Wednesday, January 27, 2021

Trong lịch sử quân sự thế giới, ko gì khó bằng lui quân, ngay cả được tổ chức kỹ lưỡng. Cuộc lui quân tại quân đoàn 1 và 2 chẳng những đã ko có yếu tố trên lại mà có dân di tản lẫn lộn chung với đoàn quân thì tan tác là điều hiển nhiên.


- Người dân Quảng Trị và Thừa Thiên luôn nghĩ rằng Nhảy Dù cần thiết để bảo vệ vùng 1, và khi thấy Nhảy Dù rút đi là họ đã đi theo. Khi dân chạy thì ĐPQ và NQ rút theo. Nhiều lính bộ binh cũng bỏ đơn vị để tìm gia đình. - Trích từ sách Black April.

SÁNG NGÀY MƯỜI BẢY THÁNG BA, một đợt sóng dân tị nạn đã tới Huế mang theo tin tqlc đột ngột rút quân. Và ko chỉ có dân thường. Tướng Thi đã viết "việc tqlc rút đi đã có một tác hại nghiêm trọng đối với lòng can đảm và tinh thần của các đv ĐPQ." Lính ĐPQ của Quảng Trị, đã chiến đấu dũng mãnh trong hai tuần trước đây chống lại đợt tấn công đầu tiên, nay cảm thấy BỊ BỎ RƠI. -- Trích từ sách đã dẫn.

- "Các anh không được để địch quân an toàn rút khỏi khu vực bắc Huế, và mang theo mọi người dân, bao gồm những công chức phản động, về cố thủ tại Đà Nẳng, bởi vì khi ấy ta sẽ gặp nhiều khó khăn"-- Lịnh của Giáp gửi các tư lịnh CS ở quân khu I VNCH. -- Trích từ sách đã dẫn. 

- Ngày 8/3/1975, tại đồi 51 ở bắc Thừa Thiên một trung đội tqlc VNCH, đẩy lui nhiều đợt xung phong của trung đoàn 4 của mặt trận B-4 csbv. Khi sắp bị tràn ngập, thiếu úy trung đội trưởng đã kêu pháo binh bắn lên vị trí. Ngày hôm sau TĐ 4 tqlc đã phản công, với yểm trợ của không quân, gây cho địch trên 100 chết và tịch thu nhiều vũ khí.-- Trích từ sách đã dẫn. 

                                


BẢN ĐỒ VNCH VỚI BA NỘI PHẬN (ENCLAVE) ĐÃ DỰ TRÙ GỒM HUẾ-ĐÀ NẲNG, TAM KỲ-CHU LAI, VÀ QUẢNG NGẢI. 

Sau đây là phần chuyển ngữ từ trang 275 tới 287 của sách đã dẫn.

===

"Tuân lịnh của tướng Giáp, mặt trận B-4 đã cho xâm nhập đặc công, cán bộ chính trị, và năm TĐ bộ binh vào vùng đồng bằng. Sau khi tiến hành tập trận giả gần Cửa Việt, trung đoàn 9 sđ 304 csbv, di chuyển về Thường Đức ngày 6 THÁNG BA năm 1975. Họ sẽ thay thế một trung đoàn của sđ 324 ở Thường Đức, và trung đoàn này của 324 sẽ chuyển về phía bắc để tham chiến tại vùng đồi núi nam Huế. Tướng Nguyễn Hữu An muốn sđ 324 có đủ cả 3 trung đoàn để đánh bại sđ 1 vnch và tạo điều kiện để sđ 325 tràn xuống QL-1.  

NGÀY 8 THÁNG BA, quân địa phương của cs đã mở nhiều trận tấn công suốt Quảng Trị và Thừa Thiên. Tại bắc Quảng Trị, phần lớn các vị trí của đpq đều giữ được, trừ một tiền đồn bị mất, tuy nhiên quân cs đã xâm nhập vào khu vực phía đông QL1. Có 15 xã bị mất, nhưng các lực lượng đpq THIỆN CHIẾN của Quảng Trị đã đẩy lui chúng trong HAI NGÀY. Tại bắc Thừa Thiên, thành công của bắc quân ko đáng kể, trừ một mục tiêu quan trọng, ĐỒI 51, do một trung đội tqlc trấn giữ, đã kể ở trên bị tràn ngập sau một trận ác chiến. Dù thiếu úy trung đội trưởng tử trận nhưng trung đội đã làm chậm bước tiến của đối phương. 

Tại đông nam Huế, hai TĐ quân địa phương của cs đã xâm nhập phòng tuyến của vnch và tiến về bờ biển. Nhiệm vụ của họ là tiêu diệt hạ tầng cơ sở của CP trong khu vực. Bắc quân đã tiến vào một số làng, kêu gọi dân chúng nổi dậy chống "bọn áp bức". Dân làng đã nhanh chóng từ chối kêu gọi này. Tướng Lâm Quang Thi, tư lịnh phó QĐ 1 đã tổ chức một lực lượng đặc nhiệm để tái chiếm phần đất đã mất, diệt một TĐ và gây thiệt hại nặng cho TĐ kia. 

Tổng quát, những cố gắng ban đầu của cs tại Quảng trị đã chấm dứt trong thất bại ảm đạm (dismal failure). NGÀY 12 THÁNG BA, tàn quân này đã rút về vùng núi. Thành công duy nhứt và có ý nghĩa của cs là trận chiến ở bắc Quảng Trị đã khiến 100.000 dân thường--khoảng 1/2 dân số của tỉnh--chạy về Huế. Nhiều làng dân bỏ đi hết. 50.000 người đã tới Huế NGÀY 10/3, và 50.000 đã tới NGÀY KẾ. Khoảng 20.000 dân của Thừa Thiên chạy vào Đà Nẳng. Chánh quyền của hai tp đã nhanh chóng trợ giúp dòng người tị nạn đông đảo này. Hội Chữ Thập Đỏ VNCH đã bắt đầu cung cấp thực phẩm, trong khi những cơ quan khác của chính phủ và thiện nguyện cung cấp chỗ ở và chăm sóc y tế. Những cơ quan này đã giúp đỡ hữu hiệu người tị nạn, nhưng dù có khuyến cáo của chính quyền, phần lớn họ đã từ chối trở về nhà cũ. Vì dù họ an tâm khi thấy quân đội VNCH đã phản công thành công, họ vẫn còn sợ hãi cs. Việc quân csbv năm 1972 pháo kích vào dân tị nạn trên QL-1 khi họ di tản từ tp Quảng Trị, còn được gọi là "Xa lộ Kinh hoàng", và vụ thảm sát 1968 ở Huế vẫn còn như in trong trí nhớ của họ. 

