phật – một quá trình hòa bình – đã định kỳ gặp sự thù nghịch. Tại Trung quốc, vào năm 842 sau Công nguyên, hoàng đế Vũ Tông (Wuzong , 814-846) đời nhà Đường bắt đầu bách hại các tôn giáo ngoại lai. Vào khoảng 4.600 tu viện bị tiêu hủy, nhiều công trình nghệ thuật vô giá bị phá hủy, và khoảng 260.000 sư ông và sư nữ bị buộc phải hoàn tục.
Lịch sử đã lập lại khi đảng Cộng sản Trung quốc đàn áp đạo Phật – rõ ràng nhứt là ở Tây tạng. Theo Chiến dịch quốc tế vì Tây tạng (International Campaign for Tibet), kể từ 1949, hơn 6.000 tu viện , tu viện dành cho nữ, và đền đã bị phá sập và ít nhứt 500.000 người Tây tạng đã chết vì tù đày, tra tấn, đói và chiến tranh. Nhưng ngày nay đạo Phật tại Trung quốc, giống như bông sen mọc lên từ bùn , đang tái xuất hiện. Với hơn 100 triệu tín đồ, đấy là một trong những tôn giáo phát triển nhanh nhứt tại nước này.
Ảnh trên: "Để thấy mọi sự vật như thật bản chất của chúng ngay trong lúc quan sát" - là một mục tiêu của một sinh viên tại TQ đang củng cố tinh thần và thể xác dưới sự theo dõi nghiêm khắc của một sư phụ về công phu Thiếu lâm. Đó cũng là mục tiêu của hàng triệu tín đồ mà cuộc đời dựa vào/tin vào câu nói của đức Phật: " Với tư tưởng chúng ta tạo nên thế giới" (With our thoughts we make the world) .
Bà Trần hiểu Húc (Chen Xiaoxu) là một nhân vật nổi bật - mà ko ai ngờ được - cho sự phục sinh này .
Ở tuổi 39, bà cầm đầu một trong những hãng quảng cáo hàng đầu của Bắc kinh, Công ty Quảng cáo Thế bang Bắc kinh (Beijing Shipang Lianhe Advertising) (doanh thu hàng năm trên 31 triệu đô -. người dịch), nhưng bà được biết nhiều hơn như là một cựu ngôi sao của truyền hình Trung quốc. Bà bắt đầu hãng này vào đầu thập niên 1990, khi nghành quảng cáo ở Trung quốc ở giai đoạn phôi thai, sau đó sự thành công đã vượt quá ước vọng cũa bà. “Một khi đã nếm mùi vị cũa thành công, tôi luôn luôn muốn những biểu tượng của đẳng cấp ngày càng nhiều hơn, ngày càng lớn hơn, “bà kể lại cho tôi, trong khi chúng tôi ngồi trong phòng họp của công ty của bà, nằm trong một cao ốc hiện đại ở Bắc kinh. Cổ dài và nét mặt thanh tú của bà làm tôi nhớ tới (nữ tài tử Mỹ) Audrey Hepburn, mà ảnh chân dung treo trên tường sau lưng bà, nhưng cặp mắt ấm áp, đồng cảm của bà lại làm tôi nghĩ tới những bức tranh và tượng, mà tôi đã thấy, của Quan Âm (Guanyin), vị Phật bà cũa Trung quốc, tượng trưng của sự thương xót/lòng từ bi.
Dần dần, bà nói, tôi nhận ra cảm giác trống rỗng mà rất nhiều người trải nghiệm khi họ có những thứ gì mà họ muốn. Trong đạo Phật, sự tham lam/thèm muốn có một biệt danh: Ma Đói, một sự thèm muốn mà bạn ko thể nào thỏa mãn được.
“ Dù tôi có tất cả – xe to, nhà đẹp, du lịch bất cứ nơi nào tôi thích, được bao quanh bởi sự nổi tiếng và rất nhiều hàng xa xỉ, mà tôi chia sẻ với gia đình tôi – Nhưng không biết làm sao, tôi vẫn cảm thấy không hạnh phúc.”
Thế rồi, có người đã cho bà Chen một quyển sách về cuộc đời và giáo lý của đức Phật, và bà đã trở nên một người nghiên cứu chăm chỉ về đạo Phật. Giờ đây, một bức tường của văn phòng chỉ toàn màu trắng của bà được dành riêng để treo hình của sư phụ của bà, Chin Kung, cũng như những tượng và tranh về đạo Phật. Các nhân viên của bà đã biết cách xin-gọi-lại-sau với những cú phone trong giờ ăn trưa, khi bà bỏ ra một thời gian ngắn để thiền định hay nghe nhạc Phật giáo.
Một người Phật tử trong một nghề nghiệp mà mục tiêu là kích thích lòng tham muốn của Ma Đói? Một điều ít ai chú ý là một con người của công chúng như Chen Xiaoxu lại đang công khai theo đạo Phật trong một Trung quốc cộng sản. (Chú thích của người dịch: Hai năm sau cuộc phỏng vấn này (2007), bà đã qua đời vì ung thư vú ở tuổi 41).
Trong khi đạo Phật trở lại Trung quốc, đạo lại mất sự hấp dẫn/lôi cuốn ở Nhật, nơi được xem là nguồn suối (wellspring) của đạo Phật đối với một số người phương Tây.
“Nếu đạo Phật tại Nhật ko đạt được những nhu cầu đang thay đổi của xã hội hiện đại, đạo này sẽ tàn lụi, Giáo sĩ (Rev.) Yoshiharu Tomatsu của Viện Nghiên cứu Phật giáo Jodo Shu ở Tokyo nói.
Thuộc thế hệ thứ ba của Tịnh độ Tông Jodo Shu (Jodo Shu Pure Land) – một giáo phái đã có ở Nhật 800 năm và đặt niềm tin vào sức mạnh cứu độ của Phật A Di Đà, một bậc đã giác ngộ, hơn là thông qua thiền định - vị thày tu tuy 50 tuổi nhưng vẻ mặt trẻ con này hiện cai quản ngôi đền Shinko-in. Chúng tôi hớp trà xanh trong một ngôi đền gỗ làm từ thế kỷ 16, nằm dưới chân của tháp Tokyo, hình ảnh biểu tượng của sự hiện đại về kỹ thuật cũa nước Nhật. Là một DJ (disk-jockey, người giới thiệu đĩa hát) cho một club thời ở đại học, Tomatsu đã nuôi dưỡng giấc mơ trở thành một người điều hành trong kỹ nghệ âm nhạc, nhưng thay vào đó, ông đã có bằng cao học về thần học (divinity) tại Đại học Harvard. Khi ông ko mặc 'com-lê' hay áo choàng (robe) đen, ông ta mặc quần ka ki và quấn quanh cổ cái áo len dài tay màu lam với tay áo cột vào nhau, kiểu Ivy League.
Phần lớn người Nhật là “Phật tử khi có đám tang” , ông nói, ám chỉ họ chỉ tham dự trong các nghi lễ Phật giáo khi có ai chết. Với sự tiến triển nhanh chóng và tính cạnh tranh của xã hội Nhật, giới trẻ tìm thấy rất ít sự hỗ trợ dễ xúc cảm hoặc ý thức cộng đồng trong những nghi lễ cổ xưa của Phật giáo truyền thống .
“Thật mỉa mai,“ Tomatsu nói, trong khi nước Nhật học hỏi phương Tây cách xử lý về văn hóa, họ lại ko tiếp thu Phật giáo phụng sự xã hội – một điều rất quan trọng trong giới Phật tử ở phương Tây.“
Thực vậy , rất mỉa mai: Nhiều người phương Tây đầu tiên biết đến Phật giáo qua Thiền tông (Zen), nhánh Nhật bản của Thiền tông Trung quốc . Thiền tông hay Zen được phổ biến bởi Thế hệ Beat ở Mỹ vào thập niên 1950 : tiểu thuyết gia Jack Kerouac , tác giả Alan Watts, các thi sĩ Alan Ginsberg và Gary Snyder, và nhiều người khác. Kế đó bạn có thể dự các lớp dành cho người lớn về các dạng nghệ thuật Zen như thư pháp (calligraphy) và ikebana (cách cắm hoa) hoặc các nghi lễ như trà đạo hay bắn cung. Một khi Madison Avenue khám phá sự hấp dẫn của đạo Phật, Zen trở thành đồng nghĩa với sự tuyệt hảo (cool/excellent), sản sinh ra hàng tá sản phẩm mang tên Zen từ mỹ phẩm dưỡng da tới máy MP3!
