Sau ngày 30.4.75 , rất nhiều dân miền Nam đã hành động như cô gái này .
. . .
" 2. Học tập tinh thần bônsevich Đỗ Mười, nữ đoàn viên Lý Mỹ đã vận động thuyết phục cha mẹ kê khai tài sản, cha mẹ chần chừ, cô trực tiếp đứng ra kê khai. Cô theo dõi bố mẹ cất giấu vàng bạc, của cải, báo cho tổ kê khai moi móc ra bằng hết. Lý Mỹ phát biểu trên báo: “Tinh thần Pavel Corsaghin sáng chói trong trái tim tôi! Tôi không cần vàng bạc, của cải, cha mẹ tôi bóc lột của nhân dân. Từ hôm nay tôi từ bỏ giai cấp bóc lột, bước sang cuộc sống mới, hòa vào dòng người lao động vinh quang xây dựng xã hội chủ nghĩa” (Báo Tiền Phong số 40,1978).
Khi cha mẹ vật vã than khóc, và dọa ra nước ngoài, Lý Mỹ tuyên bố nếu cha mẹ xuất cảnh, cô sẽ ở lại một mình, chấp nhận cuộc sống cô đơn để cống hiến cho lý tưởng cộng sản!
Nhật ký Lý Mỹ khép lại vào 3h sáng ngày 25/3/1978 như sau: "Má đã yên tâm rồi. Còn mình lại càng yên tâm hơn khi gia đình mình đã chấm dứt quá khứ từ ngày hôm qua để chuẩn bị bước vào tương lai. Mình không còn mặc cảm với bạn bè, nhân dân lao động vì gia đình mình không còn sống bằng nghề bất chính. Mình đã đấu tranh, đã thực hiện được lý tưởng, mơ ước của mình. Hãy cất cao tiếng hát, hãy tiến lên. Không có gì ngăn cản được bước tiến của mình. Mình trở lại phấn khởi rồi, vui quá..."
. . .
5. Về số phận của nữ Đoàn viên điển hình Lý Mỹ:
Cũng năm 1978, Lý Tích Chương, cha của Lý Mỹ bị bắt vì tội trốn đi nước ngoài, lúc đó, Lý Mỹ đang được đi Cu Ba dự Liên hoan thanh niên Thế giới. Khi về đến Sài Gòn, cô được vào trại giam thăm ba và ông được thả do sức khỏe suy sụp. Gia đình ông quyết định "ra đi". Ông Lý Tích Chương gửi lại một người Hoa 10 lượng vàng, dặn cứ để Lý Mỹ nếm cực khổ, khi không chịu nổi nữa hãy đưa cô số tiền ấy để cô vượt biên.
Sau 1975, đêm nào Lý Mỹ cũng phải sống trong nước mắt, cảnh đời quay quắt, bị đòi nợ. Ngôi nhà cha mẹ để lại bị chiếm mất, thay vì phải đấu tranh để trả lại tài sản cho cô, Lý Mỹ lại được động viên, “lý tưởng Đoàn không cần tài sản”.
Năm 1985, không thấy Lý Mỹ vượt biên, người bạn của gia đình mới trao lại 10 cây vàng cho cô làm ăn. Đến lúc ấy, Lý Mỹ mới biết, chuyến vượt biên của gia đình thành công. Nhưng trong thời gian ở trại tị nạn Malaysia, ông Lý Tích Chương lâm bệnh. Vào đúng hôm gia đình được chấp nhận đi định cư ở Úc, ông Chương mất. Tuy Lý Mỹ đã không bỏ Việt Nam ra đi như gia đình cô tiên liệu, nhưng cô cũng không trở thành một Pavel Korchagin như ước mơ. Như một thanh thép đã được tôi, Lý Mỹ tự chọn lấy con đường cho mình. Cô nữ sinh điển hình trong chiến dịch cải tạo tư sảnnăm 1978, 30 năm sau, lại trở thành một nhà tư sản. Lý Mỹ hiện cùng chồng, hoạ sỹ Nguyễn Văn Vinh, sở hữu bốn công ty kinh doanh trong lĩnh vực truyền thông và xuất nhập khẩu. Cô đã làm những hành động "của tư sản mại bản" mà chiến dịch X-1, X-2, X-3 diệt trừ sạch bách trước đây!"
(Trích Bên Thắng Cuộc của Huy Đức)
Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc . . . (Lời Mở Đầu Của Tuyên Ngôn Độc Lập Mỹ)
Saturday, October 3, 2020
Tài Trần : Tội ác của CS đối với kẻ thù cũng như đối với các đồng chí của họ khi những kẻ này dám nói lên chính kiến của mình - như Dương Bạch Mai đã bị ám sát bằng thuốc độc trong lúc họp vì ông chuẩn bị tham luận đả kích TQ ; và nhiều nạn nhân khác , kể lại trong bài này.
------
BS Bùi Ngươn Phiêu - Những Nhân Chứng Cuối Cùng
Khi quyển “Viết cho Mẹ và Quốc hội” của Ông Nguyễn Văn Trấn được nhà xuất bản Văn Nghệ cho ra mắt ở hải ngoại, rất nhiều bình luận gia đã góp ý phân tích về tài liệu này. Đây là một quyển sách đã gây nhiều chấn động ở trong nước và cả ở hải ngoại vì lần đầu tiên, vài chi tiết “thâm cung bí sử” trong sinh hoạt nội bộ của giới lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam được tác giả phơi bày trước công luận.
Ông Tôn Thất Thiện ở Canada là một trong những nhà bình luận thời sự có tiếng đã viết một bài ca ngợi việc làm của Ông Trấn. Ông Thiện có đề cập đến vài ý kiến dè dặt đối với lập trường của Ông Trấn và đã đề cao các sử liệu mà Ông Trấn đã trình bày. Một bình luận gia nổi tiếng khác, Ông Lâm Lễ Trinh, một nhân sĩ miền Nam từng giữ chức Tổng trưởng bộ Nội vụ thời chánh phủ Ngô Đình Diệm, đã gọi Ông Trấn dưới danh từ “hung thần Chợ Đệm,” một danh từ mà giới chánh trị miền Nam tham hiểu tình hình trong khoảng thời gian khởi đầu cuộc kháng chiến Nam bộ đã riêng tặng cho Ông Nguyễn văn Trấn.
Ông Trấn nay đã qua đời. Người viết bài này đã thực hiện tài liệu này từ lâu dưới tựa đề “Hiện tượng Nguyễn Văn Trấn” nhưng nhiều bạn thân đã đề nghị khoan cho ra mắt vì nhầm vào lúc Ông Trấn đang thực hiện báo chui “Người Sài Gòn,” một tờ báo đã từng làm nhức nhối giới cầm quyền trong nước. Phê bình Ông Trấn vào lúc đó là việc làm không ích lợi cho việc tranh đấu chung.
Trong quyển “Viết cho Mẹ và Quốc hội,” tác giả đã rất nhiều lần đề cập đến những bạc đãi mà người kháng chiến miền Nam đã phải đương đầu khi tập kết ra Bắc. Ông Trấn đã nêu lên trường hợp Ung Văn Khiêm, Bộ trưởng Ngoại giao Bắc Việt đã bị cho ra rìa vì một tuyên bố chung mà Ông Hồ Chí Minh đã ký với lãnh tụ cộng sản Tiệp Khắc Novotny. Lê Đức Thọ đã đổ trách nhiệm cho một mình Ung Văn Khiêm đã thảo văn thư mặc dầu nhiều người đã biết là ông Hồ Chí Minh đã có bút tích phê sự đồng ý trên dự thảo văn kiện này. Vì Lê Duẩn muốn bứng Ung Văn Khiêm ra khỏi bộ Ngoại giao nên Ung Văn Khiêm đã phải chịu mất chức để làm “dê tế thần.”
Ông Bùi Công Trừng đã từng có chân trong bộ Chính Trị, đã bị quản chế tại gia cho đến ngày chết. Dương Bạch Mai, có tiếng là thân Nga và chống đường lối thân Trung Quốc đã chết bất ngờ và mờ ám khi Chu Ân Lai sắp đến viếng thăm Hà Nội. Ông Mai đang dự cuộc họp Quốc Hội tại Nhà Hát Lớn Hà Nội đúng vào lúc ông đang sắp sửa đọc một diễn văn nảy lửa chống lại đường lối này. Diễn văn đã có sẵn trong túi áo nhưng trong giờ giải lao, ông đã đột tử khi chưa uống cạn ly bia của các đại biểu mời ông để mừng sinh nhật của ông vào ngày hôm sau.
Ông Trấn đã có ý muốn để Nam bộ cho người Nam trách nhiệm quản lý sau 1975, nhưng những người am tường chuyện cũ đã chua chát bảo nhau:
“Các ông đã ám hại bao nhiêu nhân tài miền Nam, còn đâu người để giúp các ông?”
Trong sách đã dẫn, Ông Trấn đã đề cập rất nhiều về sự góp công của ông trong những ngày bố trí khởi nghĩa ở Nam bộ. Ông không đả động gì về việc ông đã giúp Đảng Cộng sản Đệ tam thanh toán các nhà ái quốc đã từng cùng tranh đấu chống thực dân Pháp ở miền Nam. Ông đã làm việc đó để giúp đảng dành quyền độc tôn lãnh đạo. Ông không có một lời đề cập hay ân hận về các việc ông đã thi hành. Trái lại, nếu đọc kỹ những dòng ông viết, người hiểu chuyện có cảm tưởng là ông cố ý tự bào chữa việc ông làm vì những người ông thanh toán đã có lập trường đối nghịch với chủ trương của ông hay của Đảng của ông. Bàng bạc trong các đoạn văn, ông đã để rất nhiều thời giờ công kích lập trường của các đảng hay xu hướng đối phương khác, nhất là các người trong nhóm Đệ Tứ.
