Tuesday, August 11, 2020



– Tháng giêng. Đội biệt động thị xã Biên Hòa tấn công “Trung tâm chiêu hồi Biên Hòa” diệt 17 tên.
(2 - 1) Chiến sĩ biệt động Nguyễn Phú Huỳnh (16 tuổi) mang bí số ĐF 66 tấn công địch ở đường Hồng Thập Tự thị xã Long Khánh, diệt 1 tên cảnh sát và làm bị nhiều tên khác bị thương vào lúc gần trưa. Đến 23 giờ đêm, ĐF 66 lại dùng lựu đạn ném vào cuộc họp của tên trưởng ấp và 4 bảo an: diệt 7 tên, tên trưởng ấp Canh bị thương nặng.
(6 - 1) Chiến thắng Phước Long. Phước Long là tỉnh đầu tiên được hoàn toàn giải phóng ở miền Nam. Chiến thắng Phước Long đánh dấu những biến đổi quan trọng mới trong so sánh lực lượng giữa ta và địch từ sau Hiệp định Paris, làm bộc lộ thế suy yếu và những khó khăn to lớn của Mỹ ngụy, thế và lực của quân và dân ta ở miền Nam mạnh hơn bao giờ hết.
(9 - 1) Hội nghị Quân ủy Trung ương khẳng định tầm quan trọng của việc đánh chiếm Tây nguyên, đặc biệt là Buôn Mê Thuộc. Chiến dịch Tây nguyên được mang tên “chiến dịch 275”. (Đến 25 - 2 Bộ Tư lệnh Tây nguyên họp thông qua phương án đánh chiếm Buôn Mê Thuộc).
(18 - 1) Nữ biệt động Hồ Thị Hương, Nguyễn Thị Thận (Đội biệt động Long Khánh) tấn công địch ở quán Viễn Đông; nơi bọn cảnh sát ngụy thường tụ tập ăn nhậu. Do phải qua nhiều trở ngại mới lọt được vào điểm đánh nên vừa đến trong quán mìn đã nổ: Đồng chí Hồ Thị Hương hy sinh. (Chị được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân).
* Lực lượng vũ trang và nhân dân Tân Phú phối hợp với trung đoàn 14 Sư đoàn 7 (Quân đoàn 4) tấn công chi khu Định Quán, làm tan rã 3.600 tên địch, làm chủ chi khu Định Quán, nhiều đoạn trên lộ 20.
(26 - 1) 18 đoàn thể thuộc nhiều khuynh hướng chính trị, tôn giáo, nghề nghiệp cùng ký chung một tuyên bố đòi Mỹ chấm dứt viện trợ quân sự, đòi Thiệu phải từ chức. Đây là phong trào đấu tranh chống Mỹ ngụy ở đô thị phát triển mạnh mẽ và có chất lượng mới so với những năm trước.
(29 - 1) Từ 20 - 1 đến 25 - 1 địch tổ chức 3 cuộc càn lớn vào Lòng Chảo, nên đến 29 - 1, đại đội 2 Đoàn 10 và tiểu đoàn 240 được lệnh trừng trị bọn giặc đi càn. Đêm 29, từ trận địa pháo ở đồng Ông Trúc, đồng Mu Rùa, quân ta nả đạn vào sở chỉ huy của địch: phá hủy toàn bộ khu nhà lính, kho tàng, 13 tên chết và nhiều tên bị thương, bao vây tấn công chốt dã ngoại của địch ở Vườn Điều, địch bỏ chạy ra lộ 19, rút về chỗ cụm quân, bỏ lại 23 xác địch.
* Khánh thành Công ty Hóa chất Đồng Nai tại Khu kỹ nghệ Biên Hòa sau 3 năm xây dựng. Số vốn đầu tư của Công ty: 50 triệu bạc Việt Nam. Diện tích xây dựng 11.500 m2. Năng suất khoảng 7.000 tấn sulfate, 5.000 tấn Amonium cloride - năm. Tổng Giám đốc: Ông Lê Văn Kim.
Đây là Công ty độc nhất tại Việt Nam sản xuất hai loại sản phẩm trên để thay thế hàng nhập khẩu cung cấp cho kỹ nghệ bột giặt, tôn tráng kẽm và pin đèn.
(31 - 1) Hội nghị Khu ủy miền Đông (từ 31 - 1 đến 8 - 2) xác định tính chất quan trọng và vị trí chiến lược của thị xã Long Khánh: “Thị xã Long Khánh là nơi ta dứt điểm cuối cùng, nơi Đảng bộ miền Đông hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân của mình”.
(4 - 2) Lực lượng Đoàn 10 bao vây tấn công đồn Phước Thọ, đồn Phước Long. Địch cho tiểu đoàn 340 từ ngã ba đường ủi xuống giải vây. Khi đến miểu Ông Thiện thì đám quân tiếp viện lọt vào ổ phục kích của ta nên phải rút. Hôm sau, địch tăng viện bằng chiến đoàn cơ giới 318 cùng tiểu đoàn 258 biệt động quân, nhưng đều bị đánh bật ra. Địch 7 lần phản kích đều không giải vây được. Địch phải tiếp tế bằng trực thăng cho đồn Phước Long, Phước Thọ. Sang tháng 3, địch đưa quân về thêm, nhưng lại rơi vào thế bị bao vây. Sau 22 ngày càn vào Lòng Chảo, địch chết 102 tên, 15 xe tăng phị phá hủy.
– Tháng 3. Đầu tháng 3, nội ô thị xã Biên Hòa thành lập được 5 chi bộ mật với 28 đảng viên; 3 chi đoàn với 12 đoàn viên; phát triển 300 cơ sở nòng cốt là hội viên các đoàn thể, tự vệ mật, an ninh mật. Xây dựng được 14 lõm chính trị ở Hiệp Hòa, Bửu Hòa, Tân Vạn, Bình Đa, An Hảo, Lân Thành, Khu 1, Khu 5, Núi Đất... với 394 gia đình; tổ chức được 9 nhóm, tổ chống bắt lính; có 78 thanh niên được bố trí, xây dựng được 15 cơ sở nội tuyến; 3 cơ sở binh vận trong sân bay, trong căn cứ Long Bình, Bộ chỉ huy sư đoàn 18, Toà hành chánh Biên Hòa, Ty cảnh sát Biên Hòa, Liên hiệp nghiệp đoàn Biên Hòa. Ngoài ra, cốt cán là nắm được 11 toán với 200 phòng vệ dân sự của địch.
(4 - 3) Chiến dịch Tây nguyên đại thắng, kể từ 4 – 3 - 1975, chỉ trong 19 ngày toàn bộ Tây nguyên đã được giải phóng (Đắc Lắc với thị xã Buôn Ma Thuột 11 - 3, Kon Tum 17 - 3, Gia Lai 18 - 3, Phú Bổn 19 - 3; và đã dẫn đến thắng lợi giải phóng các tỉnh miền biển Trung bộ: 24 - 3 giải phóng tỉnh Quảng Đức; 1 - 4 Bình Định; 2 - 4 Lâm Đồng; 3 - 4 Khánh Hòa; 4 - 4 Tuyên Đức.
* Thường vụ Khu ủy miền Đông ra nghị quyết: “Khu ta có khả năng phát động quần chúng khởi nghĩa với tinh thần ấp giải phóng ấp, xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện, chi khu; tỉnh giải phóng thị xã, tiểu khu, giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân”.
(8 - 3) Chiến dịch Huế – Đà Nẵng từ ngày 8 - 3 đến 25 – 3 - 1975 đã giải phóng các tỉnh Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng và Quảng Ngãi.
(10 - 3) Giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột.
(15 - 3) Giải phóng yếu khu Túc Trưng.
(16 - 3) Giải phóng Kiệm Tân.
(17 - 3) “Chiến dịch lộ 3” bắt đầu. Lực lượng vũ trang Xuân Lộc cùng sư đoàn 6 bộ binh (E33 và E4), các tiểu đoàn đặc công và pháo binh quân khu đánh chiếm 3 mục tiêu của địch ở ngã ba Ông Đồn, núi Chứa Chan, đồi 52.
