Monday, April 13, 2020

Những anh hùng tại trận Phước Long 1975 theo lời kể của một sq thuộc TK Phước Long .
Tài Trần : bài viết sau đây của 5 Charlie - một học sinh Chu văn An NK 1972 , sau làm ban 2 TK Phước Long , đã chiến đấu bảo vệ PL và sau đó rút lui về quận Kiến Đức (Quảng Đức) . Lúc rút lui ông bị phục kích , bị thương ở chân, binh sĩ đã cõng trong rừng , sau đó đi ra QL và bị bắt bởi quân CSBV và bị giải ra bắc . Chúng ta cùng đọc để biết sự hy sinh của những ANH HÙNG VNCH trong trận Phước Long 1974-75 . Họ đã hy sinh để chúng ta có cuộc sống như hôm nay . Nhân dân miền Nam không bao giờ quên ơn họ .
===========================================
5 CHARLIE -- DỌC ĐƯỜNG GIÓ BỤI
- Còn thời cởi ngựa bắn cung
Đến khi thời hết giương cung đuổi ruồi. --- 5 Charlie
- Đơn vị 101 do đại úy Thường chỉ huy tìm được bộ chỉ huy của 3 Công trường (sư đoàn) 5, 7, và 9 : lần lượt những trái bom đánh trúng bộ chỉ huy V.C, do công của đơn vị 101.
Sau 18 năm, 8 tháng, 8 ngày cải tạo; đại úy Thường gặp 5 Charlie tại chợ Vườn Chuối, giã từ để đi Mỹ; Đ/U Thường đầu bạc và răng rụng hết !!! .
Tôi rời trường Chu Văn An với bao nhiêu kỷ niệm vui buồn tuổi học sinh, rồi chuyển lên Trung Tâm 3 Quang Trung. Ở Tiểu Đoàn Gia Long. Đại đội 85 E, Trung Úy Long làm Đại Đội Trưởng ; được 3 tháng, tôi được đi chiến dịch ở tỉnh Hậu Nghĩa, được chuyển về Củ Chi; với ngày tháng vui buồn của mấy em Củ Chi: Phượng Củ Chi bạn gái đầu tiên của tôi.
Thủ Đức Khóa 8b+c/72
Xong chiến dịch, Anh em về Thủ Đức, được các huynh trưởng khóa đàn Anh Khóa 4+5+6 phạt quá.
Tôi được vào Đại đội 31 – Trung Đội 4 (Trung Úy Hiệp say)
Đại Đội Trưởng: Nguyễn Thành Một.
Học xong Thủ Đức, tôi về Tiểu Khu Phước Long.
Tỉnh Phước Long: Có núi Bà Rá, có cầu Đắk Lung , thác Đức Mẹ, Thác Mơ, Cầu 38, Ngã 3 đường 10, Bù Na, Bù Đăng, Đồng Xoài.
Quân số khoảng 2000 người: gồm có 4 Tiểu Đoàn Địa Phương Quân: 340, 341, 362, 363 phần đông là người Thượng (mỗi Tiểu Đoàn khoảng 200 – 300 người).
Sau khi có tin tức VC đánh vào Phước Long.
PHƯỚC LONG bị bao vây ( tháng 11 – 1974 ).
Tháng 12 /1974 Đồng Xoài thất thủ : 3 Công trường 5, 7, 9 nã đạn pháo vào quận lỵ Đồng Xoài, sau hơn 2 tuần (14 ngày) chống trả của Tiểu Đoàn 341 ĐPQ , Đồng Xoài thất thủ.
* Cầu 11, Bà Na:
Tiếp theo VC bao vây Cầu 11 trên trục lộ Đồng Xoài về Bù Na, từng ngàn quả pháo vào Cầu 11 – Bù Na; 2 khẩu Pháo binh bắn trực xạ vào Việt Cộng phơi xác đầy người.
