Sunday, August 16, 2020


Chiến thắng Đồng Xoài: Đập tan chiến lược “chiến tranh đặc biệt“

(PLO) - Bước vào năm 1965, trước nguy cơ thất bại của “chiến tranh đặc biệt”, Mỹ quyết định đưa quân vào tham chiến ở miền Nam, đồng thời tăng cường viện trợ quân sự cho quân đội Sài Gòn, hy vọng tạo thế chiến lược mới, giành lại quyền chủ động trên chiến trường.

Chiến thắng Đồng Xoài: Đập tan chiến lược “chiến tranh đặc biệt“
Cán bộ Bộ Tư lệnh chiến dịch Đồng Xoài vượt sông vào vị trí tập kết chiến dịch. Ảnh tư liệu
Về phía ta, sau thắng lợi chiến dịch Bình Giã, tốc độ xây dựng lực lượng chủ lực được đẩy nhanh. Tại Nam bộ, trong 2 tháng đầu năm 1965, ta đã xây dựng thêm được hai trung đoàn; các đơn vị được trang bị thêm vũ khí, góp phần nâng cao đáng kể sức mạnh chiến đấu cho bộ đội cả vật chất và tinh thần. 
Những bài học kinh nghiệm tác chiến rút ra từ chiến dịch Bình Giã nhanh chóng được phổ biến và đưa vào huấn luyện cho bộ đội, kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển mới của chiến trường.
Phải đánh tiêu diệt lớn
Căn cứ vào nhiệm vụ chiến lược do Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đề ra là tiếp tục đẩy mạnh tiến công quân sự kết hợp chặt chẽ với đấu tranh chính trị, nhanh chóng thực hiện những đòn đánh tiêu diệt lớn hơn, đẩy nhanh sự suy sụp, tan rã của quân đội Sài Gòn, kiên quyết đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ, Trung ương Cục, Quân ủy và Bộ Chỉ huy Miền quyết định mở đợt hoạt động Xuân - Hè 1965 nhằm đánh quỵ quân đội Sài Gòn trước khi Mỹ tăng quân vào miền Nam. 
Trung ương Cục quyết định thành lập Bộ Tư lệnh (BTL) chiến dịch gồm Tư lệnh kiêm Chính ủy Lê Trọng Tấn (giai đoạn cuối bổ sung đồng chí Trần Độ làm Chính ủy), Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng Hoàng Cầm, Phó Tư lệnh Nguyễn Minh Châu, Phó Chính ủy Lê Văn Tưởng. 
Lực lượng tham gia chiến dịch gồm 3 trung đoàn bộ binh, 2 tiểu đoàn đặc công và một số đơn vị pháo binh, công binh của chủ lực Miền; 1 trung đoàn và 2 tiểu đoàn bộ binh của Khu 6 cùng lực lượng vũ trang địa phương. 
Địa bàn chiến dịch trải rộng gần 1.000km2, gồm các tỉnh: Phước Long, Bình Long, Lâm Đồng, Bình Tuy, Long Khánh, Biên Hoà, Bà Rịa. Lực lượng địch ở khu vực Đồng Xoài và Bình Long, Phước Long có 9 tiểu đoàn bộ binh, 2 tiểu đoàn biệt động quân, 1 tiểu đoàn dù, 2 tiểu đoàn và 7 đại đội bảo an, 21 đại đội biệt kích, 1 chi đoàn thiết giáp; ngoài ra còn có cố vấn Mỹ trực tiếp chỉ đạo thực hiện chương trình bình định nông thôn tại đây.
BTL chiến dịch xác định phương châm chỉ đạo, cách đánh chiến dịch là kết hợp chặt chẽ tiến công quân sự với tiến công chính trị và binh vận, tích cực tiêu diệt địch, phát động nhân dân nổi dậy phá ấp chiến lược, phát triển chiến tranh nhân dân, mở rộng và củng cố vùng giải phóng; thực hiện đánh điểm diệt viện… 
Để thực hiện quyết tâm chọn điểm khơi ngòi chính xác, Đảng ủy và BTL chiến dịch quyết định tiến công Phước Bình, đồng thời tiến hành đột nhập và trụ lại thị xã Phước Long để nhử viện và tổ chức trận địa phục kích tiêu diệt địch trên đường số 2, đoạn Phước Bình - Phước Long.
