Sunday, August 9, 2020

Em Không Nhìn Được Xác Chàng - Lưu Trùng Dương

Posted by   October 12, 2018  2324
Em Không Nhìn Được Xác Chàng - Lưu Trùng Dương
Viết theo chuyện kể của phu nhân Cố Thiếu Tá Lực Lượng Đặc Biệt / Sở Liên Lạc Nha Kỹ Thuật / Lôi Hổ - Hồ Đăng Nhựt.




"Em không nhìn được xác chàng, anh lên lon giữa đôi hàng nến chong"

Thành kính đốt nén tâm hương, tưởng niệm đến những anh linh chiến sĩ QLVNCH, và đồng đội đã bỏ mình trong cuộc chiến bi hùng cho Tổ Quốc Việt Nam nhân mùa Quốc Nạn - THÁNG TƯ ĐEN.

Lưu Trùng Dương


Tôi lập gia đình sớm, năm tôi 18 tuổi đã theo chồng ra Nha Trang. Trong thời chiến, tôi cũng như bao thiếu nữ khác phải chấp nhận đời sống vợ của một chiến binh. Chồng tôi là một sĩ quan mới ra trường năm 1962, anh đã tình nguyện vào đơn vị Lực Lượng Đặc Biệt (LLĐB), một đội ngủ làm Cộng quân khiếp viá, đối với Cộng quân những người chiến sĩ này là hình ảnh của tử thần, là đội binh tinh nhuệ -đến trong âm thầm và ra đi trong lặng lẽ, để lại bao kinh hoàng và khiếp đảm đối với chúng. Nhất là "đàn con của Bác" được nhồi sọ từ một chủ thuyết Nga-Tàu, tràn qua giòng Bến Hải đau thương, chứng tích chia lià Nam Bắc. Vượt trường sơn mang theo cuồng vọng, đôi dép râu lê lết bằng những hình hài không tim óc "sanh Bắc tử Nam" dẫm trên đường mòn Hồ Chí Minh ô nhục, một kẻ tội đồ của lịch sử, của dân tộc.

Chồng tôi là một Sĩ quan trưởng toán Delta của đơn vị, tôi yêu anh ngoài cái vóc dáng phong sương, thêm vào hình ảnh hiên ngang, oai hùng của nét trai thời đại. Có địa danh nào thiếu dấu chân anh ? Từ vùng đất Lào vi vu gió tanh mưa máu, Pleimer gió núi mưa rừng, Đồng Xoài, Bình Giả... máu đổ thịt rơi. Tận đỉnh gió rét mưa phùn của đất Bắc hiểm nghèo chập chùn bất trắc, hiểm họa rình rập theo những bước chân xâm nhập, nổi chết toa rập cùng sương lam chướng khí trực chờ !!!

Nha Trang, quê hương có rặng thuỳ dương và bờ cát trắng, đơn vị chồng tôi được đồn trú tại đó vào năm 1964. Căn cứ trưởng là ông đại úy Nguyễn văn Khách, vị sĩ quan này đã thành lập 5 toán nhảy, mổi toán không hơn 6 người do một sĩ quan Việt và hai cố vấn Mỹ đảm trách. Tên các toán trưởng đầu tiên là anh Phan văn Ninh, Lê kỳ Lân, Nguyễn bính Quan, Nguyễn văn Tùng và chồng tôi là Hồ đăng Nhựt. Đại úy Nguyễn văn Khách đã chỉ huy trại này được một thời gian, ông lại được lệnh thuyên chuyễn đi nơi khác. Sau đó thiếu tá Thơm và Đại úy Xuân, anh em thường gọi là "Xuân Thẹo" dù trên khuôn mặt của Đại úy

Xuân không có vết xẹo nào ! có lẽ một cái tên đặc biệt anh em đã tặng cho. Đại uý Xuân từ bên sư đoàn Dù về, hai ông này là xử lý của trại Đằng Vân. Cho đến bây giờ, dù trải qua bao dâu bể vẫn không thể xoáy mòn tâm trí tôi, tôi vẫn còn nhớ cảnh một trận lụt lớn ngập cả thành phố, và cả trại Hoàng Diệu căn cứ của Mỹ cũng như trại Đằng Vân của LLĐB.

Em Hỏi Anh Bao Giờ Trở Lại

Đến năm 1965, ở Vũng Tàu có một trận chiến rất lớn đó là trận Bình Giả. Lúc này các toán trưởng chuẩn bị theo các trực thăng để thi hành công tác xâm nhập, ngăn chận những nơi Cộng quân di chuyển, tôi chỉ biết có thế thôi. Làm sao tôi có thể vui được, có thể an lòng được trong tâm trạng nổi lòng chinh phụ dõi bóng chinh phu! Cứ mổi lần chàng chuẩn bị đi vào "miền gió cát", nhảy vào giữa lòng đất địch là mổi lần tôi xót xa thầm hỏi: bao giờ chàng trở lại ? Ai có từng là vợ của chiến binh mới thông cảm nổi lo âu, niềm đau đợi chờ, sự cô đơn từng phút của người vợ lính trong thời chiến chinh. Ôi, Đồng Xoài, Bình Giả... đất bằng sẽ phong ba, khói lửa ngút ngàn và chồng tôi sẽ đi vào chốn ấy. Tôi thắt thỏm, tôi héo hon theo từng bước anh đi, tôi đợi anh về mà lòng tơi bời vụn nát....sợ anh về trên đôi nạn gổ, tôi nghẹn ngào nghỉ đến ngày anh trở về "bên hòm gổ cài hoa..." chỉ nghỉ thế thôi mà nước mắt tôi lặng lẽ lăn dài. Tôi rời Nha Trang, tạm biệt chàng, tạm biệt những ngọn thùy dương rì rào những đêm tựa đầu nhau nghe sóng biển ngoài khơi, mang theo kỷ niệm những năm tháng bên chồng trở về gia đình tôi tại Sàigòn.

