Friday, November 13, 2020

Tuy vậy, khi nhà quý tộc La Mã này - được chúng ta biết như là Horace - ngồi xuống vào năm 23 trước Công nguyên (B.C.) để duyệt xét lại những thành tựu của cuộc đời ông, ông đã thừa nhận rằng những đóng góp của ông trong thi ca sẽ lâu bền những gì mà các chiến binh hay các nhà xây dựng đã đạt được: 

(Tạm dịch):

"Tôi đã dựng một đền đài lâu bền hơn tượng đồng

Và cao hơn đỉnh cao lộng lẫy của những kim tự tháp...

Tôi sẽ mãi mãi bất tử. 

Phần kết nổi tiếng từ quyển sách thứ ba có tên là Odes của Horace đã được trích dẫn bất tận như là một bằng chứng của bất tử của văn chương. Nhưng điều này cũng được xem như một tri ơn đối với Đế quốc La Mã và vô số những ảnh hưởng của La Mã vẫn còn hiện diện trong cuộc sống chúng ta vào khoảng 15 thế kỷ sau khi các bức tường của La Mã sụp đổ. 



 Những trận tấn công nghi binh của CSBV vào SĐ 22 và ĐPQ trên QL-19 nhằm hỗ trợ cho mặt trận Ban Mê Thuột.


"Để chiếm Ban Mê Thuột (BMT), ban lãnh đạo quân csbv tại Mặt trận B-3 - dưới quyền của tướng Văn Tiến Dũng - đã dựa vào bất ngờ lực lượng áp đảo (overwhelm). Yếu tố bất ngờ đã đc nâng cao bởi những tấn công mạnh mẻ nhưng nghi binh tại Kontum, Pleiku và trên QL-19 tại Bình Định; một khi đạt được điều này, lợi thế của tập trung lực lượng, được gia tăng khi buộc chân các lực lượng khác của VNCH ko thể tiếp cứu BMT. Những tấn công nghi binh và hỗ trợ này đã bắt đầu trong khi ba sđ csbv tham gia Chiến dịch Darlac-Quảng Đức là 10, 316 và 320 đang hướng về mục tiêu ban đầu của họ, ý nói BMT. 

Những phát súng mở màn của Chiến Dịch 275 đã vang rền dọc theo QL-19, con đường huyết mạch đi từ Qui Nhơn tới cao nguyên, trong sáng sớm NGÀY 4 THÁNG 3. Những cuộc tấn công đồng loạt đã cắt xa lộ này ở đoạn từ Đèo Mang Yang trong tỉnh Pleiku tới tỉnh Bình Định. Đặc công địch đã giựt sập CẦU 12 đông nam của TP BÌNH KHÊ thuộc tỉnh Bình Định, và bộ binh địch tấn công các đv ĐPQ đóng trên các cao điểm để bảo vệ Đèo An Khê và đv ĐPQ tại giao điểm TL-3A. Sau đó ít lâu một vị trí pháo binh yểm trợ cho TĐ 2/47 bộ binh, tại bắc Bình Khê, bị tràn ngập. Một cuộc tấn công mạnh mẻ của trung đoàn (tr.đ.) 12 của sđ 3 csbv, gần sân bay An Khê, bị đẩy lui, trong khi sân bay Phù Cát bị tấn công bằng hỏa tiển và thiệt hại nhẹ, xem bản đồ. 

Trong khi ĐPQ của tỉnh Bình Định và tr.đ. 47 của sđ 22 bộ binh cố gắng hết mức để giữ những vị trí của họ chống lại cơn mưa pháo (withering) của pháo binh, bộ binh, và đặc công csbv, thì các lực lượng (LL) nam VN ở tỉnh Pleiku bị tấn công nặng nề bởi hỏa tiển, súng cối, súng không giựt dọc theo QL-19 từ LỆ TRUNG, 15 km đông tỉnh lỵ Pleiku, cho tới những đèo hẹp của Đèo Mang Yang. Các căn cứ hỏa lực (CCHL) 92 (ở đông Lệ Trung), 93 (gần Suối Đôi), và 94 (ở bắc của đồi 3045), đều bị pháo kích, trong khi một số tiền đồn của họ BỊ TRÀN NGẬP. HAI CẦU và một CỐNG NƯỚC LỚN trên QL-19 giữa CCHL 93 94 bị đặc công phá sập. Tướng Phú, TL QK2, phản ứng bằng cách gửi hai TĐ của liên đoàn () 4 BĐQ cùng với các thành phần của Lữ đoàn 2 Thiết Kỵ, để cố gắng thông thương (clear) một số đoạn trên QL-19, đi xa tới CCHL 95, phía đông Đèo Mang Yang thuộc tỉnh Bình Định. Nhưng trước khi cuộc hành quân (HQ) này bắt đầu, CCHL 94 đã bị tràn ngập. Trong khi đó hỏa tiển của csbv đã bắn vào sân bay Pleiku; dù sân bay còn hoạt động nhưng khu vực bảo hành bị THIỆT HẠI NẶNG.

