Sunday, February 28, 2021

TIÊN MẮC ĐỌA HAY SỰ XUNG ĐỘT TINH THẦN-VẬT CHẤT (SPIRITUAL-MATERIAL CONFLIT)

(Áp dụng cho người có ngày sanh hoặc tên cộng lại bằng 18).
Trong các số kép, 18 là số khó giải đoán nhất. (Xin đọc lại trang truớc đây của chuơng nầy nói về liên quan giữa số 18 và đức Jesus ). Nguời xưa mô tả số kép 18 với hình ảnh sau: “Một mặt trăng tỏa sáng, từ đó những giọt máu đang rơi xuống. Một con chó sói và một con chó đói đứng bên duới, đang đón hứng những giọt máu nầy bằng cái miệng mở rộng của chúng, trong khi bên duới nữa, một con cua đang vội vã kéo tới dự phần“.
Số 18 tượng trưng cho chủ nghĩa vật chất cố gắng hủy diệt khía cạnh tâm linh của bản chất. Trong giai đoạn có chiến tranh, đổi đời, và cách mạng, người mang số này thường xung khắc một cách cay đắng trong gia đình. Trong một số trường hợp, số 18 cho thấy việc tạo ra tiền và đạt địa vị phải thông qua những chiến thuật gây chia rẻ, qua chiến tranh hoặc xung đột khác. Số 18 cảnh báo sự lừa gạt từ cả “bạn” lẫn thù; sự nguy hiểm từ lửa, lụt lội, động đất, bão tố và chất nổ, điện giật và sét đánh.
Nếu tên cộng lại bằng 18, tác động của số này có thể bị triệt tiêu lập tức bằng cách đổi tên sao cho bằng một số may mắn hơn (như 6 hoặc 24).
Nếu ngày sanh là 18, phải rất cẩn thận hầu đối phó những thách thức và nguy hiểm do số này mang lại. Con đường duy nhứt để giảm thiểu tác động của nó trên cuộc sống là bằng những phuơng tiện tâm linh; bằng cách chấp nhận không né tránh và liên tục sự lừa gạt và lòng căm thù từ những kẻ khác với sự rộng lượng, tình yêu, và sự tha thứ; bằng cách “đưa má còn lại cho người ta tát“, và đổi tốt lấy xấu, đổi sự tử tế lấy sự tàn ác, đổi danh dự lấy xấu hổ. Bằng cách này, tác động của 18 có thể tạo thành công lớn. Có một cách khác để giảm thiểu khía cạnh (aspect) tiêu cực của số 18 là đổi tên sao cho khi cộng lại bằng 6. Người sanh ngày 18 nên tiến hành các việc quan trọng vào ngày 3 và 6, hoặc ngày nào cộng lại thành số 3 và 6 (như 12, 21, 24, 30 trong tháng). Nên chọn số nhà, số phone, email address, hoặc bất cứ cái gì liên quan đến cuộc sống của mình, làm sao chúng cộng lại bằng 6. Bản thân tôi đã gặp nhiều may mắn khi dọn vào một ngôi nhà mang số 2301. Bằng cách này, người mang số này có thể thành đạt, trong lãnh vực tâm linh lẫn vật chất./.
(Lược dịch từ trang 255 của quyển Linda Goodman’s Star Signs).
San Jose ngày 05 tháng 05 năm 2010 lúc 7:34 tối.

==========

NHẬN XÉT: trong bà con của tôi có NĂM người có ngày sanh hay tên cộng lại bằng 18. Có người vừa ngày sanh bằng 18 và tên cộng lại bằng 18*, nghĩa là 18 KÉP-- y lận đận từ nhỏ đến giờ, ngóc đầu dậy ko nổi.

Những người này đều lận đận, gặp nhiều trắc trở, gần như làm gì cũng thất bại hay rắc rối.

TB: Theo LTS, kể cả những ai đang hưởng phúc nhờ tu tập trong kiếp trước, nghĩa là họ có tên hay ngày sanh bằng 06, 15, 23, 24, và 27, nhưng nếu ko biết tu tập trong kiếp này thì kiếp sau sẽ bị số 18 chiếu mạng. Vì mọi thứ trong vũ trụ này đều được cai quản bởi LUẬT NHÂN QUẢ, nghĩa là có vay có trả.

Saturday, February 27, 2021

trận phước long 



 Mối tương đồng lý thú giữa tục ngữ Việt Nam và tục ngữ nước ngoài

Đàm Trung Pháp•Thứ Bảy, 28/11/2020 • 6.3k Lượt Xem

Mọi ngôn ngữ đều có những câu nói ngắn gọn nhưng chứa đựng những nhận xét sắc bén về kinh nghiệm sống. Tên của những câu nói ngắn gọn đó là Tục Ngữ trong tiếng Việt và Hán, Proverb trong tiếng Anh, Proverbe trong tiếng Pháp, Dicho trong tiếng Tây ban nha, Proverbio trong tiếng Ý, và Sprichwort trong tiếng Đức. Với khả năng tóm gọn ý tứ, tô điểm cho lời văn thêm mặn mà, và chứng minh lý lẽ một cách hùng hồn, tục ngữ đóng một vai trò đáng kể trong ngôn ngữ thường nhật.


Điều nổi bật nhất là sự tương đồng trong nội dung của tục ngữ nhân loại. Chẳng hạn, các tục ngữ Yêu Ai Yêu Cả Đường Đi của người Việt, Love Me, Love My Dog của người Mỹ, và Ái Ốc Cập Ô 爱 屋 及 烏 của người Tàu đều có chung một ý nghĩa. Có khác chăng thì chỉ là phương tiện diễn tả. Người Việt yêu thơ nên đề cập đến người mình yêu và con đường mang dấu chân người ấy; người Mỹ mê chó cho nên khi mê ai thì cũng mê chó của người ấy luôn cho tiện việc; và người Tàu thì diễn tả kinh nghiệm ấy như một bức tranh thủy mặc, rất có thể đã căn cứ vào một điển tích nào đó. Trong tiếng quan thoại, Ái Ốc Cập Ô phát âm là [àiwu-jíwu], với điều đáng nói ở đây là lối chơi chữ: Hai từ [wu] đồng âm nhưng dị nghĩa; từ thứ nhất nghĩa là “nhà” và từ thứ hai nghĩa là “quạ.” Vậy thì nghĩa đen của tục ngữ này là nếu yêu một căn nhà nào thì yêu luôn cả mấy con quạ (một loại chim đen đủi xấu xí với tiếng kêu buồn thảm) đậu trên mái nhà đó. Ba tục ngữ vừa kể nói lên một sự thực tâm lý khó chối cãi mà tiếng Anh mệnh danh là “the halo effect” (hiệu lực hào quang).