Sài gòn không có biển, không có thùy dương cát trắng, tôi cảm thấy bồi hồi nôn nao nhớ, bâng khuâng và nuối tiếc những ngày nồng nàn phấn hương đã vội qua.... "Sài gòn đẹp lắm, Sài gòn ơi", Sài gòn vẫn nhộn nhịp bao tà áo, từ quán cà phê Continental giọng hát trầm ấm, truyền cảm của Sĩ Phú vọng ra "nắng Sài gòn em đi mà chợt mát, bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông". Trời ơi, tôi còn tâm trí nào để chìm đắm trong những giòng âm thanh đó, tôi vội bước nhanh để xa rời tiếng hát như muốn rượt đuổi theo. Một sự tương phản đầy ray rứt như riễu cợt, cách vài mươi cây số đường chim, bay súng nổ đạn bay, thây người ngả qụy. Khuôn mặt diễm lệ Sài gòn, Hòn Ngọc Viễn Đông mà đối với tôi, nó như những loại trang sức diêm dúa trên thân xác loang lổ đạn bom, trên hình hài còm cỏi của Mẹ Việt Nam! Tôi làm gì có áo lụa Hà Đông để mặc, nổi ước mơ đó đối với tôi là vô nghiã, tôi chỉ cần có chàng, tha thiết bên chàng mà thôi. Nhất định anh phải trở về và về nguyên vẹn hình hài nha anh, nha Hồ đăng Nhựt dấu yêu của em !

Chồng tôi từ hậu cứ Nha Trang về Vũng Tàu để chuẩn bị hành quân, buổi chiều, nhận được tin của người anh gọi tôi ra để gặp chàng. Năm đó tôi mang thai đứa con đầu lòng được ba tháng, đến cổng trại vào lúc 6 giờ chiều tôi đã gặp thiếu tá Thơm, đại úy Mai việt Triết và đại úy Xuân đang đứng trước trại. Tôi hỏi xin cho gặp chàng, các ông ấy nói: thiếm đã đến trể mất rồi, Nhựt mới vừa từ giả chúng tôi bước ra bãi phi cơ trực thăng. Từ trong vô thức não nùng chợt ùa về loáng thoáng bên tai những vần thơ Cung Oán Chinh Phụ :

"Bóng chàng đỏ tợ ráng pha, 
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in". 


Cũng một buổi chiều chiến chinh năm xưa, người chinh phụ tiễn đưa chinh phu lên đường ra trận mạc, con tuấn mã trắng phau như màu tuyết hí vang lừng, cất vó uy nghi nổi bậc bên giáp trận rực đỏ như màu ráng cuối trời quan tái. Tôi, hôm nay đơn lẽ, nước mắt đoanh tròng đứng nhìn theo từng chiếc trực thăng từ từ cất cánh, tiếng động cơ ầm đùng, gió bụi xoáy cả một vùng, tâm tư tôi rối bời như cỏ úa, loạn cuồng theo từng vòng quay cánh quạt, lòng quặn thắt từng cơn nhìn đàn chim sắt khuất dần về hướng đông bắc Bình Giả trong màu tím thẳm của sương khói hoàng hôn mờ nhân ảnh...!!! Bình Giả, một địa danh đang sôi sục lửa chiến tranh......thần chết đang đợi chờ, chốc nữa đây chàng sẽ hiện diện nơi đó ! ! !

Trận đánh này có nhiều đơn vị bộ binh kể cả tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến. Cuộc giao tranh đã quyết liệt diễn ra, tiếng bom đạn vọng về.....Cộng quân tổn thất nặng nề, nhiều chiến sĩ quốc gia cũng đã hy sinh. Những toán hoạt động của chồng tôi đã bị lộ, nên anh đã băng rừng vượt suối mấy ngày đêm liên tục mới ra được núi Thị Vãi tại Bà Rịa. Chàng đã nguyên vẹn trở về, cám ơn thượng đế che chở cho chàng, chúng tôi bên nhau những ngày phép ngắn ngủi tại Sài gòn.

Đến năm 1966 các anh toán trưởng cũng lần lượt mổi người một nơi, riêng chồng tôi vẫn ở lại đơn vị cũ. Lúc bấy giờ Chỉ Huy Trưởng trại Đằng Vân là Phan duy Tất, ông này về không bao lâu lại thành lập thêm mấy toán nữa. Tôi nhớ những toán trưởng rất trẻ là: Ngô văn Thơm, Tô Mười, Nguyễn ngọc Thiệp, Trần anh Tuấn, Nguyễn văn Biên,v.v... các toán trưởng lần lượt thay phiên nhau đi hết cuộc hành quân này đến cuộc hành quân khác. Các địa danh đẫm máu như Phú Bài, Bồng Sơn, Chu Lai, Khe Sanh, Huế, Điện Biên Phủ.... cường độ chiến tranh leo thang, tiếp theo là Pleimer, trận chiến này các đội và trưởng toán đã hy sinh rất nhiều.. Trong lần tử thương này, tôi chỉ nhớ có 2 người bạn của chồng tôi là đại úy Nghi và Nguyễn văn Bảy, anh em thường gọi là "Bảy Lùn". Trong cảnh đạn lửa trùng điệp, nhiều phi công trực thăng của không lực VNCH, khi thấy đồng đội bên dưới bị nguy khốn đã bất chấp mạng sống, liều thân trong các phi vụ đổ quân và tiếp tế lương thực. Nhiều chiếc đã bị bắn rơi tan tành, lửa bốc cháy ngút trời. Lúc đó có trung úy phi công trực thăng Nguyễn văn Vui, liều một phen sinh tử đem mạch sống cho đồng đội bằng những thùng lương thực.Từ trên cao trung úy Vui bổng thình lình "cúp" máy cho phi cơ rơi xuống như khối sắt và quay 180 độ, gần đến mặt đất cho trực thăng nổ máy lại, thán phục thay người phi công dũng cảm của QLVNCH.

