Chiến đoàn 100 - bản đồ
Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc . . . (Lời Mở Đầu Của Tuyên Ngôn Độc Lập Mỹ)
Saturday, September 26, 2020
Chiến đoàn 100 - phần 3.
"Lúc 1900, tàn quân của CĐ tập họp lại để đánh trận cuối cùng: mở đường máu từ KM 15, để thoát khỏi cái bẩy thép đã nhai họ thành từng mảnh trong sáu giờ qua sau khi đã gậm nhắm (gnaw) họ trong 6 tháng qua.
Khi màn đêm vừa phủ xuống, khắp nơi đầy ánh lửa khi lính Pháp bỏ lựu đạn cháy vào nòng đại bác để phá hủy, đổ xăng vào xe và trang bị để đốt, và bắn những súng ko giật và đại liên trước khi phá hủy chúng .
Đoàn quân rút lui theo thứ tự: TĐ 1, TĐ 2 và các lính pháo thủ và các tàn quân của TĐ 520 đi đoạn hậu. Một lần nữa, bóng tối là bạn của lính Pháp; thay vì rút về hướng tây tới km 22, họ đi về rừng rậm hướng nam. Trên lộ vẫn còn các TB bị thương ở chân đang đánh trận cuối cùng của cuộc đời.
Lính VM đã nhanh chóng tràn lên đường để tịch thu chiến lợi phẩm vì họ biết máy bay Pháp sẽ ném bom vào khu vực phục kích một khi tù binh của CS đã an toàn rời khỏi con lộ. Vào lúc hừng đông hôm sau, trên lộ chỉ còn xe cộ hư hỏng và xác lính Pháp bắt đầu thối rửa dưới mặt trời.
Trong số người Pháp bị thương, bỏ sót bởi VM, có ĐT Barrou. Trong hai ngày, ông trốn trong bụi rậm gần nơi ông bị thương, rán lết đau khổ về phía một xe Dodge cứu thương - nơi hai lính Miên đang hấp hối rên rỉ, để uống ít nước từ can đựng xăng(jerrycan) của xe. Vào ngày 26/6, một nhóm lính Pháp xuất hiện, họ là tàn quân của CĐ. Họ làm băng-ca cho ông và bắt đầu đi bộ 50-dặm tới Pleiku. Chỉ ba giờ sau, cả toán lọt đúng vào một ổ phục kích của một toán thám kích VM: cả toán bị giải về trại TB.
Trong lúc đó, đoàn quân đã phá vòng vây ở KM 15 và vào rừng sâu nhưng rất khó khăn vì quá đông người. Chỉ trong giây phút, VM bắt đầu chạy đua với đoàn quân tới KM 22 hầu hủy diệt nó. Lúc 1930 , các TĐT đã quyết định chia đoàn quân thành từng trung đội - mỗi toán dưới quyền một sq hay hsq.
Thật là cơn ác mộng khi các trung đội hay cá nhân phải dùng lưởi lê hay dao đi rừng (bush knife), hay dùng tay để nhổ các bụi rậm, trong khi gai gốc (thorn) xé rách quần áo họ. Nhiều ng đã gục ngã vì kiệt sức để rồi sau đó bị giết bởi Thượng Cộng (marauding mountaineer).
Hàng trăm ng bị lạc đường trong đêm 24/6 nhưng khi hừng đông ló dạng, TĐ 1 Korea lại dẫn đầu đoàn quân. Với đ.đ. 3 bọc hậu, TĐ đã bẻ gẫy ba đợt tấn công của VM từ 0630 tới 0830 của ngày 25/6 trong vòng 5 km từ KM 22. Lúc 0800, đ.đ. 4, đi đầu đoàn quân đụng với một toán VM phục kích họ, giết 12 VM.
Lúc 1130, trời xanh bắt đầu chiếu sáng xuyên qua các tán lá, và có gió mát .
"Ai đó?" (Qui va là?)
