Monday, July 20, 2020

https://911gfx.nexus.net/vietnam/maps/ne48-16/ne48_16c.html

SNOUL: Trận chiến hào hùng của Lữ Đoàn 3 KB/LLXKQDIII (Ngụy Sàigòn)
Lời nói đầu: Bài viết nầy không nhằm mục đích chỉ trích, bôi nhọ, hay vinh danh bất cứ cá nhân nào, chỉ để phản bác những luận điệu hàm hồ, những sự kiện sai lạc, những chụp mũ vô căn cứ của Trung Tá Nguyễn Ngọc Ánh về cuộc rút quân tại SNOUL của Chiến đoàn 8 và cuộc tiếp cứu hào hùng của Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh và LLXKQDIII trong quyển Chiến Thắng An Lộc 1972, do Trung Tá Nguyễn Ngọc Ánh chủ biên và Đại Úy Lê Hoàng Ân, Tổng Biên Tập
Trong quyển Chiến Thắng An Lộc 1972 có nhắc đến những trận đánh dọc theo Quốc Lộ 13. Muốn hiểu rõ tại sao có trận chiến tại An Lộc chúng ta cần phải biết những trận đánh về trước của Quân Đoàn III. Để bào chữa cho việc Trung Tướng Nguyễn Văn Minh rút hết đoàn quân viễn chinh về nước khi vừa lên thay thế Trung Tướng Đổ Cao Trí, Tư Lệnh Quân Đoàn III vừa tử trận, Trung Tá Nguyễn Ngọc Ánh đã cho rằng nhờ rút quân về mà có đủ quân diện địa để chống lại cuộc tấn công vào An Lộc của 3 Công Trường Cộng Sản Bắc Việt Xâm Lược (CSBVXL). Điều mà Tr/Tá Nguyễn Ngọc Ánh gọi là đủ quân diện địa đó chỉ trần xì có 3 Trung đoàn 7 và 8 /Sư Đoàn 5 BB và Chiến đoàn đặc nhiệm 48 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh. Trong trận đánh An Lộc, Quân Đoàn III đã yêu cầu Bộ Tổng Tham Mưu gửi Lữ Đoàn 1 ND , Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, Sư Đoàn 21 BB cùng Thiết Đoàn 9 Kỵ Binh và Trung Đoàn 15/ Sư Đoàn 9 BB cùng Chi Đoàn 1/2 Thiết Kỵ từ Quân Đoàn IV lên tăng viện cho chiến trường An Lộc . Ngụy tui có viết bài Dambe, Cuộc rút Quân Bi Hùngđể phản bác lại lập luận vừa ấu trỉ, vừa coi thường độc giả của Trung Tá Nguyễn Ngọc Ánh. Phụ tá Hành Quân Quân Đoàn III (HQ QDIII)
Trong Chương 8 phần 1 Quốc Lộ 13 và phần 1.1 Trận Snoul, Trung Tá Ánh viết:
“Chiến Đoàn 8 Việt Nam Cộng Hoà bị Cộng Quân vây hãm nhiều ngày tại cứ điểm Snoul, chờ viện quân (Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh), không thấy, nên phải đột phá vòng vây, và về được đến Quận Lỵ Lộc Ninh thuộc Tỉnh Bình Long ngày 31 tháng 05 năm 1971, bị tổn thất khá nặng về nhân mạng và chiến cụ…”
“Lệnh tăng phái Lữ Đoàn 3 Xung Kích cho Sư Đoàn 5 Bộ Binh có hiệu lực từ 08 gìờ sáng ngày 26 tháng 5 năm 1971…..
Chỉ sau vài tiếng đồng hồ, kể từ khi nắm quyền điều động Lữ Đoàn 3 Xung Kích, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh bỗng nhiên mất liên lạc với Lữ Đoàn 3 Xung Kích. Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 liền điện báo về Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3, cho biết là đã mất liên lạc với Lữ Đoàn 3 Xung Kích.
Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 tức tốc gửi phi cơ quan sát bay lên tìm kiếm, dọc theo lộ trình di chuyển của Lữ Đoàn 3 Xung Kích, từ Tây Ninh đến Bình Dương vòng qua An Lộc, nhưng không tìm thấy dấu tích hay tần số liên lạc của Lữ Đoàn 3 Xung Kích.
Ngay cả việc điện về Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, theo hệ thống S.O.S, Bộ Tổng Tham Mưu cũng trả lời là không có bắt được tần số nào của Lữ Đoàn 3 Xung Kích thuộc Quân Đoàn 3.
Nỗ lực tìm tung tích Lữ Đoàn 3 Xung Kích qua đến 48 giờ sau vẫn không có kết quả. Trong lúc đó tại Snoul, Chiến Đoàn 8 Bộ Binh báo cáo về Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh là địch đang siết chặt vòng vây, địch gia tăng pháo vào căn cứ Hoả Lực, nơi đặt Bộ Chỉ Huy của Chiến Đoàn 8 tại Snoul.