(20 - 3) Giải phóng hoàn toàn tỉnh Tân Phú.
* Chiến dịch đường 20 bắt đầu. Lực lượng vũ trang Tân Phú phối hợp sư đoàn 7, quân đoàn 4 tấn công làm chủ chi khu Phương Lâm, La Ngà, Núi Tràn, cao điểm 112.
(20 - 3) Ta giải phóng chi khu Định Quán.
(21 - 3) Bằng lực lượng tại chỗ, thị xã Long Khánh giải phóng 4 ấp phía Bắc thị xã: Bảo Vinh A, Bảo Vinh B, Suối Chồn. Đồng thời, bộ đội tỉnh tấn công giải phóng Suối Cát, ngã ba Ông Đồn đến Trà Tân (lộ 3), đồn điền cao su Ông Quế, bứt rút đồn Nam Hà, Mai Thọ Bích, tua Mã Thắng; bộ đội khu giải phóng Định Quán, làm chủ lộ 20. Việc giải phóng các xã, ấp, đồn điền vùng ven thị xã Long Khánh đã tạo bàn đạp đứng chân cho lực lượng Quân đoàn 4. Mặc khác, nhân dân thị xã Long Khánh đã đưa vào kho dự trữ 7.500 tấn gạo, 17.000 ống thuốc cầm máu, 43.000 lọ thuốc kháng sinh, 4.000kg bột ngọt, hàng chục triệu đồng và hàng hóa khác để phục vụ chiến dịch.
(24 - 3) Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam họp đưa ra chủ trương: Tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí, kỹ thuật và vật chất giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa (tháng 5 - 1975).
(28 - 3) Tướng Mỹ Uây-en sang Việt Nam để bàn việc cứu nguy cho chế độ Sài Gòn: Quyết định xây dựng tuyến phòng thủ mới chốt tại Phan Rang kéo dài đến Xuân Lộc làm căn cứ trung tâm và xã Tây Ninh là chốt phía Tây bắc. Địch tập trung lực lượng xây dựng “Tuyến phòng thủ thép Xuân Lộc” với sư đoàn 18, lữ đoàn dù số 1, liên đoàn 7 biệt động quân, lữ đoàn 3 thiết giáp.
(31 - 3) Bộ Chính trị họp quyết định: Nắm vững thời cơ chiến lược, với tư tưởng chỉ đạo thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng, có quyết tâm lớn thực hiện tổng công kích, tổng khởi nghĩa trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng 4.
– Tháng 4. Quân ủy, Bộ chỉ huy Miền chủ trương sử dụng toàn bộ lực lượng Quân đoàn 4 phối hợp với Quân khu 7 và các lực lượng vũ trang tỉnh Biên Hòa, Bà Rịa - Long Khánh đập tan tuyến phòng thủ của địch ở Xuân Lộc. Bộ chỉ huy chiến dịch Xuân Lộc gồm các đồng chí Thượng tướng Hoàng Cầm, Phạm Lạc, Phạm Văn Hy, Hồng Lâm, Lê Văn Ngọc.
(1 - 4) Giải phóng Nha Trang, Bình Định.
(2 - 4) Tiểu đoàn 240 (Long Thành) kết hợp với bộ đội huyện bao vây tấn công địch ở ngã ba đường ủi Thái Lan. Địch đóng ở đây có 600 tên, nhưng vừa mới chết 20 tên, chúng đã bỏ tháo chạy về quận lỵ do tinh thần suy sụp.
 * Nói chung, tình hình địch ở Long Thành, Nhơn Trạch có quân số tăng đông, nhưng địch bị cô lập trong đồn, không dám bung ra càn quét, khám xét như trước. Vùng giải phóng mở rộng, dân chúng đi lại dễ dàng, các tuyến giao liên, vận chuyển đều thông suốt.
* Tàn quân địch đổ về Biên Hòa ngày càng nhiều, tạo nên tình trạng hỗn loạn. Trong lúc đó, ta tổ chức tấn công liên tục. Trong 4 ngày trên các lộ 25, 15, 17, 19 ta chận đánh địch, rải truyền đơn kêu hàng.
(4 - 4) Đội biệt động và trinh sát vũ trang thị xã Long Khánh đã bí mật dẫn đường cho trinh sát sư đoàn 1, sư đoàn 7 (thuộc Quân đoàn 4) vào thị xã điều nghiên, nắm tình hình địch và lên phương án tác chiến.
(6 - 4) Truyền đơn cách mạng được rải khắp các nẻo đường Xuân Lộc. Binh lính ngụy hoang mang cực độ, số đông đã bỏ ngũ, trà trộn vào dân ra vùng giải phóng.
(8 - 4) Tại Bàu Hàm, đồng chí Lê Đình Nhơn, phó Bí thư Khu ủy miền Đông phổ biến nghị quyết của Khu ủy cho các đồng chí trong ban Thường vụ Thị ủy Biên Hòa và thông qua kế hoạch giải phóng thị xã Biên Hòa. Bộ chỉ huy giải phóng thị xã Biên Hòa gồm: Đồng chí Lê Thành Nhơn, phụ trách chung; đồng chí Nguyễn Việt Hoa (phó Tư lệnh Quân khu), phụ trách quân sự; đồng chí Phan Văn Trang (Bí thư Thị ủy) phụ trách lực lượng quần chúng nổi dậy và chỉ đạo công việc tiếp quản thị xã.
* Ngày “N – 1”: các sư đoàn chủ lực đã đến vị trí tập kết cách thị xã Long Khánh từ 4 – 10 km. Đêm 8 - 4, các cánh quân triển khai chung quanh thị xã chuẩn bị tấn công “phòng thủ thép” của giặc.
(9 - 4) 5 giờ 30 sáng: Chiến dịch Xuân Lộc bắt đầu: Sau các loạt pháo cấp tập vào các mục tiêu của địch, quân ta nổ súng tấn công vào thị xã Long Khánh theo hai hướng Đông Bắc và Tây Bắc. Sau 1 giờ chiến đấu, ta chiếm được căn cứ biệt động quân, trụ sở tình báo của Mỹ, Tòa hành chánh, dinh tỉnh trưởng, tiểu khu ở nội ô thị xã. Trên hướng tây của thị xã, sư đoàn 6 làm chủ quốc lộ 1 từ đèo Mẹ Bồng Con. Ở phía Nam, Tiểu đoàn 455 bộ đội địa phương và K8 (bộ đội huyện) đánh tan liên đoàn 936 tại Bình Phú, Suối Cát, bắt sống 117 tên.
(10 - 4) Huyện ủy Long Thành, Nhơn Trạch dự trữ 100 tấn lương thực và thông báo mỗi gia đình chuẩn bị 60 lít gạo để đón bộ đội trên về.
* Tấn công chi khu Dầu Giây: sư đoàn 1 và biệt động thị xã Long Khánh chặn đánh địch phản kích ở khu nhà thờ, ngã tư đường sắt. Hướng Nam: ta chặn đánh, chia cắt địch ở Tân Phong, Suối Cát; pháo kích vào chỉ huy sở tiểu đoàn 3 (chiến đoàn 48) ở Tân Phong và các tiểu đoàn bảo an Bình Phú, Suối Cát.
(11 - 4) Địch tăng cường viện binh, dốc toàn bộ phi pháo yểm trợ, dùng trực thăng chuyển vận lữ đoàn 2 dù đổ xuống Tân Phong... Chúng ném toàn bộ “con ách chủ bài” của chúng vào Long Thành.
(11 đến 13 - 4) Lực lượng du kích và bộ đội địa phương bao vây căn cứ Núi Thị, giải phóng các xã và đồn điền cao su: Hàng Gòn, Cẩm Mỹ, Suối Râm....mở rộng bàn đạp cho quân chủ lực.
(12 - 4) Địch cho máy bay oanh kích dữ dội xuống các vị trí nội ô của thị xã Long Khánh và khu vực phía Bắc chi khu Tân Phong. Lữ đoàn dù số 1 của ngụy được máy bay đổ xuống ngã ba Tân Phong để phối hợp với sư đoàn 18 bên trong đánh ra nhằm giải tỏa áp lực của quân ta, nhưng tất cả đều thất bại. 14 giờ, giặc cho ném 2 quả bom CBU 55 xuống vị trí cách thị xã Xuân Lộc 800 mét về hướng Bắc.