Phía nam của Huế, thời gian nổ súng của quân đoàn 2 csbv đã tới.  Dù những cố gắng vượt bực của các toán tiếp vận của Nguyễn hữu An, quân đoàn này chỉ có thể cung cấp 50/100 nhu cầu cần thiết của chiến dịch. Tuy vậy, An vẫn ra lịnh sđ 324 tấn công. NGÀY TÁM THÁNG BA, hai trung đoàn của 324 tấn công các vị trí vnch tại Núi Mỏ Tàu, trong khi hai trung đoàn của mặt trận B-4 tấn công một số đồi quan trọng khác. Trận chiến rất ÁC LIỆT. Quân csbv đã tấn công nhiều đợt vào phòng tuyến vnch. Núi Mỏ Tàu bị TRÀN NGẬP, nhưng nhiều đợt không kích, một số được đích thân điều chỉnh bởi trung tướng Thi, đã giúp quân vnch TÁI CHIẾM núi này.  

Sau HAI NGÀY chiến đấu, thiệt hại của bắc quân rất cao, và thành công của họ rất thấp. Họ đã chiếm một số đồi nhỏ, cùng với một đồi quan trọng, ĐỒI 224, cửa ngõ tới Núi Bông. Đồi 224 khống chế bờ bắc của Sông Truồi, và nằm giữa Núi Mỏ Tàu và DÃY ĐỒI MOM KUM SẮC, khống chế bờ nam của sông này, dãy đồi này trấn giữ bởi TĐ 61 và 60 BĐQ đã kể trong bài trước đây--người dịch. Khi một tđ của sđ 1 trấn giữ ở đồi 224 bị tràn ngập, trung tướng Thi ra lịnh phản công. Sau đó sđ 1 đã TÁI CHIẾM nửa đồi 224, trong khi Mỏ Tàu và phần lớn các đồi này vẫn còn trong tay của Nam VN. Nhìn chung, chiến lược phòng thủ mới của sđ 1 TỎ RA HỮU HIỆU, và sđ 324 đã rút lui với TỔN THẤT NẶNG. 

Trên các mặt trận khác của tướng Trưởng, bắc quân ko có hoạt động đáng kể ở khu vực trung tâm của quân khu 1, nhưng họ đã thành công khi tấn công vào điểm yếu nhứt của quân vnch, đó là đpq bảo vệ quận lỵ TIÊN PHƯỚC.  Sau khi bí mật tập trung toàn bộ sđ 2 csbv cộng với các thành phần chánh của lữ đoàn 52 từ Quảng Ngải, họ đã tấn công lúc 0:30 g sáng NGÀY MƯỜI THÁNG BA. Lúc 4 giờ chiều, họ đã đập tan phòng tuyến của đpq và chiếm quận. Những kẻ sống sót đã rút ra quốc lộ để về Tam Kỳ. 

NGÀY MƯỜI MỘT THÁNG BA, tướng Nhựt, TL sđ 2 vnch, đã bay đến Tam Kỳ để chuẩn bị phản công tái chiếm Tiên Phước. Tướng Trưởng cũng gửi quân trừ bị, LĐ 12 BĐQ, tăng cường cho Tam Kỳ. NGÀY KẾ, trung đoàn 5 của sđ 2, đến từ Quảng Ngải để chuẩn bị phản công. Tình báo kỹ thuật và tù binh csbv đã nhanh chóng cho biết qui mô của bắc quân trong khu vực, và trung đoàn 5 đã cẩn thận ngừng cuộc phản công trước khi tới gần quận lỵ này. 

Mất Tiên Phước là một cú đấm đối với Trưởng, nhưng quan tâm chánh của ông là vùng ĐỒI NÚI NAM HUẾ. Một số tù binh thuộc mặt trận B-4 cho biết rằng quân địa phương của Quảng Trị đã THAY THẾ sđ 325 dọc theo đường ngưng bắn, ý nói Sông Thạch Hản. Khi tù binh thuộc sđ 324 cho biết sđ 325 có mặt tại vùng đồi núi này, Trưởng đã nhanh chóng hành động. Ông nhận ra rằng sự có mặt của 325 cho phép bắc quân có thể tấn công NHIỀU HƯỚNG, như tăng áp lực đối với sđ 1, hay chiếm Đèo Hải Vân, hay tấn công Đà Nẳng từ phía bắc. NGÀY MƯỜI THÁNG BA, trong khi sđ 304 ở Thường Đức vẫn còn trong các bunker, ông đã chuyển 1 lữ đoàn Dù để canh giữ đường tiến sát phía bắc của Đà Nẳng; ông cũng bốc LĐ 14 BĐQ từ Quảng Ngải về Đà Nẳng để làm trừ bị cho quân khu, và chuyển một trung đoàn của sđ 3 của tướng Nguyễn duy Hinh về bảo vệ bắc Quảng Tín, trám chỗ của LĐ 12 BĐQ. 