Đầu năm 1967, tôi lại mang thêm đứa thứ hai mới sanh gần một tháng, vợ của anh Nguyễn Ngọc Thiệp cùng sanh một lượt, cô này là em chồng của tôi. Lúc này chồng tôi đang hành quân tại Vùng Hai Chiến Thuật sắp về, tôi được tin từ Sài gòn và ra hậu cứ đón chồng, thường khi mỗi lần xong công tác là anh được đi phép. Trong lúc chờ phi cơ trở về Sàigòn, anh Nguyễn ngọc Thiệp bị tử nạn do thùng tiếp tế lương thực từ trực thăng Mỹ rớt xuống, cái chết của anh Thiệp rất thảm thương. Ôi, chinh chiến ! bất hạnh từng ngày đến với dân tộc Việt Nam, đứa con của anh Thiệp mới chào đời còn đỏ hỏn đã vĩnh viễn không thấy mặt cha và vành khăn sô oan nghiệt vội quấn trên đầu người vợ trẻ. Hôm sau chồng tôi đưa xác Thiệp -người em rể trở về Sàigòn an táng. Những ngày phép qua mau trong sự buồn bả, mất mát của người thân. Anh trở lại đơn vị, tôi lại theo chàng về Nha Trang sau 3 tháng sanh nở.

Năm Mậu Thân 1968, tôi trở về Sài gòn và đứa con thứ ba đã chào đời. Việt Cộng đột nhập và tấn công thành phố Sài gòn, khắp các tỉnh lỵ đều nổ súng. Trong trận Mậu Thân chồng tôi lại mất thêm một đồng đội, trung úy Nguyễn văn Tùng đã tử trận tại Tòa Tỉnh Trưởng Nha Trang lúc hai bên kịch chiến. Nữa năm sau ông Phạm duy Tất đã thuyên chuyển về Vùng 3 Chiến Thuật, chồng tôi đã phục vụ trong LLĐB từ năm 1962 đến năm 1968. Lúc này anh được lệnh thuyên chuyển về Vùng 3 Chiến Thuật nhận chức vụ Trung Tâm Hành Quân của C.3 tại Biên Hòa. Sau đó ông Chỉ Huy Trưởng là trung tá Phạm duy Tất đưa anh nhận chức làm trưởng trại Chí Linh ở Sông Bé, được một thời gian anh đi qua trại Tống Lê Chân ở Bình Long và Lộc Ninh. Đến năm 1969 anh coi trại Tống Lê Chân, sau cùng anh về B.3 hành quân ở B.15 cho đến năm 1972.

Năm 1972, khởi đầu của Mùa Hè Đỏ Lửa, đỉnh tận cùng của điêu linh, thẳm sâu của tang tóc, đẩy người dân xuống cuối đáy địa ngục. Chiến trường trở nên khốc liệt hơn, kinh khủng hơn, tàn bạo hơn....bom đạn cày nát mãnh đất quê hương nghèo khó. Mẹ Việt Nam mở trừng mắt máu lệ đầm đià, hơi thở Mẹ Việt Nam đứt quảng từng hồi, thân thể Mẹ Việt Nam run rẩy từng cơn, tan hoang như địa chấn, sụp đổ như cơn đại hồng thủy.... Trước bờ vực thẳm tử sinh, người dân miền Nam từng bước gập ghềnh, chênh vênh trên chiếc cầu định mệnh. Máu và nước mắt, thây người và khăn sô...! ! !

Đến cuối 1972 LLĐB được lệnh giải tán để bổ xung qua các lực lượng bạn như : Biệt Động Quân Biên Phòng, Nha Kỷ Thuật và các quân binh chủng khác. Anh đã chọn về Sở Liên Lạc Nha Kỷ Thuật Bộ Tổng Tham Mưu và làm việc tại đó cho đến cuối năm 1974.

Áo Bào Thay Chiếu Anh Về Đất

Đầu năm 1975, anh được lệnh đi nắm Bộ Chỉ Huy nhẹ ở Chiến Đoàn 2 tại Ban Mê Thuộc và Kontum. Lúc này tình hình chiến sự trở nên căn thẳng, hổn loạn, phương tiện di chuyễn vô cùng khan hiếm và khó khăn. Hai ngày ròng rã chờ đợi tại phi trường Tân Sơn Nhất nhưng vẫn không có phi cơ, anh đành lên Phi trường Biên Hòa và đã được lên đường sau đó. Khi đến trình diện tại Chiến Đoàn 2, mỗi sĩ quan phải thay phiên nhau hành quân 10 ngày. Đến ngày 20 tháng 3 năm 1975, Thiếu tá Cao triều Phát đã đem lương lên căn cứ hành quân để phát cho anh em. Ông Thiếu tá Phát bảo chồng tôi, "mầy" đã xong công tác rồi, có đi theo chuyến bay này về không ? Anh không muốn xa đồng đội trong lúc này, nhất là lúc tình hình đang rối ren vì được lệnh sắp rút quân để di tản chiến thuật, hơn nữa các bạn anh đề nghị thôi chúng mình sẽ về chung cho vui. Vì vậy, anh đã nhờ Thiếu tá Phát mang tiền lương về cho tôi, anh chỉ giữ lại 500 đồng để tiêu xài và nhắn vài hôm sau anh sẽ về Sài gòn.

Trên đường rút quân "Triệt thoái cao nguyên", dọc theo quốc lộ sự di chuyển rất hổn tạp. Anh được lệnh thượng cấp dẫn quân đi tiên phong để mở đường, bảo vệ và đưa dân chúng về đồng bằng tránh khỏi nạn đau binh và cướp bốc. Sáng ngày 25 tháng 3, anh điện về gặp tôi và báo ngày mai sẽ gặp mẹ con tôi tại Sài gòn, chỉ còn 24 giờ ngắn ngũi, tôi chờ đợi trong sự hồi hộp xen lẫn niềm vui cho cuộc tương phùn. Chiều cùng ngày trên đường rút quân, anh cùng thiếu tá Hải và vài sĩ quan nữa trên xe, một trái đạn B.40 từ phiá Cộng quân mai phục bắn trúng ngay người tài xế cháy không còn xác, thiếu tá Hải văng ra khỏi xe bị cháy đen, riêng chồng tôi bị dập nát mặt nhìn không ra. Trong xe chết 3 người, còn lại 3 người đều bị thương không nguy hiểm đến tánh mạng. Như thường lệ mổi sáng, từ khu cư xá gia binh của trại Nguyễn cao Vĩ trên chiếc Honda ra cổng đưa con đi đến trường, tôi đã thấy trung úy Thọ và thượng sĩ Sanh, hai người này chận tôi lại, đôi mắt ái ngại và ngập ngừng cho tôi biết hung tin : Xin chị bình tỉnh, tin chính xác báo cho biết đại úy Hồ đăng Nhựt đã tử thương trên đường rút quân chiều hôm qua. 

