Tuesday, August 18, 2020

Quay lại cuốn phim tại sao mất Ban Mê Thuột 
Image 
Nguyễn Ngọc Tuấn 
ĐĐT/CSDC Kiêm Chỉ Huy Phó Cảnh Sát 
Tỉnh Darlac đặc trách Hành Quân




Ngày 1-3-1975 
-"Thiếu Uý Đức đâu ?" Tôi vừa bước vào doanh trại Trung Đội CSDC quận Buôn Hộ, DARLAC vừa hỏi vợ Thiếu Uý Đức đang ngồi cho con bú trong phòng . 
-"Anh ấy dẫn trung đội vô rừng tìm thằng Ngạn bị Việt Cộng bắt hôm qua rồi . Đại Uý ơi , em giữ không được, em nói là đợi Đại Uý xuống nhưng anh ấy cứ đi". 
Tôi thở dài, ngồi bịch xuống ghế, buồn và bực ."Lên Chi Khu hỏi xem hành quân ở đâu mới được!" Tôi nghĩ và bảo tài xế cùng hai cận vệ lái xe đưa tôi lên chi khu. "Cách đường cái 6 cây số sâu trong rừng" . Trưởng ban 3 Chi Khu Buôn Hô cho tôi biết nhu thế . Không còn cách nào khác hơn, tôi cùng Quỳ tài xế và Khương, Tiến hai cận vệ cũng là trưởng ban 1, ban 2 DĐ 206 CSDC đi kiếm chỗ ăn cơm . Lúc ấy là 1 giờ trưa, trời bắt đầu cơn mưa nặng hạt của vùng Tây Nguyên, khí hậu còn phảng phất gió bấc của ngày Tết . Tôi đang cầm ly bia vội buông xuống vỡ tan: thằng Hiên, tiểu đội trưởng chùm "poncho" từ đầu đến chân đứng ở cửa nhìn tôi; linh tính của một người đã đi hành quân nhiều lần báo cho biết có điềm không lành . 
-"Trình Đại Uý, Thiếu Uý Đức, Thượng Sĩ Mầu bị thương nặng, hai nhân viên tử thương!" 
Hiên nói cộc lốc và ngừng lại . Tôi đứng lên nhìn nó trừng trừng gằn từng tiếng:"Anh nói rõ tôi nghe". 
-Thưa Đại Uý, Trung Đội bị phục kích chỉ cách 10 mét, không kịp phản ứng nên bị thiệt hại, địch bắn như mưa . Em cũng trình luôn là mình đụng với Chính Quy ! 
-"Anh nói Trung Đội CSDC Buôn Hô đụng với Chính Quy hả ? Anh chỉ báo cáo láo . Quân anh đánh dở thì chịu dở, còn nói là đụng Chính Quy".-- Đại Tá Nguyễn Trọng Luật, Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng tiểu khu Darlac quạt tôi sau khi tôi thuyết trình về kết quả ghi nhận được liên quan đến tình hình địch tại Buôn Hô, một quận phía Bắc Ban Mê Thuột gồm 9 xã trong đó có một xã Kinh là Hà Lan ABC . 
-"Đại Tá muốn nghĩ sao thì nghĩ, tôi chỉ có nhiệm vụ tường trình" 
Ngồi uống bia với Thượng Sĩ Quỳ, tài xế của tôi, nhìn ly bia có cục đá trong suốt, nghe tiếng đá cục đập vào nhau kêu lách cách mỗi lúc cầm lên uống một hớp và đặt xuống bàn, tôi lại nhớ đến Thiêu Uý Đức . Nghĩ cũng buồn , mình đã phải điều 2 Trung Đội Nghĩa Quân thuộc Buôn Hô, một Đại Đội Thám Sát Đặc Biệt tỉnh (PRU) do Đại Uý Y Jie B Ya chỉ huy, 3 Trung Đội CSDC lên đồi tại một vùng thuộc chi khu Buôn Hô chỉ để mong cứu Thiếu Uý Đức và Thượng Sĩ Mầu, tụi nó bảo là còn sống chưa chêt mà, lên lúc 6 giờ chiều, Việt Cộng pháo cho một chập phải lui xuống . Cũng tại thằng Lâm chỉ sai đồi, tao mới phải lui, may không có đứa nào chết thảm . Đêm về phải xin Đại Bàng (Trung Tá Trần Quang Vĩnh, chỉ huy trưởng Cảnh Sát Darlac) thêm 2 trung đội CSDC, một đại đội Địa Phương Quân . 
Mới mở mắt ra ở quận lỵ, đã có người báo "Việt Cộng mời Đại Uý Tuấn lên lấy 4 xác cảnh sát". 
-"Chết bỏ!" Đó là câu bùa của tôi mỗi khi chuẩn bị đi đánh Việt Cộng ." Tao chấp nhận đổi thêm 10 thằng nữa để lấy xác Thiếu Uý Đức và ba thằng con chứ không để kên kên nó ăn thịt". Nói với lính như thế để tụi nó khỏi run . Tôi biết là tí nữa sẽ căng vì địch đang đợi tôi và quân lên . Sau khi họp với Trung Uý Lại DĐP/CSDC , Đại Uý Y Jie B Ya CHT/Thám Sát tỉnh, hai trung đội trưởng Nghĩa Quân, tôi quyết định đánh vòng, dùng pháo binh của chi khu Buôn Hô yểm trợ và mở một đường cho Việt Cộng chay. Bịt chặt nó, thì hao quân mà lâu nữa . 
-"Đại Bàng Tango phải không ? Thiếu Uý Hồng đây, em là pháo đội trưởng của TĐ/Pháo SĐ23 tăng cường tại Buôn Hô đây . Trời ơi! tưởng ai, Đại Bàng thì… thoải mái " 
Tiếng Hồng e é trong ống loa PRC 25. Tôi cười mỉm và nói :"Dành cho tôi bao nhiêu quả? 100 nhé, OK ?" 
Lên từ 8 giờ sáng, vòng ngang và bọc vào . Hai trung đội Nghĩa Quân làm đe và trừ bị. Tôi dẫn CSDC và TSĐB (PRU) và một ĐĐ/ĐPQ vào . Pháo đánh và đập liên tục ngay mục tiêu, thế mà mãi tới 4 giờ chiều mới thấy chúng nó . " Đức ơi sao mày nặng thế ? Có linh thiêng thì nhẹ bớt lại cho lính khiêng" 
Bốn thằng nằm 4 chỗ, giầy thì "anh hai" lột hết, đồng hồ cũng mất tiêu luôn . Thương quá vì chưa bao giờ thua cộng sản . Tôi chuyên môn cho lính đi phục kích Việt cộng mà bây giờ để chết lính . " Đức ơi, mày ngu quá, Trương Phi chết vì muốn cứu Kinh Châu trả thù cho Quan Công, lính mà không th&oc
irc;ng binh pháp làm sao ăn được tụi nó . Bây giờ vợ con mày ai nuôi đây! Thôi tao uống cho mầy một chai nữa, tao về ngủ đây . Mày có nghe thấy không ? Đại Tá bảo tao báo cáo láo, ổng nói tình hình Darlac trăm phần trăm ngon lành khi không lại nói có…Chính Quy ! 
Ngày 9-3-1975 
9 giờ sáng tôi và Trung Tá Vĩnh Chỉ Huy trưởng CSDC Darlac ra phi trường L.19 đón Tướng Phú, Tướng Tư Lệnh vùng ỊI . Ra đến nơi đã thấy Đại Tá Luật, Trung Tá Thành, Tiểu Khu Phó, các trưởng phòng thuộc tiểu khu có mặt . Tướng Phú xuống phi cơ, tôi thấy ông có vẻ gầy chứ không to cao và béo như Tướng Toàn . 
Lại lục tục nối đuôi nhau chạy về trung tâm Hành Chánh quân tiểu khu họp . 
-"Tôi là trung ương của vùng II là cái rốn , nêu nó đánh anh, tôi cho quân cứu chứ nếu tôi chuyển Su Đoàn 23 bộ binh về đây, nó đánh Pleiku, làm sao anh có phương tiện chuyển quân lên cứu tôi . Tôi quyết định giữ Sư Đoàn 23 lại Pleiku" 
Tướng Phú đã phát biểu nhu vậy sau khi nghe Đại Tá Luật trình bầy rằng địch kéo quân về phía đường mòn **** khoảng 200 Molotova, nghi ngờ tụ quân 20 cây số Bắc Xã Quảng Nhiêu, Đại Tá Luật xin Tướng Phú đưa một hoặc hai trung đoàn thuộc SD 23 về Ban Mê Thuột vì hiện chỉ có 9 trung đội Nghiã Quân, một nửa đội Trinh Sát, 20 Lôi Hổ thuộc chiến đoàn 3 Xung Kích, một trung đội CSDC, một tiểu đoàn 224 DPQ để giữ thị xã Ban Mê Thuột . 
11 giờ, tôi và Trung Tá Vĩnh về BCH/CSDC Darlac tập họp các cấp chỉ huy:"Các anh nên đưa vợ con về Saigon để dễ dàng chiến đấu . Việt Cộng sắp đánh thị xã, có thể là ngày mốt 11 tháng 3. Đêm nay Đại Uý Tuấn chỉ huy ty mới về cho báo động". 
Đưa vợ con đi đâu được! 
Ở Air Viet Nam nguời đông như kiến, tôi bảo vợ tôi ngồi xe đợi và vào trong hỏi Nguyệt :"Anh Hội đâu", "không thấy", Nguyệt đáp . Thế là anh Hội cũng trốn rồi vì ở cái thành phố Buồn Muôn Thuở này ai mà không quen nhau. 
Về đến nhà, vợ tôi hí hửng vì không phải về Đà Lạt với mẹ . Con tôi thì cũng vỗ tay, lấy cái bê rê đội lên đầu, đeo kính của tôi và giơ tay "Chào Đại Uý" 
12 giở 30, tôi được Y Hoc Eban báo cho biết địch đã về đến Ea Hneh, vợ nó đi rẫy gặp Việt Cộng đang giăng giây điện thoại . Phone cho Đại Tá Luật biết gấp và xin trấn núi Châu Sơn làm thế ỷ dốc . Ăn cơm trưa xong, chạy xe vội qua ty CSDC ở đường Tự Do kiểm soát và phổ biến cho toàn thể nhân viên, tôi mệt nhoài vội vào phòng ngủ đánh một giấc. 
-"Thưa Đại Uý, Đại Tá tỉnh trưởng đến", thằng truyền tin báo tôi biết . 
-"Anh cho tôi xem qua hệ thống phòng thủ một chút" Đại Tá Luật cùng đoàn tuỳ tùng đi xem quanh trại giống như đi thanh tra . Tôi đi theo và hướng dẫn cách phòng thủ. "Tôi báo cho anh biết, doanh trại CSQG tôi sẽ dùng làm địa điểm thứ hai, nếu Tiểu Khu mất, anh nhớ nhé . Còn Thiếu Tá Trọng(Quận trưởng BMT)đêm nay điều đại đội ĐPQ cơ động của quận lên đóng trên đồi Châu Sơn , Tiểu Khu chỉ còn Tiểu Đoàn 224 thì đã phải trấn tại mặt Nam đồi La San, một đại đội tại tiểu khu, và một tại vườn ông Tôn Thất Niệm" . 
Quay sang Thiếu Tá Song, Tiểu đoàn trưởng Pháo Binh, Đại Tá Luật tiếp :"Bắt đầu 8 giờ tối nay anh cho gà con mổ khoảng 20 bắc Châu Sơn nhé . Địch đã xuất hiện rồi". 
8 giờ tối, lùa nốt miếng cơm cuối cùng, tôi đứng lên mặc áo . "Ăn dessert đã anh" Vợ tôi nói. "Bố đi hả bố?" Thằng Cuky con tôi mới hơn hai tuổi, nhưng nó không bao giờ đòi đi theo tôi khi nó thấy tôi mặc đồ rằn ri và đeo súng cả . Tôi cúi xuống hôn con, hôn vợ "Anh đi qua ty, anh dặn em lại là nếu có gì, em, bố và con chạy ra nhà ông bà Chí Thành nhé, mai anh về" Chẳng bao giờ có ngày mai cả, vì từ ngày đó đến nay tôi không còn thấy nàng và con nữa!!!
-"Oành ! Oành !" Tôi bật dậy, Khương ngủ cạnh tôi lắp bắp "Nó đánh, Đại Uý". Tôi bảo Tiểu Ban Đại Đội: "Báo động và đi kiểm soát, địch pháo". Quả pháo đầu tiên vào phi trường L19 lúc 3 giờ 20 sáng, 10 tháng 3-75, cách tôi khoảng 200 mét. Ra ngoài tôi thấy thành phố nhu rực lửa, không phải vì cháy mà vì địch pháo quá nhiều. Lính tráng nằm hết ở hố cá nhân. Hà! Thế mà tốt, nhờ hỏi tân binh Phước Long nên tôi đã thực hiện mỗi người một hố éch nhỏ xíu. Cho mày pháo đến mai. 
