TRẬN CHIẾN ÁC LIỆT CỦA SĐ 6 KHÔNG QUÂN, LIÊN ĐOÀN 31 BĐQ, LỮ ĐOÀN 2 DÙ VÀ HAI TRUNG ĐOÀN CỦA SĐ 2 TẠI PHAN RANG NGÀY 14-15-16 / 04 / 1975
- Trong chiến đấu, tinh thần của người lính quan trọng gấp BA LẦN hỏa lực của đơn vị. Không có trung đoàn tồi mà chỉ có đại tá tồi.—Hoàng đế Napoléon.
. . .
LỜI NÓI ĐẦU: Sau khi bị vây chặc trong nhiều ngày ở quận lỵ Chơn Thành, vào đầu tháng 4/75, LĐ 31 BĐQ đã mở đường máu đến vùng đất do CP kiểm soát. Sau khi bổ sung quân số và ko kịp ngơi nghỉ tại hậu cứ LĐ tại Biên Hòa, LĐ đã được không vận bằng C-130 ra Phan Rang--để thay thế LĐ 2 Dù rút về bảo vệ SG. Trước một đối phương áp đảo về quân số và hỏa lực, LĐ 31, với quân số thiếu thốn (có TĐ chỉ có 200 quân) đã anh dũng đánh trận cuối cùng tại Phan Rang trước khi tan rả.
Sau đây là phần chuyển ngữ từ trang 409-426 của quyển Black April.
====
. . .
THAY QUÂN VỘI VÃ DƯỚI ÁP LỰC ĐỊCH
. . .
"Không biết sự tập trung này của bắc quân, NGÀY 12 THÁNG TƯ, tướng Toàn, TL của QK-3 đã báo cho tướng Nguyễn vĩnh Nghi, TL của BTL tiền phương của QK-3 tại Phan Rang rằng LĐ 2 Dù sẽ rút về SG ngày kế. TĐ 5 LĐ 3 Dù, của trung tá Bùi Quyền, đã rời Phan Rang ngày hôm trước. LĐ 31 BĐQ, vừa chiến đấu mới đây ở quận lỵ Chơn Thành và hiện phục hồi tại căn cứ Long Bình gần SG, và sđ 2 bộ binh, với hai trung đoàn, cộng thêm vài xe M-113, và một pháo đội (gồm 6 đại bác 105 ly), sẽ thay thế quân Dù. Dù cho Nghi phản đối, Toàn ko đổi ý. Sau khi gửi LĐ 1 Dù của trung tá Nguyễn văn Đỉnh đến Xuân Lộc, Toàn rất cần phục hồi quân trừ bị chung quanh SG. Toàn sau này đã nói với tác giả George Veith, "SG quan trọng hơn Phan Rang." Nói thêm: LĐ 1 Dù, đầu tháng 3/75 còn hoạt động ở Thường Đức Quảng Nam nhưng sau đó lên tàu về SG để dưỡng quân và làm trừ bị.--người dịch.
Lúc 6 giờ sáng ngày 13 tháng tư, LĐ 31 BĐQ, với ba tđ và những đv yểm trợ, đã tập hợp tại sân bay Biên Hòa để đi Phan Rang. Đến 4 giờ chiều, đổ quân hoàn tất. SĐ 2 bb, gồm trung đoàn 4 và 5--riêng trung đoàn 6 và một pháo đội gồm 6 khẫu 105 ly đã đi Phan Thiết ngày 12/4 để bảo vệ tp này--cũng bắt đầu chuyển đến Phan Rang. Ngày 13/4, trung đoàn 4 tới bằng xe, và trung đoàn 5 tới ngày kế. Trung đoàn 5 là đv yếu nhứt của chuẩn tướng Nhật: gồm một tđ ĐPQ của Long An và một TĐ vá víu từ nhiều đv khác nhau của sđ 2. BTL SĐ đến vào sáng 15/4.
Không gì tệ hại hơn quyết định của tướng Toàn khi thay quân ở ngay tuyến đầu, đặc biệt dưới áp lực của địch. Quân mới đến cần thời gian để quen địa thế và tình hình của địch quân. Các đv yểm trợ như pháo hay tiếp vận cũng cần thời gian để tổ chức. Dù hỏa lực của không quân dồi dào, nhưng nếu bắc quân bắt đầu pháo, việc yểm trợ này sẽ nhanh chóng tan biến. Đại bác cũng ko đủ, cũng như ống nhắm, đạn, và phụ tùng. Máy truyền tin rất ít, và những trang bị khác cũng thiếu. Nói thêm: mọi xăng dầu dùng cho xe và máy bay đều chở từ máy bay từ SG hay từ Phan Thiết vì Cam Ranh đã bị chiếm từ đầu tháng 4.
Sau khi gặp tướng Nghi và Sang, ĐT Biết, chỉ huy LĐ 31 BĐQ, đã gửi TĐ 31 thay thế TĐ 11 Dù ở đèo Du Long--đây là tuyến đầu và xa nhứt của mặt trận Phan Rang. TĐ trưởng của TĐ 11 dù và một đại đội đã rút về sân bay Thành Sơn tại Phan Rang, trong khi ba đại đội khác của tđ này đã lập phòng tuyến trên các đỉnh đồi dọc QL-1 ở bắc Phan Rang. Họ sẽ rút về Thành Sơn buổi sáng kế và sau đó về Biên hòa. Một TĐ BĐQ khác sẽ được gửi tới Ba Râu để thay thế tđ 3 dù. ĐT Biết để TĐ 52 ở sân bay Thành Sơn làm trừ bị. (TĐ này bị thiệt hại trung bình trong trận đánh cuối tháng 3 ở quận lỵ Chơn Thành--người dịch). Trung đoàn 4 của sđ 2 sẽ bảo vệ QL-11, con đường từ Đà lạt xuống Phan rang. Khi trung đoàn 5 tới, sẽ được giữ lại gần sân bay.
Khi máy bay chỡ BĐQ đến sân bay Thành Sơn, ĐT Nguyễn thu Lương chỉ huy LĐ 2 Dù, đã cho TĐ 7 Dù và phần lớn của bch LĐ lên các máy bay này. TĐ 3 và 11 Dù sẽ khởi hành ngày 14/4, hoàn tất việc rút LĐ 2 Dù trừ pháo binh--cần thêm một ngày.
