Wednesday, April 1, 2020

Phan Rang và những điềm lạ báo trước
Thưa các Mẹ, các Chị, và các em nhỏ của vựa muối Ca Ná - Phan Rang năm xưa . Nếu tôi không viết lên những lời nầy thì chắc khi nhắm mắt lìa đời, tôi sẽ vô cùng xấu hổ và tự coi như mình là kẻ vong ân . Cho dù sau đó 17 năm tôi có về tìm lại các Mẹ, các Chị , và đã đốt nén nhang tại bờ biển Cà Ná, cùng nải chuối , dĩa trầu cau, mà số tiền ít ỏi của tôi có được lúc đó, để đi từ vùng Kinh Tế Mới Đồng Xoài tận Mật Khu Mã Đà về Cà Ná tìm lại các Mẹ, để nói vài lời cám ơn cứu mạng, bảo dưỡng , Nhưng tôi đã không có cơ hội bày tỏ, vì sau ngày Miền Nam rơi vào tay Cọng Sãn, vật đổi sao dời, tôi ở tù về, rồi bị bắt đi Vùng Kinh Tế Mới, cuộc sống lam lũ, cơm chẳng đủ ăn, gia đình tan nát, mất vợ, xa con ,...lấy đâu ra tiền để đi về thăm lại các Mẹ, các chị, những người mà tôi đã chịu ơn cứu mạng năm xưa ..
Theo lệnh Hành Quân của Đại Tá Chỉ Huy Trưởng Sở Liên Lạc, Đoàn chúng tôi sẽ cử 1 Toán vào tham gia phòng thủ tại Dinh Độc Lập cùng quân số với các Đoàn khác, một nửa quân số do Thiếu Tá Nguyễn Văn Được chỉ huy vào tham gia phòng thủ Phi Trường Tân Sơn Nhất, số còn lại gồm những người tình nguyện gồm 4 Toán hành quân. Ban Tham Mưu dã chiến, sẽ do đích thân Thiếu Tá Chỉ Huy Trưởng Tống Hồ Huấn chỉ huy để sáng ngày 03-04-75 sẽ có một phi vụ đặc biệt chở toàn bộ ra Phan Rang ứng chiến , và đặc dưới quyền của Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi là Tư Lệnh Tiền phương của Quân Đoàn 3. Ân huệ cho chúng tôi được ban ra do công điện của Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu là mỗi người sẽ được đặc cách lên một cấp, cố gắng giúp Tướng Nghi thực hiện những nhu cầu hành quân mà quân bạn không đảm trách. Ngày 21-04-75 sẽ có quân số của Đoàn khác ra thay thế. Từ phòng họp bước ra , chúng tôi nhìn nhau không ai nói câu nào . Vì chưa bao giờ có cái ban thưởng đặc biệt như vậy trong quân đội, hành quân thì hành quân, chuyện cơm bữa của lính, sao nay lại hứa hẹn trước sẽ thăng cấp khi xuống Phan Rang. Đại Úy Đặng Bá Lộc nói với Thuần và tôi: Tau chắc kỳ nầy đi khó quay trở lại. Thiếu Tá Huấn quay lui nhăn mặt : Ê , Lộc nói bậy gì đó, anh em khác nghe được bàn tán rồi mất khí thế. Đại Úy Lưu văn Thuần cười khề : giỡn chơi thôi Thiếu Tá, đi không về là chuyện thường của Lôi Hổ, Kinh Kha thời đại mà... Nhưng tôi cấm không được nói với binh sĩ, Thiếu tá Huấn quay lại quắc mắt nói; Lê Đí, Lê Hưng, Nguyền văn Ấn cả 3 cùng cười, nói nhỏ : Lính Lôi Hổ tinh như ma, cả lãnh thổ Quân Đòan 3 đông nghẹt lính tứ tán chạy về, ai mà không biết chuyện gì xảy ra , bảo cho thăng cấp trước hành quân là chúng nó biết ngay. Mà anh em sống chết bên nhau lâu đời làm sao giấu được. Mỗi người một câu chúng tôi rồi cũng chia tay, ai về lo việc người đó. Cả Phi trường Phan Rang như đang tắm trong cái nóng của vùng cát nắng, từng đợt không khí loãng bốc lên chờn vờn như bầy thú hoang ngoài hàng rào phòng thủ của phi trường . ủa , mà sao lại vắng thế nầy, lính tráng đâu không thấy, thấp thoáng trong các căn nhà Bộ Chỉ Huy Hành Quân có vài người qua lại. Đơn vị chúng tôi được 2 vị Tướng chỉ huy mặt trận tiếp đón niềm nở ra vẻ ưu tiên và cho được nằm cạnh Phòng hành quân. Thỉnh thoảng có vài tiếng nổ của đạn pháo 130 ly ngoài xa.