Trưởng đã biết rất ít về sđ 304 dù sđ này đã bị thiệt hại nặng trong trận chiến năm 74 ở Thường Đức và ko còn khả năng chiến đấu (incapable of operations). Chỉ có TRUNG ĐOÀN 9 của sđ này, trên đường di chuyển từ Quảng Trị, là còn khả năng chiến đấu. Đây là THẤT BẠI thứ ba về tình báo của vnch trong chiến dịch này. ĐẦU TIÊN là tình báo sai lầm khi cho rằng sđ 308 và/hay sđ 341 đang có mặt tại đường ngưng bắn hay Sông Thạch Hản, đã khiến Trưởng đã giữ nhiều  quân hơn cần thiết tại bắc Quảng Trị. THỨ HAI là ko biết gì về việc chuyển về phía nam Huế của sđ 325. THỨ BA là ko đánh giá chính xác tình trạng của sđ 304 ở Thường Đức khiến Trưởng đã để những đv thiện chiến ở đó và, quan trọng hơn, ảnh hưởng đến việc điều quân của ông. Với sđ 304 đóng quân ở tây Đà Nẳng, Trưởng đã tin rằng ông phải tập trung một lực lượng án ngữ đáng kể để phòng thủ Đà Nẳng, và điều này gây thiệt hại (detriment) cho những mặt trận khác của ông. Trong khi tình báo thì ko bao giờ hoàn hảo, nhưng khi kết hợp với những quyết định sau đó của Thiệu và SỤP ĐỔ VỀ TINH THẦN, tất cả đã trực tiếp dẫn đến sụp đổ của quân khu 1. 

Dù mất Tiên Phước và một vị trí ở nam Huế, sau tuần lễ đầu tiên của chiến dịch tấn công của bắc quân, Tưởng đã tin tưởng rằng ông đã chận đứng bắc quân. Dù xuất hiện của sđ 325 khiến ông chút ít lo âu, nhưng với việc điều động mới đây của Nhảy Dù và LĐ 12 bđq, ông vẫn còn làm chủ tình hình. Trong lúc TỰ TIN như vậy, NGÀY MƯỜI HAI THÁNG BA, BTTM ra lịnh rút sđ Dù về Sài Gòn gấp. Với những sđ trừ bị chiến lược bị cột chân ở vùng 1, bộ TTM cần sđ này tái chiếm Ban Mê Thuột và bảo vệ SG. Thực tế, hầu như ko có phòng tuyến thứ hai bảo vệ SG. 

Đối với Trưởng và các TL và bộ tham mưu, lịnh này là điên rồ (insane). Với sđ 325 đang dàn quân (poise) ở vùng đồi núi nam Huế, và sđ 304 đang ở Thường Đức, phía tây Đà Nẳng, việc rút đi sđ Dù sẽ làm yếu đi tuyến phòng thủ chung quanh Đà Nẳng. Ông lập tức yêu cầu được gặp tổng thống Thiệu.

Tới SG ngày 13 tháng ba, Trưởng đã cố gắng hết sức để thuyết phục Thiệu. Nếu ko có Nhảy Dù, ông phải chuyển TQLC từ Quảng Trị để bảo vệ phòng tuyến phía tây Đà Nẳng. Việc di chuyển tqlc này sẽ khiến người dân nghĩ rằng VNCH sẽ bỏ Quảng Trị và việc bảo vệ sẽ trở nên khó khăn. Người dân trước giờ luôn nghĩ rằng Nhảy Dù cần thiết để bảo vệ vùng 1, và họ có thể nghĩ rằng việc Nhảy Dù rút đi là CP sẽ bỏ vùng 1. Cuối cùng dân sẽ bỏ chạy, làm trầm trọng thêm tình hình tị nạn đã quá tải ở vùng 1. Nếu Thiệu giữ nguyên ý định, những hậu quả của việc Nhảy Dù rút đi sẽ gây nhiều tác hại cho vùng 1. 

Tuy nhiên, tổng thống vẫn ko đổi ý. Thiệu giải thích cho Trưởng quan điểm mới về chiến lược. Với viện trợ bị cắt giảm nghiêm trọng, và ko còn hy vọng không quân Mỹ sẽ bẻ gẫy các cuộc tấn công của bắc quân, giải pháp tốt nhứt của vnch là củng cố lực lượng, tiết kiệm về tiếp liệu, và cố gắng tồn tại trong cuộc tấn công mùa khô này. Sau đó, quân đội vnch sẽ chuẩn bị đối phó một cuộc tấn công lớn của csbv trong năm 1976. Do đó, Thiệu đã quyết định chỉ bảo vệ những khu vực quan trọng và cần thiết cho nam VN. Thiệu nói, thà mất một phần lãnh thổ còn hơn thành lập CP liên hiệp với cs. Chỉ lên một bản đồ, tổng thống đã phát họa cho Trưởng tương lai của VNCH. Tại vùng 1, chỉ có Đà Nẳng và khu vực phụ cận phải được giữ bằng mọi giá. Những khu khác, kể cả Huế, có thể phải bỏ để Trưởng đủ quân số và hỏa lực bảo vệ Đà Nẳng. Trưởng được lịnh phát triển một kế hoạch cho những tái phối trí cần thiết. Ông sẽ nhận lữ đoàn 468 tân lập của tqlc để thay thế cho Dù, mà sẽ bắt đầu NGÀY MƯỜI BẢY THÁNG BA.

Trưởng đã đề nghị với tổng thống là rút Nhảy Dù từng đợt: một khi tình hình quân sự ổn định, ông sẽ sắp xếp các lực lượng, chứ nếu rút quân nhanh chóng như vậy sẽ mời gọi thảm họa. Thiệu có nhượng bộ: Trưởng có thể rút mỗi lần một lữ đoàn dù, nhưng sđ dù phải rời quân khu 1 vào CUỐI THÁNG BA. 

