Cô gái nhập lậu người Palestine đã nói bằng tiếng Đức lưu loát để xin bà Merkel cho ở lại nước Đức. Có thể xem clip này ở: https://www.facebook.com/dialog/share?app_id=180444840287&href=http%3A%2F%2Fwww.theguardian.com%2Fworld%2Fvideo%2F2015%2Fjul%2F16%2Fangela-merkel-consoles-sobbing-teenage-asylum-seeker-video&redirect_uri=http%3A%2F%2Fwww.theguardian.com%2Fworld%2Fvideo%2F2015%2Fjul%2F16%2Fangela-merkel-consoles-sobbing-teenage-asylum-seeker-video&picture=http%3A%2F%2Fstatic.guim.co.uk%2Fsys-images%2FGuardian%2FPix%2Faudio%2Fvideo%2F2015%2F7%2F16%2F1437049131844%2FKP_356808_crop_640x360.jpg
". . .
"Có sự kiểm duyệt (tại Đức) về ngôn ngữ thù hận, do vậy những ý kiến có tính kỳ thị chũng tộc có thể khiến bạn bị phạt nhưng phần lớn điều này chỉ là một cấm kỵ (taboo) do xã hội áp đặt. Và điều này vượt quá căn bản luật pháp: mọi ý kiến chống di dân là cấm kỵ và khiến cho diễn giả bị xã hội ruồng bỏ (outcast) .
Nói rõ hơn, có sự thiếu vắng của chủ nghĩa ái quốc và một cấm kỵ về chủ nghĩa ái quốc. Phần lớn người Đức ko thể hay ko dễ chịu khi định nghĩa người Đức là gì. Không có giáo dục về ái quốc ở trường. Người dân Đức xem họ là công dân của vùng của họ và/hoặc của EU (Cộng đồng Âu châu), trong khi "nước Đức" hoàn toàn trừu tượng. Chủ nghĩa ái quốc được xem ko có ý nghĩa gì hết (được sanh tại nơi này hay nơi khác ko phải là một thành tựu) và lại còn được đặt ngang hàng với chủ nghĩa dân tộc hay bài ngoại! Tuy nhiên điều cấm kỵ, ví dụ, đối với sở hữu một lá cờ Đức hay các biểu lộ tương tự về chủ nghĩa ái quốc được dễ dãi/cởi mở một chút trong hai thập niên qua. Tôi nghĩ đó là năm 1999 khi chúng tôi có một cuộc tranh luận công khai lớn lao về việc một chính trị gia nói "Tôi hãnh diện là người Đức" có phải là bài ngoại ko. Ông ta phải từ chức. Nhưng trong giải vô địch bóng đá thế giới 2006 tại Đức, người Đức đã ngạc nhiên khi các khán giả nước ngoài đã hãnh diện một cách ko mơ hồ (unambiguously) về nước Đức hơn cả (người Đức), điều này đã tạo ra một tranh luận và cởi mở về vấn đề này. Thời nay, một số đáng kể người Đức sẵn sàng nói họ hãnh diện là người Đức . . .
//Ngày nay, một phần đáng kể dân số đã sẵn sàng để nói rằng họ tự hào là người Đức, mặc dù nhiều người sẽ âm thầm nói thêm, "Về cơ bản, Đức là quốc gia duy nhất đã công nhận lòng yêu nước là gốc rễ của nhiều điều xấu xa và đã loại bỏ nó." Nghịch lý như nó có thể. Nếu quan tâm, tác giả người Đức người Iran Navid Kermani đã xây dựng một chút về thương hiệu yêu nước rất đặc biệt này.
Trong các đảng ở QH Đức, ko đảng nào có đường lối chống di dân--như đảng Mặt trận Dân tộc (Front National) ở Pháp. Đảng lớn nhứt với lập trường chống di dân là AfD, chỉ được 3/100 ủng hộ trong các thăm dò. Trong các đảng có vai vế tại Đức, có lập trường chống di dân là đảng CSU (một đảng bảo thủ đặc biệt chỉ tồn tại ở bang Bavaria, có kết hợp với đảng CDU, của bà Merkel, ở cấp liên bang), với ý kiến rằng Đức sẽ trở nên kém Thiên Chúa giáo. Đảng này rất cẩn thận để ko bị "ném đá" (overshoot). Đảng này nói về German Leitkultur (văn hóa hướng dẫn của Đức) hay "văn hóa hướng dẫn Do Thái-Thiên Chúa giáo Tây phương", một chủ nghĩa đa văn hóa, đã bị đón nhận tiêu cực tại tranh luận công khai và mất nhiều phiếu. Vài người trong đảng CDU của bà Merkel đôi khi cũng nói như vậy, nhưng bà thì ko; bà đã nổi tiếng khi nói, "Hồi giáo ko nghi ngờ gì là một phần của nước Đức." Các đảng khác thì thân di dân hơn cả đảng CDU và CSU. Tiếng nói chống di dân thành công nhứt là Thilo Sarrazin, cựu GĐ của ngân hàng liên bang, từng viết nhiều sách bán rất chạy tiên đoán rằng sự xuống dốc của Đức như là kết quả của di dân từ các nước Hồi giáo cũng như sinh xuất cao từ di dân Hồi giáo. Ông còn nói thêm, di dân dễ phạm tội. Kết quả, ông bị mất chức tại ngân hàng này và bị đuổi khỏi đảng SPD. Tuy nhiên ông vẫn còn nhiều người ủng hộ từ lớp trung lưu.
Tôi ko nói người Đức muốn có láng giềng là người tị nạn Syria, vì điều ấy có thể làm giảm giá trị căn nhà của họ, và cũng có nhiều thành kiến với người Á rập, tạo nên bởi Thilo Sarrazin, nhưng người Đức hãnh diện đang giúp đỡ kẻ khác. Và trong khi bà Merkel và những người khác chỉ ra: rất thú vị và hãnh diện, dựa vào lịch sử, thì Đức đã trở nên một nước mà mọi người mơ ước được nhập cư-- một điểm đến rất nổi tiếng hơn Áo, Pháp, hay Anh. Nước Đức đang hưởng lợi sự thay đổi này: Trước đây, trong cuộc khủng hoảng Hy lạp, hầu như phần lớn của 70 năm qua, nước Đức đã là hung thần (bogeyman). Nay, nó lại là hải đăng (beacon of light)".
Tạm dịch từ: http://www.slate.com/blogs/quora/2015/09/28/syria_migration_crisis_why_is_germany_taking_in_so_many_refugees.html
No comments:
Post a Comment