5 giờ sáng, tôi dùng PRC 25 liên lạc với thằng PRU trấn phía Bắc L19. Quyền , chỉ huy phó báo cáo hai cánh quân ở phía Bắc mà nó tung ra ngoài từ đêm qua theo lệnh tôi đã phải
lui vào, đụng mạnh quá chịu không nổi, 30 thằng còn có 6 thằng chạy vô, bây giờ nó trấn hai hầm. Tôi cho Quyền biết là đang xin Tiểu Khu điều ĐĐ1/224 do Đại Uý Hải chỉ huy vào phi trường L19 bắt tay với nó, đừng lo. Ngay lúc đó tôi liên lạc được với Hải, Hải cười trong máy và hỏi tôi ở đâu để nó bắt tay. "Tao ở Bóng Chim Hồng, thằng sắp bắt tay mày là thằng con tao, Tư Tuởng, Sơn Tây, Tư Tưởng (Thám Sát Tỉnh) mày làm cho ngon nghe Hải". 
Mới ngừng mấy phút châm điếu thuốc trong hầm, cầm máy liên lạc lại với thằng 224 thì nó câm. Đổi qua giải toả cũng câm luôn. "Lê Lai" với thằng Quyền PRU thì nó nói, giọng nhẹ chút xíu và nghe yếu xìu: "Chưa thấy, Đại Bàng, tụi Vịt Con đã vô em rồi, nó đang đốt phá ầm ầm". Hỏi tình hình của nó Quyền cho biết , nó còn 12 con, 6 bị thương, 6 lành, hiện đang thủ hai hầm vì địch tràn vô L19 rồi. Tôi "lê lai" với Trung Tá Vĩnh xin lệnh:"Cho nó tự ý hành động". Tôi lập lại lệnh của ông Vĩnh cho Quyền. 
6 giờ sáng, đang liên lạc với các toán thì được Cuộc CSQG xã Lan Giao(thị xã) báo cáo : "Có địch xuất hiện trong phố, từng toán 5, 10 tên, mặc đồ lính, chân không, bảng tên trắng". Cầm cái máy FM5 liên lạc với cao tốc 01 đến 10, tất cả đều câm hết. Đang cầu nhầu với thằng lính truyền tin về vụ máy móc dởm quá thì tôi giật mình khi nghe mấy tiếng AK ngay cổng Đại Đội 206. Nhìn qua cửa hầm, tôi thấy thằng Khoái CSDC trung đội Buôn Hô đang rớt từ hàng rào. Một tên nữa (Thiếu Uý Tâm) nằm trước cổng. Thằng Hùng vội nhẩy xuống hố nhưng hình như không kịp nữa. Tôi bảo Trung Uý Lai cho hai quân ra trám chỗ. Thằng Tiến chạy vô " Thưa Đại Uý, việt cộng ở nhà Hướng Đạo bắn ra" "Tao biết rồi, để nó đó tính sau, để tao lo xong cái thằng PRU đã." Tôi cầu nhầu và tiếp tục gọi thằng Hải 224, Im lặng! Hỏng rồi!Địch mà chiếm L19 là thành phố mất. Tôi gọi Tiểu Khu báo cáo và xin hỏi thêm về thằng Hải. Tiểu Khu nói nó cũng không thây Hái đâu cả. Tôi vội xin gà cồ gáy vào L19 để chận địch. Gà mình lại mổ tới tấp vào L19. Ngay lúc đó 3 chiếc trực thăng đầy lính vọt lên không ngang đầu tôi. Tụi Vịt Con bắn theo đỏ trời. Thoát được 2 cái, 1 cái rơi ngay đồi phía sau. 
-"Alô Đại Bàng xin Tiểu Khu xin Nha Trang yểm trộ phi tuần đánh bom đừng để mất L19" Tôi gọi Trung Tá Vĩnh. Ông Vĩnh nói:"Yoa yên tâm, tôi sắp qua gặp Đại Tá đây, còn vợ con toa và gia đình moa đã cho ra ngoài hết rồi, cứ bình tĩnh" 
Dùng M79 và M60 diệt xong 3 thăng ở nhà Hướng Đạo, tôi thấy mệt nhoài. Mới 9 giờ sáng, phát lương khô cho lính ăn và thêm trái sáng để chuẩn bị đón Vịt Con đêm nay. Nó vẫn pháo như mưa. Cả ba thằng của tôi đều chết, 3 thằng Vịt con thường mạng. 
11 giờ trưa, Trung Tá Vĩnh bảo tôi là Đại Tá Luật chỉ thị CSDC ra đóng Biệt Điện. " Ông ấy có điên không? Ở đây còn nhìn thấy nó lấp ló, dẫn quân đi một cây rưỡi dọc L19 để đến bùng binh, may lắm còn mình tôi. Địch đang thiếu bia tập bắn" tôi nói. Ông Vĩnh:" Tuỳ toa, moa cũng từ chối rồi" 
11 giờ 30, địch ngớt pháo, nó cũng đói bụng, tôi nhủ thầm. 
-"Thưa Đại Uý, từ nẫy đến giờ, tiểu khu im lặng, em gọi mãi không được". Thằng Tồn truyền tin báo cáo. Tôi gọi lại Trung Tá Vĩnh, ông cũng xác nhận như thế. Mất rồi chăng? 
12 giờ 30, Cọp tới. Qua ống nhòm tôi thấy Biệt Động Quân từ phía chùa Dược Sư đi sau lưng trái tôi, tôi báo cáo nhưng ông Vĩnh nói "Việt Cộng đó, quân ta không tới đâu" Tôi ra lệnh Bộ chỉ huy Cảnh sát chuẩn bị tấn công, thằng Minh M79 khai hoả. Cao đánh thấp, thủ đánh công, không chột cũng què, tôi nghĩ. Minh bắn nhưng không thấy nổ. Bịch ! cầm lên, viên đạn M79 đụng nóc garage chẻ làm đôi Tôi hay tin dị đoan, nói với lính " Thằng nào hy sinh ra, nếu là cọp thì vô cho tao biết, còn là nó thì ‘mo’." Quỳ tài xế nai nịt nhảy 10 mét hàng rào ra. 
-"Thưa Đại Uý, Cọp chính cống, em gặp Thiếu Tá Bảo, tiểu đoàn trưởng 1/21 rồi, danh hiệu đài đây" 
Tôi thở phào, suýt nữa thì đánh nhau mệt nghỉ vì lầm. 
14 giờ 30: Trung Tá Vĩnh cho biết: 2 tăng T 54 tấn công ty cũ (trung tâm Hành Quân Cảnh Lực) Ông nói đã bắn hết 8 M72 nhưng không hiệu quả, ông rút và trao quyền chỉ huy cho tôi. Tôi hỏi tình hình và xin lệnh sau cùng:"Tuỳ nghi xử trí" 
Thế là hết, chưa bao giờ như thế cả! Đã chán thì chớ, bên Thiếu Tá Thành , chỉ huy phó CSQG Hành Chánh gọi tôi qua họp với bộ tham mựu 
Bước chân vào hầm, mọi người đề nghị rút :"Đ.M.! Địch chưa đánh mà
rút đi đâu ?". Ông Thành nói: "Tỉnh đã mất hết, mình cứ rút ra ngoài rồi trụ lại chứ đêm nay nó đánh bằng tổng lực chịu sao nổi !" 13 sĩ quan nhao nhao đòi rút . 
16 giờ 30 : Vịt Con bắt đầu đánh bằng pháo và đại liên . Vỡ quân ! Cảnh sát bên ty chạy ùa qua bên doanh trại đại đội, sợ quá mà vỡ quân . Dã chiến đoạn hậu, ra ngoài chùa Dược Sư đã . Cọp thì ở trung học Tổng Hợp rồi . 
6 giờ chiều đi ngang Buôn Koier, tôi gặp Trung Uý Xuân, trưởng phòng 2 tiểu khu, Đại Uý Chương ANQĐ, lại thằng Hải nũa chứ . Nó nói" Tao đụng một dàn B40, tụi nó nằm sẵn trong L19 . Đại đội còn có 46 thằng . Sao giờ này mày mới ra ? Tiểu khu bị 5 chiếc . T54 đánh lúc 11 giờ 30 . Tụi nó bắn 52 quả M72 hạ được 4 chiếc, chiếc sau cùng đứt xích thì mình hết đạn . Nó dùng đại bác 100 ly phơ sập hết . Đáng lẽ minh chưa "out" Nhưng có thằng A 37 khỉ gió thay vì bỏ bom con cua Việt Cộng, lại nhè cho hầm trung tâm hành quân một quả 250 cân, thế là "mo" . Tụi mình còn một ít chạy hết trọi" 
-"Đại Tá Luật chết trong đó hả ?" Tôi hỏi . 
-"Sức mấy, ông tỉnh chắc ăn, nên lúc gần sáng ổng phóng từ tư thất qua bộ Tư Lệnh SD 23 (lúc đó chỉ có hậu cứ) thay vì qua tiểu khu . Bây giờ ổng còn ở trỏng " 
Hải xin tôi một bản đồ và một địa bàn vì nó vứt lúc bị phục kích trong L 19 rồi . Tôi lấy của Trung Uý Lai đưa nó xài đỡ . 
Đêm 10-3-75, tôi và Hải đóng trong chùa Dược Sư cùng với một ít dân chúng đã chạy ra lúc chiều 
Ban đêm, nằm trên các tảng đá quanh chùa Dược Sư hút thuốc nhìn lên bầu trời . Sao đêm đó tôi thấy nhiều vì sao chạy thế nhỉ! Tôi nhớ ngày xưa người ta thường nói mỗi khi có người chết là một vì sao bản mệnh của người đó tan đi . Tôi nhớ đến vợ con, không biết đang chạy ở đâu trong vùng khói lửa của đạn thù! Tôi nhớ đến Tết Mậu Thân, Việt Cộng đã chôn sống 10 ngàn Quân Cán Chính VNCH . Thôi không nghĩ nữa, nghĩ nữa sẽ xụm không thể cầm quân được . 
Quanh tôi lúc này là những chiến sĩ Cảnh Sát đang trông vào tôi để hy vọng, để chiến đấu mong đẩy được tụi nó, tụi Việt Cộng ra, 11 giờ đêm, mà mọi người, già trẻ, lớn bé chưa ai ngủ . Người nào quần áo cũng xốc xếch, có cô còn mặc áo ngủ, có người vừa ôm con vừa ôm vợ, vừa cầm cây carbin M1 với một băng đạn . Tôi dụi thuốc và nhắm mắt nghỉ ngơi một chút . 
9 giờ sáng 11-3-75; tôi kéo đại binh cảnh sát khoảng 300 nhân viên vào nhà thờ Phú Long đóng quân . Trung Uý Lại trách nhiệm chỉ huy 50 CSDC phòng thủ quanh tường nhà thờ . Tôi nhìn quanh, chỉ chịu đựng đưọc một giờ nếu địch có trọng pháo yểm trợ . 
Gặp cha Diệu, cha xứ Phú Long :"Mời Đại Uý dùng cơm" Cha Diệu bảo tôi . "Cảm ơn cha, con không đói, có lẽ con vào Bộ chỉ huy TT Huấn Luyện Trung đoàn 45 đóng quân" Tôi đáp . Tôi ra ngoài nói Tôn truyền tin mở tần số ra liên lạc, gần một giờ sau mới bắt được tần số ."OK cho vào trú quân nhưng toa nhớ điểm từng người,nếu không Ve Chai nó trà trộn vô " Trung Tá Phùng lên tiếng trên máy . 
12 giờ 30 trưa, tôi dẫn quân vào Trung tâm giao tuyến giữa cho Thiếu Tá Lê Văn Hoan, Trưỏng F Đặc Biệt cùng 200 CSDB và CSSP . Thiếu Tá Thành chỉ huy phó hành chánh ở hầm trung ương . Tôi cùng 50 CSDC, 5 quân cảnh( tôi lụm được dọc đường), thủ tuyến A . Tôi hỏi một chuẩn uý, cán bộ Trung Tâm về quân số, được biết chỉ có 100 khoá sinh . Tôi xin lại thùng lụu đạn ra phân phát cho các hầm . Sờ vào nắp hầm, chà!! mỏng quá, tôi nghĩ chỉ chịu nổi 82 ly thôi . Chết, bỏ vậy!! 
3 giờ 30, một quả pháo đầu tiên rớt vào sân Trung Tâm, rổi tiếp đó bắt đầu như mưa . Qua ống nhòm tôi thấy một tên để lộ. VC mặc đồ lính chạy loanh quanh trong khụ nhà dân cách tôi khoảng 300 mét . "Minh đâu rồi! Minh M79 nhắm bắn cho tao coi mày ?" – Thưa Đại Bàng, thằng này khôn quá, nó né hoài, em bắn không được" 
Nhìn ra đường QL1 dọc cổng Trung tâm bên trái tôi, vắng hoe . 
Địch pháo liên tục . Oành! Đại uý Đoàn chủ sự phòng hành quân bị thương . Hai nhân viên khiêng Đoàn vào bệnh xá trong mưa pháo . Tôi vỗ vai Tôn, truyền tin cười nói: Đừng nghĩ gì nũa, đây là đất cuối cùng của thầy trò mình, hãy bình tĩnh . 