Việc tìm kiếm tông tích Lữ Đoàn 3 Xung Kích vẫn liên tục, kéo dài cho đến trưa ngày 29 tháng 05 năm 1971, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 chỉ thị cho phi cơ quan sát lên vùng, bay thật thấp, có thể nhìn rõ địa thế bên dưới. Phi công mới phát hiện một Chiến Xa M.41 lộ hình bên cạnh một lùm cây. Viên phi công bay rà trở lại, điều khiển đôi cánh lạng qua lạng lại trên đầu chiến xa nhiều lần, đồng thời báo về Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3, cho biết đã tìm thấy đoàn thiết kỵ tại khu rừng “Chồi” gần Quận Củ Chi Tỉnh Hậu Nghĩa và Quận Bến Cát thuộc Tỉnh Bình Dương.
Mãi đến khi thấy L.19 phát hiện, Lữ Đoàn 3 Xung Kích mới chịu “mở máy” truyền tin, bắt lại tần số liên lạc với các đơn vị được ghi trong đặc lệnh truyền tin hành quân hiện hữu….”
” Còn về Lữ Đoàn 3 Xung kích, Quân Đoàn có cho mở cuộc điều tra chính thức. Sau khi đọc biên bản của phái đoàn điều tra, và lời biện minh của Đại Tá Trần Quang Khôi, Trung Tướng Minh nhận thấy Đại Tá Khôi đã từng lập được nhiều công trận cho Quân Đoàn 3, (vào thời Cố Đại Tuớng Đỗ Cao Trí), nên chấp thuận cho Đại Tá Khôi được xuất ngoại theo học khóa tu nghiệp về Thiết Giáp tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên phải bị cách chức Tư Lệnh Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh, bàn giao lại cho Đại Tá Đoàn Kim Định. “
Mặt khác Thiếu Tá Trần Văn Thưởng (1), Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1/8, trong bài viết Trận Đánh Snoul và Những Hậu Quả đã cho biết rất rõ ràng diễn tiến cuộc hành quân lui binh của Chiến đoàn 8 (CD8) sau khi bị hai Công Trường 5 và 7 Cộng sản Bắc Việt xâm lược (CSBVXL) bao vây chặn bít đường về để tiêu diệt CD8. Viết bài nầy Th./Tá Thưởng hy vọng Tướng Minh cho biết lý do nào ông đã án binh bất động trong tuần lể cuối cùng của tháng 5/1971 và tại sao Tướng Minh cho CD8 rút quân đơn độc. Không yểm trợ. Không lực lượng tiếp cứu, trong khi CD8 bị bao vây, bị tấn công từ ngày 24 tháng 5 năm 1971 đến ngày 31 tháng 5 năm 1971. Tướng Minh đã không trả lời và Th./Tá Thưởng bắt buộc phải phổ biến bài viết nầy để vinh danh những chiến sĩ can trường của CD8 và Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III (LLXKQD3) và cũng để minh oan cho những cấp chỉ huy của Th/Tá Thưởng là Thiếu Tướng Nguyễn văn Hiếu, Tư lệnh SD5BB và Đại Tá Bùi Trạch Dzần, Chiến đoàn trưởng CD8 đã bị Trung Tướng Nguyễn văn Minh đổ hết tội lổi và cách chức.
Theo Thiếu Tá Thưởng, người đã điều động Tiểu đoàn 1/8 BB rút quân về Snoul ngày 24/5 và đã cùng Chiến Đoàn 8 rút quân về nước. Ông có những băn khoăn không bao giờ hiểu được. Sau khi trận chiến tàn, Ông rời Sư Đoàn 5 BB cùng với Đại Tá Bùi Trạch Dần và Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu cùng hai Tiểu Đoàn trưởng khác để về làm việc tại Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt (VBQGDL). Tại đây Ông gặp lại Thiếu Tướng Hiếu trong dịp mãn khóa 24 VBQGDL. Ông muốn viết bài về Snoul với nhiều thắc mắc để gửi đến Trung Tướng Minh. Nhưng T/T Hiếu đã ngăn lại vì lý do Tướng Minh đang cầm quân giữ nước cho nên Tướng Minh cần uy tín. Bất cứ hành động nào dù đúng hay sai để làm mất uy tín Tướng Minh đều không thể nào chấp nhận được. Cho nên những băn khoăn, những thắc mắc, những uất ức Thiếu Tá Thưởng ấp ủ trong lòng. Ông phải tuân theo ý Tướng Hiếu như một người Lính lúc nào cũng tuân lệnh thượng cấp. Bây giờ Chính phủ, Quân đội Quốc gia không còn, nỗi đau vẫn khôn nguôi. Những bất công vẫn còn mưng mũ như ngày nào. Cho nên Thiếu Tá Thưởng phải làm một cái gì để vinh danh, để trả lại sự thật, trả lại công đạo cho Thiếu Tướng Hiếu và toàn thể quân nhân các cấp thuộc Chiến đoàn 8 ngày nào. Có người mang thân lưu lạc. Có người sống sót sau những tháng năm bị cầm tù trong những nhà tù CSVN. Có người đã an giấc nghìn thu từ mấy mươi năm trước. Dù họ còn sống hay đã hy sinh, họ chính là những chiến sĩ can trường của QLVNCH anh dũng và bất diệt. Sự thật phải trả lại sự thật. Cho nên Th/T Thưởng đã viết bài nầy và gửi đến Tướng Minh để làm sáng tỏ một vài thắc mắc của Th/T Thưởng và các chiến binh thuộc Chiến đòan 8.