Bị lộ, vẫn quyết tâm đánh
Khi ta đang gấp rút chuẩn bị cho trận đánh mở màn vào Phước Bình và thị xã Phước Long thì kế hoạch bị lộ, địch tăng cường phòng thủ và đưa lực lượng trong thị xã ra ngoài, phục kích nhằm ngăn chặn ta tiến công. Mặc dù vậy, sau khi nắm lại tình hình, Tư lệnh chiến dịch vẫn quyết tâm thực hiện theo kế hoạch, triển khai lực lượng và tiến hành nổ súng đúng thời gian đã định. 
Đêm 10 rạng 11/5, Tiểu đoàn Bộ binh 1 Trung đoàn 271 phối hợp với Tiểu đoàn 840 Quân khu 6 và 2 trung đội đặc công nổ súng tiến công thị xã Phước Long; sau 3 giờ chiến đấu chiếm được khu truyền tin và phần lớn khu cảnh sát, phá hủy kho xăng, trận địa pháo và chi đội thiết giáp, đánh thiệt hại nặng khu trung tâm huấn luyện quân, đồn biệt động, đồn bảo an, khu cư xá Mỹ và dinh tỉnh trưởng. 
Cùng thời gian, Tiểu đoàn Bộ binh 1 Trung đoàn 272 có hỏa lực chi viện tiến đánh chi khu Phước Bình, sau 25 phút chiến đấu làm chủ chi khu.
Sau khi hoàn thành thắng lợi trận then chốt thứ nhất, Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 271 và Tiểu đoàn 840 tổ chức chốt giữ các mục tiêu đã chiếm ở thị xã Phước Long để nhử viện, sáng 11/5 đánh lui 6 đợt phản kích, bắn rơi 13 máy bay, bắn cháy 1 xe bọc thép, diệt 2 đại đội thuộc Tiểu đoàn Biệt động 36 của địch đến ứng cứu. 
Trưa và chiều ngày 11/5, địch tiếp tục đưa quân đến phối hợp với lực lượng tại chỗ phản kích. Các đơn vị đánh trả quyết liệt, nhưng do đạn cạn dần và thương vong tăng lên, tối 11/5, bộ đội được lệnh rút khỏi thị xã. 
Từ 12/5, địch huy động 4 tiểu đoàn đến giải tỏa. Do nắm địch không chắc, công tác chuẩn bị thiếu chu đáo, khả năng tổ chức chỉ huy và hiệp đồng chiến đấu chưa tốt, ta đã bỏ lỡ thời cơ đánh trận then chốt thứ hai. Bộ Tư lệnh chiến dịch quyết định phân tán lực lượng xuống nam Phước Long và Phước Bình, đánh địch từ Đồng Xoài lên, trong đó bố trí Trung đoàn 271 đứng chân phía đông đường 2 chờ đánh quân đổ bộ đường không; Trung đoàn 272 phía tây Đồng Xoài đón đánh địch từ hướng đường 13 vào; Trung đoàn 273 phía tây đường 2 đánh mục tiêu Bù Đốp.
Ngày 21/5, địch đưa quân xuống Đồng Xoài, nhưng không đổ quân xuống phía đông đường như ta dự kiến nên Trung đoàn 271 không đánh được. Tiếp đó ngày 22/5, địch tiếp tục đưa quân từ Đồng Xoài lên; các trung đoàn 271 và 273 của ta cơ động chặn đánh, nhưng chỉ đánh được vào cuối đội hình địch, không hoàn thành nhiệm vụ được giao. 
