Monday, October 26, 2020

 

TRẬN ĐÁNH TẠI TRẠI LLĐB A SHAU NGÀY 9-10/03/1966.

Lời nói đầu: Trại A Shau đã đc người Mỹ biết tới nhiều khi một trận đánh ác liệt được mang tên Đồi Thịt Bầm (Hamburger Hill) vào năm 1969 ở núi Động Ấp Bia, phía bắc của trại này, xem bản đồ: đây lần đầu tiên những đv CSBV đã chấp nhận giao chiến với quân Mỹ - mà ko lẩn tránh như trước đây. Theo tin tình báo và tù binh csbv cho biết, sở dĩ họ làm được như vậy vì có những căn cứ lớn ở bên kia biên giới Lào-Việt khiến họ có an toàn khu để rút lui và dưỡng quân và sau đó lại đưa quân rất sung sức qua biên giới để giao chiến với quân Mỹ. Sau trận Đồi Thịt Bầm, BTL Mỹ đã khuyến cáo các đv trưởng Mỹ nên dùng phi pháo để diệt địch quân thay vì dùng bộ binh như trong trận đánh này - vì trong trận này Mỹ cũng thiệt hại nhiều dù rất thấp so với tổn thất của csbv. 


Trận A Shau

"Tổn thất lớn nhứt cho LLĐB trong năm 1966 là tại thung lũng A Shau tỉnh Thừa Thiên. Thung lũng xa xôi này nằm trên rìa của biên giới tây bắc của VN là một trong những dẻo đất nguyên sinh nhứt và cũng ít ai dám tới (forbidding primeval) nhứt của vùng đất nhiệt đới của Đông nam Á. Sông Rào Lao (rào là tiếng dân tộc để chỉ sông - gần đó có Rào Trăng, nơi đây sau 1975 chính quyền xây đập thủy điện và mới đây bị sạt lở, thuộc quận Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên -- người dịch (ND), với nhiều nhánh chảy qua thung lũng giống như lưởi của một con rắn, và đổ vào rừng sâu của Lào. Giòng suối nhỏ màu trắng bạc chảy ngang những hòn đá của thung lũng, bị ép giữa những núi cao tới 5.000 bộ hay 1524 m. Các đám mây luôn lững lờ bao quanh các đỉnh núi, cũng khiến vùng đất phía dưới tối tăm và tạo sương mù dày đặt. Những trận gió mùa vào mùa đông đã tạo lũ lụt khắp thung lũng.

Tầm nhìn hạn chế, kể cả dùng ống dòm, ngay trong thời tiết mùa xuân. Những dốc núi với rừng cây ba từng nằm kế những cánh đồng cỏ voi cao gấp hai con người. Vào tháng 3/1966, trại LLĐB A Shau tồi tàn hình tam giác đã có ở cuối thung lũng được 3 năm. Những cấu trúc bằng thiếc  và những giao thông hào đầy bùn bị bao trùm bởi kẽm gai rỉ sét; và tất cả gần như bị vùi lấp phân nữa bởi cỏ cao mọc từ bãi mìn. Tình báo của LLĐB đã phát hiện một lượng quân csbv đã tập trung trong khu vực. Nói thêm: trại cách biên giới Lào vài km, xem bản đồ, khiến người và chiến cụ từ các căn cứ của csbv trên đất Lào đưa vào VN rất dễ dàng, trong khi liên quân Việt-Mỹ ko đc vượt biên giới để tấn công các an toàn khu này.-- ND). Cũng vì vậy mà hai tiền đồn khác của LLDB là A Lưới và Tà Bạt trên thung lũng này đã bị dẹp bỏ (raze) kể từ 8/12/1965. Trại Ashau, chỉ huy bởi Toán A-102 của đ.u. John D. Blair, là trại LLĐB còn lại tại thung lũng này. Trại là một trong chiến lược của liên quân Việt Mỹ trong suốt chiến tranh Đông Dương lần 2, nhưng sự hiện diện cuả LLĐB đã bị quét sạch (was swept out) trong chưa tới 50 giờ vào ngày 9 và 10/3/1966. 

Đ.u. Blair đã yêu cầu tăng viện, và 1 đ.đ. Nùng thiện chiến từ Mike Force ở Nha Trang, do đ.u. Tennis H. Sam Carter đc gửi tới A Shau ngày 7/3/1966. Trại quá nhỏ ko thể chứa thêm hai đ.đ. lính Nùng mà liên đoàn LLDB Mỹ đã đề nghị. LL phòng thủ gồm 17 lính LLDB Mỹ, 6 lính LLDB VN, 143 lính Nùng, 210 dân sự chiến đấu (DSCĐ) hay CIDG, 7 thông dịch, 51 công nhân và các cô làm cho cửa hàng PX hay quân tiếp vụ của trại. Trong số người VN có một số người bị kết án (convict) đc gửi đến đây để thọ phạt, và đ.đ. 141 DSCĐ bị tình nghi là vc. Trong trại có ba đ.đ. DSCĐ gồm các đ.đ. 131,141 và 154.

Trại đã trải qua hai đêm thức trắng là 8-9/3/1966 vì báo động sẽ bị tấn công. Trại đã cho nổ mìn claymore và bắn M-79 vào bóng tối mỗi khi nghe tiếng đào đất  và cắt kẽm gai (snapping wire). Lúc 3:50 sáng, trại bị pháo dữ dội trong 2 giờ rưởi bởi cối làm nhiều kiến trúc của trại bị hư hại và tạm thời gián đoạn truyền tin. TS nhứt Raymond Allen đã chết vì cối trúng vào trung tâm của trại và TS chuyên môn (S.Sgt.) Billie A. Hall, y tá trưởng của đ.đ. Nùng, bị đứt hai chân (had both legs torn off). Hall đã đc đưa tới bịnh xá, nơi mà ông bình tỉnh chỉ dẫn các y tá khác chữa trị ng bị thương tới khi ông ngất xỉu và chết. 

