Thursday, June 11, 2020

NGUYỄN = 5 3 61 5 5 = 25 = 7
CÔNG = 3 7 5 3 = 18 = 9
LÝ = 3 1 = 4
Cộng lại: 7 9 4 = 20
Sau đây là ý nghĩa của số 20.
Số 20
Sự tỉnh thức (awakening)
Ngoài việc được gọi là "sự tỉnh thức", số kép này được mô tả (is pictured) bởi người cổ Can-Đê (Chaldean) là "Sự Phán Xét". Đó là một giải thích kỳ lạ (peculiar), và được tượng trưng bởi "một thiên thần có cánh, thổi kèn, trong khi từ bên dưới, một đàn ông, một đàn bà, và một đứa nhỏ sống lại/nổi lên (arise) từ một nấm mộ, với tay chấp lại cầu nguyện (hands clasped in prayer). Ở một lúc nào đó (at some time) trong kinh nghiệm/thử thách của người hay thực thể thay mặt bởi số 20, có một sự tỉnh thức mạnh mẻ, mang lại một mục tiêu mới, các kế hoạch mới, các tham vọng mới - (đó là) lời kêu gọi hành động cho đại nghĩa hay ý tưởng nào đó (some great cause or ideal). Thỉnh thoảng có thể có những trì hoãn hay chướng ngại cho kế hoạch cho y, nhưng những điều này có thể chinh phục hay vượt qua bằng cách phát triển kiên nhẩn (cũng là thách thức của số 20) và bằng cách tiếp tục trau dồi (cultivate) niềm tin vào các khả năng tự biến đổi của y (in one's own powers to transform). Số 20 đem lại phước lành (blessing) qua những giấc mơ sống động về nhận thức (vivid precognitive dream), cộng thêm khả năng bày tỏ những giấc mơ may mắn và triệt tiêu những giấc mơ tiêu cực (negative). Số 20 không phải là số vật chất (material), vì thế ko chắc có được thành công về tài chánh (doubtful regarding financial success). Nếu cần thiết có số tiền lớn để hỗ trợ thực tế cho một đại nghĩa hay ý tưởng mới, sau đó y có thể chọn một con số nặng về vật chất tích cực hơn (a more positive materialistic number) bằng cách đổi chánh tả của tên, với giả dụ rằng 20 là ngày sanh. Nếu tên cộng lại bằng 20, vậy, hy vọng rằng, ngày sanh này sẽ ban cho (bestow) một tác động tài chánh may mắn hơn (the birth number will bestow a more fortunate financial vibration). Tuy nhiên, những ai hợp với sự tác động/rung động của số 20 ít khi để ý vấn đề tài chánh. Tiền bạc không quan trọng với họ -- và số 20 sẽ, như một luật phổ quát, cung cấp đủ cho những nhu cầu căn bản".
Dịch từ trang 257-8 của sách Linda Goodman's Star Signs.
(Xong lúc 1:35 sáng ngày 17/4/2020 trong mùa đại dịch Covid-19).

Ruộng bậc thang Chuôr ôm ấp bản làng giữa đại ngàn Trường Sơn

10/10/2019 07:13 GMT+7

TTO - Dưới thung lũng nhỏ có con suối chảy quanh, ruộng bậc thang Chuôr hệt dải lụa vắt giữa hai thôn Arâng và thôn Ariing, xã Axan, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