Đó là tại sao Tướng Minh cho Chiến đoàn 8 rút quân đơn độc khi đã bị CT5 và CT 7 CSBVXL với quân số gấp 5 lần bao vây, tấn công liên tục để tiêu diệt. Trong khi nỗ lực chính của Quân Đoàn đang nằm ở Chup, Kampong Cham và có hai chiến đoàn khác của SD 18BB và SD 25BB đang nằm hướng Nam của Chiến đoàn 8. Tại sao Tướng Minh cho tăng phái Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III (LLXKQDIII) quá trể. Đó là hai thắc mắc đã làm nhức nhối Th/Tá Thưởng hằng bao năm trời. Tiếc thay Tr/Tướng Nguyễn Văn Minh đã giữ im lặng không có câu trả lời cho một thuộc cấp, một chiến sĩ trong cuộc, mà nổi uất ức vẫn đeo đuổi ông bao nhiêu năm trường. Theo Th/Tá Thưởng, bằng nhãn quan của một Tiểu Đoàn trưởng, Th/Tá Thưởng cho rằng Tướng Minh đã thất bại hoàn toàn trong cương vị của một Tư lệnh Quân đoàn. Đã đánh giá sai tình hình, quân số và ý đồ của địch. Khi cho rút quân mà không điều động hai chiến đoàn ở phía Nam Snoul làm đơn vị trì hoản và đã không nhanh chóng điều động LLXKQDIII làm đơn vị tiếp trợ từ Lộc Ninh hướng về Snoul trên QL7. Cho nên CD8 đã bị thiệt hại khi rút quân đơn độc, không có phi pháo yểm trợ hùng hậu, không có Lực lượng tiếp trợ nhanh chóng để CD8 bảo toàn lực lượng. Đồng thời ông cũng vinh danh Tướng Nguyễn Văn Hiếu , Đại Tá Bùi Trạch Dzần và Đại Tá Trần Quang Khôi đã cùng CD8 và LLXKQDIII chiến đấu anh dũng để rút quân về nước có thiệt hại nhưng không bị tiêu diệt toàn bộ hoặc đầu hàng nhục nhã . Đây là tiếng nói của Th/Tá Thưởng tức là tiếng nói của toàn thể chiến đoàn 8. Thay vì vinh danh , họ đã bị cách chức, bị trừng phạt, bị mang tiếng là thất trận mà không do lỗi của họ. Thật sự do ông Tư lệnh Quân Đoàn thiếu khả năng hay có âm mưu gì khác.
Cho nên Ngụy tui cần phải tìm hiểu để lên tiếng bảo vệ và phục hồi danh dự cho những chiến sĩ đã bị bôi nhọ. Điển hình là toàn thể các chiến sĩ trong LLXKQDIII và Đại Tá Trần Quang Khôi đã bị những người như Trung tá Nguyễn Ngọc Ánh bêu riếu, hạ nhục với mỗi ý đồ là chạy tội cho thầy là Tướng Nguyễn Văn Minh Tư lệnh Quân đoàn III.
Phỏng Vấn Tướng Trần Quang Khôi , Tư Lệnh Lữ Đoàn 3KB kiêm Tư lệnh LLXKQDIII.
Ngụy Saigon(NSG): Kính chào Thiếu Tướng (2). Vì Trung Tá Nguyễn Ngọc Ánh , Phụ Tá Hành quân Quân đoàn III, đã viết trong “Chiến Thắng An Lộc 1972″ Khi Quân Đoàn III điều động LLXKQDIII về làm lực lượng tiếp trợ cho Chiến Đoàn 8 (CD8) rút quân tại Snoul , LLXKQDIII dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tướng đã im lặng vô tuyến, trốn tránh không chịu thi hành quân lệnh và sau đó Thiếu Tướng đã bị cách chức Tư Lệnh và gửi đi học khóa Chỉ huy Tham mưu Cao cấp tại Leavenworth, Hoa Kỳ. Trong khi đó Thiếu Tá Trần Văn Thưởng , Tiểu đoàn trưởng , Tiểu đoàn 1/8 BB hiện diện trong cuộc rút quân, đã quy trách cho Trung tướng Minh , Tư lệnh Quân Đoàn III, bỏ rơi CD8 rút quân đơn độc và vinh danh Thiếu Tướng cùng LLXKQDIII đã hết lòng tiếp cứu nên CD8 đã không bị Công Trường 5 và 7 Cộng Sản Bắc Việt xâm lược (CSBVXL) tiêu diệt . Nhằm để làm sáng tỏ một vấn đề rất quan trọng liên hệ đến DANH DỰ của cá nhân Thiếu Tướng và toàn thể Sĩ quan, Hạ sĩ quan , Binh sĩ thuộc LLXKQDIII xin Thiếu Tướng cho phép em được phỏng vấn Thiếu Tướng về cuộc tiếp cứu CD8 tại Snoul.