6 giờ chiều, khẩu pháo 105 và xe đạn của trung tâm trúng đạn . Mưa pháo nở giống như pháo đùng ngày Tết . "Hồng Hà 8! Trung Tâm rút ngõ sau rồi!" Tiếng Hoan rè rè trong máy . Tôi đáp "8 nghe rồi" Ngay lúc đó tôi thấ
y Cọp của Thiếu tá Bảo, một rồi cả trăm . Họ nằm bẹp trước mắt tôi vì pháo . Tôi nhìn Bảo lúc đó còn đeo Ray-Ban gọng vàng . Ra dấu hỏi, Bảo lắc đầu . Cọp bắt đầu di chuyển ngang tôi ra phía mặt sau Trung tâm và tụ quân trên các tường sân bắn . Cọp lì thiệt, giờ này mà nấu cơm . 
6 giờ 30 chiều, trời sụp tối, Hoan chạy ra gặp tôi: "Nó vọt hết rồi, bộ mày tính thủ một mặt, Cọp một mặt, còn bỏ lủng hai mặt hả Tuấn ?’ Tôi ậm ừ "Ông vào gặp Ông Thành coi sao" Hoan nói Thiếu tá Thành đã vọt rồi . Suy nghĩ một lúc, tôi quyết định rút khỏi Trung tâm vì rộng quá, mà mình chiếm có một mặt, đêm nó giám uýnh lắm . Nhưng đi đâu đây ? Tôi cho quân rút ra xưởng cưa Công Binh cách Trung Tâm Huấn luyện TD 45 khoảng 200 mét 
9 giờ đêm tối, Đại uý Xuận trưởng phòng 2 tiểu khu, Trung uý Liên quân cảnh, Thiếu Tá Hoan CSDB họp và quyết định di quân về quận Phưóc An cách thị xã 32 Km về hướng Nha Trang . 
Trong lúc này ở phía phi trường Phụng Dực, chi khu Ban Mê Thuột rền súng và lửa . 
Trên đường di chuyển đêm theo QL1, tôi gặp hàng hàng lớp lớp dân chạy giặc . 
Ngày 12/3/75: 
7 giờ sáng, tại Phưóc An . Ô hô!! xe cộ và dân chúng đầy đường! Thiếu uý Lân,(Trung đội trưởng CSDC Phưóc An) và Trung Uý Liệu chỉ huy trưởng cảnh sát ra trình diện tôi cho biết Thiếu tá Hoàng Đình Tập, quận trưởng Phưóc An quyết định lui binh, chạy . Tôi hỏi ông Liệu : Ai cho lệnh chạy ? Liệu lắc đầu đưa hai tay lên trời . 
8 giờ sáng, tôi gặp Đại Uý Ba, chỉ huy trưởng CSQG Buôn Hô, "Địch đêm qua tiền pháo, hậu xung, ta chết khoảng 1/2, mở đường máu chạy băng 30 Km rừng sang Phước An" 
8 giờ 30 tôi gặp Thiếu tá Trọng, Quận trưởng Ban Mê Thuột cùng Thiếu uý Đức CSDC:"Đêm qua địch sáp lá cà, chi khu vỡ, còn sống duy nhất 13 CSDC và quận trưởng sau khi đột phá vòng vây ra Buôn Kô Tam" 
12 giờ đại binh không đầu chạy bộ, chạy xe từ cây số 32 Phưóc An đến 62 M’Rong Hô định về Nha Trang thì ngừng lại, một phần để nghỉ, một phần vì địch chận tại cây số 72 . Tôi hỏi tình hình, địch đóng chốt kiềng một trung đoàn . 
Ngày 14/3/75 
12 giờ trưa Trung tá Thạnh, tiểu khu phó, mặc áo may ộ xà lõn chạy xe Jeep lùn từ đồi 62 xuống và ra lệnh " Tất cả về Phước An để tái chiếm Ban Mê Thuột . Vui quá vì lại gặp vợ con . Quân lính đâu chuẩn bị . Tôi kéo quân về Phước An lúc 6 giờ chiều, nghỉ tại ngã ba ban đêm . 
Sáng 15/3/75, lúc 7 giờ di chuyển 2 km vô chi khu . 
10 giờ chi khu mời họp . 
"Báo cáo Đại tá, tôi hiện có 300 quân Cảnh Sát, vũ khí đầy đủ, gồm 120 CSDC, khoảng 100 CSDB, còn lại là CSSP" Tôi trình diện Dại tá Tiếu, người vừa được Quân Đoàn II đưa xuống thay Đại tá Luật mất tích . Các quân binh chủng lần lượt báo cáo quân số . Đại uý Hải tặng tôi một bộ bản đồ, tỉ lệ 1/100000 có Nha Trang, Hải nói để đền ơn tôi đã tặng bản đồ hôm trước . Cũng nhờ bộ bản đồ này mà tôi mới đi được tới Khánh Dương sau này . 
Đại tá Tiếu cho biết sẽ tử thủ ở Phước An, đợi quân cứu viện, địch đến là đánh . Tôi được cắt trú quân tại chợ Phước An làm thế ỷ dốc cho chi khu . Tôi về chia quân làm 16 chốt vòng tròn rộng 150 m, mìn Claymore cài lung tung . 
-Sáng 16/3/75: Tại đất trống trước chi khu tấp nập trực thăng lên xuống, chở người đi, đến Vùng ỊI . CSQG Nha Trang cử lên 3 ông để thanh tra, uỷ lạo . Tội nghiệp Thiếu tá Lê Văn Diệu trưởng E, yểm trợ vùng cũng lót tót lên mong gặp vợ con . Ai có vợ con đều được ưu tiên cho đi Nha Trang bằng trực thăng . Vợ con tôi đâu ? Sao không chạy ra nhỉ ? Cũng tại tôi đã nói với vợ là cứ an tâm, ta không thua đâu . 
-Sáng ngày 17/3/75: 7 giờ sáng Trung uý Lai, Thiếu tá Thành xin ra ngoài ngã ba, kiếm và thăm vợ cọn . OK! Nhưng về sớm nghe các ông . 
Ngay sau đó, khoảng 15 phút, tôi thấy tiếng súng lớn nổ rền vang ngoài ngã ba Phưóc An, kèm theo tiếng súng nhỏ . Khoảng 1 giờ sau, Thiếu tá Thành chạy vào báo cho tôi biết . Tăng Việt Cộng đến nơi . Vào chi khu thôi vậy . Thiếu tá Thọ mời tôi vào họp . Tôi bảo ông Thành vô, vì tôi không thể rời quân lúc này, mà rời thì quân tan ngay . Thiếu tá Thành nói: Đại tá Tiếu chỉ thị cho CSDC vào chi khu tử thủ ngay lập tức, ông cũng cho biết bộ chỉ huy Tiểu khu và Chi khu đã rút chạy ngõ hậu .Thiếu tá Thọ phía hai pháo 105 ly . 
Đã 7 năm lính, tôi đâu có khờ để mà làm chốt cho hai ông quan . Tôi ra lệnh quân r&uac
ute;t theo đường rừng ra Buôn Phê ở cây số 42, dừng chân nghỉ trong môt vựờn chuối lúc 1 giờ trưa . Đến cây số 62 lúc 7 giờ tối 17/3/75 . Lại kéo quân lên chiếm đồi 62 lần thứ hai . 
-"Hưng, mày đó hả ?" Tôi gọi PRC cho Hưng, Thiếu tá TĐT DPQ M’Rong Ho(Chư Kuk) . "Tao đây, cần gì không ?" Nghe tiếng Hưng, tôi mừng quá . Tôi được biết bộ chỉ huy Chi Khu và tiểu khu nằm ở Chư Kuk đầy đủ cả . 
Đứng trên đồi nhìn dân Ban Mê Thuột chạy ra, họ đốt lửa trên quốc lộ vòng vèo như con rồng lửa dài khoảng 2 km . Buồn quá, tái chiếm cái gì kỳ quá! Thua đơn giản quá! Dù đâu ? Biệt Cách đâu ? TQLC đâu ? Sao Saigon không gửi lên ? Vợ con đâu ? Nuôi 3 năm, dùng 1 ngày không lẽ tôi đào ngũ, trà trộn với dân ? Không được, cả tỉnh trông vào mình , một súng không đủ, 1000 súng sẽ mạnh . 
-Ngày 18/3/75 
Tôi xuống dưới đường gặp một vài lính SD 23 cầm M16. Họ nói là thuộc trung đoàn 44 trực thăng vận về cứu Ban Mê Thuột (?) Không gặp cấp chỉ huy (?) Đi lang thang . 
7 giờ tối, tôi liên lạc Hưng . Thiếu tá Hưng cười trong máy khi tôi xin mua dùm gạo "Gạo cái gì mày! Có ăn bò thì lên tao cho vài con ăn chơi, gạo thì mậu, tao báo cho mày biết sáng mai tao "gô" Nha Trang đây . Tiểu đoàn gì mà còn có 17 lính Kinh, 42 lính Thượng . Tụi Tiểu khu vù hết về Nha Trang hồi chiều bằng trực thăng rồi mày ơi! Tại đây còn có mỗi tao và mày là còn súng còn đơn vị đó, có đi thì đi đi" 
8 giờ tối, tôi tập họp các sĩ quan tham mưu của CSDC Darlac lại trong căn lều chì huy . Đi thôi các bạn ơi, 10 ngày không có quân lên cứu . Về hướng đi rừng 
-Sáng 19/3/75 
8 giờ sáng, trời Tây Nguyên còn mù sương núi, đứng trên đồi cao nhìn lại Ban Mê Thuột . Vĩnh biệt em và con yêu dấu !. Vĩnh biệt thành phố buồn ! 
Trung uý Lai đưa cho vợ và 3 con 50 ngàn đồng "Em ở lại, anh đi theo Đại uý" Nhiều nhiều nữa . Tăng đến cây số 52 nhìn thấy rồi, đánh không nổi đâu vì có ai đâu mà đánh, quân không đầu, cầm PRC 25 gọi khản cổ, vặn đủ tần số . Không có là không . 
8 giờ 30, tôi đi đầu đưa 300 quân và 1500 dân chui vào rừng Chu Prong trực chỉ Khánh Dương . 
Vĩnh biệt Tây Nguyên! Vĩnh biệt núi rừng! Vĩnh biệt người thân! 
GHI THÊM CỦA NGƯỜI VIẾT 
Sụ viết này đưọc viết bằng sự mắt thấy tai nghe cũng như bằng sự hạn chế của một người sĩ quan trẻ . Qua một số chiến hữu kể lại, tôi được biết Chiến Đoàn 3 Xung Kích (Lôi Hổ Vùng II) gồm 20 quân đã chiến đấu trong bộ Chỉ huy của họ cho đến khi biết rằng không có quân cứu viện . Một số ĐPQ, Nghĩa quân đã cùng cha xứ Châu Son(2 km bắc thị xã BMT) chiến đấu được 3 ngày cho đến lúc Việt Cộng phải dùng pháo và tăng đánh . 40 PRU đã mất tích tại Quảng Đức . Một đại đội thuộc Trinh Sát Sư đoàn 23 đã chiến đấu 3 ngày ở Phụng Dực (phi trường chính cách BMT 6 km) v…v… 
Và còn nhiều nhiều, rất nhiều người đã ngã xuống, đã bắn địch đến viên đạn cuối cùng để bảo vệ tự do . Tôi rất cảm phục sự hy sinh vô bờ bến của họ . Chúng tôi chỉ muốn hỏi các ông Tướng : Tại sao không đưa quân lên tái chiếm Ban Mê Thuột trong lúc địch chỉ có 45 tăng T54, hai sư đoàn bộ binh, trong đó SD32 Thép chỉ còn tên chứ lính thì toàn mới . SD 316 Thiếu Nhi, nòng cốt chỉ có Trung đoàn 968 Đặc Công!! Vậy mà để sau đó hàng chục ngàn sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ đã phải rên xiết trong ngục tù khổ sai của Cộng sản trong suốt 10 năm qua . Hàng ngàn chiến sĩ đã chết trong ngục tù vì đói, lạnh, kiệt sức, bệnh tật (80% do kiết lỵ) hàng vạn con cái chiến sĩ đã phải đi bán xổ số, nhặt bao nylon bẩn, nhặt giấy vụn dù tuổi chưa được lên mười . 
Tôi nhớ trong kẻ sĩ của Nguyễn Công Trứ có câu: 
"Trong lăng miếu ra tài lương đống 
Ngoài biên thuỳ rạch mũi can tương 
Làm sao cho bách thế luu danh 
Trưóc là sĩ sau là khanh tướng 
Kinh luân khởi tâm thượng 
Binh giáp tàng hung trung 
Vũ trụ chi gian giai phận sự 
Nam nhi đáo thử thị hào hùng " 
Tiếc thay! tài hèn sức mọn, quân không đồng lòng rồi còn cái gì nữa nhỉ! Bây giờ treo cờ VNCH cũng phải xin phép . Bao giờ thì cờ vàng ba sọc đỏ lại tung bay ở Việt Nam yêu dấu . 10 năm rồi đó các ông Tướng ơi! 