Trên hướng phối hợp, Trung đoàn 4 của Khu 6 tiến hành trận phục kích trên đường 20, diệt 2 đại đội bảo an, phá hủy 20 xe quân sự; các đơn vị phá sập 12 cầu lớn nhỏ trên các trục đường 20, 13 và 14, buộc địch phải điều 3 tiểu đoàn thường xuyên túc trực để giải tỏa giao thông. 

Chiến dịch đã loại khỏi vòng chiến gần 4.500 quân địch,
bắn rơi 34 máy bay
Vào trận then chốt
Quân ủy Miền và BTL chiến dịch nhận định, khu vực chủ yếu mà địch cố giữ là Chơn Thành, Đồng Xoài, thị xã Phước Long, Bình Long, Bù Đốp, trong đó Đồng Xoài là mắt xích quan trọng và là một trong những cứ điểm mạnh trong tuyến phòng thủ Sông Bé bảo vệ hướng bắc Sài Gòn nên quyết định chuyển hướng tiến công xuống khu vực Đồng Xoài và xác định trận tiêu diệt chi khu Đồng Xoài là trận then chốt của đợt 2 chiến dịch.
Chấp hành mệnh lệnh của BTL chiến dịch, Trung đoàn 272 được tăng cường Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 273, có pháo binh yểm trợ thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt chi khu Đồng Xoài. 22 giờ 45 phút ngày 9/6, trong lúc các đơn vị đang bí mật triển khai chiếm lĩnh trận địa, lực lượng làm nhiệm vụ mở cửa tưởng bị lộ do địch bất ngờ báo động, đã cho bộ đội nổ súng, khiến trận đánh diễn ra sớm hơn dự kiến. 
Không còn yếu tố bất ngờ, địch đã chuẩn bị và chống cự quyết liệt, nhưng với quyết tâm và sự phối hợp chiến đấu hiệu quả giữa các hướng, mũi tiến công, đột phá thọc sâu, đến 4 giờ sáng 10/6, ta đã làm chủ hoàn toàn chi khu, diệt, bắt và gọi hàng phần lớn quân địch; sau đó các đơn vị được lệnh nhanh chóng rời khỏi trận địa để chuẩn bị đánh viện. 
Cùng thời gian, bộ đội công binh phối hợp đánh sập cầu Sông Bé, hạn chế khả năng cơ động đường bộ buộc địch phải tổ chức ứng cứu bằng đổ bộ đường không theo kế hoạch chuẩn bị của ta.
Sáng 10/6, địch dùng máy bay trực thăng đổ Tiểu đoàn Bộ binh 1 Trung đoàn 7 Sư đoàn 5 xuống đồn điền Thuận Lợi ứng cứu cho Đồng Xoài, bị Trung đoàn 271 bao vây tiêu diệt phần lớn. 15 giờ cùng ngày, địch tiếp tục đưa Tiểu đoàn Biệt động quân 52 đến phản kích, bị diệt gọn 1 đại đội, số còn lại rút chạy vào rừng và co cụm chờ tăng viện. 
Sáng 11/6, địch tăng cường Tiểu đoàn Dù 7 và Tiểu đoàn Biệt động quân 46 cùng 1 đại đội pháo 105mm tiếp ứng cho Đồng Xoài. Ngày 12/6, khi Tiểu đoàn Dù 7 tiến vào khu vực đồn điền Thuận Lợi để thu thập tàn binh và nhặt xác đồng bọn, bị Trung đoàn 271 vận động phục kích tiêu diệt gần hết. Đây là tiểu đoàn dù đầu tiên thuộc lực lượng cơ động chiến lược và là thần tượng về sức mạnh của quân đội Sài Gòn bị tiêu diệt khiến cho quân địch đóng ở Củ Chi, Cây Trắc... dọc quốc lộ 1 hoang mang rút chạy.
Thắng lợi lớn
Với kết quả đánh thắng ba trận có ý nghĩa quan trọng, hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu đề ra, trong đó thực hiện thành công cả ba yêu cầu về tiêu diệt địch trong công sự vững chắc, nhử viện và diệt viện, ngày 20/6, BTL chiến dịch quyết định kết thúc đợt 2 để chuẩn bị chuyển sang đợt 3, với hướng tiến công phát triển đánh địch ở Bù Đốp và trên đường 13.
