Thursday, October 22, 2020

 

chiến đoàn 100






 Các anh có quyển L'Anglais Sans Peine* ko?



Khoảng năm 1976, chúng tôi ở trại tù Long Giao, gần Xuân Lộc, Long Khánh. Lúc đó có 1 bộ đội quản giáo, ng cao lớn, ông hỏi: Anh nào có quyển L'Anglais Sans Peine cho tôi mượn? Có anh trả lời, tôi biết quyển này, rất hay, nhưng trại ko cho gửi sách vào trại.
(Tôi còn nhớ, khi chuyển ra bắc, ở trại tù Phong Quang gần Lào Cai, chúng tôi yêu cầu gđ gửi quyển "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch" của Trần Dân Tiên viết về HCM, sách của đảng in, nhưng họ ko cho nhận vì sợ gđ viết ám hiệu gì trong sách! - kể cả giấy vệ sinh cũng ko được nhận).
Lúc đó, có mấy anh trốn trại từ trại cũ ở Thành Ông Năm Hốc Môn, khi chuyển về Long Giao cũng tiếp tục bị nhốt trong thùng Conex. Mỗi ngày có tù đến mở cửa, đem bô cứt đái đi đổ cũng như mang thức ăn nước uống tới. Họ ko đc tắm rửa, ban ngày nóng như lò nướng, ban đêm rất lạnh. Khi ông quản giáo này tới, ông cho mở Conex để họ ra giếng tắm: chúng tôi phải kéo nước giếng cho họ vì họ ko có sức và rất hôi thúi - sau nhiều tháng ko tắm. Mà chưa yên đâu, ở trại Thành ông 5, thỉnh thoảng ban đêm vệ binh đi ngang ném đá làm họ giựt mình.
Tôi còn nhớ, lúc ở Long Giao, tôi thấy một anh ko rõ tội gì, bị cột hai tay hai chân vào bốn cái trụ, nằm ngửa mặt lên trời giữa trời nắng. Tôi nghĩ, anh này sẽ ko sống nỗi với hình phạt như vậy!
Ông quản giáo có học thức này chỉ coi chúng chừng vài tuần thì bị đổi, thay thế bởi các ông quản giáo khác.
* Tôi rất thích quyển này: nó dành cho người Pháp với các chuyện cười dí dõm độc đáo, có đĩa đi kèm. Sách phát âm theo lối Anh nên khi qua Mỹ bạn sẽ thấy khác biệt - nhưng ko đến nỗi một ng Mỹ ko hiểu ng Anh hay ngược lại.