Trung đoàn 95 csbv đã gửi hai đ.đ. thăm dò hàng rào phía nam lúc 4:30 nhưng đã nhanh chóng bị đẩy lui. A Shau nằm ngoài tầm pháo của bạn và tùy thuộc không yểm. Mây thấp và sương mù nhiều vào buổi sáng đã khiến máy bay ko thể quan sát trại kể cả ban ngày. Bom đc thả trên mây và lính trong trại điều chỉnh bằng cách nghe bom nổ. Gần trưa, một máy bay quan sát nhẹ đã đáp dưới hỏa lực rất nặng nề của địch và cứu được TS nhứt (M.Sgt.) Robert D. Gibson. Một chiếc Hỏa Long AC-47 bị trúng đạn phòng không và rơi vào lúc chiều. Từ đó đến tối, đạn dược, tiếp liệu, và nước đc thả dù xuống trại, nhưng một lượng đáng kể đã rơi ngoài hàng rào kẽm gai. Những toán lính đã liều mạng ra khỏi trại dưới hỏa lực địch để thu hồi các các hàng tiếp tế quý giá. Ngay trước khi trời tối, vài trực thăng đã đáp để cứu thương binh bị thương nặng. Một trực thăng UH-34 đã rơi bên trong trại. 

Trại lại bị tấn công dữ dội và chính xác bởi cối lần thứ hai lúc 4:00 sáng ngày 10/3, và phần lớn những kiến trúc còn lại đã tan tành. Một giờ sau đó, một đợt tấn công BIỂN NGƯỜI ồ ạt đã tràn qua phi đạo của trại, xuyên qua cỏ cao, và tiến vào hàng rào phía nam. Vào lúc đó đ.đ. 141 DSCĐ đã ồ ạt bỏ chạy về phía vc. Phần lớn vũ khí cộng đồng bị bắn nát bởi súng không giựt 57 ly, một viên đã giết chuyên viên bậc 5 (Sp. Fifth Class) Phillip T. Stahl. Hỗn độn và chiến đấu ác liệt xảy ra khắp trại, vị chỉ huy toán LLDB của VN của trại, thiếu úy Linh văn Dung, tìm một chỗ để trốn và chen chúc (huddled) trong sợ hãi với toán của ông trong suốt trận đánh. Có một ngoại lệ, trung sĩ ban 3 tên Yang đã chiến đấu anh dũng. Sau ba giờ vật lộn và cận chiến, các lính llđb Mỹ và DSCĐ đã buộc phải rút về hầm truyền tin và hàng rào phía bắc. TS Owen F. Mccan đã chết trong lúc này. 

Một đợt tấn công quyết định (determined) của csbv vào hầm truyền tin lúc 8:30 sáng đã bị ngăn chặn bởi hỏa lực suy yếu (wither) của LL phòng thủ. Một tđ khác của csbv đang vượt qua phi đạo đã bị hai chiếc B-57 Canberra, do Úc sản xuất, tấn công trực diện bằng bom CBU khiến đội hình tan nát. Hai quả bom bi loại chống người này đã cản đà (momentum) tấn công của quân csbv. Đạn dược đã đc phân phối cho LL phòng thủ. Đ.u. Carter, vài TS LLDB Mỹ, và lính Nùng đã phản công để tái chiếm hàng rào phía nam, nhưng tổn thất rất nặng, và các lính DSCĐ mất tinh thần: nhiều kẻ thu mình lại (cower) trong hố cá nhân và ko chiến đấu.

TS nhứt Victor C. Underwood, phụ trách tình báo của Mike Force, và Vernon Carnahan, y tá trưởng của toán, đã gom những lính Nùng còn lại dọc theo hàng rào phía bắc của trại. Hai TS này đã chỉ huy khoảng một chục lính sắc tộc này để mở cuộc phản công trong tuyệt vọng bằng súng trường và lựu đạn. Nhóm này đã xung phong xuyên qua những đổ vở kế hầm truyền tin và bịnh xá, nơi mà vài lính vẫn còn kháng cự. Nhóm này đã bị đánh tan tác bởi hỏa lực dày đặc của lính bv đang cố thủ trong các giao thông hào mới chiếm. Cả hai TS này đều bị thương nặng, và cuộc phản công này bị đập tan. Đ.u. Blair đã hướng dẫn máy bay ném bom và bắn phá toàn trại. Một A-1E Skyraider bị trúng đạn và đáp bụng xuống phi đạo nhưng một chiếc khác đáp xuống lập tức sau chiếc này và nhanh chóng đưa phi công ra khỏi chỗ chết. (Theo báo Mỹ, phi công này đã cứu phi công kia trong lúc quân cs có mặt chung quanh phi đạo. Đây là lần đầu tiên và cũng là duy nhứt trong lịch sử chiến tranh VN khi một phi công lái Skyraider đáp xuống phi đạo để cứu chiến hữu dưới làn đạn địch. Phần lớn những cấp cứu khác, dù nguy hiểm cở nào, chỉ có thể thực hiện bằng trực thăng - như chúng đã biết.-- ND). 