Thực hiện ý định tác chiến của BTL chiến dịch, các trung đoàn 271 và 273 cơ động lên phía bắc chuẩn bị đánh địch ở Bù Đốp; Trung đoàn 272 chuyển xuống phía nam đánh địch trên đường 13 và giúp địa phương đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị, phá ấp chiến lược, mở mảng mở vùng, mở rộng vùng giải phóng. 
Trên hướng đường 13, đêm 15/7 Trung đoàn 272 tổ chức tập kích 1 chiến đoàn hỗn hợp, gồm 1 tiểu đoàn bộ binh, 1 chi đoàn thiết giáp thuộc Trung đoàn Bộ binh 7 Sư đoàn 5 quân đội Sài Gòn từ Bến Cát lên, tạm dừng ở Bàu Bàng, loại khỏi vòng chiến 400 địch. Tiếp đó ngày 20/7, trên hướng Bù Đốp, Trung đoàn 273 tiến công trại huấn luyện biệt kích và chi khu Bù Đốp, diệt 2 đại đội, buộc địch phải rút bỏ Bù Gia Mập.
Sau hơn 2 tháng (10/5-22/7/1965) tiến công, chiến dịch kết thúc thắng lợi. Ta đã tiêu diệt 4 tiểu đoàn chủ lực, 24 đại đội bảo an và biệt kích, 6 chi đội cơ giới, 4 phân đội kĩ thuật, loại khỏi chiến đấu gần 4.500 quân địch, bắn rơi 34 máy bay, phá hủy 60 xe quân sự, 6 đầu máy và 12 toa xe lửa, thu và phá hủy hơn 2.000 súng các loại, giải phóng hơn 5 vạn dân hai tỉnh Bình Long và Phước Long, góp phần khai thông cửa khẩu biên giới sang Campuchia, nối liền hành lang chiến lược từ miền Bắc qua đường Trường Sơn vào miền Đông Nam bộ.
Cùng với các chiến dịch Bình Giã, Ba Gia, thắng lợi của chiến dịch Đồng Xoài góp phần làm thất bại hoàn toàn chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở miền Nam; đánh dấu bước trưởng thành mới về trình độ tổ chức chuẩn bị và tác chiến tập trung cũng như trình độ tổ chức và điều hành chiến dịch của cán bộ, chỉ huy, khả năng hiệp đồng trong tác chiến vận động của các lực lượng vũ trang. Lực lượng chủ lực Miền qua thực tiễn chiến đấu đã trưởng thành nhanh chóng và có bước phát triển vững chắc trong vận dụng và phát triển nghệ thuật chiến dịch Việt Nam...
TS Nguyễn Thành Hữu
Khác nhau giửa chiến tranh VN và Mã Lai (lúc đó gọi là Malaya , nay gọi là Malaysia)
Chiến tranh tại Mã Lai và VN đã được nhiều lần so sánh và đã được các sử gia đặt câu hỏi làm thế nào một lực lượng lính Anh chỉ có 35.000 ng lại thành công trong khi hơn 1/2 triệu lính Mỹ lại thất bại trên một khu vực nhỏ hơn . Hai cuộc chiến khác nhau ở các điểm sau .
1/ Trong khi MNLA (quân đội dân tộc giải phóng Mã lai) chỉ có hơn 8.000 du kích , quân CS Bắc Việt có hơn 250.000 ng , cộng thêm khoảng 100.000 du kích Việt cộng .
Sự hổ trợ của LX và CHND Trung Hoa đã cung cấp một lượng lớn vũ khí mới nhứt , yểm trợ hậu cần , người và huấn luyện cho Bắc VN . Bắc VN , cùng chung biên giới với đồng minh TC , cho phép sự giúp đỡ và tái tiếp tế liên tục .
Lực lượng MNLA bị cô lập và ko có sự giúp đỡ từ bên ngoài (external supporter) .