“Love Me, Love My Dog”, câu tục ngữ tương đương trong tiếng Việt là “Yêu Ai Yêu Cả Đường Đi”

Trong tiến trình học hỏi ngoại ngữ của tôi, một điều lý thú là tìm xem trong các ngoại ngữ ấy (Hán, Anh, Pháp, Tây ban nha, Ý, Đức) có những tục ngữ nào tương đồng về ý nghĩa và hình thức với tục ngữ Việt của chúng ta. Bài viết này chia sẻ với độc giả điều lý thú ấy.


Khi so sánh nội dung của tục ngữ trong các ngôn ngữ khác nhau, chúng ta sẽ thấy những tương đồng, tốt phần do bản chất đại đồng của kinh nghiệm đời sống loài người. Thí dụ, để nhắn nhủ người đời không nên hấp tấp mà hỏng việc, tiếng Việt có câu Đi Đâu Mà Vội Mà Vàng, Mà Vấp Phải Đá Mà Quàng Phải Dây? Cùng một nội dung ấy là các câu sau đây: More Haste Less Speed (Anh: vội bao nhiêu chậm bấy nhiêu); Plus On Se Hâte Moins On Avance (Pháp: vội bao nhiêu càng ít tiến bấy nhiêu); Chi Va Piano Va Lontano (Ý: ai đi chậm thì đi xa); và Dục Tốc Tắc Bất Đạt 慾 速 則 不達 (Hán: muốn mau chóng thì không thành được).



 

Nếu nội dung các tục ngữ tương đương trong các ngôn ngữ cùng gốc (như Pháp và Tây ban nha, hoặc như Anh và Đức) giống nhau như đúc thì cũng dễ hiểu thôi. Chẳng hạn, mang máng với câu Vặt Đầu Cá Vá Đầu Tôm của chúng ta là các câu Découvrir Saint Pierre Pour Couvrir Saint Paul (Pháp: lột quần áo thánh Pierre để mặc vào thánh Paul), Desnudar A Uno Santo Para Vestir A Otro (Tây ban nha: lột quần áo một vị thánh để mặc vào một vị thánh khác), Rob Peter To Pay Paul (Anh: cướp tiền Peter để trả Paul), và Dem Peter Nehmen Und Dem Paul Geben (Đức: lấy của Peter và đưa cho Paul). Vì vậy, tôi thấy thú vị hơn nhiều mỗi lần gặp các câu tục ngữ tương đương giữa tiếng Việt và một ngoại ngữ chẳng liên hệ họ hàng gì với tiếng Việt cả (thí dụ như tiếng Anh trong trường hợp này), như các cặp tục ngữ Được Đằng Chân Lân Đằng Đầu và Give Him An Inch And He Will Take A Mile (cho hắn một tấc thì hắn đòi một dặm); Gieo Gió Gặt Bão và Sow The Wind And Reap The Whirlwind (gieo gió gặt gió lốc); Lắm Thầy Thối Ma và Too Many Cooks Spoil The Broth (quá nhiều người nấu bếp thì hư nồi canh); và Thờn Bơn Méo Miệng Chê Trai Lệch Mồm và The Pot Calling The Kettle Black (cái nồi mà chê cái ấm đen).


Về hình thức cấu tạo, khá nhiều tục ngữ của nhân loại giống nhau ở điểm chúng có thể được chia ra làm hai phần quân bình lẫn nhau với cú pháp và âm điệu song hành. Thí dụ, các tục ngữ tương đương của Xa Mặt, Cách Lòng trong một vài ngôn ngữ khác cũng cho thấy một cấu tạo và một nội dung tương đồng với tiếng Việt: Out Of Sight, Out Of Mind (Anh: khuất mặt, khuất tâm trí); Loin Des Yeux, Loin Du Coeur (Pháp: xa mắt, xa tim); Aus Den Augen, Aus Dem Sinn (Đức: khuất mắt, khuất tâm trí); Ojos Que No Ven, Corazón Que No Siente (Tây ban nha: mắt không thấy, tim không cảm); và Lontano Dagli Occhi Lontano Dal Cuore (Ý: xa mắt xa tim).


Trong số các tục ngữ được coi như châm ngôn cho một nếp sống đạo đức, tiếng Việt có câu Khôn Ngoan Chẳng Ngoại Thật Thà để nhắc nhở người đời tránh xa sự lươn lẹo. Nội dung châm ngôn này được diễn tả bộc trực hơn trong tiếng Anh qua câu Honesty Is The Best Policy (lương thiện là chính sách tốt nhất). Ý nghĩa câu Gần Mực Thì Đen, Gần Đèn Thì Sáng rõ như ban ngày. Câu này chắc là do các cụ nhà nho khi xưa đã chuyển ngữ thật sát nghĩa từ câu chữ Hán Cận Mặc Giả Hắc Cận Đăng Tắc Minh 近 墨 者 黑 近燈 則 明. Những kẻ chỉ thích “gần mực” hoặc “cận mặc” thôi thì sẽ liên kết thành một bầy để cùng nhau làm những chuyện không hay, như được ám chỉ trong câu tục ngữ Hán-Việt đã hoàn toàn Việt hóa Ngưu Tầm Ngưu Mã Tầm Mã 牛 尋 牛 馬 尋 馬 (trâu tìm trâu ngựa tìm ngựa), và trong các câu Birds Of A Feather Flock Together (Anh: chim cùng thứ lông tụ tập thành bầy), Dis-Moi Qui Tu Hantes, Et Je Te Dirai Qui Tu Es (Pháp: nói tôi nghe anh giao du với ai, tôi sẽ cho anh biết anh là loại người nào), Cada Cual Con Los Suyos (Tây ban nha: kẻ nào đi với phường nấy), Gleich Und Gleich Gesellt Sich Gern (Đức: hai kẻ giống nhau kết hợp dễ dàng), và Dio Li Fa E Poi Li Appaia (Ý: thượng đế sinh ra họ rồi kết hợp họ với nhau).