Sau đó, với vẻ đầy thất vọng, Trưởng đã mô tả quyết định này của Thiệu với các TL sđ là "ko hợp lý", và đã tính từ chức. Sau này, ông đã viết: " Tôi rất cay đắng và giận dữ vì lịnh này rất đột ngột, vượt quá những gì mà tôi dự đoán hay ước muốn. . . dù tình hình QS ở Huế, Quảng Ngải, và Đà Nẳng hơi trầm trọng do các đợt tấn công liên tục của địch, tôi vẫn còn đủ quân để chống trả và còn dự định gửi Dù và TQLC tới những khu vực này để lấy lại thế thượng phong. Tôi đã giải thích kỹ lưỡng những ý tưởng và kế hoạch của tôi tới TT và thủ tướng nhưng đều bị từ chối."

Tại sao Trưởng quá ngạc nhiên với việc rút quân Dù là một bí mật. Việc rút những đv Dù khi có một đe dọa cho thủ đô đã xảy ra lần đầu vào tháng 6/74 khi một lữ đoàn phải dưỡng quân sau khi HQ ở khu Tam Giác Sắt. Theo tướng Viên, trong một cuộc họp tháng 12/1974 của Hội đồng An ninh Quốc gia, đã phát họa những kế hoạch của BTTM cho năm 1975: "Vùng 1 được lịnh sắp xếp các lực lượng làm sao để sđ Dù có thể triển khai về SG hay nơi khác trong 72 giờ." Khung thời gian ngắn ngủi đã ăn khớp với lịnh sau này của Thiệu. Frank Snepp, nhà phân tách chánh của CIA tại VN đã viết rằng trong tháng hai 1975, Thiệu đã thông báo lần nửa với Trưởng là "giữ Nhảy Dù làm trừ bị để có thể nhanh chóng rút về SG khi có lịnh."

Nhưng dù cho Trưởng đã biết rằng trên nguyên tắc điều đó có thể xảy ra, nhưng phải rút sđ Dù quá vội vả trong lúc địch đang tấn công là một cú sốc nặng. Hơn nữa, Thiệu đang đổi một kế hoạch đã-thỏa-thuận-trước- đây với Trưởng là sẽ có ba nội phận là Huế, Đà Nẳng, và Chu Lai nay thành một nội phận Đà Nẳng mà thôi. Trong khi Trưởng đã hiểu sự cần thiết của một đv trừ bị chiến lược, ông đã cảm thấy rằng Thiệu đã đánh giá quá thấp tác động tâm lý của một việc rút quân nhanh chóng đối với một dân chúng đã quá sợ CS qua Tết 1968 tại Huế và Xa Lộ Kinh Hoàng năm 1972 ở Quảng Trị. 

Một yếu tố khác đã khiến Trưởng quan tâm sâu sắc. Ông đã nghi ngờ rằng Thiệu muốn rút Mũ Đỏ về SG là do sợ đảo chánh. Với Thiệu, thường rất khó khăn để tách chánh sách quốc gia với những động lực cá nhân, vì ông hiếm khi bộc lộ tâm tư tình cảm của mình. Bản tính đa nghi của Thiệu luôn luôn canh chừng những ai dám thách thức ông, và một viên tướng nổi danh khắp nước có thể đe dọa ông chính là Trưởng. Việc Thiệu nghi ngờ Trưởng có lẽ đã ảnh hưởng tới quyết định của Thiệu với quân khu 1. Ví dụ, có một số nhầm lẫn về việc liệu Thiệu có thông báo với Trưởng hay ko về ý tưởng của ông là tìm kiếm "một nội phận cuối cùng, nghĩa là một thứ đầu cầu dọc theo bờ biển có thể được dùng làm khu vực đổ bộ nếu quân Mỹ muốn trở lại VN." Thiệu đã muốn có một nội phận như vậy để người Mỹ ko nói rằng họ ko có chỗ để đổ bộ binh sĩ. Hơn nữa, bằng cách tập trung ba sđ và bốn liên đoàn bđq quanh Đà Nẳng, Thiệu hy vọng sẽ dụ quân csbv vào một chiến trường chuẩn bị trước, nơi hỏa lực thượng phong của vnch sẽ gây thiệt hại nặng cho bắc quân. Liệu Giáp có mắc bẫy này hay ko thì còn tranh cãi. Bất chấp ý kiến của tướng Trưởng, việc tổng thống rút vội vả quân Dù là mở màn cho việc sụp đổ quân đoàn 1. 

Khi Trưởng trở lại Đà Nẳng, ông đã ko thông báo cho cấp dưới toàn bộ những gì Thiệu nói. Theo phó đề đốc Hồ văn Kỳ Thoại, Trưởng đã theo lịnh Thiệu. Sau 75, Trưởng nói với tướng Thoại rằng Thiệu đã bảo ông "giữ bí mật tuyệt đối thông tin này và ko tiết lộ với các tư lịnh sđ, tỉnh trưởng, tư lịnh hải và không quân của QĐ 1 là mình sẽ bỏ miền Trung."

NGÀY MƯỜI BỐN THÁNG BA, Trưởng họp với các sq cao cấp, nhưng ông chỉ bàn về việc rút sđ dù và ko nói tới kế hoạch nội phận. Thiệu, vì sợ gián điệp cs, đã khiến Trưởng ko dám thông báo nội dung đầy đủ cuộc thảo luận giữa hai người, đã khiến cấp dưới đã ko chuẩn bị đầy đủ cho một cuộc rút quân toàn diện. Khi Trưởng nói với họ rằng lập "những kế hoạch dự phòng" để rút về Đà Nẳng, lịnh chánh yếu của ông là phải giữ vững vị trí. Ông cũng nói với tham mưu trưởng rằng ông này nên bắt đầu lập kế hoạch rút về nhiều nội phận, nhưng Trưởng ko thể tự mình lập kế hoạch. Do vậy, khi có lịnh rút về Đà Nẳng, cuộc rút quân này đã trở thành một việc làm vô tổ chức (haphazard) và nhanh chóng thất bại vì hàng trăm ngàn dân thường hoảng loạn trên quốc lộ cũng như áp lực mạnh mẻ của bắc quân ở sát họ. 