Trên bầu trời bây giờ xuất hiện 3 chiếc A37 đang bay về, phiá sau là 1 đoàn 6 chiếc trực thăng đang từ từ hạ cánh trước Bộ Chỉ Huy Hành Quân, chúng tôi thấy những binh sĩ Nhảy Dù lần lược rời phi cơ, có một Đ/u đang tập họp, trong đám họ có người không có ba lô, có người không có súng, tôi tiến đến xem có ai quen thì ra Đại Úy Nguyễn Văn Bé bạn cùng khóa. Tôi hỏi bạn sao lính mầy lôi thôi vậy, Bé cười buồn, bọn tao bị tụi nó cáp duồng tại Khánh Dương, đánh nhau một trận tơi bời hoa lá mới ra thân thể nầy. Bây giờ nhận lệnh Trung Tá Phát Lữ trưởng Lữ Đoàn 3 Dù, cho tái trang bị rồi chơi tiếp. À, mà Biệt Kích tụi mầy ra đây chi vậy. Biên giới mới là sân chơi của tụi mầy mà. Tôi nói, lính mà em, đâu có giặc thì ta cứ đi. Bé chửi thề một câu rồi chép miệng, nóng lắm nghe mậy, tình hình bi đát lắm đó, tụi nó có đến 3 Công Trường, chưa kể thiết giáp, pháo phòng không và cả mấy Trung Đoàn tăng viện. Rồi Bé nói tiếp: tụi tao đụng bọn Sư Đoàn 3 Sao Vàng, toàn bọn lính non choẹt, nhưng khổ nổi chúng nó đông quá, lại được yểm trợ tụi Tăng T.54 và Pháo tập. Bọn tao bị phục kích đánh chia cắt cô lập, không phương tiện yểm trợ như trước, bọn mầy cũng hãy coi chừng, thôi, mai gặp. Tôi bắt tay cám ơn bạn , từ ngày ra trường bây giờ mới gặp nhau, chẳng có một ly bia để uống mừng hội ngộ, không kịp hỏi han về gia đình, chiến trường mà.!. Vào họp để nghe Chỉ Huy Trưởng Chiến Đòan ban lệnh, khi ra khỏi phòng thì trời cũng đã về chiều, Ngoài xa là một Đơn vị bạn đang đổi tuyến. Tôi lầm lũi về vị trí tập trung để ăn cơm chiều. Đại Úy Nguyễn văn Dẫn cũng đang đưa Toán của anh đến gần và hỏi tôi thấy có gì lạ không. Tăng lùn và Phúc mát nhe răng cười : Tụi mình lâu nay đi làm ăn riêng lẻ, từng Toán xa tít mù khơi, bây giờ hoạt động chung với Dù, Bộ Binh, Địa Phương Quân, lại có cả xe tăng, máy bay lủ khủ, đông vui quá xá, sợ gì chớ..Thật vậy, đơn
vị chúng tôi bao giờ cũng làm ăn lẻ, có đâu như bây giờ đông quá Hải Đen xen vào: Các anh nghỉ xem, đông như đại chiến thế nầy mới là nguy đó .Tình hình sao người ta mới đưa mình ra đây, lại còn cho lên lon trước nửa chứ, tôi không ham .!, Nghe Hải nói có lý, tôi thầm nhủ , mình ra đây là do tình nguyện, mà không tình nguyện cũng phải đi. Tất cả quân Tổng Trừ Bị đều đã bị ném ra các vùng chiến thuật hết cả rồi .thôi thì < Mẹ đã lấy tiền rồi con ơi ! Lôi Hổ ! Sá Gì > Đã vào binh chủng nầy rồi thì thân mạng có sá gì ...... chúng tôi thường bảo nhau như thế, 1 giờ 40 phút trưa ngày 05-04-1975, tất cả 4 Toán đã nhận đầy đủ nhiệm vụ xâm nhập là truy tìm vị trí đóng quân của VC, phát hiện và báo cáo về Bộ Chỉ Huy Tiền Phương, bắt tù binh để khai thác ý đồ tiến công ,thăm dò và hướng dẫn quân bạn thất lạc tại Khánh Dương trở về và cố tìm kiếm xem vị trí phòng không cũng như các Đơn vị xe Tăng của đối phương
....Những thông tin nầy rất quan trọng cho việc điều quân phòng thủ căn cứ Phan Rang , đã được Tướng Nghi quan tâm đặc biệt, ông cho biết Phan Rang bây giờ như yết hầu của cả Miền Nam, với quân số ít ỏi rất khó phòng ngự, mặc dù bên ta có lực lượng phi cơ tác chiến với tinh thần rất cao, nhưng ta đã mất điểm tiếp tế xăng dầu tại Cam Ranh, tất cả điều phải nhận từ Sài Gòn. Kho xăng dự trữ tại phi trường đã bị địch pháo kích, các ngày sắp tới sẽ được tăng viện thêm 2 Trung Đoàn BB và có thể thêm một Lữ Đoàn Nhảy Dù...các Toán Lôi Hổ phải thám sát kỷ mặt tây quận Tân Mỹ trải xuống Bắc và Đông Bắc quận Du Long, trước khi các đơn vị bạn được điều động đến . Chiến Đoàn 1 chúng tôi có 4 Toán tham gia trận nầy là Toán Hải Sơn, Hải Vân, Hải Yến và Hải Điểu do 4 sĩ quan cấp Thiếu úy chỉ huy, nhưng lúc nầy bảng Công tác đã ghi cấp bậc mới là Trung úy, còn nhân viên Toán cũng điều được Đại Úy Lộc ghi thêm 1 cấp , nhưng điều nầy chẳng mấy ai quan tâm. Đại Úy Thuần nói để hôm về SG sẽ làm lễ khao lon một lượt cho vui , ( nhưng điều nầy chẳng bao giờ đến với đơn vị chúng tôi nữa ). Các Toán được tôi hướng dẫn qua kho quân nhu của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 6 Không Quân lãnh lương khô và trang bị hành quân . Đến khoảng 4 giờ chiều thì các Toán trở về vị trí để trang bị. Tôi đến bắt tay mừng các Toán Trưởng như Trung Úy Trần Công Minh, Nguyễn văn Nhung , Nguyễn văn Tiếp và Đại Úy Nguyễn Văn Dẫn cùng chuyện trò với các anh em khác , Lệnh xâm nhập đã được ban hành : sáng mai lúc 9 giờ 30 , Phi Đoàn 229 trực thăng sẽ bốc Toán vào vùng. Tôi đứng trước phòng họp của Bộ Chỉ Huy Tiền Phương cùng vị Chỉ Huy Trưởng Đoàn 1 và đưa mắt tiển theo các chiếc trực thăng mang đi những bạn mình vào vùng nguy hiểm, trong thâm tâm chúng tôi đều biết lần nầy may ít rủi nhiều, có cái gì rất khác những trận Quãng Trị, Hạ Lào, hay trận Lai Khê An Lộc mà tôi đã từng tham dự. nhưng tôi không tài nào lý giải được. Nhìn cho khuất bóng những con tàu ở cuối chân mây, tôi thầm cầu nguyện Mẹ Quán Thế Âm, Mẹ Maria, xin độ cho những Kinh Kha ra đi hãy được trở về !
