Saturday, August 29, 2020

Cuộc đời bà Ngô Đình Nhu qua lăng kính của LTS.
1/ Tôi phân tách tên khai sanh của bà.
TRẦN = 4 2 1 5 = 12 = 3
LỆ = 3 5 = 8
XUÂN = 5 6 1 5 = 17 = 8
Tổng cộng : 3 8 8 = 19 = RẤT MAY MẮN
Ý NGHĨA CỦA SỐ 19
VUA CỦA THIÊN ĐÌNH (THE PRINCE OF HEAVEN)
19 là một trong những số rất may mắn và thuận lợi (favorable). Số này được tượng trưng bởi Mặt Trời ,và còn được gọi là Vua của Thiên Đình bởi vì nó chỉ ra sự thắng lợi trên tất cả những thất bại và thất vọng (disappointment) tạm thời. Số này ban cho người và thực thể (entity) mang số này với tất cả quyền lực của số 10, mà không chịu sự nguy hiểm của lạm dụng vốn có trong số 10. Số này sẽ hứa hẹn hạnh phúc và thành đạt (fulfillment) – là thành công trong mọi việc kinh doanh/mạo hiểm (ventures) cũng như trong cuộc sống cá nhân. Dĩ nhiên, nếu tên của bạn bằng 19, số này phải được xem xét cùng với ngày sanh, có thể là một số không may mắn . Không có gì là hoàn hảo trên đời này, nhưng dù cho con số kia có ảnh hưởng tiêu cực đi nữa, số 19 sẽ giúp mọi việc của bạn trở nên dễ dàng và hóa giải tối đa bất cứ tác động tiêu cực nào - do con số kia mang lại, mà bạn sẽ gặp trên đường đời.
Dịch từ sách Linda Goodman's Star Signs trang 257.
2/ Vì bà sanh ngày 22/8/1924 nên bà chịu thêm tác động của số 22 (RẤT XẤU hay TRẢ NỢ DỒN), sau đây là ý nghĩa.
Sự thần phục - Sự cảnh giác (Submission and Caution)
Số 22 được tượng trưng bởi hình ảnh một NGƯỜI TỐT (Good Man) bị mờ mắt vì sự NGU DỐT (folly) của những kẻ khác, với một túi đeo lưng, đầy những sai lầm. Trên hình vẽ cho thấy người này có vẻ KHÔNG PHÒNG THỦ GÌ trước một con CỌP DỮ đang bắt đầu tấn công hắn. Số này cũng cảnh báo về ẢO TƯỞNG và LỪA DỐI. Nó cho thấy một NGƯỜI TỐT(hoặc thực thể) đang sống trong HẠNH PHÚC và THỎA MÃN, và tin tưởng không có vấn đề gì xảy ra, nhưng thực tế thì không phải vậy. Nó cho thấy một người ĐANG NẰM MƠ , chỉ thức dậy khi nguy hiểm bao quanh hắn, nhưng lúc đó thì QUÁ MUỘN. Nó cảnh báo về những SAI LẦM trong phán đoán, khi đặt lòng tin vào những kẻ KHÔNG ĐÁNG TIN CẬY (those who are not trustworthy). Nếu 22 là ngày sanh , người này nên cẩn thận và luôn cảnh giác hay canh chừng (caution and watchfulness) trong những vấn đề về nghề nghiệp và cá nhân. Điều bắt buộc (karmic obligation) đối với người này phải tỉnh táo hơn, phải kiềm chế (curb) sự lười biếng về tâm linh, và phát triển hơn sự năng nổ về tâm linh – để thực hiện khả năng riêng (của mình) nhằm thay đổi sự việc, cũng như để ngăn ngừa sự thất bại bằng cách quyết tâm đạt được sự thành công (by simply ordaining success). Khi trách nhiệm cá nhân này được nhìn nhận , thực hành và cuối cùng được nắm vững, người mang số 22 sẽ làm chủ mọi sự kiện, không còn bị mờ mắt bởi sự ngu dốt của kẻ khác, và sẽ thấy ý tưởng và niềm mơ ước của mình được thực hiện. Bất cứ ai sanh ngày 22 cần phải đọc đoạn nói về số 4 và 8, bắt đầu ở trang 269.
(Dịch từ trang 258-259 của sách Linda Goodman's Star Signs*) .
Đăng lại nhân dịp đọc bài viết về bà Ngô đình Nhu ở:
https://hoaxuongrong.org/tai-lieu/phu-nhan-trong-ao-lua_a1487?fbclid=IwAR0L3gWBZM64UHh-9j3HIONQnQUF3n3MfbVOoxhVM_7eHM0SHuHZVWjP2aE

Long Thành Những Giờ Phút cuối Tháng 4 - 1975

06 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 2040)
Long Thành Những Giờ Phút cuối Tháng 4 - 1975


51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51





Với số tuổi chẵn chò bảy bó, tôi nghỉ rằng không còn sống bao lâu nữa, nếu không kể lại chiến tích của anh em Nghĩa quân, Địa phương quân, các đơn vị tăng cường như BCH/ Tiểu đoàn ĐPQ đóng tại đình Lộc-An do Đ/úy Giàu, Tiểu đoàn phó, chỉ huy và nhất là hai khẩu 105 đặt tại sân của trại gia binh Nguyễn-hửu-Ngộ , thì e rằng tôi sẽ mang theo xuống mồ không ai được biết.Viết lại chiến tích nầy không ngoài mục đích làm dày thêm chiến công của QLVNCH trong công cuộc chiến đấu với quân CS, bão vệ Tổ-quốc, đem lại sự an ninh thịnh vượng cho đồng bào. Vì thời gian quá dài nên tên của các đơn vị có thể bị lầm lẩn, mong các chư vị bỏ qua cho và xin được mách bảo để sửa sai.