TĐ 31 BĐQ của thiếu tá Nguyễn văn Tú đã tới đèo Du Long khoảng 6 giờ chiều ngày 13/4. Sau khi định hướng và quan sát phòng tuyến mà Nhảy Dù để lại, Tú đã hoàn tất việc thay quân lúc 10 g đêm. Trong khi tương đối bình yên trên phòng tuyến Nam quân, Tú đã lo lắng rất nhiều. Những đv đóng gần họ là ĐPQ tại quận lỵ Du Long--đã trở lại tp này sau khi trước đó đã bỏ chạy trong hoảng loạn. Khi Tú hỏi ĐT Biết về yểm trợ hỏa lực, Biết đã bảo đảm rằng dù ko có pháo binh nhưng không yểm thì thừa thải. Tuy nhiên, thiếu pháo binh hay viện binh ko là nỗi lo duy nhứt của Tú, mà là quân số thiếu trầm trọng. Khoảng 200 lính, chưa bằng nửa cấp số, đã có mặt tại Biên Hòa sáng hôm đó. Thông thường, những lính trể phép hay vắng mặt sẽ có mặt đầy đủ sau vài ngày khai diển hành quân, nhưng thiếu tá Tú ko biết làm thế nào họ có thể đến Phan Rang xa xôi để trình diện.
Trong khi Tú quan sát những dãy đồi, ông suy nghĩ về nhiệm vụ kép của ông: ông phải theo dỏi dân tị nạn xuôi nam, trong khi đặc công cs sẽ trà trộn với dân. Nếu là lính sẽ bị giữ lại và gửi về hậu phương để lập dv mới. Trong khi Thiếu tá Tú, một người nhập ngũ từ 1963, đi vào giấc ngủ dưới bầu trời đầy sao, đây là có lẽ là một trong những đêm yên bình cuối cùng của cuộc đời lính của ông.
BẮT ĐẦU CỦA KẾT THÚC CHO PHAN RANG
Vì lúc 5:30 sáng ngày hôm sau (14 tháng tư), pháo của csbv đã bắt đầu nổ trên nhiều vị trí gần Du Long, Ba Râu, và những làng nhỏ dọc QL-1. Nói thêm: Từ Cam Ranh, theo QL-1, đi về phía nam sẽ gặp đèo Du Long và quận lỵ cùng tên, sau đó là làng Ba Râu--làng này ở phía tây QL-1, nằm giữa Du Long và Phan Rang, và làng Kiên Kiên gần đó và cũng nằm trên QL.-- người dịch. Trong một giờ, mưa pháo của bắc quân đã rơi trên các hầm trú ẩn của bđq tại đèo Du Long (chỉ mới có mặt tại đây lúc 10 giờ đêm 13/4) và của Nhảy Dù tại Ba Râu. Lúc 6:30 sáng, một số xe tăng và các đợt xung phong của bộ binh csbv đã cố gắng chọc thủng phòng tuyến của Tú, nhưng BĐQ đẩy lui. Hai A-37 đã xuất hiện sau đó 30 phút. Nhưng bom đã rơi quá sớm và trúng một vị trí bđq, làm bị thương hơn 10 lính của Tú. Dù bị thả bom lầm và pháo địch nặng nề, bđq vẫn cầm cự.
Không thể tiến theo QL-1, bắc quân đi xuyên qua các đồi núi, đi vòng qua (bypass) các vị trí bđq, và tấn công quận lỵ Du Long. Chỉ sau một trận đánh ngắn ngủi, đpq tan hàng và tp này bị chiếm. Dù Tú vẫn giữ được vị trí, nhưng nay ông bị đánh bọc sườn. Ông gọi ĐT Biết và nhận lịnh giữ vững vị trí, vì viện quân từ tđ 52 sẽ tới. Dù TĐ 52 BĐQ cố gắng tiến lên, nhưng họ bị cầm chân bởi cánh quân thứ hai của sđ 3 csbv. Lúc 4 g chiều, Tú nhận lịnh rút lui về sân bay.
Tú đã quyết định chia lính thành những toán nhỏ để xuyên qua phòng tuyến địch. Sau khi ra lịnh và hướng dẫn kỹ lưỡng, Tú bắt đầu rút với bch tđ. Khi ông tuột xuống núi, ông đột nhiên thấy một T-54 quay pháo tháp và chỉa đại bác về phía toán của ông. La lên cho kẻ khác cùng chạy, Tú đã lao nhanh xuống núi, cố gắng thu hút sự chú ý của xe tăng này. Quả đúng như vậy: xe này bắn một phát về ông, nhưng nổ gần đó. Ông choáng váng (dazed) ngả xuống đất. Nhận thấy bị ướt sau lưng và chân phải, ông cảm thấy sợ, ko biết mình bị thương nặng như thế nào. Cẩn thận đưa tay về phía sau, ông đã khám phá rằng một miểng đạn đại bác đã trúng và làm bể bi-đông nước, làm ướt chân ông. Đứng đậy, ông đã tiếp tục di chuyển, và vào sáng hôm sau, ông và phần lớn tđ tới sân bay. Tuy nhiên chỉ có 80 người của đv sống sót. Đèo Du Long, được xem như phòng tuyến quan trọng cho Phan Rang, đã thất thủ.
Trong khi pháo dập các vị trí của lđ 31 bđq, các thành phần của trung đoàn 25 csbv bắt đầu tiến về sân bay. Chẳng bao lâu trực thăng thấy một số lớn bắc quân ngụy trang bằng lá cây tiến về sân bay. Các trực thăng võ trang của trung tá Lê văn Bút đã cố gắng ngăn chận chúng, nhưng chúng đã xâm nhập sân bay và ào tới khu vực chứa máy bay. (Nói thêm: trung tá Bút năm 1979-80 ở tù cùng trại Nam Hà B với tôi, chỉ khác đội.--người dịch). Tướng Nghi lập tức ra lịnh cho ĐT Lương chỉ huy một thành phần của tđ 11 Dù--đang chờ ở phi đạo để về SG, phải ngăn chận bắc quân. Lương phản đối, nói rằng trách nhiệm bảo vệ sân bay là của sđ 2 nhưng cuối cùng miễn cưỡng tuân lịnh.