Tôi như bị sét đánh, tim tôi như ngưng đập, trước mặt tôi cảnh vật bổng tối sầm và đảo lộn, tai tôi ù lên những tiếng kêu quái dị, mặt đất bổng nhiên nhấp nhô dậy sóng. Tôi rụng rời, tôi chao đão, tôi ngả qụy chiếc xe Honda với đứa con tôi cũng đổ theo. Các anh em mang tôi vào bệnh xá, sau khi hồi phục tôi làm thủ tục đi nhận lãnh xác chồng. 

" Ngày mai đi nhận xác chồng, 
Ngày mai đi nhận xác anh, 
Cuồng si thuở ấy hiển linh bây giờ". 


Trời ơi, Hồ đăng Nhựt ơi ! Anh đã bỏ mẹ con em, anh đã bỏ lại bạn bè và đồng đội trong lúc đất nước đang hồi nghiệt ngã. Tôi cùng các anh em đi đến Nghiã Trang Quân Đội tại Biên Hòa, được một chú lính đưa tôi đi qua dãy hộc tủ chứa đựng tử thi và cuối cùng chúng tôi dừng lại. Dừng lại để chấp nhận một sự bẽ bàng, dừng lại để gói trọn một vụn vỡ đến tê dại toàn thân, nhận một kiếp đời góa phụ. Chiếc hộc tủ gói gọn hình hài của thiếu tá Hải và thân xác chồng tôi đang nằm bất động. Trời ơi ! 

"Em không nhìn được xác chàng,
Anh lên lon giữa đôi hàng nến chong" 


Thi hài chồng tôi nằm trên chiếc băng ca, khuôn mặt đã bể nát, tôi chỉ nhận diện chàng qua tấm thẻ bài. Tấm thẻ bài này nó đã từng theo chàng qua những đoạn đường máu lửa, nó đã từng ấp ủ nhớ thương về người vợ bé nhỏ và đàn con dại mổi khi dừng bước quân hành giữa lưng đồi của rừng khuya tịch mịch, cuối rặn sim bạt ngàn. Bây giờ "áo bào đã
thay chiếu anh về đất" yêu đương kia đã cùng anh chấp cánh bay tới một vùng trời miên viễn...! ! !

Đá Nát Vàng Tan

Vài hôm sau thành phố rất lộn xộn, trong cư xá đạn bay xối xã, lúc đó tôi nhờ em tôi đưa 5 đứa con về nhà trước phần tôi thu xếp về sau. Chỉ có một đêm đường xá bị giới nghiêm và thiết quân lực, tôi nóng ruột không biết các con tôi như thế nào. Một tháng nặng nề ngột ngạt đè nặng trên đầu người dân Sài gòn......Đến trưa ngày 30 tháng 4, các anh em quân nhân vượt qua cổng trại cư xá Nguyễn cao Vĩ....tôi ngơ ngác nhìn và chạy theo. Sài gòn súng nổ, Sài gòn đạn lạc tên bay, tiếng pháo Cộng quân ầm đùm, tiếng xích sắt thô bạo nghiền nát mặt đường, giờ phút hấp hối của Sàigòn, cơn đá nát vàng tan đã đến. 

Quyết một phen trống mái ngăn chận Cộng quân xâm nhập thủ đô, trên bầu trời những chiếc phi cơ đang vầng vũ đánh bom bảo vệ vòng đai Sàigòn, một chiếc bốc cháy chói lòa như hành tinh lạc thể rồi nổ tung tóe, tan tành từng mảnh rơi lả chã, một chiếc khác gẫy cánh quay như con vụ rồi chúi đầu, sau tiếng nổ từng cụm khói đen nghịch bốc lên cao. Sài gòn bốc cháy, Sài gòn loạn lạc, Sài gòn tiếng kêu la thất đảm. Kẻm gai như mạng nhện bủa giăng, nhiều anh em quân nhân súng lăm lăm trong tay bám chặt chốt. Tôi thấy những người Lính Mũ Đỏ đang đau thương rũ cánh "Thiên Thần", giày sô "shaute" còn bám chặt gót chân gió bụi mà áo trận lạc mất nơi nào? chỉ còn tấm thân trần với những xâu lựu đạn để bảo vệ thành đô, hai tay cầm hai trái phá đang chạy tới, chạy lui. Tôi như một cái xác phờ phạt, hồn đã thất lạc tự bao giờ. Tôi chạy về hướng ngã tư Bảy Hiền định ghé vào nhà người chị, nhưng căn nhà bị đổ nát tan hoang vì đạn pháo của địch quân, không biết họ đã tan thây trong đóng gạch vụn đó hay chạy phương nào ? Tôi lại trở ra đường Nguyễn văn Thoại , vừa đi vừa chạy về nhà trên đường Lý Thái Tổ, năm đứa con tôi vẫn còn đang chờ. Mẹ con chúng tôi ôm nhau òa khóc.