Đến trưa các Sỉ Quan Tiền Không Sát đã về, tin từ những Toán xâm nhập báo cho biết vào vùng an toàn. tôi vào phòng Truyền Tin để theo dõi thêm một lúc nữa, tình trạng các Toán vẫn ổn . Có lẽ địch chủ quan vì được tuyên truyền bên ta đã bỏ ngỏ Phan Rang, hoặc đang say men chiến thắng vì đã chiếm được Nha Trang không tốn một viên đạn, nên không chú tâm đến mối đe dọa đang rình rập: Biệt Kích Lôi Hổ đang săn lùng chúng mầy ...
Và những gì đến đã đến, Toán Hải Vân của Trung Úy Trần Công Minh đã tóm gọn được 2 cán binh thuộc Công Trường 968 đang gởi về làm quà ra mắt cho Trung Tướng Nghi, tiếp đến Toán Hải Yến cũng tóm được 1 cán binh quan trọng thuộc F.10 của SĐ 3 Sao Vàng. Toán của Đại úy Dẫn và Trung Úy Tiếp cũng cho biết tọa độ đóng quân của 2 Trung Đoàn Bắc Việt thuộc SĐ 325 chủ lực. Bộ Tư Lệnh Tiền Phương bây giờ như có con mắt thần từ xa , Tướng Nghi báo về Sài Gòn xin cho ra tăng viện Lữ Đoàn 2 Dù và điều động 2 Trung Đoàn Bộ Binh 4 và 5 từ Bình Thuận ra. Còn sau đó là những gì thì tôi không được biết nhưng trưa ngày 9-4-75, thì tôi và Đại Úy Lê Đí cùng Long râu, Thắng Huế, lên một chiếc trực thăng, bên kia Đại Úy Thuần và các anh em khác như Nguyễn văn Ấn, Lê Hưng lên một chiếc khác bay ra hướng Du Long, phiá Tây Nam của Ba Ngòi và đáp xuống, nơi đây là khu rừng thấp nằm trên triền một ngọn đồi, những cán binh Bắc Việt nằm ngồi ngổn ngang, có anh mắt đã lồi tròng trông rất khủng khiếp, có anh máu ra từ mũi, miệng, 2 tai, có người lưỡi thè ra gần một gang tay, người thì 2 tay cấu vào ngực, tôi thấy một người mặt còn rất trẻ, 2 tay nắm lấy khẩu CKC, tôi cúi xuống cầm khẩu súng nhưng không tài nào giựt ra được vì 2 tay anh ta nắm rất chặt.. Lê Đí báo về Bộ Chỉ Huy Hành Quân và liên lạc với Thuần đang ở mục tiêu khác thì tình hình cũng như bên nầy. Chúng tôi cố lượm vài khẩu súng K.54 và thu gom ít tài liệu từ những cái cạp-dề rồi vội vàng lên trực thăng để về báo cáo lại tình hình. Sau đó Tướng Nghi và Tướng Sang gọi Trung Tá Tống Hồ Huấn lên để nói những lời khen thưởng anh em Lôi Hổ Nha Kỹ Thuật. Chính Trung Tá Huấn cũng không biết điều gì đã xảy ra .Sau nầy ngồi bàn tán mới suy đoán được là nhờ sự phát hiện của toán xâm nhập, Bộ Chỉ Huy Tiền Phương đã xin lệnh từ Sài Gòn và kết quả là 2 trái CBU đã được Không Lực VNCH qua sự chấp thuận của một người Mỹ mặc thường phục là Sĩ Quan đại diện của Tòa Đại Sứ Mỹ tại vùng 2 hình như tên ông ta là Lewis ( nói rất rành tiếng Việt đúng giọng cả 3 miền ) xin cấp trên của họ chấp thuận , nhằm mục đích ngăn chặn sức tiến quân của bộ đội BV, nhờ đó mà mặt trận Phan Rang mới cầm cự được thêm gần 1 tuần lễ và các đơn vị BV mới tạm thời rút quân lui về ẩn giấu tại khu vực Vườn Dừa và Ba Ngòi để chờ lệnh và chính nhờ sức phòng thủ của tất cả các Quân binh chủng bạn như các đơn vị Địa Phương Quân, Nghĩa Quân, các chiến sĩ bộ chiến thuộc SĐ 2 BB, và nhất là sức chiến đấu ngoan cường của 1 Tiểu Đoàn thuộc Lữ Đoàn 3 Dù và Lữ Đoàn 2 Dù của Đại Tá Nguyễn Thu Lương mà Phan Rang đã giữ vững suốt trong 2 tuần lễ, kể từ khi mất Nha Trang , nhờ đó mà Sàigòn có thêm cơ hội tổ chức chiến đấu để người Mỹ kịp đưa người di tản trước khi mất Miền Nam Việt Nam. Rốt cuộc, Phan Rang mà chúng tôi nhận lệnh hành quân từ SG; không phải là bàn đạp để tái chiếm Nha Trang thân yêu, cái thành phố biển hiền hòa