Lương yêu cầu bốn xe M-113 đang đậu tại sân bay dưới quyền ông, tướng Nghi đồng ý. May mắn cho họ, sự phối hợp giữa M-113 và trực thăng võ trang đã chận đứng hữu hiệu cuộc tiến công này. Khi Nhảy dù đẩy bắc quân khỏi sân bay, cuộc chiến trở nên ác liệt. Chỉ huy tđ 11 Dù kể lại: "Ngay khi lính dù vượt qua hàng rào phòng thủ, địch quân bắt đầu bắn dữ dội. Một xe M-113 bị trúng B-40 bốc cháy. Hai đại đội dù đã liều chết xung phong, trong khi gunship (trực thăng võ trang) tấn công bắc quân đang cố gắng bao vây hai đại đội dù này. A-37 đã tấn công các vị trí súng cối địch ở các chân đồi kế sân bay. Bắc quân đã dùng khói màu để đánh lừa các A-37. Lính dù đã đánh cận chiến bằng cách dùng lựu đạn và lưởi lê. Cuộc phản công anh hùng này của tđ 11 dù đã gây thiệt hại nặng cho bắc quân. . . để lại hơn 100 xác. . . phía chúng tôi chết và bị thương sáu người và một M-113 bị cháy."
Sau khi đánh bại tấn công này của trung đoàn 25, Lương đã định thuyết phục Nghi rằng tình hình đã yên. Ông dùng jeep chỡ Nghi và Sang thăm Ba Râu. Khi họ trở về, một công điện cho Nghi biết rằng Trần văn Đôn, bộ trưởng quốc phòng mới bổ nhiệm, sẽ cùng tướng Toàn đến thăm vào ngày 15/4. Nghi đã yêu cầu Lương ở lại thêm một đêm để đích thân hướng dẫn Đôn và Toàn thăm khu vực. Dù càu nhàu (grumble) nhưng Lương vẫn tuân lịnh. Nói thêm: LĐ 2 Dù đã có lịnh rút về SG, nghĩa là thuộc điều động của BTTM, nhưng vì chưa có phương tiện nên nấn ná ở lại sân bay, do vậy Lương đã có thái độ như vậy với tướng Nghi--người dịch).
Trong đêm 14/4, Nam quân đã chống trả thành công cuộc tấn công của sđ 3 csbv. Bắc quân đã chiếm tp Du Long và đèo cùng tên, các cao điểm gần Ba Râu, nhưng ko thể tiến xa hơn trên ql-1. Các TL của csbv đã quyết định gửi thêm một tđ để tăng cường cho trung đoàn 25 biệt lập, đưa đại bác gần tuyến đầu hơn, và tiếp tục tấn công và chiếm Ba Râu ngày kế.
Vào bình minh của ngày 15 tháng tư, bắc quân đã tiếp tục pháo dữ dội, lần này tập trung vào Ba Râu và một ấp nhỏ hơn gần đó có tên là Kiên Kiên, bảo vệ bởi tđ 3 Dù. Chỉ huy tđ này, thiếu tá Lã quí Trang, có ba đại đội chiếm cao điểm ở tây ql-1, và bch TĐ và một đại đội khác ở đông ql-1 tại Kiên Kiên. Hai đại đội của tđ 11 dù hỗ trợ họ, cộng với các thành phần của tđ 52 bđq. Sau một đợt pháo dữ dội kéo dài một giờ, bắc quân tấn công. Các đại đội của Trang ở tây QL-1 chẳng bao lâu đã lâm vào tình trạng tuyệt vọng (dire strait): họ đã cầm cự trong vài giờ với địch quân quân số áp đảo, lại còn bị pháo và bộ binh tấn công liên tục. Vào buổi trưa, Trang xin Lương rút lui. Lương đồng ý và Trang ra lịnh quân Dù ở tây QL-1 phân tán và rút về sân bay. Còn ông và thành phần còn lại rút lên cao điểm ở đông của ql-1, và gọi máy bay phá hủy cây cầu trên ql-1 tại Kiên Kiên. Nói thêm: ở đông QL-1 có nhiều đồi và hang động nên giúp quân dù hay BĐQ có thể cầm cự lâu dài, ko trống trải nhiều như phía tây của QL.--người dịch. Bắc quân phải dừng quân để công binh làm đường vòng quanh cây cầu này. Một ngày đã trôi qua. Vì bắc quân chậm chạp chiếm lãnh thổ, ở nhịp độ này, họ phải cần một tuần để tới tỉnh lỵ Phan Rang của Ninh Thuận. Một trì hoãn như thế sẽ đe dọa khả năng của đoàn quân này để đến SG kịp thời để tham gia tấn công với các đoàn quân khác. Một số chiến thuật mới được áp dụng, và những gì mà tướng An học ở Liên Xô đã đóng góp cho thành quả này.
ÁP DỤNG CHIẾN THUẬT CỦA LIÊN XÔ ĐỂ TẤN CÔNG PHAN RANG
Ngày 13 tháng 4, một đv tiên phong của bắc quân gồm 1 tđ của trung đoàn tăng 203 và trung đoàn 101, sđ 325--xuất phát từ Đà nẳng ngày 7/4, đã tới Vịnh Cam Ranh. Cùng đi với họ có tướng Nguyễn hữu An. Dựa vào thời biểu chặc chẽ và trận đánh trước đó hai ngày chống lại những nút chận của vnch trên QL-1, trung tướng Lê trọng Tấn nói An hãy giao nhiệm tấn công thọc sâu để chiếm Phan rang cho hai đv trên. An nhanh chóng thảo một kế hoạch táo bạo để tấn công tp bị bao vây này.