Chiều 30/4 người người bỏ chạy tìm tự do, người người thất lạc. Hoàn cảnh và cuộc sống chật vật của một người vợ chiến binh, hơn nữa chàng vừa nằm xuống từ giả cuộc chiến bi hùng này, mồ chưa khô đất và cỏ khâu chưa lên mầm. Tang chồng vẫn nặng trỉu trên đầu tôi với cái tuổi vừa 30, lại chất thêm một cái tang cho đất nước. Hai vai gầy gánh vác đau thương trong cảnh mẹ góa, con côi, đứa con lớn nhất chỉ có tám tuổi và đứa nhỏ nhất mới được 18 tháng, tôi biết làm gì đây trong thảm trạng này, trong cảnh thê lương của "Sàigòn hoang lạnh ơ thờ, môi người goá phụ nhạt mờ màu son...." Nhựt ơi, em phải làm gì đây anh, em phải làm gì và mẹ con em phải sống làm sao trong những ngày tháng đến ???

Cuộc đời sao lắm nổi chuân truyên, sao quá đổi đoạn trường đối với người vợ Lính ?! Tôi lại phải tiếp tục sống và phải sống dưới một lớp người mới, một thể chế mới mà đối tượng là giai cấp, là độc tài, là hà khắc dã man. Tôi trong tâm trạng như hóa đá, qua câu chuyện nàng Tô Thị bồng con lên tận đỉnh núi từng chiều dõi bóng chinh nhân. Nhưng nàng Tô Thị dù sao vẫn còn nhiều hạnh phúc hơn tôi, tôi là đối tượng của một giai cấp thống trị mới của bọn vô thần, tôi là vợ của một sĩ quan chế độ cũ, vợ của một "ngụy quân", họ đã lên án tôi như thế. Chồng tôi đã gục ngả trên đường rút quân, tôi đã lịm chết bao lần trước cổ quan tài, lòng huyệt lạnh đã cách ngăn chúng đôi miền: dương-cảnh. Tôi còn gì để mà ngóng trông như nàng Tô Thị, có còn chăng chỉ là 5 đứa con thơ dại, tôi phải tảo tần buôn gánh, bán bưng để sống qua ngày hai buổi cháo rau...!

Đời Người Như Chiếc Lá

Con nước xoáy trăm giòng rồi cũng về biển khơi, con người trong cảnh đời quay quắt, ngược xuôi rồi tới lúc cũng dừng lại. Tôi được giấy bảo lãnh từ Hoa Kỳ của em tôi và được phái đoàn phỏng vấn. Trải qua bao khó khăn về tài chánh, về mọi mặt....nào có bình thường và dễ dàng như bao gia đình khác? cuối cùng chúng tôi được lên đường. Hành trang mang theo một gia tài hom hem nghèo khó, cùng 5 đứa con đã trưởng thành. Phi cơ cất cánh, tưởng rằng tuyến nước mắt tôi đã khô cạn trong đời sống khổ nạn, tự dưng nó lăn dài trên đôi má hóp sạm đen mưa nắng, trên khuôn mặt hóc hác tiều tụy; trong những giọt lệ đó đã hòa lẫn những vui buồn, tôi thoát khỏi địa ngục trần gian, từ biệt "thiên đàng" Cộng Sản. Trạm dừng chân đầu tiên tại Thái, chuyến đi lưu lại 10 ngày tại đó, rồi Tokyo, San Francisco, và chúng tôi đã đến Kansas city đoàn tụ với người em gái thứ 5 nơi thành phố này.

Vượt qua những khó khăn trên xứ người lúc đầu tiên, nhân tình thế sự biến đổi theo hoàn cảnh đó là chuyện thường hằng trong bất cứ một đời sống nào. Tôi xuôi Nam về miền Cali nắng ấm tại quận Cam, tôi đã quen với đời sống mới, gặp lại những đồng đội của chồng tôi năm xưa. Trong một tình cờ giữa tiệc cưới con của người bạn cũ, tôi gặp được Đại tá Ngô Thế Linh do các anh em giới thiệu...

Sau đó tôi quyết định về San Jose vào tháng hai và nghe tin Đại tá Ngô Thế Linh đã từ trần. Đến tháng 3 bên Sở Liên Lạc các anh đã tổ chức ngày giổ của chồng tôi rất trọng đại, niềm an ủi to lớn sau bao năm tháng nhục nhằn. Nước mất nhà tan, trong cảnh đời tha phương lạ cảnh, lạ người nhưng tình đồng đội vẫn còn gắn bó, cao qúy thay cho cái tình huynh đệ chi binh. Những chiều ở đây mổi độ tháng tư về, tôi nhớ quê, nhớ nhà và nhớ bao chiến sĩ đã nằm xuống cho quê hương, trong đó có Hồ đăng Nhựt -chồng của tôi, anh đã làm xong bổn phận của người trai thời loạn. Giờ đây niềm đau bại trận luôn đeo đẳng theo các anh -những người Lính sau cuộc xảy nghé tan đàn, các anh bị bức tử một cách bi phẫn trong một cuộc chiến đấu oai hùng. Các anh đang trôi dạt trên xứ người, cuộc chiến đó còn dỡ dang và đang tiếp diễn trên một chính trường không phải bằng súng gươm, mà bằng lập trường, bằng khối óc, bằng Lý Tưởng QUỐC GIA và DÂN TỘC. Máu các anh đã tô thắm cho màu cờ, nhưng đất nước vẫn nằm trong loài qủy đỏ, tôi luôn hỵ vọng và tin tưởng vào các anh, những người chiến sĩ can trường của QLVNCH.

Cồ Lai Chinh Chiến Kỷ Nhân Hồi

Một chút niềm riêng về Nha Trang dấu yêu ngày tháng cũ. Nha Trang những ngày mưa đổ điù hiu se sắc buồn. Nhớ những ngày đơn độc trong trại gia binh, nhớ Duy Tân con đường dọc theo bờ biển đèn ngoài khơi nhấp nháy như ngàn sao, phố đêm Nha Trang trông huyền ảo lấm tấm như ngàn trân châu trải đều trên nét xiêm hài nhung thẳm của giai nhân. Tất cả chìm sâu vào đáy dĩ vãng rong rêu, mổi lần hồi tưởng lòng tôi lại rạt rào thương tủi, lòng tôi lại trào dâng bao kỷ niệm.