Nguyễn Ngọc Tuấn 
Nguyên Đại Đội Trưởng CSDC 
Kiêm Chỉ Huy Phó Hànnh Quân BCH/CSQG Darlac
( Sinh Tồn chuyển )
Liên đoàn 4 biệt động quân 

Kính tặng MN Hồ Viềt Lượng - Bạch Hổ Trần Văn Thanh - MN Hồ Công Bình - MN Phan Thái Bình

Nguyễn Phương Hùng SSMĐ/TĐ52/LĐ3/BĐQ/QLVNCH


Liên đoàn 4 là một đơn vị thiện chiến nhất của binh chủng BĐQ, với 3 tiểu đoàn nổi tiếng 42, 43 và 44. Riêng Tiểu đoàn 42 "Cọp Ba Đầu Rằn" được ân thưởng huy chương danh dự của Tổng Thống Hoa Kỳ 2 lần, đã làm rạng danh cho binh chủng, Tiểu đoàn 44 được 1 lần, cả 3 Tiểu đoàn đều lấy được nhiều chiến công với đủ loại huy chương của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa va Quân Lực Đồng Minh.

Năm 1973, Liên đoàn 4 BĐQ sau chiến thắng Núi Dài dưới vùng IV chiến thuật, được điều động lên tham chiến trên Quân đoàn II tại mặt trận Bắc Bình Định. Vùng này là giang sơn của địch quân với những địa danh quen thuộc nổi tiếng Tam Quan, Bồng Sơn. Ngoài ra sư đoàn 3 "Sao vàng" chính quy CSBV hoạt động rất mạnh trong thung lũng An Lão. Phía bắc tỉnh Bình Định, bên kia đèo Bình Đê là Sa Huỳnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Sư đoàn 2 và 3 CSBV sau khi bị Liên đoàn 1 BĐQ "dũa" cho một trận tơi bời hoa lá trong trận Sa Huỳnh đã kéo về lại thung lũng An Lão để săn sóc vết thương (rửa mày rửa mặt) cho nhau... chờ đợi thời cơ (chờ nước đục thả câu). Sư đoàn 3 Sao Vàng đưa Trung đoàn 12 ra đóng chốt dọc theo dẫy núi phía bắc tỉnh Bình Định, bắn phá xe cộ lưu thông trên quốc lộ 1. Hai tiểu đoàn 42 và 44 mất gần 1 tháng tung các đại đội ra nhỗ từng "chốt" của địch. Tuy nhiên, quân cộng sản lợi dụng địa thế đồi núi nơi đèo Bình Đê, một rặng thuộc dẫy Trường Sơn đâm ra biển làm cho đường xá quanh co khúc khuỷu. Chúng đặt 1 "chốt" ngay trên đỉnh đèo cắt đứt quốc lộ 1.


Liên Đoàn 4 Biệt Động Quân 10040813

Nhiệm vụ nhổ cái chốt hiểm hóc này được giao cho tiểu đoàn 43, tiểu đoàn "út" của liên đoàn 4 BĐQ. BCH liên đoàn 43 di chuyển lên sát tiền tuyến, còn cách khoảng chừng 300m để điều đọng các đại đội tấn công. Biết quân Biệt Động làm thiệt, CSBV dùng pháo binh trong thung lũng An Lão bắn ra trúng BCH tiểu đoàn 43. Trên đỉnh đèo, quân Bắc việt trú ẩn sau hốc đá, trong các công sự phòng thủ vững chắc, dùng AK, B40 bắn xuống các trung đội BĐQ đang tìm cách vượt qua cánh đồng lầy dưới chân núi. Trong ba ngày trời, số thương vong của BĐQ đã lên tới 20 người mà vẫn chưa giết được 1 tên giặc cộng. Ngoài ra BCH tiểu đoàn bị pháo kích, đặc công quấy rối hằng đêm.

Sang ngày thứ tư, Đại tá Vũ Phi Hùng, LĐT/LĐ4/BĐQ liên lạc với quận Đức Phổ, Quảng Ngãi, mượn đường cho đại đội Trinh sát đổ quân xuống đỉnh 1 ngọn núi trong quận Đức Phổ cách chốt của địch chừng 2 cây số rồi âm thầm di chuyển về hướng mục tiêu. Trong khi đó tiểu đoàn 43 được lệnh gia tăng cường độ tấn công từ phía nam lên để đánh lạc hướng của địch. Nửa khuya đêm đó, đại đội Trinh sát gởi báo cáo về là đã đến vị trí ấn định, đại tá Hùng ra lệnh cho Pháo binh bí mật kéo mấy khẩu 105 ly đến chân một hẻm núi chuẩn bị tác xạ khi có lệnh.

Mọi việc xếp đặt xong thì trời vừa rạng sáng. Mặt trời như một khối lửa khổng lồ nhô lên từ biển, đại tá Vũ Phi Hùng đã có mặt dưới chân đèo ra lệnh tấn công. Hàng trăm trái đạn 105 ly bắn trực xạ lên đỉnh đèo, khói bụi mịt mù, đá núi văng xuống đuôi chân đèo. Pháo binh chấm dứt nhiệm vụ với trái đạn khói trắng, ra dấu hiệu cho đại đội Trinh sát, đã bố trí sẵn từ khuya đêm qua nhào vô thanh toán mục tiêu. Cùng lúc tiểu đoàn 43 BĐQ ra lệnh cho hai đại đội tiến nhanh qua cánh đồng lầy, tấn công lên đèo. Chừng nửa giờ sau, đại đội trinh sát làm chủ tình hình trên đỉnh đèo, báo cáo giết 32 tên tại chỗ. Hai đại đội của tiểu đoàn 43 được lệnh truy kích đánh tràn xuống phía bên kia chân núi. Quân ta báo cáo khám phá nơi đóng quân, kho lương thực cho một đơn vị của địch cấp tiểu đoàn. Điều này chứng tỏ chốt được yểm trợ rất kỹ, chúng lúc nào cũng có quân và lương thực để tiếp tế cho những tên đóng chốt trên đỉnh đèo.

Liên Đoàn 4 Biệt Động Quân 10040814

Vào một đêm cuối tháng hai, một đơn vị chính quy khác thuộc sư đoàn 3 Sao vàng tấn công mong chiếm lại ngọn đồi chiến lược. Kết quả để lại trên trận địa hơn 30 xác và 2 bị bắt làm tù binh. Để thăm dò các hoạt động của địch trong thung lũng An Lão, trung úy Huỳnh Văn Thơm, đại đội trưởng ĐĐ/TS/LĐ4/BĐQ đích thân dẫn 2 binh sĩ, một sĩ quân cộng sản hồi chánh mò vào tận sào huyệt của địch. Ba BĐQ và một hồi chánh viên mặc quân phục CSBV, võ trang AK47 đi nghênh ngang trong lòng địch. Sau 3 ngày công tác, trung úy Thơm đem về một xấp ảnh chụp lính CSBV, xe Molotova tiếp tế của địch di chuyển ngang qua cầu đặt ngầm dưới suối (không ảnh không thấy được) và ba anh "vi xi" mới từ Bắc vào.

Dựa vào lời khai của tù binh, liên đoàn 4 BĐQ mở cuộc hành quân tảo thanh mấy làng đánh cá dọc theo ven biển trong quân Bồng Sơn. Ban 2 (tình báo) chi khu cho biết khu vực sắp hành quân là sào huyệt gần như bất khả xâm phạm của du kích quân Bình Định. Địa Phương quân của ta đã thử vài lần nhưng đều bị thiệt hại do mìn bẫy của địch gài dầy đặc từ quốc lộ 1 ra tới ven biển. Đại tá Vũ Phi Hùng ra lệnh cho tiểu đoàn 44 gửi những toán nhỏ đi dò thám và được báo cáo là không thể đánh từ quốc lộ 1 vào. Trong buổi họp hành quân, thiếu tá Nhữ Văn Tước TĐT/TĐ43/BĐQ đề nghị và tình nguyện đem tiểu đoàn đánh từ biển lên theo chiến thuật của TQLC.


Đêm hôm đó, đợi cho nước thủy triều rút, tiểu đoàn 43 BĐQ rời tuyến xuất phát từ một bãi biển trong quân Tam Quan nơi phía Bắc. Tiểu đoàn này lợi dụng tiếng sóng biển vỗ vào bờ, âm thầm di chuyển dọc theo bờ biển về hướng nam (quận Bồng Sơn). Khi mặt trời vừa ló dạng, đại tá Liên đoàn trưởng cùng Bộ Tham mưu trên chiếc trực thăng chỉ huy thêm hai trực thăng võ trang bay hướng dẫn và yểm trợ cho ba đại đội BĐQ đang dàn hàng ngang cưỡi sống biển tiến vào mấy làng đánh cá của địch. Bị tấn công bất ngờ, địch quân kháng cự yếu ớt rồi bỏ chạy lấy thân. BĐQ lục soát trong làng, trên những ghe chài lớn lấy được 1000 bao gạo Trung cộng, hàn kín trong bao nylon. Những bao này được thả từ ngoài khơi, do sóng biển đưa vào, du kích Bình Định thâu hồi rồi đợi đêm xuống tãi vô thung lũng An Lão. Từ đó được hậu cần sư đoàn 3 Sao vàng dùng xe Molotova chở lên vùng cao nguyên nuôi các sư đoàn khác của CSBV.

Trong tháng 4 năm 1974, sư đoàn 3 Sao vàng phối hợp với lực lượng địa phương của chúng đồng loạt mở các cuộc tấn công vào nhiều nơi trong tỉnh Bình Định. Quân cộng sản bao vây, tấn công căn cứ Không quân Phù Cát và tạo áp lực trực tiếp lên thành phố Qui Nhơn. Liên đoàn 4 được lệnh bàn giao khu vực trách nhiệm Phan khu Bắc Bình Định cho Liên đoàn 6 BĐQ rồi di chuyển xuống phía nam đánh giải tỏa phi trường Phù Cát, giải vây cho thành phố Qui Nhơn. Sau một tuần lễ giao tranh, LĐ4/BĐQ loại khỏi vòng chiến hơn 200 địch quân rồi lập tuyến án ngữ nơi phía bắc quận Phù Mỹ, chận mũi tấn công của địch về Qui Nhơn.

Liên Đoàn 4 Biệt Động Quân 10040812

Sư đoàn 3 Sao vàng tiếp tục tạo áp lực trong mấy quân nơi phía bắc tỉnh Bình Định. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II phải đưa sư đoàn 22 BB lúc đó đang hành quân trên vùng cao nguyên về giữ tỉnh Bình Định. Trong xếp đặt phối trí hành quân mới, liên đoàn 4 tăng phái cho sư đoàn 22 BB, trở nên một trong hai nỗ lực chính đánh lên mặt bắc. Trong một trận giao tranh kéo dài năm ngày, các chiến sĩ Mũ Nâu tiêu diệt hơn một tiểu đoàn chính quy CSBV, buộc chúng phải lui về thung lũng An Lão, dọn đường cho các đơn vị Bộ binh, Địa Phương quân tiến lên giải vây cho các quân ở phía bắc tỉnh Bình Định. Trong trận phản công này về phía BĐQ có 37 quân nhân tử trận, 50 người bị thương. Trong số BĐQ bị thương nặng có trung úy Huỳnh Văn Thơm, ĐĐT/ĐĐ Trinh Sát, sau khi biết sẽ phải cưa chân, trung úy Thơm dùng súng K59 (tịch thu của địch) bắn vào đầu tự sát, kết thúc một thiên anh hùng ca, dọc ngang ngang dọc.

Theo sách "Cuốn Theo Cơn Lốc" của cựu đại tá Vũ Phi Hùng, LĐT/LĐ4/BĐQ.


Tuyên dương Công Trạng trước QLVNCH.