Kế hoạch gồm một mũi nhọn (spearhead) gồm 20 xe T-54 và thiết vận xa (armored personnel carier hay APC) của tđ 4 trung đoàn tăng 203, tăng cường bởi một tđ bộ binh của trung đoàn 101. Một số bộ binh có thể ngồi trên xe thiết giáp trong khi phần còn lại ngồi trên xe tải chạy xen kẻ (intersperse) với các xe chạy xích. Một bch nhẹ của trung đoàn 101, bảo vệ bởi vài súng 37 ly phòng không do xe kéo, sẽ bám sát thành phần dẫn đầu. Kế đó là những xe tải chỡ 2 TĐ còn lại của trung đoàn 101, cùng với những pháo 85 ly nòng dài để cung cấp hỏa lực trực tiếp. Một TĐ phòng không ở cuối đoàn quân để chống máy bay A-37. Đoàn quân này sẽ dùng tốc độ và hỏa lực của thiết giáp, bộ binh, và pháo phòng không, theo chiến thuật "vừa di chuyển vừa đánh" (attack from the march) để áp đảo đối phương. Đây là một chiến thuật của thiết giáp Sô-viết mà An đã học ở Liên Xô. Nếu mũi nhọn kể trên thất bại, An sẽ dùng một đv khác gồm trung đoàn 18 cũng của sđ 325 và TĐ 5 thiết giáp. Để tập trung pháo cho tấn công này, sđ 325 sẽ triển khai pháo của sđ bên cạnh pháo của sđ 3 để họ có thể phối hợp hỏa lực. Vì lính của sđ 325 KHÔNG QUEN với địa thế này, TL phó của QK-6 sẽ ngồi trong một của những xe tăng đầu tiên.
An cũng giao nhiệm vụ cho những đv csbv khác. Vì những cuộc oanh kích thành công sẽ gây thiệt hại nặng cho bộ binh ngồi trên xe tải, bộ tham mưu của quân đoàn đã chỉ định hai trung đoàn phòng không bảo vệ hai cánh quân này, và giao cho sđ 673 phòng không trách nhiệm bảo vệ mọi đv trong trận tấn công này. Riêng sđ 3 sẽ giữ các vị trí của họ và để mũi nhọn kể trên qua mặt họ. Sau đó sđ này sẽ mở cuộc tấn công thứ hai với 2 trung đoàn cơ hữu và trung đoàn 25 biệt lập. Một trung đoàn sẽ tiến theo mặt tây của QL-1 và chiếm những làng và cao điểm nằm gần chu vi phòng thủ của sân bay Thành Sơn. Một trung đoàn khác sẽ tấn công phía đông của Ql-1 và chiếm cảng Ninh Chữ, 1.6 km bắc của Phan Rang. Trung đoàn thứ 3 làm trừ bị. Trung đoàn 25 cộng sẽ tung ra một tấn công khác vào sân bay này. Một TĐ quân địa phương mới thành lập sẽ cắt QL-11 giữa Thành Sơn và Phan Rang, trong khi du kích sẽ quấy phá các vị trí của Dù và BĐQ trước cuộc tấn công chánh. Những thành phần chánh này sẽ xuất phát từ một khu tập trung gần Cam ranh lúc 10 giờ tối NGÀY 15 THÁNG TƯ. Tấn công sẽ bắt đầu lúc 5 giờ sáng NGÀY KẾ, và sđ 325 được lịnh chiếm mọi mục tiêu vào cuối ngày.
Cuộc tấn công, tính tới thời điểm này, có thể được gọi là cuộc hành quân phối hợp lớn nhứt giữa nhiều binh chũng của bắc quân. Và tiến xa nhứt kể từ Tổng Tấn Công Năm 1972. Không lập lại thất bại ở An lộc khi thiết giáp tấn công nhưng ko có bộ binh và phòng không yểm trợ đúng mức. Tóm lại, quân csbv đã tập trung 40 xe bọc sắt và hai trung đoàn bộ binh, yểm trợ bởi một sđ phòng không và hai trung đoàn pháo, để mở một cuộc tấn công gồm hai mũi vào một mục tiêu nằm trên một xa lộ rất tốt và cách điểm xuất phát 16 CÂY SỐ. Một khi đoàn quân này chọc thủng phòng tuyến VNCH và vào Phan Rang, các đv đi đầu sẽ tỏa ra vài hướng để bảo vệ tp này. Kế đó họ sẽ hỗ trợ cuộc tấn công vào sân bay, ở tây bắc của tp, và lập các nút chận trên ql-1 phía nam Phan Rang để chận đường rút của quân vnch.
Nguyễn hữu An đã lo âu về các máy bay ném bom của nam VN, nhưng ông cảm thấy tin tưởng rằng hàng rào pháo đặt quanh sân bay này sẽ hạn chế các hoạt động của không quân đủ cho phép đoàn quân tấn công vào Phan Rang trước khi máy bay có thể phản ứng. Bí mật tuyệt đối được duy trì để bảo đảm yếu tố bất ngờ. Để nhắn mạnh ý định của TL của quân khu, viên chỉ huy thiết giáp đã có chỉ thị cho chỉ huy của tđ 4 xe tăng: "Đồng chí phải tấn công với tốc độ cao, dùng hỏa lực mạnh để đập tan phòng tuyến bên ngoài của địch, và nhanh chóng tiến vào Phan rang. Dù điều gì xảy ra, ko được ngừng tấn công."
KẾ HOẠCH PHÒNG THỦ PHAN RANG
Nam VN (và người Mỹ) đã hoàn toàn ko biết kế hoạch trên đây. NGÀY 14 THÁNG TƯ, tướng Nghi nhận mật điện thông báo rằng cựu tướng Trần văn Đôn, bộ trưởng quốc phòng mới bổ nhiệm của CP Nguyễn bá Cẩn, sẽ tới Thành Sơn lúc 12 giờ trưa. Ngày trước đó, James Lewis, một cựu sĩ quan LLĐB Mỹ nay làm cho CIA, cũng tới Thành Sơn. Y nói tiếng Việt thành thạo và biết rõ vùng này. Y đã ở Nha Trang tới lúc di tản. Công việc của y là cung cấp cho CIA tình hình Phan Rang.
Vào sáng 15/4, sau cuộc họp nội các đầu tiên của CP của Nguyễn bá Cẩn, Đôn đã gọi các lãnh đạo cao cấp của QLVNCH, bao gồm tướng Viên và Toàn, để lập một chiến lược bảo vệ đất nước. Sau cuộc họp, Đôn và Toàn bay ra Thành Sơn. Vì Nghi yêu cầu, ĐT Lương của LĐ 2 Dù dùng jeep chỡ Đôn và Toàn đi quan sát một vòng. Sau đó họ trở lại sân bay để nghe Nghi và bộ tham mưu thuyết trình.
