TRẬN PHỤNG DỰC THỨ HAI Ở QUÂN KHU 3 KHI 11 XE TĂNG T-54 CỦA CSBV BỊ BẮN CHÁY TRONG CHÍN NGÀY
- Trong 9 ngày này, 4 tiểu đoàn BĐQ và một tiểu đoàn ĐPQ tại quận lỵ Chơn Thành, tỉnh Bình Dương, dù bị bao vây chặc chẻ, mọi tiếp tế đều bằng máy bay, đã anh dũng chống trả nhiều đợt tấn công của một sư đoàn tăng cường* của csbv có nhiều xe tăng, pháo mặt đất và pháo phòng không 37 ly hay 57 ly hỗ trợ. Theo hồi ký của nhiều cựu sq VNCH, bắc quân còn dùng pháo phòng không này để tấn công bộ binh VNCH.
* Một sđ có trên ba trung đoàn được gọi là sđ cộng (+) hay sđ tăng cường (reinforced)--trong trận này là sđ 9 csbv + trung đoàn 273 của sđ 341 csbv.
- Nhân danh một người từng phục vụ tại sđ 7 bộ binh VNCH, tôi xin ghi ơn các chiến sĩ BĐQ đã chết hay bị thương hay mất tích hay bị bắt trong những ngày tháng cuối của cuộc chiến vì các đv của họ, tuy dày dạn chiến trận, nhưng quân số và vũ khí thiếu thốn, lại rất cần để củng cố tinh thần những người lính bộ binh khác đang bị đẩy (hard-pressed) gần SG hơn. Vì lúc đó BĐQ đã được dùng như tổng trừ bị, ko thua gì Nhảy Dù hay TQLC--đặc biệt khi hai đại đv này đã bị cầm chân tại QK-1. Như đã nói trong các bài trước, do cấp số tổ chức, một liên đoàn bđq gồm ba TĐ, dù quân số bằng một trung đoàn bộ binh, nhưng hỏa lực và tiếp vận của họ thì ko bằng: vì một sđ bộ binh có ba TĐ pháo binh 105 ly cơ hữu, nên các đv bộ binh hành quân ở đâu cũng đều nằm trong tầm đạn yểm trợ của pháo binh của sđ họ hay sđ bộ binh khác; trong khi đó một liên đoàn bđq, chỉ được yễm trợ bởi pháo binh của sđ hay tiểu khu mà họ tăng phái--mãi sau này mỗi LĐ BĐQ mới có một pháo đội 105 ly cơ hữu của LĐ.
LỜI NÓI ĐẦU: Trong bài mới đây các bạn đã biết về 500 người anh hùng của trung đoàn 53 sđ 23 bộ binh ở sân bay Phụng Dực, hôm nay tôi xin giới thiệu một Phụng Dực thứ hai ở quân khu 3 diển ra từ ngày 24/3 đến 1/4/75. Trong ba ngày đầu tiên, BĐQ đã bắn cháy 11 xe tăng T-54 và hạ 240 lính csbv. Từ lâu BĐQ đã đào hào sâu quanh quận ly Chơn Thành, kế đó là tường làm bằng bao cát cao gần 2 m. Tuy nhiên, tôi nghĩ căn cứ này ko thể kiên cố bằng Phụng Dực vì sân bay này nguyên là một trại LLĐB của Mỹ với các hầm hào bằng bê tông cốt sắt. Nhờ vậy, dù chỉ có một TĐ và một đại đội mà các đv này của trung đoàn 53 sđ 23 bộ binh đã cầm cự được một tuần trước Bắc quân có xe tăng và pháo. Theo trung tá Ngô văn Xuân, chỉ huy trung đoàn 44, cũng thuộc sđ 23, chỉ đến ngày 16/3, khi có lịnh của thiếu tá Cẩm, trưởng phòng 3 sđ, ĐT Võ Ân và tàn quân mới rút lui; nghĩa là nếu ko có lịnh này, họ sẽ tiếp tục chiến đấu tới người cuối cùng.
Sau đây là chi tiết của chiến công này của BĐQ quân khu 3 qua chuyển ngữ từ trang 255-260 của sách Black April.
==
. . .