Dù rất đau khổ, nhưng Trưởng vẫn phải ra lịnh cho LĐ 369 tqlc rút khỏi Quảng Trị và thay một LĐ Dù ở Thường Đức. LĐ 258 tqlc và BTL của sđ này sau đó cũng rút và thay thế một đv Dù khác--lúc đó BTL sđ tqlc đặt ở Hương Điền, phía bắc Phá Tam Giang--người dịch. Trưởng cũng ra lịnh chuyển tđ pháo binh 175-ly và một đại đội chiến xa M-48 về Đà Nẳng, cùng với trang bị của công binh và đạn dược.

Tướng Thi cũng rất bực mình vì bị rút đi hai lđ thiện chiến. Ông ko tin rằng ông có thể giữ Huế chống lại mủi tấn công đầy quyết tâm của địch mà ko có tqlc, và đã yêu cầu Trưởng cố gắng hết mức để bảo vệ QL-1; nếu ko ông sẽ ko thể rút về Đà Nẳng. Để đáp ứng yêu cầu của Thi, Trưởng điều lđ 14 bđq ra Quảng Trị để thế chỗ của lđ 369. Ông vẫn để lđ 147 tqlc với TLP của tqlc là đại tá Nguyễn Thành Trí ở bắc Huế. Ông đặt bch của lđ 258 tqlc và một tđ tqlc ở phía bắc của đèo Hải Vân và một tđ tqlc gần Huế. TĐ tqlc còn lại của lđ này đi với lđ 369 đến Thường Đức. Không chờ đợi lđ 468 tqlc từ SG đến Đà Nẳng ngày 21 tháng ba, ông đã dời bch lđ 258 về tỉnh Quảng Nam. 

Trong khi đó, sđ 324 đã tiếp tục tấn công. Trận chiến đặc biệt ác liệt tại đồi 224. Trong vài ngày, đồi đã đổi chủ nhiều lần. Pháo và không quân vnch đã dập những nơi tập trung của bắc quân, và ngày 16 tháng ba, quân vnch đã tái chiếm toàn bộ đồi. Dù những đồi chung quanh vẫn nằm trong tay bắc quân, trở ngại về tiếp tế đã khiến sđ 324 ngừng tấn công. 

Trong khi đó, tại tỉnh Quảng Ngải, đụng độ ở cường độ thấp vẫn tiếp tục, và ko bên nào có tiến bộ. Ngày 13 tháng ba, vì thấy lđ 14 bđq và trung đoàn 5 rút đi, quân địa phương của cs đẩy mạnh tấn công.Ngày 16 tháng ba, họ tiến về tp Quảng Ngải, buộc một trung đoàn của sđ 2 rút lui. Để thu ngắn phòng tuyến, Trưởng ra lịnh bỏ hai quận ở tây Quảng Ngải, hy vọng rằng sẽ dùng lực lượng này để cũng cố phòng tuyến dọc quốc lộ 1. Trưởng đã giám sát việc di tản bằng trực thăng của một tđ bđq và nhiều dân thường từ 1 trong những quận này. Trong hai ngày, 2.500 viên chức chính quyền và thân nhân được di tản. 

CUỐI NGÀY MƯỜI SÁU THÁNG BA, lđ 14 bđq đã tới Quảng Trị để thay lđ 369 dọc sông Thạch Hản, phần phía tây của ql-1, phần phía đông của QL-1 do LĐ 258 TQLC phụ trách. Liên đoàn bđq này thiếu quân số trầm trọng: họ chỉ có khoảng 1.400 quân, so với cấp số là 2.324 người, với mỗi tđ chưa tới 300 quân. Họ phải thay thế một lđ tqlc 3.500 người-- chưa nói tới tinh thần chiến đấu của người lính tqlc cũng như hỏa lực dồi giàu của họ vì mỗi lđ tqlc có một tđ 105 ly yểm trợ-- người dịch. BĐQ cho một tđ giữ bờ sông, một tđ giữ mặt núi, và một tđ làm trừ bị. NGÀY KẾ, lđ 258 tqlc rút khỏi bờ phía đông QL-1 của sông Thạch Hản, giao trách nhiệm cho đpq Quảng Trị. Riêng lđ 147 tqlc vẫn ở tây bắc Huế. Lại lần nữa, Thi đã đã đặt những đv yếu nhứt, tại đường ngưng bắn, vì nghĩ bắc quân ko dám vượt qua. 

NGÀY 15 THÁNG BA, Nguyễn hữu An đã họp tham mưu để đánh giá chiến dịch. Ông bằng lòng khi các đv đã chiếm đồi 224 được bảo vệ bởi một tđ VNCH và vài đồi khác, ông càng vui hơn khi biết các đv đã nổ súng đúng giờ qui định. Dù đặt nặng tầm quan trọng của việc hoàn tất các chỉ thị chánh yếu của Giáp, ông cũng ko che dấu các điểm yếu. Ông đã nhìn nhận rằng "các thành tựu cụ thể của chúng ta ko ấn tượng lắm" và rằng, vì một số vấn đề, "hiệu năng tác chiến của quân đoàn trong giai đoạn này của chiến còn thấp."Nhiều sq tham mưu đã đề nghị ông dùng sđ 325 hỗ trợ sđ 324 trong các trận tấn công, nhưng ông ko đồng ý. Thay vào đó, ông ra lịnh cho 325 tiếp tục kế hoạch ban đầu và nổ súng NGÀY 21 THÁNG BA chống lại các tđ bđq đang bảo vệ những đồi núi Mom Kum Sắc ở nam Sông Truồi. Ông đã thông báo Giáp các quyết định này, và sau đó đến BTL của sđ 325 để kiểm tra việc chuẩn bị chiến đấu. Việc ông từ chối điều chỉnh kế hoạch, bất chấp những khó khăn thực sự mà sđ 325 gặp phải khi xuyên qua phòng tuyến vnch, đã có tác động lớn lao. 

