Wednesday, November 11, 2020

 "Sao bác dùng toàn dấu NGÃ ko vậy!" 


- Hiểu là nhớ lại -- Triết gia cổ Hy Lạp Platon. 

- Nhất ẩm nhất trác giai do tiền định (Một cái ăn, một cái uống đều đc định trước). 

Lúc học đệ Thất của chế độ cũ (lớp 6 bây giờ) tôi rất dở về Việt Văn. Có lần thày ra đề "tả cái cày": vì gần như từ nhỏ ở Sài Gòn, chưa bao giờ về vùng quê, nên tôi đã tả cái cày có MƯỜI RĂNG! (vì lộn với cái bừa). Thày giáo đã đem bài của tôi ra "khen" trước lớp làm tôi rất quê! (Tôi ra đời tại đồn điền cao su Đất Đỏ ở Quản Lợi tỉnh Thủ Dầu Một thời Pháp thuộc, dưới chế độ VNCH là tỉnh Bình Long, và bây giờ thuộc tỉnh Bình Phước. Sau đó tôi về sống tại Sài Gòn tới lớn. Khoảng năm 1972-73, nhờ đi lính tác chiến, mới phân biệt giữa lúa và cỏ!)

Khoảng năm đệ Tứ hay đệ Tam, ba tôi đã mời một gia sư, học ở Pháp, về ở trong nhà để dạy Pháp văn cho anh em chúng tôi. Do đó, dù học theo chương trình* của bộ Giáo Dục VNCH, Pháp văn (sinh ngữ chánh) của tôi rất khá, đứng đầu lớp Pháp văn của thày Hoàng Cung ở trường tư Bồ Đề Sài Gòn. Đã vậy, tôi còn được chú Thể, đang học kỹ sư Điện, hướng dẫn dùng sách Toán của Pháp nên tôi rất khá Toán.

Sau khi học hết năm đệ Tam, do bị bịnh, mỗi năm tôi chỉ học lớp đệ Nhị trong vài tháng rồi nghỉ nên ba má tôi rất buồn. Sau khi học đệ Nhị kiểu đó trong BA năm, tôi thi đậu Tú Tài I.

...

Qua Mỹ, tôi bắt đầu viết blog (có tới ba blog) nhưng lỗi về hỏi ngã rất nhiều, đến độ các nơi nhận bài quở trách! Tuy nhiên, nhờ lời khuyên của một học trò (sic), tôi tham gia Facebook nên cải tiến rất nhiều về hỏi ngã bằng cách đặt câu hỏi trên mạng. Tôi còn nhớ, sau khi ra tù năm 1981, khi dạy về Anh văn (nặng về văn phạm và ngữ vựng) cho cháu gái; có lần nó nói: "Sao bác dùng toàn dấu NGÃ ko vậy!" 

* Vì lúc đó có những trường dạy theo chương trình Pháp như Jean-Jacques Rousseau, Marie-Curie, Regina Mundi, Regina Pacis, Taberd, v.v...


 Kiến thức là sức mạnh

Lúc học đệ Thất của chế độ cũ (lớp 6 bây giờ) tôi rất dở về Việt Văn. Có lần thày ra đề "tả cái cày": vì gần như từ nhỏ ở Sài Gòn, chưa bao giờ về vùng quê, nên tôi đã tả cái cày có MƯỜI RĂNG! (vì lộn với cái bừa). Thày giáo đã đem bài của tôi ra "khen" trước lớp làm tôi rất quê! (Tôi ra đời tại đồn điền cao su Đất Đỏ ở Quản Lợi tỉnh Thủ Dầu Một thời Pháp thuộc, dưới chế độ VNCH là tỉnh Bình Long, và bây giờ thuộc tỉnh Bình Phước. Sau đó tôi về sống tại Sài Gòn tới lớn. Khoảng năm 1972-73, nhờ đi lính tác chiến, mới phân biệt giữa lúa và cỏ!)

Khoảng năm đệ Tứ hay đệ Tam, ba tôi đã mời một gia sư, học ở Pháp, về ở nhà để dạy Pháp văn cho anh em chúng tôi. Do đó, dù học theo chương trình của bộ Giáo Dục VNCH*, Pháp văn (sinh ngữ chánh) của tôi rất khá, đứng đầu lớp Pháp văn của thày Hoàng Cung ở trường tư Bồ Đề. Đã vậy, tôi còn được chú Thể, đang học nghành kỹ sư Điện, hướng dẫn dùng sách Toán của Pháp để học thêm về Toán. 

Khoảng 15-16 tuổi, do một thúc đẩy VÔ HÌNH, tôi đã ĐAM MÊ tạp chí của Hội Địa lý Quốc gia Mỹ, từ đó trở đi tôi đã đọc sách báo tiếng Anh rất nhiều, phần lớn là KHKT như cơ học, điện, điện tử, cơ khí xe hơi, xây dựng, kiến trúc (do ba tôi làm nghề thầu xây dựng), y khoa (do nhiều bịnh)... khảo cổ và tử vi của dân Mỹ bản địa!

Nhờ đam mê các trang màu tím ở giữa tự điển Larousse của Pháp, tôi học thêm tiếng La-Tinh. 

Sau khi học hết năm đệ Tam, do bị bịnh, mỗi năm tôi chỉ học lớp đệ Nhị trong vài tháng rồi nghỉ nên ba má tôi rất buồn. Sau khi học đệ Nhị kiểu đó trong BA năm, tôi thi đậu Tú Tài I. Sang năm 68, do có lịnh tổng động viên, nên tôi đã nhập ngũ dù thể chất rất yếu, vác cây súng trường Garant M-1 ko nỗi! 

...

Khi ở tù, vì khá Anh văn, tôi chơi ô chữ (crosswords) ko thua các giảng viên văn hóa của trường Võ bị Đà Lạt - họ đã có Cử nhân Khoa học ở ngoài đời nên khi vào QĐ làm giảng viên ở trường Võ bị và đc gửi đi Mỹ để lấy Cao học (MS) để sau đó về dạy.

Qua Mỹ, tôi bắt đầu viết blog (có tới ba blog) nhưng lỗi về hỏi ngã rất nhiều, đến độ các nơi nhận bài quở trách! Tuy nhiên, nhờ lời khuyên của một học trò, tôi tham gia Facebook nên cải tiến rất nhiều về hỏi ngã bằng cách đặt câu hỏi trên mạng. Tôi còn nhớ, sau khi ra tù năm 1981, khi dạy về Anh văn (nặng về văn phạm và ngũ vựng) cho cháu gái; có lần nó nói: "Sao bác dùng tôi dấu NGÃ ko vậy!"  





Vì lúc đó có những trường dạy theo chương trình Pháp như Jean-Jacques Rousseau, Marie-Curie, Regina Mundi, Regina Pacis, Taberd, v.v...

Các bạn nhớ quy tắc này để tránh việc sai chính tả nhé.

