TƯỞNG RẰNG BỊ UNG THƯ NÃO, CUỐI CÙNG LÀ DO SÁN DÂY TỪ THỊT HEO.
. . .
Sau nhiều xét nghiệm bằng MRI và loại trừ mọi khả năng, ung thư là giải thích thích hợp nhứt cho những triệu chứng ko bình thường mà Rachel Palma đã trải qua bắt đầu từ tháng Giêng 2018.
"Tôi đã có những cử động vô ý thức với tay phải, khiến tôi đã để rớt đồ vật," người cư dân của TP Middletown bang New York nói. "Những triệu chứng tệ hại nhứt là ảo giác (halluciation). Và tôi đã ko định hướng (orient) về thời gian và địa điểm."
Có một lần, Palma đã khóa mình trong nhà và lần khác, trong TK ngân hàng của mình.
"Tôi đã ko còn có thể xử lý thực tế là khóa dùng để mở cửa. Màn hình máy tính có vẻ hoàn toàn khác -- nó hoàn toàn xa lạ với tôi," ng phụ nữ nay đã 42 tuổi nói. "Điều mà tôi nhận thức đã khác với điều mà tôi đáp ứng -- nếu ai đó hỏi tôi một cây viết, tôi sẽ đưa họ, ví dụ, một chìa khóa."
Đôi khi cô có những ngày hạnh phúc (blissful), ko triệu chứng gì cả. Và không cảnh báo, việc rớt đồ đạc, ảo giác, ko định hướng lại trở lại.
Sau tháng Giêng, những triệu chứng của cô "tiến triển khá nhanh," cô nói, ước chừng cô đã đến phòng cấp cứu, gọi tắt là ER, ít nhứt 10 lần. "Nhưng ngay khi họ ko cho là xuất huyết não, tôi đc xuất viện (I was discharged). Dù tôi có thể nguy hiểm cho bản thân và có thể cho người khác, họ vẫn cho tôi xuất viện," cô nói.
. . .
Cô hiểu tại sao, vì ko ai có thể nhận dạng điều gì xảy ra với cô. "Họ nói, nếu bạn thực sự ko xuất huyết não, đó thực sự ko phải là cấp cứu,' "cô nói. Một rối loạn về co giật (seizure) cũng đã được tìm hiểu và nhanh chóng bị loại bỏ (dismiss).
Trên một hình chụp não (bằng MRI), bác sĩ gia đình của Palma đã phát hiện một tổn thương (lesion) nhỏ trong thùy trái trước (left front lobe) của não và nhanh chóng gửi cô đến bs Jonathan Rasouli, thường trú trưởng của khoa ngoại thần kinh tại bv Mount Sina tại TP New York, và những đồng nghiệp của ông này.
"Chúng tôi đã quyết định cách tốt nhứt cho cô ta là lấy một mẫu sinh thiết ở tổn thương này," Rasouli nói, dựa vào thực tế là cô này khỏe mạnh và trẻ và có những triệu chứng mà ông nghĩ có liên quan trực tiếp với vị trí (location) của tổn thương này. Hơn nửa, cô ta ko có các yếu tố nguy cơ cho điều gì khác có thể giải thích sự hiện diện của một tổn thương não. Rasouli đã giải thích cặn kẻ những khả năng cho bịnh nhân.
"Tôi đã đc nói rằng đó có thể là một u ác tính sẽ cần xạ trị và hóa trị ngay cả sau khi mổ," Palma nói.
Ca mổ này có thể nhiều rủi ro vì vị trí của "khối u" rất gần với vùng não điều khiển ngôn ngữ, xem hình.
Rasouli nói với đài CNN, "Hôn phu của cô vừa cầu hôn với cô và họ đang tính chuyện sẽ sống chung và rồi đột nhiên cô ta được chẫn đoán có u não. Bạn có thể tưởng tượng điều gì xảy ra?
Tuy nhiên Palma đã tin tưởng rằng phải nên mổ, vì các bs "đã nghĩ rằng đó là một u ác tính, nên tôi chấp nhận rủi ro."
Ca mổ đầu tiền, được gọi là mổ dò đường, thực hiện ngày 10/9/18. Ca mổ thứ hai để lấy khối u tình nghi thực hiện hai ngày sau.
"Chúng ta lấy đi một miếng nhỏ của mô não và điều mà chúng tôi thấy là một tổn thương bọc rất kỹ có hình quả trứng (a very well encapsulated, firm lesion that was ovoid), Rasouli nói. "Nó giống như một trứng cút (quail egg): cùng cở, cùng hình dáng, và ko mềm nhủn (firm), xem hình.
"Chờ một giây, đây rõ ràng ko phải là một u não,"ông nhớ lại đã nói như vậy lúc đó.
Được hỏi một u não giống cái gì, ông cười: "Nó ko giống một trúng cút. Phần lớn u não rất mềm, như trái cây chín rục (mushy), nó ko dễ định hình, nó dễ xâm nhập (infiltrative).
Nhanh chóng, Rasouli đặt mẫu sinh thiết dưới một kính hiển vi và mở mẫu sinh thiết.
"Hóa ra là một con sán dây con (baby tapeworm)," ông nói.
Làm thế nào ông kết luận như vậy?
Neurocysticercosis là một thuật ngữ y khoa để chỉ một sán dây con của heo tìm đường lên não, Rasouli nói. "Nếu bạn sống tại Mỹ, điều này ít xảy ra."
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bịnh tật CDC ước lượng khoảng 1.000 nhập viện mỗi năm vì neurocysticercosis tại Mỹ.
Bịnh này gây ra khi một người nuốt trứng của sán dây tìm thấy trong phân (feces) của ai đó có sán dây trong ruột. Trứng của sán dây sẽ lan truyền trong thực phẩm, nước hay bề mặt đã bị nhiễm bẩn (contaminate). Người có sán dây có thể tự lây nhiễm (infect) cho mình và người khác với neurocysticercosis và trong vài trường hợp, sự lây nhiễm này lan tới não, như đã xảy ra với Palma.
"Hoàn toàn ko có lời giải thích làm thế nào tôi đã mắc bịnh này," Palma nói. Tôi ko bao giờ ra khỏi nước Mỹ và cũng ko ăn rau hay thịt sống, ít nhứt là ko cố ý, cô nói.
"Nếu chúng tôi có bất cứ nghi ngờ nào rằng cô đã phơi nhiễm (expose) với sán dây của heo hay chúng tôi đã nghĩ rằng đây chắc chắn là một ký sinh trùng, chúng tôi sẽ nghĩ rằng tốt nhứt đối với cô là dùng trụ sinh hơn là mổ xẻ."
Ngày nay, Palma ko còn triệu chứng và cảm thấy khỏe mạnh. Cô cám ơn bs Rasouli và các bs ở bv Mount Sina đã cứu cô. Nếu con sán đây này ko đc lấy ra (hay diệt bằng trụ sinh), nó sẽ tạo ra TBMN hay làm cô chết.
Dich từ : https://www.cnn.com/2019/06/07/health/tapeworm-brain-trnd/index.html