Ruộng bậc thang Chuôr ôm ấp bản làng giữa đại ngàn Trường Sơn - Ảnh 1.
Cánh đồng Chuôr hệt dải lụa e ấp dưới chân đại ngàn Trường Sơn - Ảnh: TẤN LỰC
Nằm khép giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, ruộng bậc thang Chuôr mùa lúa trổ đòng mơn mởn xinh xắn như nét đẹp cô gái Cơ Tu đương tuổi dậy thì.
Mùa tháng 10, sương mù còn đậm đặc thung lũng trong sáng tinh sương. Theo nhịp điệu mặt trời, những vạt ruộng bậc thang Chuôr mờ mờ ảo ảo dần hiện rõ hình hài từng giờ, từng khắc.
Mặt trời càng lên cao, sương mù dần tan biến nhường chỗ cho những vạt lúa xanh nhuộm màu nắng vàng trông thích mắt. Từ lưng chừng nhìn xuống, cánh đồng Chuôr như vòng cung xanh ôm lấy bản làng, nhà dân vào vòng tay bảo bọc của mình.
Người CơTTu ở Axan bảo rằng ruộng bậc thang Chuôr đã có từ rất lâu, có thể cùng thời điểm người Cơ tu biết làm đồ gốm ở làng Ki’noonh và trồng đôi cây đa sộp - cây di sản Việt Nam, tại làng Arâng.
Dù chỉ là cánh đồng nhỏ dưới chân núi vỏn vẹn 7,5 ha, ruộng bậc thang Chuôr là kết tinh từ sức lao động của nhiều thế hệ người Cơ Tu bản địa. Nơi đây cũng là một điển hình về cách thức trồng lúa nước ở vùng cao Quảng Nam.
Người Cơ Tu cho rằng thung lũng Chuôr là nơi hội tụ linh khí đất trời, sinh ra các thể hệ người Cơ Tu yêu núi rừng, sông suối, bản làng. Bởi vậy, ruộng bậc thang Chuôr có ý nghĩa đặc biệt trong tâm thức mỗi người dân bản địa.

Ruộng bậc thang Chuôr trong nắng sớm - Video: TẤN LỰC
Ruộng bậc thang Chuôr ôm ấp bản làng giữa đại ngàn Trường Sơn - Ảnh 3.
Ruộng bậc thang Chuôr như vòng tay ôm ấp bản làng, thôn xóm người Cơ Tu - Ảnh: TẤN LỰC
Ruộng bậc thang Chuôr ôm ấp bản làng giữa đại ngàn Trường Sơn - Ảnh 4.
Con suối chảy quanh làm nên sức sống cho ruộng bậc thang Chuôr - Ảnh: TẤN LỰC
Ruộng bậc thang Chuôr ôm ấp bản làng giữa đại ngàn Trường Sơn - Ảnh 5.
Nơi này gắn với lịch sử lâu đời của người Cơ tu tại Axan. Ruộng bậc thang Chuôr đã được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận là Danh thắng cấp tỉnh năm 2010 - Ảnh: TẤN LỰC
Ruộng bậc thang Chuôr ôm ấp bản làng giữa đại ngàn Trường Sơn - Ảnh 6.
Những vạt ruộng không đồng nhất nhìn từ trên cao như một kiểu hoa văn độc đáo - Ảnh: TẤN LỰC
Ruộng cách Đà Nẵng hơn 150km đường rừng núi, hành trình đến đây tương đối khó khăn.
Từ Đà Nẵng, du khách có thể đi xe máy hoặc ô tô theo quốc lộ 14G xuyên khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa đến thị trấn Prao, huyện Đông Giang, Quảng Nam, di chuyển theo đường Hồ Chí Minh đến xã Bhalee rồi rẽ trái vào đường liên huyện đến xã A Tiêng - trung tâm huyện Tây Giang.
Tại đây, du khách nên dừng nghỉ, ăn uống và nạp xăng dầu trước khi chinh phục chặng đường gần 50 km được đánh giá là đẹp mắt nhưng cũng khó khăn nhất hành trình, khi đi xuyên qua rừng đại ngàn Tây Giang thuộc các xã Lăng, Tr'Hy và Axan.
Trên đường đi, du khách có thể dừng chân ngắm cảnh tại Đỉnh Quế - một đỉnh núi cao có quan cảnh tuyệt đẹp và khí hậu cực mát mẻ, trước khi vào Axan. Hành trình đi từ Đà Nẵng đến ruộng bậc thang Chuôr khoảng 4-5 giờ.
Bến Giằng, một địa danh đã đi vào lịch sử và văn học, ngày nay là huyện Nam Giang, phía tây tỉnh Quảng Nam. Đi theo đường Hồ Chí Minh hoặc QL14E từ QL1A lên, là ta đã đi xuyên qua nhiều di tích, thắng cảnh của vùng đất này.
Cuối đường 14E là cửa khẩu Đắc Óoc sang huyện Đắc Chưng, thuộc tỉnh Sê Công của nước Lào, nơi nổi tiếng với cây sa nhân và giống ngựa thồ. Trong Bài thơ về hạnh phúc, nhà thơ Dương Hương Lý từng viết: “Con sông Giằng gầm réo miên man”, nhà thơ Tố Hữu cũng có câu “Ôi làng Rô nhỏ của tôi”, chính là khu vực mà trước đó nhà văn Nguyễn Chí Trung đã có bút ký nổi tiếng Bức thư làng Mực… Ngày nay, Bến Giằng đã được thay thế bằng chiếc cầu sắt của hãng Effel chế tạo được tháo từ cây cầu De Lattre ở Đà Nẵng đưa lên… Qua cầu để lên biên giới, qua khỏi các làng Tà Bhing, Chà Vàl , làng Ving, Dốc Thờ, Bót Xít… ta sẽ bước vào những vùng đất mà Chu Cẩm Phong từng lăn lộn thời chiến tranh và ghi lại sinh động trong Nhật ký Chiến tranh của anh.