Trong buổi họp, Nghi đã yêu cầu trả lại LĐ 2 Dù (vì đã được lịnh rút về SG), và đặc biệt yêu cầu giữ lại một TĐ Dù đang có mặt ở Phan Rang. ĐT Biết của BĐQ và tướng Nhựt của sđ nêu các trở ngại: thiếu tiếp liệu, xăng dầu, và trang bị, và TINH THẦN THẤP của binh sĩ. Đôn hứa khi về SG sẽ ra lịnh cho BTTM trả LĐ 2 Dù về Phan Rang. Ông cũng sẽ cố gắng hết sức để tìm trang bị mà các đv bảo vệ Phan Rang đã thiếu, như máy truyền tin, ống ngắm và đạn cho đại bác 105 ly, xăng dầu cho máy bay và M-113. Về các tin đồn chia đất, Đôn nói một đường chia cắt sẽ tạo một VNCH mới, đường này chạy từ Tây ninh ra biển, điểm cuối là NHA TRANG. Để củng cố đòi hỏi này của VNCH, Đôn ra lịnh cho ĐT Lương tái chiếm Nha Trang. Một Lương sửng sốt (flabbergasted) đã nói với Đôn cần cả một sđ dù để tái chiếm tp này, một kỳ công (feat) mà hai TĐ còn lại của ông khó thực hiện. Đôn và đoàn tùy tùng, chán nản (disheartened) với tình hình Phan rang, lên đường vào giữa chiều.
Vào tối ngày 15 tháng tư, và trong lúc tướng An đang chuẩn bị đâm một dao vào tim của phòng tuyến Phan Rang, các đv của vnch tại tỉnh Ninh Thuận, quê hương của TT Thiệu, được bố trí như sau: không quân sẽ cung cấp không yểm từ sân bay, trong khi các tàu nhỏ (cutter) của hải quân như Trần Nhật Duật HQ-03 và Trần Bình Trọng HQ-05 và vài tàu khác chạy dọc theo bờ biển cung cấp hải pháo và chỉ huy bởi phó đề đốc Hoàng cơ Minh.
Trên mặt đất, nam quân tập trung quanh sân bay. Trung đoàn 4 của Nhựt bảo vệ phía tây dọc QL-11, chạy từ Đà lạt xuống; trung đoàn 5 phụ trách khu vực nam của sân bay. Vì ĐT Lương chuẩn bị rút về SG, ông đặt phần lớn LĐ sát sân bay. Ông chỉ có ba đại đội, thuộc hai TĐ Dù vẫn còn ở Phan Rang và bảo vệ QL-1: một đ.đ. của TĐ 3 ở làng Kiên Kiên, trong khi hai đ.đ. của tđ 11 đã rút về phía nam tới Núi Cà Đú, cao điểm khống chế đường tiến sát phía tây trên ql-1 tới Phan Rang. LĐ 31 BĐQ có TĐ TĐ 36 ở bắc sân bay, trong khi những thành phần của TĐ 52 ở Ba Râu cũng đã rút về để bảo vệ chu vi của sân bay. (TĐ 31 của thiếu tá Tú trước đó đã bị tiêu diệt ở Đèo Du Long). Pháo binh chỉ còn vài khẫu. Một TĐ ĐPQ bảo vệ tp Phan Rang, trong khi tđ kia bảo vệ sân bay.
Chỉ có một ít đv VNCH trên QL-1 giữa bắc quân và tp Phan Rang. Không rõ tại sao Nghi lại bảo vệ yếu ớt QL-1. Có lẽ ông nghĩ rằng bắc quân ko thể tấn công trực tiếp tp này trong vòng một tuần lễ, vì các phi công của ĐT Thảo đã báo cáo các cầu trên ql-1 từ Cam ranh tới đèo Du Long đã bị phá hủy. Do đó, trong buổi sáng quyết định của ngày 16 tháng tư, chỉ có một trung đội nhảy dù đối diện đại quân kể trên của csbv. Những lính nhảy dù còn lại này đang ở trong những công sự trên đồi núi khống chế QL-1.
BẮC QUÂN TẤN CÔNG CHỚP NHOÁNG
Dù lịnh của An là "bí mật tuyệt đối" được duy trí, lúc 2 GIỜ SÁNG 16 THÁNG TƯ, một máy bay trinh sát điện tử loại EC-47 đang bao vùng đã bắt được mật điện gửi đi từ một bch bắc quân (có lẽ là bch tiền phương của sđ 325) với danh hiệu "Sông Hồng". BCH này đang cố gắng phối hợp giữa các đv thiết giáp và bộ binh. Chiếc EC-47 vội đáp xuống sân bay và báo với ĐT Thảo rằng bắc quân sẽ tấn công LÚC 5 GIỜ SÁNG. Thảo báo Sang và Nghi và xin ném bom. Sang đồng ý và các phi công bay suốt đêm để tấn công đoàn xe bắc quân trên QL-1 tại khu vực đèo Du Long.
Lúc 3 giờ sáng ngày 16 tháng tư, Thảo báo Nghi rằng rất nhiều xe csbv chạy qua đèo này. Nghi đã choáng váng (stunned). Ông muốn biết làm thế nào bắc quân đã đến gần như vậy nếu các cầu đã bị đánh sập. Sang và Thảo bối rối (perplex), và bắt đầu hỏi vài phi công. Họ đã sớm có câu trả lời: các phi công quá căng thẳng (over-stressed) này, vì sợ đe dọa ngày càng gia tăng của SA-7, chỉ cố gắng ném bom càng gần các cầu càng tốt và báo cáo cầu bị phá. Lính bộ binh đã ko phá cầu khi rút quân do phải để dân chạy qua. Chỉ có vài cầu gần Kiên Kiên bị phá, còn lại đều còn nguyên. Tệ hơn nữa, vì ko có chỉ dẫn, lính vnch đã ko buộc chất nổ vào cầu để họ có thể nhanh chóng phá hủy khi khẩn cấp. Đó là một sai lầm lớn.