* Tiểu Đoàn 363 tại Bù Na thất thủ :
- Trung Úy La Quốc Hùng đã dắt Lính chạy về Bình Dương. Trung Tá Mã Viết Bằng bỏ chạy.
- Trung Úy Thoại bị bắt và chặt đầu tại chỗ.
- Chuẩn Úy Phương ( Khóa 10/72) bị bắn.
* Quận Bố Đức được tái chiếm :
Quân của TĐ 363, 362 ĐPQ đã bị đánh từ Đức Phong chạy về Cầu 38, Bù Na đã dồn lực lượng về Bố Đức, được tăng cường bởi SĐ 5; F-5 đã ném hàng ngàn bom xăng (gồm có 4 phuy xăng giữa có quả bom, nổ tới đâu cháy tới đó).
Chuẩn (?) Úy Hùng tái chiếm Bố Đức , cầm cự được 2 tuần, Bố Đức thất thủ.
* Lần lượt quận Phước Bình (cách tỉnh lỵ PL 8 km) thất thủ. Thiếu Tá Lê Văn Xuân Quận Trưởng Phước Bình đã chống cự quyết liệt và tử trận.
* Một ngày tỉnh lỵ Phước Long bị pháo 3000 quả quả pháo đủ các loại.
• Lực lượng tăng cường gồm : sư đoàn 5 bộ binh (tiểu đoàn 2/9) , Sư Đoàn 18 (1 Đại đội TS), Sư Đoàn 25 (1 Đại đội TS) , hai biệt đội của Liên Đoàn 81 Biệt kích Dù, Đơn Vị 101 , Nha Kỹ Thuật, Phòng 2 Tổng Tham Mưu.
* PHƯỚC LONG thất thủ.
Sau khi Đại Tá Lưu Yểm rời Phước Long, Đại Tá Nguyễn Thống Thành ở Bình Long đổi về tiểu khu Phước Long .
• Lúc đó tôi được mang ám danh là Charlie. (Sĩ Quan / Phòng 2 TK/Phước Long ).
• Ngày 2/1/1975, từng đoàn xe tăng lần lượt tấn công vào Tiểu Khu, cứ 2 chiếc chạy thẳng vào Tiểu khu; Trung Tâm Hành Quân đã gọi 4 chiếc F-5 ném bom trực tiếp vào xe tăng, nhưng không trúng mà trúng vào hầm của Tiểu khu (vì hỏa lực phòng không VC quá mạnh gồm đại bác 37 ly và SA-7 nên phi công ko dám xuống thấp - Tài) .
- Chiếc F-5 thả 2 trái bom đánh xe tăng, không trúng , mà trúng vào hầm, làm khoảng 100 người chết.
- Charlie chạy vào trùm áo mưa lên xác của Trung Tá Phước ( Tiểu khu phó Phước Long), rồi vội vàng chạy ra, xe tăng VC tiếp tục tấn công, Charlie cho bắn M-72, và thoát ra trong gang tấc.
* May mắn : Toán của 5 Charlie từ núi Bà Rá, trên đường về Tiểu khu. 5 Charlie chỉ huy 6 tay chơi có 2 người là hồi chánh viên VC , cùng 4 người đi nhiều sắc lính.
* TỬ THỦ TƯ DINH TỈNH TRƯỞNG
- Đơn Vị 101 do Đại Úy Thường chỉ huy tìm được bộ chỉ huy của 3 Công trường 5, 7, 9 : lần lượt những trái bom đánh trúng Bộ Chỉ huy V.C, do công của đơn vị 101.
///Sau 18 năm, 8 tháng, 8 ngày cải tạo; đại úy Thường gặp 5 Charlie tại Chợ Vườn Chuối, giã từ để đi Mỹ; Đ/U Thường đầu bạc và răng rụng hết !!! ///.
* Đại Úy Trương Việt Lâm (Lực Lượng 81/BCD): Biệt đội 1 của đ/u, đã vào Tiểu khu và bắt tay Charlie; từng toán của LL 81, nhảy xuống tiếp cứu Phước Long.
