Đồn điền cao su Đất Đỏ ở Quản Lợi, Thủ Dầu Một
Trong bài viết trước đây, tôi đã nói rằng thời trai trẻ, ba tôi đã học y khoa tại ĐH Đông Dương ở Hà Nội. Học được khoảng một năm, vì ko muốn tốn tiền của cha mẹ, ba tôi bỏ ngang và vào lập nghiệp ở đồn điền cao su Đất Đỏ ở Quản Lợi tỉnh Thủ Dầu Một. Ba tôi làm thư ký kho hàng (magasin). Sau đó gặp má tôi tại đây--ông ngoại, các cậu dì đều làm ở đồn điền này. Ông ngoại là ng có học, sau này về SG làm giáo viên. Tôi đã ra đời tại đây năm 1947, BS đỡ đẻ là ng Pháp (dựa vào khai sanh). Những ng làm việc ở đồn điền, con cái được đi học, có bịnh xá, nhà bảo sanh. Thời đó đã có NGHIỆP ĐOÀN để bảo vệ quyền lợi công nhân.
H1. (tạm dịch). "Đồn điền này có vài triệu cây cao su. Cây cũ 20 năm được thay thế bằng gieo hột (seeding), sẽ cho mủ sau 6 năm. Khủng bố (terrorist) CS vẫn tiếp tục đe dọa công nhân nhưng ko phá cây, mà họ xem là tài sản quốc gia. Mỗi đồn điền cao su tại Đông dương hay Malaya, đều tự cung tự cấp, có lính bảo vệ. Cổng đóng lại ban đêm; xe Jeep tuần tiểu liên tục.
Một cô gái ở đồn điền này đang kiểm tra một tấm cao su. Cô dùng kéo để cắt chỗ dư.
H2. Một thợ mủ đang cứa/tạo ra một đường rạch xoắn ốc (scores a fresh spiral incision) để nhựa tươi chảy vào chén. Chỉ lấy nhựa hai lần 1 tuần trong 11 tháng, tháng còn lại ko lấy". Nguồn: National Geographic năm 1953.
No comments:
Post a Comment