"Tuý ngọa sa trường quân mạc tiếu, 
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi"
 


Hình bóng chinh nhân khi ẩn, khi hiện, nổi trôi theo từng dòng chữ, từng âm thanh đứt lià "vẵng nghe tự đáy hồn thương tích, bao tiếng kèn truy điệu năm xưa." Bây giờ là THÁNG BA. Bây giờ đã từ bao độ mất chàng, mất quê hương. Vâng bây giờ là tháng 3, đã 34 năm dài, mùa Quốc Nạn, mùa đau thương phủ trùm trên "Quê Hương Nghìn Trùng Tang Trắng". Trong một góc sâu thẳm của lòng tôi, hình ảnh cố Thiếu tá Hồ đăng Nhựt, người chồng thân yêu đã anh dũng ĐỀN XONG NỢ NƯỚC.


San Jose, Mùa Quốc Nạn.
Lưu Trùng Dương

báu 6 tấn vàng: Cố vấn cấp cao đột ngột xuất hiện

Kho báu 6 tấn vàng: Cố vấn cấp cao đột ngột xuất hiện
(PLO)- Cụ ông hơn 80 tuổi cho rằng mình đang giữ tấm mật đồ “Kho báu Yoshida”. Cụ được tấn phong là cố vấn cao cấp của Viện VIPTAM!
Cụ ông đó là Nguyễn Tấn Khiêm cho rằng mình đang giữ tấm mật đồ “Kho báu Yoshida”. Cụ được tấn phong là cố vấn cao cấp của Viện VIPTAM để tiếp cận tọa độ kho báu tại Hàm Tân.
Những giấc mộng vàng
Sau khi bà Vũ Thị Thanh Xuân, vợ bé của cựu tỉnh trưởng tỉnh Bình Tuy sang Pháp định cư, nhiều người cứ tưởng “Kho báu Yoshida” sẽ dần chìm vào quá khứ. Thế nhưng có một người vẫn âm thầm theo dõi, ghi chép, thu thập các chứng cứ về kho báu này hàng chục năm qua.
Kho báu 6 tấn vàng: Cố vấn cấp cao đột ngột xuất hiện - ảnh 1
Cụ Tiệp lúc còn sống chỉ tay vào tấm mật đồ kho báu.
Đó là ông Trần Văn Tiệp, một đại gia buôn gỗ ở Bình Tuy trước đây, sau đó về Phú Nhuận, TP.HCM sinh sống.
Trước đây ông Tiệp có mối quan hệ với tỉnh trưởng Bình Tuy Lê Văn Bường và Năm Khôi, tay quản lý trại cưa của Bường ở Căn cứ 5. Thông qua nhiều nguồn tin, ông Tiệp biết được Năm Khôi tức Năm Thuận trước năm 1945 là trung úy thông ngôn cho quân đội Nhật Bản.
Qua Năm Khôi, ông Tiệp mới hay ngoài kho báu Yoshida, tại Bình Thuận còn có Kho báu Yamashita trên đỉnh núi Tàu ở huyện Tuy Phong và một kho báu khác ở Bình Giã, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Chính vì nghe những lời hoang tin đường mật này mà ông Tiệp đã đổ hàng trăm cây vàng vào ba kho báu trên. Ông Tiệp cũng bỏ luôn cả thời gian lẽ ra phải an dưỡng tuổi già, vui thú điền viên cùng con cháu lại chạy theo những giấc mơ vàng và tất cả đều là vô vọng.
Cũng cần nói thêm, cụ Tiệp chính là người đã bỏ ra hàng chục năm với biết bao của cải để theo đuổi kho báo 4.000 tấn vàng ở núi Tàu và tháng 6-2016, cụ qua đời, tưởng đâu đã khép lại những kho báu này nhưng nay lại tiếp tục được đánh thức.
Trước đó, UBND tỉnh Thuận Hải (Bình Thuận, Ninh Thuận ngày nay) cũng đã có nhiều chuyến khảo sát nhưng đều bất thành. Sau này vùng đất căn cứ 6 còn đón nhận hàng lọat các dự án xin đất làm trang trại, xin đất trồng rừng.
Theo đó, có dự án được chấp thuận và cũng có dự án bị khước từ. Mọi người cũng dễ dàng nhận biết các dự án trên chỉ làm thủ tục xin thuê đất xung quanh các điểm nghi vấn quân đội Nhật chôn giấu kho báu hoặc khu vực con lộ mà người dân địa phương thường gọi là đường “Nhật Bổn”.
Ông T., một cán bộ công tác lâu năm tại huyện Hàm Tân, cho biết thực chất của những dự án này chính là bao chiếm các tọa độ nghi vấn để họ tiến hành khai thác kho báu khi có cơ hội. Tuy nhiên từ đó đến năm 2008, những thông tin về “kho báu” cứ im lặng dần và gần như chìm vào quên lãng.
Cố vấn cấp cao lộ diện
Năm 2007 sau vụ đột nhập, đưa cơ giới vào tổ chức đào bới trái phép sau vườn nhà của anh Huỳnh Văn Cư ở xóm 2, thôn 5, xã Tân Đức, huyện Hàm Tân (Bình Thuận) của một nhóm khoảng 10 người bị công an phát hiện.
Tháng 3-2008, tại nơi nghi là điểm chôn giấu kho báu xuất hiện một nhân vật khá kỳ bí.
Kho báu 6 tấn vàng: Cố vấn cấp cao đột ngột xuất hiện - ảnh 2
Anh Huỳnh Văn Cư chỉ những cây điều trong vườn không ra trái.
Người đàn ông này khoảng 80 tuổi có bộ râu dài quắc thước, tay luôn lần tràng hạt, nói giọng Nam bộ. Người đàn ông này giới thiệu với anh Huỳnh Văn Cư tên là Nguyễn Tấn Khiêm và đang có trong tay tấm mật đồ “Kho báu Yoshida” và đang phối hợp với nhiều nhà khoa học để khai thác kho báu sau vườn nhà anh Cư.
Sau khi khảo sát khu vườn điều nhà anh Cư, ông Khiêm mừng ra mặt và kéo người chủ vườn ra chỗ vắng thông báo bí mật.
Theo ông Khiêm, cây điều cổ thụ trong vườn nhà anh Cư do trồng ngay nơi chôn giấu vàng nên gần 30 năm qua dù rất tươi tốt nhưng không hề ra hoa hoặc có trái. Ngoài ra hàng điều sát bên có bốn cây thì bốn cây trên than đều nhuốm màu vàng rực.
Ông Khiêm cho biết đây chính là những dấu hiệu khẳng định địa điểm chon giấu kho báu giống như trong tấm mật đồ của ông ta.
Vì sao ông Khiêm có tấm mật đồ kho báu trong tay là điều bí mật mà ông ta không thể cho anh Cư biết cụ thể nhưng ông ta hứa nếu khai thác kho báu thành công, anh Cư sẽ được chia cho vài trăm ký vàng.
Ông ta cũng khẳng định với mọi người đây là tài sản riêng của ông ta nên muốn khai thác hay muốn chia chác cho ai bao nhiêu phải có sự chứng kiến và đồng ý của ông ta.