Lực Lượng 81 BCD , mỗi toán cảm tử quân 3 người , chạy trên đường phó để đánh với xe tăng V.C.
* TƯ DINH THẤT THỦ: Sau khi TK bị, lần lượt tới tư dinh cũng thất thủ.
- Toán của Charlie sát nhập với toán 81 BCD tử thủ tư dinh, tư dinh có 2 cây XM-202 đã bắn cháy 2 chiếc xe tăng V.C, bắn hết đạn luôn.
- Đại Tá Nguyễn Thống Thành chạy triền dốc sau tư dinh bị trái 57 ly chết tại chỗ ngày 5/1/1975.
- Charlie bảo vệ cho thiếu úy Sự cận vệ của Đại Tá Thành, chôn ĐT tại gốc cây.
* Những Sĩ Quan tử trận tại Phước Long:
• Đại Tá Nguyễn Thống Thành (Tiểu Khu Trưởng)
• Trung Tá Phước (Tiểu Khu Phó)
• Thiếu Tá Lê Văn Xuân (Quận trưởng Phước Bình)
• Chuẩn Úy Nguyễn Văn Long (K.8/72) Sĩ Quan An Ninh
• Trung Úy Thoại bị chặt đầu
• Chuẩn Úy Phương K.10/72
* TÙ BINH LỘC NINH.
• Ngày 6/1/75 Phước Long thất thủ, Charlie cho Trung Đội chạy về Kiến Đức (tỉnh Quảng Đức) ; cắt rừng được 3 ngày, Charlie cho lệnh ra khỏi rừng để về Kiến Đức; bị phục kích, Charlie đã bị bắn, bị thương chân trái, được đồng đội cổng ra đường lộ, bị V.C bắt, sau đó đoàn 600 Thu Dung CSBV bắt giam giữ tại Lộc Ninh.
* NGÀY RA BẮC:
- Đoàn tù binh được chuẩn bị ra Bắc: 4 thằng, 4 sợi dây xích sắt cột nhau ở giữa, 1 thằng đi, 3 thằng đi theo , vượt Trường Sơn ra Bắc.
- Mỗi ngày ăn cơm vắt ( lá bứa khô) ăn qua ngày.
- Đoàn tù binh vượt qua Ban Mê Thuột, Quảng Đức, Ngã 3 Tam Biên, Quảng Trị, vượt qua vĩ tuyến 17 ra Bắc.
• Đến Quảng Bình, hàng chục cục đá đã ném vào đoàn xe tù binh.
• Đến Nghệ An, nhũng cục đá chọi nhiều hơn, vào đầu vào xe của tù binh.
• Vào Vinh, vào Hà Nội.
• Đoàn tù binh đi diễn hành qua phố Khâm thiên, những dây xích khua trên mặt đường của Hà Nội; dân chúng hai bên đường coi đông đảo, đoàn tù "đi diễn hành bằng xích sắt".
• Bổng có 2 người Thương phế binh ở Hà Nội cụt 2 chân trên chiếc xe lăn, chặn ngang đoàn tù binh và nói: <Người ta cũng là người Việt, tại sao các anh làm trò hề vậy >.
• Trưởng Trại giam Lộc Ninh là Tám Qúi liền rút súng ra nói: < Mày không tránh ra là tao bắn >
• 2 người thương phế binh nói: < Ông có dám bắn thì bắn thử coi >. Tám Qúi hội kiến với cấp trên cho thả dây xích ra. Dân chúng đứng 2 bên đường vỗ tay hoan hô, xích sắt được tháo ra trên đường phố Hà Nội.
NGÀY THÁNG TÙ BINH NGOÀI BẮC.
Từ Hà Nội đoàn xe tù binh chạy thẳng ra Yên Bái ( Hoàng Liên Sơn ), đến bến phà Âu Lâu, rồi đi bộ vào xã Việt Cường, đến nơi an nghỉ, Nhà kho-Hợp tác Xã.
30/4/1975 SÀI GÒN THẤT THỦ.
