Sunday, July 25, 2021

 Nhờ sự cao thượng và rộng lượng, tướng McArthur đã để lại trong lòng dân Nhật thua trận một sự biết ơn vô biên.

- Trong bụng mỗi ng VN đều có một ông quan.--Nhận xét của ng Pháp thời Pháp thuộc.
Trong bài gần đây, tôi đã viết, một người có thể bản tính hiền lành, nhưng khi chỉ cần mặc áo dân phòng là dễ dàng đấm vào mặt người dân nếu ng đó dám có ý kiến với y. Nếu y là CA, y còn coi dân như rơm rác. Tôi nghĩ là do họ ko được giáo dục kỹ lưỡng về trách nhiệm và bổn phận của CA và dân phòng và các CHẾ TÀI đối với việc đánh dân quá nhẹ. Với lối xử sự "truyền thống" như vậy với dân, đừng bảo dân ko ÁC CẢM với CA.
Tôi xin đăng lại bài viết về tướng McArthur lúc ông làm TL lực lượng chiếm đóng Nhật--một chức vụ như Toàn quyền Mỹ trên nước Nhật thua trận sau 1945.
===
Vị tướng và người thợ mộc
- Làm tớ người khôn hơn làm thầy thằng dại .
Một câu chuyện nhỏ nhưng nói lên hai nguyên tắc quan trọng "Mọi người đều bình đẳng trước luật" và "Không ai đứng trên pháp luật" trong một Nhà Nước Pháp Quyền - mà người Mỹ đã áp dụng tại Nhật sau 1945.--Tài .
". . . Lính Mỹ đồn trú tại Nhật, thông thường, có kỷ luật và đàng hoàng như bất cứ lính Mỹ mà tôi đã thấy trong 3 năm phục vụ tại Âu châu.
Tướng MacArthur đã làm gương, và rất khó chịu nếu có quân nhân Mỹ nào tàn bạo, ko tử tế hay cẩu thả/khinh xuất với dân Nhật: ông sẽ trừng phạt ngay lập tức nếu biết.
Thời gian ngắn sau ngày Chiếm Đóng*, một sq với màu da sạm nắng (suntan) bước vào một thang máy tại tòa nhà Dai Ichi. Một thợ mộc cũng định bước vào. (Tòa nhà này trước đây là trụ sở của đại cty Dai Ichi, Mỹ đã chọn làm bản doanh của BTL quân chiếm đóng.-- Tài).
"Xin chờ một phút," người giữ thang máy nói. "SQ này là tướng Mac-Arthur."
Người thợ mộc lặng người vì kinh sợ (awe), bối rối và sợ hãi lâu đời đối với giới quân nhân. Các tướng Nhật trước giờ đã tự coi họ thuộc giai cấp khác.
Nhưng Tư lịnh Tối cao của quân Đồng minh đã ra dấu (beckon) cho anh ta bước vào.
"Thang máy sẽ ko di chuyển nếu anh ko đi với tôi, "ông mỉm cười nói.
Ông hỏi người kia định đi đâu (errand), sẽ ra khỏi thang máy ở tầng nào, và hướng dẫn tường tận trước khi tiếp tục đến bộ tham mưu ở tầng 6.
Đối với người Nhật, đây ko phải là một sự kiện nhỏ và hàng ngày. Người này viết một lá thư cảm kích (appreciation), và một họa sĩ Nhật vẽ một bức tranh có vị Tướng và người Thợ Mộc.
Được gắn trong một tập giấy trắng bằng tiếng Nhật, bức tranh và lá thư đã đi khắp nước Nhật; (tập giấy) đó mô tả sự kiện này và ghi những nhận xét đầy ngạc nhiên như "Vị Tướng ko có cận vệ đi kèm; và cũng ko mang súng."
Vị Tướng đã nhận hàng đống thư, nhiều lá diễn đạt (phrase) bằng tiếng Anh kỳ quặc cấp trung học, và những quà tặng rất điển hình của Nhật như hoa, và ngay cả côn trùng. Được nghe côn trùng** "ca hát" hay nhìn đom đóm chiếu sáng là những hoạt động phổ thông của nước Nhật yêu Thiên nhiên .
Một rổ chứa một ngàn con đom đóm từ Hội Thanh niên ở Takata, quận Gifu, mang một thiệp viết tay rất công phu với tựa " Những Tặng phẩm gửi tới Đại Tướng" và giải thích rằng " Ánh sáng rực rỡ của đom đóm là những ánh sáng tự phát (spontaneity) lớn lao của thiên nhiên...".
Dịch từ NAT GEO May 1950 trang 608-9.
* Occupation: ngày Nhật đầu hàng và bị quân Đồng minh chiếm đóng.
** Có lẽ là con ve sầu.

No comments:

Post a Comment