Tọa độ "kho báu" Căn cứ 6.
Điều khá bất ngờ là trước khi chia tay anh Cư ra về để tổ chức lực lượng, xin giấy phép khai thác, ông Khiêm đã photocopy một quyết định bổ nhiệm do tiến sỹ Nguyễn Xuân Thằng, Viện trưởng Viện VIPTAM ký.
Theo đó quyết định này bổ nhiệm ông Khiêm giữ chức vụ cố vấn cao cấp của Chủ tịch Hội đồng Viện-Viện trưởng Viện VIPTAM! Ở mặt sau quyết định bổ nhiệm , ông Khiêm ghi bằng viết mực : “Chú Cư, chủ đất, quý anh, chú, chánh quyền có đến hỏi, chú Cư trao giấy này kính trình cho quý anh”.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Bình Thuận, ông Nguyễn Tấn Khiêm sinh năm 1927, quê quán xã Phong Châu, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang là người có thông tin về kho báu của người Nhật chôn giấu tại huyện Hàm Tân.
Ông Khiêm đã cùng với ông Lê Văn Sửu, sinh năm 1968, quê quán Quách Phẩm, Đầm Dơi, Cà Mau hình thành đoàn tự phát gồm 25 ngưới đi tìm kiếm kho báu.
Theo phân công, ông Khiêm làm trưởng đoàn và ông Sửu làm phó đoàn. Để có tư cách pháp lý cho việc đi tìm kho báu, ông Khiêm đã hợp tác với ông Nguyễn Viết Thủ, Viện phó Viện VIPTAM để phía VIPTAM xin phép chính quyền các cấp cho phép khai đào kho báu.
Phía ông Khiêm và ông Sửu cung cấp hồ sơ, vị trí và tài chính cho công tác khai đào kho báu.
Với thông tin có mật đồ kho báu trong tay, ông Nguyễn Tấn Khiêm đã nghiễm nhiên trở thành một cố vấn cao cấp của VIPTAM (Viện Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ phát triển tài nguyên lãnh thổ, dự phòng thiên tai và bảo vệ môi trường, trực thuộc Hội Hóa học Việt Nam).
Tuy nhiên bấy nhiêu vẫn chưa đủ, để có giấy phép khai thác kho báu trong tay, họ còn tiến hành hàng loạt những “độc chiêu” bài bản và thành lập cả một ban dự án với những thuyết trình đầy tính khoa học.
Kỳ cuối - Khởi động dự án "HT"

báu núi Tàu (Kỳ cuối): Tấm bản đồ ba thế hệ

Kho báu núi Tàu (Kỳ cuối): Tấm bản đồ ba thế hệ
(PLO) - Đầu năm 2003, sau một thời gian dài chờ đợi nhưng nhà ngoại cảm và viên đại úy đều bặt vô âm tín. 
Biết mình bị lừa, ông Hiền viết đơn tố cáo nhưng cho đến bây giờ tung tích của hai người này vẫn là một dấu chấm hỏi.
Niềm tin không suy suyển
Tính ra, ông Hiền đã bị lừa cả trăm triệu đồng từ tiền đi lại ăn ở, hóa chất v.v…cộng thêm quá trình tìm kiếm quá lâu vẫn không có kết quả. Thế nhưng, cả ông Tiệp và ông Hiền vẫn một mực tin rằng “kho báu” đang hiện hữu đâu đó trên đỉnh núi Tàu.
Với ý thức của những người từng vào sinh ra tử để giành độc lập tự do, việc săn lùng kho báu đối với họ đã trở thành một đức tin để tài sản không lọt vào tay kẻ xấu, bảo vệ nguyên vẹn cho đất nước. Ông Tiệp từng ngỏ ý nếu tìm được kho báu, ông sẽ xin xây một khu nhà trên đỉnh núi Tàu để cán bộ hưu trí, thương bệnh binh nghỉ mát, điều dưỡng. Tiếc thay, dự định tốt đẹp ấy đến nay vẫn chưa thành.
Kho báu núi Tàu (Kỳ cuối): Tấm bản đồ ba thế hệ - ảnh 1
 