Giờ đây quân BV đã phá hủy những công sự còn lại với súng liên thanh và không giựt, và đ.u. Blair ra lịnh di tản. Lính phòng thủ đã lập phòng tuyến cuối cùng dọc theo bên ngoài của hàng rào phía bắc, đã đầy lính chết và bị thương. Khi chiếc trực thăng đầu tiên của TQLC Mỹ (có lẽ là trực thăng lớn loại CH-47 Chinook hay CH-53 Jolly Green -- ND) hạ cánh lúc 5:20 chiều, viên thiếu úy của toán LLDB VN đã gây một dẫm đạp lên nhau (stampede) trên chiếc máy bay này với toán và lính DSCĐ của ông. Đám đông hỗn loạn và kích động (hysterical rabble) này đã vất bỏ vũ khí, đạp lên ng bị thương, và tranh nhau lên máy bay. Ng bị thương phải bò lên máy bay và ngả loạng choạng (stagger). Phi hành đoàn và lính LLĐB Mỹ đã bắn vào (open fire on) đám này để ngăn ngừa máy bay quá tải. Trong lúc đó, lính ở hàng rào phía bắc, ko biết đến hỗn độn ở bãi đáp trực thăng, đã bắn dữ dội để kềm chân địch quân trong trại. 

Súng liên thanh của csbv đã bắn vào trực thăng khi chiếc này cất cánh với 73 lính của trại - chưa kể phi hành đoàn, thường là 4 ng. Chiếc trực thăng chỉ huy toán cấp cứu bị trúng đạn ở cánh đuôi và rớt; do đó trung tá tqlc Charles House và phi hành đoàn đã nhập vào lính phòng thủ. Một chiếc UH-34 khác cũng bị rơi và người bị thương trên máy bay đã chết cháy. Nhiều máy bay khác, gồm ba chiếc Phantom F-4 B và hai A-4 Skyhawk của tqlc cũng bị thiệt hại vì trúng đạn phòng không. 

Thiếu úy Louis Mari và TS nhứt (SFC) Bennie F. Adkins đã khiêng TS nhứt James Taylor bị thương nặng đi dưới giao thông hào, đã giết những lính bv chận đường và leo một cách khó khăn (clamber) qua cổng của hàng rào phía bắc. Khi tới bãi đáp, họ mới biết trực thăng đã đi hết. Taylor sau đó chết vì thương tích, và đc dấu ở bụi rậm nào đó mà ko ai nhớ. Vẫn còn vài lính llđb Mỹ cố thủ ở hầm truyền tin. Họ đã lao nhanh xuyên qua lửa đạn của địch để về cổng phía bắc, và tất cả bị thương. TS Pointon chạy tới bãi đáp với hai tay bị xé nát vì vết thương ở phổi phập phồng (gape), nhưng trực thăng đã đi hết. Một trực thăng UH-1B của tqlc thấy Pointon, bỏ bớt bó hỏa tiển (rocket pod) và đáp xuống cứu ông. 13 người bị thương khác cũng chen chân lên và trực thăng cất cánh. 

Những kẻ sống sót còn lại chạy trốn vào rừng trong đêm 10/3. Đoàn ng này đã đc trực thăng thấy trưa 11/3, nhưng máy bay ko thể đáp do rừng cây dầy đặc. Họ đã thả dây xuống. Lính dscđ đã dành nhau sợi dây khiến lính Mỹ và Nùng đánh họ bằng bá súng để duy trì trật tự. Ngày 12/3, chuyến di tản cuối cùng đc thực hiện, và lính DSCĐ lại dành nhau lên trực thăng. Lần này, lính DSCĐ bắt đầu bắn nhau, và việc lộn xộn chỉ ngừng sau khi một lựu đạn bị ném bởi một dscđ đã nổ giữa đồng đội của y. Suốt ngày các trực thăng đã bay xuyên đám mây dầy đặc và cứu những toán rải rác gồm phi công và lính của trại. 

Ngày 18/3, Trung tá Kenneth B. Facey của toán C-1 đã cầm đầu một đoàn máy bay đến trại thu lượm xác chết. Lính bv đã rút hết, và 200 xác chết chưa chôn rải rác khắp trại. Dân thiểu số Katu hay Vân Kiều ở chung quanh trại ko dám vào trại vì sợ ma. Cỏ cao 9 tấc trên những kiến trúc bị tàn phá, và các hố đạn cối đầy nước bùn. Các xác người đã biến thành bộ xương, với chút đỉnh thịt xương dưới đồng phục và giày hư hỏng. Các hài cốt lính Mỹ chỉ còn xương (osseous remains), tay nắm chặt súng lục P-38, trên cổ tay đồng hồ còn chạy, đã đc bỏ vào bao đựng xác. Cấp dưới của Facey đã quan sát phòng chứa võ khí và phát hiện rằng vài kẻ anh hùng cuối cùng đã hủy tủ sắt - đựng giấy tờ tối mật - bằng lựu đạn cháy. Không còn gì để kiểm tra và mưa khiến họ sớm lên đường. Lúc 0132 pm, các trực thăng đã cất cánh và LLDB đã từ bỏ trại này vĩnh viễn. 

Dịch từ trang 118-122 của quyển Green Berets at War của Shelby Stanton.

Một số hình ảnh về trận Ashau, bao gồm không ảnh và những huy chương của Bernie Fisher.

                                



Ba huy chương cao quí nhứt dành cho Hải, Lục và Không quân Mỹ. 