(14 - 4) Bộ chỉ huy chiến dịch đề nghị Bộ Chính trị đặt tên chiến dịch tổng công kích giải phóng Sài Gòn là Chiến dịch Hồ Chí Minh.
* Đoàn pháo binh Biên Hòa từ trận địa pháo 130 ly đặt tại Hiếu Liêm đã bắn từng đợt vào phi trường Biên Hòa: phá hủy nhiều kho chứa bom, máy bay và đường băng. Máy bay từ sân bay này không còn khả năng cất cánh yểm trợ cho mặt trận Xuân Lộc và Phan Rang.
* Sư đoàn 6 và Trung đoàn 95B phối hợp với du kích tấn công và đập tan chiến đoàn 58 sư 18 ngụy: diệt gọn 1 tiểu đoàn pháo, 1 chi đoàn cơ giới, 2 tiểu đoàn bộ binh, thu 12 pháo; giải phóng Kiệm Tân.
(15 - 4) Bộ chỉ huy chiến dịch chỉ đạo tập trung hỏa lực mạnh, sử dụng pháo binh bắn cấp tập vào các cứ điểm bên trong thị xã Long Khánh để kéo địch ra ngoài thị xã từ cổng ngã ba Dầu Giây lên giáp Lâm Đồng.
* Tại Biên Hòa, lực lượng vũ trang tấn công vào các mục tiêu quân sự của địch. Trận địa pháo ở Hiếu Liêm (Chiến Khu Đ) pháo kích vào sân bay Biên Hòa. Căn cứ địch ở Trảng Bom, Bàu Cá, Suối Sâu bị tấn công.
(16 - 4) Đưa đưa bộ chỉ huy Quân đoàn 3 lên Trảng Bom để trực tiếp chỉ huy cuộc hành quân giải tỏa, nhưng các mũi ứng cứu của địch đều bị đập tan.
 Tự vệ du kích phối hợp với công nhân nổi dậy giải phóng sở cao su Bình Lộc.
(17 - 4) Giặc sử dụng phi pháo yểm trợ cho chiến đoàn 8, sư 5 ngụy và thiết đoàn 315 phản kích dọc theo đường sắt Hưng Nghĩa, Hưng Lộc. Sau 1 ngày chiến đấu, bộ đội sư đoàn 6 cùng du kích địa phương đã đánh tan chiến đoàn 8, thiết đoàn 315, diệt gọn 1 tiểu đoàn, tiêu hao nặng một tiểu đoàn khác.
* Tỉnh Tân Phú được giải phóng.
(18 - 4) Lữ đoàn dù số 1 ngụy được lệnh rút chạy về phía Nam chi khu Tân Phong để yểm trợ cho hướng lộ 2. Tướng Lê Minh Đảo, tư lệnh sư 18 ngụy ra lệnh “tùy nghi di tản”.
(19 - 4) Ấp Suối Tre được giải phóng.
* Tàn quân địch từ Xuân Lộc chạy xuyên rừng Cẩm Đường trốn. Du kích cùng lực lượng 207 phát hiện bắt 42 tên, thu 36 súng. Ta giáo dục và tha ngay tại chỗ, một số xin ở lại phục vụ trong lực lượng vũ trang, một số chạy vào dân hỏi đường về quê.
(20 - 4) Ấp và sở cao su An Lộc, Cốc Rang được giải phóng.
* 20 giờ, hơn 220 xe quân sự ngụy chen nhau chạy về hướng lộ 2. Quân ta tổ chức chốt chặn và truy kích, bắt sống tên đại tá tỉnh trưởng Phạm Văn Phúc và đám tùy tùng.
(21 - 4) Long Khánh được giải phóng hoàn toàn. Tuyến phòng thủ Xuân Lộc của địch bị phá hủy. Chiến dịch Xuân Lộc toàn thắng và tiến hành Chiến dịch Hồ Chí Minh với hai quân đoàn: Quân đoàn 2, từ lộ 2 Xuân Lộc tiến về Long Thành, Nhơn Trạch để về Sài Gòn: dứt điểm cứ điểm Suối Râm, Nước Trong, một phần kho Long Bình, chi khu Long Thành, Nhơn Trạch. Quân đoàn 4, từ sở Bình Lộc, dứt điểm địch tại ngã ba Dầu Giây, Sông Thao, chi khu Trảng Bom, đánh chiếm Sở chỉ huy Quân đoàn 3, Tổng kho Long Bình và đưa bộ phận xe tăng, pháo binh và bộ binh tiến về Sài Gòn.
(22 - 4) Trinh sát đặc công đoàn 113 đánh vào kho bom Bình Ý: 250.000 tấn bom đạn bị hủy.
 (26 - 4) Từ 17 giờ, quân ta mở cuộc tiến công lớn trên hướng Đông và hướng Tây – Nam Sài Gòn, tiêu diệt đại bộ phận địch ở tuyến phòng thủ vòng ngoài, bao vây chia cắt và hoàn toàn cô lập quân địch ở Sài Gòn – Gia Định.
* 16 giờ 30 phút, Quân đoàn 2 xuất phát từ Bình Sơn: sư đoàn 304 theo đường 15B tiến về căn cứ Nước Trong; sư đoàn 325 theo liên lộ 25 qua Lộc An tiến vào quận lỵ Long Thành:
- Sư đoàn 304 tấn công Trường thiết giáp, Trường sĩ quan lục quân, Trường cảnh sát quốc gia Quân khu III...
- Sư đoàn 325 đặt pháo ở đồng Sở Hoàng nả đạn vào chi khu Long Thành và dinh quận.
* Hướng Nhơn Trạch, trung đoàn 101, trung đoàn 95 trợ chiến, có tăng hỗ trợ tến vào lộ 17, tấn công chi khu Nhơn Trạch, kho Thành Tuy Hạ.
* Các hướng khác, lực lượng vũ trang, chủ lực, du kích đều bắt đầu tiến công địch giải phóng các xã ấp...
(27 - 4) Long Thành giải phóng.
(28 - 4) Đêm 28 rạng 29 - 4, các binh đoàn chủ lực tinh nhuệ của ta đã phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương đồng loạt công kích từ nhiều hướng, tiêu diệt các tập đoàn phòng ngự cuối cùng của địch ở Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Củ Chi, Đồng Dù, Hậu Nghĩa, Tân An.
(29 - 4) Sư đoàn 320B hỗ trợ lực lượng vũ trang địa phương giải phóng Tân Uyên, Dĩ An, Lái Thiêu (nay thuộc tỉnh Bình Dương).
          * Lực lượng biệt động và an ninh kết hợp với các bộ phận vũ trang đánh giải phóng 4 xã An Hòa, Long Hưng, Phước Tân, Long Bình (từ 23 đến 29 - 4)
          * Ban công vận thành phố tiếp quản Khu kỹ nghệ Biên Hòa.
* Bọn địch ở các cứ điểm quan trọng, các cơ quan đầu não như Quân đoàn III, tiểu khu Biên Hòa, chi khu Đức Tu rút chạy.
* Ta đánh chiếm quận lỵ Nhơn Trạch và kho bom Thành Tuy Hạ lúc 8 giờ 10 phút. Cánh cửa hướng Đông Nam Sài Gòn  đã mở, Quân giải phóng theo hướng xa lộ Biên Hòa, phà Cát Lái và bến Phước Khánh tiến về Sài Gòn.
(30 - 4) 6 giờ sáng, nữ đồng chí Trương Thị Sáu cắm cờ Tổ quốc ở Tòa hành chánh Biên Hòa; kế đó cờ giải phóng cũng được cắm ở dinh Tướng Toàn, Tư lệnh Quân đoàn III ngụy, Nha Cảnh sát miền Đông, Quân đoàn III, Ty cảnh sát Biên Hòa, quận Đức Tu.
* 10 giờ 30 Sở chỉ huy tiền phương và lực lượng vũ trang Trung đoàn 5 và lực lượng chính trị chiếm Tòa hành chánh Biên Hòa; sư đoàn 6 chiếm giữ sân bay, quân đoàn III; Ban an Ninh T1 chiếm giữ Nha cảnh sát miền Đông, Ty cảnh sát Biên Hòa, Ban an ninh Biên Hòa chiếm giữ quận Đức Tu. Lực lượng trung đoàn 5 triển khai chốt các ngã ba và Khu kỹ nghệ Biên Hòa... Thành phố Biên Hòa hoàn toàn giải phóng. Nhân dân xuống đường reo mừng với cờ hoa rực rỡ chào đón đoàn quân giải phóng.