“Birds of a feather flock together” – “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”.

Tiểu nhân hay đắc chí, và mỗi khi đắc chí họ cười lâu lắm. Tiếng Việt dành cho những tiểu nhân có đầu óc nông cạn ấy lời nhắc nhở này: Cười Người Chớ Vội Cười Lâu, Cười Người Hôm Trước Hôm Sau Người Cười. Trong vài ngôn ngữ khác, lời khuyên ấy ngắn gọn hơn và cũng đều dành thắng lợi cho người cười sau cùng: He Laughs Best Who Laughs Last (Anh: người đáng được cười nhất là người cười sau cùng), Ride Bene Che Ride L’ultimo (Ý: cười xứng đáng là người cười sau cùng), và Rira Bien Qui Rira Le Dernier (Pháp: người sẽ cười xứng đáng là người sẽ cười sau chót).


Tục ngữ phản ánh những điều xảy ra hàng ngày trên bàn cờ xã hội và cung cấp cho thế gian những lời khuyên khôn ngoan để đối phó với cuộc sống. Câu Cá Lớn Nuốt Cá Bé mô tả một lối sống hung bạo trong xã hội ngày nay, khi biết bao công ty nhỏ đang bị các công ty lớn hơn ăn sống nuốt tươi trong một thế giới mà người Mỹ tả chân là A Dog-Eat-Dog World (một thế giới chó-ăn-chó). Trong mọi liên hệ, phải có đi có lại thì mối giao tình mới bền, theo châm ngôn Bánh Ít Đi, Bánh Quy Lại của người Việt hay châm ngôn You Scratch My Back, I’ll Scratch Yours (anh gãi lưng tôi, tôi sẽ gãi lưng anh) của người Mỹ. Và xin chớ quên là trong một cuộc tranh chấp, kẻ có tiền thường có nhiều lợi điểm, vì Nén Bạc Đâm Toạc Tờ Giấy, cũng như Đa Kim Ngân Phá Luật Lệ 多 金 銀 破 律 例 (Hán: nhiều tiền bạc phá luật lệ) và Money Talks (Anh: tiền nói giùm). Kín đáo là một biện pháp an toàn, vì Tai Vách Mạch Rừng, hoặc Las Paredes Oyen (Tây ban nha: những bức tường biết nghe), hoặc những câu sau đây mà ý nghĩa đều là tường có tai: Walls Have Ears (Anh), Les Murs Ont Des Oreilles (Pháp), I Muri Hanno Orecchi (Ý), Die Waende Haben Ohren (Đức), và Cách Tường Hữu Nhĩ 隔 墻 有 耳 (Hán). Tránh Voi Chẳng Xấu Mặt Nào là lời cổ nhân khuyên chúng ta nên làm mỗi khi bị kẻ vũ phu đe dọa tấn công. Nếu tiếng Việt ví kẻ vũ phu như voi thì tiếng Tây ban nha ví hắn như bò mộng hoặc kẻ khùng điên, như trong câu Al Loco Y Al Toro Darles Corro (với kẻ khùng điên và bò mộng, hãy nhường chỗ).


Tục ngữ cũng khá rành khoa tâm lý và cung cấp những khuyến cáo thực dụng. Con người phải biết rằng nhiều khi Sự Thật Mất Lòng, một ý niệm được gói ghém bộc trực trong câu The Truth Hurts (Anh: sự thật làm đau lòng) cũng như trong câu khuyên răn tế nhị Toute Vérité N’est Pas Bonne À Dire (Pháp: không phải sự thực nào cũng nên nói ra đâu). Vì Lời Nói Chẳng Mất Tiền Mua, người khôn ngoan phải Lựa Lời Mà Nói Cho Vừa Lòng Nhau. Châm ngôn dành cho những ai ăn nói vụng về để mất lòng người khác một cách vô tích sự này tương ứng với câu Cortesía De Boca Vale Mucho Y Poco Cuesta (Tây ban nha: sự nhã nhặn bằng miệng có nhiều giá trị và chẳng tốn bao nhiêu).


Người Việt khôn ngoan ít khi Thả Mồi Bắt Bóng vì họ biết rõ Một Con Nằm Trong Tay Hơn Mười Con Bay Trên Trời. Người phương tây cũng diễn tả sự khôn ngoan đó một cách dễ hiểu, như câu trong tiếng Anh A Bird In The Hand Is Worth Two In The Bush (một chim trong tay đáng hai chim trong bụi), hoặc như câu trong tiếng Ý Meglio Un Uovo Oggi Che Una Gallina Domani (một trái trứng hôm nay tốt hơn một con gà mái ngày mai), hoặc như câu thi vị hơn trong tiếng Đức là Ein Spatz In Der Hand Ist Besser Als Eine Taube Auf Dem Dach (một chim sẻ trong tay tốt hơn một bồ câu trên nóc nhà).


Khi đã bị nạn một lần rồi thì người ta trở nên sợ bóng sợ gió, thấy cái gì na ná với nguyên nhân gây ra tai nạn cũ thì vội lánh xa. Đó là điều câu Đạp Vỏ Dưa, Thấy Vỏ Dừa Cũng Sợ ám chỉ trong tiếng Việt. Người Tàu diễn tả sự sợ bóng sợ gió ấy bằng câu tục ngữ nên thơ Kinh Cung Chi Điểu Kiến Khúc Mộc Nhi Cao Phi 驚 弓 之 鳥見 曲 木 而 高 飛 (con chim sợ cây cung thấy khúc cây cong thì vội bay cao), trong khi các ngôn ngữ tây phương sử dụng nội dung cụ thể hơn, như Once Bitten, Twice Shy (Anh: một lần bị cắn, hai lần nhát), Chat Échaudé Craint L’eau Froide (Pháp: mèo bị bỏng sợ nước lạnh), Gato Escaldado Del Agua Fría Huye (Tây ban nha: mèo bị bỏng chạy xa nước lạnh), Gebrannte Kinder Scheuen Das Feuer (Đức: trẻ nít bị bỏng thì sợ hãi lửa).