Ông Tomatsu còn cho tôi xem những dấu hiệu cho thấy, dù sao đi nữa, trái tim của Phật giáo Nhật bản vẫn còn đập. Một dấu hiệu là một tổ chức mà ông đã giúp thành lập năm 1993. Có tên là Ayus, có nghĩa "cuộc sống", tổ chức này đóng góp 300.000 đô mỗi năm cho các nhóm tại Nhật hay quốc tế hoạt động cho hòa bình và nhân quyền. Hai phần ba của 300 hội viên của tổ chức này là các tu sĩ Phật giáo .
Cũng có một giáo phái có tên Rissho Kosei-kai , thành lập năm 1938 và khoe rằng hiện có 1.800.000 thành viên. Trong khi tuân thủ chặc chẽ các giáo lý Phật giáo, tổ chức này lại khác biệt. Đó là một tổ chức ko theo giáo hội (lay group) – chỉ nhấn mạnh vào việc phục vụ tha nhân/người khác. Các thành viên bỏ hai bữa ăn mỗi tháng, qua việc đóng góp tiền cho quỹ hòa bình của giáo phái. Rissho Kosei-kai đã đóng góp gần 60 triệu đô cho Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) trong 25 năm qua .
Ở tổng hành dinh toàn cầu của giáo phái này tại Tokyo, phòng thiền định trung ương bề thế có một dàn đàn ống cao tới trần và những cửa sổ bằng kính màu – trông giống một nhà thờ Thiên chúa giáo hơn là một đền Phật giáo. Tomatsu và tôi ngồi dự một lớp, tiếng Nhật gọi là hoza (dharma session), tập chú vào những vấn đề xã hội đang gây khó khăn cho nước Nhật nhưng vẫn là những cấm kỵ – ít được nói tới như: ly dị, nghiện ma túy, bịnh trầm cảm, tự tử. Trong một căn phòng lớn, sáng trưng, được xử dụng cho nhiều mục đích, những người tham dự ăn mặc thường phục, phần lớn là phụ nữ, ngồi trên những ghế xếp bằng kim loại tạo thành một vòng tròn không đều chung quanh một người hướng dẫn (facilitator), để cùng chia sẻ những tình trạng khó xử của cá nhân như rắc rối về hôn nhân, con cái ko nghe lời, và cha mẹ già lão. Sau mỗi câu chuyện, cả nhóm cho một tràng vỗ tay ủng hộ. Nên nhớ rằng đạo Phật mới ko chỉ luôn luôn bàn luận/chăm lo những vấn đề cũa toàn cầu; bàn ăn nhà bếp cũng có thể là chiến trường.
Ông Tomatsu cũng giới thiệu tôi tới giáo sĩ (Rev.) Takeda Takao, một tu sĩ Phật giáo – mà tôi đã thấy cầm đầu một cuộc phản kháng trước tòa nhà quốc hội Nhật tại trung tâm Tokyo. Hàng trăm người biểu tình đã tụ họp để phản đối sự tham dự của Lực lượng Tự vệ Nhật tại Iraq. Trong cuộc biểu tình này, ông Takao, trong áo tu sĩ, đứng trên vỉa hè với những tu sĩ khác mang loa, trống, và một biểu ngữ.
Ông Takao thuộc Nipponzan Myohoji, một tổ chức Phật giáo quốc tế thành lập năm 1918 mà những tu sĩ, nam và nữ, tổ chức những cuộc tuần hành cho hòa bình, vừa hát và đánh trống từ đầu đến cuối (all the way) (của cuộc biểu tình).
“Biểu tình hòa bình là cách duy nhứt để tạo nên một hành tinh hòa bình, “ ông nói. Đó là một kết luận mà ông có sau khi tham gia những cuộc biểu tình chống việc xây dựng sân bay Narita tại Tokyo. Trong thập niên 1970 vài cảnh sát và người biểu tình đã chết, và hàng ngàn người bị thương, khi bảo vệ quyền của các nhà nông trồng rau mà đất đai bị chánh quyền lấy làm phi đạo. Để ghi nhớ thảm kịch này, dòng tu Nipponzan Myohoji đã dựng một ngôi chùa hòa bình vào năm 2001 nằm bên ngoài hàng rào của sân bay.
Sau buổi trưa đó, khi máy bay cất cánh từ sân bay Narita, tôi thoáng thấy ngôi chùa nhỏ xíu màu trắng . Nó đối chọi với sự phát triển của khu kỹ nghệ màu xám; (và là) một đài tưởng niệm sáng chói cho thông điệp ngàn đời của đức Phật.
Thật vậy, từ Tokyo tới San Francisco, từ lớp học trong trại tù tới lớp học của người giàu, một cộng đồng trên toàn cầu của những Phật tử phụng sự xã hội đã bảo đảm rằng truyền thống này vẫn là một sức mạnh đáng nể. Trở lại San Francisco, một ai đó đang nằm trên giường ở viện dưỡng lão, mà trước kia Carl Taylor đã nằm. Và bên cạnh người này là một người Phật tử thiện nguyện khác, chỉ ngồi chứ ko nói gì hết ./.
Hiệu đính ngày Oct 1, 2020
SỰ TRỔI DẬY CỦA ĐẠO PHẬT/BUDDHA RISING, BÀI HAI.
Đăng trên nguyệt san National Geographic tháng 12 , 2005 (từ trang 92 – 108) .
Tác giả : Perry Garfinkel
Hình ảnh : Steve McCurry
Chuyển ngữ : Trần anh Tú .
Tác giả : Perry Garfinkel
Hình ảnh : Steve McCurry
Chuyển ngữ : Trần anh Tú .
Có một đạo Phật mới trên khắp thế giới ngày nay. Triết lý của đạo này hiện được áp dụng vào các cách điều trị về sức khỏe tâm thần và thể chất và vào những cải cách về chính trị và môi trường. Các lực sĩ dùng triết lý này để trau dồi các môn thi đấu của họ. Triết lý này giúp các nhà điều hành xí nghiệp quản lý stress tốt hơn. Cảnh sát cũng trang bị cho họ triết lý này để tháo ngòi nổ những tình huống dể bùng nổ . Những người đau khổ vì bịnh kinh niên áp dụng triết lý này như là một sự xoa dịu. Sự thích ứng hiện thời này đang tạo nên một sự phục sinh của đạo Phật – ngay tại những nước như Ấn độ, nơi mà đạo này hầu như là biến mất, và tại Trung quốc, nơi mà đạo này đã từng bị đàn áp.
Để tìm hiểu về tình trạng vô gia cư (homeless), ông Jim Bastien đã tham gia một khóa thiền trong ba ngày bằng cách sống ko có đồng xu dính túi trên các đường phố của TP New York. "Tôi đã cảm nhận thế nào là vô hình (vì ko ai biết mình là ai - Tài)", ông Bastien nói; là một người điều hành của một công ty, ông thường là tâm điểm của mọi chú ý (xem hình dưới). Người Phật tử nhấn mạnh tính thống nhứt của cuộc đời. "Ảo tưởng của sự chia ly/chia cắt," ông nói, "là nguồn gốc của tất cả đau khổ của con người."
Đạo Phật hiện không chỉ dành cho các nhà sư hay các người ở phương Tây có thời giờ hay lợi tức dư dả để học hỏi những gì từ phương Đông. Các tín đồ Thiên chúa giáo và Do thái giáo thực hành triết lý này. Những người Mỹ gốc Phi châu ngồi thiền bên cạnh các người Mỹ gốc Nhật. Chỉ riêng tại nước Mỹ, một vài chuyên gia ước lượng rằng, có gần ba triệu người theo đạo Phật. Và theo một khảo sát năm 2004, hơn 25 triệu người Mỹ tin tưởng rằng triết lý của đạo Phật đã có ảnh hưởng quan trọng trên đời sống tâm linh của họ.
Chương trình Dưỡng lão Thiền (Zen Hospice Project) là một ví dụ của “đạo Phật phụng sự xã hội”, một thuật ngữ tạo bởi sư ông Thích Nhất Hạnh, đã rời Việt nam từ thập niên 1960 vì những hoạt động phản chiến bất bạo động. Vẫn còn dấn thân ở tuổi 79, ông đã về thăm quê hương ba tháng trong năm nay – kỷ niệm 30 năm ngày Cộng Sản làm chủ Việt nam – để truyền bá triết lý đạo Phật tại nơi mà ông từng là khất sĩ (pariah).