trong lòng người dân Việt, mà ngược lại, đây chỉ là thâm ý của giới chính trị Hoa Kỳ , biến Phan Rang thành một chốt chặn tạm thời để họ thu xếp cho cuộc di tản Sài gòn , và tất cả chiến binh tại mặt trận Phan Rang từ người lính cho đến cấp chỉ huy chung quy cũng chỉ là con chốt thí ! Tuy suy nghĩ như vậy, nhưng đã là chiến binh, chúng tôi , tất cả người lính của Miền Nam VN, trong mọi hoàn cảnh, đều luôn chấp hành triệt để quân lệnh trong nghiệt ngả gian nguy, nhằm mục đích chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc và an dân. Sau chiến tranh, chúng tôi mỗi người một nơi, kẻ lưu lạc xứ người, kẻ bị đọạ đày trong trại cải tạo, nhưng sau khi trở về đời sống dân thường vẫn giữ được khí tiết và sống đời trong sạch, không gian manh trộm cướp, nhũng loạn đồng bào. Vị chỉ huy trực tiếp của chúng tôi là Trung Tá Tống Hồ Huấn sau khi ra tù, sang Tân Tây Lan theo sự bảo lãnh của người em vợ cũng đã trở thành vị Mục Sư tin lành, cho dù ông ta đã có vài lần xử ép tôi , nhưng đó là quân đội, thi hành trước khiếu nại sau, phải không Trung Tá Mục Sư .
(còn tiếp) ...
Phan Rang và những điềm lạ báo trước .
( Lôi Hổ Huỳnh Ngọc ... CĐ 1/XK/NKT )
Phi trường Phan Rang


TRẬN KHÁNH DƯƠNG TRONG THÁNG 3/75 DƯỚI CON MẮT CỦA MỘT NHÀ BÁO VIỆT CỘNG .
Tiến công lữ dù 3, đánh chiếm đèo M’Drak
09:00 | 10/03/2015
"Tuần cuối tháng 3 năm 1975, khi Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu không còn hy vọng giữ được cao nguyên, buộc phải “triệt thoái” Quân đoàn II về duyên hải, thì việc chốt phòng ngự, ngăn “cộng quân” phải nghĩ đến 3 con đèo. Đó là đèo An Khê ngăn đối phương theo đường 19 xuống Bình Định ; đèo TuNa trên đường số 7 ( Phú Bổn) ngăn xuống Tuy Hoà và đèo M’Drak (Phượng Hoàng), ngăn QGP truy kích xuống duyên hải Ninh Hoà, Nha Trang theo đường 21.
Kỳ vọng vào quân dù
Nhưng đường 19, đèo An Khê bị Sư đoàn Sao Vàng QGP cắt từ trước. Đèo Tu Na không còn là chiến luỹ, khi sư đoàn 320 truy kích Quân đoàn II chạy dài từ Cheo Reo đến Củng Sơn. Chỉ còn đèo M’Drak-Phượng Hoàng, dọc lộ 21 !
Đèo Phượng Hoàng nằm trên Quốc lộ 21, là ranh giới giữa hai tỉnh Đắc Lắc và Khánh Hòa và là cửa ngõ nối liền Tây Nguyên với miền duyên hải Trung bộ.
Đèo M’Drak hôm nay
Cuối tháng 3 -1975 tướng Lê Quang Lưỡng nhận lệnh đưa lữ dù 3 của đại tá Lê Văn Phát được tăng cường thêm 1 tiểu đoàn Biệt động quân đổ xuống đèo M’Drak, chặn Quân giải phóng tiến về Dục Mỹ, Ninh Hòa. Nói như các cựu sĩ quan dù: Nhiệm vụ là “Trì hoãn trục tiến của các đơn vị Cộng quân, bọc hậu cho các đơn vị bạn trong vùng giao phó”.
Theo chiến thuật của tướng Lưỡng, quân lữ dù 3 triển khai các “đại đội đa năng” độc lập tác chiến, trực thuộc thẳng lữ đoàn. Đây vốn là “sáng kiến” của tướng Lưỡng từ hồi giành giật Thượng Đức, nhằm tăng thêm tay súng trực tiếp tác chiến, nhờ giảm “biên chế” lính cơ quan, phục vụ, văn phòng.
Theo các cựu sĩ quan VNCH ở hải ngoại bàn luận, “Trục địch quân đi ngay vào tuyến án ngữ của Lữ đoàn 3 nhảy dù trên đèo M’Drak”. Các đại đội đa năng này thực hiện chiến thuật “mạng nhện”, nhằm phát huy tính linh hoạt của cấp phân đội, giăng ra khắp khu vực, chốt các điểm cao “yết hầu” dọc con đường đèo dốc quanh co hiểm trở từ Dục Mỹ đến Khánh Dương M’Drak, chiều dài gần 20 km trên lộ 21, biến M’Drak thành “tấm cản thép”, nút chặn kiên cố liên hoàn ngăn QGP.