Sau hết, tục ngữ cũng mang lại hy vọng cho người đời. Thực vậy, cuộc đời này không hẳn lúc nào cũng xấu đâu, vì Sau Cơn Mưa Trời Lại Sáng, một mối lạc quan được diễn tả qua câu chữ Hán Khổ Tận Cam Lai 苦 盡 甘 來 (hết đắng thì đến ngọt), câu tiếng Pháp Après La Pluie Le Beau Temps (sau cơn mưa trời đẹp), và câu tiếng Anh After A Storm Comes A Calm (sau trận bão yên tĩnh trở lại). Nếu “trời lại sáng” và cho ta một cơ hội, ta đừng để mất cơ hội ấy. Đó là lời nhắn nhủ của câu Cờ Đến Tay Phải Phất cũng như của câu tiếng Anh Strike While The Iron Is Hot (đập khi thỏi sắt đang nóng). Nhưng khi “phất cờ” hoặc “đập thỏi sắt đang nóng” ấy, ta chớ quên rằng tinh thần hợp tác là điều không thể thiếu, vì Một Cây Làm Chẳng Nên Non. Câu này mang ý nghĩa thật gần với các câu Cô Thụ Bất Thành Lâm 孤 樹 不成 林 (một cây không thể thành rừng) trong tiếng Hán, Une Hirondelle Ne Fait Pas Le Printemps (một con én không làm nên mùa xuân) trong tiếng Pháp, và Eine Schwalbe Macht Keinen Sommer (một con én không làm nên mùa hạ) trong tiếng Đức.


Đàm Trung Pháp

Giáo sư Ngôn Ngữ Họckhoa Giáo Dục, Texas Woman’s University

Bài đăng trong nguyệt san Khởi Hành, số 154 ra tháng 8. 2009


Bạn đang sao chép nội dung của Trí Thức VN. Nếu là cá nhân sử dụng, vui lòng ghi rõ nguồn trithucvn.org. Nếu là website, kênh truyền thông, vui lòng chỉ sử dụng nội dung khi có sự  cho phép của Trí Thức VN.

 Suy nghĩ vụn vặt về dân tộc tính của người Việt và Pháp

- Tôi ko sợ kẻ thù, nhưng tôi lại sợ người thân, bạn bè, cấp dưới thấy tôi có sai lầm mà ko nói cho tôi biết.-- Hoàng đế Napoléon.

- Trong bụng mỗi người VN đều có một ông QUAN -- Người Pháp đã nói như vậy về người VN.

1/ Rất nhiều người, dù có trình độ KHKT cao, làm việc ở nước ngoài, nhưng tầm mắt họ không qua khỏi "lũy tre làng"*!

* Không qua khỏi lũy tre làng vì chỉ nghĩ đến gia đình, giòng tộc, họ hàng trong làng/tỉnh, nên một người làm quan cả họ được nhờ, ưu tiên giúp đỡ người trong làng/tỉnh**.  Chủ nghĩa THÂN HỮU (cronyism), tinh thần cả nể, sợ làm mất lòng bạn học/bạn bè/chòm xóm , v.v... các tục chém trâu, cướp lộc, ăn tết cả tháng, v.v... cũng xuất phát từ đây. Dân miền Nam ÍT bị điều này hơn dân miền Bắc vì từng sống với Nhà Nước Pháp Quyền (1954-75 = 21 năm). Dưới thời VNCH ít có chuyện "một người làm quan cả họ được nhờ" vì tôn trọng Nhà Nước Pháp Quyền, nghĩa là mọi người bình đẳng trước pháp luật (PL). Cũng vì những yếu tố này mà THAM NHŨNG và LẠM QUYỀN hiện tràn ngập VN.

** Có câu chuyện 4 anh bộ đội gặp nhau. Một anh hỏi: các bạn biết ông HCM sinh quán ở đâu? Một anh trả lời: ông là dân Nghệ An, một anh trả lời: ông là dân Thanh Hóa. Họ bèn giải quyết bằng bỏ phiếu. Vì hai anh còn lại dân Thanh Hóa nên bỏ phiếu cho anh này. Thế là HCM sinh quán tại Thanh Hóa, dù thực tế ông là dân Nghệ An. Qua chuyện này, bạn thấy tinh thần làng nước của VN mạnh như thế nào.

2/ Chừng nào ĐSQ VN ở nước ngoài đối xử với kiều dân như thế này: Khoảng đầu thập niên 1990, một người Pháp* trong tổ chức phi chánh phủ - mà tôi làm thông dịch - bị chứng lở sơn. Ông ta đến khám bịnh ở TLS Pháp ở Sài gòn. BS dặn: nếu ko hết bịnh thì cho họ biết để sắp xếp về Pháp trong chuyến bay Air France gần nhứt. Ông chỉ là một nhân viên thường của tổ chức này.

3/ Trong khi đó, phần lớn người Việt ko thương yêu, đùm bọc như vậy. Ở VN hay ngoài nước hiện nay có: a/ Rất nhiều người giàu, triệu hay tỉ phú. b/ Rất nhiều người có trình độ KHKT cao, làm việc cho các tổ chức quốc tế như World Bank, các cty nước ngoài, các NGO, lương hay lợi tức rất cao . . .

Họ, như danh hài Hoài Linh, có thể bỏ số tiền lớn để xay NHÀ THỜ TỔ, v.v... nhưng lại ko bỏ tiền để lập một sáng hội (foundation) hầu giúp đỡ hay dạy nghề cho người nghèo hay tranh đấu cho quyền làm người tại VN. Vì họ sợ: a/ Đang sống hay còn thân nhân ở VN. b/ Do cả nể, vì những người đang giữ chức vụ cao trong CQ lại là những bạn bè, từng là du sinh ở các nước cựu CS, nếu lên tiếng thì MẤT LÒNG. Do vậy, dù ở Mỹ hay một nước dân chủ Tây phương, tầm mắt của họ không vượt khỏi "lũy tre làng"!