"Đừng bắn ... người Pháp!" (Ne tire pas...Francais!)
Từ một lùm (clump) cây ở trước đ.đ. 4, ba lính mặc đồ xanh rằn ri tác chiến (motley-green battle-dress) xuất hiện với tiểu liên cầm tay - đó là lính Dù của CĐ Dù số 1 tại KM 22.
Lính của TĐ 1 Korea nhào về phía trước, ôm lính Dù và khóc, vì kiệt sức, vì sợ hãi, vì biết ơn đã được cứu sống. Dù họ sống nhưng CĐ 100 đã khai tử ngày 24/5 tại KM 15.
KM 22 cũng ko giữ được lâu và lính Dù giữ nó nhằm thu nhặt những tàn quân của CĐ 100. Vì họ đi lộn xộn/straggle (những thành phần cuối cùng chỉ đến lúc 1900 sau khi đi bộ và chiến đấu trong 40 giờ ko nghỉ và gần như ko thức ăn), họ được gửi về đèo Mang Yang, nơi CĐ 42 của ĐT Sockel thanh lọc và chuyển kẻ bị thương về Pleiku. Thật kỳ diệu Đ.U. Léouzon lại xuất hiện với tàn quân của đ.đ. 1 của Tr.đ. Thuộc địa, với áo và giày trận, quần dài đã bị xé rách bởi gai rừng.
Về phía VM cũng phải nghỉ lấy sức, sau khi lấy các chiến lợi phẩm từ đoàn xe, gửi kẻ bị thương của họ về An Khê, và tiếp nhận 1 t.đ. tăng viện. Giờ họ sẵn sàng chiến đấu để hủy diệt CĐ Dù và CĐ 42, giờ rất chậm chạp vì thiếu phương tiện vận chuyển và nay thêm gánh nặng với tàn quân của CĐ 100.
Một lần nữa đoàn người lại bắt đầu, và lần này rút về Pleiku với thành phần sau: lính Thượng, lính Dù và các đv của CĐ 100, được tăng cường bởi một số chiến xa của Thiết đoàn 5 (biệt danh Royal Poland); họ di chuyển chậm chạp với bộ binh đi 2 bên đường. Vào chiều 26/6, CĐ 42 đã an toàn tới Phú Yên, 10 km tây của đèo Mang Yang và các dv còn lại của đoàn quân đi về đó .
Mục tiêu cho chiều hôm sau là cây cầu xuyên qua sông Dak Ya-Ayun, 12 km về phía tây; đi đầu vẫn là TĐ 1 Korea, đã lọt một ổ phục kích ở phía đông của cầu, xem hình. Một lần nữa, với yểm trợ của xe tank, đoàn xe vượt qua và mệt mỏi (wearily) đóng quân quanh cầu cùng chiều.
Vào 28/6 , đoàn quân có thể cảm thấy rằng họ sắp tới hậu cứ (home base). Đường 19 bây giờ đi qua một cánh đồng ngày càng mở rộng, vài dân làng đứng vệ đường và những cánh đồng đã cày cuốc bắt đầu xuất hiện. Pleiku chỉ còn 30 km. Vào lúc 1100 ngày 28, các phần tử đi đầu--hai đ.đ. của CĐ 42, tàn quân của TĐ 1 Korea, pháo đội 4 của VN (4th Vietnamese Artillery Group) và một trung đội của Thiết đoàn 5 - đã tới một điểm khoảng 3km từ giao điểm (junction) của đường 19 và 19-B, khi lần nữa những dấu hiệu bất thường (ominous) của 1 phục kích lại xuất hiện: im lặng tuyệt đối, ko thấy chim chóc, và những tảng đá to bỏ lộn xộn ngang đường (strewn seeming helter-skelter across the road).
