Sunday, November 1, 2020

 

Trận chiến Đèo An Khê năm 1972


     Trên blog của "Lý Toét", Lý Toét có reply cái comment của tui và hỏi tui  "@ Bác Bảo Châu, Bác hãy kể về những gì bác biết trước khi người Hàn kể cho chúng ta nghe.". Tui đã trả lời rằng thì là tui không kể được.

    Hôm nay tình cờ thấy được cái này hoặc cái  này của bọn cựu binh đánh thuê Park Chung Hee, cái bọn "ROK Army in Vietnam veterans" đấy,  và bọn này đã trở lại thăm "chiến trường xưa" sau 32 năm, kể về "trận chiến đèo An Khê". Do chính người còn sống sót trong cuộc kể lại, đích thị là có việc B52 thả bom và thả cả bom Napalm để "bỉ thử đồng tận"!

     Bọn lính đánh thuê Park Chung Hee thời đó mà viết được Anh ngữ không nhiều đâu, chứng tỏ bọn này "văn hóa" cũng kha khá đấy! Ta có thể ghé vô đó coi cụ thể.

Năm 1972 bọn này là lũ lính đánh thuê:
    - Chúng sát hại bộ đội ta:
    - Lại còn dựng "bia chiến thắng" để "lưu dấu": 
32 năm sau (năm 2004) , chúng trở thành "khách du lịch" và có khi là "nhà đầu tư", chúng trở lại với "dấu xưa":
Ba chữ trên là tiếng Cao Ly (Jeon seung bi), có nghĩa là "chiến thắng bia", vẫn còn tồn tại  (ảnh chụp tháng 3 năm 2014)
 *Bonus: Coi một hình ảnh về lãnh tụ của tụi "Đế quốc Mỹ và chư hầu" (mà "chúng nó" kêu là "đồng minh"), trong đó có Park Chung Hee, lãnh tụ của bọn "lính đánh thuê" nói trên:
 Ảnh chụp các Nguyên thủ Quốc gia tổ chức "Liên Phòng Đông Nam Á (South East Asia Treaty Organization - SEATO) tại Hội nghị Thượng đỉnh Manila, ngày 24/10/1966:
Từ trái qua phải: Nguyễn Cao Kỳ, Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương của VNCH; Thủ tướng Harold Holt của Úc-Đại-Lợi; Park Chung Hee, Tổng thống Đại-Hàn Dân-quốc; Tổng thống Ferdinand Marcos của Phi-Luật-Tân; Thủ tướng KeithHolyoake của Tân-Tây-Lan; Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch của Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia của VNCH; Thủ tướng Thanom Kittkachorn của Thái Lan và Tổng thống Mỹ Johnson.

Update 06/8/2012: Qua comment này, Lý Toét cho biết "bọn Hàn này kể chuyện của bọn chúng không bằng bộ đội ta kể về lính "Phắc Chung Hy", cho nên tui đã tìm được lời kể lại từ bộ đội ta, những cựu chiến binh thuộc trung đoàn 12, sư đoàn 3, đã trực tiếp tham gia trận chiến đẫm máu này:

          1./ Ở cuốn  Cuộc chiến đấu tự nguyện - Tác giả: Nguyễn Văn Hồng; Nhà xuất bản: Hội Nhà văn; Năm xuất bản: 2007. (Có thể đọc đầy đủ ở đây). Có điều trong lời kể của bộ đội ta không nói đến việc ném bom của pháo đài bay B52; nhưng có kể lại chuyện 1 tên lính đánh thuê Park Chung Hee "nó lăn xuống đất đập đầu tự tử", không chịu để bị bắt làm tù binh. Và một tình tiết mà tui xác nhận rằng thực tế không xảy ra là "trung đoàn bộ binh 12 đã tiêu diệt và phá hủy 54 xe quân sự của địch vận chuyển tiếp tế lên Tây Nguyên, trên đoạn đường từ xã Bình Nghi lên Đồn Phó."

          2./ Ở: Nhật ký cao điểm 384 - ghi chép của đồng chí Dương văn Minh, một cựu chiến binh thuộc C62, D6, E12, F3, Sư đoàn 3 "Sao Vàng"(Có thể đọc đầy đủ ở đây). Coi bộ đội ta tả cảnh "lấy xác giặc làm bệ bắn" đến khi xác chết thối rữa thì "hất  "trả" chúng nó". Một việc làm mà cánh lính mới "không dám làm" vì "thấy tổn đức quá" nhưng đối với "cánh lính cũ họ làm như vậy là bình thường":

2 nhận xét:

  1. Hóa ra bọn Hàn này kể chuyện của bọn chúng không bằng bộ đội ta kể về lính "Phắc Chung Hy" (trước kia bộ đội miền Bắc gọi như vậy).