===

***Nói thêm: Ông này chỉ là GS dạy cấp trung học, sống rất tiết kiệm (chỉ xài cái nào đáng cần, ko khoe của như một số người VN ta). VD: có lần đi ăn với ông ở Phan Thiết, tôi định quăng mấy trái nho bị dập, ông ta cản và ăn chúng rất ngon lành. Hóa ra Tây còn tiết kiệm hơn ta. Nhưng lại đối xử với - người VN làm việc với họ - rất chân tình. Ông cho biết, vật giá ở Pháp rất cao, đi lại trong TP thì bằng xe riêng nhưng đi xa thì dựa vào xe lửa tốc hành TGV nối kết các TP.

Lối sống của công chức các cấp của họ đáng cho chúng ta suy gẫm. Hiện Pháp và Đức là 2 nền KT mạnh nhứt Âu châu nhưng TT Hollande còn đi xe ôm để thăm bồ nhí, ko như các quan VN đi nhậu, đi lễ chùa, đi du lịch với gđ, với gái gú bằng công xa sang trọng!

Friday, February 26, 2021

Tiếng Hát Hậu Phương Kỳ 178 Với Th/Tá Đặng Văn Sơn SĐ 5 BB - Ngày 14 Thá...

 

hương Tín U70 lấy vợ kém 32 tuổi, 'ông hoàng màn ảnh' sống chật vật

Từng là một tài tử nổi tiếng của Việt Nam vào thập niên 1980 - 90 nhưng ở tuổi 64, Thương Tín đang có cuộc sống tận cùng khó khăn khi phải làm nhiều công việc để nuôi vợ trẻ, con thơ.

Thời hoàng kim phát ghen của Thương Tín 

Thương Tín sinh năm 1956, là diễn viên nổi tiếng của Việt Nam vào thập niên 1980 - 90. Sau khi thành công với sân khấu cải lương, ông bắt đầu tham gia vào lĩnh vực điện ảnh và được mọi người yêu mến qua nhiều vai diễn.

Thời điểm đó, khán giả từng gọi ông là tài tử màn bạc và là "át chủ bài" của làng phim ảnh, kịch nghệ miền Nam. Nhắc đến Thương Tín khán giả sẽ nhớ ngay vai thiếu tá Lưu Trọng Kỳ Vọng trong Ván bài lật ngửa, tướng cướp Bạch Hải Đường lỳ lợm trong Săn bắt cướp, Sáu Tâm trong Biệt động Sài Gòn, Tám Thương trong Chiến trường chia nửa vầng trăng... Ở thời kỳ hoàng kim, Thương Tín liên tục chạy sô vì lịch kín hết cả ngày, sáng đóng một phim, trưa đóng một phim, chiều lại đóng phim khác. 

Vì nổi tiếng, đẹp trai nên Thương Tín rất đào hoa. Thậm chí có nhiều bóng hồng tự nguyện đến với ông. Nghệ thuật đã đem tới cho nam diễn viên này danh vọng, tiền bạc và cả phụ nữ. Ông từng có thời gian vàng son, rong chơi và hưởng thụ.

Nghệ sĩ Thanh Loan từng tiết lộ về quá khứ huy hoàng của nghệ sĩ Thương Tín: "Anh Thương Tín là người đầu tiên có mô tô bự, vây quanh là bóng hồng. Đúng là hồi đó có rất nhiều các bà, các cô và phụ nữ trẻ tới tận trường quay chăm sóc cho anh Thương Tín. Tôi cũng phải phát ghen lên".

Tưởng như đã có trong tay mọi thứ nhưng vì mải mê rong chơi, không biết giữ mình nên thứ mà Thương Tín nhận lại là tai tiếng và sự hụt hẫng. Mọi thứ đều tan biến khi Sáu Tâm của Biệt động Sài Gòn vướng vào những cuộc chơi đỏ đen khiến ông mất tất cả.

Ngẫm lại cuộc đời mình, nghệ sĩ Thương Tín suy tư: "Mỗi việc làm, quyết định đều có nguyên nhân và hoàn cảnh đưa đẩy. Dù đúng hay sai, tôi cũng đã làm nên hậu quả thế nào bản thân tự chấp nhận. Chơi cờ bạc không làm tôi tiêu tốn nhiều tiền nhưng đã ảnh hưởng nhiều đến danh tiếng. Đó là điều tôi cảm thấy đáng tiếc".

Thương Tín U70 lấy vợ kém 32 tuổi, 'ông hoàng màn ảnh' sống chật vật

Làm cha ở tuổi 60 và cuộc mưu sinh cuối đời 

Từng trải qua nhiều cuộc tình và những cuộc hôn nhân thất bại, Thương Tín tưởng đâu sẽ sống cuộc sống độc thân đến hết đời thì ở tuổi 58, ông bất ngờ chia sẻ với mọi người về cuộc hôn nhân với một cô gái chỉ mới hơn 20 tuổi và thêm một lần lại được lên chức bố. Từ đó đến nay, Thương Tín lăn lộn trên phim trường kiếm tiền nuôi vợ kém 32 tuổi và con gái.

Trước khi đến với người vợ trẻ hiện tại, Thương Tín nghĩ cứ ráng sống tốt sẽ ổn thôi nhưng thực tế, ở độ tuổi lục tuần, chuyện vợ con gia đình không đơn giản, việc lo để có bữa cơm hàng ngày trang trải sinh hoạt và học hành cho con cũng không đơn giản.

Thương Tín U70 lấy vợ kém 32 tuổi, 'ông hoàng màn ảnh' sống chật vật

Để tiết kiệm tiền, dù hơn 60 tuổi nhưng khi đi đóng phim, Thương Tín toàn chạy xe máy, có khi điểm quay phim cách xa tới cả trăm cây số. Rồi có những hôm đóng phim xong đã khuya ông vẫn chạy cả hơn trăm cây số để về nhà, không dám ở lại vì sợ tốn tiền thuê nhà trọ.

