Tuesday, April 14, 2020

Vừa vẽ vừa kể chuyện : Đời y sĩ trong cuộc chiến tương tàn - phần 4

Vừa vẽ vừa kể chuyện : Đời y sĩ trong cuộc chiến tương tàn - phần 4

Vừa vẽ vừa kể chuyện : Đời y sĩ trong cuộc chiến tương tàn - phần 3

Vừa vẽ vừa kể chuyện : Đời y sĩ trong cuộc chiến tương tàn - phần 2

Vừa vẽ vừa kể chuyện : Đời y sĩ trong cuộc chiến tương tàn - phần 1

Vừa vẽ vừa kể chuyện : Đời y sĩ trong cuộc chiến tương tàn - phần 6

VIỆT NAM CẦU VIỆN NHƯNG THẤT BẠI HOÀN TOÀN .
. . .
Trong tháng hai 1975 , ông Trần văn Lắm , CT của thượng Viện VNCH , từng là ngoại trưởng khi ký vào hòa đàm Paris , đã đến Washington để thuyết phục nước Mỹ thêm viện trợ cho Nam Việt Nam mà nước này đang rất cần một cách tuyệt vọng (desperately) để có cơ may sống còn nhờ bên ngoài (outside chance of surviving) .
Trong khi Lắm đến nước Mỹ , tướng Dũng đang đi trên đường mòn HCM để tới Ban Mê Thuột và trong khi Dũng đưa tăng và súng đại bác của ông vào vị trí , Lắm lại bị đánh gục (shot down) bởi những chiến sĩ của đồi Capitol (ám chỉ các thành viên của Quốc Hội Mỹ--Tài) vì họ đã ko nghe ông và làm cho ông tan vỡ ảo tưởng (disillusioned) nơi họ .
'Chỉ sáu năm trước đây, Chiến tranh VN đã đòi hỏi sự tham chiến của gần 600.000 lính Mỹ và một chi tiêu hàng năm là 30 tỉ đô ', Lắm dẫn chứng/biện luận tại Washington. '30 tỉ đô mỗi năm , nghĩa là gần 100 triệu đô mỗi ngày . Trong khi đó , sự gia tăng 300 triệu đô mà chúng tôi yêu cầu cho một năm tài khóa ko có vẻ gì quá đáng (exorbitant) , nếu (viện trợ) đó giúp chúng tôi thỏa mãn yêu cầu .'
Quốc Hội Mỹ đã ko cho phép điều đó. Lắm đã gặp phó TT Rockefeller , John Sparkman - chủ tịch Ủy ban Ngoại giao của Thượng viện , và John McClellan - chủ tịch Ủy ban Ngân sách (Appropriation committee), và Hubert Humphrey. TNS Mike Mansfield và vài người thì quá bận . 'Tôi đã có cảm tưởng rằng có một sự trả thù (revanche) của lập pháp đối với ngành pháp', Lắm đã nói với tôi khi về nước . 'Những gì hành pháp nói lập pháp ko muốn chấp thuận, ngay cả những ai trong đảng của TT. Nước Mỹ đã quá lún sâu trong những vấn đề nội bộ của họ khiến họ ko muốn lo cho VN nửa . Mọi người đều quan tâm nhiều đến việc làm thế nào để giảm lạm phát và thất nghiệp và làm thế nào để có dầu hỏa.'
Các thành viên Quốc hội đã nói với ông rằng Nam VN ko chiến đấu giỏi .'Tôi nói , "Chúng tôi đã chiến đấu giỏi trong năm 1968 và 1972 và bây giờ cũng là những người đó" ' , Lắm nhớ lại . 'Họ đã giữ thành phố An Lộc từ 1972 đến giờ . Quân CSBV có đạn đại bác nhiều gấp 10 lần chúng tôi . Nếu người lính chúng tôi có 10 viên đạn và biết rằng họ sẽ có thêm 10 viên khác khi cần , thì họ sẽ chiến đấu. Nhưng , khi người lính ko còn đạn , ko còn trang bị , ko còn phương tiện chuyển vận , tất yếu sẽ ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần của họ.'
Lắm trở về SG đầu tháng Ba , đúng lúc tướng Dũng đang chuẩn bị bắn những phát súng đầu tiên (vào BMT) . Thông điệp của y là nếu Nam VN ko có 300 triệu đô mà họ đang cần , họ sẽ ko có viện trợ gì hết trong năm tài khóa 1975-76 .
Thiệu vẫn đang tiếp nhận sự thất bại khủng khiếp về tình báo sau khi BMT mất (ý nói VNCH đã bị CSBV đánh lừa khi dồn quân bảo vệ Pleiku và Kontum trong khi lực lượng bảo vệ BMT chỉ có 2 TĐ của TrĐ 53 của SĐ 23 BB ---Tài) . Không như Phước Long chỉ do địa phương bảo vệ (chỉ sau khi bị tấn công mới được tiếp viện bởi 1 TĐ bộ binh , 3 DĐ Trinh sát , 2 biệt đội BCD-- Tài) , BMT là nơi đặt BTL của một SĐ . Sự mất mát này là một cú đấm lớn . Thiệu đã chiến đấu với THỜI GIAN , NGĂN CHẶN (withhold) mọi tin tức về BMT thất thủ trong khi tập họp đủ lực lượng để phản công và phương tiện để đưa binh sĩ tới đó . Nhưng do NỘI TUYẾN trong QLVNCH nên Dũng BIẾT TRƯỚC mọi cuộc điều quân . Tại HN , Giáp luôn có mặt ở đầu dây điện tín (telegraph , nghĩa là bằng cách đánh Morse , rất an toàn vì ko thể nghe lén . Riêng Dũng điều quân bằng máy truyền tin (radio) và điện thoại hữu tuyến . (Khi dùng máy truyền tin , bên gửi và bên nhận phải dùng đặc lịnh truyền tin , mọi thứ đều phải mã hóa để đối phương có nghe được cũng ko biết ý nghĩa . Phe VNCH chỉ dùng máy truyền tin như ANPRC-25 giữa các đơn vị nhỏ , các đơn vị lớn dùng điện tín như kể ở trên , ko dùng điện thoại hữu tuyến ---Tài) để báo cho Dũng nơi nào mà quân tiếp viện VNCH sẽ được gửi tới và quân số là bao nhiêu . (Theo báo chí của CSBV , họ đã gài một người cấp bậc trung sĩ làm tại VP của ĐT Cao văn Viên : mọi cuộc điều quân của VNCH đều được y báo cho điệp viên Phạm Xuân Ẩn để chuyển ra HN và sau đó Giáp báo lại cho Dũng-- Tài) .
. . .
(Còn tiếp)
Dịch từ sách CERTAIN VICTORY của Denis Warner , trang 33-34 .


https://www.facebook.com/photo.php?fbid=4366533966693729&set=a.197514143595753&type=3&eid=ARD9FJSj3GyYv4dIqjIqfJgyhdNYcmjP1xL4FIlD7J0G49J6LFSLARjC59-UDgFHWNtsDMMCq74SvQ-_