 Thư cho quý ông phóng viên BBC

Tác giả : BS HOÀNG CƠ LÂN
Nguồn: Francis Nguyên via PSXH forum
Ngày đăng: 2019-10-21
Bs Hoàng Cơ Lân --- vs ---BBC
Thưa quý Ông,
Vài người bạn đã gửi cho tôi bài quý Ông phỏng vấn tôi ngày 5 tháng 2 vừa qua tại tệ xá.
Cuộc nói chuyện đã diễn ra trong bầu không khí thân mật ngót 3 tiêng đồng hồ, đi hẳn ra ngoài một cuộc phỏng vấn bình thường kiểu "politically correct". Tôi đã thẳng thắn trả lời, và cho quý ông biết một phần nào những chi tiết cuộc đời cam go, dài lê thê của tôi và các đồng bạn trong ngành Y Quân đội miền Nam Tự Do.
Chúng ta đã nói đến trại tù binh Cộng Sản ở Phú Quốc, nhưng tôi thấy bài đăng của BBC thiếu vài chi tiết quan trọng.
Tôi thiết nghĩ một nửa sự thật không phải là sự thật, đôi khi nó còn cho người ta ngờ vực sự thật là đằng khác!
Trong một thời gian tôi nắm trách nhiệm Phụ tá Quân Y cho tướng Chỉ huy trưởng ngành Quân Y Quân Lực VNCH, vì vậy tôi đã phụ trách vấn đề Y Tế trại tù Phú Quốc. Tại đó luôn luôn có một trạm Y tế để khám sức khỏe cho tù nhân.
Tôi xác nhận:
1/ Người tù binh CS được hưởng khẩu phần ăn hàng ngày như một người lính QLVNCH.
2/ Họ chỉ có phận sự dọn dẹp sạch sẽ doanh trại nơi họ ở, họ có quyền làm vườn, trồng rau để ăn thêm, tập thể thao..
3/ Trong trại có một cửa hàng nhỏ bán cho họ những đồ lặt vặt như sữa hộp, xà bông...
4/ Họ được dậy nghề, như may vá bằng máy may...
5/ Thỉnh thoảng có nhân viên Hồng Thập Tự Quốc Tế đến thăm Trại, và có thể gặp riêng tù binh ngoài sự hiện diện của chúng tôi!
6/ Trung bình mỗi một người lính CS ở tù Phú Quốc lên cân khoảng 10kgs khi được trao trả cho phía bên kia, vì khi bị QLVNCH bắt họ thường bị sốt rét, thiếu dinh dưỡng, có người lao phổi, kiết lỵ... Đôi lúc khi sắp được trả về với Bác và Đảng, có người lại xin ở lại với "Mỹ Ngụy"!
6/ Quý Ông vào You Tube, kiếm mục Trại tù binh Phú Quôc thời VNCH, thì sẽ thấy đầy đủ hình ảnh bằng cớ tôi vừa nêu ra và đã trình với quý Ông hôm phỏng vấn.
7/ Những sự thật này (tài liệu và hình ảnh) đã được chúng tôi mang sang trình bày tại Hội nghị các Quân Y sĩ Quốc Tế họp tại Dublin (Ireland) năm 1970 trong đó có cả các Quân Y sĩ khối CS như Nga Sô, Tiệp Khắc, Ba Lan...
Sau 1975, nhà nước CS có tổ chức du khách đến viếng thăm trại tù Phú Quốc: Không một hình ảnh, không một bằng cớ, chỉ thấy vài bức tranh vẽ tù binh bị tra tấn đánh đập, cùng những lời tuyên truyền hận thù cố tri !!!
Quý Ông cho đăng thêm những gì tôi vừa viết thì đúng là làm việc vô tư của một phóng viên đấy! Con người CS lì lợm không bao giờ thay đổi, lì lợm đến ngu xuẩn! 70 năm sau vụ thảm sát Tết Mậu Thân 1968 (bọn chúng tôi đã mục kích những hố chôn người tập thể) đáng nhẽ có vài câu xoa dịu nỗi thống khổ của gia đình nạn nhân, thì họ còn ăn mừng chiến thắng!
Tôi nhớ lại một câu, không hiểu ai viết, nhưng đúng quá: "Con chó lúc nó đái bao giờ cũng giơ một cẳng sau lên, dậy cho nó đừng giơ cẳng lên khi đái là một điều rất khó vô cùng. Nhưng vẫn không khó bằng dậy cho Cộng Sản hay lũ tay sai hai chữ Liêm Sỉ!!!"
Thân quý,
Hoàng cơ Lân

 TRẠI LLĐB PLEI DJERENG - LỆ MINH THẤT THỦ NGÀY 22/9/1973

Lời nói đầu: Phần chuyển ngữ này nhằm vinh danh các chiến sĩ của TĐ 80 BĐQ đã anh dũng hy sinh tại trại này, cũng như giúp các bạn thấy sđ 22 và 23 VNCH trong thế bị động khi phải dàn quân nhiều nơi để giành dân giữ đất, xem bản đồ, sau HĐ Paris 1973. Trong khi đó lợi dụng quân viện cho VNCH bắt đầu bị cắt giảm, và do ko còn không quân Mỹ, đặc biệt là B-52, CSBV đã chuyển quân ồ ạt từ Bắc vào Nam ngang qua vùng rừng núi phía tây của tỉnh Kontum và Pleiku, gần như công khai trong mùa mưa, để chuẩn bị đánh lớn sau này mà mục tiêu mới nhứt của họ trong tháng 9/1973 là trại LLĐB Plei Djering với tổn thất của BĐQ là 200 chết và bị bắt trên quân số 293 người lúc nổ súng. Trước đó 15 ngày, trung đoàn 42 sđ 22 VNCH đã tái chiếm làng Công giáo Trung NghĩaPolei Krong gần đó - làng này ở 17 km phía tây tỉnh lỵ  Kontum, mà tôi đã viết trong bài trước.

