CHƯƠNG 7 - Trận đánh đẫm máu tại Động A Tây (Bloody Ridge): báo trước điềm xấu sẽ xảy ra cho quân Mỹ
Ba ngày sau khi TQLC Mỹ trở về phần đất VN, các không ảnh đã cho thấy quân csbv đã trở lại căn cứ 611; và, tuy là nhỏ giọt, những xe tải lần nữa theo XA LỘ 922 về A Shau. Tệ hơn nữa, không ảnh cũng cho thấy BA TRUNG ĐOÀN CSBV, từng rút sâu vào Lào trong HQ Dewey Canyon, ko những trở lại 611, nhưng trên đường tới thung lũng A Shau.
Bắc quân đã nghĩ rằng họ chuyển về một nơi trú ẩn an toàn (haven). Thực tế, họ sắp đối đầu với ba trong NHỮNG CUỘC HQ LỚN NHỨT của đồng minh trong chiến tranh VN và một TRẬN ĐÁNH sẽ quần nát A Shau trong 167 ngày sắp tới. Trong những tháng tới, hai của ba trung đoàn này-- 6 và 9-- sẽ chịu những tổn thất khủng khiếp, và trung đoàn thứ ba-- 29 -- đang trên đường tới nơi đóng quân ở một núi nhỏ ko có gì đặc biệt (nondescript), có tên là ĐỘNG ẤP BIA, (sau này được đặt tên là Đồi Thịt Bầm hay Hamburger Hill -- người dịch) sẽ hoàn toàn bị tiêu diệt (wipe out).
Tướng Stiwell đã điều động (marshal) hầu hết các lực lượng của hai sđ bộ binh và rất nhiều (plethora) những đv yểm trợ cho trận đánh sắp tới này và hỗ trợ họ với một đoàn (armada) trực thăng, gunship, oanh tạc cơ, và B-52.
Cuộc HQ đầu tiên có tên MASSACHUSETTS STRIKER. Đặc biệt nhắm vào phía nam thung lũng, lữ đoàn (LĐ) 2 của sđ 101, ra quân NGÀY 1 THÁNG BA với việc thả một toán công binh xuống ĐỘNG TRE GÔNG. Được bảo vệ bởi TĐ 2/17 Không Kỵ, họ đã bắt đầu xây CCHL Whip. Khi hoàn tất, Whip sẽ được làm nơi tập trung quân để HQ vào nam A Shau và Thung lũng Sông Rào Nại gần đó và là một tiền cứ của lữ đoàn 2.
Khi đã sẵn sàng để đưa các TĐ vào Whip, ĐT John Hoefling, TL của LĐ 2 nói với họ, "Chúng ta sắp có vài trận đánh ác liệt trước mắt, nhưng tôi cảm thấy chưa bao giờ chúng ta có khả năng thành công hơn bây giờ. Quân CSBV mà chúng ta sắp đụng được huấn luyện kỹ, trang bị đầy đủ, cuồng tín (hard-core) sẽ chống trả dữ dội, đặc biệt khi chúng ta tới gần căn cứ và kho tiếp vận của họ."
Dù phát biểu của ông đã chứng tỏ cuối cùng ông đã tiên đoán đúng, nhưng hơi quá sớm. Kẻ thù (nemesis) của họ tại thung lũng hiện nay chỉ là THỜI TIẾT, đã nhanh chóng bắt đầu phức tạp hóa thời biểu của HQ Massachusetts Striker. Tại Động Tre Gông, lính công binh đã khó nhọc bắt đầu dọn sạch tre, cỏ voi, và cây cối ở đỉnh của núi này khi họ bị ướt đẫm bởi một cơn mưa sớm của gió mùa. Mưa đã rơi từng chập trong hai ngày kế, khiến công việc gần như đình trệ, và vào ngày thứ ba, sương mù dầy đặc xuất hiện khắp núi, giảm tầm nhìn xuống còn số không.
Sau MƯỜI NGÀY chờ mưa dứt và sương tan, ĐT Hoefling đã buộc phải chuyển quân từ Động Tre Gông tới một núi ở rìa của thung lũng: CCHL Veghel đã từng chế ngự núi này, nhưng đã bỏ hoang một năm trước. Ông ra lịnh cho trung tá Donald Davis trực thăng vận TĐ 1/502 tới một khu gần Veghel, mở lại CCHL này, và lục soát khu vực chung quanh. Tin tình báo không thấy địch quân chung quanh Veghel nên các cuộc lục soát ko kỹ lưỡng lắm, đây là cách mà TĐ này đã làm cho tới khi sương tan ở vùng nam thung lũng.