Ở ngoài Bắc được 3 tháng, thì hay tin Sài gòn thất thủ, anh em buồn vì không có ngày trao trả.
TÙ BINH KHÓA 8 B+C/72 BỊ BẮT RA BẮC GỒM CÓ:
CHARLIE NGUYỄN HOÀNG OANH 314 – ĐỖ ĐÌNH THỌ 313 – LƯƠNG KHƯƠNG 312 TK BÌNH DƯƠNG –BÙI VĂN XUÂN 32 – PHẠM F.HẠNH SĐ.5 (33) – NGUYỄN VĂN SÁU (Sáu Đen SĐ.1 - ĐĐ.33).
THỜI TIẾT MIỀN BẮC:
Vào mùa hè thì nóng từ 35 – 40 độ , mùa Đông từ 15 độ xuống -10 độ âm. Có 4 mùa rõ rệt.
Thực phẩm chính là khoai mì ( Sắn )
Đỗ Đình Thọ là con tỉ phú Nguyễn đình Quát. Charlie và Thọ 2 thằng phải đi móc sắn mà ăn.
Charlie gặp Đại Tá Thọ Lữ đoàn Trưởng LĐ.3 Dù, vào tháng 11/1975 : lính Hạ Lào (Tù binh), được thả về, và các Sĩ Quan còn ở lại.
Đại Tá Thọ nấu cơm cho heo ăn.Tại trại 7 Liên trại 1 Hoàng Liên Sơn, Đại Tá Thọ được nấu cho 3 con heo của Trại 7.
SINH HOẠT TRONG TRẠI 7.
Anh em tù binh Hạ Lào, cùng tù binh Phước Long, tù binh miền Trung sinh hoạt như anh em với nhau.
Những tiếng hát vang trong không không khí tĩnh mịch của núi rừng Hoàng Liên Sơn giáp Trung Quốc. Tiếng ca của Long "Anh không chết đâu Anh", làm các tù binh Hạ Lào rơi nước mắt, đã lâu không có nghe nhạc Sài gòn.
CHARLIE GẶP TƯỚNG LÊ MINH ĐẢO
Cất nhà tù trong Trại 7, làm bằng gạch lát vôi vữa, nhà cất có song sắt, Charlie toán trưởng dọn dẹp xà bần để giao cho Trại.
Tình cờ Tướng Đảo lại bắt tay từng người và cho 5 điếu thuốc Pall Mall, Anh em hút thuốc tới lúc chỉ còn đầu thuốc (dế) , rồi để vào ống thuốc lào mà kéo...
NĂM 78 CHARLIE ĐƯỢC THẢ VỀ NAM.
Đến năm 1978, Charlie được phóng thích, đoàn tụ gia đình.
Từng đoàn xe lửa chở người và có tù binh được phóng thích. Từng đoàn tàu lướt nhanh , < Đoàn tàu đi về mãi mà bạn thân tôi nơi đâu >.
Nghe tin Charlie còn sống, bà già gở hình trên bàn thờ xuống, rất mừng khi Charlie còn sống.
TIẾP TỤC LẠI CẢI TẠO LAO ĐỘNG TRONG NAM.
Về được 1 tháng Charlie đi cải tạo tiếp: Đức Hòa – Đức Huệ , Tỉnh Hậu Nghĩa đến Hội Đồng Sầm.
Từ Đức Huệ đến Hội Đồng Sầm, tàu chở 6 tiếng đồng hồ, đường sông qua Tuyên Nhơn; ở đây làm thủy lợi nước vàng, đất phèn vàng.
Làm nhà cho cải tạo Sĩ Quan chế độ cũ; mùa nước lủ 1979, nước lũ tràn vào láng trại tới nóc nhà . Anh em được về Thành phố.
Tiếp tục đi Tam Tân ( Củ Chi ); Lòng Hồ ( Dầu Tiếng ) , Dương Minh Châu..