    Theo triền thuyết, ngay cả các chú đặc công cũng ngán lính Nam Hàn - võ giỏi, cận chiến tốt, chém ngang lưng - đại khái đặc công ta không thể 1 chọi 1 với lính Hàn được.

    Trả lời
  2. Lính đánh thuê cho Tàu và Nga

 https://www.youtube.com/watch?v=LvV4ZN6Eym8&feature=share

Què Chân, Gẫy , Lủng Ruột


Bài viết của: Y sĩ Trung úy Nguyễn Trùng Khánh


Thật như một tiếng sét đánh ngang tai. Tôi ngán ngẫm cho số phận hẩm hiu của mình, chưa được nghỉ ngày nào đã phải đi lội. Thật ra đây không phải là lần đầu tiên y sĩ Thủy Quân Lục Chiến bị thương vong. Trước đó đã có Trương Bá Hân, Lê Hữu Sanh.


Chiều hôm sau trực thăng chở tôi đến chỗ đóng quân của Tiểu đoàn 1. Tôi trình diện Thiếu tá Trí, Tiểu đoàn trưởng. Ông ta cho tôi hay là Long - tên người y sĩ bị thương - hôm trước mò lên đánh cờ tướng với ông rồi ngủ lại. Ban đêm Việt cộng pháo kích, Long bị mảnh đạn trúng xương sống, thương tích khá nặng có thể bị tàn phế cả đời. Hiện Long đã được đưa về Sài Gòn chữa trị. Vài tuần sau tôi có gặp Long tại bệnh viện Huê Kỳ ở Long Thành, anh nằm xấp trên chiếc giường quay, cô vợ trẻ xinh xắn săn sóc anh tận tình.


Ngày kế, Tiểu đoàn lên đường. Một ngày bình thường, không có gì báo hiệu những biến cố sẽ làm xáo trộn cuộc đời của tôi.


Tôi còn nhớ rõ đó là một ngày đẹp trời, đoàn quân hăng hái lội qua đồng ruộng, thỉnh thoảng được ngồi nghỉ dưới gốc dừa bên một con đường đất rộng. Hai người cố vấn Mỹ vui vẻ bắt chuyện với tôi. Tôi cảm thấy hình như họ có cảm tình riêng với tôi, pha lẫn chút kính nể, tôi cũng không rõ tại sao hay có thật như thế không.


Xế chiều vào khoảng 4 giờ thì dừng quân ở một bãi trống. Bộ Chỉ Huy đóng tại một mô đất có vài cây thấp lè tè, xung quanh là đồng ruộng. Tôi đứng ngắm địa thế, và để ý thấy một đám lính tranh giành nhau một lùm cây nhỏ để lấy chỗ mắc võng. Bỗng nghe một tiếng nổ chát chúa. Tôi cảm thấy bàn chân trái bỗng như bị điện giựt, và một sức mạnh vô hình quật tôi té vật xuống đất. Chung quanh tôi mọi người nhốn nháo. Một người la lớn: “Cẩn thận. Tụi nó gài mìn Claymore”.


Anh y tá trưởng lại gần giúp tôi xem xét vết thương. Kéo quần xuống, tôi thấy một vết thương nhỏ ở bẹn bên phải. Tôi nghĩ thầm:


- Bỏ mẹ rồi ! Đạn vào bên phải mà lại đau chân bên trái, như thế là nó đi xuyên chéo qua bụng dưới. Bọng đái và ruột già chắc nát như tương. Tuy nhiên mình vẫn cử động hai chân được, như vậy chứng tỏ các giây thần kinh còn tốt, không đến nỗi bị què quặt.


Tôi nhớ tới quan ba Tiền, hồi bị thương ở Long Khánh cũng chỉ lo ngay ngáy bị cưa giò. Anh chàng nằm trên cáng dặn đi dặn lại:


- Cậu nhớ bảo tụi nó đừng cưa nhé. Đi nhẩy đầm với chân gỗ thì xấu lắm !