Quân du kích địa phương, theo lịnh của An, đã mở màn cuộc tấn công. Quân Dù tại chu vi sân bay và núi Cà Đú, cũng như BĐQ ở bắc sân bay, bị pháo và bộ binh thăm dò. BCH của Nghi suốt đêm cố gắng gọi BTTM ở SG để báo cáo địch tấn công và xin tiếp tế lập tức, nhưng toán truyền tin của ông ko thể liên lạc với SG!
Đúng 5 giờ sáng, đại pháo csbv bắt đầu. Đạn pháo rơi xuống các hố chiến đấu của trung đội dù ở ql-1 gần Kiên Kiên. Chẳng bao lâu, xe tăng, thiết vận xa và xe tải chỡ đầy binh sĩ đi ngang qua các vị trí của sđ 3 csbv. Chiếc tăng dẫn đầu trúng đạn chống tăng của nam quân, các xe khác nhanh chóng bắn trả. Bộ binh csbv nhảy khỏi xe và đẩy lui nhảy dù, sau đó tiếp tục xuôi nam.
KHÔNG QUÂN XUẤT KÍCH
Dù bị pháo dữ dội và mệt lả sau khi oanh kích suốt đêm, các phi công A-37 cất cánh trở lại. Khoảng cách giữa sân bay và tăng địch trên ql-1 ngắn đến nỗi phi công đã ko có thời giờ để thu bánh đáp trước khi thả bom. Dù sương mù của sáng sớm, khói từ đạn đại bác, và hỏa lực phòng không dày đặc, các phi công vẫn kiên trì. Một chiếc tăng đầu tiên, rồi một chiếc khác trúng bom. Tuy nhiên thiết giáp tiếp tục tiến. Các A-37 liên tục nhào xuống, bom đã khiến xe tải và tăng bốc cháy. Các gunship trong phi đoàn của trung tá Bút cũng tham chiến. Đoàn quân nam tiến đã bắn trả A-37 bằng súng phòng không. Một số máy bay bị thiệt hại nặng và cố gắng trở về sân bay. Dù bị máy bay tấn công, các xe tăng tiếp tục tiến. Bằng cách đi vòng quanh các cầu đã bị hư gần Kiên Kiên, trong vòng một giờ, những xe tăng đi đầu đã tới ngoại ô của tp Phan Rang.
Phản ứng nhanh của các A-37 của Thảo và gunship của Bút đã làm chậm đáng kể những xe tải chỡ phần còn lại của trung đoàn 101 csbv. Trong khi thiết giáp tiến về trước, các xe tải này phải ngừng để tránh máy bay ném bom liên tục. Tệ hại hơn nữa, các đv phòng không ở phía sau ko bắt kịp đoàn xe tải. Hậu quả là, đoàn xe tải vượt xa đoàn xe phòng không nhưng ko bắt kịp cánh thiết giáp. Các A-37 đã ko bỏ cơ hội hiếm có này. Quân sử của QĐ-2 CSBV viết:" từ 6 đến 9 giờ sáng, máy bay địch thực hiện 37 phi xuất (mỗi phi xuất hai chiếc) tấn công đội hình thứ hai của trung đoàn 101. Có sáu xe bị hủy, 10 chiếc khác bị hư hại--có một tăng, một số cán bộ và chiến sĩ chết và bị thương. Cán bộ và chiến sĩ đã quyết tâm tiếp tục tiến quân, nhưng pháo và không yểm của địch đã làm chậm rất nhiều bước tiến của họ. . . . TĐ 120 phòng không, vẫn còn ở khu vực Du Long và tầm súng của họ ko thể với tới khu vực ở nam của làng Hồ Diêm. Nói thêm: đây là làng Công giáo chống cộng.--người dịch. Các vị trí đại bác của sđ 3 và của trung đoàn pháo của sđ 325 ko thể với tới hay làm tê liệt sân bay Thành Sơn và ko thể trấn áp các vị trí pháo địch đặt bên trong sân bay hay từ khu vực núi Cà Đú".
Vì lực lượng của ông bị chận đánh giữa đồng trống, TL của sđ 325 nắm quyền chỉ huy hai tđ của trung đoàn 101. BTL của quân đoàn 2 csbv ra lịnh cho tư lịnh của cánh quân phòng không phải đẩy các đv của y về phía trước để bảo vệ cánh bộ binh đang nguy khốn, nhưng các đv phòng không vẫn còn cách xa cánh bộ binh này. Cánh thiết giáp đi đầu đã từ từ ko còn bộ binh tùng thiết bảo vệ họ.
SƯ ĐOÀN 3 CSBV CỨU NGUY
May mắn cho bắc quân, sđ 3 đã cứu họ. Theo kế hoạch ban đầu, sau khi cánh thiết giáp vượt qua vị trí của họ, sđ 3 đã bắt đầu tấn công. Tuy nhiên, sau khi một tđ chiếm vài làng ở tây ql-1, tiến gần tới sân bay, và kềm chân bđq vnch, một trung đoàn của sđ đã thay đổi kế hoạch. Họ đã gửi một tđ khác để chiếm núi Cà Đú và chận Nhảy Dù--đv này từ trên núi tràn xuống đường và dùng súng chống tăng để chống xe tăng bắc quân. Trung đoàn này của sđ 3 csbv đã bắt tay với cánh thiết giáp đi đầu trong khi những trung đoàn khác của sđ 3 tiến dọc phía đông của ql-1. Với bộ binh mới vừa tăng viện, bắc quân nhanh chóng tiếp tục tiến quân. Chẳng bao lâu họ gặp phòng tuyến cuối cùng bên ngoài tp, đó là một đv đpq trong các hầm hố. Sau 45 phút, họ đã đẩy lui đpq nhưng mất thêm hai xe tăng và hàng chục binh sĩ. Sau khi diệt phòng tuyến cuối cùng, đoàn xe tăng này tiến vào tp và nhanh chóng chiếm bch tiểu khu. Dù cánh xe tăng dẫn đầu mất 1/4 số xe tăng và phần lớn bộ binh tùng thiết, lúc 7 giờ sáng Bắc quân đã kiểm soát tp này.
