Monday, September 28, 2020

Chiến đoàn 100 - bản đồ










 Trận phục kích tại Đèo Chu-Dreh.

. . .

Cuộc HQ mang tên "Forget-Me-Not" dự định quét sạch quân chính qui VM đã xâm nhập từ phía nam và nay gần như chặn đứng (interdict) QL-14 giữa Pleiku và Ban Mê Thuột (BMT). Ẩn núp (nestle) vào một rặng gồm những đồi thấp phủ đầy rừng, Chu-Dreh, hầu như nằm giữa hai tp này, quân VM đã phát triển/mạnh thêm, thông qua việc nhồi sọ (indoctrination) các dân thượng gốc Rha-đê của Bình nguyên Darlac. Giờ đây mọi đoàn xe (convoi) tiếp tế từ BMT đến các vị trí ở phía bắc đã trở nên một cuộc hành quân lớn đều hỏi phải có pháo, tăng và máy bay.

Một cuộc HQ như "Forget-Me-Not",vì vậy, phải có sớm hay muộn, nhưng tiến hành vào lúc nào trong trong thời khắc riêng biệt này, khi binh sĩ vừa thoát chết* khỏi nanh vuốt của thần chết (escape from the jaws of death), thì chưa rõ ràng (questionable). Trung tá Sockel, chỉ huy Chiến đoàn 42 (Sơn cước), đã tranh cải với BTL Quân khu ở Nha Trang cho tới ngày trước khi cuộc HQ được phát động, nhưng Quân khu vẫn giữ quan điểm (adamant). Vì tàn quân (remnant) của Tiểu đoàn Khinh chiến (Bataillon de Marche) của trung đoàn 43 đã về với trung đoàn của họ để tái trang bị (refitting) và TĐ 2 Korea được lịnh bảo vệ Pleiku, nên tđ 1 Korea phải tham dự (join in the fray). Quân số lúc này khoảng hai đại đội rưỡi (two-and-half) bộ binh. Binh sĩ đã quá mệt mỏi (exhausted) sau bảy tháng chiến đấu liên tục ko nghỉ ngơi trong một khí hậu làm cho suy yếu (debilitate); hai đại đội được chỉ huy các trung úy (lieutenant) trẻ, và phần lớn các trung đội bởi trung sĩ. Tin tức về TĐ lại đi hành quân được tiếp nhận với hoài nghi (incredulity).

"Trời ơi, họ muốn giết đến người cuối cùng," hạ sĩ (corporal) Cadiergue nói , đã từng có hai huy chương (citation) tại Triều Tiên năm trước.""Chúng ta đã chưa làm đủ?" (Haven't we done enough).

* Họ đã bị phục kích nhiều lần trong tháng 7/1954 trên đường từ An Khê đi Pleiku, đã kể ở các phần trên.  

Vào ngày Quốc Khánh Pháp, 14/7/1954, chiến đoàn 42 gồm ba TĐ bộ binh sơn cước hay sơn chiến (mountaineer infantry) của CĐ 42, pháo đội 4 Việt Nam (Vietnamese Artillery Group), TĐ 1 Korea, một chi đội tăng cường của chi đoàn 3 thuộc thiết đoàn 5 (5th Armoured Calvary) - có biệt danh "Royal Poland", lên đường lần nữa. Lần này họ đi về hướng Nam của Pleiku, mục tiêu đầu tiên là đồn Ea Hléo, 85 km nam Pleiku, trú đóng bởi một đ.đ. bộ binh sơn cước + 30 lính địa phương. Lúc hoàng hôn ngày 16/7, phần lớn CĐ đã tới đồn này. Ngày N là ngày 17/7/1954.

Lúc 0430, TĐ 1 sơn chiến của CĐ 42 xuất phát, kế đó lúc 0500 là TĐ 1 Korea. CĐ 42 và TĐ 1 Korea từng chiến đấu trên QL 19, và họ áp dụng mọi đề phòng để khỏi bị tấn công bất ngờ. Cả đoàn tiến từng bước nhỏ (advance by short leaps), với đại bác bắn dọn đường cho tới khi đoàn quân tới một vị trí phòng thủ mới. Và đại bác di chuyển từng khẩu dưới sự bảo vệ của chiến xa. Dùng phương pháp này, đoàn xe đã tới Ban Ea Ten, một làng nhỏ ở 2 km bắc đèo Chu-Dreh, lúc 0800. Tới lúc này, ko có dấu hiệu của địch.