"Trong khi tướng Nguyễn văn Toàn đã nghĩ rằng hai gọng kềm (pincer) của quân csbv tại bắc và nam của thị xã Tây Ninh sẽ cố gắng bắt tay với nhau tại Gò Dầu Hạ--giao điểm của QL-1 và quốc lộ 22, xem bản đồ, thực ra tướng csbv Trần văn Trà đã ra lịnh cho thành phần chủ lực (bulk) của sđ 303 csbv tiến về phía đối diện, đó là tỉnh Hậu Nghĩa. Sđ này chỉ để một trung đoàn tấn công Gò Dầu Hạ trong khi phần còn lại rời bỏ mục tiêu này. Vì không biết được chiến lược này của bắc quân, chuẩn tướng thiết giáp Trần Quang Khôi, đã ngừng mọi cố gắng để tái chiếm quận lỵ Trị Tâm của quận Dầu Tiếng mà tập trung bảo vệ Gò Dầu Hạ.
(Nói thêm: Theo hồi ký của tướng Khôi, không giống các QK khác, QK-3 có Lực lượng Xung kích Quân đoàn 3, tương đương với một sđ cơ giới, dưới quyền chỉ huy của ông. Đây là một sáng kiến quý giá cuả trung tướng Đỗ cao Trí từ năm 1970, và được thực hiện nhuần nhuyễn bởi tướng quân, nhưng lực lượng đã bị giải tán thời tướng Nguyễn văn Minh, và chỉ phục hồi sau khi ông Khôi đi học ở Mỹ trở về. Vào năm 1973, khi QĐ-3 chỉ huy bởi tướng Phạm quốc Thuần, lực lượng này được tăng phái LĐ 33 BĐQ, TĐ 46 pháo binh 155 ly, TĐ 61 pháo binh 105 ly, và TĐ 302 công binh chiến đấu và hình thành ba chiến đoàn 315, 318 và 322--tổ chức giống nhau. Mỗi chiến đoàn (task force) có 2 chi đoàn M-113, một chi đoàn M-48, một tiểu đoàn BĐQ thuộc LĐ 33, một pháo đội 105 ly cơ động đặt trên xe xích M-548, xem hình, và một trung đội công binh. Lực lượng này còn có đại đội trinh sát và pháo đội 105 ly của lđ 33 bđq. Trong ngày 29/4/75, sau khi nghe tin tướng Toàn bay ra Vũng Tàu, tướng Khôi vẫn ở lại và đi tù 17 năm. Dù VNCH đã sụp đổ nhưng chúng ta ko thể quên những chiến tích lẫy lừng của lực lượng xung kích quân đoàn 3 đạt được từ thời tướng Trí đến những ngày cuối cùng.-- Người dịch).
Nhờ những oanh kích liên tục của không quân, Khôi đã giữ vững Gò Dầu Hạ, dù bắc quân chỉ còn cách thành phố 1,6 km. Vì nghĩ rằng Khôi đã ngăn chặn tấn công của bắc quân, Toàn đã ra lịnh cho Khôi dùng trung đoàn 48 của sđ 18 để tái chiếm QL-1 đoạn từ Gò Dầu Hạ tới biên giới Cambodia. Nhờ nỗ lực tối đa của phi pháo, trung đoàn 48 đã từ từ bắt đầu tiến lên. Đối với bắc quân, hoạt động này của trung đoàn 48 dọc theo ql-1 sẽ đe dọa nguy hiểm cho hậu quân của sđ 303 trong khi sđ này tiếp tục tấn công Hậu Nghĩa. Để ngăn ngừa thảm họa này, sđ 303 gửi một TĐ đến Hậu Nghĩa để tăng cường cho trung đoàn đang làm nhiệm vụ ngăn cản bước tiến của nam quân.
Chiến xa M-548 chở chiến cụ |
Dù có lịnh phải giữ ql-1, bắc quân đã rút lui (give ground). Trong một trận đụng độ, gần một đại đội bị đánh tan. Vì thấy nam quân tiến dọc ql-1, tướng Trà ra lịnh sđ 9 tấn công vào cạnh sườn khác của tướng Khôi gần quận lỵ Trị Tâm thuộc quận Dầu Tiếng để buộc tướng Toàn rút trung đoàn 48 về hỗ trợ cho thiết đoàn 3 của tướng Khôi. Ngày 23/3, một trung đoàn của sđ 9 csbv đã đẩy lui TĐ 2/7 tân lập của sđ 5 vnch (đv này đã từng tan rả trong trận Phước Long đầu năm 1975) khỏi tp Truông Mít gần tỉnh lộ 22. Khoảng 3/4 đv này bị giết, bị thương, hay mất tích.