Bộ phim mới nhất mà Thương Tín tham gia là Giã từ cô đơn của đạo diễn Lê Cung Bắc. Ông chấp nhận đóng nhiều vai, kể cả vai nhỏ ít phân đoạn để có thu nhập trang trải nuôi gia đình.

Ông bộc bạch: "Tôi đóng phim phần lớn cũng là vì con gái. Tôi thấy mình thời trẻ kinh tế đủ đầy lại không có con gái để lo, giờ để con chịu thiệt thòi, cực khổ, tôi không chịu được. Ở đỉnh cao cũng không giàu có được nhờ phim nên bây giờ chỉ cần kiếm được tiền lo cho con gái nhỏ thì vai gì tôi cũng nhận".

Ở tuổi 64, nghệ sĩ Thương Tín trông già hơn so với tuổi của mình. Vì cuộc sống khá bấp bênh nên diễn viên Thương Tín đã phải đưa con về quê sinh sống bằng nghề làm hạt điều. 

Ông từng thổ lộ luôn phải sống trong tình trạng thiếu thốn thường xuyên. Vì vậy tôi phải vay nợ anh em, người thân. Thương Tín tâm sự: "Cuộc sống khó khăn, căng thẳng nhưng đó là số phận của mình rồi, tôi phải cố chịu. Điều tôi buồn nhất, có lỗi nhất là không lo được cho con gái đầy đủ. Lúc tôi có tiền, mong có con gái không có, bây giờ có lại không thể chăm lo cho con bằng với người ta".

Thương Tín U70 lấy vợ kém 32 tuổi, 'ông hoàng màn ảnh' sống chật vật

"Thời thế, thế thời, đâu phải cái gì mình muốn cũng được. Giờ đã gần cái tuổi lục tuần, hơn ai hết tôi hiểu sức của mình tới đâu, tầm của mình cỡ nào, thôi cứ cố gắng hết mình trong từng công việc được giao. Giờ mỗi khi xem lại phim mình đóng, tôi không chỉ coi cho mình mà còn coi để dành cho đứa con gái, sau này nó lớn lên cũng hãnh diện khi thấy ba mình cũng từng là một… diễn viên, thế thôi!", nghệ sĩ 64 tuổi nói.

Xem clip Thương Tín và dàn diễn viên 'Biệt động Sài Gòn' hội ngộ sau 33 năm

T.N

Thương Tín: Đời oan trái và nỗi truân chuyên tuổi xế chiều

Thương Tín: Đời oan trái và nỗi truân chuyên tuổi xế chiều

Bất ngờ gặp diễn viên Thương Tín đang lang thang ở nhà thờ Đức Bà (TP. HCM), tôi vội mời anh vào quán ....

 

Ngôi sao màn bạc Thương Tín và cuộc sống thiếu thốn khó tin ở tuổi 59

- Thương Tín là một "át chủ bài" của làng phim ảnh và kịch nghệ miền Nam vào thập niên 80-90 của thế kỷ trước. 

Thương Tín là diễn viên tham gia nhiều phim truyện nhựa, video nhất Việt Nam cho đến thời điểm này với hơn 200 phim như Bài ca không quên, Tiếng đàn, Biển sáng, Tình yêu của em, Vụ án viên đạn lạc, Chiếc vòng bạc, Vụ án hồ con rùa, Đứng trước biển, Biệt động Sài Gòn, Ván bài lật ngửa, Tiếng gọi lúc mờ sáng, Cao nguyên 101, Biển động, Bên dòng song Trẹm 2, Tình và hận, Trà hoa nữ, Bước qua quá khứ, Chiến trường chia nửa vầng trăng, Hoàng đế ngủ lề đường, Dòng sông hoa trắng, Ám ảnh,...Mỗi bộ phim Thương Tín đều để lại cho màn ảnh một hình tượng khó quên.

Ngôi sao màn bạc Thương Tín và cuộc sống thiếu thốn khó tin ở tuổi 59

Thương Tín tên thật là Bùi Thương Tín, sinh năm 1956 tại Phan Rang. Anh là con đầu, sau ông còn 8 người em cả trai lẫn gái, gia đình chỉ có mình ông theo nghệ thuật. Khởi đầu sự nghiệp từ bộ môn nghệ thuật cải lương, đó là niềm đam mê của ông từ nhỏ. Khi mới 13 tuổi, Thương Tín đã bỏ nhà trốn theo một gánh hát cải lương chỉ để được vào vai lính, vai tốt và theo đoàn lưu diễn ở khắp nơi. 

Sau đó, gia đình ông gửi Thương Tín vào học tại Trường Quốc gia Âm nhạc - Kịch nghệ ở Sài Gòn. Khi mới ra trường, anh công tác ở Đoàn kịch nói Cửu Long Giang ( TP HCM) rồi đến Đoàn kịch Kim Cương. Tại Đoàn Kim Cương, ông được đóng cặp với kỳ nữ Kim Cương và nhanh chóng trở nên nổi tiếng với những vở diễn gây ấn tượng mạnh với khán giả như: Bông hồng cài áo, Vực thẳm chiều cao, Huyền thoại mẹ, Tanhia, Trà hoa nữ,... Thương Tín đã diễn tổng cộng trên 100 vai kịch, hai phần ba số đó là vai chính, vai kép độc.

Ngôi sao màn bạc Thương Tín và cuộc sống thiếu thốn khó tin ở tuổi 59

Khởi đầu được đào tạo chính quy qua trường nghệ thuật, thành công ở những vai trên sân khấu đã làm các nhà đạo diễn điện ảnh chú ý đến cái tên Thương Tín. Cuộc đời Thương Tín bắt đầu rẽ sang một trang mới và cuốn hút chàng trai trẻ. Vai đầu tiên Thương Tín đến với điện ảnh là vai Vĩnh, một chàng trai yêu thiết tha miền đồng bằng nắng đỏ với cả tâm hồn say đắm của tuổi trẻ trong phim Nắng đỏ của đạo diễn Lâm Tới. Tình yêu của anh làm cuốn hút cả cô bạn gái của mình.