Anh chàng bị bắn gẫy chân xương ống quyển, vài tháng sau thì lành, không bị tàn tật gì hết. Giờ đây đến phiên tôi bị “ghẻ”. Từ khi đi hành quân, tôi luôn đeo bên người một khẩu Beretta nhỏ. Nếu thương tích đưa đến một tương lai vất vưởng sống lây lất nhờ vào kẻ khác thì tôi sẽ không ngần ngại gì mà không đưa một phát vào màng tang cho rãnh nợ đời. Do vậy tôi thẩm định thương tích của mình rất thận trọng. Tôi thấy bụng dưới từ từ phình lên một màu hồng hồng, chứng tỏ đang xuất huyết, cơn đau kéo đến làm tôi toát mồ hôi hột. Tôi ra lệnh cho y tá chuyền nước biển, chích một mũi Démérol cho đỡ đau và một phát Pénicillin để ngăn nhiễm trùng. Tôi nghe thấy cố vấn Mỹ gọi máy 25 xin trực thăng đến, người ta vội vã khiêng các thương binh lên. Có 3 người kể cả tôi, ông Đại tá Trí cho một y tá đi theo để săn sóc.


Độ nửa tiếng sau thì trực thăng đáp xuống. Tôi nhận ra đây là phi trường Cần Thơ, người ta bắt đầu chuyển các thương binh xuống. Đến phiên tôi thì thấy hai người lính Mỹ ngăn lại, họ lôi anh y tá đi theo tôi lên, rồi trực thăng lại cất cánh. Tôi đoán có lẽ họ đưa tôi về Sài Gòn, nhưng chỉ độ 10 phút sau thì trực thăng lại đáp xuống. Tôi nhìn ra và không biết chỗ này là chỗ nào, tôi thấy mấy người chạy lại đều là lính Mỹ. Họ khiêng tôi vào một phòng có máy lạnh chạy ào ào làm tôi rét run cầm cập. Tôi nhờ một anh y tá Mỹ thông bọng đái và đưa nước tiểu cho tôi xem. Anh làm theo ý tôi. Khi thấy nước tiểu của mình trong vắt không có máu, tôi mừng quá xỉu luôn. Tôi biết bể bọng đái ở Việt Nam hồi đó thật khó mà chữa trị.


Giới Quân y ở Sài Gòn sững sốt vì tin hai y sĩ bị trọng thương trong hai ngày liên tiếp. Nhưng quái đản nhất là trong ngày đầu, không ai biết tôi nằm ở đâu. Bộ Tư lệnh Sư đoàn đánh điện hỏi các Quân y viện đều không thấy tên tôi đâu hết. Có người đoán là Mỹ đưa tôi ra ngoài Hạm đội 7 và không chừng tôi đang nằm trong bụng cá mập rồi. Sau cùng người ta nhờ cố vấn Mỹ liên lạc với người lái trực thăng tản thương hôm trước, hỏi xem hắn đã đưa tôi về chỗ nào. Hắn trả lời là theo lệnh - của ai tôi không rõ - hắn đã đưa tôi về Bệnh viện Dã Chiến của Hoa Kỳ ở Bình Thủy.


Khi tôi tỉnh dậy, thấy mình nằm trong phòng lạnh, dây ống chạy tùm lum từ lỗ mũi, cánh tay, bọng đái. Một khuôn mặt có đôi mắt nâu hiền từ đang nhìn tôi mỉm cười. Người này tự giới thiệu:


- Tôi là Thiếu tá y sĩ Boese. Tôi đã giải phẩu cho ông. Ông thấy trong người như thế nào ?


Tôi ngắm nhìn vị ân nhân của mình, trạc 30 tuổi, tóc nâu đậm thưa thớt, đầu hơi hói, đeo kính cận. Dáng người vừa vặn, không to lớn kềnh càng như những người Hoa Kỳ khác. Ông khuyên tôi nằm nghĩ, rồi sáng mai ông sẽ lại thăm tôi nữa.


Tôi nửa tỉnh nửa mê thêm một ngày. Hôm sau thấy sảng khoái hơn. Bác sĩ Boese đến thăm bệnh tình của tôi rồi nói:


- Tôi đã phải cắt gần nửa thước ruột non của ông. Mảnh đạn đi xuyên qua ruột, cắt đứt mất một mạch máu nhỏ, nhưng các bộ phận khác đều không bị gì cả. Tôi đã mất rất nhiều thì giờ để nhặt những hạt cơm văng vãi tung tóe trong bụng của ông.


Ông vừa cười vừa nói câu sau. Tôi cũng nhếch mép mỉm cười theo. Cũng may hôm bị thương mãi tới hai giờ chiều mới ăn trưa, và tôi lại ăn rất ít. Bác sĩ Boese hỏi tôi:


- Có phải anh đang nhức ba ngón chân phía trái không ?


