Cảnh sát đường phố ở Nhật: bạn biết gì về họ ?
- Trông người lại nghĩ đến ta.
“Con khỉ Mimi của tôi đâu rồi?“ một bà lão quấn mình (wrap) trong cái áo kimono màu hồng rực rở kêu rít lên. “Ai đó đã đánh cắp cái ví tôi, và tôi không thể mua vé xe lửa về nhà," một thiếu niên gầy và cao lêu nghêu (lanky) than thở. “Chồng tôi lại say rượu và đánh tôi“ một người đàn bà kêu thét qua điện thoại. “Tasukete! (cứu tôi) Hayaku! (nhanh lên)."
Đối với hai cảnh sát đang trực tại trạm cảnh sát Ochanomizu ngay trung tâm Tokyo, những lời kêu cứu/khiếu nại như vậy là điển hình (typical). Trong vòng 15 phút, họ đã dỗ dành (soothe) bà cụ mất của (bereft) với lời hứa sẽ đi tìm con thú cưng của cụ (con vật đã được tìm thấy), đã cho cậu thiếu niên không xu dính túi mượn 650 yen ($2.23) từ một quỹ khẩn cấp đặc biệt để nhận lại từ cậu này một giấy "Tôi có nợ" hay IOU (4/5 những tiền vay này được trả lại) và đã gọi xe tuần của CS để can thiệp vụ gây gổ của vợ chồng này. Trung sĩ Shigeo Takahashi, với nụ cười đầy thỏa mãn nói: “bạn hãy đứng trong trạm 15 phút thôi, và bạn có thể làm một cuộc khảo sát về cuộc sống một cách sâu rộng nếu bạn muốn.“
Thật vậy, trạm cảnh sát mini, hoặc koban, là một yếu tố cấu thành đời sống người Nhật. Nó có nguồn gốc từ mạng lưới những bansho (trạm kiểm soát) lập bởi các võ sĩ đạo (samurai) có nhiệm vụ bảo vệ dân chúng ở các thời đại phong kiến (feudal). Ngày nay, khắp nước Nhật, có 15.600 trạm cảnh sát như vậy (đó là những phòng rất nhỏ chỉ có 1 buồng được dựng tại các góc đường), mỗi trạm phục vụ chừng 10.000 cư dân. Chỉ riêng Tokyo đã có 1.244 trạm và họ xem đó là điều tối cần (crucial) cho an sinh công cộng (public welfare) và được điều hành bởi 15.000 cảnh sát, chiếm 1/3 lực lượng CS của thành phố này. Ngoài nhiệm vụ truyền thống như đi tuần trong khu phố và trấn áp (apprehend) tội phạm, cảnh sát còn chỉ đường, tìm kiếm của cải/đồ đạc bị thất lạc, điều khiển lưu thông, cung cấp sự giúp đỡ (summon aid) cho người say rượu, giải quyết xung đột gia đình và đều đặn thăm viếng những người gìa sống một mình. Ông Teiji Soeno, một trong những người điều hành hệ thống này tại Tokyo, nói : “Cảnh sát phải là một thành viên của cộng đồng, và TP sẽ không an toàn nếu không làm được điều này.“
Sự thành công của hệ thống các trạm cảnh sát mini này được phản ảnh trong thống kê đáng kinh ngạc (startle) về con số phạm pháp rất thấp tại Nhật. Vào năm 1980 chỉ có 1,4 vụ giết người mỗi 100.000 dân, so với 10,2 vụ mỗi 100.000 dân tại Mỹ. Con số trộm cắp là 1.9 mỗi 100.000 người, so với 234.5 tại Mỹ. Những tội ác nghiêm trọng các loại thực tế rất hiếm. Một lý do khác: luật lệ gắt gao về kiểm soát súng, chỉ cho phép người dân mua súng đi săn mà thôi. Quá ấn tượng (impress) với thành công này của Nhật, Singapore đã thành lập các trạm CS, và TP San Francisco đang nghiên cứu tính khả thi để áp dụng hệ thống này. Ông Soeno nghĩ rằng đó là một thành tựu mà nước Mỹ nên bắt chước. Quan điểm của ông: “ Nếu nước tôi là một trong những nước an toàn nhứt trên thế giới, thì trạm cảnh sát mini là một trong những lý do cốt lõi.“
No comments:
Post a Comment