Tại miền Tây Nam nước Pháp, ở trung tâm thiền của Làng Mai, ông thường xuyên mời nhiều nhóm trong đó có các nhóm người Palestine và Do thái dự các buổi hội thảo để tìm giải pháp cho xung đột và hòa đàm. Những buổi hội thảo này thường bắt đầu với sự thù nghịch (animosity), sư ông nói với tôi, và thường kết thúc bằng những ôm hôn.
“Những cuộc hội thảo này khởi đầu bằng một câu châm ngôn cổ: 'Không làm điều gì hết, chỉ ngồi đó thôi', “sư ông nói với giọng nhẹ nhàng. Dáng người mảnh khảnh với tai to và mắt sâu, sư ông ngồi trên hành lang của ngôi nhà tranh nhìn ra vườn nho giống Bordeaux xanh rì, “Với công tác phụng sự xã hội này, đầu tiên bạn phải học những điều Phật dạy, là để tâm yên tỉnh. Kế đó, bạn đừng hành động gì cả; hành động sẽ cuốn hút bạn.
Tất-đạt-đa Cồ-đàm (Siddhartha Gautama) - sinh năm 563 và chết năm 483 trước Công nguyên, thọ 80 tuổi - người sau này được biết như là đức Phật, đã ra đời vào khoảng 500 năm trước Công nguyên gần chân rặng núi Hy mã Lạp sơn, là con của một vị vua trong khu vực. Trong những thế kỷ sau khi ngài qua đời, khi tiếng tăm ngày càng phát triển, sự thật và huyền thoại bện vào nhau, và nhiều truyền thuyết về đức Phật đã ra đời. Theo một truyền thuyết, đức Phật đã khoan thai bước ra từ hông của mẹ ngài khi mới sinh và đi bảy bước trong bốn hướng, với hoa sen xuất hiện dưới chân.
Tuy nhiên, phần lớn các truyền thuyết đồng ý ở điểm, ở độ tuổi 29, vị hoàng tử đã có vợ này, thoát khỏi ảo tưởng về sự giàu có của mình, mạo hiểm rời bỏ lâu đài và lần đầu tiên thấy được sự già lão, bịnh tật, và chết chóc. Sau khi thấy được những thực tế đau khổ của cuộc đời, ngài quá xúc động đến độ ngài đã rời tòa lâu đài tiện nghi để tìm cách chấm dứt sự đau khổ của con người. Trong sáu năm, ngài đã chịu đựng những thiếu thốn mà những người tầm đạo như ngài đã áp dụng – như nhịn đói, chiêm nghiệm sự tỉnh lặng, sống một mình trong một cái hang – cho tới khi ngài nhận ra rằng ngài đã ko tìm thấy cái mà ngài muốn.
Phải là một con đường khác , ngài nghĩ như vậy, một “con đường ở giữa “ lối tu quá sung sướng và lối tu quá khắc khổ. Ngài đã quyết định ngồi thiền định (meditation) dưới một trong những bóng cây đa lớn – mọc rải rác trên bình nguyên sông Hằng cho tới khi tìm câu trả lời. Ngài đã xem xét những ý tưởng của ngài để khám phá làm thế nào và tại sao con người thường tạo ra sự đau khổ về tâm thần của chính họ. Từ dưới bóng cây này, ngài đã trở thành Phật, với nghĩa đơn giản là “người đã giác ngộ”. (Cây này , tên khoa học là Ficus religiosa, hiện nay được biết như cây đồ đề/bodhi tree). Cho tới khi ngài chết ở tuổi 80, đức Phật đã đi lại theo hành lang mà nay là các bang Bihar và Uttar Pradesh của Ấn độ, và chia sẻ những hiểu biết của ngài với tất cả những ai muốn nghe.
Những tư tưởng của ngài đã ko dựa vào niềm tin, như trong các tôn giáo khác, nhưng dựa vào sự quan sát qua kinh nghiệm, đã bắt đầu có từ khi ngài đi ra khỏi hoàng cung. Ngài đã tìm ra Tứ Diệu Đế (Four Noble Truths):
Có đau khổ trong thế giới này, hoặc là tinh thần hay là thể chất.
Đau khổ xảy ra khi người ta bám víu/gắn bó với dục vọng của họ (too great an attachment to one's desires).
Khi triệt tiêu nguyên nhân này – sự bám víu/gắn bó - bạn có thể triệt tiêu đau khổ.
Có một phương pháp để triệt tiêu nguyên nhân này, được gọi là Bát Chánh Đạo (Eightfold Path), một hướng dẫn để có được hành vi và tư tưởng “đúng”. Bát Chánh Đạo là một kim chỉ nam về tinh thần đưa ta tới: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, và chánh định.
(Chú thích của người dịch: muốn tìm hiểu thêm về Bát Chánh Đạo, xin vào :http://www.lesyminhtung.net/index.php… . )
Một trong những thực hành quan trọng của Bát Chánh Đạo là thiền định. Dù cho kỹ thuật này khác nhau giữa các giáo phái – ngồi một mình hay trong một nhóm, nhìn vào tường (diện bích) hay người hướng dẫn về thiền, mắt nhắm hay mở hé, trong im lặng hay tụng kinh – các cách thức đều bắt đầu bằng cách chú ý sát sao từng hơi thở của mình. Không có bất cứ cái gì thần bí hay thuộc về thế giới bên kia (mystical or other-worldly) trong điều này, không có sự lơ lửng trên không, không có kinh nghiệm xuất hồn (out-of-body experience). Với mỗi hơi thở ra và vào sự nhận thức/quán chiếu của chúng ta trở nên tinh tế hơn, tập trung hơn.
Khi thở vào … bạn sẽ nhận thức được các cảm giác của cơ thể bạn, và bộ phận dễ sao lảng nhứt của bạn, đó là ý nghĩ/tinh thần/niệm. Khi thở ra … bạn cảm nghiệm sự căng thẳng của cơ thể bạn được nhả ra/phóng thích, và bạn cố gắng để đưa cái ý nghĩ/tinh thần/niệm đang lang thang của bạn trở vào hơi thở. Khi thở vào … không khí mơn trớn đầu mũi của bạn. Khi thở ra … cơn đau ở đầu gối của bạn giảm đi, nhưng ý nghĩ/tinh thần/niệm vẫn còn đi lang thang. Khi thở vào …tôi có nên làm điều gì hữu ích hơn trong lúc này không? Khi thở ra … ai là ”tôi” trong ý nghĩ vừa rồi? Khi sự thiền định này càng tinh tế hơn, dù có lúc bạn đau đớn hay vui sướng, nhưng cuối cùng bạn sẽ nhận ra điều mà đức Phật đã nhận thức được. “Bạn là cái mà bạn suy nghĩ,” ngài nói.
Đức Phật đã ko hề muốn ý tưởng của ngài thành một tôn giáo; thực tế ngài đã khuyên chúng ta ko nên đi theo bất cứ con đường hay sự hướng dẫn nào mà ko tự mình thử nghiệm . Những lời cuối cùng của ngài trước khi chết , được kể như sau: “ Bạn hãy tự mình đốt đuốc soi đường cho chính bạn.” Tuy nhiên, trong vòng vài trăm năm sau khi ngài qua đời, những lời dạy cũa đức Phật ngày càng có nhiều người theo. Ngày nay, với 379 triệu tín đồ, Phật giáo là tôn giáo đứng hàng thứ năm trên thế giới, sau Thiên chúa giáo với 2,1 tỉ tín đồ, Hồi giáo với 1,3 tỉ, Ấn độ giáo với 870 triệu , và tôn giáo cổ truyền cũa Trung Hoa (Khỗng giáo) với 405 triệu.
Chương trình Dưỡng lão Thiền (Zen Hospice Project) là một ví dụ của “đạo Phật phụng sự xã hội”, một thuật ngữ tạo bởi sư ông Thích Nhất Hạnh, đã rời Việt nam từ thập niên 1960 vì những hoạt động phản chiến bất bạo động. Vẫn còn dấn thân ở tuổi 79, ông đã về thăm quê hương ba tháng trong năm nay – kỷ niệm 30 năm ngày Cộng Sản làm chủ Việt nam – để truyền bá triết lý đạo Phật tại nơi mà ông từng là khất sĩ (pariah).
Tại miền Tây Nam nước Pháp, ở trung tâm thiền của Làng Mai, ông thường xuyên mời nhiều nhóm trong đó có các nhóm người Palestine và Do thái dự các buổi hội thảo để tìm giải pháp cho xung đột và hòa đàm. Những buổi hội thảo này thường bắt đầu với sự thù nghịch (animosity), sư ông nói với tôi, và thường kết thúc bằng những ôm hôn.