Trung tá Davis, sau khi không thám khu vực, ra lịnh cho đ.đ. Charlie làm an ninh một bãi đáp cho cả TĐ. Đại đội này đến bằng ba chuyến, mỗi chuyến 6 trực thăng, tất cả đều nghĩ rằng họ sắp tới một bãi đáp nguội (cold LZ). Dù, trên mặt đất, một đại đội cộng (vì quân số hơn một đ.đ.) của TĐ 816 csbv đang chờ họ.
Bắc quân, như mọi lúc, rất chịu khó và rất chu đáo cho việc chuẩn bị phục kích. Chẳng những họ bao vây bãi đáp, họ còn gắn nhiều hàng mìn claymore hướng lên trời và nối với nhau để nổ đồng loạt.
Khi 6 chiếc đầu tiên, chở 30 người của trung đội 2 của Charlie xuống gần bãi đáp, Bắc quân cho nổ mìn claymore. Hàng trăm cục thép đã bay tới 6 chiếc này, phá nát cửa kiếng, gây nhiều lổ đạn trên thành tàu, làm dầu chảy, và làm bị thương 10 người. Dù một số phi công bị thương, họ đã đáp được xuống đất, với lính bộ binh chạy nhanh (scurry) tới các hố bom để núp, kéo người bị thương với họ. Tại đây lính Mỹ đã vội vả lập một chu vi phòng thủ và nằm sát đất (hunker down) để tránh B-40, và liên thanh của Bắc quân.
Lính Mỹ bắn trả bằng M16 và M60. Trên đầu họ, chuyến thứ hai, chỡ trung đội 3 của đ.đ. Charlie, tiến gần bãi đáp, nhưng sau đó thụt lui và bắt đầu bay vòng vòng trên cao.
Từ bìa rừng, lính CSBV bắt đầu xung phong và lính Mỹ đã dùng M16, M60 và M79 phản công và chận đứng. Nhưng sau đó quân csbv ào ạt tấn công bằng B40 và cối 60 ly, gây bị thương 5 hay 6 lính Mỹ. Sau đó họ xung phong đợt hai nhưng bị đẩy lui tới bìa rừng.
Lúc này xác lính csbv nằm từng đống quanh chu vi, nhưng lính Mỹ cũng ko khá hơn. Hơn 1/2 của trung đội 2 bị thương, và dĩ nhiên họ ko thể chịu nỗi một xung phong mới. Thấy địch chuẩn bị xung phong, họ gọi máy bay thả napalm cách họ chỉ 75m. Hai bom rơi gần chu vi đến độ tóc một số lính bị cháy sém (singe). Bị naplam, địch tạm thời (momentarily) rút lui, kéo theo xác chết và bị thương.
Sáu trực thăng khác đã nhanh chóng thả xuống với phần lớn của trung đội 3. Một số chạy tới chu vi phòng thủ, số khác đưa thương binh lên máy bay. Những máy bay này cất cánh với thiệt hại nhẹ, nhưng đó là chuyến cuối trong ngày.
Vì trước khi đợt máy bay chỡ phần còn lại của đ.đ. Charlie có thể đáp, sương mù xuất hiện, và sau đó là mưa. Với tầm nhìn chỉ còn trên dưới 1 mét, cuộc chiến tái phát. Dựa vào mưa và sương mù, lính csbv, vừa bò vừa xung phong, ném chất nổ và lựu đạn vào chu vi phòng thủ. Đêm xuống, cuộc chiến vẫn tiếp diển. Nhiều lúc, có những đụng độ nhỏ đẫm máu chỉ có 2-3 người, giữa lính Mỹ và csbv, khắp chu vi phòng thủ. Những lúc khác, núi rừng im lặng vì hai bên tránh mưa.
Khi trời sáng, cuộc chiến vẫn tiếp diển. May mắn cho lính Mỹ vì sương tan vào giữa sáng. ĐT Hoefling lập tức ra lịnh gunships và oanh tạc cơ tấn công vị trí địch. Và cùng lúc, ông trực thăng vận phần còn lại của TĐ.
Thấy viện quân, bắc quân bỏ các công sự chiến đấu và rút xuống một đường mòn rộng và nhẳn thín--vì đi lại nhiều-- chạy về phía tây tới A Shau. Họ để lại 12 xác chung quanh chu vi của trung đội 2 và 3 và mang theo 8 xác khác, sau đó chôn họ ở mồ tập thể dọc theo đường rút lui.