Khôi lập tức phản ứng bằng cách gửi hai đv gồm thiết kỵ và bđq để tái chiếm Truông Mít. Họ đã đụng với sđ 9 csbv vào ngày 24/3. Sau trận ác chiến, lực lượng của Khôi đánh tan bắc quân và chiếm lại Truông Mít, giết hơn 100 tên và lấy nhiều vũ khí. Vì thấy lực lượng địch chung quanh tp này còn mạnh nên Khôi rút trung đoàn 48 về Gò Dầu Hạ.
Một cách tổng quát, đây là một trò chơi trong tuyệt vọng của Toàn và Khôi, với Khôi giống như người lính chữa lửa (fireman), khi phải dập tan các đám cháy tại hai nơi xa nhau trong tỉnh Tây Ninh. Đây là một phối hợp nhuần nhuyễn giữa người và cơ giới, một phối hợp đòi hỏi phải giỏi về tham mưu và kế hoạch tốt về tiếp liệu. Nhưng khi các đv lần lượt bị đánh tan như TĐ 2/7 kể trên, Toàn càng lúc càng ít chọn lựa.
Nói rõ hơn, Toàn cần thêm trừ bị. Trước đó, trong cuộc họp hội đồng an ninh quốc gia ngày 13/3, TT Thiệu đã cho phép Toàn tái phối trí các đv biệt động quân. Tại QK-3 có ba liên đoàn bđq: 31, 32, và 33. Liên đoàn 33 tăng phái cho thiết đoàn 3, đã kể ở trên. Liên đoàn 31 dầy dạn chiến trận vì trước đây là lđ 3 bđq từng tử thủ ở An Lộc năm 1972. Hiện họ bảo vệ quận lỵ Chơn Thành trên ql-13, nhưng bị bao vây bởi bắc quân và mọi tiếp đều bằng máy bay. Tiền đồn vnch gần nhứt cách quận lỵ này 16 km về hướng nam là Lai Khê. LĐ 32 bđq, đóng lại tỉnh lỵ An Lộc của tỉnh Bình Long, 19.2 km bắc của Chơn Thành, lại còn bị cô lập hơn. An Lộc cũng là nơi đặt bch bđq của QK-3, nhưng tầm quan trọng về tâm lý của thị xã này còn lớn hơn: việc tử thủ tại An Lộc năm 1972 đã là chiến tích vẻ vang nhứt của nam VN trong chiến tranh. Nhưng giờ đây, cả An Lộc và Chơn Thành ko còn giá trị quân sự nữa. Mỗi LĐ có ba TĐ, và những đv dày dạn chiến trận này rất cần để củng cố tinh thần những người lính đang bị đẩy (hard-pressed) gần SG hơn. Ý nói BĐQ sẵn sàng gửi tới những nơi mà tình hình nguy ngập.
Đoán biết từ lâu một tấn công khác của bắc quân vào An lộc, ĐT Nguyễn thành Chuẩn, chỉ huy trưởng bđq qk-3, đã chuẩn bị rất kỹ. Ông đã cho dự trữ 90 ngày nhiên liệu, lương thực và đạn dược. Ông ko bao giờ nghĩ rằng phải bỏ một nơi mà hàng ngàn lính vnch đã chết để bảo vệ. Do vậy ông rất ngạc nhiên khi tướng Vỹ, TL của sđ 5 đi trực thăng đến báo tin: tướng Toàn ra lịnh phải rút bỏ An lộc. Chuẩn có năm ngày để chuẩn bị rút về Chơn thành.
Chuẩn và sq các cấp rất bực mình nhưng phải tuân lịnh. Chuẩn sẽ rút theo ba giai đoạn. Giai đoạn một, rút pháo binh, di tản thường dân, và đốt mọi tiếp liệu và trang bị. Khi việc này đã xong, trực thăng sẽ chở bch bđq qk-3, bch tiểu khu, và một TĐ của lđ 32 bđq. Giai đoạn ba, hai TĐ còn lại của lđ này và đpq sẽ di tản bằng đường bộ và bắt tay với một TĐ của LĐ 31 đi từ Chơn thành, hai bên gặp nhau ở giữa đường. Bí mật được giữ tối đa, vì nếu bắc quân biết được sẽ là tai họa cho đoàn quân di tản.
Cuộc di tản đã vô sự trong hai giai đoạn đầu. TĐ bđq cuối cùng rời An lộc khi trời tối, họ bắt đầu đi bộ xuyên khu vực rừng rậm do bắc quân kiểm soát. Dù có vài cuộc chạm súng nhỏ, những bđq này đã tới Chơn thành vô sự ngày 20 tháng ba. Một lý do của thành công này là tướng Trà đã rút quân chính quy quanh An lộc về Tây ninh, chỉ còn du kích ở ql-13. Hay tin này, Trà nổi giận đã ra lịnh cho sđ 9 csbv phải tiêu dịêt Chơn Thành ngay.