Chuẩn Tướng Khôi (Ch./T Khôi) : Chào em, anh sẵn sàng trả lời những thắc mắc của em.
NSG: Vào tháng 3 năm 1971 khi Trung Tướng Đổ Cao Trí đền nợ nước trong tai nạn trực thăng , Trung Tướng Nguyễn Văn Minh đảm nhận chức vụ Tư Lệnh QDIII. Thay vì đi tiếp kế hoạch của Trung Tướng Trí thì Trung Tướng Minh quyết định cho rút quân. Sau 2 lần thất bại khi chỉ huy Chiến đoàn 5 BDQ và Chiến đoàn 333 BDQ cùng LLXKQDIII rút quân ra khỏi Dambe với nhiều thiệt hại, Tướng Minh phải giao quyền cho Thiếu Tướng chỉ huy cuộc rút quân bi hùng đó thì LLXKQDIII và Chiến đoàn 5 BDQ và CD 333 BDQ rút về VN hay rút đi đâu ?
Ch./T Khôi : LLXKQD III và hai chiến đoàn 5 BDQ và 333 BDQ rút về Quốc lộ 7 đặt dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tướng Nguyễn Xuân Thịnh , Tư Lệnh Sư Đoàn 25 BB. LLXKQDIII đóng quân ở thị trấn Suong giữa đồn điền Chup và đồn điền Krek. Chiến đoàn 5 BDQ ở gần Krek và CD333 BDQ bố trí cách đó 1km về phía Tây.
NSG: Ngày nào thì Quân Đoàn III ra lệnh cho LLXKQDIII tăng phái cho Sư Đoàn 5 Bộ Binh (SD5BB) để đi tiếp cứu CD8?
Ch./T Khôi : Ngày 29 tháng 5 năm 1971
NSG: Quân Đoàn III (QD III) ra lệnh cho Thiếu Tướng trình diện thẳng SD5BB hay trình diện Quân Đoàn ?
Ch./T Khôi : LLXKQDIII dang hoạt động thám sát tại Suong (Suong ở phía Nam của Dambe) được lệnh Quân ĐoànIII (QDIII) di chuyển về Thiện Ngôn tiếp tế xăng và chờ lệnh QDIII . Anh dùng xe Jeep đến trình diện Bộ Tư Lệnh Tiền Phương QĐ tại Tây Ninh.
NSG: Tại Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn, Thiếu Tướng trình diện Tr/T Minh hay thẩm quyền nào khác và lệnh hành quân như thế nảo ?
Ch./T Khôi: Anh gặp Đại Tá Ngô Văn Minh, Tham mưu trưởng Hành quân QĐ . Đại Tá Ngô Văn Minh cho biết lệnh của Tr/Tướng Minh biệt phái LLXKQDIII cho SD5BB. Tr/Tướng Minh ra lệnh cho LLXKQDIII ngày mai 30 tháng 5 năm 1971 di chuyển đến Bộ Tư lệnh SD 5BB tại Lai Khê nhận lệnh Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu.
NSG: Tại sao không điều động LLXKQD III đi ngay mà phải chờ đến ngày mai?
Ch./T Khôi : Anh muốn đi qua Lai Khê ngay. Nhưng Đại Tá Ngô Văn Minh lập lại rõ ràng đó là lệnh của Tr/T Minh muốn LLXKQDIII ngủ qua đêm ở Thiện Ngộn Sáng ngày mai 30 tháng 5 năm 1971 chờ Địai Phương Quân mở đường xong mới di chuyển.
NSG: Tại sao không đi thẳng từ đồn điền Mimot đến Snoul ?
Ch./T Khôi : Không an ninh lộ trình với lại tiền cứ của LLXKQDIII đặt tại Thiện Ngôn. Về đó tiếp tế, tu bổ thuận tiện hơn.
NSG: Xin Thiếu Tướng cho biết những hoạt động của LLXKQDIII trong ngày 30 tháng 5 năm 1971?