Thật ra, trong giới chánh trị thời Việt Nam Cộng Hòa, rất ít người biết đến ông Trấn. Ông chỉ được nhắc đến nhiều sau khi sách của ông đã được xuất bản ở hải ngoại. Trong giới đã từng tham gia tranh đấu ở miền Nam, ông Trấn đã được biết như là một cấp thừa hành được đảng tin cậy, một “thiên lôi” chỉ đâu đánh đó. Ông đã nhìn nhận chức vụ chánh thức của ông vào lúc khởi đầu là Giám đốc Quốc gia Tự vệ Cuộc.
Lúc Pháp chưa trở lại chiếm Sài Gòn, ngày 09-09-1945 người của Trần Văn Giàu là Lý Huê Vinh thuộc Quốc gia Tự vệ Cuộc, đã bao vây trụ sở Việt Nam Độc lập Vận động Hội để bắt Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo, Huỳnh Phú Sổ ở biệt thự đường Miche (tức Đường Phùng Khắc Khoan). Ông Huỳnh Phú Sổ đã thoát, nhờ sang được một nhà bên cạnh. Quốc gia Tự vệ Cuộc với sự trợ giúp của Mai Văn Bộ, đã dàn cảnh để bêu xấu Ông Huỳnh Phú Sổ bằng cách ngụy tạo chưng bày một rương đầy hình ảnh phụ nữ khỏa thân mà họ phao vu là đã bắt gặp trong khi lục soát nhà.
Trong đêm 23 tháng 9 năm 1945, ngày lịch sử mở màng cuộc Kháng chiến Cách mạng Mùa Thu ở Nam bộ, người bị giết đầu tiên, thây phơi trên đường Albert 1er ( Đường Đinh Tiên Hoàng) là ông Lê Văn Vững, bí thư vùng Sài Gòn-Chợ Lớn của nhóm Tranh Đấu và cũng là người phụ trách phát hành lại báo Tranh Đấu. Như vậy người Việt Nam đầu tiên đã bỏ mình trong cuộc Kháng chiến chống Pháp không do thực dân giết mà lại do Tự vệ Cuộc miền Nam thanh toán. Bà vợ của ông Vững đã tận tụy suốt đời nuôi con và mở một tiệm bán bánh mức trên đường Đinh Tiên Hoàng, gần góc đường Hiền Vương. Tiệm trương bảng màu vàng đề tên Lê Văn Vững chữ đỏ, để kỷ niệm người chồng vắn số. Một người con của ông Vững là Tiến sĩ Lê Tuấn Anh về sau đã học thành tài và có lần giữ chức Tổng trưởng Canh nông thời chánh phủ Trần Thiện Khiêm.
Vài ngày sau 23 tháng 09, 1945 nhà giáo Nguyễn Thi Lợi phụ trách báo Tranh Đấu cũng bị thủ tiêu ở Cần Giuộc, Chợ Lớn. Cuộc khủng bố trắng, săn bắt, ám sát các nhân sĩ ái quốc có uy tín nhưng không thuộc Đảng Cộng sản từ đó đã xảy ra hằng ngày, bắt đầu từ Bùi Quang Chiêu đến Hồ Văn Ngà, Trần Quang Vinh, Luật sư Hồ Vĩnh Ký và vợ là Bác sĩ Nguyễn Thị Sương (nguyên Thủ lãnh Phụ Nữ Tiền Phong)v.v... Nhà viết báo và cách mạng danh tiếng trong thời kỳ “Đông dương Đại hội,” Diệp Văn Kỳ, khi biết rõ ý đồ của Trần Văn Giàu, đã lánh mặt, mặc áo tu lên ở Tha La Xóm Đạo (Trảng Bàng) cũng bị bắt và sát hại trong đêm.
Một nhân tài có tiếng tăm khác bị thanh toán là Luật sư Dương Văn Giáo. Cái chết của ông Giáo có thể có liên can một phần nào đến cấp chỉ huy trực tiếp của ông Trấn, tức ông Trần Văn Giàu, Chủ tịch Ủy ban Hành chánh Nam bộ. Số là trước khi Nhật đảo chánh Pháp ngày 09 tháng 03 năm 1945, ông Trần Văn Giàu cũng như một số lớn các nhà cách mạng khác, đã bị Pháp cầm tù ở Trại Tà Lài (Bà Rá). Có thể vì nhu cầu chánh trị, để chống phá quân đội Nhật, giới cầm quyền Pháp ở VN đã nhận chỉ thị từ Pháp dàn cảnh để ông Trần Văn Giàu vượt ngục Tà Lài để ra ngoài hoạt động chống Nhật. Khi Nhật đảo chánh Pháp, trong các hồ sơ mật được giữ trong văn khố Sở Mật thám ở Catinat, văn kiện này được người Nhật tìm ra và ông Huỳnh Văn Phương là người được Chánh phủ Trần Trọng Kim cho phụ trách cơ sở bót Catinat đã có tài liệu về việc Trần Văn Giàu gặp gỡ với trùm mật thám Arnoux của Pháp. Trong một phiên họp của Mặt trận Quốc gia Thống Nhất ở nhà vợ chồng bác sĩ Hồ Vĩnh Ký, đường Phan Đình Phùng, ông Dương Văn Giáo lúc đó từ Thái Lan về, đã rút từ cập da ra tài liệu này cho các người hiện diện xem. Sau khi thảo luận, chính ông Giáo là người đề nghị không công bố tài liệu này để không làm mất uy tín ông Trần Văn Giàu để Mặt trận Việt Minh có thể lãnh đạo hữu hiệu việc chống Pháp lúc đó đang lâm le chiếm trở lại miền Nam. Quyết định sau cùng của buổi hội là giao cho Dương Văn Giáo đến gặp Trần Văn Giàu đặt vấn đề cải tổ Lâm Ủy Hành Chánh.
Khi Pháp, với sự thỏa thuận của quân đội Anh đang chiếm đóng, làm chủ được Sài Gòn nhưng còn bị bao vây trong thành phố, Dương Văn Giáo đã bị vu cáo là Việt gian và bị xử tử ở Cầu Bến Phân (Gia Định). Phần đông những người hiện diện trong buổi hội lịch sử kể trên như luật sư Hồ Vĩnh Ký và vợ là bà bác sĩ Nguyễn Thị Sương, Huỳnh Văn Phương, Hồ Văn Ngà, Huỳnh Phú Sổ, Lê Kim Tỵ... sau đó đã lần lượt bị giết chỉ trừ Vũ Tam Anh (sau bị Mật vụ chế độ Ngô Đình Diệm giết) và Nguyễn Văn Hướng.
Những người đã bị thủ tiêu không những phần nhiều đã hoạt động chung quanh vùng Sài Gòn, Chợ Lớn mà còn cả nhiều người ở các tỉnh xa ở miền Nam. Danh sách những người này như đã được ghi nhận từ lâu, chỉ chờ có cơ hội là được đem ra thi hành. Ông Trịnh Hưng Ngẫu (người được giới tranh đấu ở Nam biết tiếng không phải chỉ vì ông đã chế biến cho các xe chuyên chở sử dụng lò đốt than gọi là gasogen để thay thế xăng khan hiếm vào thời đó, mà do thành tích ông đã đá vô mông một cò Pháp nhân một cuộc bảo vệ ông Bùi Quang Chiêu từ Bến Nhà Rồng, Khánh Hội về tới nhà ở Phú Nhuận) đã cho biết là trong một cuộc gặp gỡ Trần Văn Giàu ở Thái Lan, ông Giàu đã khoe là ông có danh sách hơn 200 người cần thủ tiêu nhưng chưa thi hành kịp (!).
Một số đông những người này đã bị Tự vệ Cuộc của ông Trấn bắt giam trước khi Lâm Ủy Hành Chánh của Trần Văn Giàu rút khỏi Sài Gòn đi về miệt Tân An. Ông Trấn đã có đề cập đến việc này trong sách của ông (Xem trang 136) với lời khen (!) “Pháp cho nhảy dù xuống Hội đồng Sâm để giải thoát cho tù nhân mà ta giam ở đó. Có cái tốt là tù nhân không chạy theo Tây.” Tù nhân (!) được giao cho Phạm Hùng đem vào kinh Xáng và đi luôn xuống Cà Mau. Một số những người bị giam nầy đã thoát chết khi được ông Nguyễn Hòa Hiệp, chỉ huy trưởng của Đệ tam Sư đoàn, bắt buộc Tự vệ cuộc phải trả lại tự do, nhân lúc Sư đoàn này rút lui về Hậu giang. Người may mắn trong trường hợp này là ông Ngô Văn đã kể lại chuyện trong quyển “VIET-NAM, 1920-1945, révolution et contre-révolution sous la domination coloniale” xuất bản ở Pháp.
Riêng trường hợp ông Hồ Văn Ngà thì bị giết “nguội” về sau, khi ông bị giam ở Kim Quy, Đá Bạc, Rạch Giá. Cùng bị giam với Hồ Văn Ngà có ông Trần Quang Vinh, một nhân sĩ Cao Đài danh tiếng. Ông Nguyễn Thành Phương và Vũ Tam Anh đã tổ chức phá khám để giải thoát hai ông Vinh và Ngà nhưng chỉ cứu được Trần Quang Vinh. Hồ Văn Ngà hôm đó được một cán bộ giữ khám là học trò cũ mời về nhà dùng cơm! Ông Ngà sau đó bị giết ở Hòn Đá Bạc. Người viết bài đã có những phút vô cùng cảm động khi nghe ông Ngà đọc diễn văn nhân cuộc tập hợp lớn, ngày18-03-1945, mừng nước nhà thoát được ách thực dân Pháp, tổ chức ở Vườn Ông Thượng (lúc ấy còn gọi là vườn Bồ Rô) sau ngày 09-03-1945, ngày Nhật đảo chánh Pháp. Tờ truyền đơn của buổi tập hợp in màu đỏ đã được người viết trân trọng giữ nhưng sau đó đã được người nhà đốt khi Pháp trở lại chiếm Nam Bộ. Ông Hồ Văn Ngà đã nói với những người giết ông:
“Giết thì cứ giết nhưng đừng kêu qua là Việt gian.”