“Những cuộc hội thảo này khởi đầu bằng một câu châm ngôn cổ: 'Không làm điều gì hết, chỉ ngồi đó thôi', “sư ông nói với giọng nhẹ nhàng. Dáng người mảnh khảnh với tai to và mắt sâu, sư ông ngồi trên hành lang của ngôi nhà tranh nhìn ra vườn nho giống Bordeaux xanh rì, “Với công tác phụng sự xã hội này, đầu tiên bạn phải học những điều Phật dạy, là để tâm yên tỉnh. Kế đó, bạn đừng hành động gì cả; hành động sẽ cuốn hút bạn.
Tất-đạt-đa Cồ-đàm (Siddhartha Gautama) - sinh năm 563 và chết năm 483 trước Công nguyên, thọ 80 tuổi - người sau này được biết như là đức Phật, đã ra đời vào khoảng 500 năm trước Công nguyên gần chân rặng núi Hy mã Lạp sơn, là con của một vị vua trong khu vực. Trong những thế kỷ sau khi ngài qua đời, khi tiếng tăm ngày càng phát triển, sự thật và huyền thoại bện vào nhau, và nhiều truyền thuyết về đức Phật đã ra đời. Theo một truyền thuyết, đức Phật đã khoan thai bước ra từ hông của mẹ ngài khi mới sinh và đi bảy bước trong bốn hướng, với hoa sen xuất hiện dưới chân.
Tuy nhiên, phần lớn các truyền thuyết đồng ý ở điểm, ở độ tuổi 29, vị hoàng tử đã có vợ này, thoát khỏi ảo tưởng về sự giàu có của mình, mạo hiểm rời bỏ lâu đài và lần đầu tiên thấy được sự già lão, bịnh tật, và chết chóc. Sau khi thấy được những thực tế đau khổ của cuộc đời, ngài quá xúc động đến độ ngài đã rời tòa lâu đài tiện nghi để tìm cách chấm dứt sự đau khổ của con người. Trong sáu năm, ngài đã chịu đựng những thiếu thốn mà những người tầm đạo như ngài đã áp dụng – như nhịn đói, chiêm nghiệm sự tỉnh lặng, sống một mình trong một cái hang – cho tới khi ngài nhận ra rằng ngài đã ko tìm thấy cái mà ngài muốn.
Phải là một con đường khác , ngài nghĩ như vậy, một “con đường ở giữa “ lối tu quá sung sướng và lối tu quá khắc khổ. Ngài đã quyết định ngồi thiền định (meditation) dưới một trong những bóng cây đa lớn – mọc rải rác trên bình nguyên sông Hằng cho tới khi tìm câu trả lời. Ngài đã xem xét những ý tưởng của ngài để khám phá làm thế nào và tại sao con người thường tạo ra sự đau khổ về tâm thần của chính họ. Từ dưới bóng cây này, ngài đã trở thành Phật, với nghĩa đơn giản là “người đã giác ngộ”. (Cây này , tên khoa học là Ficus religiosa, hiện nay được biết như cây đồ đề/bodhi tree). Cho tới khi ngài chết ở tuổi 80, đức Phật đã đi lại theo hành lang mà nay là các bang Bihar và Uttar Pradesh của Ấn độ, và chia sẻ những hiểu biết của ngài với tất cả những ai muốn nghe.
Những tư tưởng của ngài đã ko dựa vào niềm tin, như trong các tôn giáo khác, nhưng dựa vào sự quan sát qua kinh nghiệm, đã bắt đầu có từ khi ngài đi ra khỏi hoàng cung. Ngài đã tìm ra Tứ Diệu Đế (Four Noble Truths):
Có đau khổ trong thế giới này, hoặc là tinh thần hay là thể chất.
Đau khổ xảy ra khi người ta bám víu/gắn bó với dục vọng của họ (too great an attachment to one's desires).
Khi triệt tiêu nguyên nhân này – sự bám víu/gắn bó - bạn có thể triệt tiêu đau khổ.
Có một phương pháp để triệt tiêu nguyên nhân này, được gọi là Bát Chánh Đạo (Eightfold Path), một hướng dẫn để có được hành vi và tư tưởng “đúng”. Bát Chánh Đạo là một kim chỉ nam về tinh thần đưa ta tới: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, và chánh định.
(Chú thích của người dịch: muốn tìm hiểu thêm về Bát Chánh Đạo, xin vào :http://www.lesyminhtung.net/index.php… . )
Một trong những thực hành quan trọng của Bát Chánh Đạo là thiền định. Dù cho kỹ thuật này khác nhau giữa các giáo phái – ngồi một mình hay trong một nhóm, nhìn vào tường (diện bích) hay người hướng dẫn về thiền, mắt nhắm hay mở hé, trong im lặng hay tụng kinh – các cách thức đều bắt đầu bằng cách chú ý sát sao từng hơi thở của mình. Không có bất cứ cái gì thần bí hay thuộc về thế giới bên kia (mystical or other-worldly) trong điều này, không có sự lơ lửng trên không, không có kinh nghiệm xuất hồn (out-of-body experience). Với mỗi hơi thở ra và vào sự nhận thức/quán chiếu của chúng ta trở nên tinh tế hơn, tập trung hơn.
Khi thở vào … bạn sẽ nhận thức được các cảm giác của cơ thể bạn, và bộ phận dễ sao lảng nhứt của bạn, đó là ý nghĩ/tinh thần/niệm. Khi thở ra … bạn cảm nghiệm sự căng thẳng của cơ thể bạn được nhả ra/phóng thích, và bạn cố gắng để đưa cái ý nghĩ/tinh thần/niệm đang lang thang của bạn trở vào hơi thở. Khi thở vào … không khí mơn trớn đầu mũi của bạn. Khi thở ra … cơn đau ở đầu gối của bạn giảm đi, nhưng ý nghĩ/tinh thần/niệm vẫn còn đi lang thang. Khi thở vào …tôi có nên làm điều gì hữu ích hơn trong lúc này không? Khi thở ra … ai là ”tôi” trong ý nghĩ vừa rồi? Khi sự thiền định này càng tinh tế hơn, dù có lúc bạn đau đớn hay vui sướng, nhưng cuối cùng bạn sẽ nhận ra điều mà đức Phật đã nhận thức được. “Bạn là cái mà bạn suy nghĩ,” ngài nói.
Đức Phật đã ko hề muốn ý tưởng của ngài thành một tôn giáo; thực tế ngài đã khuyên chúng ta ko nên đi theo bất cứ con đường hay sự hướng dẫn nào mà ko tự mình thử nghiệm . Những lời cuối cùng của ngài trước khi chết , được kể như sau: “ Bạn hãy tự mình đốt đuốc soi đường cho chính bạn.” Tuy nhiên, trong vòng vài trăm năm sau khi ngài qua đời, những lời dạy cũa đức Phật ngày càng có nhiều người theo. Ngày nay, với 379 triệu tín đồ, Phật giáo là tôn giáo đứng hàng thứ năm trên thế giới, sau Thiên chúa giáo với 2,1 tỉ tín đồ, Hồi giáo với 1,3 tỉ, Ấn độ giáo với 870 triệu , và tôn giáo cổ truyền cũa Trung Hoa (Khỗng giáo) với 405 triệu.
Mọi người tụ họp ở nhà ông Paul Pryde tại Washington, D.C., để thực hành Soka Gakka, một trong những giáo phái xuất phát từ nguồn của đạo Phật: đó là những lời dạy từ 2.500 năm trước của Sĩ đạt ta Gau Ta Ma. "Bạn có hạnh phúc hay không, đều do nhận thức của bạn đối với hoàn cảnh/tình huống; chứ không phải là từ những hoàn cảnh/tình huống này (Whether you're happy or not has less to do with circumstances than with how you perceive them), ông Pryde nói. "Đạo Phật cung cấp cho bạn một phương thức/chế độ để bạn sống một cuộc sống hạnh phúc hơn."
Tranh thủ giờ nghỉ từ một thế giới bận rộn , các người dân New York này đến Trung tâm Thiền Shambhala để thiền tập thể.
Thực phẩm đóng hộp, sô-cô-la, ngay cả chip khoai tây - hầu như mọi tặng phẩm làm từ đồ chay đều được đón nhận bởi các vị sư của tu viện Shasta ở bắc California (gần ranh giới với bang Oregon). Đổi lại, họ sống đơn giản và cố gắng đè nén những dục vọng khiến con người sa ngã.
Một số người đã chỉ rõ/chứng tỏ rằng Phật đã đúng, rằng ta không nên xem đạo Phật là một tôn giáo nhưng nên là một triết học hay một dạng tâm lý học. Sau cùng, ko như các tôn giáo khác, ko có nhân vật tối thượng, và đạo Phật khuyên bạn nên đặt câu hỏi/chất vấn – hay thách thức – giáo quyền/giáo hội/authority .