Đoán trước bắc quân sẽ tấn công Chơn thành, Chuẩn đã nhanh chóng lập phòng tuyến mới với một TĐ địa phương quân và sáu TĐ bđq, cộng với 11 xe tăng M-41 và pháo binh. Từ lâu bđq đã biến Chơn thành thành một pháo đài. Một hào sâu bao quanh căn cứ, kế đó là một bức tường làm bằng bao cát cao 1,82 m. Trên bức tường có những lổ để đặt súng đại liên hay súng đại bác của xe tăng. Với hai lđ này gồm 6 TĐ, Chuẩn nghĩ rằng sẽ chống đỡ mọi tấn công nhưng giờ chót, Toàn ra lịnh tăng phái LĐ 32 bđq cho Tây ninh. Quá bất ngờ (flabbergasted), Chuẩn xin Toàn cho giữ lại ít nhứt một TĐ, Toàn đồng ý. Như vậy tại căn cứ này sẽ chỉ còn bốn TĐ BĐQ--gồm ba TĐ của LĐ 31 và một TĐ của LĐ 32 --và một TĐ ĐPQ.
Sđ 9 csbv gửi phần lớn của hai trung đoàn, cộng với quân địa phương và một TĐ xe tăng tấn công quận lỵ này. Họ ko có thời giờ để thám sát địa thế hay tấn công thăm dò vì Trà muốn có kết quả lập tức. Kế hoạch rất đơn giản: tấn công chính diện bởi xe tăng, theo sau là bộ binh. Lúc 9:30 giờ SÁNG NGÀY 24/3, cuộc tấn công bắt đầu. Pháo binh bắn mở đường, kế đó là xe tăng. BĐQ đã chờ đợi họ. Khi xe tăng bắc quân tới gần, bđq đã bắn dữ dội bằng M-72 và súng không giựt 57 ly. Đầu tiên một chiếc, rồi ba chiếc, rồi bảy chiếc T-54 bị cháy. Khi bộ binh bắc quân tiến lên, Chuẩn đã tấn công họ với phi pháo. Vào đầu buổi chiều, trận đánh chấm dứt. Bảy T-54 bị hủy diệt hay hư, và hơn 100 bắc quân chết hay bị thương. Bắc quân đã trả giá đắc do sự vội vả của Trà.
Khi nhận ra quân vnch tại Chơn Thành mạnh hơn họ tưởng, quân đoàn 4 csbv ra lịnh cho trung đoàn 273 sđ 341, đang đóng chốt trên ql-13 ở nam Chơn Thành, gửi hai TĐ tăng phái cho sđ 9 tấn công tp này. Một tđ ở lại để chặn viện quân từ Lai Khê. Trong khi đó sđ 9 sẽ tấn công vào NGÀY 27/3. Có vẻ các tư lịnh bắc quân quá tự tin vì họ ko thay đổi chiến thuật. Họ vẫn bắt đầu với pháo mở đường, kế đó là xe tăng và bộ binh. Kết quả lần này tệ hơn lần trước. Các cánh quân của csbv đã bị dập khi tới gần quận lỵ. Sau hai đợt tấn công, có 240 bắc quân bị giết và 11 tăng T-53 bị hủy diệt, lực lượng của Chuẩn chết và bị thương gần 50 người.
TL của sđ 9 csbv giờ đây nghĩ rằng phải thêm quân mới chiếm tp này. Ông rút một trung đoàn ở Tây Ninh về Chơn Thành. NGÀY 30/3, ba trung đoàn của sđ 9 csbv, cộng với trung đoàn 273, số xe tăng còn lại, mười lăm đại bác, trong đó có ba khẩu 130-ly, đã có mặt tại vị trí để chờ giờ nổ súng vào quận lỵ Chơn thành. RẠNG ĐÔNG NGÀY 31/3, họ bắt đầu tấn công. Trong vòng hơn hai giờ, ba ngàn đạn đại bác và cối rớt xuống các vị trí bđq, phá hủy các bãi mìn và hầm trú ẩn. Kế đó là xe tăng xuất hiện, theo sau bởi bộ binh, tiến từ nhiều hướng. Dù bị áp đảo về quân số (heavily outnumbered), những người lính bđq vẫn ko nao núng (did not yield). Bắc quân chọc thủng phòng tuyến ba lần, nhưng đều bị đẩy lui bởi những người lính bđq với quyết tâm sắt đá. Dù thiếu quân số và kiệt sức, lính bđq đã chận đứng một sđ tăng cường và diệt thêm nhiều xe tăng.