Trong khi những tấn công này trên QL-19 đc Phú xem như chỉ dấu mạnh mẻ rằng nỗ lực chánh của csbv nhắm vào Pleiku, Cộng quân cũng cắt đứt QL-21 bằng cách giựt sập HAI CẦU giữa ranh giới tỉnh Darlac và Khánh Dương của tỉnh Khánh Hòa, và một tiền đồn ĐPQ gần ranh giới tỉnh...

ĐT Trịnh Tiếu, phòng 2 QĐ, đã trình báo với tướng Phú rằng: Ban Mê Thuột (BMT) sẽ là mục tiêu chánh, khi Cộng quân đã chiếm Buôn Hô ở bắc và Đức Lập ở tây của BMT. Có những chỉ dấu rằng các thành phần của sđ 10 và 320 csbv đã di chuyển về phía nam hay ít nhứt đã thám sát trong tỉnh Quảng Đức và Darlac, nên những tấn công ở Kontum, Pleiku, hay QL-19 chỉ là NGHI BINH, mục đích chánh là giữ chân các đv lớn VNCH tại Bình Định, Kontum và Pleiku. Tuy nhiên, tướng Phú vẫn nghĩ Pleiku là mục tiêu chánh vì CS đã tấn công tr.đ. 44 sđ 23 ở quận Thanh An của Pleiku và BĐQ ở bắc Kontum. Vì chỉ có HAI tr.đ. đang giữ mặt tây của Pleiku, ông ko thể dùng họ để tăng viện cho BMT nơi ko có hoạt động đáng kể của địch...

TL-487 chạy ngoằn ngèo xuyên qua rừng núi của tây nam tỉnh Phú Bổn đi từ tỉnh lỵ Cheo Reo và gặp QL-14 ở một nơi cách BMT khoảng 60 km về phía bắc. Giao điểm này gọi là BUÔN BLECH, quận lỵ của quận Thuần Mẩn. NGÀY 8 THÁNG 3, các thành phần của tr.đ. 9 sđ 320 csbv đã tấn cộng bch chi khu Thuần Mẩn và đ.đ. 23 trinh sát của sđ, một đv thiện chiến, khiến họ phải rút lui. Trong khi đó tr.đ. 45 sđ 23 trên QL-19 gần Thuần Mẩn báo cáo đụng địch. Giao tranh tiếp tục suốt ngày, nhưng cuối cùng QL-14 bị cắt. 

NGÀY KẾ TỨC 9 THÁNG 3, sđ 10 csbv đồng loạt tấn công nhiều nơi ở Quảng Đức: ở quận Kiến Đức họ bị BĐQ đẩy lui, và ĐPQ ở Đức Lập cũng giữ vững vị trí. Nhưng ở nam Đức Lập, ngã ba Dak Song, bị pháo kích nặng nề và bộ binh csbv đã tràn ngập vị trí phòng thủ của TĐ 2/53 bộ binh vào lúc trưa. 

Tới lúc này, tướng Phú mới nhận ra rằng tỉnh Darlac là chiến trường CHÁNH và ông cần viện quân lập tức. Ông xin BTTM viện quân nhưng bị từ chối vì chỉ còn rất ít đv trừ bị và đe dọa đối với Sài Gòn và Tây Ninh ngày càng cao. Buộc lòng Phú phải rút TĐ 72 và 96 của LĐ 21 BĐQ từ Đèo Chu Pao và Kontum và trực thăng vận họ tới Buôn Hô; sau đó họ đi xe tải 35 km tới BMT. Ông ra lịnh cho đ.đ. 45 trinh sát tại Bản Đôn trở về BMT.

Lúc 2:00 sáng giờ Hà Nội ngày 10.3.75, đạn pháo binh và hỏa tiển rơi vào BMT, và đạn cối rơi vào sân bay Phụng Dực ở đông của BMT. Sau đó là bộ binh và đặc công tấn công kho đạn (có lẽ là kho đạn Mai Hắc Đế -- Người dịch) ở TL-1 phía tây của TP; đ.đ. 2 TĐ 225 ĐPQ tại đồi 559 tây bắc của tp, và bch chi khu tại sân bay Phụng Dực. Mọi tấn công đều bị đẩy lui và địch thiệt hại nặng, Ngay trước 4:00 sáng TĐ 3/53 bộ binh tại sân bay bị tấn công mạnh và xe tăng csbv đc thấy ở tây bắc của BMT.