Số huy chương của ông trong đó có Medal of Honor do TT Mỹ trao tặng
               Chiếc A1-H của ông bị rơi khi đáp xuống sân bay Pleiku.   


























                                    








 https://youtu.be/Sz5jD4c8Z7o

 

TÁC HẠI CỦA BỊNH ĐÁI ĐƯỜNG

"Vào một buổi tối tại bv sau một tuần đặc biệt mệt mỏi (grueling) khi bs Foluso Fakorede, bs duy nhứt về tim tại quận Bolivar ở bang Mississippi, bước vào phòng 336. Ông Henry Dotstry nằm trên giường. Bs đã trải nghiệm mùi này - một mùi ôi thiu thoáng nhẹ (rancid whiff), như chuột chết. Ông yêu cầu một y tá mở vết thương trên chân trái của Henry và mang găng để khám nghiệm tổn thương. Bắp chân (calf) của y đã sưng lên gần bằng đùi của y. Đầu của các ngón chân tối xậm; bàn chân vàng và rỉ nước (ooz). Bs Fakorede xúc động, và nghĩ, bàn chân này đã thối rửa (rotten).
Ông tháo găng tay và đọc bịnh án treo ở đầu giường: BN 67 tuổi, ko bao giờ hút thuốc. Siêu âm cho thấy máu đến chân ko đầy đủ. Bịnh đái đường nếu ko kiểm soát, hình như đã làm hẹp (constrict) lượng máu đến chân, và nhiễm trùng sẽ ko lành. Một bs đã ghi lời khuyên vào bịnh án, bắt đầu với hàng chữ: "Ông Dotstry có những lựa chọn rất hạn chế."
Ở tuổi 38, bs Fakorede là một người nhanh nhẹn, có váng dấp của một lực sĩ. Ông thấy bên giường của bịnh nhân có một chân giả (prosthesis) - màu y như chân người. "Làm thế nào ông đã mất chân kia?" bs Farorede hỏi. BN mệt mỏi trả lời chậm chạp vì một TBMN đã làm giảm trí nhớ. Bịnh đái đường mới đây đã lấy mất chân phải, dưới đầu gối. Nếu chân trái bị cưa, ông phải dùng xe lăn.
Bs Fakorede giải thích rằng ông ko phải là bs mổ xẻ. Ông tới đây vì ông có thể xét nghiệm về tuần hoàn máu, ông giúp máu lưu thông, và cố gắng ngăn ngừa cắt chân nếu điều đó ko cần thiết. Ông ghét những bs trước đây đã ko khám kỹ ông Henry - khi ông này bị TBMN hay mất chân. "Chân của ông giống như một cặp sanh đôi, điều gì xảy ra ở chân này sẽ xảy ra ở chân kia," ông nói.
Henry cần gấp một ANGIOGRAM (chụp hình các mạch máu) để có thể thấy những tắt nghẽn (blockage) ở các động mạch. Y cũng cần một giải pháp có tên "revascularization" nhằm phục hồi giòng máu chảy tới tim hoặc cơ quan khác sau khi các động mạch bị tắt nghẽn bởi các vẫy bám vào thành động mạch; bs sẽ dùng một ống dò (catheter) để cạo đi các vẫy và dùng những quả bóng nhỏ để mở rộng mạch máu. Bs nghĩ rằng chân của y đang bị hủy hoại.
Bịnh đái đường khiến 130.000 ng bị cưa chân mỗi năm. Khoảng 34 triệu ng Mỹ bị đái đường và con số cao nhứt ở bang Mississippi. Đại đa số bị đái đường loại 2; cơ thể của họ kháng với insulin hay tuyến tụy ko sản xuất đủ insulin, khiến lượng đường trong máu tăng cao.
Di truyền đóng một vai trò trong bịnh này, nhưng mập phì và dinh dưỡng cũng có: các bữa ăn nhiều chất béo, thực phẩm nhiều đường, và ko đủ xơ (fiber), cộng với ít tập thể dục, làm gia tăng nguy cơ. Nghèo khổ cũng tăng gấp 2 nguy cơ đái đường, và cũng có nguy cơ cưa chân. Một nghiên cứu khắp Cali cho thấy các khu có lợi tức thấp nhứt bị cưa chân gấp 10 lần khu giàu nhứt!
...
Một khi bịnh đái đường ko đc kiểm soat vì ko đủ insulin, hoặc khi tế bào của bạn ko thể dùng insulin đúng cách, đường sẽ vào máu. Nó sẽ tạo những mảng/vẩy (plaque) trên thành của mạch máu, làm chậm lượng máu chảy tới mắt, mắt cá chân (ankle) và ngón chân. Mù có thể xảy ra sau đó, hoặc các mô bị hoại tử. Nhiều người ko thể cảm nhận nỗi đau của những tay chân bị thiếu máu - vì bịnh đã hủy hoại dây thần kinh. Nếu động mạch bị tắt nghẻn ở cổ, nó có thể gây TBMN. Nếu động mạch bị tắt ở tim, thì gây NMCT. Và nếu động mạch ở chân bị tắt, đó là hoại thư (gangrene).
...
Các bs chuyên về mổ xẻ tổng quát có lợi ích tài chánh khi cưa chân: họ sẽ ko đc trả tiền mổ nếu họ khuyên ko nên cưa chân BN! Và nhiều bv cũng ko ra lịnh cho bs phải làm angiogram - một hình chụp đáng tin cậy cho thấy rất chính xác nơi mạch máu tắt nghẽn, để bs quyết định có cần cắt chân và cắt bao nhiêu. Các hãng BH cũng ko đòi hỏi phải làm angiogram. Theo bs Fakorede, điều này giống như cắt bỏ vú của một phụ nữ sau khi bà ta cảm thấy một cục bướu (lump) mà ko cần chụp quang tuyến vú (mammogram)!.
...
Tạm dịch từ : Saving Henry' Last Leg đăng trên Reader's Digest tháng 10/2020.
SJ ngày 26 oct 2020
Ảnh: để dở căng thẳng sau khi đọc căn bịnh quái ác này, tôi đăng hình một phụ nữ Mỹ bản địa (Native American).