Có nhiều người trong thế hệ của tôi, trưởng thành từ nửa sau của thế kỷ 20, đã bị lôi cuốn bởi những điểm trên của đạo Phật. Đạo Phật ko giáo điều (chúng tôi ko tin vào giáo quyền); đạo Phật chỉ dựa trên bằng chứng mà bạn có thể kiểm tra với chính giác quan của bạn (chúng tôi đang ở thời đại mà khoa học là thượng đế mới); đạo Phật gợi ý rằng bạn, chứ ko phải quyền lực bên ngoài bạn, quyết định về hạnh phúc của bạn (chúng tôi là những người ở tuyến đầu của thập niên 1970 , còn được gọi là Me Decade); đạo Phật đã xem ý tưởng/tinh thần của chúng ta vừa là chướng ngại vừa là chìa khóa để thực sự hiểu về chính chúng ta (chúng tôi xử dụng phân tâm học hay bác sĩ Freud) .
Trong khi nhiều người Âu châu hay Mỹ bị lôi kéo những lễ nghi hoa mỹ và phức tạp của Phật giáo Tây tạng hay Thiền của người Nhật, những người khác hình như thích sự đơn giản của Phật giáo Tiểu thừa (Theravada Buddhism) của vùng Đông Nam Á. Từ truyền thống này, tôi thực hành vipassana , thiền định “chánh niệm”. Điều này tuy ko giúp tôi đạt được giác ngộ – nhưng đã giúp tôi có cái nhìn rõ hơn đối với các câu hỏi sau đây – mà tôi vẫn còn thắc mắc: Tôi là ai ? Tại sao tôi lại ở đây ? Làm thế nào tôi có thể đạt được hạnh phúc lâu dài ?
Để minh chứng cho tính thích ứng của đạo Phật, kỹ thuật thiền định mà tôi đang áp dụng đã trở thành một chương trình cải tổ lao tù đầy sáng tạo đang phát triển khắp Ấn độ.
“Tôi ko ở tù, mà đang thực hành vipassana (thiền định chánh niệm), “ tù nhân Hyginus Udegbe nói. Đã chờ đợi 4 năm rưởi để chờ kêu án về tội sở hữu cocaine, anh Hyginus , người Nigeria, bị giữ tại Tổ hợp Lao tù Tihar ở New Delhi. Đây là một trong những trại tù lớn nhứt Á châu, với gần 13.000 tù nhân, hơn hai lần khả năng cũa nó. Cuộc sống quá chật chội , điều kiện vệ sinh ko đầy đủ, và một ban giám thị đôi khi phải dùng đến trấn áp và đối xử độc ác các tù nhân đã biến trại này thành một địa ngục sống với nhung nhúc tù nhân .
Nhưng đối với Hyginus và hàng ngàn tù nhân khác ở Ấn độ, thực hành thiền định chánh niệm đã biến đổi trại tù này thành một ốc đảo đễ tự suy gẩm (self-reflection) và phục hồi. Cứ hai tuần thì có khóa học vipassana trong mười ngày ở một khu biệt lập và im lặng thuộc Trại tù số 4. Tù nhân có thể tham dự khóa học mỗi ba tháng và nhiều người đã tham gia .
“Tôi bị áp huyết cao và mất ngủ,“ anh Hyginus , một người ngực to, đầu hói, cao sáu bộ Anh (1,83 m) có dáng dấp một đấu thủ hơn là một người học thiền. Sau lưng chúng tôi, được vẽ trên một bức tường cao là một bánh xe màu vàng, biểu tượng truyền thống của giáo lý của Phật, hay dharma (pháp). “Sau khóa thiền đầu tiên ở đây,“ Hyginus nói, “áp huyết tụt xuống, và tôi đã ngủ 10 giờ mỗi tối. Trước kia, tôi thường nóng nảy; nay tôi cảm thấy mình giống như bồ câu, rất hiền; tôi rất hạnh phúc.“
Tôi còn ngạc nhiên hơn khi nói chuyện với một người 14 năm làm giám thị trại tù Tihar. Ông ta đã dự ba khóa thiền ở đây, hoàn toàn tự nguyện.“ Tôi muốn tự tôi trải nghiệm những điều mà tôi nghe nói về vipassana, “ông ta kể cho tôi. “Trước khóa thiền này, tôi thường đánh tù nhân. Tôi đã căng thẳng đến độ đã biến mình thành một quái vật. Sau khóa thiền, tôi cảm thấy mình nhân đạo hơn. Giờ đây, nhiều tù nhân đến với tôi để hỏi ý kiến (for counseling).
"Chúng ta đều là tù nhân – của ý tưởng/tinh thần của chúng ta," ông Satya Narayan Goenka, một doanh gia người Miến điện 80 tuổi nay trở thành một thày dạy thiền ở Ấn độ; ông là người dẫn đầu sự trổi dậy của vipassana ở Ấn độ. “Có nơi nào để nhận ra điều này tốt hơn là sau chấn song sắt ?“ Thật vậy, trên các trại tù trên toàn thế giới, các nhóm thiền nay thường xuyên gặp nhau. Thực hành các kỹ thuật này, các khảo sát cho thấy, tù nhân sẽ giảm bớt nỗi đau khổ của họ và ít gây sự với tù nhân khác.
“Tôi ko thuyết giảng đạo Phật,“ Goenka nói với tôi một cách dứt khoát khi tôi gặp ông tại nhà ở Mumbai. Ông ta là một người to nhưng thanh nhả, với một giọng trầm oang oang. “Tôi ko có ý chuyển đổi một người từ đạo này sang đạo khác. Tôi chỉ quan tâm chuyển đổi người ấy từ đau khổ sang hạnh phúc, từ trói buộc sang giải thoát, từ độc ác sang sự thương cảm .
“Không có gì bí ẩn trong vipassana,“ ông ta tiếp tục với tiếng cười khúc khích với cái bụng to lắc lư. “Vipassana có nghĩa " thấy mọi sự vật như thật bản chất của chúng ngay trong lúc quan sát ". Sau khi theo dõi hơi thở trong vài ba ngày, bạn bắt đầu để ý đến các cảm giác cũa bạn. Bạn nhận ra một cách nhanh chóng rằng bạn đã bị ám ảnh bởi những sự thèm muốn – thực phẩm , sự nồng hậu , tất cả mọi loại thèm muốn – và ác cảm với những điều mà bạn ko thích. Rồi bạn nhận ra tất cả đều là vô thường. Mọi sự đều thay đổi. Từ những nhận thức đơn giản này, được khám phá bởi mọi người bắt đầu từ đức Phật, một triết lý cuối cùng được mở ra. “
Có nhiều người trong thế hệ của tôi, trưởng thành từ nửa sau của thế kỷ 20, đã bị lôi cuốn bởi những điểm trên của đạo Phật. Đạo Phật ko giáo điều (chúng tôi ko tin vào giáo quyền); đạo Phật chỉ dựa trên bằng chứng mà bạn có thể kiểm tra với chính giác quan của bạn (chúng tôi đang ở thời đại mà khoa học là thượng đế mới); đạo Phật gợi ý rằng bạn, chứ ko phải quyền lực bên ngoài bạn, quyết định về hạnh phúc của bạn (chúng tôi là những người ở tuyến đầu của thập niên 1970 , còn được gọi là Me Decade); đạo Phật đã xem ý tưởng/tinh thần của chúng ta vừa là chướng ngại vừa là chìa khóa để thực sự hiểu về chính chúng ta (chúng tôi xử dụng phân tâm học hay bác sĩ Freud) .
Trong khi nhiều người Âu châu hay Mỹ bị lôi kéo những lễ nghi hoa mỹ và phức tạp của Phật giáo Tây tạng hay Thiền của người Nhật, những người khác hình như thích sự đơn giản của Phật giáo Tiểu thừa (Theravada Buddhism) của vùng Đông Nam Á. Từ truyền thống này, tôi thực hành vipassana , thiền định “chánh niệm”. Điều này tuy ko giúp tôi đạt được giác ngộ – nhưng đã giúp tôi có cái nhìn rõ hơn đối với các câu hỏi sau đây – mà tôi vẫn còn thắc mắc: Tôi là ai ? Tại sao tôi lại ở đây ? Làm thế nào tôi có thể đạt được hạnh phúc lâu dài ?
Để minh chứng cho tính thích ứng của đạo Phật, kỹ thuật thiền định mà tôi đang áp dụng đã trở thành một chương trình cải tổ lao tù đầy sáng tạo đang phát triển khắp Ấn độ.