Trong khi đó, các tấn công ở Quảng Đức vẫn tiếp tục khi TĐ 259 ĐPQ đẩy lui địch trên TL-12 giữa Dak Song và Đức Lập và BĐQ vẫn giữ vững ở Gia Nghĩa và Kiến Đức. Tuy nhiên, ngày 15.3, lực lượng bảo vệ Kiến Đức cuối cùng bị tràn ngập.

Tại Bình Định, tướng Niệm của sđ 22, tăng cường cho tr.đ. 42 ở quận BÌNH KHÊ với hai TĐ của tr.đ. 41 và BCH tr.đ., nhưng QL-19 vẫn bị cắt ở Lệ Trung và Bình Khê. BĐQ ko thể tiến lên tại CẦU 31 giữa CCHL 93 và 94 thuộc tỉnh Pleiku. Dù sân bay Pleiku bị pháo nặng bằng hỏa tiển ngày 10 THÁNG BA nhưng chỉ gián đoạn hoạt động vài giờ. Dân Kontum ồ ạt xuôi nam qua đèo Chu Pao vì TP này bị pháo kích hàng ngày và nguy cơ bị tấn công. Người dân xếp hàng rồng rắn trước đại lý Air Vietnam ở Kontum để mua vé đi Pleiku hay Nha Trang hay Sài Gòn. QL-14 bị cắt ngày 10 THÁNG BA khi CS tấn công các đồn ĐPQ trên núi, gần biên giới giữa tỉnh Pleiku và Darlac...

Tại sân bay Phụng Dực, TĐ 3/53 BB bắt đc hai tù binh của tr.đ. 25 độc lập và TĐ 401 đặc công...

VÀO TỐI 10 THÁNG BA, CSBV kiểm soát trung tâm của BMT, nhưng một số nơi vẫn còn trong tay quân chánh phủ (CP) như: Đ.đ. 2/225 ĐPQ giữ đồi 559, và đ.đ. 4 TĐ 242 ĐPQ vẫn còn giữ kho đạn chánh. Tại một đồn điền cà phê ở tây BMT, phần lớn của TĐ 1/53 BB và BCH và chi đoàn 3/8 Thiết Kỵ vẫn giữ vững vị trí. Đ.đ. 4 của TĐ 243 ĐPQ vẫn giữ đồi 491 ở nam BMT. Những đv nhỏ của tr.đ. 53 BB và ĐPQ vẫn còn chiến đấu trong TP, nhưng trận chiến lớn nhứt diển ra ở sân bay Phụng Dực. Nơi đây BCH tiền phương của SĐ 23 BB đã chiến đấu cùng với BCH của tr.đ. 53 (của trung tá Võ Ân) và chi đoàn 3/8 thiết kỵ. Tàn quân của bch tiểu khu và vài đv BĐQ (có lẽ thuộc TĐ 72 và 96 BĐQ -- Người dịch) ở phía tây sân bay Phụng Dực. 

ĐỤNG ĐỘ NẶNG TIẾP TỤC NGÀY 11 THÁNG 3. Quân trú phòng ước lượng 400 địch chết, 50 súng bị tịch thu, 13 tăng bị cháy, và tr.đ. 53 ở sân bay báo cáo địch đã dùng súng phun lửa. Những cụm kháng cự nhỏ vẫn còn, dù ĐT Luật tỉnh trưởng bị bắt".

...

Dịch từ trang 147-150 của quyển From Ceasefire to Capitulation (Từ ngưng bắn đến đầu hàng) của ĐT Le Gro. 


           

  

                            THUNG LŨNG VĨNH THẠNH, PHÍA BẮC QUỐC LỘ 19 

Cuộc đời của Chúa Jesus theo Numerology.

1/ JESUS CHRIST

JESUS = 1 5 3 6 3 = 18 = 1 + 8 = 9

CHRIST = 3 5 2 1 3 4 = 18 = 1 + 8 = 9

Tổng cộng : 9 + 9 = 18.

2/ JESUS OF NAZARETH

JESUS = 9

OF = 7 - 8 = 15 = 6

NAZARETH = 5 -1- 7- 1- 2 - 5 - 4 - 5 = 30 = 3

Tổng cộng : 9 - 6 - 3 = 18 = 1 + 8 = 9 .