Những tội ác mà ông Nguyễn Văn Trấn cũng như những người khác như Nguyễn Văn Tây, Kiều Đắc Thắng, Kiều Tấn Lập, Cao Đăng Chiếm... đã thi hành, xét cho kỷ, chỉ là việc làm của cấp thừa hành. Trách nhiệm là do chủ trương của cấp chỉ huy. Những gương mặt nổi vào thời bấy giờ là Trần Văn Giàu ở miền Tiền giang, Hậu giang và Dương Bạch Mai ở miền Đông Nam bộ. Nhưng đứng sau lưng Trần Văn Giàu, những nhân vật có thực quyền là các cấp xứ ủy được gởi vào từ Hà Nội sau ngày 02-09-1945 như Hoàng Quốc Việt, đại biểu của Trung Ương Đảng hoặc Cao Hồng Lãnh, đại biểu Tổng bộ Việt minh, để đưa chỉ thị cho Trần Văn Giàu.
Dương Bạch Mai và Trần Văn Giàu là hai nhân vật công khai trong cuộc Cách Mạng Tháng Tám được nhân dân Nam bộ biết tiếng nhưng tên tuổi hai ông lại không thấy được ghi chép trong cuốn « Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam »! Cuộc lãnh đạo thật sự là do các ông Hoàng Quốc Việt được ông Hồ Chí Minh phái vào Nam và các ông Lê Duẩn, Tôn Đức Thắng như đã được ghi trong cuộc họp Xứ Ủy Nam bộ ở Cây Mai (Chợ Lớn) ngày 23-09-1945 và cuộc họp Xứ Ủy Mở Rộng ở Thiên Hộ (Mỹ Tho) ngày 25-10-1945 để đối phó với sự tấn công của Pháp.
Chủ trương và trách nhiệm thủ tiêu các phần tử ái quốc ngoài Đảng ở miền Nam, để đảng Cộng sản VN được độc quyền lãnh đạo phải được quy cho các thành phần kể trên. Chúng ta cũng có thể đi lần lên cao hơn nữa cho đến cấp Trung Ương ở Bắc bộ như Hồ Chí Minh và Trường Chinh. Việc này không phải chỉ là một ước đoán, nhất là khi quyết định này liên quan đến các đảng viên thuộc Đệ Tứ bị thủ tiêu vì các đảng viên cộng sản Việt Nam đã từng được huấn luyện theo chiều hướng đó:
Kể từ năm 1937, khi Stalin chủ trương phải tiêu diệt nhóm của Trostky(Báo Pravda ngày 14-02-1937) , chỉ thị này đã được các đảng viên cộng sản Đệ tam tuân hành triệt để. Năm 1939 ông Hồ Chí Minh đã viết ba bức thư từ Trung Quốc gởi về cho đảng viên trong xứ mà nội dung, từ ngữ giống như hệt bài báo năm 1937 của Stalin (Xem: Hồ Chí Minh Toàn Tập, tập 3, trang 97 và ba bức thư tiếng Pháp, ký tên là Line, đăng trong tờ báo Notre Voix, số tháng Sáu và tháng Bảy năm 1939). Đối với một người vốn đã hấp thụ văn hóa Đông phương Khổng, Mạnh như ông Hồ Chí Minh, ngôn từ quá thô được sử dụng trong ba văn kiện kể trên quả là một bất ngờ khó hiểu được, ngoại trừ phải được coi như là một ngôn ngữ dịch từ các bản văn của Stalin.
Trong cuốn Lịch Sử Đảng Cộng sản Việt Nam có đầy rẫy những loại chứng cớ bịa đặt để chứng minh việc khủng bố và bắt bớ nhóm các chiến sĩ Đệ Tứ trong đó có Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Phan Văn Chánh, Nguyễn Văn Số, Phan Văn Hoa (em của Hùm), Trần Văn Sĩ... để bị thủ tiêu tập thể. Tài liệu đã nói là các đảng viên này “lúc đó đang lẩn trốn” trong vùng Dĩ An. Những người “viết sử” Đảng hằng chục năm sau vẫn còn cố ý mạ lỵ những anh hùng đã chết. Sự thật trái lại đã cho biết là khi Pháp tái chiếm Sài Gòn, nhóm Đệ Tứ đã thành lập các toán võ trang chống thực dân. Khi bộ phận của Trần văn Giàu kéo ra khỏi Sài Gòn đi về hướng Bình Chánh, Tân An... thì một nhóm võ trang Đệ Tứ đã về tập trung và lập bản doanh ở vùng Suối Xuân Trường (Thủ Đức). Bộ đội của Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai thay vì lo đánh Pháp lại tìm cách bao vây giải giới nhóm này với chủ trương để thống nhất bộ đội võ trang. Nhiều người trong nhóm võ trang đã không đồng ý cho giải giới, nhưng nhiều người khác lại không muốn có chuyện đổ máu giữa người Việt với nhau. Cuối cùng 64 người trên 68 có mặt hôm ấy bỏ thăm chịu ở lại, chấp thuận chịu cho giải giới. Những liệt sĩ này không ngờ là họ đã tự trói tay để sau này bị giết tập thể ở Sông Lòng Sông (Phan Thiết).
Một trường hợp được biết nhiều nhất là cái chết của nhà cách mạng nổi danh ở miền Nam là ông Tạ Thu Thâu. Đối với các bạn trẻ hiện nay, tưởng nên nhắc lại cho rõ là Tạ Thu Thâu từng du học ở Pháp, đã hoạt động chánh trị lúc ở Pháp cũng như sau khi bị trục xuất về VN vì ông đã đứng ra tổ chức một cuộc biểu tình hơn 200 người ở Paris, trước Điện Elysée (Dinh Tổng Thống Pháp), phản đối việc án xử tử 13 chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng ở Yên Báy. Trong số 19 người cùng bị trục xuất về nước ngày 24-6-1930 trên tàu Athos II ở cảng Marseille có Tạ Thu Thâu, Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Tạo, Huỳnh Văn Phương, Hồ Văn Ngà, Lê Bá Cang, Phan Văn Chánh v.v…
Về đến Việt Nam, Tạ Thu Thâu đã cùng với những nhà cách mạng thuộc nhóm Đệ Tứ và Đệ Tam cho ra tờ báo Tranh Đấu (La Lutte) làm diễn đàn công khai chống thực dân Pháp. Trước khi xảy ra cuộc Cách mạng Mùa thu, ông đang tham dự công tác ở miền Bắc. Trên đường trở về Nam, khi đi ngang Quảng Ngãi ông đã bị bắt, ngày 18 tháng 8 năm 1945, bị giam ở đình Xuân Phổ và sau đó bị giết ở Cánh đồng Dương, bờ biển Mỹ Khê.
Tưởng cũng nên nhắc đến một sự kiện là vào thời buổi nầy hai nhân vật là Hoàng Quốc Việt, đại biểu Trung Ương và Cao hồng Lãnh, đại biểu Tổng bộ Việt Minh cũng được ông Hồ Chí Minh gởi vào Nam để mang các chỉ thị của đảng. Các đại diện này lên đường ngày 27 tháng 8, 1945 khi được tin Trần Văn Giàu “cướp chánh quyền” ở miền Nam, trong khi Tạ Thu Thâu đã bị bắt ở Quảng Ngải. Phái đoàn được của Hoàng Quốc Việt được cấp tốc phải vào Nam để “thống nhất Đảng bộ Nam bộ” nên chỉ dừng chân ngắn ở Huế và Quảng Ngải, Nha Trang, Phan Thiết. Việc này chứng tỏ chắc chắn là họ biết rõ (hay để đưa chủ trương của Hà Nội?) về việc Tạ Thu Thâu bị giam cầm khi họ đến Quảng Ngãi (Xem:Từ Đất Tiền Giang, Hồi ký của Nguyễn Thị Thập, trang 281- 285, Nhà xuất bản Văn Nghệ, thành phố Hồ Chí Minh, 1986). Ông Thâu không bị giết ngay mà còn qua một phen xét xử. Vào lúc đó đường dây điện thoại liên lạc với Hà Nội vẫn còn. Hôm sau, khi ông Thâu chết, đã có ký giả hỏi ông Hồ Chí Minh ở Hà Nội về việc này thì ông có trả lời là địa phương đã “giết lầm một người ái quốc.”
Năm 1946, khi được nhà văn Daniel Guérin ở Paris gạn hỏi về cái chết của Tạ Thu Thâu, ông Hồ chí Minh cũng tuyên bố:
“Tạ thu Thâu là người yêu nước tầm cỡ lớn. Tôi khóc cái chết của ông »
(Ce fut un grand patriote, nous le pleurons).
(Xem: Au Service Des Colonisés của Daniel Guérin, Éditions de Minuit, Paris)
Những ai đã từng biết rõ lề lối làm việc của các đảng viên Cộng sản ắt cũng biết là những quyết định hệ trọng bao giờ họ cũng phải tham khảo cấp trên. Như vậy quyết định thủ tiêu ông Tạ Thu Thâu không thể định đoạt do Từ Ty, một bí thư đảng và chủ tịch một vùng nhỏ như Tư Nghĩa. Chỉ thị quan trọng này chắc chắn phải do cấp xứ ủy Hoàng Quốc Việt hay do cấp cao hơn nữa ở Bắc bộ phủ chỉ thị cho Từ Ty!