Ch./T Khôi : Ngày 30 tháng 5 năm 1971, tại Thiện Ngôn LLXKQDIII được lệnh phải chờ cho Địa Phương Quân mở đường xong từ Thiện Ngôn tới Trại Bí. Mất gần cả ngày. Đến Tây Ninh 4 giờ chiều, qua Thủ Dầu Một. Đến Lai Khê trời đã tối. Anh cho LLXKQDIII bố trí quân ở phía Nam Lai Khê . Riêng anh đến trình diện Bộ TL SD5BB không gặp Tướng Hiếu vì Tướng Hiếu đang ở Lộc Ninh. Gặp Đại Tá Ngô Lê Tuệ, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn cho biết lệnh Thiếu Tướng Hiếu cho LLXKQDIII đóng quân tại Lai Khê qua đêm. Ngày mai tức sáng ngày 31 tháng 5 năm 1971 lên trình diện Thiếu Tướng Hiếu tại Lộc Ninh. Nhưng nửa đêm nhận công điện của Quân Đoàn từ Tướng Minh thắc mắc tại sao không đi Lộc Ninh ngay mà nằm lại Lai Khê bộ tính kéo quân về Sài gòn đảo chánh. Anh trả lời đó là lệnh của Tướng Hiếu vì ông sợ Thiết giáp di chuyển ban đêm rất nguy hiểm. Dễ bị phục kích.
NSG: Sau khi trình diện T/T Hiếu tại Lộc Ninh. LLXKQD III đã tiếp cứu CD8 như thế nào?
Ch./T Khôi : 8 giờ sáng ngày 31 tháng 5 năm đến Lộc Ninh trình diện Tướng Hiếu , Anh báo cáo tình trạng LLXKQDIII. Tướng Hiếu cho biết tình hình cuộc rút quân và yêu cầu Anh đi lên Snoul ngay lập tức. Từ Lộc Ninh đến Snoul khoảng chừng 16 km nhưng địa thế hai bên là rừng, sinh lầy , độc đạo rất khó điều động Thiết giáp. Anh biết chắc địch quân nằm bố trí chờ đánh tiếp viện. Anh chia LLXKQDIII ra làm hai cánh quân Chiến Đoàn 315 gồm có Thiết Đoàn 15 Kỵ Binh và Tiểu đoàn 36 Biệt Động Quân do Trung Tá KB Nguyễn Văn Đồng chỉ huy dẫn đầu. Chiến Đoàn 318 gồm Thiết đoàn 18 KB và Tiểu đoàn 52 BDQ do Thiếu Tá KB Bùi Văn Lộc chỉ huy bố trí trừ bị phía sau
Vì địa thế không thể điều động TG bung rộng ra được , chiến thuật của anh là sử dụng hỏa lực tập trung của Không quân Hoa Kỳ và Việt Nam cùng Pháo Binh đánh không ngừng nghỉ dọc hai bên trục đồng thời điều động Chiến đoàn 315 tiến lên Chi đoàn trưởng Chi đoàn 1/15 Chiến xa Đại úy Lê Văn Nho dẫn đầu tấn công phối hợp cùng Đại úy Giai, Tiểu Đoàn trưởng TD 36 BDQ cận chiến với địch quân hai bên đường. Anh chỉ huy trận đánh trên trực thăng chỉ huy của Thiếu Tá David Russell, Đại Đội trưởng Đại Đội A thuộc Tiểu Đoàn 3/17 Không Kỵ Hoa Kỳ , biệt phái yểm trợ cho Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh. Qua trung gian Thiếu Tá Russell anh điều khiển Không lực Hoa Kỳ và trực thăng vỏ trang hỏa tiển yểm trợ cận chiến, tiêu diệt nhiều ổ phục kích của địch quân bố trí hai bên trục tiến quân. Trực thăng chỉ huy bị phòng không địch bắn thủng nhiều chỗ.
NSG: Lúc đó Thiếu Tướng ngồi trên Thiết xa M 577 chỉ huy?
Ch./T Khôi: Anh lên trực thăng của Thiếu Tá David Russell để chỉ huy trận đánh
NSG: Có phải Thiếu Tá David Russelll đã yểm trợ mạnh mẻ và hữu hiệu cho T/T trong cuộc rút quân hào hùng ở Dambe? Trận đánh tiếp diễn ra sao ? Tại sao T/T phải lên trực thăng chỉ huy ?
Ch./T Khôi: Đúng vậy. Thiếu Tá David Russell là một chiến sĩ quả cảm. Ông rất thương yêu và hết lòng yểm trợ cho LLXKQDIII mỗi khi yểm trợ cho quân mình. Anh phải lên trực thăng vì đường độc đạo sình lầy. hai bên rừng rậm khó quan sát chiến trường và qua trung gian của Th/ Tá Russell anh mới có thể điều động Không Lực Hoa Kỳ yểm trợ hữu hiệu hơn. Anh điều động Không Lực Hoa Kỳ (KLHK) và Đại đội trực thăng võ trang Hoa Kỳ đánh ngay vào trận địa. Bắt buộc phải đánh sát thủ ngay trên đầu quân mình. Trận chiến kéo dài từ sáng đến tối còn cách một ngọn đồi. Bên nầy là LLXKQDIII bên kia là Chiến Đoàn 8 (CD8) mà không tiến lên được để bắt tay cùng CD8 vì trời tối Không quân Hoa Kỳ rút đi . Phải ngưng chiến bố trí phòng thủ qua đêm.