Ngôi sao màn bạc Thương Tín và cuộc sống thiếu thốn khó tin ở tuổi 59

Sau vai Vĩnh tạo ấn tượng tốt, cho tới nay, Thương Tín đã có đến hàng trăm vai diễn trong nhiều bộ phim hay khác. Thương Tín tham gia hầu hết các xưởng phim truyện trong nước, cộng tác với nhiều đạo diễn và diễn viên với phong cách làm việc khác nhau. Đạo diễn nào cũng nhận thấy ở Thương Tín một tác phong làm việc nghiêm túc, một bản chất nghề nghiệp vững vàng và giàu tình sáng tạo. 

Thương Tín cũng đóng cặp với nhiều nữ nghệ sỹ đình đám, trong số đó phải kể đến nữ diễn viên Lê Khanh. Bộ phim đầu tiên hai người đóng cùng nhau là phim Ám ảnh của đạo diễn Trần Phương. Thương Tín đã bị Lê Khanh dạy cho bài học tập trung trong công việc bằng cách đẩy ngã xuống nước. Kỷ niệm đó cũng giúp hai người thân với nhau hơn. Không chỉ thân trên phim, ngoài đời gia đình Thương Tín và Lê Khanh cũng rất thân thiết, sau này hai người còn gặp lại nhau trong bộ phim Săn bắt cướp.

Ngôi sao màn bạc Thương Tín và cuộc sống thiếu thốn khó tin ở tuổi 59

Cùng với vẻ đẹp khỏe mạnh của hình thể, Thương Tín có lối diễn phóng khoáng, sôi nổi, tự tin. Có khả năng đoán định phát triển tâm lý và diễn tả chuẩn xác những động tác ngoại hình, tạo nên bản chất của nhân vật. 

Thương Tín từng nói: “Tôi đóng một năm rất nhiều bộ phim, đã thể hiện nhiều nhân vật cho nên sợ nhất là lặp lại mình. Tôi rất sợ người xem nói Thương Tín làm trò nhạt nhẽo, vì thế nên mỗi khi được giao vai tôi nghiên cứu hết sức kỹ càng nhân vật, tôi rất cảm ơn những đạo diễn có bản lĩnh đã rèn cho tôi những động tác nhỏ, để làm nên trọng lượng cho nhân vật và cho cả tác phẩm”. 

Ngôi sao màn bạc Thương Tín và cuộc sống thiếu thốn khó tin ở tuổi 59

Thật không sai khi nói Thương Tín sinh ra để trở thành một tài tử điện ảnh. Ở Thương Tín toát ra một thần thái đặc biệt, khó lẫn vào đâu được. Nhắc đến Thương Tín khán giả sẽ nhớ ngay vai thiếu tá ác ôn Lưu Trọng Kỳ Vọng trong Ván bài lật ngửa, tướng cướp Lý Hải Đường lỳ lợm trong Săn bắt cướp, Sáu Tâm trong Biệt động Sài Gòn, Tám Thương trong Chiến trường chia nửa vầng trăng,...Những năm 80-90, Thương Tín liên tục chạy sô vì lịch kín hết cả ngày, sáng đóng một phim, trưa đóng một phim, chiều lại đóng phim khác. Chạy xe hơi đến phim trường, nhảy xuống quay xong lại nhào lên xe chạy đi quay tiếp. Khi đạo diễn mời, mặc dù đang kẹt đóng phim nhưng họ vẫn chờ ông cho bằng được. Nhiều đạo diễn ra mặt không ưa ông mà vẫn mời. 

Điều an ủi nhất là Thương Tín đã tạo được cái tên trong xã hội, ai cũng quý trọng, nhất là các cụ già, gặp ông họ mừng, họ thương, gắng mời về nhà ăn một bữa cơm. Thương Tín nổi tiếng khá sớm, 27 tuổi, ông từng được sách kỷ lục Guinness Việt Nam ghi nhận là nghệ sĩ đóng nhiều phim nhất trong năm (12 phim). Thương Tín từng chia sẻ về thời hoàng kim của mình: “Người hâm mộ lúc đó chen kín lối đi của anh. Anh ra Hải Phòng tham dự Liên hoan Phim toàn quốc, khán giả chặn anh lại, xé áo làm kỷ niệm. Dân giang hồ cho xe ô tô đỗ trước nhà anh, bắt cóc anh đi chơi. Những lần vui với bạn bè, những cơn say với chiến hữu”. Thương Tín rong chơi đúng kiểu, “vội ngày vội tháng vội năm, quên ngoài sân hoa hồng vẫn nở”.

Ngôi sao màn bạc Thương Tín và cuộc sống thiếu thốn khó tin ở tuổi 59

Tuy nhiên, hào quang đến quá nhanh khiến Thương Tín mắc phải nhiều sai lầm vào thời tuổi trẻ. Thương Tín vốn là một nghệ sỹ đào hoa ông đã có nhiều cuộc tình với nhiều nữ nghệ sỹ, và cuối cùng cưới ca sĩ Mỹ Dung, có một người con trai, và có một khoảng thời gian ông theo vợ qua California, Mỹ. Không chịu được cuộc sống nhàm chán, nhớ quê nhớ nghề, Thương Tín một mình quay về nước cùng con trai để tiếp tục sự nghiệp của mình. Nam tài tử cũng từng bị bắt vì tội đánh bạc, sa vào những cuộc chơi thâu đêm bên các bóng hồng. 