Tôi gật đầu. Ông ta giảng tiếp:


- Ấy là bởi vì mảnh mìn chạm vào dây thần kinh. Hiện giờ còn nằm đó, chưa lấy ra được. Ông cứ nằm ở đây mấy ngày để tôi săn sóc vết thương bụng của ông. Sau đó sẽ chuyển ông về Sài Gòn mới tính chuyện lấy mảnh đạn ra được.


Vài ngày sau mẹ tôi lặn lội xuống thăm. Tôi nhìn mái tóc bạc trắng của bà mà nước mắt chạy quanh. Tôi biết đã làm bà buồn lòng rất nhiều vì cái tính hoang tàng của tôi. Tôi ngầm tự nhủ nếu qua khỏi tai nạn này, tôi sẽ sống có chừng mực hơn, tôi sẽ lấy vợ đẻ con để bà có cháu bế, tôi sẽ làm tất cả những gì có thể làm được để vui lòng bà. Gia đình tôi ngoài mẹ tôi ra không ai thăm viếng tôi cả. Một phần có lẽ vì bận đi làm ăn, một phần vì họ hàng tôi từ trước tới giờ vẫn coi tôi là đứa ăn chơi lêu lổng, có chết cũng đáng đời. Tôi thì coi họ hàng như “pha” đã từ lâu, nên cũng chẳng trách ai được.


Tôi nằm ? phòng hậu giải phẫu cả tuần lễ, suốt ngày đọc sách báo. Vết thương bụng từ từ lành nhưng ngược lại chân trái ngày càng nhức nhối khó chịu. Anh y tá đi theo săn sóc tôi ngày ngày vào thăm nói chuyện vẫn vơ nên tôi cũng đỡ buồn.


Một hôm bác sĩ Boese đến thăm tôi, dẫn theo một thiếu nữ Việt Nam khoảng 19 - 20 tuổi. Cô này người nhỏ nhắn, không đẹp nhưng trông thùy mị có duyên. Ông Boese giới thiệu cô này là thư ký và thông ngôn tại bệnh viện. Ông ngập ngừng ngỏ ý nhờ tôi một việc. Số là cô này có làm đơn xin đi du học Hoa Kỳ, giấy tờ đã nộp hết mà lâu không thấy kết quả.


- Ngày mai có máy bay đưa ông về Sài Gòn. Tôi rất cảm kích nếu ông có thể giúp cô ta sang du học tại nước tôi càng sớm càng tốt.


Tôi ngạc nhiên sửng sốt. Mấy người này hình như tưởng rằng tôi có quyền lực rất lớn ở Sài Gòn. Tôi thú thực với ông ta:


- Rất tiếc là tôi không có quyền hành chi trong một việc như thế này. Tuy nhiên tôi sẽ cố gắng hết khả năng của tôi để giúp cô ta như ông muốn. Tôi cũng xin cám ơn ông đã tận tụy chữa chạy cho tôi.


Ngày hôm sau có máy bay Caribou chở tôi về Sài Gòn. Khi đã lành tôi có liên lạc với mấy người bạn làm việc ở Bộ Ngoại Giao và Bộ Nội Vụ, nhờ họ kiếm xem giấy tờ của cô thơ ký đang nằm ở đâu. Vì thời cuộc nên tôi không theo dõi việc này đến nơi đến chốn, đó là một điều tôi ân hận mãi. Không biết bây giờ bác sĩ Boese và cô thư ký xinh xắn kia ở phương trời nào ? Cầu chúc cho họ những chuổi ngày hạnh phúc.


* Người ta đưa tôi vào bệnh xá Lê Hữu Sanh ở Thị Nghè. Những ngày nằm ở đây là những ngày đen tối nhất trong đời tôi. Tôi không ăn uống gì được, đi tiêu chảy hoài hoài. Khổ hơn nữa là cái chân trái càng ngày càng nhức nhối khó chịu, phải chống gậy mới đi lại được. Tôi xin chích Démérol hàng ngày, sau khi chích thì cái đau không ở trong người mà lâng lâng ở bên ngoài. Nhiều đêm không nhắm mắt được phải xin chuyền Penthotal mới ngủ nổi. Cứ như thế tới hai tuần lễ, người tôi rạc hẳn đi, trông như một anh Do Thái trong trại giam của Đức quốc xã hồi đệ nhị thế chiến. Một hôm tôi tự nhủ:


- Mình đã bị thương gần như què cẳng, nay lại thêm chích choác nữa thì không khá được. Nhất định phải chống lại.