Hỏi — Sắc — Ngang
Ngã — Huyền — Nặng
“Chữ Việt” Thời Sài Gòn xưa
DÙNG DẤU HỎI – NGÃ
chỉ nhắc cái cơ bản dễ nhớ để viết chính tả tương đối ổn và hạn chế lỗi ở mức thấp nhất .
1 . DÙNG TỪ LÁY THEO QUI ƯỚC :
– Dấu Hỏi đi với Sắc và Ngang .
– Dấu Ngã đi với Huyền và Nặng .
HỎI + SẮC :
– Gởi gắm , thổn thức , rải rác , khoảnh khắc , rẻ rúng , tử tế , cảnh cáo , sửng sốt , hảo hán , phản phúc , phản kháng , rửa ráy , quả quyết , khủng khiếp , khỏe khoắn , nhảm nhí , lở loét , lảnh lót , bảo bối , thưởng thức , thẳng thắn , thảng thốt , hiển hách , nhỏ nhắn , chải chuốt , rả rích , phảng phất , lả lướt , bổ báng , sản xuất .
– Mát mẻ , sắc sảo , mắng mỏ , vất vả , hối hả , hớn hở , xối xả , bóng bẩy , nóng nảy , sắp sửa , sắm sửa , hớt hải , lấp lửng , khúc khuỷu , tá lả , rác rưởi , trống trải , cứng cỏi , sáng sủa , sến sẩm , xấp xỉ , lém lỉnh , láu lỉnh , ngắn ngủi , chống chỏi , hốt hoảng , rắn rỏi , tức tưởi , chúi nhủi , nhắc nhở , nức nở , sấn sổ , ngất ngưởng , thắc thỏm , thấp thỏm , trắc trở , tráo trở , béo bở , ngái ngủ , gắt gỏng , kém cỏi , khấp khểnh , cáu kỉnh , kháu khỉnh , thất thểu , khốn khổ , tán tỉnh , ngúng nguẩy .
HỎI + NGANG :
– Nhỏ nhen , nhởn nhơ , ngẩn ngơ , vẩn vơ , lẳng lơ , lẻ loi , hỏi han , nở nang , nể nang , ngổn ngang , dở dang , giỏi giang , sửa sang , thở than , mỏng manh , chỉn chu , dửng dưng , trả treo , tả tơi , bỏ bê , mải mê , chở che , bảnh bao , hẩm hiu , phẳng phiu , khẳng khiu , rủi ro , mỉa mai , trẻ trung , nghỉ ngơi , ngủ nghê , tỉ tê , xỏ xiên , ngả nghiêng , đảo điên , hiển nhiên , lẻ loi , thảnh thơi , sản sinh .
– Dư dả , chăm chỉ , năn nỉ , thư thả , thon thả , thoang thoảng , trong trẻo , trăn trở , vui vẻ , thơ thẩn , thanh thản , mơn mởn , xăm xỉa , lêu lổng , hư hỏng , căng thẳng , dai dẳng , xây xẩm , san sẻ , xoay sở , hăm hở , xa xỉ , ngoe nguẩy , phe phẩy , đông đủ , tanh tưởi , chưng hửng , tiu nghỉu , sang sảng , nham nhở , chao đảo , gây gổ , sơ hở , cơ sở , tin tưởng , năng nổ , cưa cẩm , thăm thẳm , đưa đẩy , tưng tửng , say xỉn
NGÃ + HUYỀN :
– Bẽ bàng , vẫy vùng , nõn nà , vững vàng , đẫy đà , phũ phàng , bão bùng , sỗ sàng , vỗ về , rõ ràng , vẽ vời , sững sờ , ngỡ ngàng , hỗn hào , hãi hùng , sẵn sàng , kỹ càng , não nề , khẽ khàng , mỡ màng , lỡ làng .
Gần gũi , liều lĩnh , lầm lỗi , gìn giữ , buồn bã , tầm tã , suồng sã , rầu rĩ , thờ thẫn , hờ hững , sàm sỡ , xoàng xĩnh , phè phỡn , bừa bãi , thừa thãi , nghề ngỗng , lừng lẫy , ruồng rẫy , lờ lững , đằng đẵng , mò mẫm , lầm lũi , nhàn nhã, bằng hữu.
NGÃ + NẶNG :
– Lãng mạn , lũ lụt , hãm hại , nhẫn nhịn , lễ lộc , lỗi lạc , rũ rượi , lưỡng lự , chễm chệ , nhã nhặn , mẫu mực , chững chạc , dõng dạc , dữ dội , cãi cọ , nhão nhoẹt , kẽo kẹt , kĩu kịt , nhễ nhại , rõ rệt , lẫn lộn
– Gọn ghẽ , ngạo nghễ , vạm vỡ , lặng lẽ , lạnh lẽo , bạc bẽo , sặc sỡ , rực rỡ , rộn rã , vội vã , nghiệt ngã , hậu hĩ , hậu hĩnh , ngộ nghĩnh , gạt gẫm , hụt hẫng , dựa dẫm , nhẹ nhõm , bập bõm , chập chững , mạnh mẽ , chặt chẽ , sạch sẽ , ngặt nghẽo , khập khiễng , đục đẽo , ruộng rẫy , giặc giã , giặt giũ , giận dỗi , bụ bẫm , dạy dỗ , gặp gỡ , dụ dỗ , lạ lẫm , rộng rãi , tục tĩu , nhục nhã , dạn dĩ , rạng rỡ , rệu rã .
* TỪ KÉP LÀ TỪ THƯỜNG ĐI MỘT CẶP DẤU HỎI HOẶC NGÃ .
– Lã chã , bỗ bã , bẽn lẽn , bỡ ngỡ , mỹ mãn , dễ dãi , cũn cỡn , lững thững , ngẫm nghĩ , lỗ lã , lẽo đẽo , nhõng nhẽo , mũm mĩm , mẫu mã , vĩnh viễn , nhễu nhão .
– Thỏ thẻ , đỏng đảnh , lẻ tẻ , của cải , lẩm bẩm , lẩm cẩm , lảm nhảm , hể hả , kể lể , nhỏng nhảnh , lủng củng , thỉnh thoảng , lảo đảo , tỉ mỉ , thủ thỉ , lảng vảng , rủng rỉnh , loảng xoảng , hổn hển , lủng lẳng , lỏng lẻo , lải nhải , tủm tỉm , bủn rủn , xởi lởi , tẩn mẩn , lẩn quẩn , thỏn mỏn , chỏn lỏn , giả lả , bải hoải , bổi hổi , lẩn thẩn , lởm chởm , rỉ rả , thủng thẳng , bỏm bẻm , nhỏm nhẻm , xiểng niểng , lẩy bẩy
2 . TỪ NGUYÊN ÂM : DẤU HỎI