Cụ Trần Văn Tiệp và bác sĩ Quýnh, người cùng đồng hành với ông Tiệp và hiện nay cũng rất tin kho báu núi Tàu là có thật
Đáng nói là có nhiều người khác cũng có niềm tin về kho tàng ấy. Như chủ xưởng gỗ tại Căn cứ 5 trước đây là ông Năm Thuận. Có tin rằng chính ông Thuận là người thông ngôn cho một số tướng tá của quân đội Nhật  cùng các quan chức người Việt về địa điểm chôn giấu kho báu vào thời điểm quân Nhật sắp bị giải giới. Đó cũng là niềm tin của bà Vũ Thị Thanh Xuân, vợ bé của Tỉnh trưởng tỉnh Bình Tuy Lê Văn Bường đã sang Pháp  định cư từ năm 1987, và ông Huỳnh Xuân Há, nguyên cán bộ Phòng Công nghiệp tỉnh Thuận Hải (Bình Thuận, Ninh Thuận hiện nay) cũng đồng tình quan điểm này. Chính ông Há cũng từng “lên xuống” núi Tàu nhiều lần vì kho báu.
Tấm bản đồ ba thế hệ
Giữa lúc Kho báu Yamashita đã chìm trong tuyệt vọng thì có một người đàn ông khoảng hơn 40 tuổi xuất hiện trên núi Tàu. Anh ta xưng tên T.V.A ngụ thị trấn Liên Hương (Tuy Phong) dưới chân núi Tàu và đang giữ bản đồ kho báu.
Theo lời kể thì cha ruột của anh ta chính là viên Trung đội trưởng lính Bảo An đã từng nhận lệnh dẫn trung đội của mình bảo vệ cho nhóm chuyên gia Mỹ đổ bộ bằng trực thăng xuống núi Tàu vào năm 1971. Đặc biệt là ông nội anh là công nhân gác ghi của đề-pô xe lửa Vĩnh Hảo đã phát hiện ra ánh đèn sáng rực suốt 18 đêm trên đỉnh núi Tàu vào năm 1943.
Người gác ghi đã bí mật theo dõi và ghi nhớ. Sau đó ông nội và cha đã dẫn anh A. lên đỉnh núi Tàu, hai người đã cùng vẽ lại tấm bản đồ vị trí kho báu. Thật kỳ lạ là tấm bản đồ này gần như trùng khớp với vị trí khai thác chính và những tài liệu mà ông Tiệp có được. Đối với ông Tiệp, điều này càng khẳng định hơn nữa Kho báu Yamashita là có thật.
Kho báu núi Tàu (Kỳ cuối): Tấm bản đồ ba thế hệ - ảnh 2
Một số ký tự được cho là để đánh dấu trên bản đồ kho báu Yamashita
Tuy nhiên khi anh A. ra điều kiện được hưởng cổ phần trong kho báu thì ông Tiệp kiên quyết từ chối. Đến nay anh A. vẫn còn giận vì cho rằng vị trí ông Tiệp đào là đúng nhưng “cửa hầm” sai hoàn toàn, nếu không căn cứ vào tấm bản đồ ba thế hệ của anh ta!
Huyền thoại về Kho báu Yamashita tại núi Tàu xem như đã khép lại với những thất bại mà ông Tiệp phải gánh.
Và …. những kho báu khác 
Thế nhưng ít ai biết từ 1990-1993, ông Tiệp còn thất bại thêm một lần nữa khi săn lùng “kho báu Ioshida” tại Bình Giã, Vũng Tàu.
Có tin cho rằng Ioshida là một đại tá và là sĩ quan thân cận của tướng Yamashita. Sau khi chôn giấu “kho báu” ở Bình Giả, quân đội Nhật bị giải giới và Ioshida phải về nước.
Năm 1971, Ioshida bất ngờ quay lại Việt Nam và đến Vũng Tàu trong vai một nhà sư. Thế là bằng mọi giá, ông Tiệp tiếp cận được Ioshida và nắm một số bí mật về “kho báu” này được chôn dưới nền một căn nhà rất lớn. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, qua hàng lọat thủ tục, ông Tiệp mới được cấp phép cho thăm dò, khai thác “kho báu Ioshida” tại Bình Giã.
 Ròng rã ba năm đổ hàng núi của cải vào “kho báu” này nhưng vẫn cuốc lấy thảm bại.
Đối với ông Tiệp, hai “kho báu” trên vẫn chưa phải là chấm hết. Do không còn sức khỏe và con cháu muốn ông vui hưởng tuổi già nên ông đành dừng bước.
Theo nhiều tài liệu, khi quân đội Nhật đang chiếm đóng Việt Nam biết mình sắp thua trận, họ đã bí mật đưa toàn bộ số của cải khổng lồ vơ vét, cướp bóc được ở Việt Nam đến Căn cứ 6 (thuộc thị trấn Tân Minh, Hàm Tân, Bình Thuận ngày nay) chôn giấu vào một khu rừng già giáp với Suối Kiết (Tánh Linh).
Một Tộc trưởng người dân tộc Rắc Lây đã biết được điều này và đã được “ngài cố vấn’ Ngô Đình Nhu mời vào Dinh Độc lập yết kiến. Sau cuộc gặp gỡ, người Tộc trưởng chết đột ngột còn Ngô Đình Nhu được Tỉnh trưởng Bình Tuy Lê Văn Bườn tháp tùng, chỉ huy lực lượng phản ứng nhanh, trang bị tận răng quần nát  vùng đất này
                           Kho báu núi Tàu (Kỳ cuối): Tấm bản đồ ba thế hệ - ảnh 3
 Việc thăm dò, đào bới nhiều năm liền đã tiêu tốn hàng tỉ đồng
Kho báu Yamashita”, “kho báu Ioshida” và “kho báu Căn cứ 6” cho đến nay vẫn là những huyền thọai. Dù sao, những người săn tìm kho báu ở Việt Nam vẫn còn được an toàn. Trong khi đó, tại Philippines, một người đã chết và ba người khác bị thương vì bị sụp hầm khi tìm kiếm “kho báu Yamashita’ tại đảo Mactan vào năm 2003.
Trước đó cựu chỉ huy lực lượng Mũ nồi xanh của Mỹ, Charles McDougan đã đưa hàng loạt nhân công đến Fort Santiago, nơi từng là nhà tù dưới thời Nhật chiếm đóng Philippines để săn tìm kho báu. Hai người đã thiệt mạng ở đây.
Vì ảo vọng, họ bất chấp tất cả để tìm kiếm. Chừng nào chưa tìm ra, chừng đó họ vẫn tin rằng niềm tin ấy vào kho báu là có căn cứ và hành động này là thực sự cần thiết. Bao nhiêu tiền của, công sức và hi vọng đã đổ ra, đến nay đem về vẫn chỉ là con số 0. 
Phương Nam