Thứ tự tiến quân được đảo ngược với TĐ 1 Korea bọc hậu, ở lại Ban Ea Ten với pháo đội 4 VN, trong khi các TĐ sơn chiến chuẩn bị tiến vào đèo Chu-Dreh. Trong khi phần lớn những đoạn đã đi qua đều trống trải hai bên, ở đèo này núi non đã khống chế con đường và hạn chế tầm nhìn. Tóm lại, giữa Pleiku và Ban Mê Thuột, đây là vị trí phục kích lý tưởng nhứt.

Cẩn thận tỏa rộng ra hai bên đường (carefully fanning out on both sides of the road), TĐ 1, 5 và 8 Sơn Chiến tiến vào đèo với súng đã lên đạn, tìm kiếm dầu hiệu nhỏ nhứt hay ngụy trang ko khéo, giúp họ phát hiện địch - nhưng mọi thứ đều yên tỉnh (nothing stirred). Chiến xa và half-track, hình 2, của chi đội thiết giáp chạy tới chạy lui để bảo vệ đoàn quân, và vào 1015, các đv đầu của các TĐ này đã tới cuối đèo, vô sự (unscathed). Tới 1030, BCH của CĐ 42 rời Ea Ten và bắt đầu qua đèo và lúc 1115 TĐ 1 Korea bọc hậu và pháo binh nhận lịnh bắt đầu vượt đèo.

Lịnh này đã được HỦY BỎ (countermand) năm phút sau, và pháo binh, trái lại, đã nhận lịnh gấp để bắn (received urgent orders to execute a fire mission). Máy bay L-19 đã khám phá điều gì tình nghi ở nam và tây của đèo. Đại bác ngừng bắn lúc 1145 và đv pháo binh nhận lịnh vượt đèo. Lúc 1200, chi đội chiến xa đã gặp các đv kể trên trong một đám mây bụi (do xe tạo nên) ở giữa đường từ Ea Ten và đèo, với đ.đ. 5 của TĐ 1 Korea đi đầu, đ.đ. chỉ huy ở giữa và đ.đ. 1 theo sau. 

Rồi việc phải tới đã tới. Lúc 1215, khi phần lớn đoàn xe (bulk of the convoy) rời đèo, những cối 60 ly, 81 ly dấu kỷ, và những khẩu không giật đáng sợ của VM (the feared Viet-Minh SKZ recoilless cannon) đã nổ với cự ly gần vào mục tiêu "mềm" - xe tải và jeep - của đoàn xe. Chỉ trong một chốc lát, hàng chục xe đã bùng cháy dữ dội (were blazing fiercely), tiếp sau đó những tiếng nổ vang điếc tay của những thùng xăng và đạn (ear-piercing crashes of exploding gasoline tanks and ammunition crates). Đ.đ. 4 của TĐ 1 Korea đã ko bao giờ có cơ may; nó bị kẹt giữa đèo, xem hình 1, nơi ko có đường mương, trong khi súng liên thanh của VM bắn vào họ đang giữa đường - như bia sống (as if on a target range). Nhưng sự hy sinh toàn diện (complete butchery) của đ.đ. 4 đã giúp đ.đ. CH và đ.đ. 1 một cơ hội chiến đấu. Dựa vào bờ tây của con đường, họ đã tìm cách về lại Ban Ea Ten, kéo theo kẻ bị thương với họ, gồm thiếu tá Guinard, TĐT, và trung úy Đ.Đ.T. đ.đ. 4.

Đ.đ. CH bắn cầm cự để đ.đ. 1 rút lui trước họ và kéo theo kẻ bị thương, và kế đó lập lại quá trình này.

Ở bên kia của đèo, CĐ 42 đã giữ vững, dù có 47 xe bị hủy. Một lần nữa, các máy bay ném bom B-26 xuất hiện, nhưng chỉ giúp họ ko nghe thấy tiếng kêu hấp hối của TĐ 1 Korea. Lúc 1235, chi đội chiến xa của CĐ 100, nhận ra rằng TĐ Korea ko thể đi theo pháo binh để rời đèo. Không chút ngần ngại, chi đoàn đã trở lại đèo mà ko có bộ binh tùng thiết.

Lính VM đã ko bắn họ bằng bazooka mà chúng dùng bộ binh với hy vọng cướp được súng và máy truyền tin quí giá. Lính Pháp phản công dữ dội, đã cứu TĐ 1 Korea khỏi bị hủy diệt. Lúc 1400, VM rút lui vào những đồi xanh thẩm của đèo Chu-Dreh.

. . .

Dịch từ : Street Without Joy của Bernard Fall .