“Tôi ko ở tù, mà đang thực hành vipassana (thiền định chánh niệm), “ tù nhân Hyginus Udegbe nói. Đã chờ đợi 4 năm rưởi để chờ kêu án về tội sở hữu cocaine, anh Hyginus , người Nigeria, bị giữ tại Tổ hợp Lao tù Tihar ở New Delhi. Đây là một trong những trại tù lớn nhứt Á châu, với gần 13.000 tù nhân, hơn hai lần khả năng cũa nó. Cuộc sống quá chật chội , điều kiện vệ sinh ko đầy đủ, và một ban giám thị đôi khi phải dùng đến trấn áp và đối xử độc ác các tù nhân đã biến trại này thành một địa ngục sống với nhung nhúc tù nhân .
Nhưng đối với Hyginus và hàng ngàn tù nhân khác ở Ấn độ, thực hành thiền định chánh niệm đã biến đổi trại tù này thành một ốc đảo đễ tự suy gẩm (self-reflection) và phục hồi. Cứ hai tuần thì có khóa học vipassana trong mười ngày ở một khu biệt lập và im lặng thuộc Trại tù số 4. Tù nhân có thể tham dự khóa học mỗi ba tháng và nhiều người đã tham gia .
“Tôi bị áp huyết cao và mất ngủ,“ anh Hyginus , một người ngực to, đầu hói, cao sáu bộ Anh (1,83 m) có dáng dấp một đấu thủ hơn là một người học thiền. Sau lưng chúng tôi, được vẽ trên một bức tường cao là một bánh xe màu vàng, biểu tượng truyền thống của giáo lý của Phật, hay dharma (pháp). “Sau khóa thiền đầu tiên ở đây,“ Hyginus nói, “áp huyết tụt xuống, và tôi đã ngủ 10 giờ mỗi tối. Trước kia, tôi thường nóng nảy; nay tôi cảm thấy mình giống như bồ câu, rất hiền; tôi rất hạnh phúc.“
Tôi còn ngạc nhiên hơn khi nói chuyện với một người 14 năm làm giám thị trại tù Tihar. Ông ta đã dự ba khóa thiền ở đây, hoàn toàn tự nguyện.“ Tôi muốn tự tôi trải nghiệm những điều mà tôi nghe nói về vipassana, “ông ta kể cho tôi. “Trước khóa thiền này, tôi thường đánh tù nhân. Tôi đã căng thẳng đến độ đã biến mình thành một quái vật. Sau khóa thiền, tôi cảm thấy mình nhân đạo hơn. Giờ đây, nhiều tù nhân đến với tôi để hỏi ý kiến (for counseling).
"Chúng ta đều là tù nhân – của ý tưởng/tinh thần của chúng ta," ông Satya Narayan Goenka, một doanh gia người Miến điện 80 tuổi nay trở thành một thày dạy thiền ở Ấn độ; ông là người dẫn đầu sự trổi dậy của vipassana ở Ấn độ. “Có nơi nào để nhận ra điều này tốt hơn là sau chấn song sắt ?“ Thật vậy, trên các trại tù trên toàn thế giới, các nhóm thiền nay thường xuyên gặp nhau. Thực hành các kỹ thuật này, các khảo sát cho thấy, tù nhân sẽ giảm bớt nỗi đau khổ của họ và ít gây sự với tù nhân khác.
“Tôi ko thuyết giảng đạo Phật,“ Goenka nói với tôi một cách dứt khoát khi tôi gặp ông tại nhà ở Mumbai. Ông ta là một người to nhưng thanh nhả, với một giọng trầm oang oang. “Tôi ko có ý chuyển đổi một người từ đạo này sang đạo khác. Tôi chỉ quan tâm chuyển đổi người ấy từ đau khổ sang hạnh phúc, từ trói buộc sang giải thoát, từ độc ác sang sự thương cảm .
“Không có gì bí ẩn trong vipassana,“ ông ta tiếp tục với tiếng cười khúc khích với cái bụng to lắc lư. “Vipassana có nghĩa " thấy mọi sự vật như thật bản chất của chúng ngay trong lúc quan sát ". Sau khi theo dõi hơi thở trong vài ba ngày, bạn bắt đầu để ý đến các cảm giác cũa bạn. Bạn nhận ra một cách nhanh chóng rằng bạn đã bị ám ảnh bởi những sự thèm muốn – thực phẩm , sự nồng hậu , tất cả mọi loại thèm muốn – và ác cảm với những điều mà bạn ko thích. Rồi bạn nhận ra tất cả đều là vô thường. Mọi sự đều thay đổi. Từ những nhận thức đơn giản này, được khám phá bởi mọi người bắt đầu từ đức Phật, một triết lý cuối cùng được mở ra. “
(Còn tiếp)
San Jose ngày thứ hai 10 Sep 2012 lúc 0938 pm, sau ba ngày liên tiếp bỏ công sức để dịch bài báo này.
Hiệu đính ngày Oct 1 2020.
- Cái chết không làm ta sợ hay khổ hay lo âu mà chính THÁI ĐỘ của ta về cái chết khiến ta sợ hay khổ hay ám ảnh (obsessed) .
- Chỉ có trẻ con hay người bị tâm thần mới nghĩ rằng mình sẽ không chết .
Con người khi kề cận với cái chết , hay biết là mình sẽ chết trong thời gian tới (ví dụ như biết mình đã ở thời kỳ cuối của bịnh ung thư) sẽ không sợ chết hay sợ đói . Phần lớn chúng ta khổ hay sợ hay ám ảnh về CHẾT , về ĐÓI hay về nhiều nguy hiểm thứ khác .
Bạn thấy con vật , như chim chóc hay thú rừng , sống rất thanh thản , chúng ko cần lo ngày mai có no bụng , có nguy hiểm , có chết chóc , v.v... xảy đến với chúng không ? Con người , vì có TRÍ KHÔN , có TƯ DUY nên quá lo xa , chưa kể có những sợ hãi vô lý (phobia) sẽ khiến họ trở nên lo âu thường xuyên , mau già , hay dễ dàng bị SỐC khi mất mát 1 điều gì như vợ/chồng/người yêu bỏ , v.v... dẫn đến bịnh tâm thần .
- Chỉ có trẻ con hay người bị tâm thần mới nghĩ rằng mình sẽ không chết .
Con người khi kề cận với cái chết , hay biết là mình sẽ chết trong thời gian tới (ví dụ như biết mình đã ở thời kỳ cuối của bịnh ung thư) sẽ không sợ chết hay sợ đói . Phần lớn chúng ta khổ hay sợ hay ám ảnh về CHẾT , về ĐÓI hay về nhiều nguy hiểm thứ khác .
Bạn thấy con vật , như chim chóc hay thú rừng , sống rất thanh thản , chúng ko cần lo ngày mai có no bụng , có nguy hiểm , có chết chóc , v.v... xảy đến với chúng không ? Con người , vì có TRÍ KHÔN , có TƯ DUY nên quá lo xa , chưa kể có những sợ hãi vô lý (phobia) sẽ khiến họ trở nên lo âu thường xuyên , mau già , hay dễ dàng bị SỐC khi mất mát 1 điều gì như vợ/chồng/người yêu bỏ , v.v... dẫn đến bịnh tâm thần .
Phi Vụ Hành Quân Cuối Cùng Của Phi Đoàn 243 Mãnh Sư
MS Lê Văn Sáu
Ngày 31 tháng 3 năm 1975 là ngày chiến đấu kiên cường của Sư Đoàn 22 Bộ Binh nhằm giải tỏa áp lực địch trên toàn lãnh thổ tỉnh Bình Định đang ồ ạt tấn công về thành phố Qui Nhơn và đó cũng là ngày đau buồn của Phi Đoàn 243 Mãnh Sư chúng tôi vì một phi hành đoàn trực thăng võ trang đã lâm nạn trong phi vụ cuối cùng yểm trợ hỏa lực, bảo vệ trực thăng tiếp tế đạn dược cho Trung Đoàn 42 (SĐ22BB), đã nằm lại mãi mãi trên mảnh đất Bình Khê thân yêu.
Lúc 8 giờ sáng tất cả quân nhân tại Căn Cứ 60 Chiến Thuật Không Quân Phù Cát nhận được lệnh sẵn sàng di tản về phi trường Phan Rang để tái phối trí, lập vành đai bảo vệ Sài Gòn. Trong khi đó các phi tuần A37 (PĐ 532 Gấu Đen) cùng với trực thăng võ trang của Phi Đoàn 243 thay phiên nhau quần thảo hướng Tây Bắc phi trường để sẵn sàng oanh kích và tác xạ các ổ phòng không hay các tụ điểm hỏa tiễn 122 ly của địch đang hướng về phi trường Phù Cát, hầu tạo được một vòng đai bảo vệ an toàn cho các phi cơ C130 đáp và cất cánh chở người di tản.