Ủa , ổi , ổng , ẩu , ủng , ỷ , ổn , ửng , ổ , ủy , ỏn ẻn , ong ỏng , im ỉm , âm ỉ , ấp ủ , ảo ảnh , ăn ở , êm ả , oi ả , yên ả , óng ả , ẩn ý , an ủi , ỉ ôi , ẩm ướt , ủ ê , uể oải , ít ỏi , ủn ỉn , oan uổng , ăng ẳng , ư ử , oẳn tù tì , ẻo lả , ủ rũ , yểu điệu , ỉu xìu , ảm đạm , uyển chuyển , quan ải , oản xôi , yểm trợ ( trừ : ễnh , ưỡn , ẵm , ỡm )
3 . TỪ HÁN VIỆT BẮT ĐẦU LÀ M , N , NH , L , V , D , NG THÌ DẤU NGÃ , CÁC CHỮ KHÁC DẤU HỎI .
Ghi nhớ 7 chữ này bằng câu “ Mình Nên Nhớ Là Viết Dấu Ngã “
– M : Mỹ nhân , Mẫu giáo , Mã đáo , Mãn nguyện , Mãng xà , Mãnh lực , Mẫn cán , Miễn nhiệm , Mão mũ
– N : Não bộ , Nữ nhi , Noãn hoa , Nỗ lực , Nã ( truy nã )
– NH : Nhẫn tâm , Nhãn tiền , Nhiễu loạn , Nhũ mẫu , Nhã nhạc , Nhã nhặn , Nhuyễn thể , Nhĩ ( mộc nhĩ ) , Nhưỡng ( thổ nhưỡng)
– L : Lão gia , Lễ nghi , Lĩnh hội , Lỗi lạc , Lữ khách , Lãng tử , Lưỡng tính , Lãnh địa , Luỹ thành , Lãm nguyệt , Lẫm liệt
– V : Vãn hồi , Viễn xứ , Vĩ đại , Võ sư , Vũ trang , Vĩnh hằng , Vững chãi
– D : Diễm phúc , Dũng khí , Dưỡng dục , Dĩ nhiên , Dõng dạc , Diễu hành , Dã ngoại , Dã tâm , Diễn thuyết
– NG : Nghĩa hiệp , Ngũ cốc , Ngữ hệ , Ngẫu nhiên , Nghiễm nhiên , Ngưỡng mộ , Ngã ( bản ngã )
4 . HỌ VÀ TRẠNG TỪ : DẤU NGÃ
– Họ Nguyễn , Võ , Vũ , Đỗ , Doãn , Lữ , Lã , Mã , Liễu , Nhữ
– Cũng , vẫn , sẽ , mãi , đã , những , hỡi , hễ , lẽ ra , mỗi , nữa , dẫu …
5 . DÙNG DẤU BẰNG CÁCH SUY LUẬN THEO NGHĨA . Ví dụ :
NỔI – NỖI :
– Chỉ sự trổi lên hơn mức bình thường thì dấu hỏi ( nổi trội , nổi bật , nổi danh , nổi tiếng , nổi mụn , nổi gân , nổi điên , nổi giận , nổi xung , nổi hứng , nổi sóng , nổi bọt , nổi dậy , chợ nổi , nông nổi , làm nổi , trôi nổi , hết nói nổi , chịu hết nổi , gánh không nổi )
– Cái nào mang tính biểu cảm thì dấu ngã ( khổ nỗi , đến nỗi nào , làm gì nên nỗi , nỗi lòng , nỗi niềm , nỗi ước ao , nỗi nhục , nỗi oan , nỗi hận , nỗi nhớ )
NGHỈ – NGHĨ :
– Liên quan đến sự dừng lại một hoạt động thì dấu hỏi ( nghỉ ngơi , nghỉ học , nghỉ việc , nghỉ hè , nghỉ lễ , nghỉ mệt , nghỉ dưỡng , nghỉ chơi , nghỉ mát , nghỉ thở , nghiêm nghỉ , nhà nghỉ , an nghỉ )
– Thể hiện cảm xúc suy nghĩ thì dấu ngã ( nghĩ ngợi , suy nghĩ , ngẫm nghĩ , nghĩ cách , thầm nghĩ , nghĩ quẫn , nghĩ bậy , cạn nghĩ )
MẢNH – MÃNH :
– Cái nào gợi hình dáng thì dấu hỏi ( mảnh trăng , mảnh ruộng , mảnh vườn , mảnh đất , mảnh xương , mảnh sành , mảnh vỡ , mảnh khảnh , mảnh mai , mảnh khăn , mảnh áo , mảnh vá , mảnh tình , mỏng mảnh )
Thể hiện tính chất thì dấu ngã ( dũng mãnh , mãnh liệt , ranh mãnh , ma mãnh , mãnh hổ , mãnh thú , mãnh lực ..)
KỶ – KỸ :
– Gắn với bản thân con người thì dấu hỏi ( kỷ vật , kỷ niệm , kỷ luật , kỷ lục , kỷ yếu , ích kỷ , tự kỷ , vị kỷ , tri kỷ , thế kỷ , thập kỷ )
– Gắn với kỹ thuật , trình độ thao tác thì dấu ngã ( Kỹ nghệ , kỹ năng , kỹ xảo , kỹ thuật , kỹ sư , kỹ nữ , kỹ lưỡng , kỹ càng , kỹ tính , nghĩ kỹ , giấu kỹ , tuyệt kỹ )
CHÚ Ý :
Qui ước cơ bản chứ không tuyệt đối , vẫn có một số từ ngoại lệ không theo qui ước trên như :
HỎI + NẶNG : – Hủ tục, hủ bại.
chữ “nữa” viết dấu ngã trong đa số trường hợp, chỉ khi nói về số lượng chia hai như ” phân nửa”, “một nửa”, thì viết dấu hỏi.
Bài viết có thể hữu ích cho những ai thường phạm lỗi chính tả “hỏi ngã”. Tuy nhiên, phải nên nói rõ hơn là luật “trắc, bằng” thường đi kèm theo với dấu “hỏi” và “nặng huyền” thì thường đi kèm với dấu “ngã” thì chỉ nên áp dụng với chữ kép “thuần” Việt mà thôi. Còn nếu là những từ kép Hán Việt thì “quy luật” đó không có được hiệu nghiệm cho lắm. Tôi xin cho thí dụ:
Ví dụ như chữ “sản xuất” ở trên là tiếng Hán Việt và “tình cờ” nó đi theo cái luật “bằng, trắc”. Tuy nhiên, nếu là “cộng sản” hay “tài sản” thì nó lại không có hợp với luật “huyền nặng”!
Lý do là vì chữ Hán Việt không hề thay đổi từ “hỏi” sang “ngã” hay ngược lại, khi cái chữ đó đi kẹp với những chữ có những dấu khác nhau.
Một khi chữ “sản” đã được viết với dấu “hỏi” rồi thì cho dù nó có đi kẹp với dấu gì đi nữa thì nó vẫn phải viết với dấu hỏi mà thôi.
Giống như chữ “phản ứng” thì là đúng với quy luật, dấu “hỏi” đi kèm với dấu “sắc”, nhưng “phản hồi” thì không theo quy luật vì viết với dấu hỏi, nhưng lại đi kèm theo với dấu “huyền” !