Đến năm 1982 về làm hãng Vissan vác heo ( bốc xếp)
TỔNG CỘNG 2 MIỀN NAM + BẮC LÀ 7 NĂM CẢI TẠO.
CHARLIE GẶP bs ĐÀM HỮU PHƯỚC LL.81BCD ( SĨ QUAN TRỢ Y )
Vào Nam, Charlie gặp Phước đạp xích lô, Phước chở Charlie nhậu vài ấm bia hơi, Charlie và Phước gợi nhớ nỗi khổ ngoài Bắc.
Charlie ngâm:
An Lộc , địa sử ghi chiến tích.
Biệt kích dù thất thủ Phước Long.
Charlie và Phước cùng cười.
NĂM 2003, Charlie làm ăn thất bại , Thọ Điếc về cứu viện, cho Charlie mượn 1000 đô, từ đó Charlie có vốn làm ăn cho đến nay.
Năm 2008 GẶP LẠI CỐ NHÂN: Bùi Quang Nghĩa chụp hình kế bên Charlie 314 Tiểu Đội 3; Nghĩa điện về: Sao mày làm nghề < đồ tể >, Charlie cười nói: làm gì cũng được miễn là kiếm tiền nuôi vợ con hợp pháp là được.
NĂM 2009: Charlie gặp lại Hồ Thái Quang (ĐĐ 34).
Quang và Charlie đã cải tạo trong Nam đợt 2, tại Mật khu < Lưỡi Câu > từ Đức Hòa , Hậu Nghĩa, chạy dài đến Tuyên Nhơn (Đồng Tháp Mười ).
* Quang có bạn lúc đó là Bí Thư Phường 1, có 2 đứa con gái ; thời gian trôi qua đã ba mươi mấy năm rồi.
Bỗng nhiên có tin: Người tình của Quang (lúc Quang đi chiến dịch) , nay là Trung Tá Công An tại Bến Tre. Quang được mời về Bến Tre nhìn đứa con gái của mình thời SVSQ, làm đám cưới, sẵn dịp cho con nhìn cha luôn. Con gái hiện nay là Thiếu Tá Công An Tỉnh Bến Tre.
Thật là éo le, Quang nói với Charlie: Đúng là tao có vợ lớn, bạn tình đều là V.Cộng mà làm lớn .
NĂM 2009-2010 : Lần lượt các bạn ở hải ngoại về thăm các Anh em sau bao năm xa cách ( Thiệu, Việt, Hạnh, Tốt, …., )
Tốt đúng là cái tên Tốt, chơi xả láng, nhậu hết nhà hàng này , nghỉ vài 3 ngày, đi nhậu nhà hàng khác.
Nhờ sinh hoạt các Anh em gặp lại, sau bao năm xa cách, anh em được làm Vua vài ba giờ trong nhà hàng, xong rồi thay đồ làm công việc của mình, chạy xe ôm tiếp,………
NĂM 2012 : Mùng 4 Tết . Charlie qua nhà mẹ Thọ, chúc Tết tình cờ gặp Thọ.
Đỗ Đình Thọ ở Mỹ về VN, không báo cho bạn bè biết, hai thằng ngồi uống cà phê ngày Tết ở VN .
Charlie nói: Mùng 5 Tết Bảy ốm (Huỳnh Văn Bảy - ĐĐ.32), nhân ngày họp khóa đầu năm.Thọ nói: Đã lâu rồi không họp , nên mày chở tao đến đó.
Nhà Bảy ốm: vừa làm đám giỗ, vừa tân gia (Bảy ốm mới cất nhà xong), gặp Anh em gặp nhau rất là mừng, có Qưới, Thạch , Quan Tầm vu, Mạnh ở Long An về họp mặt thật là vui.
** Sau đó được tin Lê Kỳ Khôi Mất.
Thọ và Charlie đến nhà Khôi; nhớ ngày nào Charlie và Liếm Sắt, đi ăn đám cưới trên Trảng Bom, rồi qua chơi với Chiến ở Long Khánh. Khôi chờ Liêm và Charlie tại Công viên “Chợ Sặc” và về nhà chụp 3 thằng chung tấm hình làm kỷ niệm, chưa được bao lâu thì Khôi đã mất.