LL này đã bị cô lập về chính trị với phần lớn người dân . Như đã nói ở trên , đây là một phong trào chính trị hầu như chỉ có Hoa kiều tham gia ; sự hỗ trợ từ người Mã Lai (ML) theo Hồi giáo và các bộ lạc nhỏ hơn thì rải rác . Người ML ủng hộ người Anh vì được hứa sẽ độc lập trong một nhà nước ML ; một chiến thắng của MNLA sẽ bao hàm (imply) một nhà nước khống chế bởi Hoa kiều , và có thể là một nhà nước bù nhìn của Bắc kinh hay Moscow .
Nước Anh chưa bao giờ xem cuộc chiến chống Mã cộng là chiến tranh qui ước và nhanh chóng thực thi một kế hoạch hửu hiệu gồm : 1/ Tình báo (lãnh đạo bởi ngành CS Đặc Biệt của ML để chống lại nhánh chánh trị của phong trào du kích này) và 2/ "Dân vận và chiêu hồi" (hearts and minds) .
Nhiều người ML đã chiến đấu cùng người Anh chống lại Nhật trong TC 2 , gồm Chin Peng , lãnh đạo MNLA . Tương phản với Đông Dương khi các viên chức Pháp ko chiến đấu chống Nhật , điều này đã kích động người VN theo chủ nghĩa dân tộc chống lại Pháp . Yếu tố về lòng tin này giữa dân địa phương và đế quốc Anh đã giúp Anh có thuận lợi hơn Pháp và sau này , Mỹ tại VN , đã ko có sự tin tưởng như vậy từ người VN ?
Về mặt thuần túy QS , lính Anh nhìn nhận rằng trong một chiến tranh cường độ thấp (low-intensity war) , kỹ năng và chịu đựng của cá nhân người lính thì quan trọng hơn là hỏa lực áp đảo (pháo binh , máy bay , v.v...) . Dù cho nhiều lính Anh là lính quân dịch (conscripted) , kỹ năng và thái độ (attitude) cần thiết lại được dạy thêm ở trường chiến tranh rừng núi , (nơi đây) cũng đã áp dụng những chiến thuật tối ưu dựa trên kinh nghiệm chiến trường.
Tại VN , người và vũ khí được chuyển qua nước thứ 3 như Lào và Cambodia trong khi quân Mỹ không được phép vào hai nước này . Điều này cho phép lính CSVN có chổ núp an toàn đối với mọi tấn công của Mỹ . Phe MNLA chỉ có biên giới Thái nơi mà họ đã trú ẩn tới lúc gần kết cuộc chiến .
Dịch từ Wikipedia . Ảnh minh họa từ NAT GEO tháng 11 1963 .



GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA CHIẾN TRANH VN VÀ CHIẾN TRANH MÃ LAI. =================== Lời nói đầu: Gần đây anh Tám đọc hồi ký của ông Trần Ngọc Nhuận, trong đó tác giả kể lại: "Trong đầu TN 1950, dân miền Bắc, kể cả dân Hà Nội đã có thành kiến hay ác cảm với lính Pháp hay ai đi lính cho Pháp vì những hành động của lính Pháp khi đi hành quân như bắt gà vịt, đốt nhà, hãm hiếp phụ nữ, giết hại dân thường, v.v..." Thực tế cho thấy lính Pháp đã ko thể nào phân biệt dân lành và kẻ thù VM vì ranh giới giữa 2 thành phần này ko rõ rệt. Trong khi đó, họ lại hành quân dài ngày, trời thì nóng bức, dễ bị bắn sẻ hay đạp phải mìn bẫy gây chết chóc, khiến lính Pháp dễ nổi nóng hay nổi điên, nên có những hành động mất lòng dân như vậy. Đầu thập niên 1950 đã bắt đầu có những đại đội hay tiểu đoàn toàn lính VN (như TĐ 520 Khinh quân VN trong trận phục kích ở đèo Mang Yang năm 1954), hay hổn hợp (mixte) nghĩa là vừa lính Pháp vừa lính VN hay các sắc tộc khác như Miên, Nùng, v.v... - được chỉ huy bởi SQ và HSQ Pháp và sau này thay thế bởi SQ và HSQ Việt. Nay tôi gửi đến anh Tám bài viết về "Những giống nhau và khác nhau giữa chiến tranh VN và chiến tranh tại Mã Lai", tên chính thức lúc đó là Malaya, bây giờ là Malaysia. Đọc bài này bạn sẽ thấy lính Anh và lực lượng chính phủ Mã Lai lắm lúc cũng hành xử như lính Pháp và cách quản lý dân của chánh phủ và lính Anh đôi khi còn TÀN BẠO HƠN qua việc trừng phạt tập thể cả làng khi trong làng chứa du kích hay cảm tình viên với Mã Cộng bằng cách giới nghiêm 24/24, cắt giảm 40/100 của khẩu phần gạo, v.v... I/ Những giống nhau giữa cuộc chiến VN và chiến tranh chống Mã Cộng tại Mã Lai
Ngoài việc ném bom và rải thuốc khai quang, còn có 2 điểm tương tự.