Phe VM lần này là Tr.đoàn 108, tăng cường bởi TĐ 30 độc lập và thiện chiến; nhưng kẻ sống sót tại KM 15 đã có kinh nghiệm. Khi súng vừa nổ, lính của TĐ 43 và 1 Korea lập chu vi phòng thủ hai bên đường với tank của Thiết đoàn 5 lo mặt đường và pháo đội 4 của VN đặt ở giữa chu vi cùng với BCH của ĐT Sockel; xem hình 2.
Những xe tiếp tế nằm ngoài chu vi phòng thủ đã bị trúng cối và bazooka của VM và vài xe chỡ đạn đã phát nổ. Rút kinh nghiệm, tài xế các xe sau vẫn chạy, ủi các xe bị cháy xuống mương bên đường, dù phải cán lên đồng đội bị thương. Để lại 10 xe bị cháy và hàng chục ng chết và bị thương phía sau, đoàn xe đã vào chu vi phòng thủ lúc 1208. Lúc 1215, bộ binh VM chui ra từ đám cỏ xung phong vào đám tàn quân đã mệt mỏi của TĐ 1 Korea.
Một TĐ VM mới tăng viện tấn công khu vực tây bắc của chu vi, bảo vệ rất mỏng (thinny held) bởi đ.đ. 1; vì không có đại liên và ko đủ đạn cho vũ khí cá nhân và đã chết 20 người vào ngày hôm qua gần Dak Ya-Ayun. Tuy nhiên đ.đ. 1, dù chỉ có 60 ng đã chống lại 500 lính VM. Lúc 1235, lính VM đã tràn vào tới vị trí pháo binh, ĐT Sockel ra lịnh cho 3 tr.đ. của đ.đ. 2 phản công. Lúc 1300, đ.đ. này đã xung phong, vượt qua đường 19 dưới đạn địch và xông vào cạnh sườn của VM. Lần này đủ chỗ cho điều động, lại có tank, ko có lính công binh và tân binh, và lính pháo binh của VN trực xạ (round after round at point-blank range into the ennemy).
Lần này máy bay B-26 đã hoạt động hữu hiệu vì VM ở đồng trống; lần này VM phải rút vào rừng sau khi để lại nhiều xác cháy xém vì bom napalm.
Họ tập họp và đếm quân, đ.đ. 1 của TĐ 1 Korea đã chết 42 ng trong hơn 60 phút. Cuộc phục kích hôm trước làm chết 59 ng. 5 ngày đánh nhau trên QL-19 đã gây tổn thất nhiều hơn 2 năm chiến đấu ở Cao ly.
Chiến đoàn 100 - phần 4
...
"Nhưng khổ nạn chưa hết với cđ 100.
Sau khi đóng quân vô sự (uneventful) ở ngã ba (road fork) Dak Doa, họ đã tới Pleiku ngày 29/6, nơi họ gặp chỉ huy mới, ĐT Masse, và hạt nhân (nucleus) của bộ tham mưu mới. Đây là lần đầu tiên trong một tuần, cũng là đầu tiên tính từ tháng 12/1953 - quân nhân của CĐ mới có thời gian chăm sóc bản thân (take stock of themselve). Ai ai cũng đều: ko cạo râu, quần áo rách rưới, suy yếu (undermine) qua nhiều tháng bị kiết lỵ (dysentery), đầy vết thương (covered with sores), họ giống kẻ trốn trại (fugitive) từ trại tập trung hơn là một chiến binh chính quy. Thiệt hại của CĐ cũng đáng sợ (frightful): trong số 222 ng của đ.đ. chỉ huy, chỉ còn lại 84; các tđ Korea, tđ 2 Korea và tđ Khinh quân (Bataillon de Marche) của trung đoàn 43 với quân số 834 ng mỗi tđ lúc ban đầu (onset) này lần lượt tập hợp được (muster) 452, 497 và 345 ng; và tiểu đoàn 2 của trung đoàn 10 thuộc địa (2nd Group of the 10th Colonial Artillery) chỉ còn 215/474. TĐ này, vì mất hết súng, đã chiến đấu như bộ binh trong ngày 27 và 28/6. Thiếu tá Arvieux, chỉ huy, đã chết bên cạnh súng tại KM 15.