Về phía Sư Đoàn 22 Bộ Binh trú đóng đại bản doanh tại Căn Cứ An Sơn cũng nhận được lệnh từ Bộ Tư Lệnh Hành Quân Mặt Trận Bình Định, điều động Sư Đoàn về phòng thủ Qui Nhơn. Cả ba trung đoàn lúc đó đều đang giao tranh khốc liệt với địch quân. Hướng Bắc tỉnh Bình Định thì Trung Đoàn 47 BB đang giữ nhiệm vụ bảo vệ Quốc lộ số 1 và các quận phía Bắc đang bị Việt Cộng tràn về sau khi Đà Nẵng và Quảng Ngãi thất thủ. Về hướng Tây thì Trung Đoàn 41 BB và Trung Đoàn 42 BB cũng đang bị áp lực nặng nề của hai Sư Đoàn Cộng Sản Bắc Việt khi Sư Đoàn 3 Sao Vàng đang bôn tập từ mật khu An Lão và mật khu Vĩnh Thạnh tiến về bao vây Trung Đoàn 41 BB tại Phú Phong trong khi đó Sư Đoàn 968 Việt Cộng đang từ An Khê tiến về bao vây căn cứ Lai Nghi của Trung Đoàn 42 BB.
Với lối tấn công cường tập, dùng chiến thuật biển người, cộng quân đã không ngần ngại đánh đổi mạng sống của các cán binh CS với mục đích tràn ngập căn cứ Lai Nghi của Trung Đoàn 42 BB hầu chiếm Quốc lộ 19 để địch quân cùng chiến xa dễ dàng tiến quân về thành phố Qui Nhơn.
Lúc 9 giờ sáng, Phòng Hành Quân Chiến Cuộc (Căn Cứ 60 Chiến Thuật KQ Phù Cát) ra lệnh điều động một phi vụ hành quân cho Sư Đoàn 22 BB gồm một trực thăng tiếp tế và hai trực thăng võ trang yểm trợ.
Các trưởng phi cơ gồm có:
- Trực thăng tiếp tế là Đại úy Phan Đình Khoa.
- Trực thăng võ trang số 1 là cố Đại úy Nguyễn Văn Hải.
- Trực thăng võ trang số 2 là Trung úy Nguyễn Văn Long.
- Trực thăng tiếp tế là Đại úy Phan Đình Khoa.
- Trực thăng võ trang số 1 là cố Đại úy Nguyễn Văn Hải.
- Trực thăng võ trang số 2 là Trung úy Nguyễn Văn Long.
Tại Căn Cứ An Sơn, phi hành đoàn nhận được lệnh hành quân là chở một tàu đạn súng cối để tiếp tế cho quân trú phòng tại Căn Cứ Lai Nghi của Trung Đoàn 42 BB có đủ đạn để các chiến sĩ mở một đường máu để rút về Qui Nhơn.
Đơn giản thế thôi. Nhưng với kinh nghiệm chiến trường của các hoa tiêu trực thăng thì phi vụ này vô cùng khó khăn và nguy hiểm, lành ít dữ nhiều vì với cấp số hai sư đoàn cộng sản Bắc Việt được trang bị ̣những dàn phòng không 37 ly và cả hỏa tiễn tầm nhiệt SA7. Hiện tại thì địch quân đã chiếm các cứ điểm quan trọng và tràn ngập các vùng thuộc hai quận An Nhơn và Bình Khê về hướng Tây và Tây Nam phi trường Phù Cát cho nên các trực thăng vào vùng mà không biết các ổ pháo phòng không nằm ở vị trí nào, nhất là các hỏa tiễn tầm nhiệt SA7 vác vai là loại vũ khí khắc tinh rất nguy hiểm cho các trực thăng.
Một điều đặc biệt nữa là chính đích thân Tư lệnh phó SĐ22BB là Đại tá Lều Thọ Cường ra tận tàu để dặn dò với Đại úy Phan Đình Khoa, trưởng phi cơ trực thăng tiếp tế. Ông gởi niềm tin vào phi hành đoàn: “Các em cố gắng giúp Sư Đoàn. Anh em ở Lai Nghi rất cần số đạn súng cối này để mở đường máu ra Quốc lộ 19 để rút về bảo vệ Qui Nhơn ngay trong đêm nay”.
Ba chiếc trực thăng trực chỉ về hướng Tây như những cánh chim đơn độc bay vào vùng gió bão. Nhưng không, lúc này không phải một trận cuồng phong bình thường mà đó là một lưới lửa dày đặc đan kín bầu trời từ các dàn phòng không của Cộng quân khi thấy ba chiếc trực thăng xuất hiện và định mệnh đã an bài khi một tia lửa từ hỏa tiển tầm nhiệt SA7 xẹt lên trời, trúng ngay chiếc trực thăng võ trang số 1 trong đó gói trọn cả phi hành đoàn lâm nạn gồm:
- Trưởng phi cơ Cố Đại uý Nguyễn Văn Hải.
- Hoa tiêu phó Cố Trung uý Lê Minh Hải.
- Cơ khí phi hành Cố Thượng sĩ (không nhớ họ) Hải.
- Xạ thủ phi hành Cố Trung sĩ Phạm Văn Thiện.
- Hoa tiêu phó Cố Trung uý Lê Minh Hải.
- Cơ khí phi hành Cố Thượng sĩ (không nhớ họ) Hải.
- Xạ thủ phi hành Cố Trung sĩ Phạm Văn Thiện.
Biết không thể hoàn tất phi vụ vô cùng bất trắc và nguy hiểm này vì không thể nào đến được mục tiêu mà không bị thêm tổn thất cho nên hai chiếc trực thăng còn lại áp dụng phương thức khẩn cấp bay thấp để về lại phi trường Phù Cát mà trong lòng mang nặng một nỗi ngậm ngùi khi chính mắt nhìn thấy chiếc trực thăng lâm nạn quay vòng như chiếc lá, rơi xuống đất tan tành nghi ngút khói, gói trọn hình hài của cả phi hành đoàn mà các anh không thể nào tiếp cứu được.
Biết rằng khi chọn ngành phi hành là chấp nhận “ra đi không ai tìm xác rơi” nhưng trong hoàn cảnh bất lực này khi hai cánh chim đơn độc đang tìm cách bay ra khỏi bầu trời ngập tràn lưới lửa phòng không, không thể giúp được gì hơn quân bạn dưới đất và các chiến sĩ bộ binh cũng đang phải tự cứu mình giữa hai bờ sinh tử. Xót xa tận cùng vì lực bất tòng tâm.
Sở dĩ chúng tôi nêu tên các phi hành đoàn vì với thời gian trôi qua anh linh những người hy sinh cũng đã tiêu diêu trong cõi hư vô trong khi đó các không quân còn sống trong phi vụ cảm tử đó vẫn ám ảnh trong giấc mơ khi nhìn thấy lại cảnh con tàu lâm nạn và thở dài khi mình đã bất lực không thực hiện được trọn vẹn lời thề quân chủng “không bỏ anh em, không bỏ bạn bè”...
Rồi 42 năm trôi qua. . .
Sau ngày quốc nạn, anh em Phi Đoàn 243 Mãnh Sư lưu lạc bốn phương nhưng trong lòng mọi người vẫn mang một nỗi ngậm ngùi khi tưởng nhớ đến các anh trong phi hành đoàn lâm nạn đã anh dũng hy sinh vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến đấu bảo vệ chính nghĩa tự do nhưng không có cơ hội nhận được một ngân khoản tử tuất nào cùng vòng hoa “Tổ Quốc Tri Ân” trước quan tài phủ lá cờ vàng ba sọc đỏ và nhất là gia đình vẫn không biết các anh đã mất tích hay lưu lạc phương nào. Còn nếu đã hy sinh thì cũng không biết các anh đã tử trận ngày giờ nào để biết mà lo bề thờ tự.
Sau nhiều năm tìm kiếm khắp nơi, Phi Đoàn 243 Mãnh Sư đã tìm được chị Nguyễn Thị Thơm là vợ của cố Mãnh Sư Nguyễn Văn Hải đang định cư cùng con gái tại Úc. Chị đã qua Hoa Kỳ tham dự hai lần họp mặt của phi đoàn và sẽ tham dự Đêm Hội Ngộ SĐ6KQ do BTC mời.