(1 - 5) Toàn bộ lãnh thổ đất liền miền Nam nước ta hoàn toàn giải phóng.
(5 - 5) Mitting trọng thể chào mừng chiến thắng, giải phóng hoàn toàn miền Nam tại Biên Hòa, hơn 1 vạn người dự.
(15 - 5) Cả nước từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau tưng bừng mở hội mừng chiến thắng.
(31 - 5) Nhà máy không quân A 42 Biên Hòa thành lập (Sân bay Biên Hòa)
(2 - 6) Thành lập Công ty Cao su Đồng Nai.
Giải mã cuộc đời của CT NGUYỄN ĐỨC CHUNG sau khi y mất chức. Y sanh ngày 28.7.1967.
1/ Dựa theo ngày sanh:
Ý nghĩa của số 28
28 là số của những mâu thuẫn (conflict) khó giải quyết/gây bối rối (puzzling) và gây cản trở/làm thất vọng (frustrating). Nó tuợng trưng bởi một nguời hay (hay thực thể) có hứa hẹn tốt đẹp, ngay cả có THIÊN TÀI, có nhiều khả năng lớn lao (great possibilities), với khả năng đạt đuợc thành công gây ấn tuợng, và nguời 28 này thuờng thực hiện thành công như vậy, để rồi chỉ thấy mọi sự bị lấy mất/thất bại trừ phi ông ta hay bà ta đã chuẩn bị cẩn thận (has carefully provided) cho tuơng lai. Số này cho thấy sự thất thoát do đặt sai chỗ niềm tin vào kẻ khác, sự chống đối mạnh mẽ (powerful) từ những kẻ thù và kẻ cạnh tranh trong kinh doanh hoặc nghề nghiệp, sự nguy hiểm về những tổn thất trầm trọng tại tòa án – và khả năng phải bắt đầu làm lại cuộc đời nhiều lần (over and over again). Nếu tên cộng lại bằng 28, bạn nên đổi tên để có đuợc một số hài hòa và may mắn hơn. Nếu 28 là ngày sanh và do đó không thể thay đổi, những bài học (về nghiệp quả) của sự thận trọng, cảnh giác (caution), và những kế hoạch chuẩn bị kỷ luởng phải đuợc nghiên cứu và thực hành. Khi điều này đuợc thực hiện, khía cạnh tiêu cực của số 28 sẽ đuợc giảm đi một cách đáng kể (substantially). Điều quan trọng là phải nhìn truớc khi nhảy .
(Dịch từ trang 204 của quyển Linda Goodman's Star Signs . San Jose ngày 29/03/2010 lúc 7:58 tối ).
========
2/ Dựa theo tên:
NGUYỄN = 7
ĐỨC = 4 6 3 = 13 = 4
CHUNG = 3 5 6 5 3 = 22 = giữ nguyên
Cộng lại: 7 4 22 = 33 .
Ý nghĩa của số 33
"Số này không có ý nghĩa riêng của nó, nhưng ngoài việc mang đến sự tác động/ảnh huởng của số 24 – còn có ma lực (magic) của tình yêu, mức độ/kích cở (extent) của sự độc đáo và sáng tạo, và những hứa hẹn của thành công sau cùng (eventual) về tài chính thì sâu rộng hơn (deepened and increased). Do có số 3 kép, nguời có tên bằng 33 thì may mắn hơn trong mọi mặt (every way) khi dính dáng tới việc hùn hạp hay làm ăn hài hòa ở dạng nào đó với nguời khác phái, điều này áp dụng trong nghề nghiệp cũng như những quan hệ lãng mạn và hôn nhân. Đây là số huởng NGHIỆP QUẢ TỐT TỪ KIẾP TRƯỚC. Nguời mang số 33 đuợc khuyên không nên lạm dụng sự may mắn gây kinh ngạc (astounding luck) này sẽ đến với họ vào một lúc nào đó (sometime) trong cuộc đời khi họ để sự may mắn này làm cho họ luời biếng, tin tuởng quá mức, và cảm giác tự tôn (superiority). Khi tinh thần hài huớc và khiêm tốn (humility) thật sự đi cùng với tác động của số 33, thì số này sẽ là số may mắn một cách kỳ lạ (wonderfully)"./.
(Dịch xong lúc 9:50 sáng ngày 31/03/2010 từ trang 206 của Linda Goodman's Star Signs).
NHẬN XÉT: khi giải mã cuộc đời của ai đó, ta phải xem xét ngày sanh và tên; cả hai phần phải hài hòa hay đồng bộ (synchronize) với nhau. NĐC dù có tên tốt nhưng ngày sanh xấu đã hóa giải may mắn của y.
NHỮNG TRỚ TRÊU CỦA LỊCH SỬ : MAO VÀ CHU ĐÃ TỪNG KHUYÊN LÊ DUẨN VÀ ĐÀN EM KHÔNG ĐƯỢC TẤN CÔNG VNCH .
Tài Trần : theo bài phát biểu dưới đây của Lê Duẩn , y viết : sau khi ký kết HĐ Genève 1954 , TQ khuyên VNDCCH nên tập trung phục hồi và phát triển kinh tế xã hội tại miền bắc , để thi đua trong hòa bình với miền nam , ko nên gửi quân vào miền nam để Mỹ có cớ gửi quân sang .
Lúc đó trên đường tập kết ra bắc theo các điều khoản của HĐ , Duẩn đã xin Hồ ở lại để điều khiển cuộc chiến "giải phóng" miền nam , thống nhứt đất nước .
Mao từng nói rõ với Duẩn "Nếu vẫn phát động chiến tranh nổi dậy (insurgency warfare) thì nên đánh tới cấp TRUNG ĐỘI (khoảng 30-40 người) mà thôi " và còn nói "sẽ ko hỗ trợ một cuộc chiến như vậy" . Nhưng Duẩn vẫn âm thầm phát động cuộc chiến bất chấp lời khuyên của TQ dù mỗi năm sang Bắc Kinh 2 lần .
Lê Duẩn luôn là cái gai trong mắt TQ cho mãi đến khi chết vào 1986 , Linh thay thế . (Theo tài liệu của TQ , thời Duẩn còn sống , Linh chịu lép vế và vẫn thường xuyên sang Bắc Kinh) . Qua TBT đảng CS Lào , Linh bắn tin muốn gặp ban lãnh đạo TQ để nói chuyện . Bắc Kinh ra lịnh cho ĐS TQ ở Hà Nội tìm cách gặp Linh và ông này đã gặp Linh qua trung gian của Lê Đức Anh .
Tóm lại : từ chỗ bất chấp lời khuyên của TQ ngay từ 1954 là "ko được động đến miền nam" , Duẩn đã âm thầm phát động cuộc chiến tranh 1954-75 - đã khiến hàng triệu người dân và lính 2 miền nam bắc lao vào chỗ chết , kế đó tấn công KPC (hay Khmer Đỏ do TQ hổ trợ) và năm 1979 bị TQ tràn ngập tại biên giới phía bắc ; sau đó cuộc chiến giữa hai nước CS này kéo dài đến 1984 trong lúc kinh tế kiệt quệ do thế giới cấm vận , hàng triệu người bỏ nước ra đi . Khi các nước CS Đông Âu và LX từ từ sụp đổ kể từ 1989 , vì "chấp nhận mất nước hơn mất đảng" Linh đã gạt Nguyễn cơ Thạch và Trần Quang Cơ qua 1 bên để ban đối ngoại TƯ của 2 đảng trực tiếp nói chuyện . Và hậu quả là Mật Ước Thành Đô ngày 3-4/9/1990 để VN "TỰ NGUYỆN " sẽ trở thành vào năm 2020 một khu tự trị như các khu tự trị Tây Tạng , Nội Mông , v.v... của TQ .