 Người Chỉ Huy Về Già - Trung Tá Đào Văn Hùng



Có thể nói sếp cũ của tôi là một ông già, già nhất trong những người giữ nhiệm vụ chỉ huy đơn vị tác chiến. Ông đi lính từ một thuở thật xa, lâu lắm, cách đây hơn hai mươi năm lúc quân đội chỉ độc các loại Commando, Lê Dương, Nhảy Dù thuộc địa... Đánh nhau bằng súng mút-cờ-tông từng phát một hay những cây FM đầu bạc bắn gật gù như ông già ho lao. Lúc chiến tranh còn nằm tít trên biên giới Lào – Việt – Trung, trận đánh toàn một cách xung phong ầm ầm, ào ào để giữ những làng, thị trấn mang tên lạ hoắc như Bản Hiu-Siu, Mường Phen, Thất Khê...

Ông già sếp tôi thuở đó khởi nghiệp nhà binh với lon Cai ở Commando. Không rõ những ngày ở đơn vị đó ông có những gì đặc biệt, chỉ biết ông ta nhắc lại đoạn đời qua bằng một câu thật gọn: Cai thậttrẻ… Giọng Bắc Kỳ khàn khàn xuống mạnh vào chữ mang đầy kiêu hãnh và tự tín. Tước hiệu “cai thật trẻ” hình như là nỗi hãnh diện đầu tiên và đích thực nên sau này khi đã đóng đến lon “quan Năm”, lúc say rượu, dù cơn say vào độ tơi bời tàn khốc, ông vẫn còn nhớ được: “Tao là Cai Hùng, đếch phải là trung tá cái củ c. gì ráo...”. Cai Hùng! Cai Hùng! Một tuổi trẻ gió bão nào đó đã đi qua.
Trung Tá Đào Văn Hùng


Lúc tôi đến đơn vị này, ông năm mươi tuổi; năm mươi tuổi để tất cả đầu tóc bạc trắng và những nếp nhăn cày sâu trên mặt, nhưng ông vẫn còn nguyên vẹn thái độ nồng nhiệt đối với đời sống của ngày trai trẻ. Thời gian về trước ông đã nổi tiếng với những câu chuyện như sau: Quan Ba Nhảy dù nhưng vẫn đánh một chiếc xe đạp thổ tả cọc cà cọc cạch rong chơi với một con gà ở đằng sau porte-bagages. Thú nuôi gà của ông đã lên đến cao độ đến nỗi ông ta mang biệt hiệu “Hùng gà chọi”.

Nghe tiếng một con gà nào đó ở Bà Điểm nổi danh vì ngón đòn, ông lọc cọc chiếc xe vượt qua một quãng đường dài lồi lõm sống trâu để chứng kiến cho được ngón đòn của gà... Hãy nghe ông “luận” về gà: Nó là một guerrier, đấy là một combattant, không bao giờ lùi không bao giờ chịu thua... Đến chữ “thua” ông đưa một quả đấm lên trời, mắt long lên sòng sọc. Đúng là hình ảnh của một con gà chọi. Chẳng hiểu thằng nào gán cho ông cái biệt hiệu thật đúng phong phóc!!! Nó là một tay gan lì! C’est un type! Dù có bị đánh lê nhê, máu me đầm đìa, hắn ta vẫn nhẫn nha chiến đấu… Có con gà bị đánh mù mắt, hắn ta mù nhưng vẫn lừa đối thủ để kẹp lấy chiếc cổ và thế là a-lê-hấp nó phản đòn ngay. Ông có thể luận về gà đầy đủ chi tiết, nhại lại thế đứng,một ngón đòn hay của con gà… Không có gì phải bất tiện, hai tay là hai cánh gà, hai chân biến thành một cặp chân tưởng như có đủ cựa nhọn, đầu cúi xuống, ông diễn tả nhiệt tình và chi tiếp hấp dẫn của mỗi trận đấu. Thế giới loài gà nếu biết được sự ái mộ nồng nhiệt đó chắc hẳn không bao giờ buồn phiền nếu ở trong tường hợp “à la casserole” hay “à la gamelle”… sau khi bị thua trận. Sau đá gà là rượu, rượu là nước của ông, chiếc bi-đông sau lưng bao giờ cũng đầy rượu đế ngâm vài cục đường phèn. Nhấp một tí rượu, cắn một miếng cóc nhỏ là đủ sức đi thêm một đoạn đèo, vượt một rặng núi. Dừng quân, cởi chiếc nón sắt, ông rút bi-đông làm ngụm rượu, đốt điếu thuốc, loại thuốc đen Mélia hay Bastos ngồi lim dim đôi mắt...

Anh lính cần vụ lân la đến hỏi:
– Trung Tá có ăn cơm không?

– Tớ đ... cần!
– Trung Tá có mệt không?

– Mệt chó nào được, ngày rút từ Lào về tớ chạy bộ suốt bao nhiêu ngày đêm cũng chẳng bõ bèm gì...
– Chết mẹ... – Tụi lính xì xào…

- Ông già lại nói chuyện bản Hiu-Siu thì chết cả lũ!

Đúng ngay bong! Ông bắt đầu kể chuyện Bản Hiu-Siu ở bên Lào...

– Lúc đó tớ là Thiếu úy, ban đêm Việt Minh ùa vào, dây kẽm gai giăng thấp chừng này, lính Bayonnette au canon! À la grenade… En assaut... Việt Minh lùa vào, mặc, tớ cứ tương lựu đạn đều đều...

Ông ta đứng dậy ngay trên sườn núi biểu diễn thế ném lựu đạn và đâm lưỡi lê, ngừng một chút để hớp thêm tí rượu. Thiếu tá cố vấn Mỹ đến hỏi một điều gì đó, ông cụt hứng gắt um:
– C... Đ.M cứ lẩm cà, lẩm cẩm cả ngày...

Trung Tá Đào Văn Hùng và viên Cố vấn Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù


Anh cố vấn de lui, mặt mũi thộn ra trông “quê” một cục. Ở Phú Thứ, Thừa Thiên năm 1967, ông chỉ huy tiểu đoàn tôi cùng Tiểu đoàn 7 Nhảy Dù tiến đánh vào khu giải phóng của vẹm, lúc Tiểu đoàn 7 đụng trận, ông đứng trên thiết vận xa nhảy cỡn lên vì thích thú...
– Đấy, tớ biết ngay, các chú (Việt cộng) đang ở chỗ này, nhất định là ở chỗ này… Thằng Bảy đụng ở đây, tớ dàn cậu (chỉ tiểu đoàn trưởng tôi) ở chỗ này là đi đoong đời các chú, tớ nghiền… Nghiền nát các chú ấy.