Chi viện hỏa lục cho lữ dù này là các trận địa pháo ở căn cứ Dục Mỹ, Lam Sơn. Ngoài ra còn sự chi viện rất mạnh của sư đoàn 6 không quân, bao gồm nhiều trực thăng vũ trang, máy bay ném bom A-37 tăng phái, chi viện hỏa lực từ trên không cho các đại đội giữ các chốt đèo.
Sư đoàn 10 QGP Tây Nguyên, được tăng cường trung đoàn bộ binh 25, trung đoàn pháo chiến dịch 40, trung đoàn pháo phòng không 234 và 1 tiểu đoàn đặc công, cùng 1 tiểu đoàn xe tăng (thiếu). Cách đánh xác định là vận động tiến công đánh phản kích chiếm đèo.
Đấu trí, đấu lực
Phân tích trước trận đánh, chỉ huy QGP cho rằng, tiến công đánh chiếm đèo, thực chất là vận động tiến công đánh chiếm điểm cao. Theo lý thuyết thì lực lượng tiến công phải mạnh, có hỏa lực pháo chi viện, chế áp tốt. Nhưng ở đây không phải chỉ là 1 đến 2 điểm cao, mà rất nhiều chốt điểm cao trải dài gần 20 ki-lô- mét đường đèo quanh co, các chốt này “kiểu mạng nhện” chi viện cho nhau , cùng pháo binh bắn chặn, rất khó dứt điểm. Do đó tính chất phức tạp của trận đánh sẽ tăng lên, khi đối phương là quân dù có chi viện mạnh hỏa lực cả phi pháo và không quân, thiết giáp.
Trận đánh diễn ra sáng 29 tháng 4 năm 1975. Ban đầu pháo binh QGP khai hỏa, bắn phá hoại các điểm cao phía tây đèo, diệt các phân đội pháo của VNCH. Toàn mặt trận hình thành 3 mũi tấn công địch, Ở hướng Bắc, Trung đoàn 25 vượt qua các dãy núi cao, từ trên đánh phủ xuống đầu địch. Ở hướng Nam, Trung đoàn 24 lấn tới chân đèo, giành nhau với địch từng mét chiến hào, công sự, mỏm đồi…Máy bay sư đoàn 6 xuất hiện ném bom, bắn rốc két xuống trận địa pháo QGP, lập tức pháo cao xạ, tên lửa vác vai A-72 ( SA-7) của QGP bắn trả dữ dội, buộc máy bay vọt lên cao. Theo phương án, các đơn vị thuộc sư đoàn 10 và phối thuộc đã liên tục tiến công chiếm các điểm cao, chia cắt bộ binh với bộ binh, mở đường cho xe tăng, xe bọc thép đột phá từng chốt quân dù. Một trận hiệp đồng binh chủng ngoạn mục đã diễn ra ở các khúc đèo.
Phải nói rằng, sau các trận ở Đức Lập, Phước An, sư đoàn 10 càng đánh càng mạnh, sức cơ động tốt, hỏa lực dồi dào, nhờ chiến lợi phẩm là pháo, đạn, cơ giới thu được. Nhưng chính là ý chí và sự phấn khích, sự cổ vũ từ những thắng lợi trong chưa đầy 20 ngày thắng lớn ở Nam Tây Nguyên. Các chỉ huy phân tích, quân dù chỉ mạnh khi có hỏa lực đi kèm, chi viện tốt. Bài học trận Thượng Đức cho thấy, quân dù có kỹ thuật cá nhân, đánh “lỳ”, từng cá nhân sử dụng được nhiều loại vũ khí, phân đội tác chiến năng động khi có pháo binh dù và pháo các trận địa chi viện.
Lợi dụng các yên ngựa, khe núi, lữ dù đặt các pháo đội phân tán, nhưng bắn tập trung chặn đội hình QGP. Rõ ràng, tại M’Drak, khi cắt bộ binh với pháo binh, bộ binh với không quân, hiệu ứng tác chiến của lính dù xuống thấp hẳn.
Đến chiều 30 tháng 3, pháo binh QGP bắn khá mạnh. Nhiều khẩu pháo thu được từ giữa tháng 3 đã phát huy hỏa lực. Không thiếu đạn. Những xe đạn pháo thu ở khu kho Mai Hắc Đế (Buôn-mê-thuột) được chuyển đến đã giáng những đòn sấm sét xuống Lữ dù 3. Pháo binh QGP diệt từng khẩu pháo, vô hiệu hóa từng cụm hỏa lực, 30% pháo binh, xe tăng dần bị diệt. Nhiều chốt bị mất, hai tiểu đoàn quân dù dần bị loại khỏi vòng chiến đấu.
Đêm 30-3-1975, do không ứng chiến nổi, một lực lượng quân dù (khoảng một tiểu đoàn) rút chạy về phía đông đèo Phượng Hoàng. Trung đoàn 24 của sư đoàn 10 trong đêm tối mịt mùng đã nhận lệnh đánh chặn tàn quân lữ dù. Tiểu đoàn 5 đã động viên bộ đội truy kích địch, dưới làn đạn pháo. Tới 5 giờ sáng, các chiến sĩ đã vận động tới phía đông đèo.