ĐT Hoefling ko cho họ trốn thoát và lập tức ra lịnh trung tá Davis cho tđ chạy băng đồng để chận đánh. Đây là một kế hoạch táo bạo, nhưng đúng với dự kiến của HQ này.
Theo lịnh ông, TĐ 1/502 xuất phát từ Veghel, với ba đ.đ. đi theo ba mủi, đã bắt đầu truy kích một đ.đ. nhưng cuối cùng đã giao chiến với cả tđ 816 csbv. Tuy nhiên, ko như ở A Shau, địch ko có ý định chiến đấu. Mãi 33 ngày sau khi rút lui từ Veghel, ngày 14 tháng tư TĐ 816 mới dừng tại một núi nhỏ có tên là Động A Tây và quyết định giao chiến. Từ lâu, phe Mỹ trông chờ một trận đánh lớn và quyết định, và giờ đây quân csbv đã sẵn sàng cho họ cơ hội đó.
Khoảng 800 m trên mặt biển, Động A tây là một NÚI TRÒN và thấp (round squat hill) với một nhánh chạy về hướng bắc, còn gọi là NÚI BẮC. Ngay bên dưới chỏm (crest) của hai núi này, quân csbv đã xây dựng một hệ thống các hầm trú ẩn hay BUNKER sâu và rộng, nối với nhau bởi những đường hầm và giao thông hào và có xạ trường tốt (carefully cut fields-of-fire). Trong những bunker này, từ 300 đến 500 lính của TĐ 816 đang ẩn núp và chờ TĐ 1/502 của Mỹ.
ĐT Davis đã nghi ngờ sự có mặt của quân địch tại núi này nhưng ko biết quân số. Ông ra lịnh cho đ.đ. Alpha tìm địch. Nghĩ rằng chỉ gặp vài tên bắn sẻ và có thể một hay hai tiểu đội địch quân, đ.đ. Alpha đã bắt đầu tiến lên núi bắc ngay khi hừng đông ngày 17/4. Thay vì gặp bọn bắn sẻ, họ đã bị tấn công bởi súng nhỏ và liên thanh. CHỈ TRONG VÀI PHÚT, trung đội đầu của Alpha đã chết 12 người và bị thương 12, và họ phải rút xuống núi. Họ gọi máy bay và pháo binh tấn công địch hơn một giờ, và cho một trung đội tấn công lên núi bắc. Trung đội đã tiến được nửa đường, nhưng bị đẩy lui.
Nghĩ rằng đã gặp lực lượng lớn, trung tá David ra lịnh cho đ.đ. Charlie lập một vị trí án ngử trên bờ phía nam của núi tròn và đ.đ. Bravo từ dưới tấn công lên mặt đối diện, ý nói mặt bắc, của núi bắc. Bất hạnh thay, đ.đ. Bravo cũng nghiệt ngã (grim) như Alpha, đã kể ở trên. Sau khi chỉ tiến vài mét, họ có 10 thương vong và nhanh chóng rút lui.
Bom và đạn pháo đã rớt như mưa xuống núi bắc trong hai giờ, nhưng cuộc tấn công kế đó của Alpha và Bravo nhanh chóng bị đẩy lui. Ba đ.đ. đào hầm chung quanh núi, và từ đó đến suốt đêm, đại bác 105 và 155 ly từ bốn CCHL gần đó đã dội xuống các vị trí địch trên núi. Dù đạn đại bác ko phá tung bunker nào của địch, đạn đã làm rừng thưa ra và khiến địch lộ diện.
Vào buổi sáng, với súng không giựt 90 ly mang đến trong đêm, đ.đ. Alpha và Charlie tấn công lên phía đối diện của núi bắc. Bằng chiến đấu kịch liệt, hai đ.đ. đã tới đỉnh của đầu phía bắc của núi bắc, sau khi phá tung bốn hay năm bunker của địch. Trong khi hai đ.đ. củng cố vị trí của họ trên núi bắc và chuẩn bị để tấn công về núi tròn, bắc quân đã phản công mạnh mẻ khiến họ phải rút xuống núi.
Hai đ.đ. đã gọi máy bay tản thương và đào hầm dưới núi này. Bắc quân đã tấn công và thăm dò nhiều đợt suốt đêm, nhưng rút trước khi trời sáng.