SỰ XUNG ĐỘT TINH THẦN-VẬT CHẤT (SPIRITUAL-MATERIAL CONFLIT)
(Áp dụng cho người có ngày sanh hoặc tên cộng lại bằng 18).
Trong các số kép, 18 là số khó giải đoán nhất. (Xin đọc lại trang truớc đây của chuơng nầy nói về liên quan giữa số 18 và đức Jesus ). Nguời xưa mô tả số kép 18 với hình ảnh sau: “Một mặt trăng tỏa sáng, từ đó những giọt máu đang rơi xuống. Một con chó sói và một con chó đói đứng bên duới, đang đón hứng những giọt máu nầy bằng cái miệng mở rộng của chúng, trong khi bên duới nữa, một con cua đang vội vã kéo tới dự phần“.
Số 18 tượng trưng cho chủ nghĩa vật chất cố gắng hủy diệt khía cạnh tâm linh của bản chất. Trong giai đoạn có chiến tranh, đổi đời , và cách mạng, người mang số này thường xung khắc một cách cay đắng trong gia đình. Trong một số trường hợp, số 18 cho thấy việc tạo ra tiền và đạt địa vị phải thông qua những chiến thuật gây chia rẻ, qua chiến tranh hoặc xung đột khác. Số 18 cảnh báo sự lừa gạt từ cả “bạn” lẫn thù; sự nguy hiểm từ lửa, lụt lội, động đất, bão tố và chất nổ, điện giật và sét đánh.
Nếu tên cộng lại bằng 18, tác động của số này có thể bị triệt tiêu lập tức bằng cách đổi tên sao cho bằng một số may mắn hơn (như 6 hoặc 24).
Nếu ngày sanh là 18, phải rất cẩn thận hầu đối phó những thách thức và nguy hiểm do số này mang lại. Con đường duy nhứt để giảm thiểu tác động của nó trên cuộc sống là bằng những phuơng tiện tâm linh; bằng cách chấp nhận không né tránh và liên tục sự lừa gạt và lòng căm thù từ những kẻ khác với sự rộng lượng, tình yêu, và sự tha thứ; bằng cách “đưa má còn lại cho người ta tát“, và đổi tốt lấy xấu, đổi sự tử tế lấy sự tàn ác, đổi danh dự lấy xấu hổ. Bằng cách này, tác động của 18 có thể tạo thành công lớn. Có một cách khác để giảm thiểu khía cạnh (aspect) tiêu cực của số 18 là đổi tên sao cho khi cộng lại bằng 6. Người sanh ngày 18 nên tiến hành các việc quan trọng vào ngày 3 và 6, hoặc ngày nào cộng lại thành số 3 và 6 (như 12, 21, 24, 30 trong tháng). Nên chọn số nhà, số phone, email address, hoặc bất cứ cái gì liên quan đến cuộc sống của mình, làm sao chúng cộng lại bằng 6. Bản thân tôi đã gặp nhiều may mắn khi dọn vào một ngôi nhà mang số 2301. Bằng cách này, người mang số này có thể thành đạt, trong lãnh vực tâm linh lẫn vật chất./.
(Lược dịch từ trang 255 của quyển Linda Goodman’s Star Signs).
San Jose ngày 05 tháng 05 năm 2010 lúc 7:34 tối.

==========

NHẬN XÉT: trong bà con của tôi có NĂM người có ngày sanh hay tên cộng lại bằng 18. Có người vừa ngày sanh bằng 18 và tên cộng lại bằng 18*, nghĩa là 18 KÉP-- y lận đận từ nhỏ đến giờ, ngóc đầu dậy ko nổi.

Những người này đều lận đận, gặp nhiều trắc trở, gần như làm gì cũng thất bại hay rắc rối.

TB: Theo LTS, kể cả những ai đang hưởng phúc nhờ tu tập trong kiếp trước, nghĩa là họ có tên hay ngày sanh bằng 06, 15, 23, 24, và 27, nhưng nếu ko biết tu tập trong kiếp này thì kiếp sau sẽ bị số 18 chiếu mạng. Vì mọi thứ trong vũ trụ này đều được cai quản bởi LUẬT NHÂN QUẢ, nghĩa là có vay có trả.

 QK 4 VẪN ANH DŨNG CHIẾN ĐẤU CHO TỚI KHI CÓ LỊNH ĐẦU HÀNG OAN NGHIỆT 

Lời nói đầu: Trong tinh thần LUÔN LUÔN NHỚ ƠN các chiến sĩ VNCH đã hy sinh để cho chúng ta có cuộc sống bây giờ, hôm nay tôi xin gửi đến các bạn bài chuyển ngữ về các chiến công anh dũng của quân đoàn 4 và của tỉnh Long An thuộc quân đoàn 3 khi đánh trả và gây thiệt hại nặng cho quân xâm lăng CSBV gồm các sđ 5, sđ 303, sđ 4, và sđ 8; đặc biệt tại tỉnh lỵ Tân An, quận lỵ Thủ Thừa và Tân Trụ, các đv ĐPQ và NQ tại đây đã chống trả ngoan cường trước các đợt tấn công và gây thiệt hại nặng cho địch...