Nói đến Long-Thành mọi người đều biết đây là một trong sáu quận lỵ trù phú thuộc tỉnh Biên-Hòa, nằm trên QL.15, giữa Saigòn và Vũng-Tàu, Long-Thành có nhiều đặc sản như soài-riêng, chôm-chôm, mít tố-nữ v.v.Người dân Long- Thành hiền hòa, cần cù và nhẫn nại, chịu khó làm ăn. Long-Thành tăng phần đẹp đẽ và tráng lệ sau khi con đường QL.15 được nới rộng vào cuối thập niên 60, với 3 ấp của người Công-giáo: Thái-Lạc, Liên-kiêm-Sơn và Văn-Hải, trong đó ấp Thái-Lạc là thành trì chống cộng kiên cường với hàng rào tre bao bọc kiên cố, con chó đi qua không lọt.

Sau khi mản khóa 3/68 SQTB Thủ-Đức, đi chiến dịch Diên-Hồng ở Tiểu-khu Hậu-Nghĩa, sau được chuyển về phường Chí-Hòa, Saigòn. Hết chiến dịch được đi học khóa CTCT tại trại Nguyễn-Trải, Biệt-khu Thủ-đô. Sau đó chọn Tiểu-khu Biên-Hòa cùng với 6 tân sĩ quan khác. Một cuộc rút thăm 6 sĩ quan đi sáu Chi-khu và một phục vụ tại phòng CTCT Tiểu-khu, thăm của tôi là Chi-khu Long-Thành, ban CTCT. Chắc tôi có duyên nợ với Long-Thành nên đề nghị anh em hoán đổi, không ai chịu đổi và thời gian phục vụ của tôi từ năm 69 cho đến 75 luôn.

Tin tức chiến sự từ miền Trung bay về làm lòng người Long-Thành bất ổn, nhất là hàng ngày nhìn thấy hàng đoàn xe đò hướng về Sàigòn, chở đầy ấp người từ trong xe cho đến trên mui dân di tản từ miền Trung. Tôi bàn với bà xã là mình sẽ tử thủ khi chiến sự lan đến đây, sau thời gian ngắn cầm cự, mọi việc sẽ đươc giải quyết trên bàn hội nghị, vợ tôi cũng đồng ý như vậy. Nhưng khi thấy Tiểu-khu Long-Khánh cùng Sư-đoàn 18 di tản một phần lực lượng hướng về Bà-Rịa, Vùng-Tàu và một phần về tái phối trí tại Long-Thành, tôi nghỉ rằng chiến sự trước sau gì sẽ tới đây, nên ngày 25/04 tôi để vợ và ba đứa con nhỏ về quê Ngoại ở Cây Chàm, Biên-Hòa.



Sáng ngày 26/04, quân CS tràn ngập ấp Bà-Ký, quốc lộ 15 bị cắt đứt, mãi đến trưa, lực lượng giải tỏa gồm TD3/45ĐPQ và Chi-khu Long-Thành đánh bật quân CS ra khỏi ấp, tái lập lại giao thông QL.15.

Cũng ngày 26/04, vợ tôi cùng đứa cháu gọi tôi bằng cậu, đi chiếc mini Vespas Ducati xuống lại Long-Thành với mục đích mang ít đồ đạc giá trị về Biên-Hòa, nhưng đến chiều mợ cháu về lại Biên-Hòa với hai bàn tay không. Sau khi vợ và cháu ra về, Đ/úy Vũ-đình-San, Trưởng ban 5 Chi-khu, đến thăm, Đ/uý San nói hiện tại ở Saigòn các cao ốc được phát quang để trực thăng đáp xuống bốc họ ra biển, còn mình ở đây tử thủ. Long-Thành là cửa ngõ sau cùng bảo vệ Thủ đô Saigòn, nếu Long-Thành mất Biên-Hòa và Saigòn sẽ mất theo. Đồng quan điểm với Đ/úy San và vì hai chữ tử thủ đã ăn sâu vào tâm não rồi nên tôi không cãm thấy nao núng. Sau khi từ biệt Đ/uý San ra về, tôi bèn leo lên trần nhà lôi những bao cát và vỉ sắt xuống, vì là nhà ở của các cố vấn Mỹ ở nên trần nhà được trang bị như vậy để chống pháo kích, bao cát đem xuống được tấn trước cửa ra vào độ hai lớp, bổng tiếng nổ đùng.. đùng.. đùng liên hồi, NQ Long, phụ việc cho nhà Th/Tá Thọ, Chi-khu Phó, chạy ngang tôi hớt hải la VC pháo kích ông ơi!. Mình mẩy đầy bụi bậm và màng nhện, tôi xối đại vài gáo nước xong vào nhà mặc quần áo, trang bị gọn gàng, ngoài cây rouleau, thêm khẩu M16 và nón sắt hai lớp có lưới cùng áo giáp. Tiếng pháo vừa lơi thì tiếng ầm ầm của chiến xa T54 đã đến chợ từ hướng Bình-Sơn, một phát súng của T54 đã làm bể tháp nước của quận, hai T54 chạy huốt qua Chi-khu, hé cửa nhìn ra, tôi thấy Tr/Tá Hà-văn-Sáu, Quận Trưởng kiêm Chi-khu Trưởng bắn vói theo hai quả M79, hai T54 chạy thẳng về hướng làng Cô-nhi Long-Thành. Hai nhân viên trực ở ban ANQĐ quận bỏ văn phòng chạy ngã sau trước nhà tôi, một trong hai người làm rớt khẩu Colt 45, quay lại nhặt trước khi leo rào qua nhà của thương gia người Ấn, tôi nghe tiếng càm ràm lơ lớ tiếng Việt của chủ nhà. Lúc đó tôi nghe tiếng kêu gọi của Tr/Tá Sáu: “ anh em đâu rồi, ra gặp tôi”. Tôi cầm súng đi ra, nhìn quanh không thấy ai ngoài tôi, Tr/Tá bèn ra lệnh “ anh Thôi ra cổng sắp xếp dùm tôi”. Tuân lệnh và khi ra đến nơi chỉ thấy vài ba NQ có mặt, vì là buổi chiều nên anh em chạy về nhà cơm nước và bị pháo dồn dập nên không dám chạy về đơn vị. Sau đó, họ lác đác chạy vào, cuối cùng cũng được chục móng lại thêm hai quân nhân của hậu cứ TD316/ĐPQ (?), Trung sĩ nhất Ngộ và một HSQ cùng vài anh em áo đen và Quận đòan Trưởng Lê-bá-Bửu.