Với những cố gắng tìm kiếm thân nhân của các nhân viên phi hành còn lại trong phi hành đoàn lâm nạn thì trong những ngày gần đây (tháng 4 năm 2017) các anh em Phi Đoàn 243 Mãnh Sư ở Việt Nam đã tình cờ tìm được tin tức của thân nhân cố Mãnh Sư Phạm Văn Thiện hiện đang cư trú tại Cần Thơ.
Chúa nhật ngày14 tháng 5 năm 2017, các anh em đã về Cần Thơ để cố tìm gặp thân nhân của Thiện nhưng một lần nữa chúng tôi lại nghe thêm một tin buồn là vợ của Thiện sau những ngày mòn mỏi ngóng trông tin tức của chồng cùng nỗi thống khổ ngặt nghèo của cuộc sống dưới chế độ hà khắc của Cộng Sản, chị cùng đứa con gái thân yêu lưu lạc bốn phương để tìm kế sinh nhai và cuối cùng lâm trọng bệnh đã gởi thân xác tại mảnh đất Cần Thơ.
Các anh em Phi Đoàn 243 ở VN đã trích một số tiền quỹ do anh em Phi Đoàn 243 hải ngoại gởi tặng để giúp đỡ thân nhân của Thiện. Với chút quà nhỏ “lá lành đùm lá rách” của anh em phi đoàn ở hải ngoại gởi cho hàng năm thì nay anh em ở VN mở lòng với một nghĩa cử cao đẹp hơn “lá rách đùm lá tả tơi” khiến cho con gái của Thiện là cháu Phạm Thanh Lan hiện có chồng và hai đứa con gái mừng rơi nước mắt. Cháu đang làm công nhân với đồng lương ít ỏi nên cuộc sống rất khó khăn. Anh em muốn cháu cho một địa chỉ chính xác để anh em Phi Đoàn 243 Mãnh Sư gởi chút ít hiện kim để cháu trang trải cuộc sống nhưng cháu bùi ngùi tâm sự vì đồng lương ít ỏi nên gia đình cháu chỉ đủ tiền mướn phòng trọ. Nơi nào phòng trọ ̣cho mướn rẻ thì cháu chọn làm nơi trú ngụ. Mọi sự giúp đỡ của ân nhân cháu nhờ các anh em Phi Đoàn 243 Mãnh Sư ở Việt Nam nhận lãnh giùm cho cháu.
Nay chúng tôi gởi bài viết này gói trọn nội dung như một lá Thư Ngỏ đến toàn thể các niên trưởng và anh em Phi Đoàn 243 Mãnh Sư và Phi Đội 259A Nhân Ái hải ngoại biết tin để cùng chung tay đóng góp ít nhiều giúp cho gia đình con gái của cố Mãnh Sư Phạm Văn Thiện trang trải cuộc sống khó khăn này. Đó cũng là một phần tưởng nhớ đến hương linh một chiến hữu của phi đoàn đã hy sinh trong phi vụ hành quân cuối cùng của Phi Đoàn 243 Mãnh Sư.
Ngoài ra nếu các ân nhân nào đọc được Thư Ngỏ này của Phi Đoàn 243 Mãnh Sư chúng tôi, có lòng hảo tâm muốn đóng góp chút ít quà tình nghĩa cho con gái của cố Mãnh Sư Phạm Văn Thiện thì xin gởi ngân phiếu về địa chỉ:
Lê Văn Sáu
11554 Azalea Ave.
Fountain Valley, CA 92708
Memo: giúp cô nhi Phạm văn Thiện
11554 Azalea Ave.
Fountain Valley, CA 92708
Memo: giúp cô nhi Phạm văn Thiện
Xin trân trọng cám ơn
Phi Đoàn 243 Mãnh Sư
Phi Đoàn 243 Mãnh Sư
Sau đây là tạm dịch từ thông báo của TP Cupertino *, bang Cali trước khi chặt một cây óc chó (walnut tree) trong công viên (CV) Blackberry Farm.
"TP Cupertino, California
Ban Công viên và giải trí
Tháng 3 2010
Thông báo chặt và tỉa cây tại CV Blackberry Farm.
Các nhà cây cảnh (arborist) - mà tp nhờ tư vấn - đã phát hiện vài vấn đề liên quan đến cây tại CV Blackberry Farm. Có một cây tại khu vực picnic của CV này đã bị sâu phá nát ruột cây và đây là vấn đề an toàn nghiêm trọng. Các nhà cây cảnh đã khuyến cáo nên chặt ngay lập tức . . . Vài cành của các cây lân cận cũng được họ đánh dấu để cưa hay tỉa vì lý do an toàn hay để bảo đảm sức khỏe của cây.
Cây phải chặt bỏ là cây ÓC CHÓ (walnut) đen nằm ở khu đất thấp của sân picnic của CV. Cây dự trù sẽ chặt vào 11/2/2010 sau khi có kết quả khảo sát . . .
Cây óc chó ko nằm trong danh mục cây được bảo vệ bởi tp và ko buộc phải thay thế bằng cây khác. Tuy nhiên, một cây thay thế sẽ được trồng lại vào tháng tới ở bờ suối. Cây bị chặt bỏ sẽ được dùng lại tại chổ để cổ võ cho mục tiêu bảo tồn thiên nhiên. Một số cành thích hợp sẽ được dùng để tạo thêm môi trường sống cho cây cối (habitat). Phần còn lại sẽ được cắt vụn (chip) để làm mùn cây (mulch) cho CT bảo tồn cây cỏ. Rất hợp với môi trường khi dùng mùn cây có sẵn, hơn là nhập từ nơi khác có thể chứa mầm cỏ dại (weed seed). Chúng tôi cũng cần thêm mùn cho CV này vào mùa xuân. Chúng tôi vui mừng đón nhận mùn cây từ các bạn.
Nếu bạn có câu hỏi nào về việc (chặt cây) này, xin vui lòng tiếp xúc:
Ông Tom Walters at 408-777-3110".
Các bạn nghĩ thế nào về TP Cupertino đối xử với cây đã bị sâu nặng.
* Đây là một TP nhỏ kế cận San Jose và nơi đặt bản danh của hảng Apple - sản xuất iPhone, iPad, iPod, laptop Mac, v.v...
"TP Cupertino, California
Ban Công viên và giải trí
Tháng 3 2010
Thông báo chặt và tỉa cây tại CV Blackberry Farm.
Các nhà cây cảnh (arborist) - mà tp nhờ tư vấn - đã phát hiện vài vấn đề liên quan đến cây tại CV Blackberry Farm. Có một cây tại khu vực picnic của CV này đã bị sâu phá nát ruột cây và đây là vấn đề an toàn nghiêm trọng. Các nhà cây cảnh đã khuyến cáo nên chặt ngay lập tức . . . Vài cành của các cây lân cận cũng được họ đánh dấu để cưa hay tỉa vì lý do an toàn hay để bảo đảm sức khỏe của cây.
Cây phải chặt bỏ là cây ÓC CHÓ (walnut) đen nằm ở khu đất thấp của sân picnic của CV. Cây dự trù sẽ chặt vào 11/2/2010 sau khi có kết quả khảo sát . . .
Cây óc chó ko nằm trong danh mục cây được bảo vệ bởi tp và ko buộc phải thay thế bằng cây khác. Tuy nhiên, một cây thay thế sẽ được trồng lại vào tháng tới ở bờ suối. Cây bị chặt bỏ sẽ được dùng lại tại chổ để cổ võ cho mục tiêu bảo tồn thiên nhiên. Một số cành thích hợp sẽ được dùng để tạo thêm môi trường sống cho cây cối (habitat). Phần còn lại sẽ được cắt vụn (chip) để làm mùn cây (mulch) cho CT bảo tồn cây cỏ. Rất hợp với môi trường khi dùng mùn cây có sẵn, hơn là nhập từ nơi khác có thể chứa mầm cỏ dại (weed seed). Chúng tôi cũng cần thêm mùn cho CV này vào mùa xuân. Chúng tôi vui mừng đón nhận mùn cây từ các bạn.
Nếu bạn có câu hỏi nào về việc (chặt cây) này, xin vui lòng tiếp xúc:
Ông Tom Walters at 408-777-3110".
Các bạn nghĩ thế nào về TP Cupertino đối xử với cây đã bị sâu nặng.
* Đây là một TP nhỏ kế cận San Jose và nơi đặt bản danh của hảng Apple - sản xuất iPhone, iPad, iPod, laptop Mac, v.v...
Subscribe to:
Posts (Atom)