Sau đây là một trích đoạn từ phát biểu trên
. . .
"Về phía Việt Nam, chúng tôi (LD) đã nói: “Chúng ta phải chiến đấu chống Mỹ để giải phóng miền Nam Việt Nam“. Ông ta (Mao) nói: “Các ông không thể làm điều đó. Miền Nam Việt Nam phải nằm đợi trong một thời gian dài, đợi một đời, 5-10 đời hoặc thậm chí 20 đời kể từ bây giờ. Các ông không thể đánh Mỹ. Đánh Mỹ là nguy hiểm“. Mao Trạch Đông đã sợ Mỹ đến mức độ đó…"
. . .
https://nghiencuulichsu.com/2014/05/28/bai-phat-bieu-cua-dc-le-duan-nam-1979-ve-bon-banh-truong-bac-kinh/
Ảnh: Võ nguyên Giáp và ĐT Đoàn Sự trên dự ĐH ĐCS Tiệp Khắc 1958 . Đây những lần hiếm hoi ông mặc đồ dân sự sau khi được phong đại tướng năm 1954.

Tr/T Huế, chiến binh anh dũng và trung thành với Tổ Quốc

FALLS CHURCH, Virginia (NV) - “Harry Trần Ngọc Huế là một chiến binh lỗi lạc và ông đã phải trả giá đắt cho sự trung thành với tổ quốc mình trong cuộc chiến Việt Nam.” Ðó là lời mà Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ James Webb (Dân Chủ-Virginia) viết về người cựu sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) này trong một bức thư đề ngày 4 Tháng Tư vừa qua.

Qua một người bạn giới thiệu, tôi được gặp người đàn ông mà nhiều người trong Hải Quân và Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, trong đó có Thượng Nghị Sĩ Webb, từng là bộ trưởng Bộ Hải Quân, gọi là “anh hùng của những anh hùng (Hero of the Heroes).”

Tướng cao to, khỏe mạnh, mặc dù tuổi đã ngoài 60, bàn tay trái chỉ còn hai ngón nguyên vẹn, cộng với một vài vết thẹo trên khuôn mặt và phía dưới cằm, ít ai ngờ rằng, con người này đã từng vào sinh ra tử biết bao lần, nhất là cuộc chiến lấy lại Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 1 Bộ Binh và Ðại Nội Huế, hồi Tết Mậu Thân 1968.

Vì những hành động anh hùng của mình, ông Harry Trần Ngọc Huế đã được Hoa Kỳ tặng thưởng một huy chương “Ngôi Sao Bạc” (Silver Star) và một huy chương “Ngôi Sao Ðồng” (Bronze Star). Ngoài ra, ông cũng được chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tặng Ðệ Ngũ Ðẳng Bảo Quốc Huân Chương cùng nhiều huy chương cao quý khác. Harry là tên các cố vấn Mỹ đặt cho ông.