NSG: Tại điểm bố trí phòng thủ ban đêm cách CD8 bao xa và cách Snoul bao xa?
Ch./T Khôi: Cách CD8 khoảng 500 m và cách Snoul khoảng 2km.
NSG: Tình hình và tinh thần của CD8 khi LLXKQDIII đến giải cứu?
Ch./T Khôi : Khi đã bị 2 Công Trường CSBVXL bao vây chận đánh trên đường rút lui mà không có đơn vị cản hâu. Không có Không Quân yểm trợ tối đa và mãi đến ngày 31 tháng 5 năm 1971 tức là một tuần lể sau khi bị bao vây mới được LLXKQDIII tiếp cứu thì tinh thần của CD8 xuống rất thấp. Đại Tá Bùi Trạch Dần, Chiến đoàn trưởng CD8 ngồi hẳn trong xe chỉ huy của Trung Tá Tôn Thất Hoàng, Thiết Đoàn trưởng Thiết Đoàn 1 Kỵ Binh. Coi như Đại Tá Dần không còn điều động chỉ huy gì được nữa. Sáng ngày 1 tháng 6 năm 1971 Anh đề nghị Đại Tá Dần cho CD8 án binh chờ LLXKQDIII giải tỏa hoàn toàn đoạn đường 500m giữa hai bên ngọn đồi. LLXKQDIII sẽ bảo vệ cho CD8 rút quân. Nhưng Đại Tá Dần không nghe. Ông ra lệnh cho Trung Tá Hoàng rút chạy giữa hai hai lằn đạn . Bắt buộc anh phải ngưng chiến. Xe của Trung Tá Hoàng và Đại Tá Dần thoát nhưng xe của Thiếu Tá Trương Hồng Cẩm Thiết Đoàn phó trúng hỏa tiển. Thiếu Tá Cẩm và Trung Tá Đinh Văn Tọa Trung Đoàn Phó, Tr/D 8 BB bị tử trận
NSG: Tại sao Đại Tá Dần lại ngồi hẳn trong xe?
Ch./T Khôi: Anh nghĩ lúc đó Đại Tá Dần đã tính sai nên ông nghĩ rằng ngồi trong xe TG chạy thoát ra ngoài dễ và nhanh hơn. Đúng ra Đại Tá Dần phải dẫn quân Bộ Binh rút đi đường rừng cách xa chỗ LLXKQDIII đang đánh nhau với 2 Công Trường CSBVXL. Như thế an toàn hơn. Khi bị bao vây, ngồi trên xe TG rất nguy hiểm dễ bị trúng hỏa tiển. Điều đó đã xảy ra. Gây khó khăn cho LLXKQDIII trong việc tiếp cứu.
NSG: Th/T nghĩ sao khi Tr/Tá Nguyễn Ngọc Ánh cho rằng Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh / LLXKQDIII im lặng vô tuyến đi trốn không chịu đi tiếp cứu Chiến Đoàn 8 nên bị Trung Tướng Minh cách chức?
Ch./T Khôi: Rõ ràng là Tr. Tá Ánh cố tình bóp méo các sự kiện lịch sử. Anh không hề bị cách chức. Sau trận Snoul, vì CĐ8/SĐ5BB bị tổn thất nặng, Tr./Tướng Minh muốn đổ tội cho anh lên tiếp ứng chậm. Anh cực lực phản đối. Bộ TTM có cho điều tra; nhờ có Cố Vấn Mỹ làm chứng về sự chiến đấu dũng cảm và hữu hiệu của LLXKQĐIII mà CĐ8 thoát khỏi bị tiêu diệt. Cuối cùng thì Thiếu tướng Hiếu bị Tổng Thống Thiệu cách chức Tư lệnh SĐ5BB và Tr./Tướng Minh thì bị Tổng Thống khiển trách nặng suýt bị cách chức. Anh thì được ân thưởng 1 ADBT với Nhành dương liễu. Anh vẫn tiếp tục chỉ huy LĐ3KB/ LLXKQĐ hoạt động cường thám ở Lộc Ninh cho đến giữa tháng 7/71 thì bàn giao khu vực Lộc Ninh lại cho Tr. tá Vĩnh, CĐT CĐ9/SĐ5BB. Rồi liền di chuyển qua khu vực Đồn Điền Krek nằm phía Bắc Tây Ninh, trên lãnh thổ Cambodia. CT9 và CT7CSBV tập trung tấn công các lực lượng ta ở Krek dọc trên QL7 và căn cứ Thiện Ngôn vào khoảng giữa tháng 10 và tháng 11 năm 1971. Sau khi đánh tan CT7 CSBV ở căn cứ Alpha trên QL7 cứu TĐ30BĐQ của Th.tá Võ Mộng Thủy, (khoảng 9 km hướng Đông đồn điền Krek) và ổn định tình hình ở khu vực Krek, (cùng lúc Lữ Đoàn 2 Dù đánh giải tỏa căn cứ Thiện Ngôn và mở Đường 22) anh mới xin đi học trường Đại Học Quân Sự của Lục Quân Mỹ ở Ft Leavenworth, Kansas. Anh tự ý xin đi vì không phục cách chỉ huy của Tr./Tướng Nguyễn Văn Minh, chứ không phải bị cách chức như Tr. tá Ánh nói. Được chấp thuận, anh mới bàn giao Lữ Đoàn 3 KB tại chỗ ở Krek cho Đại Tá Nguyễn Kim Định trong tháng 12 năm 1971.