Sau khi ổn định nhân sự xong, tôi lệnh cho anh em NQ kéo concertina và ngựa gỗ làm chướng ngại vật trước cổng Chi-khu.

Độ 7 giờ, tiếng xích của chiếc PT76 nghiến mặt đường từ từ tiến lên từ hướng chợ, khi đến gần cổng của BCH/CSQG/Quận Long-Thành dừng lại vì lựu đạn và M79 bắn xối xả của anh em phòng thủ, tôi đang ở trong bunker, nằm ngay góc Chi-khu và văn phòng ban ANQĐ/Quận, xuyên qua lỗ châu mai nhìn thấy những bóng đen lốp ngốp phía trên mui xe, tôi liền nhả đạn hai băng cong M16, những bóng đen ngả xuống vệ đường, trong ánh chớp của những quả pháo và trong ánh mắt phải tôi thấy ba bóng đen dìu nhau chạy vào văn phòng ban ANQĐ/Quận Long-Thành. Chiếc PT76 lùi về phía chợ và ẩn núp đâu đấy. Pháo vẫn tiếp tục rơi khắp nơi từ hướng Binh-Sơn, An-Viển và trại Quyết-Thắng, tôi đi một vòng quan sát mặt trước của Chi-khu, thấy anh em phòng thủ lên tinh thần sau đợt dự định vượt tuyến của chiếc tăng lội nước PT76 địch.
Đến khoảng độ hơn 8 giờ tối, hai chiếc T54 chạy huốt về hướng làng Cô-nhi Long-Thàmh, bây giờ quay trở lại, tiếng xích sắt nghiến mặt đường nghe rợn người, khi đến ngã ba hai chiếc dừng lại quan sát vì buổi chiều chúng không thấy chướng ngại vật mà bây giờ thì đầy rẩy. Thình lình chiếc đi đầu rồ máy cố vượt qua, nhưng vừa đến ngay cổng trại gia binh Nguyễn-hửu-Ngộ, những quả đạn 105 trực xạ ngay pháo tháp, các tay cán binh tùng thiết bị những binh xăng quanh pháo tháp phựt cháy như cây đuốt, té nhào xuống đường như trong cảnh cinéma, bị trúng đạn xe lảo đảo đè bẹp các concertina, lướt qua cổng Chi-khu, lực lượng phòng thủ bồi thêm và chiếc T54 dừng lại trước cổng Cảnh sát Quận, trước mắt tôi, một cán binh mở nắp xe chui ra, có lẽ là tay lái tăng, bị trái lựu đạn của tên nằm chết cháy trên bửng che dây xích nổ kết liểu đồng đội sinh bắc tử nam. Nhờ Ông Bà hộ độ nên tôi vô sự.

Chiếc thứ hai thấy vậy bèn rẻ trái hướng về phía sau chợ. Ngọn lửa còn phựt cháy sáng một góc trời, tôi nghe tiếng reo hò phấn khích của anh em phòng thủ phía sau Chi-khu.

Rất tiếc là tôi không được biết danh hiệu của hai khẩu 105 đặt tại sân của trại gia binh Nguyễn-hửu-Ngộ, trước khi có ý định kể lại câu chuyện nầy, tôi đã liên lạc vài pháo thủ ở Georgia cũng như trong ban tổ chức buổi hội ngộ hàng năm của pháo binh, đều không có kết quả. Rất mong đón nhận một vài tin tức liên quan từ các chiến hữu nhà pháo để chiến tích của hai khẩu 105 nói trên không bị quên lãng, vì nếu không có hai quả 105 trực xạ đó thì tình thế sẽ thay đổi khác và chưa chắc gì Chi-khu giữ vửng cho đến chiều ngày hôm sau.

Độ hơn nửa tiếng đồng hồ, tiếng rên la của ai đó vang lên một cách đau đớn phát ra từ bên trại Nguyễn-hửu-Ngộ, một toán lục soát được phái đi, qua đến nơi, tiếng rên im lặng nên toán lục soát trở về. Độ mười phút sau, tiếng rên la lại tiếp tục một cách dữ dội hơn trước, kỳ nầy anh em dẫn về một cán binh CS bị phỏng vì xăng và cho hắn nằm trên bực thềm của ban quân y Chi-khu không canh giữ. Tôi vào bunker nằm ngã lưng trên phản của anh em NQ phòng thủ Chi-khu, tiếng pháo có lúc lai rai, có lúc dồn dập đì đùng đâu đó xung quanh chợ và Chi-khu, sau hơn một giờ nằm nghỉ, tôi lòm còm ngồi dậy, leo lên chòi gác, quan sát khắp nơi, dưới ánh trăng thượng tuần tôi thấy ai nằm ngay cổng ra vào, tôi lên tiếng hỏi, TS1 Ngộ trả lời: cái thằng bị phỏng lợi dụng tiếng pháo dồn dập bỏ chạy, em cho nó mấy phát nên nó nằm ngay đó. Tôi lại vào bunker nghỉ tiếp, hai tiếng sau lại lò mò leo lên vọng gác quan sát và la lên hỏi, ai lại nằm dọc theo đường mương của cổng nữa đây, có tiếng trả lời của TS1 Ngộ, em thấy một tên băng qua đường từ hướng văn phòng của QCTP/Quận, trên tay cầm hai quả lựu đạn nên em cho nó vài phát. Tôi cảm thấy an tâm hơn khi có TS1 Ngộ sát cánh bên cạnh. Dưới ánh trăng lờ mờ tôi thấy một vài cảnh vật di động trên sân thượng của một nhà lầu ở bến xe Long-Thành/ Biên-Hòa, tôi liền cho vài quả M79 lên đó, nhưng nhìn kỹ lại thì ra gió đẩy đưa ngọn của những chậu cây kiểng.