1/ Chương trình tái định cư Nước Anh lập chương trình (CT) "tái định cư" đã cung cấp một khuôn mẫu cho quốc sách Ấp Chiến Lược, thời TT Diệm tại VN. Trong cuộc chiến Mã Lai lần ĐẦU từ 1948-1960 (cuộc chiến lần HAI, sau đó 17 năm, từ 1976-1989, ko được đề cập trong bài này). Người Anh lúc đó đã lập 450 khu tái định cư và gom vào đó khoảng 470.509 người - trong đó có 400 ngàn người Hoa (trong tổng số 3.12 triệu người Hoa tại Malaya lúc đó). Một biện pháp chiến tranh của Anh là TRỪNG PHẠT TẬP THỂ đối với những làng mà người dân được chính phủ (CP) cho rằng (deem) giúp đỡ phe nổi dậy. (Chú thích: Điều này ko có tại VN. Lính Úc, do có kinh nghiệm chống du kích ở Mã Lai (vì trong khối Liên hiệp Anh), khi đóng quân ở tỉnh Phước Tuy đã làm chủ tình hình 100/100. Thời đó tỉnh này là an ninh nhứt trong các tỉnh ở VN. Họ đánh theo lối du kích, ví dụ: Cả đại đội tiến quân vào một làng, sau đó rút lui nhưng ém lại một tiểu đội. Lính CS tưởng rút hết, lò mò trở về thì bị phục kích. Theo báo Úc, có lần họ đã cột một xác lính CS vào sau xe tăng M-113 để cảnh cáo dân làng "nếu ai theo VC sẽ có số phận như vậy").

Ở làng Tanjong Malim tháng 3/1952, Trung Tướng Templer, Tư lịnh quân Anh ở Malaya thời đó, áp đặt (impose) giới nghiêm 24/24. Quân Anh còn cấm dân rời khỏi làng, đóng cửa trường, ngừng dịch vụ xe bus và giảm khẩu phần gạo cho 20 ngàn người. Biện pháp giảm phần gạo đã khiến Trường Vệ Sinh và Bịnh Nhiệt Đới ở London viết thư tới VP Thuộc Địa và nhận xét rằng "biện pháp này sẽ dẫn đến những người dân Mã Lai thiếu ăn kinh niên" ko thể sống sót. "Việc làm này ko những chỉ làm gia tăng bịnh tật nhưng cả chết chóc, đặc biệt các bà mẹ và trẻ thơ". Một số người bị phạt vì rời nhà để đi cầu ở nhà cầu sau vườn (external latrine). Một trừng phạt tập thể khác - tại TP Sengei Pelek vào tháng kế - gồm giới nghiêm, khẩu phần gạo bị cắt 40/100 và dựng hàng rào (chain-link) cao 22 yard (20,1 m) bên ngoài hàng rào kẽm gai (barbed wire) cũ quanh TP này. Các viên chức giải thích rằng họ phải làm như vậy đối với 4.000 dân làng vì "sự tiếp tục tiếp tế lương thực" cho phe nổi dậy và "vì dân ko cung cấp thông tin cho nhà cầm quyền".