Như vậy, thử hỏi Tr./Tá Ánh từ khi xảy ra trận chiến ở Snoul vào cuối tháng 5/71 cho đến giữa tháng 12/71 anh mới ra đi khỏi Lữ Đoàn 3 KB thì làm sao nói được là anh bị cách chức vì trận Snoul? Vả lại ngay sau khi anh đi học một năm ở Mỹ trở về nước tháng 7/73, tháng 11/73 anh lại được thượng cấp tín nhiệm giao lại LĐ3KB cho anh chỉ huy và đến tháng 3/74, anh lại được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu thăng cấp Chuẩn tướng. Thành ra những gì Tr./Tá Ánh nói xấu về anh hoàn toàn bịa đặt.
NSG: Có phải Tướng Minh muốn cách chức Thiếu Tướng vì quy trách LLXKQDIII tiếp trợ quá chậm trể nên CD 8 bị tổn thất nặng?
Ch./T Khôi: Đúng. Tướng Minh đổ tội cho anh để chạy tội cho mình và muốn đưa anh ra tòa án Quân sự.
NSG: T/T đã giải thích thế nào và có ai là nhân chứng hay không?
Ch./T Khôi: Vì Đại Tá Ngô văn Minh biết rất rõ chuyện nầy. Ngoài ra các cố vấn Mỹ của Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh tuy không được phép vượt biên qua Cambodia. Nhưng khi LD3KB về Thiện Ngôn thì các cố vấn đó đã theo LLXKQDIII cho đến khi vượt biên lần nữa tại Lộc Ninh thì họ lại bước xuống xe. Chính các cố vấn đã là những nhân chứng hùng hồn nói lên được sự chậm trể là do Bộ Tư lệnh Quân đoàn biệt phái LLXKQDIII cho SD5BB quá trể và bắt phải nghỉ đêm tại Thiện Ngôn. Cùng lúc Thiếu Tá David Russell đã cho Tướng Minh biết là Anh và LLXKQDIII đã chiến đấu rất hữu hiệu, rất dũng mảnh để tiếp cứu đoàn quân CD8. Chính nhờ nổ lực của LLXKQDIII mà CD8 không bị tiêu diệt bởi Công Trường 5 và Công Trường 7 CSBVXL.
NSG: Xin T/T cho biết thiệt hại của LLXKQDIII và của địch quân?
Ch./T Khôi: Trong trận đánh đẩm máu này, Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh đã hoàn thành nhiệm vụ rất xuất sắc, nhưng phải trả gíá rất đắt:
14 chết, 80 bị thương,
2 chiến xa M41 bị bắn thủng hư hại 40%,
4 M113 bị mìn chống chiến xa hư 30% đến 60% và
2 M113 bị bắn cháỵ
Về phía địch có hàng trăm tên địch bị giết, quân ta tịch thu hơn 60 vũ khí cá nhân và cộng đồng.
Không có Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh hết lòng chiến đấu thì Chiến Đoàn 8 của Đại Tá Bùi Trạch Dần sẽ bị địch tiêu diệt hoặc bị bắt sống hết, không một ai có thể thoát được về tới biên giới ở Lộc Ninh.
NSG: Kết cuộc ra sao? Thiếu Tướng rời Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh ngay khi cuộc rút quân từ Snoul hoàn tất?
Ch./T Khôi: Sau khi nghe các cố vấn Mỹ trình bày cũng như của Thiếu Tá David Russell. Tướng Minh đã ân thưởng cho anh Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu. Sau cuộc giải cứu CD8 xong, LLXKQDIII đóng tại Lộc Ninh cả tháng. Nhiệm vụ phòng thủ và thám thính. Đến tháng 7 bàn giao Lộc Ninh cho Chiến Đoàn 9 do Đại Tá Nguyễn Công Vĩnh làm Chiến đoàn Trưởng. LLXKQDIII kéo quân qua Krek. Vào tháng 10 năm 1971 VC điều động Công Trường 7 và CT 9 tấn công các lực lương của ta trên Quốc lộ 7 và bao vây căn cứ Alpha do Tiểu Đoàn 30 BDQ trấn giữ. Thiếu Tá Võ Mộng Thùy làm Tiểu đoàn trưởng. Đồng thời bao vây căn cứ Thiện Ngôn và cắt đứt đường 22 phía Bắc Tây Ninh Thiếu Tướng Nguyễn Xuân Thịnh điều động SD25 BB đi giải cứu. Trận đánh dằng dai và SD25 BB đã không thể giải tỏa được. Tướng Thịnh xin Tướng Minh cho LLXKQDIII tiếp cứu căn cứ Alpha, và xin tăng cường Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù để giải tỏa áp lực địch tại căn cứ Thiện Ngôn và mở đường 22.