Cuộc tái chiếm Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 1 Bộ Binh
Là đại đội trưởng Ðại đội Hắc Báo, lực lượng tổng trừ bị của Sư Ðoàn 1 Bộ Binh QLVNCH, Trung úy Trần Ngọc Huế đã khôn khéo và dũng cảm chỉ huy trận chiến một mất một còn với quân đội Bắc Việt để lấy lại quyền kiểm soát Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 1, nơi đầu não chỉ huy tái chiếm lại Huế vào Tết Mậu Thân 1968.

Người cựu chiến binh này kể: “Lúc đó, Ðại đội Hắc Báo của chúng tôi là Lực Lượng Phản Ứng Cấp Thời (Fast Reaction Forces) đóng tại sân bay Thành Nội. Ðêm đó là mùng một Tết và quân đội Bắc Việt đã tấn công nhà đèn, Thiết Ðoàn 7 Thiết Giáp, Phú Văn Lâu, Tòa Hành Chính Tỉnh và Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 1. Ngoài đường phố tràn ngập lính Bắc Việt, phi trường bị pháo kích dữ dội...”

Ông kể tiếp: “Chúng tôi có 6 trung đội, sau khi bố trí quân, tôi về nhà nghỉ. Một lúc sau, thấy pháo dữ dội quá, tôi trở dậy, mặc đồ lính đi. Trong đêm tối, tôi thấy đặc công Bắc Việt đi hàng hàng lớp lớp ngoài đường.”

“Lúc đó, tôi rất lưỡng lự, không biết có nên đi hay không vì con gái đầu lòng của tôi mới sinh được một tháng. Tôi có thể trở về nhà với vợ con, nhưng nghĩ lại trách nhiệm của người lính và một chỉ huy. Hơn nữa, nếu nước mất nhà tan, thì chưa chắc gia đình tôi yên ổn. Thế là tôi tiếp tục đi phía sau họ để đến phi trường,” người anh hùng này kể tiếp.

Khi đến sân bay, theo lời ông kể, đặc công Bắc Việt đã tiếp cận bộ chỉ huy Ðại đội Hắc Báo của Trung úy Huế.

“Họ chiến đấu rất hăng say. Họ mặc quần đùi, đeo súng AK bá xếp. Tuy nhiên, các anh em Hắc Báo đã dũng cảm chiến đấu và đánh bật đối phương ra khỏi phi trường. Chúng tôi cứu được hai lính thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, lúc đó có nhiệm vụ bảo vệ phi trường, khỏi tay quân địch,” ông Huế kể tiếp.

Sau đó, đơn vị Hắc Báo lại được lệnh của Trung tá Ngô Văn Chung, trưởng phòng 3, Sư Ðoàn 1, qua giải cứu Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn, đang bị địch vây hãm.

“Liền đó, tôi nghe trên điện đàm tiếng Trung tá Chung nói: Ðây là lệnh của mặt trời (ẩn danh của Tướng Ngô Quang Trưởng). Nếu không thi hành sẽ bị đưa ra tòa án mặt trận”. Ông Huế kể.

Qua hệ thống vô tuyến chỉ huy, ông Huế cũng nghe được lệnh của Trung tá Chung ra lệnh cho Thiết Ðoàn 7, đồn trú tại An Cựu, đưa xe tăng sang cứu Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn.

“Tuy nhiên, Trung tá Chí, thiết đoàn trưởng Thiết Ðoàn 7 Thiết Giáp, cho sư đoàn biết là hiện tại bộ chỉ huy của ông đang bị pháo và đặc công uy hiếp nặng nề,” ông Huế kể tiếp.

Sau khi ổn định tình hình, Trung úy Huế tập trung anh em Hắc Báo lại và ban lệnh hành quân kế tiếp.

Ông kể: “Tôi nói với anh em rằng, một nửa đại đội phòng thủ phía Nam sông Hương đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và tôi đã mất liên lạc. Nay Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn đang bị vây hãm, tình thế thập tử nhất sinh, tất cả đều trông cậy vào Hắc Báo chúng tôi. Vì sự sống còn của anh em và gia đình, vì sự sống còn của đồng bào và thành phố, chúng tôi quyết phải đánh, dù bất cứ giá nào.”

Sau khi nghe đại đội trưởng Huế nói, tất cả đều hô to “Xin thề! Xin thề! Xin thề!” và “Huế ơi, có chúng tôi đây!”

“Ðó là lời thề của các chiến sĩ Hắc Báo trước khi xung trận,” cựu đại đội trưởng Hắc Báo cho biết tiếp.
Nhờ sống ở Huế lâu và rất rành đường đi nước bước trong thành phố, nên ông Huế dễ dàng dẫn quân luồn lách qua những ngả đường, đến nơi mà địch hoàn toàn không biết.

Người cựu chiến binh QLVNCH này say sưa kể: “Khi đến bên này Cầu Kho, tôi thấy bên kia cầu, gần cổng chính vào Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn, địch đang lúc nhúc đào công sự, chuẩn bị tấn công. Bên trong bộ tư lệnh không thể nào ra được. Ngoài nhân viên Việt Nam còn có một số cố vấn Mỹ trong đó. Nếu bộ tư lệnh mà bị chiếm là coi như rắn mất đầu. Thế là chúng tôi phải dốc toàn lực đánh một mất một còn với địch.”

Theo ông Huế, Hắc Báo là đơn vị đầu tiên của Sư Ðoàn 1 có súng M16, được coi là tối tân nhất lúc đó. Họ cũng sử dụng súng phóng hỏa tiễn M72, đại liên 30ly và đại bác 57ly không giật.

“Từ bên này cầu, tôi cho bố trí ba khẩu đại liên bắn trực xạ làm quân địch rối loạn. Cùng lúc đó, chúng tôi dùng cả lựu đạn khói làm địch không thấy đường. Sau khi hy sinh một tiểu đội, chúng tôi chiếm lại cầu và mở đường vào bên trong bộ tư lệnh,” ông Huế kể tiếp như vậy.

Người đầu tiên Trung úy Huế gặp khi vào bên trong bộ tư lệnh là Trung tá Trần Văn Cẩm, tham mưu trưởng sư đoàn. Trung tá Cẩm liền chỉ cho đại đội trưởng đại đội Hắc Báo biết nơi địch quân đang chiếm đóng trong khu vực. Ðó là khu vực Ðại đội 1 Quân Y Sư Ðoàn, bệnh xá và câu lạc bộ.

“Không chần chờ, tôi cho lệnh chiến đấu,” ông Huế kể.

Ðơn vị Hắc Báo dùng lựu đạn đi đến tấn công từng phòng, giết và bắt một số tù binh một cách dễ dàng.

“Chiến thuật của Hắc Báo lúc đó là cận chiến nhằm bắt sống tù binh để khai thác. Nếu không được mới dùng lựu đạn tấn công,” ông Huế cho biết như vậy.

Tôi hỏi: “Làm sao mà đặc công có thể thoát bãi mìn để vào được bên trong bộ tư lệnh nhiều thế?”
“Ðó là một đường cống, lỗ thoát nước. Ðó chính là nơi mà đặc công bò vào,” ông trả lời.