Khoảng độ 3-4 giờ sáng, chợ Long-thành đã bị phát hỏa mà nguyên nhân cũng dễ hiểu do ai gây nên, ngọn lửa làm sáng rực một góc trời.

Độ 7 giờ sáng ngày hôm sau, chiếc PT.76 lần nầy quyết tâm vượt qua cổng Chi-khu nên nó chạy hết tốc lực, nhưng hỏa lực của anh em phòng thủ buộc nó dừng lại ngay cổng trước mặt tôi. Thiết kế của PT.76 cũng giống như M.113 của ta, nên khi cửa hậu vừa hé mở, tôi liền cho vào xe hai băng cong M16, cánh cửa mở toang ra, hai xác ngã đè lên nhau nằm bất động. Một HSQ truyền tin xách súng leo lên chỗ tôi đang đứng, thấy hai xác đang nằm đó liền bắn mấy phát, tôi bảo người ta đã chết rồi đừng bắn nữa. Lúc nầy Chi-khu được tăng cường trung đội 57/NQ (?) và sau đó được tăng cường thêm một đại đội/ĐPQ cùng với BCH/TĐ/347(?) do Tiểu đoàn phó Đại úy Giàu chỉ huy.

Từ chiều hôm qua cho đến bây giờ, trong bụng trống rổng không có gì để bỏ vào, tôi bèn bảo một em NQ vào nhà tôi lấy gạo nấu cơm, vợ tôi, trước khi dẫn ba đứa con về Biên-Hòa, đã chuẩn bị cho tôi một nồi thịt kho tử thủ, do đó anh em chúng tôi vững bụng.

Khoảng 9 giờ, Trung đội 57 NQ lục soát bên nhà Đ/úy Trưởng Chi ANQĐ dẫn về Chi Khu trình diện Trung Tá Chi Khu Trưởng hai tên cán binh CS, mặt còn non choẹt, Trung Tá ra lệnh đem bắn bỏ. Anh em NQ dẫn hai tên cán binh ấy ra đến cổng và ra lệnh cho chúng chạy, xong anh em bắn vói theo, một tên trúng đạn còn một tên chạy thoát. Độ hơn nửa tiếng đồng hồ sau, Trung đội Trưởng báo cho tôi biết còn một người nữa bị thương ở chân và không đi được, tôi bèn đi qua coi xem sao. Khi đến nơi, tôi thấy một người trạc độ trên dưới 40, tướng có vẽ như cấp chỉ huy. Anh ta bảo: tôi là D trưởng; tôi có vẽ như không tin lắm, đoán được ý tưởng của tôi, anh ta bèn lết lại phuy nước của gia dình Đ/úy Trưởng Chi ANQĐ móc ra một khẩu K54 để chứng tỏ mính là cấp chỉ huy. Tôi giao khẩu k.54 cho Trung đội Trưởng NQ giữ, tôi không giữ khẩu K.54 đó là vì tôi đã có một khẩu rồi, nhưng tôi đã cho Đ/úy Quý, sở dĩ tôi có khẩu K.54 đó là: một hôm VC đặt súng cối và hỏa tiển bắn vào Chi-khu ở hướng ấp Bình-Lâm, xã Lộc-An, Đ/úy Quyền cho lệnh cây cối cơ hửu Chi-khu bắn vào hướng súng của VC, thay vì Đ/úy cho tọa độ của hướng súng Đ/úy Quyền cho tọa độ ngay mẫu mía 7 tháng tuổi của tôi và mía bị sạt hết một góc, tôi liền bảo tay giữ súng cối lần sau nếu có lệnh của Đ/úy Quyền phải tránh tọa độ hồi hôm. Trung-tá Hà-văn-Sáu biết được câu chuyện đã lệnh cho ban 3 thôi không chấm tọa độ vào đám mía của tôi và của những người chung quanh nũa. Trong lúc tôi đi vòng quanh đám mía để quan sát, chú bé làm cỏ mía cho tôi đã nhặt được một bịch nylon hơi nặng gói rất kỹ, mở ra mới biết là khẩu K.54.

Trung đội Trưởng hỏi tôi “tính sao đây Tr/úy?”. Tôi nghỉ cuộc chiến đang tiếp diễn nên bảo “y lệnh của Tr/tá”, thế là tên D trưởng được thả ra đường QL.15…
Tiếng pháo có vẽ lơi dần, anh em NQ đồn trú, tăng viện và một bộ phận của BCH TĐ 347/ĐPQ (?) đang lục soát và bố trí chung quanh Chi-khu. Nghe nói Tiểu-khu sẻ tăng viện một đơn vị thiện chiến bằng trực thăng vận cho Chi-khu.
Tr/Tá Thới, Tham mưu phó hành quân Tiểu-khu đang bay thị sát trên bầu trời Long-Thành, làm anh em vững tâm chiến đấu. Đây là cuộc điện đàm giữa hai vị Tr/Tá, Tham mưu phó hành quân và Chi-khu Trưởng mà Đ/uý Long, P2 /Quân Đoàn III kể lại khi cùng tôi bị tập trung cải tạo tại Trung Tâm YTTV/ Tiểu-khu Long-Khánh, vì Đ/úy có gia đình đang sinh sống tại xã Phú-Hội quận Nhơn-Trạch nên theo dỏi diển biến cuộc chiến tại Long-Thành trên làn sóng điện.
Tr/Tá TMP/HQ hỏi: “ ai đã diệt chiếc T.54 ở cổng Cảnh-sát và chiếc PT.76 ở ngay cổng Chi-khu vậy?”.

Tr/Tá Chi-khu Trưởng: “ chiếc T.54 do hai khẩu Pháo binh tăng phái trực xạ, còn chiếc PT.76 do công của sĩ quan ban 5 và anh em đồn trú Chi-khu.
Tr/Tá TMP/HQ: “ tôi sẽ thưởng 100.000. đồng cho anh em Chi-khu.

Câu chuyện đã xảy ra 36 năm rồi được kể lại cho vui, nhưng lúc đó nghe xong cũng ấm lòng chiến sĩ.