2/ Tìm và diệt
Cũng như lính Mỹ tại VN, lính Anh cũng thường đốt những làng mà người dân bị kết tội hỗ trợ (support) cho phe nổi dậy, bắt giữ hàng ngàn người tình nghi là cộng tác với nổi dậy, hầu ko còn chỗ cho phe nổi dậy ẩn náo. Nếu khám phá người dân nào giúp đỡ phe nổi dậy thì lính Anh sẽ giữ và điều tra họ bằng cách tra tấn và đe dọa dùng vũ lực chống các thành viên trong gia đình, hầu khám phá nơi đóng quân của nổi dậy. Phe nổi dậy có nhiều thuận lợi hơn lính Anh: họ sống gần ng dân, đôi khi có thân nhân hay bạn thân trong làng, và họ ko ngại dùng bạo động hay tra tấn hay giết các trưởng làng để làm gương cho kẻ khác, buộc ng dân phải giúp họ lương thực và thông tin. Vì vậy lính Anh có đe dọa kép (dual-threat): phe nổi dậy và mạng lưới thầm lặng trong làng, hỗ trợ phe nổi dậy. Trong khi phe nổi dậy hiếm khi đụng độ với lính Anh, họ lại dùng chiến thuật khủng bố để làm dân sợ và phải giúp đỡ vật chất cho họ. Lính Anh thường mô tả sự kinh hãi (terror) khi đi hành quân trong rừng; ngoài việc để ý/canh chừng quân nổi dậy, họ phải di chuyển trên địa thế khó khăn và tránh thú dữ và côn trùng (vắt, muỗi) nguy hiểm. Nhiều toán phải ở trong rừng nhiều ngày, ngay cả nhiều tuần, ko đụng địch và kế đó, trong khoảnh khắc ngắn ngủi lại lọt ổ phục kích. Lính Anh, ko thể phân biệt bạn thù, phải điều chỉnh với nguy cơ thường xuyên bị phe nổi dậy tấn công. Những tình huống này dẫn đến sự kiện ô nhục (infamous incident) tại Batang Kali khi 24 dân làng ko võ trang bị giết bởi lính Anh.
Hình 1: những người tình nghi là du kích hay hợp tác với du kích đang bị tra hỏi và sau đó có thể bị bắn bởi cảnh sát và quân đội Anh; người phụ nữ ngồi bên phải có lẽ là Tàu. Các hình còn lại: cuộc chiến chống Mã Cộng .





========================

II/ Khác nhau giữa chiến tranh VN và Mã Lai (lúc đó gọi là nước Malaya, nay gọi là nước Malaysia)
Chiến tranh tại Mã Lai và VN đã được nhiều lần so sánh và đã được các sử gia đặt câu hỏi làm thế nào lực lượng Liên Hiệp Anh, trong đó có lính Úc, chỉ có 40.000 ng lại thành công trong khi hơn nửa triệu lính Mỹ lại thất bại trên một khu vực nhỏ hơn. Nói thêm: Ngoài 40 ngàn lính thuộc các nước trong Liên Hiệp Anh, còn có 250 ngàn lính Bảo an Mã Lai (Malayan Home Guard), 37 ngàn CS đặc biệt (Special Constable) và 24 ngàn CS liên bang.
Lực lượng liên hiệp Anh gồm: Anh, Liên bang Malaya, Singapore, Nam Rhodesia (do tới 1953), Rhodesia và Nyasaland (sau 1953), đảo Fiji, Úc, Tân Tây Lan. Hỗ trợ bởi Thái ở biên giới Thái-Mã. Lực lượng Mã Cộng gồm: ĐCS Malaya và quân đội dân tộc giải phóng Malaya.

Thương vong (casualities and losses)
1.346 lính và CS Malaya chết, 519 lính Anh chết.