* Thọ và Charlie lại nhà Khôi.
Anh em đại gia đình “BK” đã có mặt tề tựu. Sau khi Thánh ca, Huy Lửa (34), đã cho Anh em chào Lạy: Nghiêm, Chào Tay chào….
Charlie nhìn Thọ trang nghiêm buồn để tiễn bạn mình về với Chúa.
NÓI THÊM
Charlie hồi tưởng: Thọ & Charlie ở Tù ngoài Bắc.
Trại 7 (Yên Bái) cách Lào Cai 25 cây số.
Tổ Thọ ( Điếc) và Charlie được cán bộ quản giáo được phân công chặt mỗi người 20 cây nứa, về đan mái nhà.
Sau khi rời trại qua “ Dốc trời ơi ” cao 600m , Charlie nói với Thọ: “ giờ này có củ khoai mì ăn cho đỡ đói , sướng biết mấy ”.
Bổng trong bụi có tù binh Hạ Lào bị bắt năm 1971 là TS Lê Tấn Thành (cùng trại với tôi ở trại tù Nam Hà-- Tài) nói "Tụi bây, tao còn dư 1 bao khoai mì, tụi bây lấy đem vào rừng nấu mà ăn".
Thọ và Charlie chia nhau lận trong quần mà tuột dốc xuống.
Charlie đi trước, Thọ đi sau, Charlie thấy bộ đội dưới chân đồi. Charlie kêu Thọ: có “ bò đá” đó; Thọ “ hả, hả….”, rồi tuột xuống ngay chân bộ đội, khoai mì rớt ra hết.
Thế là 2 thằng bị vào nhà “cùm”, 2 chân bị cùm, tiêu tiểu tại chỗ; sáng ra vác đá từ dưới xuống lên đúng 7 ngày được tha về láng, tiếp tục cải tạo tiếp.
Bây giờ Thọ là Việt kiều yêu nước, về thăm gia đình và bạn bè thì Khôi đã ra đi.
CHARLIE CÁM ƠN CÁC BẠN TRẠI 7 LIÊN TRẠI 1 Ở MỸ VỀ CỨU VIỆN
Cho Charlie trả nợ, có cuộc sống ổn định đến nay.
1/ BS Đàm Hữu Phước (SQ/TY LL.BCD.81)
2/ Đỗ Văn Đều (Chi khu Bố Đức)
3/ Trần Quốc Tuấn ( Sư Đoàn 18 )
4/ Huỳnh Chân Long ( Lữ Đoàn 3 Dù )
5/ Đỗ Đình Thọ 313 nói: Tao không bao giờ bỏ chiến hữu đâu Charlie.
GIÓ BỤI DỌC ĐƯỜNG PHỦ LÊN: Charlie còn 1 cẳng rưởi, giá buốt lạnh, những vết thương chiến tranh còn lại trên mình Charlie.
BỤI TƯỜNG PHỦ LÊN NHỮNG ANH EM KÉM MAY MẮN.
Cầu ơn trên cho gia đình Bác Tám ... được êm ấm…….. HẾT .
=======
5 CHARLIE
Cựu SQ Phòng 2/ TK/ PHƯỚC LONG. K.8b+c/72 TB/TĐ
H.S Chu Văn An lớp 12 B5 (niên khóa 1971-1972).
Để kỷ niệm 40 năm rời mái trường Chu Văn An ( 1972 – 2012 )
=========
CÁC ẢNH DƯỚI ĐÂY DO TÔI LƯỢM LẶT TRÊN MẠNG -- TÀI TRẦN .
4 ẢNH ĐẦU : sân bay Phước Long , dinh tỉnh trưởng trước và sau khi bị VC tấn công .








THẢM SÁT TẠI BAN MÊ THUỘT THÁNG 3/1975 .
. . .