Năm 1989, ông Trần Văn Giàu có dịp qua thăm Paris. Nhiều nhà cách mạng và các sử gia có một buổi gặp gỡ ông Trần Văn Giàu để tìm hiểu về các diễn biến khi ông Giàu tổ chức dành chánh quyền ở Nam bộ. Khi được hỏi về cái chết của ông Thâu, thì Trần Văn Giàu cho biết việc đã xảy ra không phải thuộc địa phương ông phụ trách. Ông cũng cho biết Tạ Thu Thâu đã từng là ân nhân đã giúp phương tiện cho ông sang Pháp nên chắc chắn là ông không có làm việc đó. Cụ Trần Văn Ân năm nay trên 96 tuổi hiện ở Rennes (Pháp) vẫn thường hay nhắc là ngày trước Tạ Thu Thâu vẫn coi Giàu như em út, mỗi lần đi Toulouse đều kiếm sách vở hay, đem cho Giàu và nâng đỡ Giàu trên đường học vấn.
Khi ông Giàu sang Pháp vào tháng 10, năm 1989 cũng nhằm lúc có hơn 100 nhân sĩ nổi tiếng ở Pháp và thế giới về sử học, văn học, nhân quyền đã đồng ký tên trong một bản kêu gọi phục hồi danh dự cho các ông Tạ Thu Thâu, Trần Văn Thạch, Nguyễn Văn Số, Phan Văn Hùm, Phan Văn Chánh, Huỳnh Văn Phương. Ông Giàu có hứa là khi trở về Việt Nam ông sẽ “rửa tiếng cho Tạ Thu Thâu, nếu Đảng Cộng Sản Việt Nam không chịu rửa tiếng.”
Riêng khi hỏi về các vụ thủ tiêu các nhà cách mạng khác như Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Phan Văn Số... hay Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ ở Nam bộ là vùng ông Giàu trực tiếp trách nhiệm thì ông đã tỏ ra rất lúng túng (Việc họp này vào ngày 17-10-1989 đã được quay phim, thu băng và còn được lưu giữ).
Việc thủ tiêu Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ, có thể quả quyết là ông Trần Văn Giàu không có phần trách nhiệm vì đã xảy ra vào ngày 16-04-1947, sau khi ông Giàu được gọi về Bắc và không được cho trở về Nam tiếp tục công tác. Việc nhúng tay vào tội ác giết giáo chủ Hòa Hảo đã được các nhân chứng nhìn nhận vai trò của Tự vệ Cuộc của ông Nguyễn Văn Trấn. Ông Huỳnh Phú Sổ lúc đó đang giữ chức vụ Ủy viên đặc biệt của Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Nam bộ từ chiến khu miền Đông trở về miền Tây theo lời mời của Trần Văn Nguyên, Ủy viên Quân sự và Thanh tra Chánh trị miền Tây của Việt Minh. Đây là một sấp xếp để Trần Văn Nguyên và Bửu Vinh đưa ông Huỳnh phú Sổ đến Đốc Vàng Hạ, thuộc thôn Tân Phú để ám hại. Đến tối, chính tám nhân viên thuộc Tự vệ cuộc đã tràn vào đâm bốn bảo vệ quân của Đức Thầy. Một người, là Phan Văn Tỷ đã né tránh được, thoát ra ngoài và bắn tiểu liên để báo động (Xem “Phật Giáo Hòa Hảo” của Nguyễn Long Thành Nam, trang 432).
Những bí ẩn về các sự kiện lịch sử kể trên chưa từng được những người trực tiếp can dự nêu ra ánh sáng mặc dầu đã xảy ra cách đây gần 50 năm. Ông Nguyễn Văn Trấn có đề cập đến một vài sử liệu nhưng các việc này phần nhiều liên can đến các việc xảy ra ở Hà Nội. Những chuyện ở miền Nam thường chỉ được ông nói phớt qua. Những nhân vật am tường về các sự việc xảy ra trong những năm tháng đầu của cuộc kháng chiến nay đã lần lượt ra đi kể từ Dương Bạch Mai, Hoàng Quốc Việt, đến Nguyễn Văn Trấnv.v… Nay chỉ còn Trần Văn Giàu, Hà Huy Giáp... là những nhân chúng cuối cùng, mà lại là nhân chứng biết rất nhiều sử liệu. Ông Giàu lại cũng là người được các giới trí thức trẻ hiện nay biết đến nhiều như một sử gia. Với tư cách sử gia chắc ông Giàu hẳn biết là các việc gọi là bí mật lịch sử, sớm muộn gì cũng sẽ được phơi bày ra ánh sáng. Chẳng hạn chuyện xảy ra vào thời nội chiến Tây Ban Nha (1936-1939) liên can đến cái chết của của Andres Nin, lãnh tụ của đảng POUM (Parti Ouvrier d'unification Marxiste).
Andres Nin nguyên là Bộ trưởng Tư pháp của Cộng Hòa Catalogne và có quen biết nhiều với Trostky. Nhóm phóng viên đài truyền hình TV-3 Catalane đã tìm được trong kho tài liệu của Mật vụ NKVD (tiền thân của KGB), là nhân viên Alexandrov Orlov được chỉ thị từ Stalin phải cùng với hai đảng viên cộng sản Tây Ban Nha tìm cơ hội bắt cóc, tra tấn và ám sát Nin (Xem: báo Le Monde, ngày 12 -11-1992). Việc này đã xảy ra ba năm trước khi Trostky cũng bị Mật vụ Stalin ám sát ở Mễ Tây Cơ.
Một ngày nào đó, biết đâu các giới sử gia VN lại cũng sẽ có dịp khảo cứu kho tài liệu lưu trữ của Mật vụ KBG ở Nga và sẽ phát giác được các tài liệu liên quan về Việt Nam trong thời điểm sau cách mạng 1945. Kinh nghiệm đã cho biết là các đảng cộng sản chư hầu Nga, làm việc gì theo chỉ thị của Stalin, đều phải có các báo cáo chi tiết.
Ông Trần Văn Giàu đã có hứa lúc ông thăm viếng Paris mùa hè năm 1989, là ông sẽ tìm cách phục hồi danh dự cho Tạ Thu Thâu. Ở Paris, năm 1946, trong cuộc hội kiến với nhà văn Daniel Guérin là bạn cũ của Tạ Thu Thâu, ông Hồ Chí Minh đã nhìn nhận rằng ông Thâu là một người yêu nước đã bị giết nhầm. Như vậy việc phục hồi danh dự cho ông Thâu là một việc có thể làm được nhưng cho tới nay việc ấy chưa thấy được thực hiện. Nhiều anh em trong giới từng tranh đấu trong quá khứ đã không coi việc này là quan trọng. Họ còn tỏ ra bất bình khi nghe đề cập đến việc này. Họ thường nói: “Những người từng vấy máu anh em cách mạng không có tư cách gì để nói đến chuyện phục hồi danh dự.”
Riêng trường hợp ông Tạ Thu Thâu, người viết bài này vẫn còn mong ông Trần Văn Giàu còn có thể làm việc ấy vì tin rằng ông Giàu không trực tiếp nhúng tay làm việc đó. Khi còn là sinh viên ở Pháp vào khoảng 1950, người viết bài có biết một phụ nữ đảng viên Cộng sản, chủ một quán ăn ở số 6, đường Jules Chalande, gần Place du Capitole và Đại học Luật khoa ở Toulouse, miền Nam nước Pháp. Bà đã biết hầu hết các nhà cách mạng Việt Nam từng du học hoặc thường ghé qua Toulouse như Trần Văn Thạch, Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, Trần Văn Giàu v.v... Quán ăn của bà tên “Le Coq Hardi” (Quán này nay vẫn còn, nhưng đã đổi chủ) và sinh viên chúng tôi dịch đùa là quán “Con gà trống dạn dĩ.” Khi chúng tôi cho bà hay là Trần Văn Giàu về Việt Nam đã thủ tiêu Tạ Thu Thâu, bà chủ quán này đã thốt lên:
“Chắc là chuyện không thể xảy ra, Thâu coi Giàu như em út của y.”
(C'est impossible, Thâu l'aimait comme son petit frère ) .
Nhưng còn các sự việc xảy ra ở miền Nam là vùng trách nhiệm của ông Trần Văn Giàu? Rất nhiều người đã chờ đợi nhưng chưa bao giờ được nghe ông thố lộ hay tiếc thương một việc gì cả. Năm 1977, nhân dịp kỷ niệm tù nhân ở Côn Đảo, ông Lê Duẩn đã đọc diễn văn: “Kính chào các chiến sĩ cộng sản, quốc gia và Trốt kýt, đã bỏ mình hoặc bị giam cầm ở nơi này” (Theo thơ của sử gia Pháp, Daniel Hémery, trả lời nhà ngôn ngữ học danh tiếng Mỹ, Noam Chomsky, ngày 05, tháng 5,năm 1978, đăng trên tạp chí Critique Communiste số 18 và 19, xuất bản tại Paris ). Ông Giàu là người dạy sử chưa hề thấy phát biểu một câu tương tự để ít nhất phục hồi danh dự một phần nào cho các chiến sĩ quốc gia hay Trốt kýt đã bị Đảng ông vu cáo và giết hại!
Hay là ông vẫn chủ trương theo đường lối Đảng là vẫn giấu giếm trách nhiệm và các lỗi lầm, không nhìn nhận là đã chưa làm việc gì sai trái hoặc cứ im hơi lặng tiếng để thời gian xóa dần các dĩ vãng. Kinh nghiệm lịch sử thế giới đã chứng minh trái lại chủ trương sai lầm trên. Sớm muộn gì thì nhân dân Việt Nam cũng sẽ nhìn thấy sự thật, buộc Đảng Cộng sản Việt Nam phải công nhận trách nhiệm mà họ đang còn lẩn tránh.