 TRẬN PLEI RINH, TRÊN LTL-7, NGÀY 22/3/1954 


                 

SƠ ĐỒ TRẬN PHỤC KÍCH TẠI KM 15 NGÀY 4/4/54

https://dictionary.reverso.net/english-french/lowlanders+who+were+more+at+a+loss+in+the+jungle

...

Tháng ba đã trở nên một ác mộng của chiến đoàn 100 của quân đội Pháp tại Đông Dương, nhưng vì một lý do hoàn toàn khác. Lần này, Việt Minh CS, thay vì theo đuổi thuận lợi rõ ràng của chúng quanh Pleiku, lại lần nữa đã tan biến trong rừng núi. Dù binh sĩ đau chân và mệt mỏi, thường xuyên bị quấy rầy (plague) bởi muổi và vắt, lại phải đẩy và kéo theo các đại bác, chiến xa và xe tải, nhưng chiến đoàn (CĐ) lại được lịnh phải yểm trợ cho liên đoàn 3 Dù (gồm 3 TĐ và pháo binh và các đv cơ hữu) - đã được thả dù xuống ngày 1/3 để bao vây trung đoàn 803 hay 108 VMCS, trước giờ luôn tìm cách né tránh đụng độ với quân Pháp. CĐ sẽ tiến theo hướng đông dọc theo QL-19 để đến làng Pleibon. (Nói thêm: Theo bản đồ của hội Địa lý Quốc gia Mỹ in tháng 2 NĂM 1967, làng này nằm trên một hương lộ hay đường làng bắt đầu từ QL-19, đi về phía bắc; trước khi tới làng Kon Mahar, sẽ thấy núi Kon Lak khá cao tới 5643 ft hay 1720 m ở bên phải. Tới làng này, hương lộ quẹo trái sẽ tới làng Kon Bah, nằm rất gần và ở đông nam của Kontum -- người dịch). Sau vài ngày mưa gió, con đường rất xấu tới Pleibon đã trở nên đầy bùn tới-mắt-cá-chân khiến các xe cộ của CĐ giống như chạy trong vũng lầy (quagmire) ko đáy. 

Trong cái nóng ẩm ướt cháy da (searing), các người lính tiếp tục tiến tới với sức mạnh của tuyệt vọng - khi nghĩ rằng địch sẽ phải ở đâu đó! Nhưng nhật ký hành quân của TĐ 1 Korea vào ngày 1/3, đã ghi ngắn gọn (tersely), "Cảm giác trống không tiếp tục." Đây chính là điều đã được Bộ Tổng Tham Mưu của Pháp tại Đông Dương đặt tên là "cuộc chiến của những khoảng trống vĩ đại" -- hoàn toàn ko giống cuộc chiến mà họ đã dự trên những đồng bằng và ruộng lúa với những nông dân - ở vùng quê Nam phần. Ở đây, có thể cả một ngày trời họ ko thấy một bóng người; thật tình mà nói (to be sure), thì vẫn có vài túp lều, nhưng ko có ai. Vì những dân thiểu số trung thành với Pháp giờ đây sống trong đồn hay trại, và những kẻ khác thì theo VM rút vào những đồi núi chỉ cách đường vài km. 

Cuộc đột kích cuối cùng của lữ đoàn nhảy dù này vào phía bắc của (làng) DÉ  KYENG hay DE KIENG phía đông nam Kontum, hỗ trợ bởi một pháo đội của CĐ 100, ko mang lại kết quả, ngoài việc tìm thấy vài vị trí đóng quân của VM đã có người ở trước đó 3 tới 5 ngày - và ở phía bắc của Dé Kyeng bắt đầu là vùng đánh dấu màu vàng trên bản đồ. Ngày 14/3, cuộc HQ kết thúc, vì lính Dù phải rút ra để được thảy vào Điện Biên Phủ và CĐ 100 được chỉ định nhiệm vụ bảo vệ đoàn công-voa hàng tháng chạy từ Pleiku đi An Khê, dài 100 km. Một lần nữa, kẻ thù đã né tránh đụng độ, và một lần nữa, CĐ đã mệt đứt hơi (dead-tired) này phải di chuyển trở về Pleiku, sau đó theo QL-14, đi về hướng nam tới ngã ba Mỹ Thạnh, và quẹo trái vào LTL-7. Họ đã vượt qua 130 km trong hai ngày để đối diện một đe dọa mới từ kẻ thù cũ của họ, đó là trung đoàn 803, mà theo tin tức đang ở gần làng DO DAK BOT, nằm trên hương lộ đi từ TL-7 tới Ql-19. 