Trở lại Bến Giằng - ảnh 1
Cầu Bến Giằng  Ảnh: Nguyễn Sông Hàn

Trở lại Bến Giằng - ảnh 2
Các thiếu nữ Cơ tu qua suối - Ảnh: Nguyễn Sông Hàn
Ở Bến Giằng có các thác đẹp như thác Monica dọc đường Hồ Chí Minh (tương tuyền hoàng hậu Monique của cựu hoàng Sihanouk từng dừng chân và tắm ở đây trong chiến tranh), hay thác Gờ răng (cá Chiêng) ở làng Tà Bhing, thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên sông Thanh nước trong xanh bốn mùa giữa đại ngàn.
Thăm thú vùng Bến Giằng ngày nay, có thể ghé ăn những món cơm lam nấu ống tre ở Chà vàl, uống rượu Tà vạt (rượu đoát), với món mồi cá Chiêng ở Tà Bhing trong những ngôi nhà gươl cùng các cô gái người Cơ tu luôn nở nụ cười tươi như hoa rừng. Trong men Tà Vạt ngây ngây, có thể xem những vũ điệu Đinh tuk, Ya ya… dưới ánh lửa bập bùng hoặc nghe các già làng hát lý. “Ngực em tròn như vầng trăng, chân em trắng như chiếc ngà voi” là những câu hát lý nghe từ hơn 20 năm trước, giờ tôi vẫn còn nhớ…
Từ Đà Nẵng đi Bến Giằng với đường dài khoảng 100 cây số và có thể về trong ngày. Nhưng để uống Tà Vạt hoặc hưởng cái hơi lạnh ở biên giới Cổng Trời trên độ cao hơn ngàn mét, tốt hơn là nên ở lại qua đêm.
Đi lại nhiều lần qua Bến Giằng, nhưng tôi tiếc vì chưa thấy đơn vị lữ hành nào thiết kế một tour du lịch đến đây, kết hợp với việc khám phá đường mòn Trường Sơn vẫn còn nhiều dấu vết giữa các khu rừng nguyên sinh.
Nguyễn Sông Hàn
Bến Giằng và bến Hiên ở Quảng Nam.
Hai vùng đất bến Hiên, bến Giằng trước đây nay thuộc huyện nào của tỉnh Quảng Nam? Trong tỉnh còn có địa danh nào bắt đầu từ bến nữa không? (Mỹ Trí, Hải Châu, Đà Nẵng)
- Bến Giằng, bến Hiên là tên gọi của hai vùng đất phía tây bắc tỉnh Quảng Nam, ngày nay ít người biết tới bởi cả hai đã được đổi tên.
Theo mục “Quảng Nam - Đà Nẵng qua các địa danh” trên Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng (danang.gov.vn), bến Giằng là vùng đất nơi ngã ba con sông Thanh đổ vào sông Nước Mỹ, có một bãi cát bằng phẳng nằm ở phía trên thác, làm nơi đậu của ghe thuyền có tên là bến Giằng Xay. Về sau bến Giằng Xay được rút gọn lại còn bến Giằng. Tháng 1 năm 1948, chính quyền cách mạng thành lập châu Bến Giằng theo quyết định của Ủy ban Kháng chiến - Hành chính tỉnh Quảng Nam, trên cơ sở các làng dân tộc miền núi tách ra khỏi huyện Đại Lộc. Đến tháng 6-1949, châu Bến Giằng đổi thành huyện Bến Giằng, sau rút gọn lại thành huyện Giằng. Nay đổi thành huyện Nam Giang.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam còn có một địa danh Giằng Xay nữa, đó là một con dốc làm ranh giới tự nhiên giữa thành phố Tam Kỳ và huyện Tiên Phước, phía đông là xã Tam Lộc, phía tây là xã Tiên Sơn, trên con đường Tam Kỳ đi Việt An.