Chữ “nghiền” được diễn tả bằng hai bàn tay bóp chặt vào nhau và kéo dài theo hơi thở, mồm ông méo hẳn lại để diễn tả cảnh tan nát của các anh Việt cộng. Đại loại là như thế, ông sống ở đời với thái độ “Tiếu Ngạo Giang Hồ”, nhân vật Lão Ngoan Đồng Chu Bá Thông chắc cũng đến độ của ông già sếp tôi mà thôi. Năm 1965 hành quân tại Đức Cơ khi rút ra Pleiku nghỉ, không hiểu bị lôi kéo thế nào ông đi theo mấy đại đội trưởng vào hội quán Phượng Hoàng để khiêu vũ! Lệnh ông tướng vùng bấy giờ cấm mặc quân phục vào hội quán, anh Quân Trấn Trưởng nói năng ra làm sao, ông nổi sùng...
– Đ.M! Hùng đi hành quân chỉ có mỗi bộ quần áo nhà binh, không cho tớ mặc đồ trận thì tớ cởi truồng sao?

Thuận tay ông đưa luôn một qua direct, anh Quân Trấn Trưởng nằm thẳng cẳng. Đóng quân ở Hương Trà, Huế, tiểu đoàn tôi làm tiệc mời ông ra hát. Hát không được thì tớ múa vậy! Nói là làm, ông đi một đường flammenco cũng lắc mông, lắc ngực, và kết thúc là một bài thuyết trình “Qu’est ce que l'armée?” Tiếp theo là những lời sỉ vả tàn tệ vua quan sĩ thứ người trong nước, ông nhớ đến ai ông chửi tơi bời hoa lá, chửi đích danh, chửi ngon lành, chửi như một cơn giận từ bao nhiêu lâu che dấu nay cho tuôn ra như dòng sông được mở... Đầu năm 1968, gần Tết Mậu Thân, lữ đoàn ông hết nhiệm vụ, từ Huế trở về Sài Gòn. Ông Tướng Khu Chiến Thuật nhắc ông ở lại Huế để đón Tổng Thống cùng Thủ Tướng, ông hạ ngay một câu:
– Tớ hết hành quân là tớ về, Tổng Thống đâu có thương tớ bằng mẹ đĩ được!

Nói xong ông leo lên tàu bay đi thẳng. Có một anh nhà báo lân la đến phỏng vấn...


– Xin Trung Tá cho biết ý kiến về cuộc hành quân vừa qua?
– Ý kiến hả?

Đợi cho anh nhà báo sửa soạn ghi chép, ông “tuyên bố”:
- Sướng nhất là đêm Noel tớ say rượu gọi máy truyền tin qua Bến Hải chửi Võ Nguyên Giáp và Hồ Chí Minh!!

Nhưng đằng sau những cơn say, những màn tiếu ngạo ồn ào trên, thật dễ dàng nhận được niềm thiết tha, mối nhiệt tình nồng nàn đối với quân đội và quê hương. Thật lạ lùng với hai mươi năm ở đơn vị tác chiến, thời gian bằng số tuổi của một gã trai trẻ, một gã trai trẻ cỡ tôi nhưng lòng hiu hắt như cơn nắng quái sắp tàn. Hơn hai mươi năm nhà binh với năm mươi tuổi, một mái tóc bạc trắng, ông vẫn có một nụ cười thật tươi để thêm vào câu chuyện. Thế nào là một cán bộ giỏi? Thế nào là những nguyên tắc căn bản để chỉ huy? Thế nào là DOC (Dirriger, Organiser, Controller) ông nói say sưa, dẫn giải từng điểm chi tiết về bổn phận của người Trung đội Trưởng, Đại đội Trưởng. Khói thuốc lá làm ánh mắt thành hiền hòa, ông nói sang sảng, trình bày mạch lạc. Ông gây nơi tôi một sự xúc động kỳ lạ, nỗi xúc động khám phá được niềm tin vẫn còn trong lòng một người giáo tóc bạc da nhăn với hơn hai mươi năm đi khắp rừng sâu núi cả quê hương. Hơn hai mươi năm gánh chịu cơn đau yếu đỏ lửa của tổ quốc, cơn đau yếu nhọc nhằn của dòng sống dân tộc chông chênh. Chiến tranh vẫn chưa đốn ngã niềm tin trong lòng ông... Tớ chỉ là Cai Hùng... Cai thật trẻ!!

Sau này ông bị ra khỏi binh chủng vì một lý do nào đó tôi không hiểu nhưng điều này chắc chắn là một vết thương lớn nhất trong đời ông. Ông im lặng ngồi trong chiếc phòng con nhìn xuống chân đồi doanh trại cười gằn uất nghẹn đau đớn. Làm sao nói cho hết nỗi cay đắng của người lính già khi phải từ bỏ đơn vị, binh chủng cùng sống trên hai mươi năm lúc tóc còn xanh như niềm hy vọng đến nay mái đầu nhuốm bạc trắng. Không những vì một tuổi già nhưng cũng là lớp sương giá chồng chất lên sau khỏang thời gian binh biến. Thường ngày trong cơn say ông hay mò đến văn phòng chúng tôi để tìm người nói chuyện, nhưng trong thời gian này ông ngồi im như một kiêu hãnh bị xúc phạm, tiếng hét được ghìm xuống giữa kẽ răng thành những tiếng cười gằn nhức nhối như lưỡi dao đâm vào qủa tim đang mở miệng cười.

Ông ra khỏi binh chủng, chỉ huy một đơn vị Bộ Binh nhưng vẫn mặc đồ ngụy trang và đội nón đỏ. Đâu còn là những kích thích về hình thức quyến rũ đối với ông. Nhưng phải nghe ông ta nói: “Tớ là Nhảy Dù... Tớ là Cai Hùng...” Tiếng “Nhảy Dù” nghe ngắn, chắc như xác định niềm hãnh diện có thật của một người đã sống hết đời cho tập thể. Sau một thời gian ở trung đoàn này ông bị tai nạn trầm trọng, tất cả cơ quan trong người bị đảo lộn. Ông phải chịu nhiều cuộc giải phẫu, thị giác trở nên yếu kém, mất phần lớn ý niệm về sự việc. Lúc chúng tôi đến thăm, ông không nhận ra, nhưng trong nỗ lực của trí nhớ, bỗng nhiên ông nhận ra Vinh “con”, viên sĩ quan nhỏ tuổi nhất được ông thương mến như con cháu. Ông nhận ra nó đồng thời với một giọng nói run run:

– Tớ lúc này chỉ thấy mờ mờ nhân ảnh!

Trong tận cùng của đổ vỡ, ông cũng không mất đặc tính khôi hài, dấu hiệu của tâm chất dũng mãnh dù hoàn cảnh đã đẩy đưa vào hố thẳm của tuyệt vọng. Sau này khi nhìn thấy được cảnh vật nhạt nhòa, ông đến trại thăm lại nhà cửa, hỏi thăm các hạ sĩ quan và lính cũ. Trí nhớ chưa phục hồi hẳn, ông mệt nhọc hỏi từng người với những câu nói rời rạc hỗn độn, sau cùng ông nói với tôi để xin người lính về giúp ông công việc riêng tại nhà. Lần đầu tiên nghe ông nói công việc liên quan đến gia đình. Khi tôi bảo người lính theo ông về nhà, ông vui vẻ ra mặt:

– Quý hóa quá, thế mới biết anh em Nhảy Dù luôn giúp đỡ nhau...!