Sau ngày 30.4.75, muốn nghiên cứu về quân sử của VNCH, đặc biệt là giai đoạn sau khi ký kết HĐ Paris 1973, người ta phần lớn phải dựa vào quyển From cease-fire to capitulation của cựu ĐT Mỹ Le Gro thuộc DAO (Phòng Tùy Viên Quân Sự) vì cơ quan này có nhiệm vụ quản lý quân viện cũng như đúc kết tình hình chiến sự do phòng 3 BTTM VNCH gửi qua và ông đã mang về Mỹ trước ngày 30.4. Cựu ĐT Cao văn Viên trong quyển The Final Collapse chỉ mô tả chiến sự kể từ khi Phước Long thất thủ đầu năm 1975 -- người dịch). 

======

Trại Plei Djereng/Lệ Minh



Một trong rất ít những chướng ngại (impediment) cho hành lang tiếp tế nhộn nhịp (steady) của CSBV dọc theo chiều dài của cao nguyên phía tây của nam VN là một trại của quân VNCH ở PLEI DJERENG, còn gọi là Lệ Minh, bảo vệ bởi TĐ 80 BĐQ biên phòng. Trại nằm gần Đường 613 và ngăn chận việc di chuyển tự do từ thung lũng Plei Trap do CSBV kiểm soát vào căn cứ tiếp vận của csbv tại trại Đức Cơ và hướng về Pleiku, và trại Plei Djereng này dĩ nhiên sẽ là mục tiêu của csbv, xem bản đồ 9. (Ngày 20/1/73, sđ 320 csbv đã tấn công trại Đức Cơ và chiếm đóng ngày kế. Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát ICCS đã đặt một toán tại đây nhưng đã rút bỏ tháng năm 1973 -- người dịch). 
               



 
Đã có cảnh báo quá rõ về một tấn công sẽ xảy ra. Một trung sĩ nhứt của một đ.đ. trinh sát csbv đã hồi chánh tại quận Thanh An, tỉnh Pleiku, NGÀY 16/9/1973 và nói rằng trung đoàn 26 của mặt trận (MT) B-3 sẽ tấn công trại Plei Djereng trước cuối tháng 9/73. Thông tin này rất đáng tin cậy vì hiểu biết của y về trận liệt (order of battle) của trung đoàn 26 đã xác nhận những thông tin đã thu thập trước đây. 

Với tin tình báo này, chỉ huy trại đã tăng cường các cuộc hành quân lục soát quanh trại. Ngày 22/9, chỉ có một đ.đ. ở trong trại với vài gia đình binh sĩ; hai đ.đ. khác hành quân bên ngoài, dù ko đi quá xa. Vào khoảng trưa, trung đoàn 26 đã bắt đầu tấn công với đại bác 122 và 130 ly, súng cối, hỏa tiển và cả nhiều T-54. Trong khi trận chiến ác liệt suốt buổi trưa, liên lạc truyền tin với trại đã bị gián đoạn, và TĐ trưởng trúng đạn tử thương. Mưa và tầm nhìn hạn chế nên ko thể không yểm vào lúc đó. Quân đoàn 2 ko thể gửi quân tiếp viện, dù hai toán viễn thám của BĐQ đã được đưa bằng trực thăng vào chiến trường để tái lập truyền tin và tập hợp những tay súng trong trại. Do quân csbv quá đông áp đảo nên nhiệm vụ của họ ko kết quả. Lính viễn thám báo cáo thấy sáu T-54, trong khi phi công VNCH báo cáo đã đếm được 10 xe tăng và bắn cháy 3 chiếc - nhưng bất hạnh thay điều này chỉ xảy ra hai ngày sau đó vì lúc trận chiến xảy ra, mưa và tầm nhìn hạn chế đã ngăn ngừa không yểm. Trong 293 lính BĐQ có mặt khi trận đánh bắt đầu, 200 bị giết hay bị bắt trong trận đánh ngắn và dữ dội này. 