Thiệt hại về trang bị cũng nặng nề ko kém: 85/100 các xe, bao gồm trung đội cơ giới (armored car platoon); 100/100 pháo binh 105 ly, 68/100 trang bị về truyền tin và phân nửa (one-half) của súng máy và súng tự động. Tuy nhiên những ai sống sót đều còn vũ khí: một số có tới hai súng để sẵn sàng cho ng bị thương dùng khi cần.
... Với tình hình như vậy, ngày 2/7, CĐ lãnh trách nhiệm bảo vệ Tiểu khu Pleiku, sau khi TK này phải trả CĐ 1 Dù (First Airborn Group) ra Bắc và TĐ 4 Sơn Cước (4th Mountaineer Bataillon) ra bờ biển miền Trung (ý nói vùng Bình Định, Quảng Ngải -- Tài).
Trong khi đó, BTL Vùng đã bắt đầu góp nhặt trang bị cho CĐ - ba xe jeep cho đv này, sáu xe tải cho đv kia, và ba khẩu 105 ly cho trung đoàn 10 Pháo Thuộc Địa. Một đv tăng viện nhỏ của trung đoàn Korea cuối cùng cũng tới; ng lính của CĐ đã nghỉ ngơi, ăn và làm công việc hàng ngày như người máy (automaton); nhưng điều mà họ quan tâm nhứt là chiến tranh đã hết. Và, đúng như vậy, chiến tranh đã sắp hết. Tại Genève xa xôi, các chánh khách đã thảo luận các chi tiết cuối của ngừng bắn. Tại Pháp, TT Pierre Mendès-France đã hứa sẽ có ngưng bắn trong một tháng hay CP của ông sẽ từ chức và hôm nay đã là 12/7.
(Còn tiếp)
Dịch từ trang 234-5 từ sách Street Without Joy.
kỳ 1: Lời kể của những chiến sĩ Đak Pơ
(GLO)- L.T.S: Gần 60 năm về trước, ngày 24-6-1954, trên đường 19, Trung đoàn 96 đã tiêu diệt hoàn toàn Binh đoàn Cơ động 100 (GM 100)-lực lượng tinh nhuệ nhất của quân xâm lược Pháp đang rút chạy khỏi An Khê. Đây là trận giao thông chiến lớn nhất trong suốt chiều dài kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc ta, là trận đánh mẫu mực về sự mưu trí, dũng cảm, là điển hình của nghệ thuật quân sự “lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn”, nhưng đến nay vẫn chưa có một tổng kết thấu đáo; những công trình đối với chiến thắng này còn mờ nhạt và chưa xứng với tầm vóc của một chiến thắng như một huyền thoại.
Sau khi đăng loạt bài của tác giả Văn Công Hùng và Bích Hà đề cập một số vấn đề về Di tích lịch sử chiến thắng Đak Pơ, Báo Gia Lai nhận được rất nhiều ý kiến của độc giả bày tỏ muốn được có thêm thông tin về chiến công lẫy lừng ấy. Về nội dung này, Báo Gia Lai đăng tiếp chùm bài Chiến thắng huyền thoại Đak Pơ: Vĩ thanh và khát vọng.
Thắp hương tưởng niệm đồng đội. Ảnh: Q.N |
Chặn đứng một binh đoàn tinh nhuệ
Chúng tôi vô cùng may mắn khi gặp được những người chiến sĩ Đak Pơ năm xưa-những người trực tiếp tham gia trận phục kích trên đoạn đường cầu Đak Pơ hiểm trở gần 60 năm trước. Đó là ông Đỗ Văn An và ông Đặng Công Quảng. Theo chân những người lính thăm lại chiến trường xưa trong một ngày đầu năm lất phất mưa và se sắt lạnh, chúng tôi càng thêm tự hào về chiến công oanh liệt vào bậc nhất ở miền Nam trong thời kỳ chống Pháp-trận-đánh-cuối-cùng mang tên Đak Pơ.