Khi chiếm được miền Nam, theo chỉ thị Đảng các tên đường như Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Hồ Văn Ngà, Trần Văn Thạch... đã được đổi thành tên khác. Sự nhỏ nhen của đảng viên Cộng sản VN đối với những người đã chết còn được chứng minh trong trường hợp thi sĩ nổi tiếng Bích Khê (Lê Quang Lương) mất năm 1946 vì bịnh. Dân chúng Quảng Ngãi đã vinh danh ông và đặt tên Bích Khê cho con đường dẫn từ bến xe đò ra khỏi thành phố về hướng Đông, nhưng đường này chưa hề được nhà cầm quyền hiện tại chấp nhận chánh thức. Năm 1991, gia đình thi sĩ Bích Khê xin dời mộ ông từ một bãi đất hoang về làng ở Thu xà (Tư Nghĩa) nhưng chánh quyền không chấp thuận với lý do là Bích Khê đã mất vì bịnh lao, xương cốt sẽ làm ô nhiễm đất làng (46 năm sau khi chết!), và vì ông là một người trốt kít!
Nhưng xin đoan chắc với nhà cầm quyền hiện tại, trong tương lai, ít lắm cũng sẽ được thấy những bảng ghi di tích lịch sử các tên đường với lời giải thích: “Đây là đường Tạ Thu Thâu, người đã phát hành báo Tranh Đấu, đây là đường Phan Văn Hùm trước ga Sài Gòn cũ, kỷ niệm người đã từng ngồi tù cùng Nguyễn An Ninh vì vụ án ở ga Bến Lức v.v...”
Ông Trần Văn Giàu, người đã được biết tiếng ngày trước, vào dịp những ngày đầu chiếm chánh quyền ở Nam bộ, nhưng khi ra Bắc đã bị gạt ra khỏi các cơ quan quyền lực, không cho trở lại hoạt động ở Nam bộ, sau được cho dạy ở trường Đảng và nay đã được giới trí thức trẻ coi như một sử gia, đúng ra chỉ nên được coi như một nhà dạy sử riêng của Đảng.
Ngày nào mà ông còn im hơi lặng tiếng theo chỉ thị Đảng về sự thực của các dữ kiện đã xảy ra ở Nam bộ sau ngày ông ra mắt nắm chánh quyền trên bao lơn Tòa Đô Sảnh Sài Gòn ngày 25 tháng 8 năm 1945, thì cho đến ngày đó, ông vẫn không được coi là một sử gia, đúng với ý nghĩa cao quý và trang trọng của danh từ.
Paris, đầu Mùa Đông 1998.
B.S. Trần Nguơn Phiêu.
------
BS Bùi Ngươn Phiêu - Những Nhân Chứng Cuối Cùng
Khi quyển “Viết cho Mẹ và Quốc hội” của Ông Nguyễn Văn Trấn được nhà xuất bản Văn Nghệ cho ra mắt ở hải ngoại, rất nhiều bình luận gia đã góp ý phân tích về tài liệu này. Đây là một quyển sách đã gây nhiều chấn động ở trong nước và cả ở hải ngoại vì lần đầu tiên, vài chi tiết “thâm cung bí sử” trong sinh hoạt nội bộ của giới lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam được tác giả phơi bày trước công luận.
Ông Tôn Thất Thiện ở Canada là một trong những nhà bình luận thời sự có tiếng đã viết một bài ca ngợi việc làm của Ông Trấn. Ông Thiện có đề cập đến vài ý kiến dè dặt đối với lập trường của Ông Trấn và đã đề cao các sử liệu mà Ông Trấn đã trình bày. Một bình luận gia nổi tiếng khác, Ông Lâm Lễ Trinh, một nhân sĩ miền Nam từng giữ chức Tổng trưởng bộ Nội vụ thời chánh phủ Ngô Đình Diệm, đã gọi Ông Trấn dưới danh từ “hung thần Chợ Đệm,” một danh từ mà giới chánh trị miền Nam tham hiểu tình hình trong khoảng thời gian khởi đầu cuộc kháng chiến Nam bộ đã riêng tặng cho Ông Nguyễn văn Trấn.
Ông Trấn nay đã qua đời. Người viết bài này đã thực hiện tài liệu này từ lâu dưới tựa đề “Hiện tượng Nguyễn Văn Trấn” nhưng nhiều bạn thân đã đề nghị khoan cho ra mắt vì nhầm vào lúc Ông Trấn đang thực hiện báo chui “Người Sài Gòn,” một tờ báo đã từng làm nhức nhối giới cầm quyền trong nước. Phê bình Ông Trấn vào lúc đó là việc làm không ích lợi cho việc tranh đấu chung.
Trong quyển “Viết cho Mẹ và Quốc hội,” tác giả đã rất nhiều lần đề cập đến những bạc đãi mà người kháng chiến miền Nam đã phải đương đầu khi tập kết ra Bắc. Ông Trấn đã nêu lên trường hợp Ung Văn Khiêm, Bộ trưởng Ngoại giao Bắc Việt đã bị cho ra rìa vì một tuyên bố chung mà Ông Hồ Chí Minh đã ký với lãnh tụ cộng sản Tiệp Khắc Novotny. Lê Đức Thọ đã đổ trách nhiệm cho một mình Ung Văn Khiêm đã thảo văn thư mặc dầu nhiều người đã biết là ông Hồ Chí Minh đã có bút tích phê sự đồng ý trên dự thảo văn kiện này. Vì Lê Duẩn muốn bứng Ung Văn Khiêm ra khỏi bộ Ngoại giao nên Ung Văn Khiêm đã phải chịu mất chức để làm “dê tế thần.”
Ông Bùi Công Trừng đã từng có chân trong bộ Chính Trị, đã bị quản chế tại gia cho đến ngày chết. Dương Bạch Mai, có tiếng là thân Nga và chống đường lối thân Trung Quốc đã chết bất ngờ và mờ ám khi Chu Ân Lai sắp đến viếng thăm Hà Nội. Ông Mai đang dự cuộc họp Quốc Hội tại Nhà Hát Lớn Hà Nội đúng vào lúc ông đang sắp sửa đọc một diễn văn nảy lửa chống lại đường lối này. Diễn văn đã có sẵn trong túi áo nhưng trong giờ giải lao, ông đã đột tử khi chưa uống cạn ly bia của các đại biểu mời ông để mừng sinh nhật của ông vào ngày hôm sau.
Ông Trấn đã có ý muốn để Nam bộ cho người Nam trách nhiệm quản lý sau 1975, nhưng những người am tường chuyện cũ đã chua chát bảo nhau:
“Các ông đã ám hại bao nhiêu nhân tài miền Nam, còn đâu người để giúp các ông?”
Trong sách đã dẫn, Ông Trấn đã đề cập rất nhiều về sự góp công của ông trong những ngày bố trí khởi nghĩa ở Nam bộ. Ông không đả động gì về việc ông đã giúp Đảng Cộng sản Đệ tam thanh toán các nhà ái quốc đã từng cùng tranh đấu chống thực dân Pháp ở miền Nam. Ông đã làm việc đó để giúp đảng dành quyền độc tôn lãnh đạo. Ông không có một lời đề cập hay ân hận về các việc ông đã thi hành. Trái lại, nếu đọc kỹ những dòng ông viết, người hiểu chuyện có cảm tưởng là ông cố ý tự bào chữa việc ông làm vì những người ông thanh toán đã có lập trường đối nghịch với chủ trương của ông hay của Đảng của ông. Bàng bạc trong các đoạn văn, ông đã để rất nhiều thời giờ công kích lập trường của các đảng hay xu hướng đối phương khác, nhất là các người trong nhóm Đệ Tứ.
Thật ra, trong giới chánh trị thời Việt Nam Cộng Hòa, rất ít người biết đến ông Trấn. Ông chỉ được nhắc đến nhiều sau khi sách của ông đã được xuất bản ở hải ngoại. Trong giới đã từng tham gia tranh đấu ở miền Nam, ông Trấn đã được biết như là một cấp thừa hành được đảng tin cậy, một “thiên lôi” chỉ đâu đánh đó. Ông đã nhìn nhận chức vụ chánh thức của ông vào lúc khởi đầu là Giám đốc Quốc gia Tự vệ Cuộc.
Lúc Pháp chưa trở lại chiếm Sài Gòn, ngày 09-09-1945 người của Trần Văn Giàu là Lý Huê Vinh thuộc Quốc gia Tự vệ Cuộc, đã bao vây trụ sở Việt Nam Độc lập Vận động Hội để bắt Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo, Huỳnh Phú Sổ ở biệt thự đường Miche (tức Đường Phùng Khắc Khoan). Ông Huỳnh Phú Sổ đã thoát, nhờ sang được một nhà bên cạnh. Quốc gia Tự vệ Cuộc với sự trợ giúp của Mai Văn Bộ, đã dàn cảnh để bêu xấu Ông Huỳnh Phú Sổ bằng cách ngụy tạo chưng bày một rương đầy hình ảnh phụ nữ khỏa thân mà họ phao vu là đã bắt gặp trong khi lục soát nhà.
Trong đêm 23 tháng 9 năm 1945, ngày lịch sử mở màng cuộc Kháng chiến Cách mạng Mùa Thu ở Nam bộ, người bị giết đầu tiên, thây phơi trên đường Albert 1er ( Đường Đinh Tiên Hoàng) là ông Lê Văn Vững, bí thư vùng Sài Gòn-Chợ Lớn của nhóm Tranh Đấu và cũng là người phụ trách phát hành lại báo Tranh Đấu. Như vậy người Việt Nam đầu tiên đã bỏ mình trong cuộc Kháng chiến chống Pháp không do thực dân giết mà lại do Tự vệ Cuộc miền Nam thanh toán. Bà vợ của ông Vững đã tận tụy suốt đời nuôi con và mở một tiệm bán bánh mức trên đường Đinh Tiên Hoàng, gần góc đường Hiền Vương. Tiệm trương bảng màu vàng đề tên Lê Văn Vững chữ đỏ, để kỷ niệm người chồng vắn số. Một người con của ông Vững là Tiến sĩ Lê Tuấn Anh về sau đã học thành tài và có lần giữ chức Tổng trưởng Canh nông thời chánh phủ Trần Thiện Khiêm.