“Sau khi chiếm cửa hậu phía Bắc của thành Mang Cá, tôi thấy một cảnh hãi hùng. Ðịch đang bò lê bò càng dọc theo bên ngoài bờ thành. Thế là các khẩu đại liên của Hắc Báo cứ thế mà ‘quét’ vào. Cuộc chiến bắt đầu từ 10 giờ sáng mà mãi đến 3 giờ chiều mới kết thúc,” ông Trần Ngọc Huế nói.

Ông nói tiếp: “Lúc đó, chúng tôi chiến đấu với tinh thần sống tự do hay là chết.”

Ngay sau đó, ông đã được tặng thưởng huy chương Anh Dũng Bội Tinh với Ngôi Sao Bạc (Gallantry Cross with Silver Star) do chính Tướng Creighton Abrams, tư lệnh Các Lực Lượng Quân Ðội Hoa Kỳ tại Việt Nam, gắn lên ngực áo. Cũng trong dịp này, ông được lên đại úy và chính Tướng Ngô Quang Trưởng gắn lon cho ông.

Ngày 19 Tháng Sáu, 1969, Ngày Quân Lực VNCH, ông Trần Ngọc Huế được thăng cấp thiếu tá.

Viên ngọc của “Huế”

Sinh ra và lớn lên tại Huế, cái tên Trần Ngọc Huế của ông còn có nghĩa là “hòn ngọc của Huế xuất phát từ nhà Trần.”

Năm 12 tuổi ông đã vào trường Thiếu Sinh Quân. Sau khi đậu tú tài, chàng thanh niên Trần Ngọc Huế vào trường Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt, khóa 18. Ra trường năm 1963, ông được điều ngay về Sư Ðoàn 1 Bộ Binh.

Kể từ năm 1969, ông lần lượt làm tiểu đoàn trưởng các tiểu đoàn 1/3, 5/2 và 2/2 thuộc Sư Ðoàn 1 Bộ Binh.

Tháng Ba, 1971, Tiểu Ðoàn 2/2 của ông cùng với các tiểu đoàn khác, dưới sự chỉ huy của Ðại tá Ngô Văn Chung, trung đoàn trưởng Trung Ðoàn 2, được điều động tham gia cuộc hành quân Lam Sơn 719 với nhiệm vụ đột kích bằng trực thăng vận vào mục tiêu chiến lược Tchepone, Nam Lào. Theo kế hoạch, sau khi hoàn thành nhiệm vụ chiếm và kiểm soát mục tiêu chính của cuộc hành quân, ông Huế sẽ được Tướng Phạm Văn Phú đáp trực thăng xuống gắn lon trung tá và tiểu đoàn của ông sẽ được lệnh hành quân về phía Tây Nam Lào, giải vây cho hai tiểu đoàn 3/3 và 4/3.

Sau khi giải vây được cho tiểu đoàn bạn, Tiểu Ðoàn 2/2 lại bị địch bao vây.

Ông Huế kể: “Lúc đó, pháo bắn vào dữ quá. Tôi bị thương nặng nơi mặt, đầu và cổ. Ban chỉ huy ra lệnh mở đường máu rút lui. Anh em đòi khiêng tôi rút lui, nhưng tôi không chịu. Tôi không muốn anh em bị thiệt hại vì mang tôi đi. Chúng tôi xuống 600 người nhưng chỉ thoát được 50 người. Toàn bộ số còn lại bị bắt hoặc hy sinh. Ðó là ngày 21 Tháng Ba, 1971.”

Sau đó, ông Huế được anh em tù binh khiêng đi dọc đường mòn HCM về tới Vĩnh Linh. Phía địch quân đưa ông lên xe lửa và mang ra nhốt tại nhà tù Hỏa Lò. Vài tháng sau, ông bị đưa lên nhốt ở các trại tại Sơn Tây, Hoàng Liên Sơn, Yên Bái, Lạng Sơn và Cao Bằng.

Ông Huế kể tiếp: “Sau khi Hiệp Ðịnh Paris được ký kết hôm 27 Tháng Giêng, 1973, theo quy định, địch phải thả tôi. Lúc đó, tôi đang ở Kỳ Cùng thì địch đưa về Hà Tây. Sau đó, họ đưa tôi cùng một số anh em khác vào bờ sông Thạch Hãn để trao trả tù binh. Nhưng tự nhiên địch chia chúng tôi ra làm hai nhóm, nhóm bị bắt tại các nơi khác và nhóm bị bắt ở Lào. Lúc đó, tôi đã mường tượng một điều gì đó không tốt.”

“Các anh bị bắt ở Lào là thuộc quyền Mặt Trận Lào Yêu Nước,” một cán bộ Bắc Việt nói với ông Huế như vậy, theo lời kể của ông.

Ông kể tiếp: “Thế là họ đưa chúng tôi về ngã ba Ðường Thành, Hà Nội, và giam tiếp. Chúng tôi phản đối bằng cách tuyệt thực và cạo đầu. Thế là chúng còng tay và đánh đập chúng tôi. Sau đó, chúng tôi bị đưa đi Yên Bái và nhốt cách ly. Kế đến, chúng lựa ra 11 người đầu não, trong đó có tôi, đưa lên nhốt ở Cao Bằng.”

“Năm 1974, chúng tôi bị đưa về Nghĩa Lộ làm trại cải tạo chuẩn bị đón thêm tù binh. Sau đó, chúng tôi lại bị đưa trở lại về Yên Bái để làm đường chiến lược Tây Bắc,” ông kể tiếp.

Năm 1978, khi Việt Nam rục rịch chiến tranh với Trung Quốc, ông Huế lại bị đưa về Nam Hà. Ðến Tháng Tư, 1982, ông được chuyển về Hàm Tân. Tháng Bảy, 1983, ông được thả.

Về Sài Gòn, ông bị quản thúc tại gia trong nhiều năm cho đến năm 1991, ông sang Hoa Kỳ diện cựu sĩ quan chế độ cũ.

Cuộc sống mới tại Hoa Kỳ

Hồi ở Tiểu Ðoàn 2, Trung Ðoàn 2 của Sư Ðoàn 1, ông Huế có một người bạn thân là David Wiseman, lúc đó là cố vấn Mỹ. Ông Wiseman cũng từng bị thương ba lần tại Việt Nam và rất cảm kích tinh thần chiến đấu của người bạn Trần Ngọc Huế.

Sau năm 1975, ông David Wiseman không biết người bạn của mình sống chết ra sao. Ông cầm tấm hình của ông Huế đi khắp vùng thủ đô Washington D.C. và đưa cho mọi người xem. Mỗi lần ông đưa tấm hình ra, ông đều nhận được một cái lắc đầu.

Cho đến một hôm, ông Wiseman tham dự một buổi tiệc gây quỹ của Hội Gia Ðình Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam tại Virginia và gặp ông Ngô Ðức Am, em rể của bà Khúc Minh Thơ, chủ tịch hội.

Thật là may mắn cho ông Wiseman vì ông Am chính là người ở chung trại tù với ông Huế.

Sau khi xem tấm hình, ông Am cho ông Wiseman biết ông Huế vẫn còn sống ở Việt Nam. Thế là ông Wiseman tìm cách liên lạc với ông Huế.