Hôm đó tôi quyết định bỏ chích Démérol. Khi cữ ghiền lên, chân tay tôi co quắp lại, người lạnh run lên. Tôi nhớ tới lời nói của ông chú ruột:


- Hồi tao đi kháng chiến, bị sốt rét mà không có thuốc chữa. Mỗi lần cơn sốt nó hành tao nằm sấp xuống đất dang hai tay chân ra nhất định không cho cơ thể nó run. Ấy thế mà vài ba ngày sau bệnh biến tiệt, chẳng thuốc men mẹ gì hết.


Tôi ra sức chống đối với cơn ghiền, và tôi đã thắng. Từ đó tôi không bao giờ chích Démérol nữa. Khi bỏ thuốc lá cũng vậy, tôi bỏ cái rụp. Những dân ghiền bây giờ - ghiền xì ke, ghiền rượu, ghiền thuốc lá - tìm những xảo thuật để từ bỏ cái ghiền của mình... Tôi cho là láo khoét hết. Muốn thành công chỉ cần có ý chí cương quyết mà thôi.


Người ta lại đưa tôi vào Bệnh viện Dã chiến của Hoa Kỳ ở Long Bình. Họ muốn tìm cách lấy mảnh đạn còn nằm trong cơ thể của tôi, họ chụp hình và thử nghiệm tùm lum. Ở Long Bình, tôi gặp lại anh Long, người y sĩ bị thương trước tôi. Tôi nhìn anh, hai đứa nhìn nhau, một thằng lủng ruột, một thằng gẫy lưng, nghẹn ngào không nói nên lời. Thấy cô vợ trẻ săn sóc anh, tôi tủi thân, nhưng nhiều khi thương hại chị ta khôn tả. Đôi khi tôi thấy chị thẩn thờ ngơ ngác, như xua đuổi một cơn ác mộng. Tôi lại mừng thầm là mình chưa lập gia đình.


Người Mỹ nhận chữa trị cho một số dân sự trong chương trình dân sự vụ của họ. Phần đông là dân quê từ xa đưa về. Có những bà già đi theo chăm sóc cho con em, ăn trầu bỏm bẻm nhổ vung tàn tán. Có người nhảy tót hai chân lên bồn cầu ngồi chồm hổm, làm mấy chú lính Mỹ quét dọn nhà cầu ngẩn ngơ:


- Quái lạ ! Rõ ràng tao biết nó ngồi trong nhà cầu mà không thấy hai chân nó đâu.


- Lại còn có mấy cố nội rửa mặt trong bồn đi tiểu.


Tôi vừa ngượng vừa buồn cười, cố gắng giàn xếp cho êm đẹp và chỉ dẫn đồng hương cách xử dụng những đồ quỷ quái mà trong đời họ chưa bao giờ nhìn thấy.


Độ một tuần thì có hai y sĩ đến bàn bạc với tôi. Họ bảo tôi là họ có thể lấy mảnh đạn ra được, nhưng cuộc giải phẫu có thể gặp khó khăn. Tôi ngẫm nghĩ:


- Hiện giờ vết thương sắp lành, khi thành sẹo chắc chân cũng hết đau. Lấy mảnh đạn ra, mổ xẻ lại đau nhức một thời gian nữa. Vô phúc mấy ông xê lô cố này đưa lưỡi dao cắt đứt dây thần kinh thì mình tàn một đời cô Lựu. Thôi dẹp!


Thế là tôi quyết định không giải phẫu nữa. Tôi xin xuất viện và báo cho Tiền đến đón. Tiền lúc bấy giờ làm Chỉ huy Hậu cứ, vẫn thường liên lạc và nâng đỡ tôi luôn luôn.


Tối hôm đó, hai thằng kéo nhau đi Queen Bee, Tiền mang theo một chai Courvoisier. Tôi ngồi nghe hát, nhưng thật ra là để uống rượu. Quất quá nửa chai Cognac, khuya về nhà lăn ra ngủ li bì. Sáng hôm sau tỉnh dậy chân trái không thấy đau đớn gì, đi lại như thường, từ đấy vứt luôn cả ba toong gậy gộc.


Ôi Courvoisier mi là thần dược ! Hiện nay sau khi ăn cơm tối, tôi vẫn nhấm nháp một ly nhỏ cho nhẹ bụng.

Ảnh: BV Dã chiến của Mỹ ở Bình Thủy Cần Thơ.