Sau đây là phần chuyển ngữ.

...

Quân Khu 4 VNCH Giữ Vững Tay Súng

"Sau khi tướng CSBV Trần văn Trà nhận lịnh mới từ tướng Võ nguyên Giáp, ông đã gửi sđ 5 csbv tới tỉnh Long An. Sau ba ngày vất vả vượt qua (tramp) những kinh đào và ruộng lúa, một trung đoàn (tr.đ.) của sđ này đã tới khu vực tập trung gần Tân An, tỉnh lỵ của tỉnh Long An. Tr.đ. thứ hai sẽ tấn công Thủ Thừa, phía bắc của Tân An. Tr.đ. thứ ba làm trừ bị gần Tân An. Đoạn đường này của quốc lộ 4 (QL-4) nằm giữa sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Một mạng lưới các kinh cắt ngang vùng đất này. Nếu quân csbv chiếm được TÂN AN và những cây cầu trên QL-4 bắt ngang hai sông Vàm Cỏ này, họ sẽ cắt đứt (sever) Sài Gòn từ vùng Châu Thổ và khó đánh bật (dislodge) họ. 

Để hỗ trợ những cuộc tấn công chánh vào Xuân Lộc và dọc theo QL-4 này, vào hừng đông của NGÀY 7 THÁNG 4 1975, sđ 303 csbv đã mở một loạt tấn công NGHI BINH (diversionary) gần Mộc Hóa, nhưng chỉ gây ảnh hưởng nhỏ bé. Tại quân khu 3, đặc công đã pháo kích sân bay Biên Hòa bằng hỏa tiển 122 ly ngày 8/4, chỉ gây thiệt hại nhẹ. Tại Tây Ninh, quân csbv tấn công Lữ đoàn 3 thiết kỵ của chuẩn tướng Trần quang Khôi, cũng chỉ gây thiệt hại nhẹ. Dù khẳng định (conviction) của Trà rằng mọi tấn công sẽ khiến nam VN sụp đổ, QLVNCH đã dễ dàng đẩy lui những đột kích yếu ớt này.

Sau khi đã tới vị trí đã định, sáng sớm NGÀY 9 THÁNG TƯ hai tr.đ. của sđ 5 csbv đã tấn công lực lượng ĐPQ giữ Thủ Thừa và Tân An. Một thành phần csbv khác tạo chướng ngại trên QL-4 (có lẽ là thuộc quận Bến Tranh tỉnh Định Tường -- Người dịch) gần ranh giới giữa hai tỉnh Long An/Định Tường để ngăn viện quân của sđ 7 VNCH tiến lên từ phía nam. Mục tiêu của cs tại Tân An là chiếm sân bay và tiến nhanh vào tp này. Khi bình minh ló dạng, các đv của cs đã xuất hiện và chiếm một phần nhỏ của sân bay nhưng phải ngừng lại vì DPQ chống trả QUYẾT LIỆT. Vì bị kẹt ở giữa đồng trống và ko thể tiến lên, các đv csbv này đã phơi mình cho pháo binh nên phải nhanh chóng rút lui. Đơn vị ĐPQ đã phản công, và vào giữa chiều (midafternoon) bắc quân đã bị thiệt hại nặng, để lại 100 XÁC TẠI TRẬN.

SĐ 7 của VNCH đã nhanh chóng đáp trả cuộc tấn công này. Tăng cường bởi chi đoàn M-113 và đại đội trinh sát của sđ, tr.đ. 12 của sđ 7, chỉ huy bởi ĐT Đặng Phương Thành, đã nhanh chóng di chuyển từ một vị trí trong tỉnh Định Tường ở phía nam để đến Tân An. Vượt qua biên giới giữa hai quân khu 3 và 4 là chuyện hiếm xảy ra, nhưng theo tham mưu trưởng (TMT) của sđ 7, "Vì Long An gần sđ 7 hơn là đv chủ quản của họ là quân khu 3 tại Biên Hòa, nên chúng tôi đã đc phép trước là phối hợp và cung cấp hỗ trợ cần thiết cho tỉnh này."

Sau khi phá bỏ chướng ngại đã kể trên QL-4, tr.đ. 12 đã tiếp tục tiến về phiá bắc và giao chiến với hậu quân của sđ 5 csbv. Trong VÒNG BỐN NGÀY, quân VNCH đã đánh nhiều trận với HAI TR.Đ. của sđ 5 csbv, và hoàn toàn đánh tan (shatter) một tr.đ. . 