Bạch Hỗ (Ben Het) - Cho ngày Quân Lực 1998
Trong bữa cơm chiều, anh con rể hỏi tôi,
– Trong đời lính của bố, có những kỷ niệm nào mà bố cảm thấy thú vị và ý nghĩa nhất? Bố kể cho tụi con nghe đi, kẻo lỡ bố mất con cháu chẳng biết gì về cha ông chúng hết.
– Đời lính thì rất nhiều chuyện, vui cũng có mà buồn cũng có, những chuyện ý nghĩa và thú vị cũng chẳng phải ít, nhưng có lẽ câu chuyện bố sẽ kể cho các con nghe sẽ là câu chuyện mà bố nhớ mãi, đó là câu chuyện mang đậm nét nhọc nhằn, hy sinh và dũng cảm của người chiến binh thuở trước trong cuộc chiến Quốc – Cộng, mà người Mỹ đơn giản gọi là Vietnam War. Dưới con mắt những người Mỹ đây là cuộc nội chiến giữa miền Nam Việt Nam theo chế độ Tư Bản-Cộng Hòa và miền Bắc theo chế độ Cộng Sản.
Nhưng nếu chỉ đơn giản như vậy thì cuộc chiến không khốc liệt suốt hơn 20 năm và người Mỹ cũng như một số nước khác là đồng minh của miền Nam đã không tốn hao quá nhiều xương máu và tiền của đến như vậy. Sau chiến tranh người ta thống kê rằng chỉ tính riêng số bom dội trên khắp lãnh thổ Việt Nam nhiều hơn số bom xử dụng trong Thế Chiến Thứ Hai. Chưa kể khi cuộc chiến đã kết thúc hàng triệu người cũng lại bỏ nước ra đi, mà trong số những người ra đi đó có biết bao nhiêu người không tới được nơi mà họ mong muốn.
Ý nghĩa đích thực của cuộc chiến là ở đó, trong chiến tranh dư luận bị lệch lạc bởi những tuyên truyền xảo trá, nhưng rồi sự thật đã bị phơi bày, và chẳng những thế còn đánh động lương tâm toàn thế giới. Ngày nay hầu như trên khắp thế giới chẳng nơi nào là chẳng có người Việt định cư, kể cả những vùng đất nghèo nàn lạc hậu.
o O o
Sau khi ra trường, tôi được về Tiểu Đoàn 11/BĐQ, thuộc Liên Đoàn 2/BĐQ hậu cứ ở Biển Hồ Pleiku. Liên Đoàn 2/BĐQ khi đó là lực lượng tiếp ứng vùng nghĩa là nơi nào chiến sự cần chuyển quân nhanh thì LĐ2 được đưa tới tăng cường, chẳng kể là cho Tiểu Khu hay Chi Khu hoặc Trung Đoàn, Sư Đoàn. Trong 4 vùng chiến thuật Vùng II có lẽ là rộng nhất với 12 tỉnh nhưng lại có tới 7 tỉnh trên cao nguyên và 5 tỉnh dưới đồng bằng. Cao nguyên Vùng 2 lại giáp với Lào và Miên. Từ Kontum, Pleiku qua Phú Bổn, Ban Mê Thuột tới Quảng Đức đều là cửa ngõ xâm nhập của Cộng quân vào chiến trường miền Nam.
Qua những hành lang nối đường mòn Hồ Chí Minh dọc theo biên giới Lào-Việt-Miên, chúng chuyển quân đội, vũ khí, tiếp liệu để bắn giết đồng bào chúng dưới danh nghĩa Chiến Tranh Giải Phóng Dân Tộc, mà Kontum chính là một địa bàn quan trọng nhất. Kontum cũng còn là một khu vực rất đặc biệt nữa, được gọi là Ngã Ba Biên Giới. Nơi đây là một ngọn đồi không cao lắm nằm phía Tây Bắc cách thành phố Kontum chừng 80 km, cách trại Benhet của TĐ95 /BĐQ khoảng 8km về hướng Tây.
Chiến trường càng sôi động, càng khốc liệt thì những đơn vị tiếp ứng chúng tôi càng bận rộn, càng vất vả. Từ cuối năm 1971 với ý đồ chiếm lĩnh khu vực quan trọng này, Cộng quân đã âm thầm điều động lực lượng đến đây để chuẩn bị Trận chiến mùa hè 1972, khởi sự với trận Polei K’leng. Polei K’leng là 1 làng người Thượng nằm về hướng Tây Bắc thành phố Kontum, cách thị xã khoảng 30km do TĐ 62 BĐQ Biên Phòng trấn đóng, trước đây là một căn cứ Biệt Kích CIDG do người Mỹ xây dựng. Sát ngay trại có 1 phi trường dã chiến lát bằng những tấm PSP. Những công sự trong trại rất kiên cố nhất là hệ thống giao thông hào và những bunker phòng thủ chung quanh trại. VC đã huy động cả 1 trung đoàn với toan tính làm cỏ khu vực này. Chúng liên tục pháo kích, cô lập trại với bên ngoài. Đường bộ không xử dụng được buộc Quân đoàn II phải lập cầu không vận trực thăng để tiếp tế vũ khí và nhu yếu phẩm trong nhiều ngày.
Ngày 23 tháng 11 năm 72, TĐ 11/BĐQ được điều động vô chiến trường, khi phi tuần B52 đánh trúng ngay vị trí của Trung Đoàn 95 thuộc Sư Đoàn 320 của VC. Khi trực thăng đưa chúng tôi vào vùng, từ trên không tôi đã nhìn thấy những dấu tích tàn phá của B52. Đó là một vùng chiều dài khoảng 2km và chiều rộng chừng 500m cây cối bị đốn rạp, rất nhiều những hố bom chi chít tạo nên khoảng trống gần như trần trụi. Đáp xuống mặt đất chúng tôi bắt đầu phát giác những dấu vết của Cộng quân với xác chết và băng cứu thương la liệt. Qua một con suối cạn, chúng tôi khám phá ra vị trí đóng quân của BCH Trung Đoàn địch. Sau một thân cây lớn bị đốn ngã là một hang núi khá lớn lộ ra chính là Bệnh xá dã chiến của trung đoàn này. Những thương bịnh binh VC chưa kịp di chuyển bị chúng tôi bắt làm tù binh trong đó có một nhân vật khá quan trọng mà sau chúng tôi mới được biết là một Chính Ủy VC.
Áp lực địch đương nhiên biến mất và trại Polei K’leng được giải tỏa. Chúng tôi rời vùng và chuyển lên phía Bắc gần Tân Cảnh, cũng bắt đầu chịu áp lực của cộng quân. Qua những chuyến bay quan sát chúng tôi khám phá địch quân đang thiết lập “sạn đạo”. Đó là những con đường được lót bằng cây rừng qua những khu vực đầm lầy hoặc qua suối. Những tin tức quý giá này giúp các nhà hoạch định chiến lược xác định rằng địch đang chuẩn bị mang chiến xa vào chiến trường. Và quả thật, chỉ từ Mùa Hè 1972 trên chiến trường và sau đó là trên các báo chí, các phương tiện truyền thông, Miền Nam Việt Nam mới được nghe nói về T 54, PT 76, đồng thời với những khẩu đại pháo 130 ly. Những khám phá đầu tiên này trên Vùng 2 do chính những trinh sát BĐQ của chúng tôi thu thập và báo cáo về. Chỉ tiếc rằng lúc đó máy chụp hình rất quý, rất hiếm, rất mắc tiền nên những đơn vị tác chiến chúng tôi không được trang bị và vì thế chúng tôi không thể có một tấm hình nào. Các Cố Vấn Mỹ của Tiểu Đoàn lúc đó cũng rất tiếc vì họ không phải là những người đầu tiên chụp được hình và cung cấp cho các cơ quan truyền thông.T£i th°¡ng
Ăn Tết tại Kontum xong chúng tôi được tăng phái cho Lữ Đoàn 2 Dù mới từ Saigon chuyển ra. Ngày 22 tháng Tư năm 72, chúng tôi được trực thăng vận lên đỉnh 1049, còn có tên là căn cứ Delta, để hoán chuyển cho TĐ 11 Dù đang trấn thủ tại. Căn cứ này do Công Binh Dù kiến tạo rất kiên cố. Những hầm lớn được làm từ những tấm PSP. Các đà ngang là những cây trụ điện đường kính cả nửa thước. Phía trên khoảng từ 7-15 lớp bao cát. Có hầm xếp tới 2 tầng lớp bao cát, có lẽ do biết chắc cộng quân sẽ dùng đại pháo và hỏa tiễn 122 ly nên họ phải làm hầm kiên cố như vậy. Quả nhiên, đang bàn giao chúng tôi nhận được hàng loạt pháo từ Tân Cảnh bắn tới!
Tân Cảnh lúc này đã bị Cộng quân chiếm từ hơn nửa tháng trước. Đây là một căn cứ hỏa lực khá lớn của Trung Đoàn 42 thuộc Sư Đoàn 22 Bộ Binh, có đủ 2 loại pháo 105 và 155 ly, còn đạn dược có lẽ rất nhiều. Sau khi chiếm được căn cứ này bọn Cộng quân dùng chính vũ khí của ta nã lên đầu mình. Có lẽ các tiểu đoàn Dù là những đơn vị đầu tiên lãnh nhận những hậu quả này.
Tiểu Đoàn 11 BĐQ chỉ để lại 1 Đại Đội giữ căn cứ này, 1 Đại Đội giữ căn cứ Yankee (Yên Thế). Phía sau còn Đại Đội 2 của Trung Úy Huỳnh Trọng Hà và Đại đội 4 của Trung Úy Trần Cao Chánh lại được tăng phái cho chính Tiểu Đoàn 11 Dù giữ căn cứ Charlie. Khi Chalie thất thủ chính ĐĐ 4 của Tr/Úy Chánh đã đón được 6 binh sĩ Dù chạy đến. Tr/Úy Chánh báo đã báo cho BCH Dù, nên họ đã yêu cầu dọn bãi đáp trực thăng để đưa về. Trong suốt 22 ngày đêm phối hợp với Lữ Đoàn 2 Dù, thương vong của TĐ 11 BĐQ là một sự kiện đáng nói. Khi vào vùng với Dù, quân số là 677 người, vậy mà khi rút ra chỉ còn lại hơn 300. Hơn một nửa nếu không bỏ mạng thì cũng để lại một phần thân thể lại chiến trường. Hàng ngày trên các báo cáo gởi Ban 3 Lữ Đoàn 2 Dù, chúng tôi báo cáo đầy đủ (lúc đó do Đại Úy Nguyễn Trọng Nghi, khóa 20 Võ Bị, làm Trưởng Ban).
Cũng cần nói thêm, trong tất cả các thiên phóng sự chiến trường, vai trò của TĐ 11 BĐQ trong mặt trận tại căn cứ Charlie vào tháng 4 -1972 hoàn toàn không được nhắc tới. Dường như Tiểu đoàn 11 BĐQ không hề hiện diện trong trận đánh này. Phải chăng lỗi lầm lớn nhất của BĐQ là đã không có đến nổi một phóng viên chiến trường nổi tiếng cho riêng binh chủng của mình?
Sau khi cùng các đơn vị bạn đẩy lui được cuộc tổng tấn công Mùa hè Đỏ Lửa ở mặt trận Kontum và bàn giao chiến địa lại cho Sư Đoàn 23 Bộ Binh, (Lữ Đoàn 2 Dù được rút ra Vùng 1 tăng cường cho Sư ĐoànThủy Quân Lục Chiến tại Cổ Thành Quảng Trị.) TĐ 11 BĐQ cũng được trả về lại Pleiku vào tháng Sáu năm 72, nghỉ ngơi ít ngày để bổ xung quân số và chiến cụ, rồi lại cùng LĐ 2/BĐQ tăng cường cho mặt trận Tam Quan -Bồng Sơn, thuộc tỉnh Bình Định.
o O o
Nói đến Bình Định vào những năm trước 75 hầu hết mọi người nghĩ đến đây là vùng đất của VC. Quả thật ở những vùng nông thôn hẻo lánh như ở đây, nhà nào cũng có thân nhân tập kết hoặc “mất tích”. Dĩ nhiên tất cả đều là đàn ông. Còn phụ nữ thì dù có đi làm giao liên hay có đi du kích cũng không bị chính quyền địa phương quan tâm lắm, bởi câu trả lời khá dễ dàng “eng đi lấy chồng” hoặc “eng theo trai rồi” vậy là xong. Chẳng ai thắc mắc lấy chồng người địa phương nào sao không làm hôn thú v.v.. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa khi đó không muốn bị mang tiếng là hà hiếp khắt khe với dân chúng quá nên chỉ trừ khi bị buộc phải điều tra còn thì các cán bộ địa phương luôn luôn du di, xuề xòa cho xong việc. Đây chính là những sơ hở chết người của chế độ, tạo thêm điều kiện để bọn VC dễ bề xâm nhập hoặc cài người.