Tiếng nổ vẫn đều đều trên bầu trời Long Thành, lúc 3 giò chiều, chiếc T.54 còn lại đang sục sịch ở đầu hẻm vào ấp Liên-kim-Sơn, tôi liền mang hai khẩu M.72 ra nấp ở trụ cổng dự tính chờ T.54 đưa cái hông ra sẽ cho nó một phát. Độ 10 phút sau, một phát đạn nổ ở tòa nhà của Chi-khu trưởng, ngói bay tứ tung, đứng dậy nhìn vào tôi thấy Tr/Tá Sáu đang đứng dưới balcon, yên tâm tôi lại núp tiếp, sau 5 phút quả thứ hai nổ tiếp, lấn nầy đứng dây không thấy ai hết mà thấy hai quân nhân vai mang balô, tay cầm súng bỏ vị trí phòng thủ chạy vào ở hướng phải. Tôi liền la: “chạy đâu vậy?.”. Một trong hai người bảo rằng “ họ đi hết rồi ông ơi”. Tôi ném khẩu M.72 xuống đất, chạy vào bunker sách khẩu M.16 chạy vào ban truyền tin, một NQ chạy theo tôi phía sau nói: “súng của em Tr/úy”, tôi ném súng lại và như vậy tôi chỉ còn hai qủa lựu đạn trên dây ba chạc và khẩu rouleau đeo bên mình, tôi không còn kịp để chạy vào nhà lấy thêm một món gì cả, ngay cả ba con heo đất của ba đứa con tôi, ít nhất vài ngàn mỗi con, rất may là trong túi còn sót lại giấy 2.000 đồng, nên tôi đở vất vã trên đường di tản. Chạy vào đến ban truyền tin, không một bóng người, một trong những máy còn khè khè chưa kịp tắt. Xuyên qua ban viễn thông đến khu vực pháo binh không còn ai ngoài xác một NQ thuộc trung đội 54 phòng thủ nằm vất vưởng trên miệng hố cá nhân, nhìn xuyên qua bãi đáp trực thăng thấy bà con đang lốp ngốp băng qua hàng rào kẻm gai, tôi cố chạy để bắt kịp đoàn người. Qua khỏi vòng rào gặp NQ Phụng, thuộc trung đội 54 phòng thủ Chi-khu ca vọng cổ rất mùi, bị thương ở chân, tôi bảo NQ chạy theo tôi dìu Phụng vào xóm nhà gần đó để lánh nạn vì nhà của Phụng cũng gần đau đây, sau nầy nghỉ lại tôi cảm thấy hối hận vì không giúp được gì cho đứa em bị thương. Khi bắt kịp đoàn người phía trước, Tr/T Sáu bị thương nhẹ ở chân nên được trực thăng xuống bốc. Tôi theo đoàn quân của BCH/TĐ ra đến rẩy dưa được lệnh dừng chân, hai phản lực thi nhau ném những quả bom xuống khu vực địch, những cột khói đen bốc cao lên nền trời u buồn, trời đất cũng không vui khi Long-Thành đã bỏ ngỏ, nơi mà tôi sống và làm việc suốt 6 năm biết bao kỹ niệm vui buồn. Đoàn quân tiếp tục di chuyển về hướng xã Tam-An, nhưng vì trời tối nên đoàn quân được lệnh nghỉ đêm trên bãi ruộng khô phía sau xã. Đến khuya bọn du kích xã bắn B40 ra quấy rối làm tôi phải bò đến bờ đê để ẩn núp. Đ/úy Giàu gọi đơn vị pháo binh ở Bến-Sang thuộc quận Nhơn-Trạch yểm trợ, hơn chục quả pháo được rót vào xung quanh xã, tiếng súng bắn ra từ xã im bặt cho tới sáng ngày 28-04-1975. Nhờ mặc áo giáp nên đêm đở lạnh và nhờ ly sữa của Đ/úy Giàu mời nên tôi cảm thấy hưng phấn, ly sữa ân tình đã làm cho tôi nhớ hoài, xin gởi lời cám ơn đến Đ/úy. Đoàn quân tiếp tục lên đường hướng bờ sông Tam-An. Khi ra đến bờ sông, một chiếc ghe bầu đang neo ngoài giữa dòng mà không dám vào bờ để rước đám người mới đến vì sợ quá tải, sau nầy tôi được biết như vậy là lúc đó có người bạn chí thân của tôi là Quận đoàn Trưởng Long-thành Lê bá Bửu đang có mặt trên chiếc ghe bầu đó. Gọi máy và đợi mãi không thấy phum của Giang-đoàn đến, một ghe bầu đang chở đầy gạch chạy ngang bị gọi vào và buộc phải tuôn gạch xuống bờ để chở đoàn người qua bên kia sông, gạch được tuôn xuống gần hết, năm chiếc phum đến và đoàn người lần lượt lên hết, nhìn chủ ghe và một vài nhân công mặt mày tiu nghỉu, tội nghiệp, không biết Đ/úy Giàu có bồi dưởng họ không, xin chủ ghe và công nhân hảy thông cảm vì chiến sự đang đến hồi khốc liệt. Đến chiều tối, chúng tôi đến Thành tuy Hạ, Đ/úy Hùng (cựu Trưởng ban 4/Chi-khu Long-Thành) tiếp đón tôi niềm nở và đãi tôi một tô mì ăn liền và chai coca rất ấm bụng. Đ/úy Hùng bảo tôi ra ngủ ở nhà chùa kế bên sáng sẽ tính, nhưng đến gần sáng VC lại pháo vào làm tôi theo đoàn người hướng vế Cát-Lái, lên phà để qua bên kia sông, gặp lại TS1 Trần quang Hiến trên phà, hai anh em mừng rở sau những giờ phút nghẹt thở ở Long-Thành, TS1 Hiến có tài bắn súng cối, nghe nói chiếc T54 còn lại ẩn núp đâu đó ở gần hội đồng xã Phước-lộc nên cây súng được dựng đứng trên dưới 85%, đạn bắn đi anh em hồi hộp và sau khi thấy cột khói bốc lên ở đâu đó gần HĐX hay trường Trung học Long-thành, sau vài phát tôi cảm thấy không an toàn nên bảo thôi bắn. Phà đến bên kia bờ, vừa lên thì được lệnh của đám người nhái “ai muốn về Sàigon hảy bỏ súng đạn tại đây”, nhìn thấy một đống súng đạn mà tôi ngao ngán, tôi bàn với TS1 Hiến nếu bỏ súng đạn lại và đi từ đây đến xa lộ, một thằng con nít ra hù dọa mình cũng sợ, thôi ở lại đây, chiều tối xuống cầu phà ngủ đở sáng mai sẽ tính. Hai anh em vào quán kiếm gì bỏ bụng cho vững, sau đó lửng thửng xuống cầu tàu, mấy chiếc phum đang neo, radio mở nhạc quân hành inh ỏi và bên kia là tàu lớn đang đậu với đoàn người tay xách nách mang đang lũ lượt bước lên vừa dân sự quân sự. TS1.