Vào buổi sáng, hai đ.đ. đã thấy 20 xác csbv chung quanh chu vi, nhưng họ cũng có tổn thất. Chỉ trong ba ngày, hai đ.đ. có gần 1/2 thương vong, và địch quân vẫn cố thủ (firmly entrenched) trên Đông A Tây - và từ đây đc lính Mỹ gọi là Núi Máu (Bloody Ridge).
Vào buổi sáng, KQ Mỹ đã áp dụng kỹ thuật mới để tấn công vào hai mặt của núi bắc, bằng cách dùng bom 1000 cân Anh với ngòi nổ chậm. Họ nghĩ rằng có một đường hầm dài chạy ngầm dưới núi bắc và các bunker đều nối với đường hầm này. Các phi công đã thả gần 30 bom 1.000 cân Anh xuống đường đỉnh của núi bắc khiến nhiều chỗ trên đường đỉnh sụp xuống và ở 2 hay 3 chỗ có tiếng nổ phụ.
Ngay khi bom nổ xong, lính Mỹ lại xung phong lên núi bắc. Lúc đầu họ nghĩ Bắc quân sẽ rút và chạy về A Shau, nhưng hơn 100 tên đã quyết định TỬ THỦ.
Những gì xảy ra sau đó là một trong những ngày chiến đấu khó khăn nhứt và đẫm máu nhứt trong lịch sử của sđ 101 Dù. Địch xuất hiện mọi nơi trên núi bắc -- dưới các cây ngả, bên cạnh các tảng đá, trong các hố chiến đấu, và trong các đường hầm và bunker đã sụp đổ vì bom - và họ đã chiến đấu TỚI CHẾT. Ba lần trong buổi sáng, hai đ.đ. đánh lên núi và bị đẩy lui. Cuối cùng, vào đầu chiều, sau khi núi này bị giã gần một giờ bởi bốn pháo đội (24 khẫu), hai đ.đ. đã chiếm núi bắc và bắt đầu tiến về núi tròn. Bị đánh bọc sườn, dù ko thể giữ được, tàn quân csbv vẫn ko chịu rút. Giống như các chiến binh Nhật tại đảo Iwo Jima trong đệ nhị thế chiến, họ đã ở lại vị trí cho tới khi bị giết.
Đến gần xế chiều, quân Mỹ mới làm chủ núi tròn và núi bắc và đếm được 86 xác bắc quân. Sau đó họ khám phá một bv ở phía nam của núi và một danh sách bịnh nhân. Theo danh sách, hơn 1/2 của TĐ gần 700 người này đã bị giết hay bị thương trong 33 ngày chiến đấu với TĐ 1/502. Trên nền đất của bịnh viện, họ gặp một danh sách, khiến họ bị sốc và làm một số lính Mỹ mất tinh thần (dismay) và một số khác nổi cơn thịnh nộ (fly into a rage). Đây là danh sách thuốc gửi cho bv này, với hàng chữ:" Tặng bởi các bạn của các anh tại Đại học Cali ở TP Berkeley."
Chiếm được Động A Tây, phe Mỹ đã chết 35 và hơn 100 bị thương, một con số gây sửng sốt (staggering) cho một chiến thắng ko có ý nghĩa. Vì số thương vong nhiều của bắc quân, chiến thuật của họ tại Đông A Tây đã tạo một cơn sốc khắp BCH của lữ đoàn 2 của sđ 101 dù. Các sq tình báo Mỹ đã tìm cách phân tích thật chi tiết ý nghĩa của lối đánh tự sát này của bắc quân. Trước mắt họ là câu hỏi: Liệu Động A Tây chỉ là một sự kiện riêng lẻ, hay là ĐIỀM BÁO TRƯỚC về một điều tệ hại hơn sắp xảy ra? Câu trả lời đã đến sau chưa tới một tháng.
Không phải mọi đv tham dự HQ Massachusetts đều chạm địch dữ dội như TĐ 1/502. TĐ 2/327 của lữ đoàn 1 đã nghĩ rằng cuộc HQ này giống như đi trên thảm đỏ của thi hoa hậu (catwalk). Sau khi TĐ 1/502 đụng mạnh ở CCHL Veghel, TĐ 2/327 đc đặt dưới quyền của lữ đoàn 2 và đc lịnh tấn công vào nam thung lũng. Hầu như ko gặp địch, ngày 22 tháng ba, họ nhanh chóng chiếm sân bay gần một trại LLĐB bỏ hoang. Khi các toán viễn thám (recon patrol) thấy vài đv lớn của địch ở phía tây, TĐ đã băng đồng thành ba mủi, nhưng địch đã rút qua Lào.