Tháng Tư năm 1972, trong khi tỉnh Kontum trên cao nguyên bị 2 sư đoàn chính quy và 2 đến 3 trung đoàn độc lập của Cộng quân Bắc Việt đánh phá, căn cứ Tân Cảnh thuộc Trung Đoàn 47 BB của Sư Đoàn 22 BB bị mất vào tay cộng quân, thì dưới đồng bằng căn cứ Đệ Đức thuộc Trung Đoàn 41 BB, Sư Đoàn 22/BB, tỉnh Bình Định, bị nội tuyến và đặc công VC đánh phá tơi bời. Tuy căn cứ không bị thất thủ như Tân Cảnh nhưng tổn thất cũng rất lớn. Nhiều khẩu pháo 105, 155 và cả chiến xa, thiết vận xa và nhiều loại quân xa, máy móc thiết bị truyền tin bị Cộng quân phá hủy.
Đệ Đức là một căn cứ quan trọng nằm ngay trên Quốc Lộ số 1, cách thị trấn Bồng Sơn chừng 1km và cách tỉnh lỵ Quy Nhơn chừng 60km. Từ đây đi về hướng Bắc chừng hơn 20km nữa là tới ranh giới với tỉnh Quảng Ngãi. Trung Đoàn 41 BB phụ trách một khu vực khá rộng lớn bao gồm toàn bộ quận Hoài Nhơn, Hoài Ân, và An Lão. Trong đó An Lão là một cái gai nhức nhối vì đó chính là mật khu của VC. Do địa thế núi đồi trùng điệp nên quân ta và cả Sư đoàn Mãnh Hổ Đại Hàn đã nhiều lần hành quân càn quét vẫn nhưng không hoàn toàn bình định được.
Vào tháng Sáu năm 1972, an ninh khu vực này vẫn không có gì khả quan lắm. Bọn VC tuy không dám mở những cuộc tấn công quy mô như ở Kontum, Quảng Trị, Bình Long, nhưng chúng luôn luôn gây quấy nhiễu bằng những trận đánh lẻ, mục đích cầm chân Sư Đoàn 22 dưới đồng bằng. Với chiến thuật này, VC coi như tạm thành công. Hai Trung Đoàn 40 và 41 bị cầm chân trong các căn cứ, biến lực lượng di động trở thành những đơn vị cố định như Địa Phương Quân và Nghĩa Quân. Không chỉ bị cầm chân, các đơn vị bộ binh này thường bị dính những trận tấn công tiêu hao bằng đủ mọi loại chiến thuật từ công đồn, đả viện, phục kích… Đó là lý do để Quân Đoàn II phải điều động lực lượng tinh nhuệ nhất, những đứa con cưng của Quân Đoàn xuống tiếp cứu và đánh dẹp.
Những chuyến C130 cất cánh từ phi trường Cù Hanh, Pleiku đưa đoàn quân trang phục rằn ri chúng tôi đáp xuống phi trường Phù Cát, Bình Định. Từ đây, chúng tôi phải di chuyển về hướng Bắc thêm 25km nữa mới tới Bồng Sơn để bắt tay với Sư Đoàn 22BB. Mặc dù Bình Định là một tỉnh đồng bằng nhưng thực ra chỉ có phía Đông quốc Lộ 1, phần giáp với biển, là đồng bằng thôi. Còn phía Tây cũng là những đồi núi, àng vào sâu, vào xa đồi núi càng cao càng hiểm trở, và các mật khu VC thường ở đó. Những trận chiến ác liệt mà đơn vị tôi đụng độ với Cộng quân cũng thuộc khu vực này.
Tiểu Đoàn tôi di chuyển theo tỉnh lộ 634 tiến về phía Tây. Con đường này có lẽ trước đây có tráng nhựa, nhưng do lâu năm không được tu sửa lại bị đám xe be chở cây tàn phá nên giờ đây chỗ nào còn tốt thì giữ được một lớp đá trên mặt, còn thì trơ đất, ổ trâu ổ gà đầy khắp nơi. Chúng tôi nhận ra nó là tỉnh lộ chỉ hoàn toàn nhờ bản đồ và những dấu tích còn lại của một con đường. Thỉnh thoảng một chiếc xe cơ giới chạy qua như muốn giới thiệu nền văn minh còn thì toàn xe thổ mộ do trâu bò kéo, cũng có khá nhiều xe đạp được chế biến thêm để có thể thồ hàng hóa.
Những xóm làng chúng tôi đi qua đều trong tình trạng nghèo nàn và lạc hậu. Đã gần qua ¾ của thế kỷ 20, nhưng vùng này ánh sáng đèn điện chưa được rọi tới. Nhà cửa hầu như toàn bộ là nhà tranh vách đất trống hoác, tài sản cũng chẳng có gì. Dân ở đây vẫn giã gạo bằng cối đá với những cái chày dài cả 2 thước. Đôi nhà có cối giã bằng chày đạp chân, và thỉnh thoảng bắt gặp một cái cối xay đắp bằng đất, ngoài là tre cật. Họ có thói quen gạo ăn ngày nào giã ngày đó chứ không trữ gạo và hầu hết đều ăn độn khoai mì khô! Nghề chính của dân ở đây là làm rẫy, nhưng theo kiểu người Kinh, nghĩa là làm ruộng cao, khác với cách làm rẫy của người Thượng trên cao nguyên. Ruộng của họ cũng được cày, cuốc, bừa cẩn thận trước khi gieo hạt. Ngoài ra còn thêm một nghề phụ nữa là đốn củi.
Ra khỏi xóm làng chừng vài ba cây số là rừng, nhưng chỉ toàn những cây con, còn những cây gỗ lớn đã bị khai thác từ thuở nào đó rồi. Họ đốn củi cũng chỉ bằng những cây rựa. Cây rìu giống như cha ông của họ đã làm từ trước hoặc nếu gặp cây to thì cũng dùng những lưỡi cưa tay cá mập do hai nguời kéo. Mặc dù lúc này người Mỹ đã mang vô Miền Nam rất nhiều cưa máy loại nhỏ cho một người xử dụng, chính phủ cũng đã nhập rất nhiều loại cưa như vậy của các nước khác như Pháp, Đức, Đài Loan hoặc Nhựt Bổn, nhưng học không hề biết đến. (Có lẽ vì quá nghèo chăng?) Tên các máy cày như John Deer hoặc Kubota đã trở nên quá quen thuộc với nhà nông, các loại máy nổ Koler 5, Koler 7 cũng đã thay người bơm nước vào ruộng hoặc thay mái chèo với cái “đuôi tôm” gắn phía sau lướt sóng rẽ nước ào ào, vậy mà nông dân ở đây vẫn sinh hoạt theo kiểu bán khai của đầu thế kỷ!
Sau này khi tìm hiểu kỹ lưỡng chúng tôi mới té ngửa ra rằng, mặc dầu trong nhà có người tập kết hoặc được móc nối “vô bưng” nhưng người dân ở đây hoàn toàn không muốn sắm sửa cái gì, bởi họ không muốn bị “cống hiến” cho “cách mạng”. Nhà nào có máy móc có công cụ sản xuất hiện đại, thậm chí là cái radio cái đồng hồ đeo tay cũng được cán cán bộ chiếu cố tận tình để yêu cầu “đóng góp cho cách mạng”. Thực ra, bọn chúng cố tình đẩy những người nông dân chất phác vào cảnh khốn cùng rồi tuyên truyền rằng đó là hậu quả do chính quyền của VNCH và Mỹ, và chúng mới là người “giải phóng” nhân dân khỏi vòng kềm kẹp đó. Những người dân cúi đầu trước áp lực của họng súng, của mã tấu lưỡi lê nên không dám phản kháng. Nhưng họ cũng nhận thấy sự phi lý sau những lời tuyên truyền đường mật, nên họ luôn chạy về hướng của ta nhờ che chở. Phía chính quyền cũng biết rõ điều đó, nhưng khả năng bảo vệ dân có hạn, không thể gom dân vào một chỗ như kiểu “ấp Chiến Lược” thời Đệ Nhất Cộng Hòa, mà để dân sống thoải mái thì lại không đủ lực lượng để bảo vệ.
Từ Quốc Lộ 1 đi vô, Tỉnh lộ 634 dài khoảng hơn 15 km. Cuối con đường là hồ nước Hội Sơn khá lớn, thuộc xã Phú Ninh. Hồ này là một vùng đất trũng giữa những đồi thấp chung quanh, dài khoảng hơn 3 cây số và ngang chừng nửa cây số. Ba mặt còn là những ngọn đồi cao chưa tới 100 mét. Cư dân chỉ sanh sống ở phía Nam của hồ. Những ngọn đồi này cũng thoai thoải, ít đá và còn rất nhiều cây rừng. Nhờ vậy mà đám lính cao nguyên chúng tôi đỡ khổ vì sự khác biệt khí hậu. Khác với Pleiku “buổi chiều quanh năm là mùa Đông”, nơi đây dưới đồng bằng 10 giờ đêm cũng còn nóng rát da, nhất là hè. Gió thổi từ hướng nào cũng mang đến những cái nóng ghê hồn, gió từ biển: nóng, gió từ lục địa (gió Lào): càng nóng. Chính vì thế khi di chuyển trong rừng cây, chúng tôi lấy lại được phong độ, vì rừng cây ngoài bóng mát còn là người bạn che chở, bảo vệ. Người lính trên cao nguyên luôn biết cách di chuyển, dù luồn lách qua những chướng ngại vật nhưng họ luôn giữ đúng hướng di chuyển. Núi đồi khu vực này tương đối thấp và thoai thoải, ít dốc nên di chuyển dễ dàng, mặc dù vậy đề phòng những cạm bẫy mà bọn du kích cộng quân thường dùng, chúng tôi cũng phải quan sát rất cẩn thận, do đó tốc độ tiến quân không nhanh.
Chiều hôm sau, rời khỏi những cánh rừng, chúng tôi cũng ra đã đến được xã Nghĩa Điền, một xã hẻo lánh trong vùng núi non mà ngay cả trung tâm cũng chưa tới 50 nóc nhà. Trụ sở xã là một căn nhà gạch có hàng rào cũng bằng gạch quét vôi trắng phía trước với một cổng chào trên có bảng hiệu Ủy Ban Hành Chính Xã Nghĩa Điền. Tấm bảng loang lổ nhiều chỗ tróc sơn chứng tỏ đã khá lâu không tu sửa. Dĩ nhiên cũng có một trụ cờ Quốc Gia, mặc dù không cao lắm. Xã không có trường học, cũng chẳng có bệnh xá và cũng chẳng có chợ. Tất cả đều tập trung tại xã Bình Sơn phía trên. Tuy vậy xã này cũng chẳng sầm uất gì, chỉ hơn được là có vài quán cóc bán rượu đế và thuốc rê. Dân ở đây cũng chưa có ý niệm gì về cà phê, tuy họ có được nghe nói hoặc có được thưởng thức khi đi chợ huyện. Còn thì họ không bán hoặc không biết pha chế. Ngay cả thuốc điếu thì Mélia, Bastos là quá sang rồi, Ruby và Capstan cũng chẳng ai đủ tiền để hút.
Đóng trong vùng 3 ngày, chúng tôi cho quân lục soát chung quanh khu vực trong tầm kiểm soát của súng cối 81 ly. Cái khó cho chúng tôi là đơn vị không nằm trong tầm yểm trợ của Pháo Binh bởi địa bàn quá lớn. Địch quân không lường được vì chúng nghĩ những đơn vị rằn ri ắt hẳn hỏa lực phải hùng hậu ghê lắm. Nhưng chính những cây súng cối lại yểm trợ rất đắc lực vì các trận đụng độ cấp số địch quân cũng không lớn.
Từ Tỉnh Lộ 630 chếch hướng Đông Bắc rồi đổi lên hướng Bắc để nối vào Tỉnh Lộ 629 chúng tôi đã ở sau lưng căn cứ Đệ Đức. Đây là một khu đồng bằng hẹp, xóm làng tương đối đông đúc. Điều đặc biệt là có khá nhiều Thánh Thất Cao Đài tại hầu hết các làng. Đình miếu trong khu vực này hầu như không mấy khi thấy, mà nếu có thì biết làng đó không theo Cao Đài. Những làng Cao Đài tương đối an ninh, vì tín hữu Cao Đài luôn chống cộng. Trong những làng Cao Đài họ tổ chức khá ngăn nắp, đường phố sạch sẽ, nhà cửa cũng khang trang hơn, có nhiều nhà gạch nhà ngói hoặc ít ra thì cũng mái tôn, thỉnh thoảng cũng thấy vài ba cây ăng ten TV cao ngất ngưởng. Mặc dù đài TV của thị xã Quy Nhơn chỉ tiếp vận đài Sàigòn, nhưng như vậy cũng đủ thấy ánh sáng văn minh khác hẳn với vùng chúng tôi vừa qua trước đó một tuần.