Ngoài đời, Thương Tín đã là một tay chơi có tiếng. Ông kể về cuộc sống thời bao cấp: “Thời đó nghề tôi đam mê không nuôi nổi tôi. Thường đóng một bộ phim, tôi nhận 1 chỉ vàng nhưng lại tiêu hết 2-3 cây vàng. Sở dĩ tôi đóng được nhiều phim mà vẫn tiêu xài như thế được vì sau khi ly dị xong đã có một phụ nữ rất giàu yêu tôi. Mỗi lần trong ví tôi hết tiền, cô ấy lại bỏ vào”

Phụ nữ yêu thương Thương Tín thời điểm ấy cũng thật kỳ lạ, yêu thương đúng kiểu: "Chỉ cần anh Thương Tín ngồi yên đấy cho em yêu, cho em lo lắng thôi. Anh không cần yêu lại cũng được". Và Thương Tín, trong khoảnh khắc nào đó của cơn say tuổi tên đã để phụ nữ yêu anh theo cách đó. Để rồi với cá tính mạnh sẵn sở hữu cộng với sự chiều chuộng như duyên nợ, Thương Tín băng mình vào cuộc chơi tưởng chừng không có hồi kết.

Ngôi sao màn bạc Thương Tín và cuộc sống thiếu thốn khó tin ở tuổi 59

Thuở thiếu thời, ở Sài Gòn ngày đó, Thương Tín ăn chơi suốt từ đêm cho đến khuya. Chuyện vào học Trường Quốc gia Âm nhạc - Kịch nghệ chỉ là cái cớ nhằm trốn quân dịch. Học đến năm cuối, thì đất nước thống nhất, Thương Tín lại tiếp tục theo học thêm 4 năm diễn xuất theo yêu cầu mới. Ra trường, đầu quân về đoàn kịch, có biên chế nhưng Thương Tín không sinh ra để ở trong một môi trường bó hẹp. Thương Tín không chịu nổi thủ trưởng của đoàn và rời kịch sang đóng phim, chạm vào vai nào, vang danh vai đó. Những vai diễn đóng đinh trong lòng khán giả, những vai diễn mà hàng chục năm sau người ta vẫn còn nhắc đến. 

Dù đã đóng rất nhiều vai diễn được khán giả yêu mến nhưng vai để đời vẫn là Sáu Tâm trong Biệt động Sài Gòn. Ngày Thương Tín đóng Biệt động Sài Gòn, một cô bé lớp 10 ở Hải Phòng đã thầm yêu trộm nhớ ông tới độ khi ông ra thành phố biển dự LHP, cô nữ sinh này đã chen vào đám đông để chạy đến ôm lấy Thương Tín. Rồi từ đó cô bé mỗi tuần gửi một lá thư tình ái đến ông. Hơn 20 năm sau, bố của cô vẫn gọi điện cho Thương Tín kể, con gái ông gần 40 tuổi vẫn không chịu lấy chồng chỉ vì yêu mỗi mình Ông. Ngoài ra, Thương Tín còn là đạo diễn của hai bộ phim Vết sẹo và Vực thẳm phía trước.

Ngôi sao màn bạc Thương Tín và cuộc sống thiếu thốn khó tin ở tuổi 59

Thời kỳ nổi tiếng, nhìn Thương Tín trên phim, dễ hiểu tại sao có biết bao trái tim thổn thức vì vẻ đẹp góc cạnh, nét duyên ngầm và nam tính của anh. Hơn 20 năm sau, vẫn là Thương Tín nhưng không còn dấu vết của ngôi sao màn bạc năm xưa. Trong mắt công chúng những năm gần đây, Thương Tín thường bị gán với hình ảnh một kép hát về già, một con ngựa hoang đã xuống sắc, hay tay chơi “một thuở”. Sau vụ scandal đánh bạc năm 2007, sự nghiệp của ông như chìm khuất dưới những tin đồn kiểu như “xây dựng sự nghiệp 10 năm đốt một giờ trên chiếu bạc.” Thậm chí đã có lúc, Thương Tín từ bỏ nghiệp diễn, trở về quê và sống những chuỗi ngày cô đơn, mất phương hướng. 

Bao nhiêu năm Thương Tín theo nghề diễn, bao nhiêu năm ông sống trên phù hoa danh vọng, của cải nhiều nhất mà ông dành dụm được chính là căn nhà gạch xây ở quê. Căn nhà mà Thương Tín xây để phụng dưỡng bố mẹ, và cũng là nơi mỗi lần về Ninh Thuận ông có chỗ để tá túc. Có lúc Thương Tín đã nghĩ, hay là mình sẽ dưỡng già ở nơi này. Nhưng cái vận nó vậy rồi, có ngồi yên được một chỗ bao giờ, có bình an bao giờ. Có lúc, Thương Tín đã nghĩ đời là một cuộc chơi dài còn mình là một tay chơi không bao giờ được phép dừng lại. 

Ngôi sao màn bạc Thương Tín và cuộc sống thiếu thốn khó tin ở tuổi 59

Mấy năm gần đây, Thương Tín bất ngờ tái xuất với màn ảnh nhỏ và phim điện ảnh, có lúc ông nhận 3 phim trong cùng một thời điểm. Ở tuổi 59, Thương Tín tự thấy phải cám ơn cuộc đời, vì vào những ngày tháng đen tối nhất một người phụ nữ kém ông 20 tuổi đã đến và sinh cho ông một “thiên thần”. Cô con gái nhỏ 2 tuổi và mái ấm gia đình ở tuổi xế chiều chính là động lực để Thương Tín trở về với nghiệp diễn, để mưu sinh, vun vén lo cho vợ con có cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn. 

"Hiện tại, tôi chạy show nhiều. Ai mời làm gì mà nhắm làm được tôi đều nhận  hết. Thậm chí cả những việc mình không thích tôi cũng nhận. Tôi già rồi, không còn nhu cầu gì nhiều, làm tất cả vì con thôi chứ không vì bản thân nữa. Chỉ cần nghĩ đến cảnh con gái nhỏ không bằng được những đứa trẻ khác, tim tôi thắt lại, tôi đau xót lắm. Còn sức đến đâu tôi sẽ cố gắng làm tất cả vì con". - Thương Tin chia sẻ trong một cuộc trò chuyện gần đây.

hiện tại, Thương Tín đang tham gia bộ phim điện ảnh Già gân, mỹ nhân và găng tơ với vai Trùm chanh, vai diễn này được nhà biên kịch Đức Thịnh nhắm riêng cho Thương Tín. Vai diễn này hy vọng sẽ đánh dấu sự trở lại ấn tượng của nam diễn viên với màn bạc.

Hoàng Khôi