Không thể vượt biên giới nên trung tá Dyke, TĐT, ra lịnh cho lính tráng phải di chuyển theo con đường mà bắc quân vừa dùng và họ phải lục soát kỹ. Đây là quyết định khôn ngoan. Khi lính của Dyke càn quét về phía đông, ngang qua thung lũng, họ bắt đầu khám phá những kho vũ khí và tiếp liệu ngày càng lớn. Phát hiện lớn nhứt là con đường lớn, đất được nện rất kỹ--để xe ko bị lún, mà lính công binh csbv đã xây từ nam thung lũng tới tỉnh Quảng Nam. Dấu bên cạnh đường là HAI MƯƠI XE TẢI CỦA NGA, HAI XE ỦI ĐẤT (bulldozer), và một xưởng bảo hành trang bị đầy đủ.
Sau khi lục soát kỹ (mopping up) chung quanh Đông A Tây, nghỉ ngơi và nhận tiếp tế, TĐ 1/502 cũng khám phá một kho vũ khí khổng lồ ở nam thung lũng. Ngày 17/4, khi lục soát xuyên qua Xa Lộ 614, một con đường tiếp tế khác, nối nam A Shau với bắc tỉnh Quảng nam. Vì đây là con đường mà xe CSBV di chuyển nhiều, nên 614 đã đc lính Mỹ đặt biệt danh Đường Gạch Vàng (Yellow Brick Road) theo con đường thần thoại này của phim The Wizard of Oz.
Ở cuối đường 614, TĐ 1/502 đã khám phá MỘT BỊNH VIỆN LỚN, 10 XE TẢI CỦA NGA, 600 SÚNG TRƯỜNG SKS, VÀ HÀNG NGÀN ĐẠN SÚNG KHÔNG GIỰT, CỐI, VÀ ĐẠI BÁC. Quân Mỹ đã xây CCHL Lash ở hai bên đường 614 và cắt nhiều đường tiếp tế của địch vào và ra từ vùng nam thung lũng.
Hy vọng chạm súng với đại đơn vị quân csbv của lữ đoàn 2 của sđ 101 dù đã ko xảy ra. Các đv của trung đoàn 9 csbv, có mặt tại vùng này, thay vì chiến đấu, đã bỏ những căn cứ, kho vũ khí, xe tải, và rút về hướng bắc.
Tướng Stilwell, TL quân đoàn XXIV, đã chuẩn bị để đổ mười tiểu đoàn vào một khu vực - mà không biết rằng những đv trên đây của bắc quân cũng sẽ tiến vào khu vực đó. Nỗ lực chính là ba TĐ của sđ 101 dù - TĐ 1/506, TĐ 3/187 của ĐT Honeycutt đã kể trong bài trước, và TĐ 2/501 -- và hai TĐ của sđ 1 VNCH.
Dù họ không tham dự trong giai đoạn đầu của cuộc tấn công vào bắc A Shau, các đv khác như 3/5 Thiết Kỵ, lữ đoàn 9 TQLC, và hai TĐ khác của VNCH đã sẵn sàng để yểm trợ cho HQ này. Tướng Stilwell giao cho 3/5 Thiết Kỵ tảo thanh tỉnh lộ 547, chạy từ A Shau đến Huế, để con đường này có thể hoàn tất xuyên qua vùng núi phía đông và thẳng vào tâm của thung lũng, và lữ đoàn 9 TQLC lại vào thung lũng Da Krong và bẻ gẫy mọi mưu toan tăng viện cho phía bắc thung lũng.
Cuộc HQ sắp tới vào bắc A Shau có tên Apache Snow. Cuộc thách đố rất đơn giản: hoặc bắc quân sẽ bỏ các kho võ khí, đường xá, và doanh trại-- như họ đã làm ở nam thung lũng-- và chạy sang Lào, hay họ có thể bảo vệ chúng và đối diện hủy diệt. Quyết định của bắc quân ở lại và chiến đấu tại bắc thung lũng đã đc các nhà quân sự gọi là TRẬN ĐÁNH ÁC LIỆT NHỨT TRONG SUỐT CHIẾN TRANH VIỆT NAM.
Dịch từ trang 53 - 61 của Hamburger Hill.
Tài Trần
San Jose ngày 4 DEC 2020