NSG: Nghe nói trận giải cứu căn cứ Alpha là một chiến tích lừng danh khác của LLXKQDIII. Thiếu Tướng có thể cho biết đại khái ?
Ch./T Khôi : Đây là một trận đánh hào hùng khác của LLXKQDIII. Từ trực thăng, Tướng Minh đã báo cho anh biết nếu thành công, Tướng Minh sẽ đề nghị cho anh lên Tướng. Anh rất tức giận về điều nầy. Tiếp cứu các đơn vị bạn hay Bảo quốc An dân là trách nhiệm và bổn phận của người lính QLVNCH. Anh không thích đem phần thưởng lên lon, huy chương để khích động tinh thần binh sĩ. Anh nghĩ đó là sự xúc phạm nặng nề đến DANH DỰ của các chiến binh QLVNCH. Sau khi đánh tan Công Trường 7 CSBVXL anh cho LLXKQDIII bố trí ở ngoài. Anh dùng xe M113 chỉ huy chạy thẳng vào căn cứ Alpha kéo Thiếu Tá Võ Mộng Thùy ra khỏi hầm chỉ huy.
NSG: Còn vụ ân thưởng thì sao?
Ch./T Khôi: Thiếu Tướng Thịnh thông báo cho Tướng Minh biết. Ông sẽ đích thân đến gắng Anh Dũng Bội Tinh với Nhành dương liễu cho anh tại căn cứ Alpha. Nhưng Tướng Minh gửi công điện cho Tướng Thịnh nói không cần vì Tướng Minh đã đề nghị Bộ Tổng Tham Mưu ân thưởng cho anh Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương kèm Anh Dũng Bội Tinh với Nhành dương liễu. Chính anh cũng nhận được bản sao của công điện nầy. Sau đó được biết là Tướng Minh có gửi công điện đó về Bộ Tổng Tham Mưu nhưng vài ngày sau cho người thu hồi lại.
NSG: Sau trận giải cứu căn cứ Alpha rồi chuyện gì xảy ra cho Thiếu Tướng và giao Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh ?
Ch./T Khôi : Sau trận giải cứu căn cứ Alpha, anh chán nãn cung cách chỉ huy của Tướng Minh. Anh và Tướng Minh đã không có sự hòa hợp cần thiết. Anh thường hay cãi lại Tướng Minh vì Tướng Minh không biết sử dụng Thiết Giáp, và nhất là điều động LLXKQDIII liên tu bất tận không cho nghĩ dưởng sức để tu bổ chiến xa, vũ khí…. và huấn luyện. Binh sĩ rất mệt mỏi cần được nghỉ ngơi và bồi dưởng. Ông ta không nghe anh. Cuối cùng anh xin từ chức và xin đi học Chỉ huy Tham Mưu Cao cấp tại Mỹ.
NSG: Thiếu Tướng bàn giao Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh cho ai?
Ch./T Khôi: Anh bàn giao LD3KB cho Đại Tá Nguyễn Kim Định vào tháng 12/71 tại Krek.
NSG: Em muốn viết một bài về Thiếu Tướng. Thiếu Tướng nghĩ sao?
Ch./T Khôi : Không nên. Vì làm Tướng mà không giữ được thành. Không chu toàn trách nhiệm mà Tổ Quốc và Đồng Bào giao phó. Bại binh chi tướng thì nói năng gì nữa. Dù sao cũng cám ơn hảo ý của em.
NSG: Xin trân trọng cám ơn Thiếu Tướng đã cho em một cơ hội để biết thêm những chiến tích phi thường của LD3KB nói riêng và LLXKQDIII nói chung. Dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tướng LD3KB và LLXKQDIII chưa bao giờ chiến bại. Đồng bào và Tổ Quốc ghi ơn những anh hùng LLXKQDIII và LD3KB. Em hy vọng thời gian tới trước khi ra đi, Thiếu Tướng đổi ý viết về những trận chiến hào hùng của LD3KB để cho đồng bào, các thế hệ sau biết được sự hy sinh , sự chiến đấu can trường của những người lính Kỵ binh đã đền nợ nước, và của hàng ngàn Kỵ binh đã hy sinh một phần thân thể trong cuộc chiến đấu chống Cộng sản tham tàn khát máu. Kính chào Thiếu Tướng
Ch./T Khôi: Chào em và xin cảm tạ tấm lòng của em đối với Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh và LLXKQDIII