Trước trận Lệ Minh, tướng Nguyễn văn Toàn, đã nổi tiếng là một TL quân đoàn năng nổ (forceful), dù ko sáng chói (brillant). TT Thiệu, khi thăm Pleiku ngày 1/10/73 với đại tướng Cao văn Viên để kỷ niệm 16 năm ngày thành lập QK 2 đã nghiêm khắc quở trách (harshly rebuke) tướng Toàn vì ko hành động sau khi nhận tin tình báo trên đây của hồi chánh viên để tăng quân cho trại hay ít nhứt cũng cung cấp yểm trợ pháo binh đầy đủ cho trại. Đối với tướng Toàn, mà nhiều quan sát viên cảm thấy ông sẽ được ba sao (lúc đó ông là thiếu tướng -- người dịch) nhân dịp TT thăm viếng, lời quở mắng (reprimand) này là một kinh nghiệm chua xót (shattering). Dù cuối cùng ông cũng có 3 sao và đã dùng các lực lượng (LL) với một tài năng đáng kể (considerable) trong lúc cầm quân. Phản ứng ko đúng mức (lapse) của ông tại Lệ Minh, theo quan điểm của TT Thiệu, đã khiến tin tưởng của TT vào ông đã giảm sút mà kết quả là ông mất chức 11 tháng sau đó. (Đây là quan điểm cá nhân của ĐT Mỹ Le Gro, vì việc ông Toàn mất chức là do tố cáo tham nhũng từ Phó TT Hương, khiến TT Thiệu phải làm, chứ ko do việc điều quân kém cỏi -- người dịch). 

Trong bất kỳ tình huống nào, Toàn đã hình như đã phục hồi nhanh chóng và kịp thời lập kế hoạch để tái chiếm Lệ Minh. Tuy nhiên những hành động sau đó của ông cho thấy, ông ko quan tâm việc tái chiếm bằng việc đánh tan sđ 320 csbv (sđ này tháng 3/75 đã đánh Ban Mê Thuột -- người dịch). TT Thiệu đã ra lịnh cho ông dùng bất cứ phương tiện nào nếu cần để ngăn địch tập trung và đe dọa nghiêm trọng các LL hay lãnh thổ của Nam VN tại QK 2. Tướng Toàn, với vài lý lẽ (justification), đã xem một sđ khác của cs tại cao nguyên, sđ 10, ko phải là đe dọa chánh vì sđ này đã bị thiệt hại nặng trong trận làng Trung Nghĩa tháng 9/73 - làng này ở tây thị xã Kontum. Vì vậy ông đã quyết định nhắm vào sđ 320, mà ông tin tưởng rằng có thể đánh lớn vào đầu 1974, nếu sđ ko bị thiệt hại nặng lúc này.

Kế hoạch của ông, bắt đầu thực hiện giữa tháng 10/73, gồm việc xây dựng và chiếm các các cứ điểm (strong point) dọc theo tỉnh lộ (TL)-509, đi từ Pleiku về phía tây tới Lệ Minh, để làm BẪY hầu dụ sđ 320 csbv tập trung vào nơi trống trải để ông có thể hủy diệt bằng không quân và pháo binh. Ông cũng lập một cứ điểm vững chắc nơi một đường (được dùng bởi csbv để vào mật khu 701), cắt ngang TL-6C khoảng 10 km phía bắc và trong tầm pháo từ trại Pleime. (Năm 1974 trại này bị vây nhiều ngày nhưng ko bị mất, do thiếu tá Vương mộng Long của TĐ 82 bđq chỉ huy -- người dịch). Cứ điểm trên đây tương đối trống trải, và tướng Toàn, với gốc thiết giáp, sẽ phòng thủ nó bằng một chiến đoàn gồm một TĐ chiến xa M-48, một trung đội trinh sát, bốn khẩu đội 155-ly, và một TĐ ĐPQ, và ông hy vọng rằng sđ 320 sẽ "cắn câu". Tuy nhiên, sđ 320 tiếp tục áp lực vào quận Thanh An, nằm trên QL-19, và các tiền đồn ở tây Pleiku dọc theo TL-509. Các cuộc tấn công thường xuyên và dữ dội, suốt mùa hè và SĐ 320 ko bao giờ bị thiệt hại nặng. Dưới che chỡ của sđ 320, đoàn 470 hậu cần đã chuyển từ Cambodia vào Đức Cơ. 