Vài ngày sau 23 tháng 09, 1945 nhà giáo Nguyễn Thi Lợi phụ trách báo Tranh Đấu cũng bị thủ tiêu ở Cần Giuộc, Chợ Lớn. Cuộc khủng bố trắng, săn bắt, ám sát các nhân sĩ ái quốc có uy tín nhưng không thuộc Đảng Cộng sản từ đó đã xảy ra hằng ngày, bắt đầu từ Bùi Quang Chiêu đến Hồ Văn Ngà, Trần Quang Vinh, Luật sư Hồ Vĩnh Ký và vợ là Bác sĩ Nguyễn Thị Sương (nguyên Thủ lãnh Phụ Nữ Tiền Phong)v.v... Nhà viết báo và cách mạng danh tiếng trong thời kỳ “Đông dương Đại hội,” Diệp Văn Kỳ, khi biết rõ ý đồ của Trần Văn Giàu, đã lánh mặt, mặc áo tu lên ở Tha La Xóm Đạo (Trảng Bàng) cũng bị bắt và sát hại trong đêm.
Một nhân tài có tiếng tăm khác bị thanh toán là Luật sư Dương Văn Giáo. Cái chết của ông Giáo có thể có liên can một phần nào đến cấp chỉ huy trực tiếp của ông Trấn, tức ông Trần Văn Giàu, Chủ tịch Ủy ban Hành chánh Nam bộ. Số là trước khi Nhật đảo chánh Pháp ngày 09 tháng 03 năm 1945, ông Trần Văn Giàu cũng như một số lớn các nhà cách mạng khác, đã bị Pháp cầm tù ở Trại Tà Lài (Bà Rá). Có thể vì nhu cầu chánh trị, để chống phá quân đội Nhật, giới cầm quyền Pháp ở VN đã nhận chỉ thị từ Pháp dàn cảnh để ông Trần Văn Giàu vượt ngục Tà Lài để ra ngoài hoạt động chống Nhật. Khi Nhật đảo chánh Pháp, trong các hồ sơ mật được giữ trong văn khố Sở Mật thám ở Catinat, văn kiện này được người Nhật tìm ra và ông Huỳnh Văn Phương là người được Chánh phủ Trần Trọng Kim cho phụ trách cơ sở bót Catinat đã có tài liệu về việc Trần Văn Giàu gặp gỡ với trùm mật thám Arnoux của Pháp. Trong một phiên họp của Mặt trận Quốc gia Thống Nhất ở nhà vợ chồng bác sĩ Hồ Vĩnh Ký, đường Phan Đình Phùng, ông Dương Văn Giáo lúc đó từ Thái Lan về, đã rút từ cập da ra tài liệu này cho các người hiện diện xem. Sau khi thảo luận, chính ông Giáo là người đề nghị không công bố tài liệu này để không làm mất uy tín ông Trần Văn Giàu để Mặt trận Việt Minh có thể lãnh đạo hữu hiệu việc chống Pháp lúc đó đang lâm le chiếm trở lại miền Nam. Quyết định sau cùng của buổi hội là giao cho Dương Văn Giáo đến gặp Trần Văn Giàu đặt vấn đề cải tổ Lâm Ủy Hành Chánh.
Khi Pháp, với sự thỏa thuận của quân đội Anh đang chiếm đóng, làm chủ được Sài Gòn nhưng còn bị bao vây trong thành phố, Dương Văn Giáo đã bị vu cáo là Việt gian và bị xử tử ở Cầu Bến Phân (Gia Định). Phần đông những người hiện diện trong buổi hội lịch sử kể trên như luật sư Hồ Vĩnh Ký và vợ là bà bác sĩ Nguyễn Thị Sương, Huỳnh Văn Phương, Hồ Văn Ngà, Huỳnh Phú Sổ, Lê Kim Tỵ... sau đó đã lần lượt bị giết chỉ trừ Vũ Tam Anh (sau bị Mật vụ chế độ Ngô Đình Diệm giết) và Nguyễn Văn Hướng.
Những người đã bị thủ tiêu không những phần nhiều đã hoạt động chung quanh vùng Sài Gòn, Chợ Lớn mà còn cả nhiều người ở các tỉnh xa ở miền Nam. Danh sách những người này như đã được ghi nhận từ lâu, chỉ chờ có cơ hội là được đem ra thi hành. Ông Trịnh Hưng Ngẫu (người được giới tranh đấu ở Nam biết tiếng không phải chỉ vì ông đã chế biến cho các xe chuyên chở sử dụng lò đốt than gọi là gasogen để thay thế xăng khan hiếm vào thời đó, mà do thành tích ông đã đá vô mông một cò Pháp nhân một cuộc bảo vệ ông Bùi Quang Chiêu từ Bến Nhà Rồng, Khánh Hội về tới nhà ở Phú Nhuận) đã cho biết là trong một cuộc gặp gỡ Trần Văn Giàu ở Thái Lan, ông Giàu đã khoe là ông có danh sách hơn 200 người cần thủ tiêu nhưng chưa thi hành kịp (!).
Một số đông những người này đã bị Tự vệ Cuộc của ông Trấn bắt giam trước khi Lâm Ủy Hành Chánh của Trần Văn Giàu rút khỏi Sài Gòn đi về miệt Tân An. Ông Trấn đã có đề cập đến việc này trong sách của ông (Xem trang 136) với lời khen (!) “Pháp cho nhảy dù xuống Hội đồng Sâm để giải thoát cho tù nhân mà ta giam ở đó. Có cái tốt là tù nhân không chạy theo Tây.” Tù nhân (!) được giao cho Phạm Hùng đem vào kinh Xáng và đi luôn xuống Cà Mau. Một số những người bị giam nầy đã thoát chết khi được ông Nguyễn Hòa Hiệp, chỉ huy trưởng của Đệ tam Sư đoàn, bắt buộc Tự vệ cuộc phải trả lại tự do, nhân lúc Sư đoàn này rút lui về Hậu giang. Người may mắn trong trường hợp này là ông Ngô Văn đã kể lại chuyện trong quyển “VIET-NAM, 1920-1945, révolution et contre-révolution sous la domination coloniale” xuất bản ở Pháp.
Riêng trường hợp ông Hồ Văn Ngà thì bị giết “nguội” về sau, khi ông bị giam ở Kim Quy, Đá Bạc, Rạch Giá. Cùng bị giam với Hồ Văn Ngà có ông Trần Quang Vinh, một nhân sĩ Cao Đài danh tiếng. Ông Nguyễn Thành Phương và Vũ Tam Anh đã tổ chức phá khám để giải thoát hai ông Vinh và Ngà nhưng chỉ cứu được Trần Quang Vinh. Hồ Văn Ngà hôm đó được một cán bộ giữ khám là học trò cũ mời về nhà dùng cơm! Ông Ngà sau đó bị giết ở Hòn Đá Bạc. Người viết bài đã có những phút vô cùng cảm động khi nghe ông Ngà đọc diễn văn nhân cuộc tập hợp lớn, ngày18-03-1945, mừng nước nhà thoát được ách thực dân Pháp, tổ chức ở Vườn Ông Thượng (lúc ấy còn gọi là vườn Bồ Rô) sau ngày 09-03-1945, ngày Nhật đảo chánh Pháp. Tờ truyền đơn của buổi tập hợp in màu đỏ đã được người viết trân trọng giữ nhưng sau đó đã được người nhà đốt khi Pháp trở lại chiếm Nam Bộ. Ông Hồ Văn Ngà đã nói với những người giết ông:
“Giết thì cứ giết nhưng đừng kêu qua là Việt gian.”
Những tội ác mà ông Nguyễn Văn Trấn cũng như những người khác như Nguyễn Văn Tây, Kiều Đắc Thắng, Kiều Tấn Lập, Cao Đăng Chiếm... đã thi hành, xét cho kỷ, chỉ là việc làm của cấp thừa hành. Trách nhiệm là do chủ trương của cấp chỉ huy. Những gương mặt nổi vào thời bấy giờ là Trần Văn Giàu ở miền Tiền giang, Hậu giang và Dương Bạch Mai ở miền Đông Nam bộ. Nhưng đứng sau lưng Trần Văn Giàu, những nhân vật có thực quyền là các cấp xứ ủy được gởi vào từ Hà Nội sau ngày 02-09-1945 như Hoàng Quốc Việt, đại biểu của Trung Ương Đảng hoặc Cao Hồng Lãnh, đại biểu Tổng bộ Việt minh, để đưa chỉ thị cho Trần Văn Giàu.
Dương Bạch Mai và Trần Văn Giàu là hai nhân vật công khai trong cuộc Cách Mạng Tháng Tám được nhân dân Nam bộ biết tiếng nhưng tên tuổi hai ông lại không thấy được ghi chép trong cuốn « Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam »! Cuộc lãnh đạo thật sự là do các ông Hoàng Quốc Việt được ông Hồ Chí Minh phái vào Nam và các ông Lê Duẩn, Tôn Đức Thắng như đã được ghi trong cuộc họp Xứ Ủy Nam bộ ở Cây Mai (Chợ Lớn) ngày 23-09-1945 và cuộc họp Xứ Ủy Mở Rộng ở Thiên Hộ (Mỹ Tho) ngày 25-10-1945 để đối phó với sự tấn công của Pháp.