Lòng tôi trùng xuống như cơn mưa của ngày đông buồn bã. Tiễn ông xuống đồi, bóng người lính già khuất bụi mờ. Sau kiếp người đằng đẵng gian lao cho Tổ Quốc một khỏang trống xám đặc bụi mù.

Phan Nhật Nam
Tháng 5-1969. Hậu cứ Long Bình

Hậu Từ: Về Trung Tá Đào Văn Hùng, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn II Nhảy Dù

– Sau 30/4/1975, lực lượng Cộng sản vào khu Ngã Ba Ông Tạ truy lùng và xét xử ông cùng gia đình. Do thương trận từ trước (bị mù mắt và tê liệt) nên bộ đội CS chỉ xử tử người con trai của ông tại Lăng Cha Cả ngay sáng ngày 30-4-1975.

 TRẬN ĐÁNH GIỮA SĐ 10 CSBV VÀ LỮ ĐOÀN 3 NHẢY DÙ TẠI ĐÈO M'DRAK CUỐI THÁNG 3.75

- "Không có trung đoàn tồi, chỉ có đại tá tồi" và "Trong chiến đấu, tinh thần của quân sĩ gấp ba lần sức mạnh của đơn vị". -- Hoàng đế Napoléon của Pháp.

Lời nói đầu: Vừa rồi tôi đã giới thiệu KỲ TÍCH của SĐ 22 bộ binh VNCH, có thể nói là ko thể tưởng tượng, trong cuộc quyết chiến ko cân sức kéo dài 25 ngày của tháng 3/75 với sđ 3 CSBV và các đv địa phương của CS, để bảo vệ QL-19 và QL-1, trên đường rút quân về tỉnh lỵ Qui Nhơn của Bình Định. Dù bị thiệt hại nặng, đặc biệt là trung đoàn 47, họ đã thể hiện tinh thần chiến đấu cao, bất chấp khó khăn, thiếu thốn và nguy hiểm như trung đoàn 47 đi bộ 45 km! (vì ko xe chuyên chỡ) hay cả SĐ chỉ được cấp một máy bay L-19 ba giờ mỗi ngày hay bốn tiểu đoàn trưởng của TĐ 2/47 tử trận trong chín ngày... ĐT Lê Cầu trung đoàn trưởng, dù bị thương vì dẫm phải mìn, bảo lính bỏ mặc ông, nhưng họ vẫn mang ông đi, cuối cùng cả toán bị bắt. ĐT Nguyễn Hữu Thông của tr.đ. 42, sau khi lính đã lên tàu, ông ở lại bãi biển Qui Nhơn và tự sát

Hôm nay tôi xin giới thiệu trận đánh của lữ đoàn 3 Dù tại Đèo M'Drak. Ngày 29/3, sđ 10 csbv bắt đầu tấn công bằng pháo. Trận đánh tái tục bằng bộ binh ngày 30/3: TĐ 5 Dù ở đầu đèo phía tây và TĐ 6 Dù ở giữa đèo còn đứng vững nhưng TĐ 2 ở đầu đèo phía đông bị bao vây chia cắt và thiệt hại nặng. Tối hôm đó lữ đoàn trưởng là trung tá Phát xin rút nhưng tướng Phú ko cho và hứa sẽ gửi viện quân. Sáng ngày 31/3, ba trung đoàn của sđ 10 csbv đã tấn công dứt điểm ba tđ Dù...

Sau đây là chuyển ngữ từ trang 335-40 của quyển Black April (Tháng Tư Đen) của tác giả George J. Veith. 

....

"Sau khi cùng các sđ khác của CSBV tấn chiếm thành công tỉnh lỵ Ban Mê Thuột của tỉnh Darlac, sau vài ngày nghỉ ngơi, sđ này được lịnh tiến về phía đông, dọc theo QL-21, con đường đi từ Ban Mê Thuột tới Nha Trang.  

Quốc lộ 21 (QL-21) từ Ban Mê Thuột đi Nha Trang

SĐ 10 csbv, còn gọi là sđ F10, có ba trung đoàn (tr.đ.) bộ binh cơ hữu, gồm các tr.đ. 24, 28, và 66, cùng với các đv xe tăng T-54, phòng không, pháo, hợp lực với tr.đ. 25 - vừa mới tăng phái. Nhưng chiếm đèo M'Drak ko phải là việc dễ dàng. Đèo này chạy ngang một nhánh của rặng Trường Sơn chia cách quận lỵ Khánh Dương với quận Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa ở bờ biển. Địa thế rất hiểm trở, vì đường đèo có nhiều chỗ quẹo cua rất gắt khi chạy qua các hẻm núi (canyon) và nhiều cầu và cống nước (culvert). Để trì hoãn bước tiến của Bắc quân, trung tá Lê văn Phát, chỉ huy lữ đoàn 3 Dù VNCH, đã chỉ thị cấp dưới phải phá các cầu trên QL-21, ở phía tây của Đèo sau khi đv cuối cùng của VNCH qua cầu. Tuy nhiên, ông Phát đã ko tính tới khả năng vượt bực về xây dựng cầu đường của công binh csbv. Quân sử của sđ 10 sau này đã viết, "các đv công binh và trinh sát đã nhanh chóng hoàn tất một con đường ở phía TÂY của đèo này... đồng thời mở rộng một ĐƯỜNG MÒN (footpath) từ Khánh Dương phía tây ... để xe tải có thể dùng. Tr.đ. 24, đã được lịnh chiếm một vị trí ở ĐÔNG của đèo để án ngử, đã dùng con đường hoàn thành trước đó bởi công binh."

Đèo M'Drak 

Vì thấy rằng địa thế rất hiểm trở, một cuộc tấn công trực diện trên đường đèo rất khó, do đó sđ 10 csbv dự định sẽ đi vòng bên hông của Nhảy Dù. SĐ sẽ gửi tr.đ. 24 đi vòng quanh (loop) Nhảy Dù để CHẶN phía đông của đèo. Một tr.đ. thứ hai sẽ tấn công đầu đèo phía tây - đang trấn giữ bởi TĐ 5 Dù. Tr.đ. thứ ba sẽ đi về phía bắc và sau đó QUAY ĐẦU để tấn công giữa đèo. 

Dù lính Nhảy Dù đã đào hầm hố và chờ đợi, trung tá Phát, nhờ những toán viễn thám, đã sớm biết rằng ông đang đối diện những đv CSBV ưu thế hơn đang cố gắng bọc sườn Nhảy Dù từ HAI hướng. Và khả năng của ông rất ít. Vì ba tiểu đoàn của ông ko thể kiểm soát ngọn đèo dài 14.50 km này và cũng ko thể kiểm soát cạnh sườn của lữ đoàn. Khi một đoàn công-voa tiếp tế của Dù bị phục kích NGÀY 28 THÁNG BA ở phía ĐÔNG của đèo, ông biết rằng một tấn công toàn diện của địch là hiển nhiên. Nhận biết rằng ko thể để Bắc quân cắt đường rút lui, ông đã ra lịnh TĐ 2 Dù, đang đóng ở GIỮA đèo, tiến về cuối đèo để kiểm soát con đường đến trung tâm huấn luyện BĐQ tại Dục Mỹ. TĐ 5 Dù vẫn tiếp tục giữ đầu đèo phía tây, trong khi TĐ 6 Dù làm đoạn hậu của TĐ 5. 