Vào đầu tháng 10/73, tướng Toàn ra lịnh cho tỉnh trưởng Bình Định phải lo an ninh cho tỉnh, chỉ để trung đoàn 40 sđ 22 ở lại tỉnh này. Tướng Phan đình Niệm của sđ 22 bb, dù bị thương hơn chục lần, đã dời BTL về quận Thanh An. Trung đoàn 47 của ông ở tây Pleiku với LĐ 21 BĐQ đang tiến về Plei Djering trên TL-509. Giữa tháng 10, trung đoàn 40 được không vận từ Bình Định lên Pleiku và được lịnh hành quân ở tây Pleiku, thường thường dọc theo TL-565. Trung đoàn 41, với thiết đoàn 21, tiến về Thanh Giao trên QL-19; trung đoàn 42, sau chiến thắng ở Trung Nghĩa, làm trừ bị.

Sđ 23, vẫn trách nhiệm HQ ở tỉnh Kontum và trung đoàn 44 (chỉ huy bởi trung tá Ngô Văn Xuân -- người dịch), cùng với ĐPQ, canh giữ những đường tiến sát tây bắc hướng về TP này, trong khi hai trung đoàn 45 và 53 đang tiến gần ĐỒI 727, ở tây Kontum - đồi này là một căn cứ lớn của địch ở đông sông Krong Bolah. LĐ 22 bđq cùng lúc cũng tiến về đồi 727 từ Plei Mrong. Tuy vậy (thus), trong khi chiến thắng ở làng Trung Nghĩa đã phục hồi phần nào ổn định cho khu vực tây bắc của thị xã Kontum và giảm đe dọa cho pháo binh, các căn cứ tiếp vận và không quân chung quanh tp này, tình hình tại tây Pleiku vẫn CHƯA ổn định. Căn cứ KQ và các căn cứ pháo binh trong tỉnh vẫn bị pháo kích, và sđ 320 đã đối phó với việc mở rộng các đồn trên TL-509 của tướng Toàn bằng cách chuyển quân ra khỏi căn cứ Plei Djereng để tướng Toàn phải rút bỏ các đồn. Khai thác cơ hội này, tướng Toàn đã không vận sđ 22 bằng C-130 tới Pleiku. 

Trong khi các phần tử của trung đoàn 48, SĐ 320 csbv quấy rối tiền cứ (advanced base) VNCH tại Plei Bong 3, gần Pleiku, TĐ 2/40 VNCH đã đụng độ ác liệt một TĐ địch có năm T-54, ở tây nam Plei Bong 3 vào trưa 23/10/73. Hai bên đều thiệt hại nặng. Dù có những chạm súng đẫm máu tiếp theo, tướng Toàn đã ko còn cơ hội để trả đủa như ông đã làm với sđ 10 csbv tại Trung Nghĩa, đã viết trong bài trước. Tại phía tây tỉnh Pleiku, sđ 320 csbv rất rảnh tay vì không phải dành dân giữ đất như sđ 10 tại Trung Nghĩa. Tuy nhiên, với quyết định ko tấn công nữa và trở lại với việc bảo vệ các đồn trong một phòng tuyến hẹp ở tây Plei Ku, đã giúp tướng Toàn nhẹ gánh để lo cho tình hình mới ở Quảng Đức./.


Dịch xong chỉ trong buổi sáng ngày 22 Oct 2020 từ trang 54-56 của sách From cease-fire to capitulation của ĐT Le Gro, thuộc cơ quan DAO.