Để giúp quân dù tháo chạy, các trận địa pháo địch ở Dục Mỹ, Lam Sơn bắn mạnh vào các mũi hướng của trung đoàn 24. Máy bay A37 ném bom bi, bom cháy xuống trận địa, hòng đẩy ta ra khỏi các vị trí. Lại có thêm một tiểu đoàn biệt động quân và một chi đội xe bọc thép nống từ căn cứ Lam Sơn lên giành giật trận địa. Lúc này tàn quân của tiểu đoàn dù cũng cố sức đánh ép từ trên đỉnh đèo xuống. Địch tăng cường hỏa lực, máy bay ngoài dự kiến, khiến tình thế gay go cho trung đoàn 24.
Sư đoàn 10 lập tức lệnh cho trung đoàn 28 sử dụng bộ binh, xe tăng, xe bọc thép xuất kích, áp sát quân dù. Địch chốt ở buôn Ea Thi đánh trả. Lợi thế của quân dù có máy bay A37 ném bom chi viện, QGP có tổn thất, phải dừng lại. Sau khi nắm lại tình hình, đánh giá địch, sư đoàn 10 điều 4 xe K63 lên tăng cường. Pháo cao xạ cũng có mặt “khóa” vùng trời, xua bọn A37 ra xa. Pháo chiến dịch thuộc của trung đoàn 40 liên tục bắn mãnh liệt hơn. Có trận đấu pháo hàng giờ liền, pháo binh không kịp đào công sự, đặt ngay tại đường nhựa bắn vào các cụm pháo vừa phát hiện, làm rung chuyển cả một vùng đường đèo mấy chục cây số. Có tới 12 khẩu pháo của địch bị phá hủy, khiến pháo VNCH câm họng.
Trong bài “Vĩnh biệt Nha Trang” tác giả Vĩnh Hiếu, một sĩ quan không quân Ngụy viết: “Tháng 3-1975, tại khu vực đèo M’Drak, phi công Huỳnh Râu điện cho (tổ bay): Hãy tác xạ vào đám rừng bên sườn đồi, đừng vào gần. Coi chừng SA-7( A-72)! Nghe vậy, tất cả các giác quan của tôi bừng dậy như chạm vào luồng điện”. Tên lửa A72 của trung đoàn 234 phát huy kết quả diệt thêm máy bay, buộc chúng phải vọt lên cao.
Tới 12 giờ, QGP từ các hướng đông chân đèo đồng loạt tiến lên đỉnh đèo, nơi có bình độ cao nhất mà lộ 21 vắt qua, sau 30 phút đánh chiếm, một phần quân dù đã bỏ chạy, QGP chiếm địa bàn quan trọng. Bài học tại trận được rút ra, cần có lực lượng hai phía từ trên đèo và dưới đèo, phối hợp đánh truy kích địch.
Xe tăng đột kích, bộ binh tiến theo, hoả lực tăng tạo uy lực, thốc tới làm địch lúng túng.
Ngay sau đó, phối hợp với pháo tầm xa là các cụm hỏa lực bộ binh bí mật áp sát cụm quân dù bất ngờ nã những đường đạn chính xác vào các chốt còn lại, gây cho quân dù tổn thất nặng nề.
Sau một giờ đánh phá bằng hỏa lực, được lệnh tiến công cao điểm 609. Trước sức tiến công mạnh mẽ bất ngờ, Tiểu đoàn 5 mũ đỏ yêng hùng của trung tá Bùi Quyền không chịu được lối đánh bị chia cắt, không chịu được lối đánh gom của sư đoàn 10, vội vã tháo chạy. Trung đoàn 66 lập tức truy kích, bắn cháy hai xe kéo pháo, một xe M113 và hai xe GMC chở đầy lính. Tiểu đoàn 5 bị xóa sổ, QGP bắt gần 300 tù binh. Trong lúc Trung đoàn 66 tiến công thì Trung đoàn 28 đã tiêu diệt và bắt sống hơn 200 quân dù , trong đó có toàn bộ ban chỉ huy Tiểu đoàn 6 của trung tá dù Nguyễn Văn Thành.
Trung đoàn 24 tới lúc này được lệnh đánh bọc sau lưng địch, đánh vào sở chỉ huy lữ dù 3 chiếm tiếp trận địa pháo. Hỏa lực đi kèm bắn mạnh áp chế địch. Bộ đội chia thành nhiều mũi đè bẹp quân dù ở các vị trí, làm chủ trận địa chân đèo phía đông. Đường về Dục Mỹ-Ninh Hòa được mở thông. Rất nhiều tù binh là quân thuộc lữ dù của đại tá Lê Văn Phát bị bắt. (Đại đội 11 bắt tới trên 100 tù binh).
Suốt đêm 31- 3, đại tá Phát chỉ huy quân dù gọi máy bay C130 thay nhau thả pháo sáng, bắn đạn 20mm dọc theo đường 21. Pháo từ căn cứ Lam Sơn, Dục Mỹ cũng bắn như vãi đạn để trấn an cho số quân dù còn lại “thục mạng chạy về phía biển”. Lữ đoàn dù 3 bị diệt, lá chắn phía tây tỉnh Khánh Hòa bị đập tan, chốt đèo M’Drak lập tức thông thoáng, toàn bộ hệ thống phòng thủ của lữ dù 3 VNCH từ Tây sang Đông.. rồi binh sĩ Trung tâm huấn luyện Lam Sơn, biệt động quân, pháo binh Dục Mỹ, Trường hạ sĩ quan đều rút chạy về Ninh Hòa.