ĐÊM 15 THÁNG BA, tình báo chiến lược của bắc quân đã báo với Giáp rằng lđ 14 bđq đã chuyển về Đà Nẳng. Dù Giáp đang tập trung vào Cao nguyên Trung phần, ngay khi nhận tin này, kết hợp với việc rút quân từ Pleiku trên LTL-7, ông đã nhận ra ý định của đối phương. Ông đã nghi ngờ rằng VNCH đang rút về các nội phận mà ông rất sợ--vì khi ấy quân vnch có thể tập trung lực lượng, cộng với yểm trợ của không và hải quân, sẽ đánh trả mọi tấn công của bắc quân--người dịch. Ông lập tức ra lịnh mở những cuộc tấn công MỚI ở QK-1 để ngăn ngừa một nội phận thành lập tại Đà Nẳng. NGÀY MƯỜI BẢY THÁNG BA, ông điện cho Nguyễn hữu An chuyển qua Kế hoạch Cơ hội, nghĩa là giải phóng Huế, phần còn lại của tỉnh Thừa Thiên, và tỉnh Quảng Trị. Giáp đã viết trong hồi ký: "Tình hình đang phát triển nhanh chóng và cơ hội lớn đang đến sớm hơn chúng ta nghĩ. Địch đang buộc phải đối phó với các tấn công của ta. . . và chúng đã bắt đầu tiến hành rút quân chiến lược và tái tập hợp. Hai tỉnh Trị-Thiên phải tăng cường chiến đấu trên mọi mặt trận. Đặc biệt, đẩy mạnh tấn công từ hướng tây vào những đv chính quy của địch, cắt đứt và chia cắt Huế với Đà Nẳng, và dũng mãnh đưa quân xuống đồng bằng... tấn công vào phòng tuyến án ngữ của địch."

NGÀY MƯỜI TÁM THÁNG BA, Giáp lại nhận tin tình báo QUAN TRỌNG HƠN: Nhảy Dù rút về SG. Nhận thấy phòng tuyến rất yếu của vnch dọc sông Thạch Hản, ban tham mưu của Giáp kết luận rằng vnch bỏ tỉnh Quảng Trị. Ngay sau khi họp tham mưu vào buổi sáng, Giáp đã gửi điện cho hai btl này của bắc quân. Họ được lịnh "phải  hành động nhanh chóng và táo bạo. Mặt trận B-4 phải lập tức đưa quân xuống đồng bằng và gia tăng tấn công trong khu vực đồng bằng. Không chỉ gửi cấp TĐ, nhưng... cả trung đoàn để... tấn công."Khi ra lịnh cho mặt trận B-4 tràn qua phòng tuyến ngưng bắn, Giáp đã nói tướng Thi ngờ nghệch--ý nói Thi nghĩ rằng bắc quân ko dám vượt sông Thạch Hản vì sợ vi phạm HĐ Paris 1973--người dịch.

CUỐI NGÀY HÔM ĐÓ, các tư lịnh trên đây lại nhận một mật điện quan trọng thứ hai: "Tại Đà Nẳng, quân dù đang rút về SG. Họ sẽ thay thế bởi tqlc. Có khả năng địch sẽ bỏ khu vực từ bắc Huế tới ranh giới ngưng bắn-sông Thạch Hản. Những tái phối trí này là một phần của kế hoạch củng cố lực lượng và rút quân chiến lược của toàn miền nam. Vì tình hình hiện nay đang thuận lợi cho chúng ta, các anh phải hành động dũng mãnh và khẩn cấp. Các anh KHÔNG ĐƯỢC cho phép quân địch AN TOÀN rời bỏ khu vực bắc Huế và rút quân, và mang theo mọi người dân, kể cả những thường dân PHẢN ĐỘNG (reactionary), về cố thủ tại Đà Nẳng, bởi vì khi ấy ta sẽ gặp nhiều khó khăn. Các anh phải nhanh chóng tràn xuống QL-1, cắt đường này và tấn công sân bay và kho tiếp liệu và các căn cứ khác ở Phú Bài."

Trong CHƯA TỚI MỘT TUẦN, Giáp đã biết hết mọi kế hoạch điều quân quan trọng của vnch. Thông tin quí giá này đã cho ông một cơ hội quí hiếm để áp dụng chiến thuật của ông, và ông chụp cơ hội này.  NGÀY MƯỜI TÁM THÁNG BA, bộ chính trị họp để đánh giá tình hình. Phát biểu của Giáp đã cho rằng vnch đang rút quân về các nội phận và điều tối quan trọng là phải đánh mạnh để ngăn ngừa điều này xảy ra. Hỗ trợ mạnh mẻ bởi Lê Duẩn, Giáp đã khuyến cáo bắc quân nên XÂM LĂNG miền Nam ngay trong năm 1975, và rằng SG sẽ là hướng tấn công chủ yếu. Tuy nhiên, dù SG vẫn là phần thưởng tối hậu, mục tiêu đầu tiên là hủy diệt lực lượng vnch tại quân khu 1, và giải phóng Huế và Đà Nẳng. 