Cũng theo trang web dẫn trên, bến Hiên là một bãi bồi rộng ở vùng đất nơi ngã ba sông Trăng chảy vào sông Con. Đầu thế kỷ XX, có một người miền xuôi lên đây vỡ hoang trồng lúa, bắp,... Ghe lái buôn chở hàng từ hạ lưu lên trao đổi với người dân tộc đều ghé vào đây. Người Cơ tu đem lâm sản từ các buôn làng đổi lấy muối, vải,… Năm 1950, đơn vị hành chính cấp huyện được thành lập lấy tên là huyện Hiên theo quyết định của Ủy ban Kháng chiến - Hành chính tỉnh Quảng Nam, trên cơ sở các xã miền núi phía tây bắc tách ra từ huyện Đại Lộc. Huyện Hiên ngày nay được chia thành hai huyện Đông Giang và Tây Giang.
Khi xưa, giao thông ở Việt Nam nói chung, tỉnh Quảng Nam nói riêng, chủ yếu là đường thủy, từ đó phát sinh ra các bến - là nơi tàu, thuyền đỗ lại để khách lên xuống và xếp dỡ hàng hóa.
Tỉnh Quảng Nam có nhiều địa danh bắt đầu từ bến. Cũng như bến Giằng, bến Hiên, các địa danh này đều có một “lịch sử” riêng.
Bến Trễ là bến sông nằm bên sông Cổ Cò, thuộc làng Thanh Hà, Hội An. Trễ từ cổ chỉ một loại xuồng, ghe nhỏ đan bằng tre, trét dầu rái, bề ngang từ 50 - 80cm, bề dài từ 4-5m, được ngư dân dùng để đánh bắt tôm, cá,… Bến Trễ là quê hương của Phó bảng Nguyễn Duy Hiệu (Hường Hiệu), thủ lĩnh của Nghĩa hội Quảng Nam. Từ bến Trễ - Thanh Hà, ông đã đi ghe ngược sông Cổ Cò ra làng Hà Lộc (nay thuộc phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn) để theo học Cử nhân Lê Tấn Toán.
Bến Cồn Chăm là một bến sông rộng ở làng Bàn Thạch, nay thuộc xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, là điểm hội tụ của ba dòng sông chính: Thu Bồn, Bà Rén (đoạn qua khu vực Duy Vinh gọi là sông Ly Ly), Trường Giang trước khi đổ ra Cửa Đại. Sở dĩ có tên là bến Cồn Chăm, bởi xưa đây là điểm cuối của đường bộ nối từ kinh đô Simhapura (Trà Kiệu) đến cửa Đại Chiêm, một bến cảng quan trọng của Vương quốc Chăm-pa.
Bến Dầu là một bến ghe thuyền, cũng là tên một chợ nằm ở tả ngạn sông Thu Bồn, nay thuộc xã Đại Thạnh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Các nguồn hàng lâm thổ sản khai thác từ rừng phía tây vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, mà mặt hàng đặc trưng là dầu rái, được tập trung về đây, rồi chở đi tiêu thụ ở Hội An, Đà Nẵng và các tỉnh.
Bến Ván là một bến thuyền (tên chữ là Bản Tân), nằm hữu ngạn con sông cùng tên. Ngày xưa gỗ khai thác từ nguồn Hữu Ban chuyển theo đường nước về đây, được xẻ thành ván cung cấp cho ngành đóng thuyền và làm đồ gia dụng. Bến Ván nay thuộc thị trấn Núi Thành, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
ĐNCT
Các tin khác
Hệ thống đào tạo y khoa
Thợ khắc bia nhà nước và thợ khắc bia dân gian
Bút đàm
Bờ biển Đà Nẵng dài bao nhiêu?
"Công tử bột"
Cầm ly rượu vang thế nào cho đúng cách?
Infographic
Tục "đi sim"
Về câu tục ngữ "Thả con săn sắt, bắt con cá rô"
Bói tuổi mẹ - con, đoán nghề con