Hiến vừa đặt balô xuống và chuẩn bị đặt lưng, một tiếng nổ lớn làm tung cao cột nước trước mũi một tàu nhỏ và liên tục sau đó, thế là tàu lớn, tàu nhỏ tranh nhau nổ máy chạy rối loạn, tôi và TS1 Hiến cũng chạy theo đoàn người hướng ra xa lộ. Trên đường tôi nhìn thấy một đôi dép của ai đó bỏ lại để chạy chân không cho nó nhanh, không biết chạy nhanh có tránh được đạn không nhỉ, tôi bèn nhặt đôi dép để dùng khi cần. Khi đi ngang một ấp người Công giáo gần xa lộ mà tôi không biết tên, thình lình tôi nghe ai gọi tên tôi, té ra Tr/úy Thọ, có thời gian đại đội của Thọ đóng tại đình Lộc-an và có nhiều lúc Thọ phải ra gặp tôi để lảnh về những tay lính quậy phá ngoài chợ Long-Thành, lúc đó Tr/Tá Phương, Quận Trưởng/ Chi-khu Trưởng rất kỷ luật vì thuộc binh chủng TQLC, nên giao cho tôi thêm nhiệm vụ như Quân trấn Trưởng, tôi tưởng Thọ còn giận tôi, nhưng không ngờ Thọ bảo tôi “ đi đâu nữa, hảy vào nhà thằng em nghỉ chân, mai sẽ tính”, không có gì thể hiện cho bằng tình “huynh đệ chi binh” như trong lúc nầy.
Hai thầy trò vào nhà tấm rửa sau mấy ngày ở dơ và được mẹ của Thọ đải một tô mì gói ấm lòng. Gần sáng mọi người đang ngon giấc thì tiếng pháo lại đì đùng đâu đó trong ấp, thế là mọi người tung cửa chạy, thầy trò tôi cũng theo họ bén gót, bây giờ tôi mới thấy việc nhặt đôi dép lúc chiều hôm trước bây giờ có công dụng vì còn thì giờ đâu mà mang giày. Lẩn quẩn trong xóm mãi đến lúc nghe tin TT Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng, trước khi ra đến đường cái, tôi ném thẻ bài và căn cước quân nhân của tôi, hai vật không rời tôi nửa bước, xuống ao cá bên vệ đường. Trên đường đi tôi thấy một chiếc tàu màu hồng to lớn đang chạy ra hướng biển Cần-Giờ bị những quả pháo rờt trên sàn tàu, nhưng tàu vẫn lướt sóng không nao núng, mong rằng tàu ra khơi an toàn. Về đến nhà trọ, quân trang quân dụng đều bị khóm ấp tịch thu hết, bây chỉ còn vỏn vẹn quần short, áo thung màu cứt ngựa trên thân và đôi dép dưới chân, TS1 Hiến còn tệ hơn tôi là đi chân trần. Hai thầy trò cám ơn và từ giả chủ nhà cùng mọi người lên đường kẻ về Biên-hòa, người về tận Hố-Nai.

Ra đến đường đám du kích súng đạn đầy mình, tay mang băng đỏ nhan nhản khắp nơi. Đi được một đoạn bắt gặp một người đi vespa chạy tới, tôi xin đi nhờ ra xa lộ, tôi hỏi thăm người chủ xe về đâu, anh ấy bảo về Thủ-đức, chúng tôi mừng thầm, nhưng khi tới nhà máy xi măng Hà-tiên có một chốt chặn, xe dừng lại, một người vai mang súng, tay băng đỏ đến hỏi chúng tôi đi đâu và trình giấy tờ cá nhân, tôi bảo chúng tôi về nhà và không có mang giấy tờ theo. Tên mang súng nhìn chúng tôi từ đầu đến chân chắc nghỉ chúng tôi là những người chạy giặc và cuối cùng phất tay cho đi. Được một đoạn chắc chủ xe hơi lo ngại, chưa đến ngã tư Thủ-Đức đà bỏ chúng tôi xuống, Chúng tôi cám ơn và tiếp tục cuộc hành trình hướng về Biên-Hòa, đến ngã ba Tân-Vạn chúng tôi ngậm ngùi chia tay, rồi đây không biết ngày nào lại gặp nhau vì cuộc đời đã quay một góc 180 độ. Cuối cùng rồi cũng đến nhà, dưới ánh đèn đường hàng xóm nhìn thấy tôi đều hân hoan thăm hỏi, ai cũng tưởng tôi tiêu rồi vì Long-Thành đã thất thủ vào chiều 27-04-1975.

Viết xong April 21-2011
Cưụ Trung-Úy HUỲNH VĂN THÔIBan CTCT Chi-khu Long-Thành


Kon Jơ Rây đi… là nhớ!

Thứ bảy - 09/08/2014 06:08
Với tình yêu thiên nhiên luôn hiện hữu và bản tính luôn muốn tìm tòi, khám phá những điều mới mẻ trên khắp mọi miền và nhất là nơi mình đang sinh sống... Điều này đã từng thôi thúc chúng tôi thực hiện nhiều chuyến du hành và cứ như thế, mới đây chúng tôi đã thực hiện một hành trình đến với làng Kon Jơ Rây theo cách trải nghiệm của riêng mình...