Tổn thất của cs rất cao: BỐN ĐẾN NĂM TRĂM TÊN BỊ GIẾT, 30 BỊ BẮT SỐNG và nhiều vũ khí bị tịch thu. Lính csbv phần lớn là CHƯA TỚI 18 TUỔI (teenager), vừa mới xâm nhập vào nam VN. Sợ hãi, chưa quen với địa thế, và huấn luyện sơ sài, họ đã làm mồi cho các lực lượng đpq Long An và chánh qui VNCH. Nhưng chiến thắng nào cũng phải trả giá: tr.đ. 12 của sđ 7 có 37 chết và 90 bị thương.

Kết quả cũng như vậy tại THỦ THỪA. TP quan trọng này chỉ bảo vệ bởi Nghĩa Quân (NQ). Nghĩ rằng đây là mục tiêu dễ dàng, CS chỉ gửi một đv nhỏ đặc công cho cuộc tấn công đầu tiên. Đặc công tiến vào trước bình minh, xâm nhập qua chợ quận và cố gắng tràn ngập bch chi khu bằng một cuộc đột kích. Họ đã canh giờ để tránh đại đội (đ.đ.) giang thuyền của tỉnh Long An - thường chỉ trở về căn cứ sau lúc mặt trời mọc, sau khi tuần tiểu đêm. Nhưng xui cho họ, sáng hôm đó, đoàn tàu đã về sớm hơn. Bắt gặp các đặc công giữa đồng trống, đại liên trên các tàu đã hạ gần hết các đặc công, trừ vài tên lọt vào tp, nhưng bị cảnh sát đẩy lui. Sau trận này, tiểu khu trưởng tăng cường cho Thủ Thừa hai TĐ ĐPQ.

NGÀY KẾ, vị chi khu trưởng đã ra lịnh cho các tàu này phải dấu kín trong một kinh nhỏ gần đó, trong khi ông dùng ĐPQ để hành quân tìm kiếm quân cs. Khi họ lục soát những cánh đồng ruộng khô nứt, đột nhiên họ bị tấn công dữ dội bởi một đv lớn của cs. Đó là tr.đ. TRỪ BỊ của sđ 5 csbv. ĐPQ rút ra bờ kinh, nhưng họ bị ghìm chặc (pin down) bởi hỏa lực địch và chờ hủy diệt. Chi khu trưởng đã nhanh chóng dùng các tàu kể trên phản công, ông kể lại:

Sau khi bắn dọn đường bằng vũ khí nặng, cộng quân bắt đầu tấn công chúng tôi. Họ xuất hiện đầy đặc khắp cánh đồng mênh mong để tấn công biển người... Khi tôi ra lịnh, các giang thuyền của chúng tôi... đã hăm hở nhập cuộc (enter the fray). Tôi đã ra lịnh rõ ràng: "Di chuyển tới lui trên sông và bắn liên tục." Sáu tàu tuần giang với 3 đại liên mỗi tàu, mỗi khẩu có thể bắn 350 viên một phút. Các tàu này đầy đủ đạn dược. Sáu tàu đổ bộ khác với 18 đại liên và bắn gần 6.000 viên phút. Đ.đ. giang thuyền xung phong được lịnh rằng nếu tàu nào bị chìm do B-40 thì bỏ luôn. Không tàu được ngừng để cứu nó. Mỗi tàu phải tiếp tục bắn tới khi địch bị đẩy lui. Địch quân lúc đầu tưởng đã thắng lợi, nào ngờ đột nhiên bị tấn công dữ dội bởi đoàn tàu này. Bọn chúng đã phản ứng nhanh chóng bằng cách bắn B-40 và B-41 và súng cối các loại vào các tàu, tạo những cột nước trên sông. Rất may các tàu đều di chuyển nên ko chiếc nào trúng đạn và đoàn tàu đã ngăn được cuộc tấn công ồ ạt này vì họ đã tạo một bức tường lửa... Một số địch quân sống sót, rút ra xa. Họ đã ko thể thu hồi xác của đồng chí, nằm rải rác trên cánh đồng ruộng khô.

Cuộc tấn công này đã gây thiệt hại nặng cho bắc quân. Cơ quan tùy viên quân sự của Mỹ hay DAO báo cáo 120 QUÂN CSBV bị giết, nhưng địch quân ko rút lui. Họ đã bắt đầu tấn công các tiền đồn nhỏ của NQ chung quanh quận lỵ Thủ Thừa, trong khi dùng đại bác để tấn công lực lượng phòng thủ của quận lỵ này. Dù quyết tâm sắt đá của DPQ/NQ Long An, vòng vây của quân csbv đã từ từ siết chặt chung quanh quận lỵ Thủ Thừa. 