Trong khi BCT CSVN đang có những quyết định xa vời (far-reaching), việc rút ĐỘT NGỘT và KHÔNG GIẢI THÍCH của tqlc khỏi Quảng Trị đã mang đến cho Trưởng điều ông sợ nhứt: những thường dân còn lại ở Quảng Trị hay Thừa Thiên sẽ MẤT TINH THẦN và lập tức rời bỏ làng xã. SÁNG NGÀY MƯỜI BẢY THÁNG BA, một đợt sóng dân tị nạn đã tới Huế mang theo tin tqlc đột ngột rút quân. Và ko chỉ có dân thường. Tướng Thi đã viết "việc tqlc rút đi đã có một tác hại nghiêm trọng đối với lòng can đảm và tinh thần của các đv ĐPQ." Lính ĐPQ của Quảng Trị, đã chiến đấu dũng mãnh trong hai tuần trước đây chống lại đợt tấn công đầu tiên, nay cảm thấy BỊ BỎ RƠI. Hơn nữa, tin đồn rằng CP VNCH chuẩn bị bàn giao phần lớn quân khu 1 cho cs đã bắt đầu lan rộng. Kế hoạch cắt bớt (truncation) đất đai của Thiệu đã rò rỉ, và đã trở thành một "thương lượng bí mật" rất xấu xa (nefarious) để giao đất cho cs. Nhiều người Nam VN còn nghĩ rằng các siêu cường đã sắp xếp như vậy. Khi mọi người biết tin rút quân từ Kontum và Pleiku bắt đầu NGÀY MƯỜI LĂM THÁNG BA, tin đồn này càng được củng cố. TỐI HÔM ĐÓ VÀ SÁNG HÔM SAU, hàng đoàn người lũ lượt kéo về Đà Nẳng với xe dân sự dầy đặc QL-1, và chính quyền ở hai tỉnh địa đầu gần như sụp đổ do nhiều công chức di tản. 

Trưởng đã gọi Thủ tướng Khiêm MỖI NGÀY để xin giúp đở về vấn đề người tị nạn cs. Với đường xá ĐẦY CHẬT dân thường, Trưởng ko thể điều quân. Ông nói với Khiêm rằng hầu như ko thể thi hành lịnh của Thiệu về việc rút quân theo QL-1 về một nội phận quanh Đà nẳng. NGÀY MƯỜI BẢY, Trưởng đã cố gắng lập các trạm kiểm soát trên đèo Hải Vân để kiểm soát dòng người tị nạn về Đà nẳng, nhưng giao thông bị gián đoạn. Vì sợ cs sẽ pháo xuống ql-1 như chúng đã làm năm 1972, nên vì lý do nhân đạo, ông bỏ các trạm kiểm soát này. Hậu quả, Đà nẳng trở nên quá tải về người tị nạn cs: họ ngủ trên lề đường, và thực phẩm và y tế trở nên vấn đề cấp bách. 

Nhận tin này, Thiệu ra lịnh Khiêm và toàn bộ nội các thanh tra vùng 1 và 2. Họ tới Đà nẳng SÁNG NGÀY 18. Trưởng tập hợp bộ tham mưu, các tỉnh trưởng, và sq cao cấp để báo cáo cho Khiêm. Trước buổi họp, Trưởng cập nhựt tình hình quân sự cho Khiêm. Ông nói rõ ràng là bắc quân sắp tấn công Huế và Đà Nưẳng, trong khi hơn nửa triệu dân đang kéo về Đà Nẳng. Quá sốc, Khiêm nói Trưởng nên trực tiếp báo cáo với Thiệu vào NGÀY KẾ. 

Bắt đầu cuộc họp, các tỉnh trưởng lần lượt báo tình hình khó khăn về người tị nạn. Một số đã yêu cầu tổng thống nên ra thông cáo bác bỏ mọi tin đồn về một thương lượng bí mật, và thân nhân của binh sĩ nên được di tản để người lính có thể chiến đấu mà ko lo lắng về gia đình. Các tỉnh trưởng cũng báo thủ tướng rằng có tới 350.000 người muốn rời vùng 1. Khiêm đã hứa sẽ thu xếp để chỡ họ bằng tàu, nhưng nói phải cần 4 ngày để sắp xếp tàu. Ông hứa sẽ chỉ định một nhóm đặc biệt, cầm đầu bởi phó thủ tướng Phan quang Đán, sẽ lo di tản dân tị nạn về nam. 

Dù Khiêm đã hứa hẹn, rất ít được thực hiện. Thay vì ở lại Đà Nẳng để trợ giúp, ông và nội các đã lập tức rời ĐN, để đáp xuống Nha Trang gặp tướng Phú và đánh giá tình hình QK-2. Sau đó, Khiêm về SG. Dù bị chỉ trích nhiều do đáp ứng thiếu kinh nghiệm (lackadaisical) này của CP, Khiêm vẫn giữ một lời hứa. Trong một ngày, phó TT Phan quang Đán, từng tái định cư dân tị nạn ở Đà nẳng năm 72, đã được chỉ định giải quyết tình hình tị nạn mới này. Ông này lập tức bắt đầu chuyển dân tị nạn khỏi ĐN. 

Sau khi gặp Khiêm, Trưởng bay ra Huế. Gặp gở nhiều lãnh đạo về tôn giáo, chính trị và chính quyền (civic), ông đã phác họa tình hình nghiêm trọng về quân sự và yêu cầu họ giúp đỡ để bảo vệ Huế và giải quyết vấn đề tị nạn. Họ hoàn toàn đồng ý nhưng nói rằng tình hình tị nạn xấu đi từng giờ. Họ thúc dục nên làm một điều gì để dân có hy vọng. Sự đáp ứng hăng hái của các lãnh đạo này đã khiến Trưởng nghĩ rằng có thể giữ được Huế. Đây là cách tốt nhứt để giải quyết vấn đề tị nạn. Một khi dân nghĩ rằng quân đội quyết tâm chiến đấu, họ sẽ ko bỏ chạy. Trưởng đã quyết định làm" bất cứ điều gì trong khả năng để giữ Huế và Vùng 1... Làm sao tôi có thể bỏ rơi vùng đất sỏi đá này mà rất nhiều đồng đội của tôi đã đổ máu để bảo vệ, đặc biệt trong tổng tấn công Tết 1968?" Trưởng đã chỉ huy sđ 1 trong trận tấn công này, và cuộc chiến đấu kiên cường (stalwart) này của ông đã khiến ông được dân Huế và Thừa Thiên ngưỡng mộ. TỐI HÔM ĐÓ, Trưởng gọi cho Khiêm để báo rằng ước lượng trước đây về 350.000 dân muốn rời vùng 1 thì quá thấp. 