Kon Jơ Rây đi… là nhớ!
Kon Jơ Rây đi… là nhớ!
Sâm Dây Kon Tum

Với tình yêu thiên nhiên luôn hiện hữu và bản tính luôn muốn tìm tòi, khám phá những điều mới mẻ trên khắp mọi miền và nhất là nơi mình đang sinh sống... Điều này đã từng thôi thúc chúng tôi thực hiện nhiều chuyến du hành và cứ như thế, mới đây chúng tôi đã thực hiện một hành trình đến với làng Kon Jơ Rây theo cách trải nghiệm của riêng mình...  
Từ thành phố Kon Tum theo Quốc lộ 24 khoảng chừng 10km, rẽ phải hơn 1km nữa là có thể đến làng Kon Jơ Rây (hay còn gọi là Kon Rây). Làng khá rộng và yên bình, là nơi định cư lâu đời của người dân Ba Na hiền hành, chất phác. Những nếp nhà sàn ngói vảy mộc mạc nằm xen kẽ với những ngôi nhà xây ngăn nắp, sạch sẽ không chỉ quây quần bên mái nhà Rông to lớn mà còn trải dài theo con đường mòn nhỏ xuống triền sông. 
 
Nếu chỉ đến để tham quan tìm hiểu về đời sống, văn hóa của làng thì các bạn có thể thong thả dạo bước trên những con đường làng rợp bóng mát, trò chuyện cùng người dân về cuộc sống thường nhật, cũng như những mẩu chuyện vui buồn trong việc dựng làng, lập ấp tự bao đời nay.
Còn như muốn khám phá về phong cảnh thiên nhiên và cách thức canh tác nương rẫy truyền thống, các bạn hãy nhờ một người dân trong làng - người thông thạo mọi con đường mòn lớn nhỏ nơi đây để có thể thỏa mãn tính ham khám phá của mình trên một vùng đất mới…, và may mắn thay, đoàn chúng tôi đã được thôn trưởng của làng là Pa Hồng - một người rất am hiểu văn hóa của dân tộc mình và dĩ nhiên là người con của làng được sinh ra và lớn lên ngay trên mảnh đất này, do đó những con đường mòn như những “mê cung” trên đồi núi trập trùng đã như nằm lòng bàn tay ông. Ngay khi mọi người đã sẵn sàng cho một ngày đi bộ dã ngoại, ông liền hướng chúng tôi men theo một con đường nhỏ ngoằn ngoèo ngay phía sau làng để lên một quả đồi bằng phẳng và từ đó chúng tôi có một ngày khám phá thi vị vô cùng.
Con đường mòn nhỏ này là lối đi ra nương rẫy của dân làng Kon Jơ Rây và là con đường đi tắc ưa thích được người Ba Na ở các làng thuộc xã Hà Đông, Hà Tây (huyện K’bang, Gia lai) lựa chọn mỗi khi đi học, tham dự lễ hội với họ hàng hoặc đi công việc, mua sắm ở thành phố Kon Tum...Và như để minh chứng cho lời giới thiệu của Pa Hồng, hôm ấy đoàn chúng tôi đã đồng hành một đoạn đường cùng 3 nam sinh trường DTNT Kon Tum về thăm làng ở xã Hà Đông trong dịp nghỉ hè. Thật ngạc nhiên, khi các em cho biết là để về đến làng phải mất 3 ngày cắt rừng lội suối, tối gặp làng thì xin vào nghỉ nhờ, sáng hôm sau lại đi tiếp. Thấy cánh dân thành phố chúng tôi boăn khoăn, một em cười nói: “Chúng em quen rồi mà, đi vầy không mỏi đâu, đi có 3 đứa vừa đi vừa ôn chuyện hồi nhỏ còn ở làng và là để luyện thể dục luôn ấy mà…”. Qua những câu chuyện nhỏ cùng các em, chúng tôi lấy làm ngưỡng mộ cho sự can đảm, tâm hồn lạc quan luôn yêu thiên nhiên núi rừng quê hương của mình nên các em đã chọn lộ trình này về làng và cũng là để các chàng trai trẻ cùng nhau trải nghiệm bản thân khi có cơ hội…
Chia tay các em tại một ngã rẽ trên đỉnh đồi rộng, khá bằng phẳng, chúng tôi đứng nhìn cho đến khi những cái áo trắng khuất vào rừng cao su non chừng 6, 7 năm tuổi đang bắt đầu cho thu hoạch mủ, mà trong tôi còn đọng lại hình ảnh trong sáng của 3 cậu học trò nhỏ, tôi thấy vui vui khi chợt nghĩ những người con núi rừng này mai sau trưởng thành, trong hành trang đường đời của họ không những sẽ có cùng nhau những kỉ niệm về đời học sinh vô tư của mình mà còn có vô số trải nghiệm thú vị trên những con đường mòn quanh co này, để rồi các em càng thêm yêu buôn làng, quê hương, đất nước…
Vừa qua cánh rừng cao su xanh non mơn mởn, là những thửa ruộng bậc thang hiện ra, chúng tôi thấy một nhóm thanh niên khá đông đang cùng nhau chuẩn bị ruộng để gieo trồng. Đột nhiên, Pa Hồng đã làm cho cả nhóm ồ lên thích thú khi phát hiện ra phong tục đặc biệt ở nơi này, ông đưa tay chỉ ngôi nhà bên thửa ruộng và nói: “Các cháu hãy nhìn ngôi nhà nhỏ đằng kia, và những túp lều dọc theo sườn đồi mà chúng ta đã đi qua nữa, đó chính là những nơi dành riêng cho các cặp vợ chồng và trai gái “yêu nhau” đấy, ở làng mình chuyện “sinh hoạt” như vậy chỉ ở trên rừng, trên rẫy thôi, không được phép làm ở làng đâu, ai vi phạm là bị Yàng phạt đấy…”.