Đứng ngay trên mặt đường đoạn lưng chừng dốc Đói (thuộc địa phận xã Đak Pơ, huyện Đak Pơ-N.V), ông Đỗ Văn An (hiện thường trú tại 7/15, đường Lương Thạnh, TP. Pleiku)-một trong những chiến sĩ của Tiểu đoàn 40 nhận lệnh ôm khẩu ĐKZ nã thẳng vào chiếc xe tăng đầu tiên của địch nói với chúng tôi với giọng đầy hào sảng: Bây giờ ngẫm lại, chúng tôi càng hiểu và cảm phục hơn sự táo bạo của đồng chí Trung đoàn trưởng Nguyễn Minh Châu hồi ấy khi quyết định chặn đánh cả đoàn xe quân sự hiện đại vào loại bậc nhất lúc bấy giờ. Tôi lúc đó là chiến sĩ của Tiểu đoàn 40-Tiểu đoàn có nhiệm vụ chặn ngay chiếc xe đi đầu, không cho một chiếc nào lọt khỏi trận địa. Còn Tiểu đoàn 79 của ông Quảng thì phục kích ngay đoạn địch có ở trước mặt, tìm đánh trúng sở chỉ huy.
Theo lời kể của ông An thì đơn vị ông nhận được lệnh xuất kích lúc 12 giờ 30 phút ngày 24-6-1954. Lúc này, cuộc rút chạy của GM 100 vẫn đang rầm rộ, ồn ào. Càng đến gần cuối Đak Pơ, đường càng hẹp, bọn địch càng dồn ép, thúc nhau vượt nhanh, xe dồn lên, người bám sát nhưng kẻ địch không thể ngờ rằng chúng đã nằm trong trận địa phục kích.
“Xác định đây là trận đánh lớn, chúng tôi ai nấy đều nóng lòng chờ lệnh. Khi bộ phận tiền vệ của Tiểu đoàn 520 ngụy vượt qua cầu Đak Pơ-nơi Đại đội 68 làm nhiệm vụ chặn đầu cũng là lúc đồng chí Trung đoàn trưởng ra lệnh nổ súng-ông An hào hứng kể-Cùng với tiếng súng của bộ phận chặn đầu, cối 82, ĐKZ của các đơn vị cũng khai hỏa, nhằm thẳng vào các cụm xe, cụm địch đang xô đẩy nhau dưới mặt đường mà bắn. Tôi trong nhóm 4 người được lệnh tiêu diệt xe công binh và xe tăng đi đầu. Khi xe vừa trườn tới, 4 khẩu ĐKZ của chúng tôi đồng loạt nổ khiến chiếc xe bị đứt xích, nằm quay ngang chắn lối đi. Trong phút chốc, cả đoàn xe phía sau bị dồn ứ lại, lĩnh gọn những làn đạn cấp tập của ta. Lúc này, Đại đội 3 và hai trung đội của Đại đội 68 đã xung phong xuống mặt đường…”.
Ngày báo tử của GM 100
Con đường từ Pleiku đi Đak Pơ hôm nay sao ngắn lạ, khi câu chuyện giữa chúng tôi mỗi lúc một lắng sâu. Ngồi nghe người đồng đội năm xưa hào hứng kể chuyện, ông Đặng Công Quảng (hiện thường trú tại tổ 11, phường Hội Phú, TP. Pleiku) lâu lâu lại góp chuyện trong tiếng cười vang. Người chiến sĩ của Tiểu đoàn 79-tiểu đoàn nhận lệnh chia thành nhiều mũi, có nhiệm vụ đánh thọc sườn, chặn giữa đoàn vận chuyển địch, bản thân nhận nhiệm vụ đánh địch tại cứ điểm Mũi Nhung cách đây 60 năm chắc chắn có nhiều điều muốn nói.