Theo kế hoạch ban đầu, một số xe tăng và xe tải nhanh chóng tách ra từ đoàn quân. Một nhóm hướng về cảng chánh và nhóm khác hướng về một cầu trên ql-1 ở nam tp. Chiếm cầu sau trận đánh ngắn ngủi, csbv tiếp tục về phía nam và chiếm một quận lỵ gần đó, thực tế đã chận đường rút của nam quân. Ở cảng, một T-54 đã tiến vào bến tàu. Thấy tàu chạy ra biển, chiếc này nổ súng và bắn chìm một tàu nhỏ. Một số đv ra khỏi tp để bắt tay trung đoàn của sđ 3 đang tiến ở phía đông của ql. Lúc 9:30 sáng, đoàn quân này đã đè bẹp mọi kháng cự còn lại của vnch và chiếm cảng Ninh Chữ. Với hai cảng nay trong tay cs và QL-1 bị cắt, thòng lọng quanh bch của Nghi đã nhanh chóng siết chặt.
Trong khi trận chiến diển tiến, An đã di chuyển BCH tiền phương tới gần chiến trường hơn. Từ vị trí trên QL, y có thể thấy máy bay cất cánh và ném bom bắc quân. Với Phan Rang thất thủ, y quyết định tiêu diệt mọi kháng cự cuối cùng này của nam VN bằng cách lịnh cho sđ 325 dùng một đv hỗn hợp thiết giáp bộ binh từ Phan Rang tấn công sân bay. TL của sđ này ra lịnh cho hai tđ đang đánh trên ql-1 về Phan Rang lập tức.
Lúc 8:45, một lực lượng cấp tđ gồm tăng và bộ binh tiến dọc QL-11 (con đường Đà Lạt đi Phan Rang) đến sân bay. Giữa tp Phan Rang và sân bay là trung đoàn 5 của tướng Nhựt. Trước khi bắc quân đụng với lính của Nhựt, họ tách làm hai: một nhánh đánh trung đoàn 5, nhánh kia đi vòng để đánh sân bay. TĐ du kích địa phương tân lập, phối hợp thiết giáp, bắt đầu tấn công trung đoàn 4 của Nhựt trên Ql-11. Cùng lúc, trung đoàn 25 tăng cường tấn công phía bắc sân bay. Dùng chất nổ, bộ binh đã cắt 11 lớp kẽm gai và tấn công sân bay. Ba cánh quân csbv giờ đây hội tụ vào sân bay.
Phía vnch, vào sáng sớm hôm đó, Nghi đã ra lịnh Nhựt dời BCH của ông này gần BTL tiền phương QĐ3 để dễ phối hợp. Sau khi hoàn tất lịnh này, Nhựt đi thanh tra các đv, trong khi Nghi và Sang ở sân bay để theo dỏi máy bay ném bom. Lúc 9 giờ sáng, một SA-7 bắn từ một đỉnh đồi gần sân bay trúng một gunship. Một lát sau đó, vài máy bay khác bị trúng phòng không khi cất cánh. Cũng lúc, trung đoàn 4 của Nhựt báo cáo đụng địch. Theo tướng Sang, "Vào lúc này, trung tướng Nghi vẫn còn tin vào khả năng của trung đoàn 4 bảo vệ sân bay và trung đoàn 5 có thể chận địch quân vượt qua cổng số 1 của sân bay."Lòng tin này đã đặt sai chỗ. Nhận định trước đây của Nhựt về tinh thần của lính tráng rất chính xác. Dù trung đoàn 4 dễ dàng ngăn được đv du kích địa phương, trung đoàn 5 vá víu từ nhiều đv khác nhau (hodgepot), sau một đụng độ ngắn, đã tan hàng khi thấy thiết giáp csbv. Xe tăng chẳng bao lâu chiếm cổng chánh sân bay. Ở phía kia của sân bay, BĐQ bị tấn công mạnh bởi pháo và thiết giáp. ĐT Biết báo cho Nghi rằng phòng tuyến của ông đang sụp đổ. Trung đoàn 25 csbv đẩy lui BĐQ giữ cổng bắc của sân bay và chiếm kho bom. Bắc quân bắt đầu tiến vào trung tâm sân bay.
ĐT Lương ra lịnh đ.đ. trinh sát tái chiếm kho bom, nhưng vì ít quân nên ko thể thực hiện. Các phòng tuyến của sân bay tiếp tục sụp đổ, và, chẳng bao lâu, lính CSBV xuất hiện trên đường băng (tarmac). Không còn đv khả dụng, lữ đoàn phó của Lương, trung tá Trần văn Sơn, chỉ huy đại đội chỉ huy của LĐ 2 Dù, liều lỉnh xung phong vào bắc quân để bảo vệ đài kiểm soát (control tower) của sân bay. Dù tuyệt vọng, lính Dù đã chiến đấu với bắc quân, nhưng một loạt đạn đã trúng bụng trung tá Sơn (ông này chỉ còn một mắt từ lúc còn làm đ.đ. trưởng của tđ 5 dù.-- người dịch). Ông chết tại chỗ. Lính Dù còn lại nhanh chóng bị tràn ngập (overwhelm). Lúc 9:30 sáng, bắc quân thuộc trung đoàn 101 sđ 325 và trung đoàn 25 biệt lập đã bắt tay ở đài kiểm soát sân bay. Cuộc kháng cự của Nam VN bị nghiền nát, và quân csbv đã kiểm soát sân bay Thành Sơn.
RÚT LUI
Vì ko còn giải pháp nào, tướng Nghi ra lịnh rút về Cà Ná, một bán đảo nhiều đá gần 31 km nam của Phan Rang. Ở đây QL-1 chạy thẳng dọc theo bờ biển, và cung cấp một vị trí phòng thủ rất tốt. Một nhóm lính và thường dân đã tiến về cổng chánh của sân bay, nhưng đã bị chiếm bởi tăng của bắc quân. Lương ra lịnh cho công binh cắt hàng rào kẽm gai, và ba người gồm Nghi, Sang, và Lương, cùng với James Lewis và một nhóm lớn dân và quân đã trốn thoát. Dùng máy riêng, người Mỹ này đã báo TĐS Mỹ rằng sân bay đã mất. Ra được bên ngoài, nhóm này đã gặp một toán lính của tđ 11 dù ở gần sân bay. Di chuyển chậm vì có dân, vào trưa, toán này đã đi gần 4, 8 km và tới một vườn mía giữa sân bay và Phan Rang gần QL-11, nơi mà họ nghỉ ngơi ở một mương nước rộng.