Trực giác của Phát đã đúng. LÚC 3:00 sáng NGÀY 29 THÁNG 3, sđ 10 csbv tấn công ồ ạt bằng pháo binh. TRONG GẦN 6 GIỜ, các pháo đội Nhảy Dù đã pháo chiến với pháo binh csbv - phần lớn là đại bác cũ của VNCH bị chiếm ở Ban Mê Thuột, cùng với những xe tải chỡ đầy đạn lấy từ kho đạn Mai Hắc Đế cũng ở BMT. 

LÚC 9:30 SÁNG NGÀY KẾ TỨC NGÀY 30/3, 3 trung đoàn Bắc quân đồng loạt 3 TĐ Dù. Ác chiến diển ra cả ngày, nhưng TĐ 5 và 6 Dù, nhờ nhiều đợt ném bom của không quân (KQ), vẫn giữ được vị trí. Tuy nhiên, ở đầu đèo phía ĐÔNG, TĐ 2 Dù bị thiệt hại nặng. Một đv lớn của bắc quân đã tấn công bộ chỉ huy TĐ này, bảo vệ bởi 30 lính Dù: với lực lượng nhỏ như vậy, thiếu tá Trần Công Hạnh, TĐ trưởng, khó mà giữ được. Trong khi ông cố gắng đẩy lui cuộc tấn công đầu tiên này, chẳng bao lâu ông nghe loa phóng thanh (bullhorn) kêu gọi đầu hàng. Ông từ chối, và với đám lính chuyên về tiếp vận ở BCH TĐ, ông liều mạng phá vòng vây xuyên qua phòng tuyến địch (mad dash through ennemy line). VC đã đuổi toán của ông trong 8 KM. Cuối cùng, ông đã liên lạc qua máy truyền tin với trung tá Trần đăng Khôi, chỉ huy phó Lữ đoàn, và ông và đồng đội được trực thăng cứu. Các đại đội tác chiến của TĐ 2 Dù, đóng đơn độc trên những ngọn đồi chung quanh, đã lần lượt bị tấn công riêng lẻ bởi các TĐ csbv và bị thiệt hại nặng

Trong khi TĐ 2 Dù ở đầu phía đông đèo BỊ BAO VÂY CHIA CẮT, quân Dù của hai TĐ 5 và 6 đã chận đứng cuộc tấn công đầu tiên. Dù được (notwithstanding) không quân hỗ trợ dồi dào, Phát đã biết rằng ông ko thể chống đỡ nếu ko có VIỆN QUÂN. Ba tù binh csbv cho biết toàn thể mọi binh sĩ của sđ 10 csbv đã hạ quyết tâm rằng cùng với chiến xa, họ sẽ chiếm cho bằng được đèo này, nên TỐI 30 THÁNG 3, Phát đã gọi QUÂN ĐOÀN 2 xin được rút quân. Tướng Phú từ chối, và hứa sẽ gấp rút tìm viện quân cho Phát. 

Đơn vị kỹ thuật của sđ 10 csbv đã nghe được cuộc gọi này nên sđ 10 csbv lập tức tấn công. SÁNG SỚM NGÀY 31/3, một trung đoàn có tăng T-54 yểm trợ đã tấn công TĐ 5 Dù ở đầu đèo phía tây. Trung đoàn thứ hai, từ phía bắc tấn công TĐ 6 Dù, trong khi trung đoàn 24 từ trên núi tràn xuống và CHIẾM QL-21, cắt đường rút lui của lữ đoàn 3 Dù. TĐ 72 BĐQ thuộc Liên đoàn 21 BĐQ, đang bổ sung quân số tại TTHL Dục Mỹ sau khi rút lui từ Ban Mê Thuột, đã cố gắng PHÁ VÒNG VÂY và cứu Nhảy Dù. Trung tá Lê Quí Dậu, LĐ trưởng, đã xác nhận rằng "Tôi được lịnh phải đặt TĐ 72 BĐQ dưới quyền LĐ 3 Nhảy Dù, nhưng đã quá trể trong tình hình này, dù cho chúng tôi đã cố gắng hết mức. Phần lớn các tiền đồn của Nhảy Dù đã bị cắt đường rút lui. Trong cuộc hành quân này, TĐ 72 BĐQ đã bị thiệt hại đáng kể vì không có yểm trợ nào ngoài vũ khí cơ hữu của TĐ, trong khi tinh thần của địch thì cao và tiếp tế dối dào."

Quân sử của sđ 10 csbv sau này, đã xác nhận mô tả của Dậu, khi viết: "Lúc bình minh, địch đã tập trung pháo... để tấn công các vị trí án ngữ của tr.đ. 24. Pháo địch đã phối hợp chặc chẻ với oanh kích dữ dội của không quân địch... Các máy bay A-37, hết chiếc này tới chiếc khác, đã ném bom thường và napalm vào các vị trí của tr.đ. 24. Bộ binh địch đã quyết tử (death-defying charge) trong cố gắng đẩy lui tr.đ. 24 để mở đường rút lui." SĐ 10 đã ra lịnh cho một tr.đ., đang cùng với 4 xe tăng T-54 tấn công TĐ 6 Dù, phải tăng viện cho tr.đ. 24. 

KQ VNCH đã diệt bốn xe tăng này và Bắc quân gửi thêm bốn thiết vận xa M-113 chiếm được của VNCH. Quân tăng viện này đã giúp Bắc quân giữ được đầu đèo phía đông. Lữ đoàn 3 Dù bị cắt đường rút lui và có nguy cơ BỊ TRÀN NGẬP. 

Suốt ngày Phát đã gọi quân đoàn 2 để xin viện binh và Phú đã cố gắng TRONG TUYỆT VỌNG để tìm kiếm viện quân. Vào sáng sớm NGÀY TRƯỚC ĐÓ (TỨC 30 THÁNG 3), chuẩn tướng Trần đình Thọ, trưởng phòng 3 TTM gọi Phú và hứa rằng "SĐ TQLC sẽ đổ bộ lên Vịnh Cam Ranh bằng tàu LST vào BUỔI CHIỀU. Và một Lữ Đoàn sẽ lập tức đc tái tổ chức và tái trang bị để tăng viện cho mặt trận Khánh Dương. Tướng Phú đón nhận tin này với hân hoan tột độ (great jubilation)." Tuy nhiên, niềm lạc quan này của Phú đã vụt tắt khi Tướng Niệm, TL SĐ 22 bộ binh, bay đến vào buổi TRƯA báo cáo Phú rằng tình hình Bình định NGUY NGẬP (critical). Dù 3 trung đoàn của ông vẫn còn làm chủ tình hình (hold sth at bay), nhưng quân VC địa phương đã đột ngột tấn công hậu quân của ông GẦN Qui Nhơn cũng như các đv ĐPQ rải rác. Phú bảo Niệm cố giữ quân cảng Qui Nhơn và bảo vệ TP. 