Chủ trương và trách nhiệm thủ tiêu các phần tử ái quốc ngoài Đảng ở miền Nam, để đảng Cộng sản VN được độc quyền lãnh đạo phải được quy cho các thành phần kể trên. Chúng ta cũng có thể đi lần lên cao hơn nữa cho đến cấp Trung Ương ở Bắc bộ như Hồ Chí Minh và Trường Chinh. Việc này không phải chỉ là một ước đoán, nhất là khi quyết định này liên quan đến các đảng viên thuộc Đệ Tứ bị thủ tiêu vì các đảng viên cộng sản Việt Nam đã từng được huấn luyện theo chiều hướng đó:
Kể từ năm 1937, khi Stalin chủ trương phải tiêu diệt nhóm của Trostky(Báo Pravda ngày 14-02-1937) , chỉ thị này đã được các đảng viên cộng sản Đệ tam tuân hành triệt để. Năm 1939 ông Hồ Chí Minh đã viết ba bức thư từ Trung Quốc gởi về cho đảng viên trong xứ mà nội dung, từ ngữ giống như hệt bài báo năm 1937 của Stalin (Xem: Hồ Chí Minh Toàn Tập, tập 3, trang 97 và ba bức thư tiếng Pháp, ký tên là Line, đăng trong tờ báo Notre Voix, số tháng Sáu và tháng Bảy năm 1939). Đối với một người vốn đã hấp thụ văn hóa Đông phương Khổng, Mạnh như ông Hồ Chí Minh, ngôn từ quá thô được sử dụng trong ba văn kiện kể trên quả là một bất ngờ khó hiểu được, ngoại trừ phải được coi như là một ngôn ngữ dịch từ các bản văn của Stalin.
Trong cuốn Lịch Sử Đảng Cộng sản Việt Nam có đầy rẫy những loại chứng cớ bịa đặt để chứng minh việc khủng bố và bắt bớ nhóm các chiến sĩ Đệ Tứ trong đó có Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Phan Văn Chánh, Nguyễn Văn Số, Phan Văn Hoa (em của Hùm), Trần Văn Sĩ... để bị thủ tiêu tập thể. Tài liệu đã nói là các đảng viên này “lúc đó đang lẩn trốn” trong vùng Dĩ An. Những người “viết sử” Đảng hằng chục năm sau vẫn còn cố ý mạ lỵ những anh hùng đã chết. Sự thật trái lại đã cho biết là khi Pháp tái chiếm Sài Gòn, nhóm Đệ Tứ đã thành lập các toán võ trang chống thực dân. Khi bộ phận của Trần văn Giàu kéo ra khỏi Sài Gòn đi về hướng Bình Chánh, Tân An... thì một nhóm võ trang Đệ Tứ đã về tập trung và lập bản doanh ở vùng Suối Xuân Trường (Thủ Đức). Bộ đội của Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai thay vì lo đánh Pháp lại tìm cách bao vây giải giới nhóm này với chủ trương để thống nhất bộ đội võ trang. Nhiều người trong nhóm võ trang đã không đồng ý cho giải giới, nhưng nhiều người khác lại không muốn có chuyện đổ máu giữa người Việt với nhau. Cuối cùng 64 người trên 68 có mặt hôm ấy bỏ thăm chịu ở lại, chấp thuận chịu cho giải giới. Những liệt sĩ này không ngờ là họ đã tự trói tay để sau này bị giết tập thể ở Sông Lòng Sông (Phan Thiết).
Một trường hợp được biết nhiều nhất là cái chết của nhà cách mạng nổi danh ở miền Nam là ông Tạ Thu Thâu. Đối với các bạn trẻ hiện nay, tưởng nên nhắc lại cho rõ là Tạ Thu Thâu từng du học ở Pháp, đã hoạt động chánh trị lúc ở Pháp cũng như sau khi bị trục xuất về VN vì ông đã đứng ra tổ chức một cuộc biểu tình hơn 200 người ở Paris, trước Điện Elysée (Dinh Tổng Thống Pháp), phản đối việc án xử tử 13 chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng ở Yên Báy. Trong số 19 người cùng bị trục xuất về nước ngày 24-6-1930 trên tàu Athos II ở cảng Marseille có Tạ Thu Thâu, Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Tạo, Huỳnh Văn Phương, Hồ Văn Ngà, Lê Bá Cang, Phan Văn Chánh v.v…
Về đến Việt Nam, Tạ Thu Thâu đã cùng với những nhà cách mạng thuộc nhóm Đệ Tứ và Đệ Tam cho ra tờ báo Tranh Đấu (La Lutte) làm diễn đàn công khai chống thực dân Pháp. Trước khi xảy ra cuộc Cách mạng Mùa thu, ông đang tham dự công tác ở miền Bắc. Trên đường trở về Nam, khi đi ngang Quảng Ngãi ông đã bị bắt, ngày 18 tháng 8 năm 1945, bị giam ở đình Xuân Phổ và sau đó bị giết ở Cánh đồng Dương, bờ biển Mỹ Khê.
Tưởng cũng nên nhắc đến một sự kiện là vào thời buổi nầy hai nhân vật là Hoàng Quốc Việt, đại biểu Trung Ương và Cao hồng Lãnh, đại biểu Tổng bộ Việt Minh cũng được ông Hồ Chí Minh gởi vào Nam để mang các chỉ thị của đảng. Các đại diện này lên đường ngày 27 tháng 8, 1945 khi được tin Trần Văn Giàu “cướp chánh quyền” ở miền Nam, trong khi Tạ Thu Thâu đã bị bắt ở Quảng Ngải. Phái đoàn được của Hoàng Quốc Việt được cấp tốc phải vào Nam để “thống nhất Đảng bộ Nam bộ” nên chỉ dừng chân ngắn ở Huế và Quảng Ngải, Nha Trang, Phan Thiết. Việc này chứng tỏ chắc chắn là họ biết rõ (hay để đưa chủ trương của Hà Nội?) về việc Tạ Thu Thâu bị giam cầm khi họ đến Quảng Ngãi (Xem:Từ Đất Tiền Giang, Hồi ký của Nguyễn Thị Thập, trang 281- 285, Nhà xuất bản Văn Nghệ, thành phố Hồ Chí Minh, 1986). Ông Thâu không bị giết ngay mà còn qua một phen xét xử. Vào lúc đó đường dây điện thoại liên lạc với Hà Nội vẫn còn. Hôm sau, khi ông Thâu chết, đã có ký giả hỏi ông Hồ Chí Minh ở Hà Nội về việc này thì ông có trả lời là địa phương đã “giết lầm một người ái quốc.”
Năm 1946, khi được nhà văn Daniel Guérin ở Paris gạn hỏi về cái chết của Tạ Thu Thâu, ông Hồ chí Minh cũng tuyên bố:
“Tạ thu Thâu là người yêu nước tầm cỡ lớn. Tôi khóc cái chết của ông »
(Ce fut un grand patriote, nous le pleurons).
(Xem: Au Service Des Colonisés của Daniel Guérin, Éditions de Minuit, Paris)
Những ai đã từng biết rõ lề lối làm việc của các đảng viên Cộng sản ắt cũng biết là những quyết định hệ trọng bao giờ họ cũng phải tham khảo cấp trên. Như vậy quyết định thủ tiêu ông Tạ Thu Thâu không thể định đoạt do Từ Ty, một bí thư đảng và chủ tịch một vùng nhỏ như Tư Nghĩa. Chỉ thị quan trọng này chắc chắn phải do cấp xứ ủy Hoàng Quốc Việt hay do cấp cao hơn nữa ở Bắc bộ phủ chỉ thị cho Từ Ty!
Năm 1989, ông Trần Văn Giàu có dịp qua thăm Paris. Nhiều nhà cách mạng và các sử gia có một buổi gặp gỡ ông Trần Văn Giàu để tìm hiểu về các diễn biến khi ông Giàu tổ chức dành chánh quyền ở Nam bộ. Khi được hỏi về cái chết của ông Thâu, thì Trần Văn Giàu cho biết việc đã xảy ra không phải thuộc địa phương ông phụ trách. Ông cũng cho biết Tạ Thu Thâu đã từng là ân nhân đã giúp phương tiện cho ông sang Pháp nên chắc chắn là ông không có làm việc đó. Cụ Trần Văn Ân năm nay trên 96 tuổi hiện ở Rennes (Pháp) vẫn thường hay nhắc là ngày trước Tạ Thu Thâu vẫn coi Giàu như em út, mỗi lần đi Toulouse đều kiếm sách vở hay, đem cho Giàu và nâng đỡ Giàu trên đường học vấn.
Khi ông Giàu sang Pháp vào tháng 10, năm 1989 cũng nhằm lúc có hơn 100 nhân sĩ nổi tiếng ở Pháp và thế giới về sử học, văn học, nhân quyền đã đồng ký tên trong một bản kêu gọi phục hồi danh dự cho các ông Tạ Thu Thâu, Trần Văn Thạch, Nguyễn Văn Số, Phan Văn Hùm, Phan Văn Chánh, Huỳnh Văn Phương. Ông Giàu có hứa là khi trở về Việt Nam ông sẽ “rửa tiếng cho Tạ Thu Thâu, nếu Đảng Cộng Sản Việt Nam không chịu rửa tiếng.”
Riêng khi hỏi về các vụ thủ tiêu các nhà cách mạng khác như Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Phan Văn Số... hay Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ ở Nam bộ là vùng ông Giàu trực tiếp trách nhiệm thì ông đã tỏ ra rất lúng túng (Việc họp này vào ngày 17-10-1989 đã được quay phim, thu băng và còn được lưu giữ).