Câu chuyện đã làm chúng tôi tranh luận sôi nổi và lý giải một cách nghiêm túc…Theo chúng tôi, có lẽ người Ba Na xưa, mặc dù theo cách suy nghĩ vẫn còn lạc hậu của mình đã đưa ra những phong tục tưởng chừng như vô lí nhằm ngăn chặn những điều không may xảy đến với cộng đồng…, nhưng thiết nghĩ điều này cũng là nét văn hóa đẹp, bởi lối sống mật tập đông đúc xưa kia và ngày nay nhiều gia đình đông con với nhiều thế hệ vẫn còn sống dưới một mái nhà, chưa có phòng ốc riêng tư thì phong tục này được đặt ra cũng là một điều dễ hiểu...
Và thật thi vị nếu bạn bắt gặp hình ảnh rất đỗi thân thương, bình dị khi trông thấy một bé gái mắc võng ru em dưới vòm lá mát thay cho bố mẹ đang làm đồng hay cụ già bình thản ngồi ngay bên vệ đường, đan lấy đồ dùng cho mình, trông cuộc sống của họ thật thanh bình, êm ả.   
Lộ trình trải nghiệm của chúng tôi thật sự cuốn hút, không chỉ những câu chuyện chứng kiến, nghe kể mà còn là một ngày được chỉ dẫn trực tiếp về những loại hoa, quả, rau đủ loại trong rừng. Pa Hồng đã chỉ cho chúng tôi cách phân biệt một số loại rau, quả mà người Ba Na thường dùng làm thực phẩm hàng ngày và những loại rau, quả không ăn được. Rồi, đôi lúc chúng tôi dừng lại vài phút để hít lấy hương thơm nồng nàn của loài hoa Dủ dẻ mọc ven đường, lấy đá đập hạt cây Kơnia để nhấm nháp, có lẽ do được biết về truyền thuyết nổi tiếng của loài cây đặc biệt trên Tây Nguyên này nên chúng tôi cảm thấy rất sung sướng vì được tận mắt nhìn thấy và được nếm thử vị hạt béo ngọt của nó,… Cứ như thế chúng tôi đi một quãng đường khá xa mà không cảm thấy mệt mỏi, trái lại càng cảm nhận thấy sự phấn khích của cả nhóm khi được khám phá biết bao điều kì lạ nơi này…
Khi mặt trời vừa đỉnh đầu, chúng tôi cũng dừng chân ăn trưa trong một túp lều bên khe núi, một bên là rẫy sắn cao sản rộng mênh mông ngút ngàn xuống triền sông Đăk Bla, còn bên kia là vạt rừng thưa, đầy cỏ tranh và cây bụi, tôi nghe như có tiếng suối róc rách đâu đây, tiếng gió thổi nhẹ miên man và tiếng chim gõ kiến mổ vào thân cây đều đều trong không gian tĩnh lặng, khiến hai mắt tôi cứ ríu lại…
Và trước khi chuẩn bị đi xuống bờ sông Đăk Bla, nơi có những con thuyển độc mộc đang chờ đưa chúng tôi xuôi dòng trở lại làng Kon Jơ Rây theo đường thủy, thì Pa Hồng chỉ tay trên đỉnh núi nói: “Nếu mình đi hết đỉnh núi đó thì sẽ đến làng Kon Kơ Xâm xưa kia - ngôi làng của người Ba Na và là nơi định cư của các cố đạo người Pháp (được Cố An - L.M. Pierre Dourisboure miêu tả khá tỉ mỉ trong cuốn tự truyện Dân làng hồ (Les sauvages Bahnars)). Bây giờ dấu tích xưa của làng đã không còn nữa, dân làng đã đi tứ tán khắp nơi, có thể họ đã gặp những thảm họa mà theo truyền thống bắt buộc phải bỏ làng mà đi như: Làng bị hỏa hoạn, bị làng khác tấn công và có thể đa số đã bị bắt làm nô lệ hoặc làng có nhiều người chết bất đắc kì tử, dịch bệnh…”.
Thông tin trên khá thú vị, đã đưa chúng tôi về thửa xa xưa, khi người dân đồng bào thiểu số nơi đây còn sống trong cảnh hồng hoang thiếu thốn, lạc hậu, sống chủ yếu là nhờ săn bắn, hái lượm và lúc nào cũng nơm nớp lo sợ các làng mạnh tấn công chỉ vì một xích mích nhỏ hay họ muốn cướp lấy của cải và bắt người làm nô lệ làm cho gia đình ly tán khắp nơi…Một chút hồi tưởng thế thôi đã khiến tôi không khỏi ngậm ngùi khi nghĩ lại cuộc sống không mấy bình yên của người ĐBTS trên vùng đất này ngày trước…Và mừng thay cuộc sống ngày nay của họ đã từng bước ổn định, họ đang được bảo vệ, được định hướng phát triển và làm giàu trên quê hương của mình bằng những kỹ thuật canh tác tiên tiến.
Đang miên man với những dòng suy tưởng trên con thuyền độc mộc nhẹ lướt êm đềm, thì thuyền chúng tôi đã cập bến làng Kon Jơ Rây sau hơn 40 phút xuôi dòng. Thật đáng yêu khi được chứng kiến lũ trẻ đang nô đùa ầm ĩ ở bến sông, nơi những chiếc thuyền độc mộc được buộc chùm với nhau, còn bên kia thả tự do xòe ra như chiếc quạt khổng lồ trên dòng nước mát. Dừng lại mươi phút nơi bến sông trong buổi chiều hoàng hôn ráng đỏ, trò chuyện với dân làng, hoặc quan sát buổi sinh hoạt thường nhật của họ...Với những giây phút yên bình như thế chắc chắn khi rời làng bạn sẽ mang nỗi nhớ khôn nguôi./.
Tác giả bài viết: Nhật Trường - Sưu Tầm
Nguồn phát: samtuoingoclinh.com

Đọc thêmhttps://kontumquetoi.com/2013/07/27/lang-kon-jo-ray-kontum/