NGÀY MƯỜI CHÍN THÁNG BA, Trưởng về SG để báo cáo Thiệu về kế hoạch rút quân của ông: Một là rút ở bắc và nam theo QL-1 về Đà Nẳng, và Hai là rút về các nội phận ở Huế, Chu Lai và tp Quảng ngải, và sau đó rút bằng đường biển. Vì dân tị nạn đầy nghẹt QL-1, cách rút ra các nội phận hay ra biển là giải pháp tốt hơn. Đặc biệt , Trưởng đã phán đoán rằng rút từ Huế bằng Ql-1 là ko thể thực hiện. Trưởng đề nghị phải bảo vệ các nội phận càng lâu càng tốt, rồi rút về Đà nẳng nếu áp lực trở nên quá lớn. Ông sẽ bỏ Chu Lai và Quảng Ngải, sau đó mới đến Huế. Ông muốn chiến đấu để bảo vệ Huế, vì ông có phòng tuyến tốt chung quanh tp. 

Tướng Viên và TT Thiệu đề nghị một kế hoạch khác. Họ muốn Trưởng phải rút từng giai đoạn về Đà Nẳng, vì Thiệu tin rằng bắc quân sẽ cố gắng cắt ql-1 ở đèo Hải Vân. Viên ko tin rằng hải quân đủ tàu để cùng lúc tiếp tế ba nội phận này. Ông cũng ko tin Trưởng có thể giữ vừa Đà nẳng vừa Huế. Thủ tướng Khiêm và phó TT Hương thì rõ ràng hơn: họ đề nghị bỏ Huế. Dù ko đồng ý với kế hoạch của Trưởng, Thiệu đã đồng ý để Trưởng giữ Huế. Để hỗ trợ Trưởng, Thiệu đã đi ngược với các trực giác của mình và các cố vấn cao cấp. Tuy nhiên, ông cảnh báo Trưởng rằng nếu ko giữ được Huế, phải giữ QL-1 và đèo Hải Vân thông thương để sđ 1 có thể rút an toàn đến Đà Nẳng. Thiệu cũng hứa sẽ nói chuyện trên TV và radio tối nay để trấn an dân chúng. 

Trước khi rời cuộc họp, Trưởng hỏi Thiệu về kế hoạch của chính phủ về sđ tqlc. Việc rút tqlc sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các kế hoạch của Trưởng, và ông cần biết. Giờ đây Thiệu đứng trước một khó khăn: Liệu ông báo cho Trưởng rằng ông sẽ rút đv thiện chiến này vào lúc đại quân csbv sắp tấn công? Theo tướng Viên, Thiệu đã nao núng (flinch) trước quyết định khó khăn này. Dù Viên biết rằng Thiệu đang trong "tình trạng kiệt quệ", ông nói rằng Thiệu đã từ chối rằng ko có kế hoạch để rút tqlc khỏi quân khu 1. Thiệu chỉ nói với Trưởng "giữ lãnh thổ nào nếu có thể với lực lượng đang có."

Tuy nhiên, Trưởng đã biết rõ khuynh hướng (propensity) của Thiệu là cho các hướng dẫn tổng quát và để cho cấp dưới tìm giải pháp. Trưởng thì muốn các hướng dẫn rõ ràng để ông có thể thực hiện, trong khi Thiệu muốn cho các chỉ thị chiến lược và để cho Trưởng xác định làm thế nào để thực hiện các quyết định của Thiệu. Tình trạng này giống như cuộc họp lịch sử ở Cam Ranh ngày 14.3 với tướng Phú. Dù Phú đã nói ông được lịnh rút khỏi Kontum/Pleiku trong ba ngày, nhưng Thiệu và Viên sau này nói rằng giờ giấc và kế hoạch do Phú quyết định. Nói gì thì nói, đây là một hiểu lầm khác đóng góp cho sự hủy diệt của VNCH. 

Trở về Đà nẳng tối hôm đó, Trưởng nhận cuộc gọi khẩn từ tướng Thi: lúc 3 g sáng, quân csbv đã tấn công qua sông Thạch Hản ở Quảng Trị. Dù Thi nghĩ rằng đó là sđ 308 csbv, nhưng thực tế đó chỉ là một tđ đặc công địa phương tấn công, trong khi ba tđ quân địa phương tấn công từ phía núi. Hai tđ bđq bảo vệ phòng tuyến đã nhanh chóng tan rả sau một ác chiến. Khi bình minh, một đv csbv và 4 tăng T-54 của lữ đoàn 203 tiến về phía nam dọc theo bờ biển, có lẽ là hương lộ 555, có tên là Dãy Phố Buồn Thiu"--người dịch, và tới một điểm gần 10 km sau phòng tuyến vnch. Một đv đpq phát hiện, báo cáo và rút lui. Nhiều lính đpq còn lại của Quảng Trị cũng làm như vậy.Vì khi gia đình của họ và tqlc đã ra đi, làng mạc quanh họ bỏ trống, họ ko còn gì để chiến đấu bảo vệ. Không gặp chống đối, đoàn quân này của csbv tiến về phía tây đến quận lỵ Hải Lăng, nằm trên ql-1 ở nam tp Quảng Trị. BCH của lđ 14 bđq ở quận lỵ này, và nếu các xe thiết giáp này tới đó, bđq sẽ bị tràn ngập. 

ĐT Trí của tqlc gọi máy bay tấn công đoàn xe nhưng ko được đáp ứng. Lúc 4 g sáng, bắc quân đã chiếm bch cũ của lđ 258 tqlc, khoảng 3 km cách Hải Lăng. Trong khi đó, chỉ huy của lđ 14 bđq báo cáo đã mất liên với các đv dọc sông Thạch Hản."

San Jose ngày 27 tháng Giêng 2021

Tài Trần.

No comments:

Post a Comment