Bắc quân cũng định mở các cuộc tấn công lớn để chiếm Cần Thơ, thủ phủ của vùng Châu Thổ (còn gọi là Hậu Giang) và cũng là nơi đặt BTL quân khu 4 (QK-4), nhưng tình báo VNCH đã khám phá những kế hoạch này. NGÀY 1 THÁNG 4, tình báo QK-4 đã bắt được mật điện rằng bắc quân sẽ tấn công trong tháng tư. NGÀY KẾ, vnch còn biết thêm rằng một tr.đ. quân địa phương sẽ phối hợp với ba tr.đ. của sđ 4 csbv tấn công Cần Thơ và chiếm tp này. Sau đó vnch đã phát hiện sđ này chuyển từ Rừng U Minh. Một mật điện khác ra lịnh cho QK-9 của CS phải tấn công ko trể hơn NGÀY 8 THÁNG TƯ.

Dựa vào tin này, TL QK-4, tướng Nguyễn khoa Nam, ra lịnh cho sđ 21, đang hành quân dọc theo rìa của Rừng U Minh, lập tức rút về bảo vệ Cần Thơ. SĐ này có ba tr.đ.: 31, 32, và 33. SĐ cũng có Thiết đoàn 9 cơ hữu, gồm toàn M-113. Nam đã tăng phái cho SĐ này tr.đ. 11 của sđ 7, và tr.đ. 63 bộ binh MỚI THÀNH LẬP, lấy từ lính ĐPQ của tỉnh An Giang. Tất cả pháo binh gần đó và pháo binh diện địa (ý nói pháo binh của tiểu khu), đều đc lịnh phải hỗ trợ hỏa lực cho sđ 21. 

ĐT MẠCH VĂN TRƯỜNG, TL sđ 21 là một trong những cán bộ đầu tiên khi lập sđ vào 1959, ông từng chỉ huy tr.đ. 8 của sđ 5 VNCH tại An Lộc 1972, và từng là tỉnh trưởng Long Khánh. Trường làm TL của sđ 21 tháng 10/74 khi tướng Lê văn Hưng làm TL phó QK-4. 

Để chặn bước tiến của địch, Trường đã bố trí tr.đ. 32 cơ hữu và hai trung đoàn tăng phái là 11 và 63, cùng với các lực lượng DPQ, tại các phòng tuyến vững chắc DỌC THEO XA LỘ đi vào Cần Thơ, mà CS gọi là ĐƯỜNG VÒNG CUNG (Arc Road). Ông giữ một tr.đ. thứ hai làm trừ bị, và kết hợp Thiết đoàn 9 và tr.đ. 33, đều thuộc sđ 21 thành Lực lượng Đặc Nhiệm 933. Ông đã đặt lực lượng (LL) này nằm ngoài các phòng tuyến của ông như là một LL CƠ ĐỘNG có thể tấn công vào HẬU QUÂN của địch và ngăn chận viện quân từ bên ngoài vào khu vực. Theo Trường, "VÀO TỐI 8 THÁNG 4, sđ 4 csbv đã tới Đường Vòng Cung và bí mật vượt sông (họ phải vượt sông từng người, nên chỉ có thể mang theo vũ khí nhẹ). Họ đã tấn công NGAY TRƯỚC BÌNH MINH. Từ phòng tuyến vững chắc đã mô tả ở trên, các đv của chúng tôi đã chống trả dữ dội, kết hợp với những tác xạ tiên liệu của pháo binh đã ngăn những tấn công của csbv. Kế đó trực thăng võ trang và oanh tạc cơ của KQ từ sân bay Trà Nóc và Bình Thủy đã ném bom và bắn phá khu vực này. Ở bên ngoài Đường Vòng Cung, LL Đặc Nhiệm 933 đã ngăn chận mọi viện quân của csbv. Địch quân đã đào hầm hố và chống cự suốt CẢ NGÀY dưới hỏa lực liên tục của pháo binh và KQVNCH... Họ đã bị thiệt hại nặng. NGÀY 10 THÁNG TƯ, Phòng 2 (Tình báo) của QK-4 đã bắt được mật điện từ Trung Ương Cục Miền Nam và QK-9 ra lịnh cho sđ 4 CSBV rút lui."