Việc đầu tiên là ông Wiseman gởi cho ông Harry một bức thư ngắn trong đó kèm theo năm tờ giấy $20. Bức thư chỉ có vài hàng: “Harry, tôi biết anh còn sống. Tôi đã tìm anh 20 năm nay. Tôi sẽ tìm mọi cách đưa anh sang Mỹ. Nếu anh qua Mỹ tôi sẽ giúp. Nếu anh muốn ở lại, tôi sẽ gởi tiền về giúp. Anh còn thích hút thuốc Salem không?”

Khi đến Hoa Kỳ năm 1991, chính ông Wiseman là người ra đón gia đình ông Huế tại phi trường Washington National Airport. Sau đó, ông Wiseman lo mướn nhà cho gia đình ông Huế, giúp mua sắm một số vật dụng cần thiết.

Theo ông Huế cho biết, ông Wiseman đã qua đời cách đây bốn năm.

Kể từ khi biết Harry đến Hoa Kỳ, các cố vấn Mỹ, mà nhiều người sau này trở thành bạn thân và coi Harry như anh em ruột, gọi điện thoại và đến thăm tới tấp. Ai cũng muốn giúp ông ổn định cuộc sống mới.

Năm 1994, nhờ bạn bè Mỹ giúp đỡ, cựu chiến binh Trần Ngọc Huế và ba cô con gái, Coco, Vicky và Elly, vào làm cho ngân hàng Navy Federal Credit Union cho đến nay.

Một người lính đầy danh dự

Dù trong hoàn cảnh nào, cựu chiến binh Harry Trần Ngọc Huế luôn giữ được khí tiết và danh dự của một người lính QLVNCH. Vì thế, ông được nhiều người rất kính nể.

“Mỗi người có một cách sống riêng. Bản thân tôi luôn sống với danh dự của một quân nhân QLVNCH. Người ta (các cố vấn Mỹ) đã rời bỏ quê hương sang giúp mình thì mình phải giúp họ hoàn thành nhiệm vụ. Sống với họ phải sống xứng danh quân đội VNCH. Vì thế, tôi có những cảm tình rất khó tin với các cố vấn Mỹ,” ông Huế chia sẻ như vậy.

Ông Ned Devereaux, cố vấn cũ và từng bị thương với ông cố vấn Wiseman và ông Huế ngày 8 Tháng Mười Một, 1970, cho biết: “Khi tôi gặp Harry lần đầu tiên, tôi biết ngay ông là một người lính chuyên nghiệp, một sĩ quan chuyên nghiệp, một người mà khi ra lệnh tôi sẽ theo ngay, không thắc mắc. Harry đã làm tôi cảm thấy mình là một thành viên trong gia đình quân đội của ông. Những gì ông làm đã giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ dễ dàng.”

“Nếu phải viết một câu về Harry, tôi sẽ viết, Harry thật sự là một anh hùng, một người trung thành với tổ quốc, cấp trên, gia đình và binh sĩ của mình và tôi coi Harry như một người anh em cùng huyết thống và thật sự kính nể ông,” ông Devereaux viết như vậy trong email gởi cho tôi.

Ông Thái Quang Ty, một trung sĩ đại đội Hắc Báo tham gia trận đánh lấy lại Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 1 Bộ Binh, đang sống tại thành phố Atlanta, Georgia, kể: “Anh Huế là một chỉ huy tài giỏi và mưu lược. Lúc tôi ở cùng đơn vị với anh, Hắc Báo đánh đâu thắng đó, chưa thua một trận nào. Ở mỗi trận đánh, anh đều quan sát trước địa hình trước khi giàn quân. Các chỉ huy khác thường xua binh sĩ đi trước, riêng bản thân anh lúc nào cũng đi sát binh sĩ. Chính vì vậy làm cho tinh thần anh em hăng say.”

Qua điện thoại, ông Richard Weyand, cố vấn đại đội Hắc Báo từ năm 1967 đến 1969 và hiện sống tại thành phố Kenosha, Wisconsin, nói: “Harry là người dấn thân nhất cho cuộc chiến. Cách chỉ huy của ông, sự trung thành của ông và sự can đảm của ông làm tôi tự hào khi được làm việc với ông trong hai năm trời.”

Một cố vấn khác của đơn vị Hắc Báo, ông William Bolt, hiện là trung tướng hồi hưu sống tại thành phố Columbia, South Carolina, kể qua điện thoại: “Trong một trận đánh tại phía Nam thành phố Huế vào cuối năm 1968, chính ông Harry đã cõng ông Richard Weyand ra sau khi ông này bị thương trong một bãi mìn. Harry quả thực là một người can đảm. Ông là một người yêu nước và là người hy sinh nhiều nhất cho đất nước của ông mà tôi được biết.

Khi Giáo Sư Sử Học Andrew Wiest, trường đại học University of Southern Mississippi, chuẩn bị viết tác phẩm “Vietnam's Forgotten Army, Heroism and Betrayal in the ARVN,” ông vô tình biết được Harry Trần Ngọc Huế qua ông Jim Coolican, cựu Ðại Tá Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ và là cố vấn của ông Huế hồi Tết Mậu Thân 1968.

Giáo Sư Wiest kể: “Tôi sang thăm Việt Nam năm 2000 và thấy rất nhiều. Một điều tôi ít thấy nói đến là QLVNCH. Về Mỹ tôi quyết định viết một cuốn sách về đề tài này. Trong lúc nghiên cứu tìm tài liệu, nhiều người cho tôi biết phải tìm và viết về Harry Trần Ngọc Huế. Thế là tôi nhờ cựu cố vấn Jim Coolican giúp tôi.”

“Tôi nghĩ Harry là một biểu tượng xứng đáng nhất của Việt Nam và Hoa Kỳ. Cũng như bao nhiêu người khác sau chiến tranh, đến Hoa Kỳ với hai bàn tay trắng. Giờ đây, cả ba cô con gái của ông đều tốt nghiệp đại học và có việc làm ổn định. Harry đã thực hiện được giấc mơ Mỹ của mình,” giáo sư này nói tiếp.

Ông kết luận: “Harry là người yêu nước nhất mà tôi gặp từ trước đến nay.”

Vào Tháng Mười Hai tới đây, Giáo Sư Andrew Wiest sẽ cho ra mắt tác phẩm nêu trên.




Ðại úy Harry Trần Ngọc Huế được Tướng Creighton Abrams, Tư Lệnh Quân Ðội Hoa Kỳ tại Việt Nam, gắn huy chương “Anh Dũng Bội Tinh với Ngôi Sao Bạc” (Gallantry Cross with Silver Star), sau trận Mậu Thân 1968



Bàn tay chỉ còn hai ngón nguyên vẹn của Harry Trần Ngọc Huế và những tấm huy chương.



Harry Trần Ngọc Huế: “Lúc đó, chúng tôi chiến đấu với tinh thần sống tự do hay là chết.”



Cựu hắc báo Harry Trần Ngọc Huế đứng cạnh bức hình mà cựu cố vấn David Wiseman đã cầm để đi tìm ông trong một thời gian dài.