Phía xa đó là cứ điểm Mũi Nhung. Ảnh: Q.N |
Kể lại chuyện GM 100 sa lầy, tan rã và thua một cách nhanh chóng ngay tại đoạn đánh của đơn vị mình, giọng ông Quảng đầy tự hào: “Nhận lệnh phát hỏa, chúng tôi vừa xuất kích là đã đánh trúng ngay tiểu đoàn đi đầu của GM 100, trong đó có cả sở chỉ huy của binh đoàn. Dù địch chống cự quyết liệt nhưng anh em chúng tôi vẫn bám sát, theo từng khu vực chia nhỏ chúng để tiêu diệt. Lúc này, một, hai chiếc xe tăng địch đã bốc cháy, việc này càng khích lệ tinh thần chiến đấu của toàn đơn vị. Đến khoảng gần chiều 24-6, trinh sát báo về là ta đã bắt được tên chỉ huy bị thương đang cố lẩn trốn, toàn bộ quân địch lọt vào trận địa phục kích đã bị tiêu diệt hoặc chạy tán loạn, xe tăng, thiết giáp, xe kéo pháo cháy ngổn ngang”.
Qua lời kể của ông Quảng, chúng tôi cũng đã kịp mường tượng thấy hình ảnh người chiến sĩ tuổi vừa đôi mươi Đặng Công Quảng ngày nào, dẻo dai, kiên cường bám trụ, tay kẹp khẩu trung liên hiên ngang xả hết 2 thùng đạn vào quân thù rồi xông lên đánh giáp lá cà. Ông Quảng kể tiếp, sau khi đánh tan đoàn địch rút chạy, đơn vị ông tiếp tục giữ vững trận địa, củng cố công sự ở các mỏm đồi đang chiếm lĩnh, hình thành các trận địa phòng ngự đồng thời tổ chức đánh bại các đợt phản kích của địch, sẵn sàng truy kích địch ngay trong đêm, cố diệt thêm nhiều sinh lực địch. Vì thế, từ cuối buổi chiều 24-6 trở đi, đơn vị ông đã tổ chức nhiều đợt truy kích địch, cho đến trưa 25-6-1954 thì dừng truy kích, tiếp tục nhận lệnh bao vây đánh địch ở cứ điểm Cheo Reo.
Sau những dòng hồi tưởng hào sảng về chiến tích năm nào, không ai bảo ai, cả hai ông An và Quảng đều bất ngờ dừng lại, hết trầm tư nhìn lên tấm bia tưởng niệm lại phóng tầm mắt về phía dốc Đói và Mũi Nhung-giờ đây đang trải một màu xanh bời bời sự sống. Sau một đỗi, hai ông mời chúng tôi về lại khu vực trạm phẫu thuật xưa-vị trí nay đã được xác định là nơi chôn cất 147 liệt sĩ, chỗ gần hồ Ktung, thuộc xã An Thành, huyện Đak Pơ bây giờ. Dợm bước chân theo sát hai ông, nhìn lên những mái đầu tóc đã pha sương cặm cụi bước chậm chạp, lòng chúng tôi vương những bùi ngùi…
Quốc Ninh-Thu Huế
Trận Việt Minh phục kích tiêu diệt gọn chiến đoàn (Groupement Mobile hay G.M.) 100 của Pháp tại đèo An Khê thuộc QL 19 , đã được ghi vào quân sử Pháp và VNCH , và đã được mô tả rõ ràng trong quyển Street Without Joy của Bernard Fall (hiện tôi đang có), từ trang 185-250, nhưng lại bị lảng quên trong quân sử của CSVN đến độ hiện nay người ta ko biết mồ mả của các liệt sĩ đã chết trong trận này, trong khi đó, người Pháp đã lập bia bia kỷ niệm tại đèo An Khê .