Sunday, April 18, 2021

 Hôn Nhân Việt-Mỹ Trước 1975 hay Không Nơi Nào Đẹp Bằng Quê Hương.

- Dân miền Nam trước 75 có mức sống SUNG TÚC và TỰ DO nên không cần chính quyền miền Bắc đưa quân vào "giải phóng" miền Nam và họ cũng ko mơ ước đi Mỹ như bây giờ.
Bài này tiếp theo bài "Tại sao có hàng triệu người VN bỏ nước ra đi sau 1975" - một cuộc di tản LỚN NHỨT thế giới trong thế kỷ 20 - và những HỆ QUẢ cay đắng của nó.
Trước 75, những phụ nữ lấy chồng Mỹ phần lớn là nhân viên dân chính (civil employee) cho các cty Mỹ như hãng xăng Shell, Caltex, Esso, các hãng thấu xây dựng như Pacific Architects & Engineers (viết tắt là Pacific A & E), RMK-BRJ, Johnson Drakes & Pipers (đào kinh), v.v...; cho sở Mỹ hay quân đội Mỹ bao gồm tòa đại sứ, USOM, USIS (sau này gọi là JUSPAO), USAID, BTL Mỹ tại VN (MAC-V), v.v... Lương hàng tháng gấp 2 hay 3 lần so với hãng VN.
Theo Linda Trinh Võ and Marian Sciachitano (Asian American women: the Frontiers reader, University of Nebraska Press, 2004, p144), có 8.040 phụ nữ VN theo chồng về Mỹ từ 1964-75. Sau HĐ Paris 1973, chỉ còn TĐS Mỹ và VP tùy viên quốc phòng DAO và các cty Mỹ còn hoạt động ở VN.
Tôi còn nhớ, một ng dì họ của tôi tên B. ở Biên Hòa làm thư ký cho sở Mỹ, lấy chồng Mỹ khoảng năm 68-69. (Một dì họ khác, tên S. rất đẹp, chồng là sq tử trận, sau dì làm sở Mỹ và lấy chồng Mỹ).
Gia đình dì B. lúc đó khá giả, khi đám cưới của dì, gần như ko thông báo cho ai hết, có lẽ vì XẤU HỔ. Sau đó dì ÂM THẦM đi Mỹ và sau 75 bảo lãnh anh em cha mẹ về Cali.
Lúc đó, mức sống dân Việt rất cao: vào năm 1973-74, dân ở nhiều vùng quê (như ở Vĩnh Long hay Vĩnh Bình) mà đv tôi thường đi hành quân giải tỏa, đã có nhà gạch lợp ngói khang trang, TV, có giếng xây *, máy cày nhỏ, máy may, tài khoản ngân hàng**, v.v.... (Dân bán lúa xong ra quận/tỉnh gửi tiền ở NH nông nghiệp rồi mua sắm đồ đạt trong nhà, ko lo trộm cướp vì giữ tiền trong nhà).
Lúc đó, đường từ tỉnh xuống các quận của Vĩnh Bình thường xuyên bị đấp mô hay đào đường (ban đêm CS ép dân ra đào cắt ngang đường, khiến xe cộ không chạy được). Liên lạc giửa tỉnh và quận bằng trực thăng dù CS chưa chiếm đc quận nào trong tỉnh. Tôi nhớ, cả vùng 4 chỉ có duy nhứt một quận của Chương Thiện bị CS chiếm trước 75.
Nhiều ng ở Kiến Tường, Kiến Phong còn sắm xe máy cày *** vì ruộng "cò bay thẳng cánh". . . Dù đang chiến tranh, CP VNCH vẫn thuê nhà thầu (ông Đô - bạn ba tôi đấu thầu đào kinh ở Đồng Tháp Mười--tôi đã gặp trong một lần hành quân). Tất cả là nhờ chính sách Người Cày Có Ruộng phát động năm 1970.
Lúc đó đã có một số ng Mỹ đã đầu tư làm ăn ở VN, họ lập VP thuê ng VN làm giám đốc (luật như vậy). Ba tôi đã đc thuê làm giám đốc cho một cty Mỹ ở đường Nguyễn Huệ, dù gần như ông ít ra VP vì còn phải trông nom công việc của cty riêng của ông. VNCH đã khám phá dầu ở ngoài Côn Sơn và hãng Hyatt bắt đầu thi công ks ở đầu đường Hàm Nghi.
Nhờ tuyên truyền và che mắt dân miền Bắc, ĐCSVN đã huênh hoang rằng họ đi "GIẢI PHÓNG" miền Nam để phá bỏ ách cai trị hà khắc của "đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai Thiệu Kỳ"! Dân miền Nam có mức sống SUNG TÚC và TỰ DO như vậy nên không cần ai "giải phóng"!
* Theo báo Thông Cảm, của sở Thông Tin của TĐS Mỹ, lúc cao điểm có khoảng 300.000 ng làm sở Mỹ.
** Ở vùng này, nước sông bị nhiễm mặn nên họ xài giếng đóng hay xây hồ bằng xi-măng để chứa nước mưa.
*** Hiện nay, ng dân còn tin tưởng nơi NH ko khi xảy ra nhiều bê bối - mà báo chí thường đăng; họ mua vàng và dollar để tích trữ.
Các NH của VNCH chỉ ngừng hoạt động khi có lịnh đầu hàng của Dương văn Minh.
Dưới chế độ cũ, giữ dollar trong nhà là PHẠM PHÁP, bị tịch thu và đi tù. Chỉ giữ dollar khi có nhu cầu du học hay xuất ngoại hay buôn bán với nước ngoài (phải có giấy tờ chứng minh). Các cty VN giao dịch với nước ngoài, phải gửi dollar ở NH. (Cty vận tải biển Vishico, mà ba tôi có phần hùn, làm ăn với Nhật, ngày 30/4 còn kẹt trên 50 ngàn đô gửi ở Tokyo Bank ở Sài Gòn--số tiền này chỉ được rút ra khi có chữ ký hợp pháp của các ông trong HĐQT của cty). Tóm lại, trên toàn đất nước, chỉ có tiền của VNCH lưu hành. Lính Mỹ, lúc đồn trú ở VN, đc phát MPC (chứng chỉ chi phó), để mua bán giao dịch với dân VN. Người bán hàng đem MPC ra NH đổi tiền Việt .
**** Khi mùa nước nổi, họ đưa xe máy cày lên bè để máy cày khỏi ngâm dưới nước trong mùa này.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về đề tài này ở : http://www.tranthanhhien.com/…/hon-nhan-viet-my-truoc-1975.…
Ảnh: nhân viên sở Mỹ, máy cày nhỏ--có mặt khắp nơi, xe máy cày--thường thấy ở Đồng Tháp Mười.

No comments:

Post a Comment