Có ý kiến cho rằng, sau trận Buôn-mê-thuột, nếu quân đội VNCH kịp điều các lữ dù tái chiếm Nam Tây Nguyên, thì có thể xoay chuyển tình hình. Nhưng với tình huống thế đã cài, địa hình Nam Tây Nguyên và cả Pleiku khá thuận lợi cho triển khai cơ giới QGP. Trong khi phía quân đội VNCH, sức cơ động đường bộ bị khống chế. Với quân dù VNCH, địa hình thuận lợi như các chốt đèo liên hoàn ở M’Drak mà quân dù vẫn không giữ được, thì liệu các lữ dù có thể xoay sở ra sao ở Tây Nguyên. Nên nhớ hỏa lực pháo binh QGP ở Tây Nguyên khá mạnh, sức cơ động cao. Thiết giáp QGP có thể đột kích vào bất cứ địa bàn nào, vùng trời cao nguyên bị pháo cao xạ và tên lửa A72 hầu như không chế, ngay ở tầm cao! Năm 1975, thế và lực QGP Tây Nguyên đã lớn mạnh hơn nhiều.
Các sĩ quan, chiến sĩ QGP tiến công chiếm đèo chưa biết, cũng trong ngày đánh dứt điểm này, Thành phố Đà Nẵng, căn cứ liên hiệp hải, lục, không quân mà tướng Ngô Quang Trưởng cố giữ đã bị QGP “tràn ngập”, thành phố lớn nhất Miền Trung cũng vừa giải phóng.
Như vậy, sau M’Drak , sau 21 ngày Tổng tiến công, toàn bộ Tây Nguyên được giải phóng, Quân đoàn 2, Quân khu II coi như bị xóa sổ, Quân khu I của VNCH bị đánh mạnh, chia cắt, tan hàng.
Trần Văn (Tổng hợp)
HUỲNH NGỌC THƯƠNG
Thưa anh ,
Hôm nay trong khi lướt mạng , tôi đã đọc bài viết của anh về trận Phan Rang . Dù ở sđ 7 bộ binh nhưng tôi có cảm tình với NKT nên tôi rất mến phục các anh , đặc biệt là lần anh Chung tử Ngọc nói chuyện trên đài Hồn Việt (tôi ở tù chung trại với anh Chung tử Bửu) . Vì có nghiên cứu về Numerology nên tôi dùng khoa tử vi này để làm bản tử vi cho anh .
Dựa vào Numerology , tôi phân tách tên họ của anh .
HUỲNH = 5 6 1 5 5 = 22 = giữ nguyên
NGỌC = 5 3 7 3 = 18 = 9
THƯƠNG = 4 5 6 7 5 3 = 30 = 3
Tổng công : 22 + 9 + 3 = 34 .
Số mạng anh sẽ chịu tác động phần nào của số 34 .
I/ Sau đây là ý nghĩa của số 34 (giống số 25) .
Ý NGHĨA CỦA SỐ 25 VÀ 34 : ÓC PHÁN ĐOÁN VÀ PHÂN TÍCH (DISCRIMINATION AND ANALYSIS)
Số 25 ban cho nguời mang số này: a/ sự minh triết về tâm linh (spiritual wisdom), sẽ đạt đuợc thông qua sự quan sát cẩn thận về nguời và việc, và b/ sự thành công về vật chất/trên trần thế (worldly success) bằng cách học hỏi qua kinh nghiệm. Sức mạnh của nguời số 25 đến từ: a/ việc vuợt qua những thất vọng/thất bại (disappointments) trong giai đoạn đầu của cuộc đời (early life) và b/ việc sở hữu một phẩm chất quý hiếm qua việc học hỏi từ những sai lầm trong quá khứ (past mistakes). Sự phán đoán của nguời này rất xuất sắc, nhưng số này lại không phải là số tạo ra của cải (it's not a material number); vì vậy, những lợi ích của nhu cầu vững mạnh về tài chính (financial benefits of a substantial nature) phải đạt đuợc thông qua sự phân tích thêm của Lý Thuyết Số về ngày sanh và tên họ của nguời này (through other Compound numbers in the full birth and name numerological analysis).
(Dịch từ trang 203 của sách đã dẫn).
II/ Vì tên họ của anh cộng lại bằng 34 nên anh có tánh tình của nhóm 7 .
Tính tình của người số 7
Định nghĩa sau đây áp dụng cho nguời và thực thể. Nguời số 7 có khuynh huớng có những giấc mơ đáng chú ý (remarkable). Đôi khi họ nói về những giấc mơ này – đôi khi họ lại giữ kín. Nhưng họ thuờng nằm mơ nhiều hơn những nguời khác. Một cách kín đáo (secretly), họ có thích thú mãnh liệt về những bí mật thuộc về bí truyền (esoteric), thần thoại, phi thuyền không gian hay vật lạ bay trong không gian (U.F.O.)... và toàn bộ cánh rừng của sự chưa biết (the unknown). Họ thuờng có khả năng trực giác và tiên tri (possesses the gifts of intuition and clairvoyance) và có một phần nào đó sự hấp dẫn làm cho nguời khác cảm thấy dễ chịu/giảm đi sự nóng giận (and a certain quieting, calming magnetism which has a great influence over others). Thuờng thuờng, sự xuất hiện đơn thuần của họ cũng có tác dụng làm cho nguời đang bị rối loạn cảm thấy dễ chịu (their mere presence has a soothing effect on a troubled person). Số 7 thuờng có liên quan về những tư tuởng khác thuờng về tôn giáo, sự không thích đi theo những con đuờng mà nguời khác đã đi, và một khuynh huớng chấp nhận những tư tuởng chính trị độc đáo và phần nào đó không chính thống ( peculiar ideas about religion, a dislike of following the beaten path, and a tendency to adopt political beliefs which are unique and somewhat non-orthodox). Là chuyện bình thuờng nếu một nguời số 7 khám phá, đã tìm thấy, và tin tuởng vào một quan niệm mới về tôn giáo (to discover, found, and believe in a new religious concept).