Giờ đây, hai trung đoàn VMCS tại khu vực cao nguyên (plateau) trung tâm đã chuẩn bị chiến thuật của họ đến từng chi tiết: ko vướng bận (unhamper) bởi chiến cụ nặng, cũng ko ràng buộc phải bảo vệ mấy trăm km đường xá, VM đã luôn luôn có thể di chuyển nhanh hơn bất cứ đv cơ giới nào - luôn luôn phải dựa vào hệ thống đường xá để di chuyển. (Tình hình này đã lập lại trong cuộc chiến từ 1954-75 -- người dịch). Với sự khéo léo của một cao thủ dày dặn (seasoned), trung đoàn 108 sẽ thu hút CĐ 100 về phía nam nơi ko có đường xá; trong khi chủ lực của trung đoàn 803, tức hai TĐ 39 và 59, nhanh chóng tiến về phía nam dọc theo sông Dak Ya-Ayun (chảy từ bắc xuống nam) sẽ đến ngã ba trên đây khoảng HAI NGÀY trước CĐ bắt đầu hành quân. Vào lúc mà BCH CĐ dựng trại đóng quân chung quanh làng Plei Rinh, nằm trên LTL-7, VM lại lần nữa giương bẫy. Bẩy sẽ căng ra ngày 22/3 lúc 0245. 

CĐ đã hạ trại chung quanh 1 đồn nhỏ ở làng này, đồn gồm một ngôi nhà với kẽm gai bao quanh được thiết kế để cung cấp chỗ trú ẩn trong mùa mưa cho một trung đội lính địa phương nhằm thu thuế hơn là một cứ điểm quân sự. CĐ lập tuyến phòng thủ theo hình bán nguyệt, tựa lưng vào sông Dak Ya-Ayun. BCH, pháo và xe tăng ở giữa và 3 TĐ ở chung quanh. Thung lũng hơi bằng phẳng cung cấp xạ trường tốt dù vài chỗ bị vướng các bụi cây (clump of brush). Các tiền đồn ở trước phòng tuyến chánh (military line of resistance hay MLR) đã báo ko gì khả nghi cho tới khoảng 0245, khi một khu vực của TĐ 2 Korea báo cáo có vài chuyển động ở gần sông Dak Ya-ayun .

Lúc 0245, toàn khu vực của CĐ bị tấn công bởi hỏa lực cực kỳ dữ dội của súng cối, và hầu như ngay sau đó bởi hỏa lực chính xác và tập trung của các súng trường và vài súng đại và trung liên. BCH và tđ 2 Korea gần như lập tức trúng vài quả cối, và vào khoảng 0330, những tiếng hét gây kinh hải (dread scream) "Tiến lên" đã vang dội trong khu vực của TĐ 2 Korea trong khi lính VM trong bộ đồ đen xung phong vào vị trí của đ.đ. 5 của TĐ 2 Korea, làm bị thương và bắt sống đại úy Charpentier. 

cùng lúc, cuộc tấn công nghi binh bởi súng không giựt của vm, vào trung đội lính địa phương ở đồn plei rinh, đã làm cháy đồn, và soi sáng chiến trường, và sau đó vài phút là hai xe GMC của tđ 2 Korea cũng bị cháy vì trúng đạn cối. Ánh lửa đã tạo thuận lợi cho lính Pháp vì các xe tăng của thiết đoàn có thể can thiệp dễ dàng, bằng cách xông vào khu vực của TĐ 2 Korea để cứu đ.đ. 5 khỏi bị tiêu diệt; những kẻ sống sót của đ.đ. đã phản công và cứu đ.u. Charpentier. 

Một số lính VM đã tới gần BCH CĐ, nhưng bị bắn vào phút chót bởi lính của đ.đ. chỉ huy. Tới 0430, tr.đoàn 803, nhanh chóng như lúc xuất hiện, đã tan biến vào rừng gần đó. Các oanh tạc cơ và L-19, đến vào lúc bình minh, dĩ nhiên, ko thấy gì hết. Sau đó, một toán trinh sát của TĐ 1 Korea đã tìm thấy một BCH và doanh trại trống rổng của tr.đoàn 803. Một số lớn băng cứu thương dẫm máu chứng tỏ rằng VM cũng bị tổn thất. Ba mưới chín VM bỏ xác tại trận và 2 bị thương. 

Nhưng phe Pháp cũng nặng ko kém - 36 chết, gồm 1 đ.u.; 177 bị thương, gồm thiếu tá Kleinman, TĐ trưởng của TĐ 2 korea, và 13 sq khác; và 8 mất tích. Ngoài ra, CĐ đã gần hết đạn và dụng cụ cứu thương. CĐ, như một võ sĩ, vẫn có thể chiến đấu, dù đã mất máu nhiều do thương tích (maul). 

Trong một nhật lịnh, đt Barrou đã khen lính của ông về can đảm và đã khiến cho "trung đoàn 803 VM bất khả chiến bại và luôn né tránh, phải nhục nhả trong trận này khi bỏ người chết và bị thương tại chiến trường."

"Cho phép tôi bày tỏ tới các chiến hữu," ông nói tiếp, "niềm hãnh diện, sự trìu mến của tôi và tin tưởng của tôi vào tương lai và vào chiến thắng của chúng ta."

Nhưng những ngày qua vẫn còn là khó khăn với CĐ 100 khi TĐ 1 Korea quân số từ 834 trong tháng 12 chỉ còn 532. May mắn là TĐ 2 korea và TĐ khinh chiến của trung đoàn 43 thuộc địa chỉ bị thiệt hại nhẹ (hardly less severe) - và điều xấu nhứt vẫn chưa đến. 