Trong lúc Tiểu Đoàn chúng tôi nhổ cái gai phía sau lưng cho Trung Đoàn 41 Bộ Binh thì Liên Đoàn 2/BĐQ đã kéo lên phía Bắc và lập căn cứ ngay thị trấn Tam Quan. Đây là một khu vực sầm uất dọc theo Quốc Lộ 1 dài chừng hơn 2km và ngang cũng khoảng 500m. Nhà cửa xây dựng khang trang. Những nhà mặt phố đúc bê tông cốt thép cao 2, 3 tầng cửa sắt kéo, không khác các thành phố lớn. Thị trấn có nhà máy phát điện cung cấp điện 24/24 và có đủ mọi tiện nghi công cộng. Căn cứ của LĐ2/BĐQ nằm sâu phía Tây bên trong QL1 chừng 100m, có một pháo đội hỗn hợp 105 ly và 155 ly, cộng thêm một chi đội thiết giáp M41. Về phía Tây chừng 10 km là các ổ VC ở các xã Tuy An, Hoài Châu, Hoài Hảo và xa thêm chừng 5 km nữa chính là Mật Khu An Lão. LĐ2 BĐQ lập căn cứ ở đây chính là nhắm bình định khu vực này. Tiểu Đoàn chúng tôi tiếp tục theo Tỉnh lộ 629 tiến lên phía Bắc để phối hợp với Liên Đoàn. Lúc này chúng tôi đã ở ngay sát cạnh Mật Khu An Lão rồi. Vùng núi này cũng không lấy gì cao, và khu vực chung quanh cũng chẳng lấy gì là hiểm trở. Nhưng dọc theo Tỉnh Lộ chúng tôi đã thấy chi chít hố bom trên các sườn đồi, dấu tích chiến trận còn bỏ lại bên xác các chiến xa GMC hoặc Thiết Vận Xa M113 nằm dọc bên đường.
An Lão là một quận miền núi của Bình Định, cách thị xã Quy Nhơn gần 100 km, giáp ranh với quận Ba Tơ-Quảng Ngãi và phía Tây gối lên Pleiku, bọn Cộng Sản Bắc Việt gọi vùng này là Liên Khu 5, đây là một thung lũng trải dài trên 20 km và chiều ngang khoảng 4 km cách Quốc Lộ 1 khoảng 30 km, nghĩa là ngoài tầm tác xạ của Pháo Binh từ Tam Quan, Bồng Sơn, Hoài Nhơn… Mặc dù An Lão là một đơn vị hành chánh cấp Quận của VNCH, nhưng lại là một trong những khu vực kém mở mang nhất nước. Kể từ năm 1964 nơi đây trở thành một vùng xôi đậu, an ninh chỉ có trong khu vực Chi Khu với sự trú đóng của một Tiểu Đoàn Địa Phương Quân, buôn bán kém cỏi, hệ thống giao thông lạc hậu. Chi Khu và Quận Lỵ nằm ngay trên Tỉnh Lộ 629 lúc nào cũng có thể bị gián đoạn bởi chiến sự hoặc mìn bẫy.
Liên Khu 5 của VC thực ra lại bao gồm cả phần lãnh thổ bên quận Ba Tơ, Quảng Ngãi nữa nên còn gọi là Liên Khu Nghĩa Bình, cũng là điểm tập kết của cộng quân khi ký Hiệp Định Genvève. Sư Đoàn Mãnh Hổ của Đại Hàn đã nhiều lần hành quân trong vùng nhưng hoặc là chạm súng ác liệt hoặc là chỉ phá hủy được một ít công sự chiến đấu rồi khi rút đi tình hình lại đâu vào đấy, Trung Đoàn 41 BB cũng trong trường hợp tương tự, khi VC đã chuẩn bị sẵn sàng thì chúng đánh còn nếu không chúng rút qua Quảng Ngãi hoặc Pleiku. Chưa có một cuộc hành quân đại quy mô nào đtại đây, thành thử nó vẫn như một cái ung nhọt của tỉnh Bình Định và của Sư Đoàn 22 Bộ Binh.
Do được cung cấp tin tức tình báo từ trước nên khi vào vùng, Tiểu Đoàn đã hết sức thận trọng. Điều đó quả nhiên không thừa, khoảng 3,4 giờ chiều đơn vị đang di chuyển bỗng thấy một thằng bé chừng 14, 15 tuổi đang ngồi trên lưng trâu dật dờ tiến gần. Chuyện thằng bé và con trâu thì không có gì đặc biệt bởi đây là vùng quê. Nhưng dưới con mắt những chiến binh nhà nghề thì có cái gì đó bất thường, bởi ở vùng này trẻ chăn trâu thường ở độ tuổi từ 10-12 và chúng thường đi chung với nhau chăn cả đàn ít là 5, 3 con chứ không đi một mình và chỉ chăn 1 con. Hơn nữa tuổi thằng này cũng không còn là tuổi chăn trâu nữa. Khi chúng tôi kêu nó đứng lại, quả nhiên thằng nhỏ giựt mình (đúng là có tật giựt mình!).
Nó ú ớ hỏi,
– Mấy ông gọi tui làm chi?
– Thì kêu mày có chút việc.
– Tui bận chăn trâu, không rảnh để nói chuyện với mấy ông.
Nói xong nó định bỏ đi, Một người lính giơ tay cản nó lại,
– Ê, mày tính giỡn mặt hả, nhảy xuống nói chuyện với tao coi!
– Mấy ông tính ăn hiếp con nít hả. Tui la làng à nhen! Thằng nhỏ tỏ ra bướng bỉnh.
– Thì mày la đi, rồi giờ mày có xuống không!
Người lính tiến lại định kéo nó xuống khỏi lưng trâu thì thằng nhỏ vừa la vừa vung roi quất cho trâu chạy. Con trâu hung hăng xông bừa vào những người muốn cản đường nó, buộc những người lính phải nổ súng bắn hạ. Khi con trâu gục xuống, hất thằng nhỏ văng xuống đất. Mấy người lính đã đến lôi nó dậy, kiểm soát thấy nó không có thương tích gì nhưng nó vẫn giả đò bất tỉnh,
– Ê, không ngồi lên đàng hoàng tao tạt nước à nhen.
Nó vẫn giả đò không trả lời. Một sĩ quan đến và nói, “đưa nó về BCH Tiểu Đoàn”. 3 người lính khác bèn nắm 2 tay 2 chân nó khênh đi, lần này thì nó vùng vẫy đòi đứng dậy rồi lý sự,
– Bộ tôi là con heo sao mấy người khiêng dzậy, bắt đền con trâu cho tui!
Những người lính đặt nó xuống đất bắt nó phải đi theo đến gặp BCH TĐ, nó bù lu bù loa nhất định không chịu đi. Vị sĩ quan đến giải thích cho nó hiểu,
– Em cứ đi theo mấy người này lên gặp mấy ông ở trển rồi họ giải quyết. Ở đây không ai có tiền đền cho em cái gì hết.
Nhưng nó nhất định không nghe, cứ một hai đòi về nhà và đòi bồi thường con trâu, nó viện lý do là đi chăn trâu thuê, chết trâu về chủ đánh. Vị sĩ quan vẫn hhỏ nhẹ với nó,
– Em cứ đi theo mấy anh này lên đó trình bày. Em còn nhỏ tuổi người ta sẽ cho em về. Còn chuyện bồi thường thì để bên xã, bên quận người ta giải quyết chứ ở đây là lính đi hành quân không có ai mang tiền theo để giải quyết chuyện gì.
Dù nói vậy nhưng thằng bé vẫn lì lợm không chịu nhúc nhích, cuối cùng vị sĩ quan phải ra lệnh,
– Trói nó lại, lôi cổ nó đi.
Biết rằng cái màn ăn vạ không có hiệu lực với mấy ông lính đầu đội nón sắt quần áo rằn ri lựu đạn đeo đầy người, thằng bé giả vờ gượng đứng dậy. Vị sĩ quan đến gần nó và dặn bảo nó,
– Em nghe đây, bây giờ những người này đưa em đi gặp cấp chỉ huy của anh. Em phải ngoan ngoãn đi với họ, chống cự hoặc bỏ chạy là họ bắn gãy giò như con trâu nằm kia kìa, đến đó họ hỏi gì phải trả lời đàng hoàng còn như hỗn hào hoặc không chịu khai báo thì không yên với họ đâu. Em nhớ chưa, thôi đi đi.
BCH Tiểu Đoàn lúc đó không có Sĩ Quan Trưởng Ban 2, mọi công việc ngoài hành quân đều do SQ Trưởng Ban 3 là Đ/úy Phan Hồ Hải đảm trách. Tuy từng là 1 ĐĐ trưởng nhiều kinh nghiệm nhưng Đ/úy Hải lại là con người hiền lành, ít nói lúc nào cũng vui vẻ, và rất có lòng thương người vì thế khi nhận được tên tù binh nhí ông tỏ vẻ áy náy không biết phải giải quyết thế nào.
Rất may theo TĐ hành quân có một Thường Vụ TĐ. Đây là một HSQ kỳ cựu nhất của TĐ từ những ngày đơn vị còn đồn trú tại Đà Nẵng. Ông đi từ lính lên tới Thượng Sĩ nên rất có uy với lính. Ngoài chức vụ Thường Vụ của Tiểu Đoàn, ông còn đảm nhiệm luôn chức Trung Đội Trưởng Vũ Khí Nặng và trông coi luôn đám Lao Công Chiến Trường được bổ xung cho Tiểu Đoàn. Thượng Sĩ Hóa có khuôn mặt khá dữ nhất là khi ông quát nạt. Vì vậy, khi tên nhóc chăn trâu được đưa tới gặp ông nó không dám lộn xộn nữa. Dù không phải đánh đập, tra tấn hay hăm dọa nó cũng tự động khai hết. Nó chính là một giao liên có nhiệm vụ bám sát Tiểu Đoàn để dò tìm thực lực như quân số, vũ khí, tên đơn vị… rồi sau đó báo cáo cho một người ở xã An Dũng cách đây khoảng 3 km. Những tin tức quý giá được chuyển về cho Liên Đoàn qua Công Điện Khẩn để tìm cách tóm gọn nhóm Quân Báo VC còn tên VC nhí phải để lại với TĐ vì buổi chiều không có trực thăng vào vùng.
Sáng hôm sau một trực thăng được phái tới để đưa tên VC nhóc đi. Chi Khu An Lão cũng muốn được khai thác tên nhóc này nhưng Liên Đoàn không đồng ý và sẽ giao lại cho Sư Đoàn 22 BB sau khi biết những tin tức cần thiết. Buổi chiều thì nhóm quân báo VC ở An Dũng cũng được đưa về, gồm đủ 1 tổ 3 người, nhóm này trước đó đã bị chính quyền địa phương nghi ngờ nên khi thám báo Chi Khu đến đã bắt chúng trước khi kịp trốn. Ngay lập tức TĐ11 BĐQ chúng tôi được lệnh điều động qua khu vực xã An Dũng và những khu vực lân cận như xã An Hòa, An Nghĩa.
Để thanh lọc thêm, cuộc hành quân được phối hợp Cảnh Sát và có cả những chú Quân Khuyển chuyên về tìm kiếm. Chúng tuy to lớn nhưng lại rất hiền lành, mỗi con do 1 binh sĩ dẫn dắt. Bộ mặt hiền hòa an lành của làng quê giờ đây không còn nữa, dưới cái mũi của những chú quân khuyển cả một hệ thống giao thông hào dần dần lộ diện với chiều dài lên đến cả 5, 600m nối từ nhà nọ qua nhà kia. Những con chó nhà nghề xác định dưới những địa đạo đó còn có người ở. Dù chúng không biết nói nhưng qua cách diễn tả bằng cách khịt mũi hoặc cào móng bằng 2 chân trước người lính chỉ huy đã hiểu chúng muốn diễn tả điều gì. Đây là vấn đề hết sức nan giải, làm cách nào có thể bắt được những người ở dưới để đưa lên khai thác! Hệ thống giao thông hào chằng chịt và bọn VC chắc chắn sẽ tấn công một khi chúng ta xuống đó.
Một lần nữa, quân khuyển đã tìm thấy gần 50 lỗ thông hơi và những cửa hầm. Thẩy lựu đạn xuống các cửa hầm và cho người canh giữ, bên dưới vẫn êm re. Mặc dù lựu đạn dù gây sát thương rất lớn nhưng bọn VC không ngu dại gì, chúng có những ngách hầm để tránh sức công phá. Hay dùng lựu đạn cay? Nhưng chúng tôi lại không kịp trang bị mặt nạ phòng hơi độ. Hơn nữa kế hoạch là bắt sống, lựu đạn cay có thể sẽ khiến “bọn chuột nhắt” đó chết hết. Sau cùng tôi đề nghị dùng khói màu! Khói màu là một công cụ để đánh dấu vị trí, đám truyền tin chúng tôi có khá nhiều, nó không độc nhưng mùi diêm sinh cũng chẳng dễ chịu chút nào. Nếu ai bị ngộp mà hít thêm khói vào chắc chắn sẽ rất khó thở. Chúng tôi dùng bao cát chặn những lỗ thông hơi lại, sau khi đổ thêm nước lên những bao cát để tạo thêm độ kín, rồi thẩy xuống 1 trái khói màu, chừng 5 phút sau thẩy thêm trái nữa rồi ngồi chờ! Kết quả không tồi, sau chừng nửa giờ chúng tôi bắt đầu nghe những tiếng ho, rồi những tiếng hắt hơi liên tục,