Nguời số 7 hoặc là sẽ du lịch rất nhiều vào một thời gian nào đó trong cuộc đời hay là đọc rất nhiều sách về những dân tộc và đất nuớc xa lạ ( will either travel extensively at some time in the life or else read avidly books about foreign people or faraway lands). Nhiều nguời ảnh huởng bởi số 7 bị lôi cuốn mạnh mẽ bởi biển cả và một lúc nào đó lại thích đi thuyền buồm, các môn thể thao trên mặt nuớc, hoặc Hải quân ( sailing, water sports, or the Navy). Họ có khuynh huớng lo âu về tuơng lai, do vậy họ cần biết phải có một cơ nghiệp vững chắc về tài chính, đề phòng những đợt sóng của định mệnh quét tan ( need to know they have a rock of financial security somewhere in the background, lest the waters of fate sweep them away ) .
Tuy vậy, họ quan tâm rất ít về sở hữu vật chất hoặc tích lủy nhiều của cải (they care little about material possessions or accumulating great wealth). Nguời số 7 có thể kiếm đuợc nhiều tiền thông qua những ý nghĩ độc đáo, nhưng họ thích đóng góp đáng kể cho các cơ sở từ thiện. Khi họ cuốn hút (gravitated) bởi nghệ thuật, họ sẽ trở thành những vũ công, ca sĩ, thi sĩ, nam, hoặc nữ diển viên xuất sắc (fine).
Với phong thái trầm lặng, nhàn nhã của họ, dù cho họ có tham vọng, họ cũng không bàn luận với nguời khác, và những tham vọng này đều luôn luôn nhuộm quan điểm triết học (in their own, laid-back way, people influenced by the number 7 have ambitions they don't discuss with others, and these are always tinged with a philosophical outlook). Họ ban ân cho kẻ khác với thiện ý xuất phát từ sự thấu hiểu về tình cảm của họ truớc nỗi đau khổ của kẻ khác (they bless others with the grace of their sympathetic understanding of pain and suffering), do vậy bạn bè, thân nhân, đồng nghiệp thuờng nhờ họ giải quyết những khó khăn của mình ( which is why friends, relatives, and business associates unburden their troubles to the 7 person). Cũng có khuynh huớng rất mạnh về sự riêng tư nơi nguời số 7, và những nguời này thích giữ kín những vấn đề của riêng họ. Họ co lại truớc những câu hỏi có tính buơi móc và họ ghét cay đắng/ghê tởm thái độ “thích theo dõi và điều khiển kẻ khác “ hay bất cứ điều gì mà họ xem như soi mói vào đời tư của họ (they shrink from prying questions, and have a horror of “big brother” or anything they consider to be an invasion of their privacy).
Cách đối xử tao nhã, tính khí nghệ sĩ, và một bản tính dễ xúc cảm tạo nên bản chất của những nguời số 7, và bạn không nên để những nguời này đánh lừa bạn với bản tính đôi khi lầm lì /ít nói của họ . . . bạn sẽ ngạc nhiên nếu bạn biết tất cả những tư tuởng kỳ lạ đang xuất hiện trong tâm trí của họ (refined manners, an artistic temperament, and a sensitive nature make up the 7 essence, and don't let these persons fool you with their sometimes taciturn nature . . . you'd be surprised if you knew all the strange thoughts that swim through their minds when they're communing with themselves). Nếu bạn có thể thuyết phục họ nói về điều họ đang suy nghĩ, bạn chẳng những ngạc nhiên mà còn bị lôi cuốn khi bạn biết đuợc những bí mật của thế giới của sao Hải Vuơng của họ. Nhưng nguời số 7 phải biết rằng bạn đáng tin cậy truớc khi họ chia sẻ những nhận xét/chiêm nghiệm về tâm linh . . . và bạn chỉ có thể có đuợc niềm tin cậy này qua việc chứng tỏ rằng bạn không quá xét đoán/lý luận hay có thành kiến (but the 7 person must find you trustworthy before he or she shares these inner streams of contemplation . . . and you'll have to earn that trust by proving you're not judgmental or prejudged). Nguời số 7 ít khi có hai tính này (7 people are rarely either) ./.
(Dịch xong lúc 08:47 tối ngày 18/02/2010 từ trang 239-240 của quyển Linda Goodman's Star Signs)
NHẬN XÉT : Vì ko biết ngày sanh của anh nên tôi chỉ dựa vào tên họ để làm bản tử vi cho anh . Anh đọc và cho biết bản tử vi này chính xác bao nhiêu phần trăm .
Phi trường Phan Rang
Với hai phi đạo dài 10.000 bộ bằng bê-tông .