Cùng CHIỀU 30/3, Phú bay tới Cam Ranh gặp tướng Trưởng, vừa mới tới từ Đà Nẳng. Trưởng từng là xếp của Phú năm 1972 khi Phú chỉ huy SĐ 1 bb. Phú muốn Trưởng cho TQLC lên bờ nhưng Trưởng ko nói chuyện với ông. Đây là một hành động LẠ LÙNG NHỨT của Trưởng vì nếu ko có TQLC, Phú ko còn cơ may nào hết, để cứu LĐ 3 Dù. Lý do chánh mà Trưởng nổi giận với Phú vì cuộc rút quân thảm hại tại Cao Nguyên, gây ảnh hưởng xấu khiến QĐ 1 sụp đổ theo. 

Tuy nhiên, Trưởng, lúc đó cũng rất suy sụp (depressed). Theo một báo cáo của CIA, ông cần "tiêm tỉnh mạch và khổ sở vì đau dạ dầy; ông cũng có vẻ chán nản (deject) và xuống tinh thần vì mất QĐ 1." Khi BTTM ra lịnh cho TQLC đổ bộ lên Cam Ranh và nói Trưởng phải về Sài Gòn một mình, ông đã từ chối. Ông nhờ hạm trưởng "gọi BTTM để yêu cầu TQLC cùng về SG với tôi để dưỡng quân. Nếu yêu cầu này bị từ chối, tôi sẽ ở lại Cam Ranh với TQLC và tôi sẽ chiến đấu với họ." Trưởng có lẽ sợ rằng nếu trở về một mình, ông sẽ bị Thiệu bắt giam vì để mất QĐ 1. Ông muốn ở lại với TQLC vì họ sẽ bảo vệ ông. Trưởng ko phải là kẻ hèn nhát, nhưng cũng phải là kẻ ngu. BTTM nhanh chóng hủy bỏ (rescind) lịnh này và nói TQLC lên tàu và về SG. NGÀY KẾ 31/3, tàu HQ chỡ TQLC ra khơi và hy vọng cuối cùng của Phú về viện quân từ bên ngoài QĐ 2 đã tan biến! 

Tướng Phú ngày càng hoảng loạn trong khi tuyệt vọng tìm kiếm viện quân. Ông chỉ còn tr.đ. 40 TRỪ (vì một TĐ ở lại Bình Định) thuộc sđ 22, nhưng họ phải giữ ngoại ô phía tây của Nha Trang. Dù cho Nhảy Dù ngăn ko cho Bắc quân tiến qua đèo M'Drak, CS vẫn có thể đi vòng bằng cách dùng đường xe be (logging road) cũ tới thẳng tp này. 

Phú gửi Tướng Trần văn Cẩm, TLP QĐ 2 tới Tuy Hòa để tổ chức bảo vệ TP này. Ông này phải bảo vệ quốc lộ 1 đoạn từ Tuy Hòa tới Đèo Cả, ở 29 km nam của tp. Ngọn đèo rất quan trọng này dài hơn 11 km, một bên là núi đá rất dốc, bên kia là biển. Một đv phòng thủ, nếu được hỗ trợ bởi không và hải pháo sẽ dễ dàng giữ đèo dù địch đông cở nào. Nếu Cẩm giữ được Tuy Hòa và Đèo Cả, CSBV sẽ ko thể tiến về phía nam. NGÀY 30 THÁNG 3, Phú đã nói với một phóng viên Việt Tấn Xã rằng BĐQ đã biến Đèo Cả thành "một tuyến phòng thủ mạnh mẻ."

Đó chỉ là tưởng tượng: vì chỉ có TĐ 34 BĐQ giữ đèo, dù đã quá kiệt sức do vừa rút lui trên LTL-7B. Dù có lịnh của Phú, những BĐQ sống sót sau cuộc KHỔ NẠN trên LT-7B đã ko được tái tổ chức. Một số được gởi tới TTHL Dục Mỹ, nhưng vị chỉ huy trưởng vẫn lo cho những đv của TTHL hơn là tái tổ chức đám tàn quân này thành những đv bảo vệ vùng này. 

Việc tái tổ chức những tàn quân của sđ 23 cũng khá chậm chạp. Họ đc tập hợp tại một trại LLĐB cũ trên QL-1 gần Cam Ranh. Mặc dù nhiều cố gắng của ĐT Lê Hữu Đức quyền TL sđ 23, (thay thế chuẩn tướng Lê trung Tường bị thương), để biến đám tàn quân của sđ 23 thành một đv có thể chiến đấu nhưng họ chỉ là một đám người hỗn tạp (disorganized rabble). Hơn nữa, phần lớn các nguồn lực của tỉnh Khánh Hòa còn phải lo cho hơn 13.000 dân thường đang ở trại tị nạn ở cách Nha Trang gần 5 km. Nhưng dù bất cứ lý do gì khiến QLVNCH không thể tái tổ chức những binh sĩ đã sống sót sau cuộc rút lui thảm hại trên LTL-7B hay Ql-21 - như mất tinh thần, thiếu thời gian và nguồn lực, hay cả hai - sự thất bại này sẽ là TAI HỌA cho nam VN. 

Mọi cố gắng của Phú để giữ bờ biển này, ý nói Nha Trang, đã bắt đầu tan rã (desintegrate) vào SÁNG 31 THÁNG BA khi hỏa tiển csbv rơi vào TTHL Dục Mỹ, khiến một số doanh trại của tân binh bị cháy. Cảm thấy sự thất bại của Nhảy Dù là hiển nhiên, và hy vọng bảo vệ các tân binh, chỉ huy TTHL đã quyết định bỏ chạy. Chuyển thực phẩm lên vài xe tải, hàng trăm cán bộ và tân binh của TTHL đã lên đường trong TỐI ĐÓ và bắt đầu đi bộ về Nha Trang, nơi mà họ đến vào sáng 1 THÁNG TƯ. Họ đã gặp một tp đang nhanh chóng tan rã. Vì vào xế chiều HÔM TRƯỚC tức ngày 31/3, bạo loạn đã diển ra khi lính tráng - đổ xuống từ các tàu di tản từ QĐ 1 - đã bắt đầu hôi của và cướp bóc dân thường. Nay khi thấy đoàn lính BĐQ từ Dục Mỹ tràn xuống, hàng ngàn dân tị nạn trong trại vừa kể cũng bắt đầu đổ vào tp. Nhiều cố gắng để chấm dứt HỖN LOẠN và xử tử những binh sĩ vô kỷ luật tại chỗ, nhưng cảnh sát chỉ có thể ổn định một phần của tp Nha Trang. Mọi cơ may để ngăn ngừa một "Đà Nẳng thứ hai" ở Nha Trang đã tuột khỏi tầm tay.

...

SJ ngày 11 Nov 2020.

Người dịch Tài Trần.