Thiếu Tá Ngô Văn Mai, TĐ Trưởng TĐ 11, cười ha hả,
– Ê Họa Mi, kết quả rồi đó. Công nhận hay thiệt, ai dạy ông trò chơi này dzậy?
– Tôi ném cả trăm trái rồi. Ngoài chỗ trống còn chịu không nổi mùi khói thì dưới hầm làm sao chịu cho thấu, trâu bò bỏ vô đó còn chết nữa nói chi con người!
Rồi từ một miệng hầm chúng tôi nghe tiếng một người lính la lên,
– Quẳng súng ra trước, người ra sau!Trñc thng v­n
Một người đàn ông chừng 30 tuổi cởi trần, mặc một chiếc xà lỏn chui ra từ miệng hầm sau khi đã thẩy ra một cây AK 47 bá xếp. Hắn ốm nhom người nhễ nhãi mồ hôi, lốm đốm từng mảng xanh đỏ như ngụy trang, rõ ràng đây là chứng tích của khói màu. Hắn bước đi ngắc ngư như người say rượu, dáng mệt mỏi rã rượi xen lẫn sợ hãi.
Hạ Sĩ Cảnh, cận vệ của Th/tá Mai nắm cổ hắn hỏi,
– Còn mấy thằng dưới đó?
– Dạ, 9 người.
– Có cấp chỉ huy nào không?
– Dạ, có.
– Được rồi, lát nữa mày nhận diện nghe chưa?
– Dạ.
Cách đó chừng 50m lại một nhóm chui ra, người cũng lọ lem như chui từ ống khói ra. Tên nào tên nấy cũng lờ đờ như cá lên cạn, bạc nhược như lũ xì ke. Nhìn bọn cán binh CS tôi tự hỏi “Lũ hung thần của Miền Nam đây sao?” Những tên tù binh này ốm đói khác hẳn những bọn cán binh chúng tôi bắt được trên cao nguyên. Bọn đó ít ra còn có một bộ đồ trên người, còn bọn này thì không. Hầu hết chúng mặc quần xà lỏn cởi trần, có một tên trong bọn mặc bộ bà ba nâu bạc, tôi chỉ và hỏi tên tù binh bắt được lúc đầu,
– Phải thằng này là xếp bọn bay không?
Hắn gật đầu xác nhận. Tổng cộng chúng tôi gom được 47 tên chứ không phải chỉ 9 tên như hắn khai, hỏi lại thì hắn nói “tổ của hắn có 9 tên.” Tôi biết nó nói dối nhưng chúng tôi cũng không muốn truy vấn thêm. Trong số này có một con bé mặt búng ra sữa chừng 15, 16 tuổi cũng mặc bộ bà ba đen bạc phếch vừa đi vừa quẹt nước mắt, thỉnh thoảng lại gập người xuống ọe. Tôi nghĩ thầm “chắc con nhỏ đang có bầu” và nói với Thiếu Tá Mai. Ông quay lại hỏi Thiếu Úy Hà Ngọc Anh, Sĩ Quan Trợ Y Tiểu Đoàn,
– Phải con nhỏ có bầu không, Sáu mướp?
– Chắc vậy rồi Vô Kỵ, mắt dân nhà bảo sanh làm sao lầm được!
Thực ra tôi có bà cô mở nhà bảo sanh ở ngoài thị xã Pleiku, thỉnh thoảng xuống phố có ghé thăm bả, còn ngoài ra chẳng dính dấp gì tới vụ thai nghén, sanh đẻ, nhưng bạn bè trong đơn vị cứ gán cái từ “dân nhà bảo sanh” cho vui. Thiếu Tá Mai ra lệnh đưa con nhỏ lại, tôi đánh đòn tâm lý,
– Hình như con nhỏ này đang có bầu, thôi cho nó về đi!
Có lẽ cô ta nghe được, tôi thấy mắt nó sáng lên, mặt mũi tươi hơn bớt vẻ sầu khổ sợ hãi. Thiếu Tá Mai hỏi nó,
– Phải cô đang có bầu không?
Cô ta lí nhí,
– Dạ.
-Theo bộ đội bao lâu rồi?
– Dạ mấy tháng,
– Làm gì?
– Giao liên và hộ lý.
– Nghĩa là sao?
– Dạ liên lạc chuyển giao tin tức và cứu thương.
– Có làm gì khác nữa không?
Nó im lặng một chặp rồi lắc đầu.
– Chồng có ở đây không?
Nó gật đầu ngó vô đám tù binh ngồi ngoài sân phía xa rồi lại lắc.
– Đâu, thằng nào chỉ coi rồi cho tụi bay về luôn.
– Dạ, không biết là ai! Nó ngập ngừng một chặp rồi lắc đầu.
– Sao dzậy?
– Dạ, có mấy người cháu đâu biết là ai. Tối nào cũng có người ngủ với cháu làm sao cháu biết.
– Sao lạ dzậy?
– Họ nói cháu ủng hộ, con đẻ ra mai mốt bộ đội nuôi.
– Tất cả bao nhiêu người về đây? Còn ai nữa không? Súng ống đâu hết rồi?
– Dạ, tất cả 47 người đều ở đây cả. Súng ống cháu không biết nhưng hình như bỏ dưới ao.
Chúng tôi nghĩ cô ta nói thật, bởi từ lúc bị thẩm vấn cô ta không hề được quay ra tiếp xúc với đám tù binh nam, riêng chuyện vũ khí có thể cô ta không biết luôn bởi lẽ nhiệm vụ cô ta xét ra không có gì đặc biệt để có thể biết.
Đây là một Đại Đội Địa Phương mới “tập kết” đến khu vực này để chuẩn bị “ăn thua” với đám Mũ Nâu chúng tôi thì bị lộ! Thiếu Tá Mai ra lệnh cho xuống các ao mò vớt vũ khí. Quả nhiên thâu được một số vũ khí cộng đồng, trong đó có một cây cối 82 ly và khá nhiều đạn dược, tất cả được gói kỹ trong các lớp giấy dầu ngoài trét đầy mỡ bò rồi bọc thêm một lớp bao nylon dầy. Quay ra ngoài hỏi đám tù binh,
– Còn ai dưới hầm nữa không? Nếu không chúng tôi thẩy hơi độc xuống chết hết ráng chịu.
Đám cán binh VC lắc đầu, chúng tôi gọi người mặc bộ bà ba nâu bạc vô thẩm vấn,
– Anh tên gì? Bao nhiêu tuổi? Chức vụ gì ở đây?
Ông ta không trả lời. Hạ sĩ Cảnh thộp cổ định đánh, tôi cản lại,
– Cứ kệ hắn, lát nữa trong công điện gởi đi, tôi sẽ lưu ý thằng này.
Chúng tôi đang nói chuyện thì máy báo cho biết Liên Đoàn sẽ đưa trực thăng đến để di chuyển tù binh và chiến lợi phẩm về căn cứ. Vài phóng viên của Sư Đoàn cũng đi theo để phỏng vấn Tiểu Đoàn. Lát sau, quả nhiên 2 chiếc trực thăng tới, một chiếc đáp xuống chở theo 5 tù binh và 2 người lính áp tải. Chiếc còn lại cover trên bầu trời, khi chiếc này lên thì chiếc kia đáp xuống mang thêm 5 tù binh và 2 người lính áp tải nữa rồi cùng bay đi. Sau 5 chuyến thì số tù binh được chuyển đi hết. Đám phóng viên chiến trường xuống để chụp hình đám tù binh và chiến lợi phẩm. Họ chú ý nhiều đến những con quân khuyển hơn những chiến binh chúng tôi, bởi họ chụp hình chúng rất nhiều. Ngay cả đối với BCH Tiểu Đoàn, họ cũng chỉ chụp vài tấm cho có lệ, hỏi han vài ba câu rồi theo chuyến trực thăng chót ra về.
Hơn một tháng sau, vào khoảng đầu Tháng Chín năm 1972, căn cứ của Liên Đoàn bị bọn đặc công VC tiến đánh. Đó là một đêm cuối tháng âm lịch trời tối đen bọn đặc công cũng chỉ với một cái quần xà lỏn, người bôi lọ đen thui, đứa ôm bangalore, đứa ôm AK 47. Chúng đang tìm cách cắt rào kẽm gai để chui vào thì trái sáng bật cháy. Chúng vội dẩy mấy cây bangalore để phá rào nhưng bị pháo binh đã chuẩn bị từ trước nã đạn M546 trực xạ. Sau đó đèn pha trong căn cứ bật sáng rọi thẳng vào chúng. Những tên còn sống sót vội vã quăng súng giơ tay đầu hàng, trong khi loa phóng thanh trong căn cứ hướng dẫn chúng để tay lên đầu rồi đi ra phía trước. Một đại đội của Tiểu Đoàn 11 đã chờ sẵn. Từng tên giơ tay chịu trói. Tất cả được 22 tên. Suốt đêm đèn pha trong căn cứ quét khắp chung quanh để rà soát. Nhưng sau đợt tấn công bất thành, địch không có thêm một hành động nào khác.
Mờ sáng, Tiểu Đoàn đã bung quân lục soát khu hàng rào bị tấn công, 31 xác chết bị những mũi tên của đạn 105mm M546 găm đầy người. Nhưng chắc là chúng chẳng cần nhiều đến như vậy, bởi chỉ một mũi cắm vào đầu cũng đủ, những mũi tên như những cây đinh 3cm có 4 cánh phía sau, trông thật hiền lành vậy mà khi được phóng đi từ trái đạn và nổ tung ra chúng lại trở thành công cụ giết người kinh khủng như vậy. 31 xác VC giờ này trông hiền lành vô tội, những cái xác của những con người mà chỉ mấy giờ đồng hồ trước đó còn đang nung nấu một lòng căm thù không gốc gác, không căn cứ, không xác định đối tượng, đã hăng say và liều mạng tấn công vào thành đồng vách sắt đang giương vuốt chờ sẵn. 31 cái xác giờ đây được lao công chiến trường của Tiểu Đoàn kéo ra ngoài phía Tây QL 1, theo lệnh Liên Đoàn Trưởng, sắp hàng ngay ngắn bên lề đường cộng thêm gần 30 cây súng đủ loại từ B40, B41 tới AK47 như trưng bày chiến lợi phẩm. Đám phóng viên chiến trường cũng đang trên đường tới đây để đưa tin, đưa ảnh, đưa cả những lời bình luận, mô tả theo ngòi bút của một cây bút nào đó mà chẳng cần có mặt tại chiến trường.
Dân chúng qua lại chỉ trỏ, có thể họ biết những thây ma đó là ai nhưng nếu hỏi họ sẽ chối phăng là không biết. Chẳng ai dại gì nhận quen biết với giặc – không phải đầu cũng phải tai! Lỡ chính quyền gọi lên, gọi xuống tra hỏi có phải là phiền hà không? Cái may của người dân ở Bồng Sơn, Tam Quan này là họ được xem như người bàng quang, chứ không phải như những nạn nhân là đồng bào của họ cũng trên Quốc Lộ 1 này nhưng cách họ mấy trăm cây số về phía Bắc. Những đồng bào đó chỉ mấy tháng trước đây, khi chạy trốn lũ giặc mất tính người, đã bị CS tàn sát thây phơi đầy Quốc Lộ, đến độ được đặt tên là Đại Lộ Kinh Hoàng. Không hiểu bọn giặc có ngạc nhiên để tự hỏi vì sao đồng bào lại sợ hãi trốn chạy chúng như vậy? Chúng chiến đấu cho ai, và vì cái gì? Những xác người nằm đó giờ đã không thể trả lời được nữa rồi.
Những người “đồng chí” của chúng đang ngồi bó gối trong sân của căn cứ Liên Đoàn chờ chuyển giao nghĩ sao? Họ có hối tiếc tuổi thanh xuân đã bị ai đó lừa gạt để phục vụ cho một ý đồ riêng, còn chính họ chẳng được hưởng gì ngoài đói khát, khổ cực và sự khinh bỉ, sợ hãi của đồng bào! Những tù binh kia nghĩ gì có trời mới biết. Nhưng qua những khuôn mặt đờ đẫn kia chắc trong đầu họ chẳng có được sự suy nghĩ gì, bởi nếu biết suy nghĩ chắc họ đã không bị phỉnh gạt như vậy. Tôi chỉ thấy họ ngồi xổm, mặt nhìn xuống đất, cũng có thể trong cái đầu của họ là một cục đất thay vì là một khối óc.
Everett, Tháng Sáu 2012
(Viết để nhớ lại những đồng đội đã cùng chiến đấu trong đơn vị, chẳng hiểu ai còn ai mất bởi những chia lìa sau cuộc chiến)
Tư Kiên