"Tại chùa Khải Đoan ở Ban Mê Thuột quân đội CSBV đã tìm thấy một số lính VNCH trà trộn (mixed) với dân tị nạn chiến cuộc . Tất cả họ đã bị bắt . Các sư bị dẫn đến chợ , nơi mà họ được lịnh ngồi xuống cùng với với một đám đông đã bị bắt đây đó trong thành phố . Kế đó các cán bộ VC địa phương đã chỉ mặt các công chức và cảnh sát của chế độ Sài Gòn . Vào khoảng 300 người bị tách ra khỏi đám đông này và đưa về bên kia chợ để nghe một viên chức CSBV 'lên lớp' và kết tội họ là tay sai (lackey) và gián điệp của Mỹ và kẻ thù của nhân dân . Tất cả bọn họ đã bị bắn chết (shot and killed) .
Sau cuộc bắn giết này , gia đình của những ai được biết là cán bộ/viên chức chế độ Sài Gòn đã bị các vệ binh CSBV canh gác nghiêm nhặt và dẫn đi một khoảng cách ngắn khỏi thành phố . Một trong các vị sư của chùa Khải Đoan đã bám theo (follow) đoàn người này cho tới khi ông thấy vệ binh nổ súng vào họ . Những ai ko chết hay bị thương chạy vào rừng hai bên đường , trong đó có vị sư . Ông đã là một trong số ít người cuối cùng đã tới bờ biển và tìm đường về Sài Gòn .
Chú thích : vụ nổ súng này xảy ra tại BMT đã được mô tả khi tôi phỏng vấn một nhân chứng vào ngày 20/4/1976 tại Sài Gòn . Do tôi nghĩ rằng y vẫn còn ở VN nên tên y ko thể tiết lộ .
----
Dịch từ trang 37 của quyển CERTAIN HISTORY : How Hanoi Won The War (Chiến thắng chắc chắn : làm thế nào Hà Nội thắng trận) của Denis Warner , người Úc từng được tạp chí TIME xếp vào một trong hai phóng viên về Việt Nam được ngưỡng mộ nhứt .




quê ông thiệu,
Một số ảnh về tỉnh Bình Long (quê tôi) và tỉnh Phước Long .





                            
Sân bay Phước Long (hay Song Be West Base).
Sân bay này được lập tháng 4/75 như là căn cứ B-34 của BCH 5 lực lượng đặc biệt Mỹ và ở khoảng 2 km tây nam quận lỵ Phước Bình tỉnh Phước Long . Trận Sông Bé xảy ra quanh căn cứ này vào tháng 5/1965 .
Ngày 10/4/1966 LĐ 173 nhảy dù Mỹ chuyển đến đây để mở hành quân Denver và ở đây tới cuối tháng 4 .
LĐ 199 bộ binh nhẹ (khinh chiến) Mỹ đặt căn cứ ở đây từ 12/1966 đến 2/1967 .
LĐ 1 SĐ 1 Bộ binh Mỹ gồm các TĐ 1/2 , 1/26 và 1/28 đóng tại đây từ tháng 5-6/1969 .
LĐ 1 thuộc SĐ 101 dù đóng tại đây từ 1/1968 .
Tháng 4/1970 LĐ 2 SĐ 1 không kỵ gồm ba TĐ : 5/7 , 1/12 và 2/12 đến căn cứ và ở tới 3/1971 .
Một số đv Mỹ khác từng ở đây gồm các TĐ : 2/19 Pháo binh , 2/40 PB và 1/77 PB .
TAI NẠN :
Ngày 18/12/74 1 C-130A của không quân VNCH bị trúng pháo địch và bị hủy diệt .
Ngày 25/12/74 một chiếc khác bị bắn rơi khi đáp xuống .
Căn cứ này hiện bỏ hoang và dùng làm nơi ở nhưng sân bay vẫn còn thấy qua vệ tinh .
Dịch từ nguồn : Song Be Base Camp ở www. revolvy. com