Việc thủ tiêu Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ, có thể quả quyết là ông Trần Văn Giàu không có phần trách nhiệm vì đã xảy ra vào ngày 16-04-1947, sau khi ông Giàu được gọi về Bắc và không được cho trở về Nam tiếp tục công tác. Việc nhúng tay vào tội ác giết giáo chủ Hòa Hảo đã được các nhân chứng nhìn nhận vai trò của Tự vệ Cuộc của ông Nguyễn Văn Trấn. Ông Huỳnh Phú Sổ lúc đó đang giữ chức vụ Ủy viên đặc biệt của Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Nam bộ từ chiến khu miền Đông trở về miền Tây theo lời mời của Trần Văn Nguyên, Ủy viên Quân sự và Thanh tra Chánh trị miền Tây của Việt Minh. Đây là một sấp xếp để Trần Văn Nguyên và Bửu Vinh đưa ông Huỳnh phú Sổ đến Đốc Vàng Hạ, thuộc thôn Tân Phú để ám hại. Đến tối, chính tám nhân viên thuộc Tự vệ cuộc đã tràn vào đâm bốn bảo vệ quân của Đức Thầy. Một người, là Phan Văn Tỷ đã né tránh được, thoát ra ngoài và bắn tiểu liên để báo động (Xem “Phật Giáo Hòa Hảo” của Nguyễn Long Thành Nam, trang 432).
Những bí ẩn về các sự kiện lịch sử kể trên chưa từng được những người trực tiếp can dự nêu ra ánh sáng mặc dầu đã xảy ra cách đây gần 50 năm. Ông Nguyễn Văn Trấn có đề cập đến một vài sử liệu nhưng các việc này phần nhiều liên can đến các việc xảy ra ở Hà Nội. Những chuyện ở miền Nam thường chỉ được ông nói phớt qua. Những nhân vật am tường về các sự việc xảy ra trong những năm tháng đầu của cuộc kháng chiến nay đã lần lượt ra đi kể từ Dương Bạch Mai, Hoàng Quốc Việt, đến Nguyễn Văn Trấnv.v… Nay chỉ còn Trần Văn Giàu, Hà Huy Giáp... là những nhân chúng cuối cùng, mà lại là nhân chứng biết rất nhiều sử liệu. Ông Giàu lại cũng là người được các giới trí thức trẻ hiện nay biết đến nhiều như một sử gia. Với tư cách sử gia chắc ông Giàu hẳn biết là các việc gọi là bí mật lịch sử, sớm muộn gì cũng sẽ được phơi bày ra ánh sáng. Chẳng hạn chuyện xảy ra vào thời nội chiến Tây Ban Nha (1936-1939) liên can đến cái chết của của Andres Nin, lãnh tụ của đảng POUM (Parti Ouvrier d'unification Marxiste).
Andres Nin nguyên là Bộ trưởng Tư pháp của Cộng Hòa Catalogne và có quen biết nhiều với Trostky. Nhóm phóng viên đài truyền hình TV-3 Catalane đã tìm được trong kho tài liệu của Mật vụ NKVD (tiền thân của KGB), là nhân viên Alexandrov Orlov được chỉ thị từ Stalin phải cùng với hai đảng viên cộng sản Tây Ban Nha tìm cơ hội bắt cóc, tra tấn và ám sát Nin (Xem: báo Le Monde, ngày 12 -11-1992). Việc này đã xảy ra ba năm trước khi Trostky cũng bị Mật vụ Stalin ám sát ở Mễ Tây Cơ.
Một ngày nào đó, biết đâu các giới sử gia VN lại cũng sẽ có dịp khảo cứu kho tài liệu lưu trữ của Mật vụ KBG ở Nga và sẽ phát giác được các tài liệu liên quan về Việt Nam trong thời điểm sau cách mạng 1945. Kinh nghiệm đã cho biết là các đảng cộng sản chư hầu Nga, làm việc gì theo chỉ thị của Stalin, đều phải có các báo cáo chi tiết.
Ông Trần Văn Giàu đã có hứa lúc ông thăm viếng Paris mùa hè năm 1989, là ông sẽ tìm cách phục hồi danh dự cho Tạ Thu Thâu. Ở Paris, năm 1946, trong cuộc hội kiến với nhà văn Daniel Guérin là bạn cũ của Tạ Thu Thâu, ông Hồ Chí Minh đã nhìn nhận rằng ông Thâu là một người yêu nước đã bị giết nhầm. Như vậy việc phục hồi danh dự cho ông Thâu là một việc có thể làm được nhưng cho tới nay việc ấy chưa thấy được thực hiện. Nhiều anh em trong giới từng tranh đấu trong quá khứ đã không coi việc này là quan trọng. Họ còn tỏ ra bất bình khi nghe đề cập đến việc này. Họ thường nói: “Những người từng vấy máu anh em cách mạng không có tư cách gì để nói đến chuyện phục hồi danh dự.”
Riêng trường hợp ông Tạ Thu Thâu, người viết bài này vẫn còn mong ông Trần Văn Giàu còn có thể làm việc ấy vì tin rằng ông Giàu không trực tiếp nhúng tay làm việc đó. Khi còn là sinh viên ở Pháp vào khoảng 1950, người viết bài có biết một phụ nữ đảng viên Cộng sản, chủ một quán ăn ở số 6, đường Jules Chalande, gần Place du Capitole và Đại học Luật khoa ở Toulouse, miền Nam nước Pháp. Bà đã biết hầu hết các nhà cách mạng Việt Nam từng du học hoặc thường ghé qua Toulouse như Trần Văn Thạch, Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, Trần Văn Giàu v.v... Quán ăn của bà tên “Le Coq Hardi” (Quán này nay vẫn còn, nhưng đã đổi chủ) và sinh viên chúng tôi dịch đùa là quán “Con gà trống dạn dĩ.” Khi chúng tôi cho bà hay là Trần Văn Giàu về Việt Nam đã thủ tiêu Tạ Thu Thâu, bà chủ quán này đã thốt lên:
“Chắc là chuyện không thể xảy ra, Thâu coi Giàu như em út của y.”
(C'est impossible, Thâu l'aimait comme son petit frère ) .
Nhưng còn các sự việc xảy ra ở miền Nam là vùng trách nhiệm của ông Trần Văn Giàu? Rất nhiều người đã chờ đợi nhưng chưa bao giờ được nghe ông thố lộ hay tiếc thương một việc gì cả. Năm 1977, nhân dịp kỷ niệm tù nhân ở Côn Đảo, ông Lê Duẩn đã đọc diễn văn: “Kính chào các chiến sĩ cộng sản, quốc gia và Trốt kýt, đã bỏ mình hoặc bị giam cầm ở nơi này” (Theo thơ của sử gia Pháp, Daniel Hémery, trả lời nhà ngôn ngữ học danh tiếng Mỹ, Noam Chomsky, ngày 05, tháng 5,năm 1978, đăng trên tạp chí Critique Communiste số 18 và 19, xuất bản tại Paris ). Ông Giàu là người dạy sử chưa hề thấy phát biểu một câu tương tự để ít nhất phục hồi danh dự một phần nào cho các chiến sĩ quốc gia hay Trốt kýt đã bị Đảng ông vu cáo và giết hại!
Hay là ông vẫn chủ trương theo đường lối Đảng là vẫn giấu giếm trách nhiệm và các lỗi lầm, không nhìn nhận là đã chưa làm việc gì sai trái hoặc cứ im hơi lặng tiếng để thời gian xóa dần các dĩ vãng. Kinh nghiệm lịch sử thế giới đã chứng minh trái lại chủ trương sai lầm trên. Sớm muộn gì thì nhân dân Việt Nam cũng sẽ nhìn thấy sự thật, buộc Đảng Cộng sản Việt Nam phải công nhận trách nhiệm mà họ đang còn lẩn tránh.
Khi chiếm được miền Nam, theo chỉ thị Đảng các tên đường như Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Hồ Văn Ngà, Trần Văn Thạch... đã được đổi thành tên khác. Sự nhỏ nhen của đảng viên Cộng sản VN đối với những người đã chết còn được chứng minh trong trường hợp thi sĩ nổi tiếng Bích Khê (Lê Quang Lương) mất năm 1946 vì bịnh. Dân chúng Quảng Ngãi đã vinh danh ông và đặt tên Bích Khê cho con đường dẫn từ bến xe đò ra khỏi thành phố về hướng Đông, nhưng đường này chưa hề được nhà cầm quyền hiện tại chấp nhận chánh thức. Năm 1991, gia đình thi sĩ Bích Khê xin dời mộ ông từ một bãi đất hoang về làng ở Thu xà (Tư Nghĩa) nhưng chánh quyền không chấp thuận với lý do là Bích Khê đã mất vì bịnh lao, xương cốt sẽ làm ô nhiễm đất làng (46 năm sau khi chết!), và vì ông là một người trốt kít!
Nhưng xin đoan chắc với nhà cầm quyền hiện tại, trong tương lai, ít lắm cũng sẽ được thấy những bảng ghi di tích lịch sử các tên đường với lời giải thích: “Đây là đường Tạ Thu Thâu, người đã phát hành báo Tranh Đấu, đây là đường Phan Văn Hùm trước ga Sài Gòn cũ, kỷ niệm người đã từng ngồi tù cùng Nguyễn An Ninh vì vụ án ở ga Bến Lức v.v...”
Ông Trần Văn Giàu, người đã được biết tiếng ngày trước, vào dịp những ngày đầu chiếm chánh quyền ở Nam bộ, nhưng khi ra Bắc đã bị gạt ra khỏi các cơ quan quyền lực, không cho trở lại hoạt động ở Nam bộ, sau được cho dạy ở trường Đảng và nay đã được giới trí thức trẻ coi như một sử gia, đúng ra chỉ nên được coi như một nhà dạy sử riêng của Đảng.
Ngày nào mà ông còn im hơi lặng tiếng theo chỉ thị Đảng về sự thực của các dữ kiện đã xảy ra ở Nam bộ sau ngày ông ra mắt nắm chánh quyền trên bao lơn Tòa Đô Sảnh Sài Gòn ngày 25 tháng 8 năm 1945, thì cho đến ngày đó, ông vẫn không được coi là một sử gia, đúng với ý nghĩa cao quý và trang trọng của danh từ.
Paris, đầu Mùa Đông 1998.
B.S. Trần Nguơn Phiêu.
Subscribe to:
Posts (Atom)