Bị thương: 2.406 lính và CS Anh hay Malaya.
Phe Mã Cộng: 6.710 chết, 1.289 bị thương, 1.287 bị bắt và 2.702 đầu hàng.
Số dân chết: 5.000 ng.

Hai cuộc chiến này khác nhau ở các điểm sau .
1/ Trong khi MNLA (quân đội dân tộc giải phóng Mã Lai) chỉ có hơn 8.000 du kích , quân CS Bắc Việt có hơn 250.000 ng, cộng thêm khoảng 100.000 du kích Việt cộng.
Sự hỗ trợ của Liên Xô và TC đã cung cấp một lượng lớn vũ khí mới nhứt, yểm trợ hậu cần, nhân lực và huấn luyện cho Bắc VN. Bắc VN, cùng chung biên giới với đồng minh TC, cho phép sự giúp đỡ và tái tiếp tế liên tục .
Trong khi lực lượng MNLA bị cô lập và ko có sự giúp đỡ từ bên ngoài (external supporter) - vì ko có biên giới với TC, như VN.
Lực lượng (LL) này đã bị cô lập về chính trị với phần lớn người dân. Như đã nói ở trên, đây là một phong trào chính trị hầu như chỉ có Hoa kiều tham gia; sự hỗ trợ từ người Mã Lai theo Hồi giáo và các bộ lạc nhỏ hơn thì rất ít. Người Mã Lai ủng hộ người Anh vì được hứa sẽ độc lập trong một nhà nước Mã Lai; một chiến thắng của MNLA sẽ bao hàm (imply) một nhà nước khống chế bởi Hoa kiều, và có thể là một nhà nước bù nhìn của Bắc kinh hay Moscow.
Nước Anh chưa bao giờ xem cuộc chiến chống Mã cộng là chiến tranh qui ước và nhanh chóng thực thi một kế hoạch hữu hiệu gồm : 1/ Tình báo (lãnh đạo bởi ngành CS Đặc Biệt của Mã Lai để chống lại nhánh chánh trị của phong trào du kích này) và 2/ "Dân vận và chiêu hồi" (hearts and minds) .
Nhiều người Mã Lai đã cùng người Anh chiến đấu chống lại Nhật trong Thế chiến 2, gồm cả Chin Peng, lãnh đạo của MNLA. Tương phản với Đông Dương khi các viên chức Pháp ko chiến đấu chống Nhật, điều này đã kích động người VN theo chủ nghĩa dân tộc chống lại Pháp. Yếu tố về lòng tin (factor of trust) này giữa dân địa phương và đế quốc Anh đã giúp Anh có thuận lợi hơn Pháp và sau này, Mỹ tại VN, do hai nước này đã ko có sự tin tưởng như vậy từ người VN.
Về mặt thuần túy QS, lính Anh nhìn nhận rằng trong một chiến tranh cường độ thấp (low-intensity war), kỹ năng và chịu đựng của cá nhân người lính thì quan trọng hơn là hỏa lực áp đảo (pháo binh, máy bay, v.v...). Dù cho nhiều lính Anh là lính quân dịch (conscripted) , kỹ năng và thái độ (attitude) cần thiết lại được dạy thêm ở trường chiến tranh rừng núi, (nơi đây) cũng đã áp dụng những chiến thuật tối ưu dựa trên kinh nghiệm chiến trường.
Tại VN, người và vũ khí của VC được chuyển qua nước thứ 3 như Lào và Cambodia trong khi quân Mỹ không được phép vào hai nước này. Điều này cho phép lính CSVN có chổ núp an toàn đối với mọi tấn công của Mỹ. Phe MNLA chỉ có biên giới Thái nơi mà họ đã trú ẩn tới lúc gần kết cuộc chiến .


Tài liệu để viết bài này lấy từ: Bài Malayan Emergency
https://en.wikipedia.org/wiki/Malayan_Emergency
Một số ảnh minh họa lấy từ NAT GEO tháng 11 1963 .