Sự chống trả mãnh liệt này của VNCH đã khiến hơn 400 QUÂN CS CHẾT VÀ BỊ THƯƠNG. Tài liệu nội bộ của CSBV đã nhận định, "việc chúng ta gửi một lực lượng lớn xuyên qua phòng tuyến Đường Vòng Đai và sau đó rút họ về đã tạo một ảnh hưởng xấu đối với sức chiến đấu của các chiến sĩ... các vị trí pháo binh của địch đã pháo liên tục các tr.đ. của sđ 4. Dự trữ đạn dược của chúng ta xuống thấp và chúng ta ko thể khống chế hỏa lực pháo binh của địch (vào lúc này kho đạn của QK-9 chỉ còn 10 tấn đạn cho mọi loại súng). NGÀY 15 THÁNG 4, ... Đảng Ủy QK đã họp để đánh giá tình hình. Đảng ủy đã kết luận... rằng địch đã quyết tâm giữ Cần Thơ và chúng ta chưa thể phối hợp cuộc tấn công Cần Thơ... với tấn công chiếm Sài Gòn... NGÀY 18 THÁNG 4, QK-9 nhận lịnh từ Trung Ương Cục ngưng tấn công cho tới 26 THÁNG TƯ." 

Trước các thất bại (setback) của sđ 4 và 5, QK-8 của cs đã mở nhiều cuộc tấn công để thu hút quân vnch ra xa QL-4. NGÀY 13 THÁNG TƯ, hai tr.đ. của sđ 8 csbv và hai TĐ địa phương của Long An đã tấn công TÂN TRỤ, một quận lỵ quan trọng ở đông của tỉnh lỵ Tân An nơi mà sông Vàm Cỏ Tây và Vàm Cỏ Đông gặp nhau. TRONG BỐN NGÀY nghĩa quân anh dũng ở đây, yểm trợ bởi nhiều phi xuất của KQ và một tiểu đoàn DPQ của Long An, đã đẩy lui cộng quân.  Để hỗ trợ NQ, tướng Nguyễn văn Toàn đã ra lịnh cho các thành phần của sđ 22 bb, vừa mới gửi tới, giúp bảo vệ Tân Trụ. Dù sđ 22 chỉ còn là cái bóng của chính nó, một trong những tr.đ. tân lập của sđ này đã nhanh chóng đẩy lui quân csbv. Sau khi ko thể chiếm được phần đất nào của Long An, sđ 8 bỏ cuộc và rút về phía bắc, tới nơi tập trung quân gần Sài Gòn NGÀY 25 THÁNG TƯ.

Dù cho bắc quân bị thiệt hại nặng, cuộc chiến trên QL-4 chưa hết. Để giúp lực lượng vnch tại vùng Châu Thổ, Đô đốc Chung Tấn Cang đã ra lịnh cho LL Đặc Nhiệm 99 di chuyển về phía nam để kiểm soát các thủy lộ của khu vực Tiền Giang. NGÀY 16 THÁNG 4, hải quân ĐT Nguyễn hữu Dõng, TL của LL này cho đoàn tàu hướng về tỉnh Long An. Đoàn tàu đã giúp đẩy lui quân cs tại Tân Trụ, nhưng chiến thắng lớn nhứt đã đến NGÀY HÔM SAU. Khi chạy trên sông Vàm Cỏ Tây tới kinh Thủ Thừa, LL đã tình cờ gặp (stumble onto) MỘT ĐV LỚN CỦA CS ĐANG TẮM TRÊN SÔNG. Các tàu của Dõng lập tức tấn công. Hỏa lực của đại liên đã phun ra (spurt) từ sàn tàu, quét mạnh trên sông, nhưng bọn CS trên bờ đã nhanh chóng bắn trả. Đạn B-40 và cối bắt đầu rơi xuống nước. Và Dõng ra lịnh cho hai tàu phun lửa, có biệt danh là Zippo: khạc ra lửa, hai tàu này đã thiêu cháy hàng chục Bắc quân. Bọn còn sống trốn chạy trong hoảng loạn, để lại hàng chục xác chết cháy đen nổi trên sông. TRONG TUẦN KẾ, LL của Dõng đã chiến đấu mỗi ngày, đã hạn chế nghiêm trọng mọi cố gắng tiếp tế của bắc quân, và ngăn ngừa chúng chuyển quân dễ dàng dọc theo các kinh rạch ở đây. Sau những thất bại liên tục này, quân csbv đã quyết định NGỪNG CÁC CUỘC HÀNH QUÂN ở QK-4 cho tới cuộc tấn công chánh vào Sài Gòn. Thiết kế của tướng Trà để cắt Sài Gòn với vùng Châu Thổ đã thất bại thảm hại. QL VNCH đã giữ vững vùng Châu Thổ Sông Cửu Long. 

...

Chuyển ngữ từ trang 402-407 của quyển Black April (Tháng Tư Đen) của tác giả George Veith. 

Dịch xong ngày thứ 5 12 Nov 2020.