Với người bị thương đc di tản gần hết và đạn dược và xăng dầu đc thay thế gần hết, một tình trạng khẩn cấp khác chung quanh An Khê đã khiến CĐ lại lên đường. Cho tới nay, An khê đã đc xem như một khu vực tương đối yên tỉn, dù có bị xâm nhập/nội tuyến, nhưng ko đến mức sắp bị VM tràn ngập. Việc phòng thủ trong tay của CĐ 11, (tác giả Trần ngọc Nhuận của "Ký ức đời quân ngũ" đã từng phục vụ trong TĐ 1 của trung đoàn này -- người dịch),  gồm toàn lính VN gốc Kinh (Vietnamese lowlander). BCH của VM ko để cơ hội này tuột mất. 

NGÀY 30/3/54, hai TĐ độc lập của "Liên-Khu 5" đã tấn công đv VN bảo vệ ĐÈO MANG, có nhiệm vụ kiểm soát đường tiến sát phía đông của An khê. Khi bình minh xuất hiện đồn này đã bị hủy diệt và trang bị của cả một TĐ bộ binh và 4 khẫu 105 ly lọt vào tay vm. Cùng lúc, tình báo cho biết việc tái xuất của TĐ 39 và TĐ vũ khí nặng của tr.đoàn 803 vm ở vài km nam QL-19, trong một hành động có vẻ định cắt An khê từ hướng tây. 

NGÀY 1/4/1954, toàn CĐ - gồm xe tải, tăng, pháo - lại lần nữa đã vượt hơn 140 km để tới QL-19 hầu đảm nhiệm nhiệm vụ phòng thủ bán-tỉnh (semi-static) cho toàn khu vực cao nguyên trung tâm này, với đt Barrou làm TL vùng An khê và khu vực bộ lạc Bahnar, để giảm nhẹ gánh nặng của CĐ 11 ko còn tinh thần chiến đấu. Một lần nữa, cđ chuyển quân từ Plei Rinh trên LTL-7 ngược về Pleiku với không khí miền Viễn Tây, nơi mà vài chủ đồn điền trà người pháp còn lại tụ họp mỗi tối tại "Bar Embuscade" với súng Colt bên hông và xe jeep xích vào một cái trụ để khỏi bị trộm. CĐ đã ko ngừng và tiếp tục chạy trên QL-19, đi ngang nơi đóng quân cũ của TĐ 1 Korea và ngã ba nơi mà những người của Dak Doa đã đánh trận cuối cùng. (Trên QL-19, có một ngã ba để vào làng Dak Doa ở phía tây bắc của ngã ba này và một trận ác chiến đã xảy ra ở ngã ba này giữa CĐ 100 và VM -- người dịch). Và lần nữa, họ lại vượt sông dak ya-ayun, nơi mà tháng trước đây, họ đã truy đuổi vô ích tr.đoàn 108 tới một khu rộng lớn ở phía bắc làng Plei Bon, và bây giờ cđ đang tiến về đèo Mang Yang và căn cứ phòng thủ kiên cố kế nó, ở cây số 22, nghĩa là cách An khê đúng 22 km. 

QL-19 ko còn an toàn cho mọi thứ trừ các đoàn công-voa có hộ tống, và chuyến đi của ĐT Barrou tới An Khê cũng là một cuộc HQ. Với đ.đ. 1 và 4 của TĐ 1 Korea và hai đ.đ. của tđ thuộc tr.đoàn 43 thuộc địa, CĐ mở đường tới CÂY SỐ 11 trong khi CĐ 11 gửi ba đ.đ. từ An Khê tới cây số 11 để hộ tống ĐT và đoàn xe chỡ xăng tới cứ điểm An Khê. Sau khi đã tới An Khê vô sự, đoàn xe quay về và tới 1445, ĐT Barrou và các xe chỉ huy và những xe bồn ko còn xăng đã vượt cây số 11 để vào vùng bảo vệ bởi các toán tiền tiêu của tiểu đoàn 43 và tđ 1 Korea. 

Giờ đây họ bắt đầu chuyển quân như sau: mỗi đv bộ binh đều có pháo binh đi kèm. Khi đv đầu tiên bắt đầu di chuyển từ A tới B thì đv thứ 2 cùng vẫn ở tại B với đại bác sẵn sàng tác xạ. Khi đv đầu tiên đã tới B thì báo cho đv thứ 2 biết để đv này di chuyển và đại bác của đv đầu tiên phải sẵn sàng để bảo vệ đv thứ 2. Họ phải lần lượt làm như vậy tới lúc đến vị trí an toàn mới thôi. Và tđ 1 korea đã chuyển quân an toàn.

Lúc 1520, lịnh từ BCH ở cây số 22: "Đoàn xe đã tới an toàn. rút quân." Hai đ.đ. của tđ 43 bắt đầu đi bộ về phía tây vì họ ở gần bch, với đ.đ. 1 của đ.u. Léouzon đi kế.

Đoàn quân bắt đầu di chuyển trong tiếng lách cách của trang bị và súng đạn và họ rất mệt. Một tiểu đội dưới quyền chỉ huy của trung sĩ li-som, người miên (phần lớn tđ 43 thuộc địa là lính miên) dẫn đầu. Lúc này là 1530, mặt trời vẫn còn cao và tđ 43 thuộc địa ỏ khoảng 2 km tây của cây số 15.

Đột nhiên, Li-som đứng lại. "Cái gì vậy, Li-som," đại úy Léouzon của đ.đ. 1 nói. "Ông thấy cái gì?" mọi người của CĐ bây giờ đều biết, một trong phục kích tệ hại nhứt đã xảy ra vào lúc cuối một cuộc chuyển quân vô sự.