Lúc đó, tướng Lưởng, TL của Dù đã gửi một L-19 và 25 trực thăng để tìm lính dù thất lạc. Vào buổi chiều, ĐT Lương đã liên lạc với chiếc L-19. Toán cấp cứu này xin phép Tướng Nghi đáp xuống cánh đồng gần đó. Nghi, sợ rằng dân sẽ hoảng loạn và tranh nhau lên trực thăng nên từ chối. Ông ra lịnh cho Lương bảo với trực thăng nên thử lại vào buổi sáng, khi đoàn người đã đi xa về phía nam. Lương đành miễn cưỡng thi hành.
Nghi quyết định sẽ chờ đến tối để tiếp tục đi về phía nam, hy vọng đoàn người ko bị phát hiện. Tuy nhiên thường dân đi ra ngoài để kiếm thức ăn, và bắc quân đã biết. Khoảng giữa đêm, Lương ra lịnh cho một đ.đ. dù phá vòng vây của bắc quân đang giữ QL-11. Tấn công chớp nhoáng, nhảy dù vượt qua đường này. Tuy nhiên một đv csbv gần đó đã nổ súng dữ dội vào bụi rậm này và làm bị thương TĐ trưởng của 11 Nhảy Dù. Trong bóng đêm và hổn loạn của súng nổ, Nghi, Sang, và Lewis ko còn ở với quân Dù. Trong khi Lương và quân Dù đi về phía nam, ba người trên đây và một phần của toán người trở lại mương nước này. Lúc 2 giờ sáng, lính của sđ 3 csbv bao vây mương nước và kêu gọi đầu hàng. Nghi là sq cao cấp nhứt bị bắt trên chiến trường.
Một sq nam VN khác đã chiến đấu anh dũng để giữ phòng tuyến Phan Rang, đó là trung tá không quân Lê văn Bút đã trốn thoát với nhóm của Sang. Cuối cùng, ông đã tới SG bằng cách đi bộ trên QL-1. Sau này ông đã nói đùa với tác giả, "Tôi đã bị không quân của tôi ném bom suốt con đường về nhà." Ở phút cuối cùng, ngay khi Thành sơn bị tràn ngập, đại tá Thảo đã gọi một phi công A-37 đáp xuống và bốc ông. Họ đã bay về Tân Sơn Nhứt với phần còn lại của không đoàn của Thảo. Trong 72 chiếc A-37 mà ông có đầu tháng Ba, chỉ có 1/3 thoát được ngày 16/4, sau khi hơn một tháng chiến đấu ko nghỉ ngơi! Không một đv nào của không quân VN đã chiến đấu với can đảm và hăng say như không đoàn 92 chiến thuật của đại tá Thảo!
Nguyễn văn Tú, chỉ huy TĐ 31 bđq, trốn thoát với vài người lính. Họ đi ra biển, nơi họ gặp tàu đánh cá đưa về Vũng Tàu. Từ đây họ đi xe đò về SG. Chuẩn tướng Nhựt thoát được bằng trực thăng, đáp xuống một tàu HQ. Ông gọi BTTM báo cáo Phan Rang thất thủ. ĐT Lương, dù đã vượt QL-11 và xuôi nam, đã nhận lịnh ngày kế của Toàn phải trợ lại và cứu Nghi và Sang. Lương đã bị bắt vài ngày sau. Một thành phần của tđ 11 Dù đã chọc thủng vòng vây quanh vườn mía, cuối cùng theo hướng đông tìm tàu. Ngay khi đến bờ biển, họ đã nhanh chóng bị phát hiện bởi bắc quân. Họ đã trả lời bằng súng khi bắc quân kêu gọi đầu hàng. Sau khi bị pháo bằng cối trên bãi biển trống trải, họ đầu hàng. Chỉ huy TĐ 3 Dù, Lã Quí Trang, và một đ.đ. của ông trên QL-1 rút về đỉnh núi gần đó, được cứu thoát vài ngày sau đó bởi trực thăng. Phần còn lại của TĐ đã cởi quân phục và đi bộ về SG. Gần 80/100 TĐ này trở về an toàn. Tướng Nghi và Sang, và James Lewis, được nhanh chóng đưa về Nha Trang, rồi Đà Nẳng, và bay ra Bắc. Lewis được thả tháng 12/75 sau khi bị tra tấn khủng khiếp (terrible). Ông đã làm việc trở lại và chết trong vụ TĐS Mỹ ở Li Băng bị đánh bom năm 1982. Nghi được thả năm 1987, nhưng đã từ chối nói về diển biến ở Phan Rang với tác giả".
. . .
Dịch từ trang 409- 426 của sách đã dẫn.
Phần đọc thêm:
TRẬN PHAN RANG (13-16/4/1975)
Ngày 18/41975 các đv của quân đoàn 2 CSBV đã đánh vài trận trên QL1 trong khu vực Cà Ná. Khi Bắc quân tới khu vực này, một số tàu của nam VN đã xuất hiện ngoài khơi và bắt đầu bắn vào QL-1. Chiếc Chí Linh HQ-11, đã cũ 30 năm và trang bị chỉ có một khẩu 76.2 ly—đã trông thấy xe tăng chạy trên QL-1 gần quận lỵ. Dù hỏa lực yếu kém, chiếc tàu này đã cố gắng tiến gần bờ. Tàu đã bắn trên 100 phát. Để bắn chính xác hơn, thuyền trưởng cho tàu gần bờ hơn. Bắc quân đã bắn trả bằng đại bác 122 và 130 ly. Thuyền trưởng sau này kể lại: “Khoảng 3:45 chiều, một quả đã trúng mạn phải (starboard) gần đuôi tàu (stern), làm hư hại nơi ở của thủy thủ đoàn (crew quarter). Một miểng đại bác đã giết thuyền phó (chief petty officer) Nguyễn văn Bang, khi ông leo thang để gắn an-ten phụ. Đầu ông bị thổi bay và thân hình rơi xuống phòng ở của thủy thủ đoàn.” Vì bị hư hại tàu phải rút lui.
San Jose ngày 7 tháng tư 2021.
Tài Trần
No comments:
Post a Comment