Tuy nhiên, niềm vui của Chuẩn ko kéo dài lâu. Một sq bđq sau này kể lại rằng dù tiếp tế của không quân vẫn tiếp tục, "số lượng tiếp tế giảm dần do hàng rào phòng không dầy đặc. Hỏa lực phòng không và pháo dội xuống quận lỵ nhỏ bé này có vẻ còn nặng hơn trận An Lộc. Với quân số và đạn dược ngày càng tiêu hao, ko có viện binh... áp lực này rất lớn. Bắc quân đã quyết tâm chiếm quận này để dễ dàng tiến quân theo QL-13 về SG. Vào ngày thứ chín của cuộc bao vây này, ko còn máy bay đến tải thương hay tiếp tế. Trực thăng ko thể đáp, dù cho phi công đầy kinh nghiệm. Nhận thức khó khăn này, VÀO BUỔI CHIỀU NGÀY 31/3, Chuẩn xin rút về Lai Khê. Toàn đồng ý vì nghĩ rằng họ sẽ bị tràn ngập và ông rất cần họ cho mặt trận khác. Nói thêm: theo hồi ký của cựu chiến binh csbv, họ đã dùng pháo phòng không 37 và 57 ly do xe kéo, xem hình, trong trận đánh Chơn Thành.-- người dịch.
Pháo cao xạ 57 ly |
Lúc 10 giờ đêm, Chuẩn họp các sq để bàn về di tản. Đối với bđq, lịnh di tản lần thứ hai này là một nỗi đau cùng cực. Nói thêm: lần di tản thứ nhứt là từ An lộc về Chơn thành.--người dịch. Họ đã giữ vững vị trí với quyết tâm sắt đá chống lại một kẻ thù mạnh hơn về quân số và hỏa lực. Phải rút lui trong lúc chưa thua trận là điều ko thể tưởng tượng--tuy nhiên là người lính, họ phải tuân lịnh. Theo sách Vietnam from cease-fire to capitulation, ngày 1/4, không quân đã ném bom dữ dội với 52 phi xuất vào các vị trí đóng quân và tập trung của bắc quân, nhờ vậy LĐ 32 được trực thăng bốc khỏi Chơn Thành và chỡ tới Khiêm Hạnh.--người dịch). Cuộc rút quân diển ra trong đêm 1/4, trong khi bắc quân đang tập trung để tấn công sáng hôm sau. Không quân đã ném bom dữ dội để nghi binh trong khi bđq hủy diệt các chiến xa và đại bác của họ và sau đó rút lui xuyên qua phòng tuyến bắc quân. Mỗi TĐ rút theo một hướng nhưng điểm đến vẫn là Bầu Bàng và Lai Khê. TĐ 52 bđq đi lạc, lọt vào một ổ phục kích và thiệt hại trung bình. TĐ đpq cũng cùng số phận. Tuy nhiên, phần còn lại của liên đoàn 31 bđq đã rút lui trong trật tự và sau khi bổ sung quân số đạn được, họ đã được tái phối trí cho mặt trận khác. Nói thêm: Theo BĐQ Nguyễn Quốc Khuê, cựu trưởng ban ba của LĐ 31 BĐQ, họ đã chiến đấu trong ba ngày đêm mới đến vùng quốc gia kiểm soát sau khi rút khỏi Chơn Thành; sau khi chỉnh trang quân số tại hậu cứ Phan Hạnh ở Biên Hòa, khoảng đầu tháng 4/75 LĐ 31, gồm các TĐ 52, 31 và 36, dưới quyền chỉ huy của ĐT Nguyễn văn Biết, đã được không vận bằng C-130 ra Phan Rang để đánh trận cuối cùng từ ngày 13-16/4 trước khi tan rả.--người dịch. Bắc quân giờ đây đã chiếm toàn tỉnh Bình Long và đẩy phòng tuyến của vnch về gần SG hơn. Sau khi mất Chơn Thành, phòng tuyến xa nhứt của vnch trên Ql-13 là Lai Khê, nơi đặt BTL sđ 5 của tướng Lê nguyên Vỹ.
Dịch từ trang 255-260 của sách đã dẫn.
San Jose ngày 23/3/21.
No comments:
Post a Comment