"Không, đích thân," Li Som nói, mặt y nhăn nhó, "Súng liên thanh. TĐ 1 korea đã đụng rồi."

Giờ mọi người trong đ.đ. 1 của TĐ 43 đều nghe: súng liên thanh và súng không giựt của VM nổ rền trời. Đây là một cuộc phục kích lớn, và cái giá xứng đáng để bỏ ra - hai đ.đ., 10 xe tải và một trung đội thiết giáp. Đ.đ. của Léouzon ko cần ai ra lịnh. Khoảng 1530, họ bắt đầu đi ngược về cây số 15, sau đó năm phút là trung đội 4 của chi đoàn 5 thiết giáp, chỉ huy bởi đ.u. Doucet.

Mọi thứ đã bùng nổ ở cây số 15. Đ.đ. 4 của tđ 1 Korea vừa vượt qua đ.đ. 1 của tđ và bắt đầu bố trí khi, ko có một tiếng động của cảnh báo trước, mọi xe tải của đ.đ. này bị hỏa lực của liên thanh và súng trường từ lề nam của đường. trước khi các binh sĩ có thời giờ để ngừng xe, xe tải đi đầu đã nổ tung và bốc cháy, và gây cản đường khi xe tải thứ hai vừa tới. Giây lát sau, lần nữa tiếng hô "Tiến lên" và lính chính quy VM (TĐ 19 của trung đoàn 108 và TĐ độc lập 30 của liên-khu 5 đã bắt đầu xung phong từ các bụi rậm (thicket).

Đ.đ. 4 gồm toàn lính dày dặn (seasoned); những ai còn sức chiến đấu nhảy khỏi xe tải và hướng về lề đường cao hơn bên phải. Lúc 1525, đúng vào lúc trung sĩ Li-som nghe tiếng súng đầu tiên, những kẻ sống sót của đ.đ. 4, bây giờ chỉ huy bởi các hạ sĩ (corporal) - vì các tất cả các sq và trung sĩ của đ.đ. đều chết hay bị thương, đã chiến đấu cho trận cuối cùng của cuộc đời. Thực tế, họ đã tập hợp lại đủ để tung ra hai cuộc phản công dù ko hiệu quả để chống kẻ thù với hy vọng cứu một số kẻ bị thương khỏi chết cháy trong các xe đang cháy hay giúp họ khỏi bị VM dùng làm khiêng đỡ đạn khi vm tiến qua đường. Hơn nữa, một yêu cầu gửi tới BCH, và những đv khả dụng của CĐ trên đường tới cây số 15. Đ.đ. 1 của tđ 43 thuộc địa tuy ko nhận được yêu cầu này nhưng cũng quay về địa điểm phục kích.

Đv đầu tiên tới địa điểm là đại đội đoạn hậu, với hai chiến xa nhẹ và chiếc half-truck  chạy hết tốc lực (hell-for-leather) xông thẳng vào trung tâm của chỗ phục kích, với hy vọng sự xuất hiện của thiết giáp ít nhứt sẽ khiến lính vm sợ hãi (startle) và tạo cơ hội cho đ.đ. 4 tập hợp lại. Nhưng lính vm cũng dày dạn. Chiếc half-truck có tên Dingo (theo truyền thống của quân Pháp, mọi xe thiết giáp đều được đặt tên) đã ngừng hẳn vì một đạn không giựt trúng vào trục trước; trong khi trên chiếc thứ hai, trung sĩ Lem trưởng xa và hạ sĩ Trần văn Srey bị thương. Một số lính trên các xe tăng khác cũng bị thương và vm bắt đầu trèo lên các xe này. 

Vị cứu tinh đã giúp đv này khỏi bị hủy diệt là đ.u. Doucet chỉ huy trung đội tăng số 4. Các xe tăng của ông đều bắn vào địch quân đã giúp giúp các xe bọc sắt hay half-truck khác tạo thành một hình vuông để giúp những kẻ sống sót của các đ.đ. có chỗ ẩn núp. Điều này đã làm chậm bước tiến của vm một lúc. Từ 1600 đến 1700, họ đã bốn lần tấn công các xe tăng, có vẻ bất chấp tổn thất về phía họ. Hai lần họ đã trèo lên hai xe tăng có tên Diable và Dingo, để rồi bị đánh bật bằng cận chiến bởi lính thiết giáp, và có một lúc hình như là giờ phút cuối của các xe tăng khi đạn sắp hết sau gần 90 phút tác xạ.

Điều lạ lùng là đại bác của cđ vẫn yên lặng. "Đại bác ở đâu?" Doucet gọi về bch CĐ. "Không thể can thiệp," là câu trả lời, "có một L-19 đang bay trên đầu bạn." Trong lúc đánh nhau, ko ai để ý chiếc máy bay này, nhưng bây giờ ng ta mới nghe nó. Liền sau đó là các oanh tạc cơ B-26, do Mỹ sản xuất, từ Nha Trang bay tới. VM bắt đầu rút lui vào rừng nhưng ko kịp. Lấy các xe bị cháy của đ.đ. 4 làm mốc, chúng bay sát ngọn cây, ném những bom màu đen. Đó là những bom napalm sẽ thiêu đốt đến chết cho những ai bị trúng bom. 

Đ.đ. 3 của tđ 1 Korea vừa tới với một xe chở đạn cho xe tăng đã thêm sức mạnh của quân Pháp. Vì vm lo đối phó với B-26, lính Pháp đã phản công lần cuối lúc 1715.