Friday, November 26, 2021

 Ông Toàn 

NGUYỄN = 7

TOÀN = 4715 = 17 = 8

Cộng lại: 7 8 = 15 = rất may mắn 

Sanh ngày Dec 11 1930. 

Tên Mỹ: Tony Nguyễn 

Sunday, November 21, 2021

 

Phong Cách Anh Hùng Của Tướng Phạm Văn Phú






Nguyễn Ðông Thành
(Trích trong "Ðời Chiến Binh" của Trương Dưỡng)





Từ 1975 tới nay, có một số người viết về Tướng Phạm Văn Phú, một cấp chỉ huy trong ngành LLÐB và Nhảy Dù cũ. Ở San Jose có tờ báo cũng cho đăng bài của một sĩ quan cấp Tá, nặng lời với một chiến hữu đã mất. Các cấp bậc của Tướng Phú đều được gắn tại mặt trận, và ông cũng đã nhiều lần nếm mùi thất bại, cắt lon, giáng chức, để cho có đủ..."khi vinh lúc nhục" của một đời binh nghiệp. Huyền thoại Phạm Văn Phú đã được mỗi người nhắc tới một cách khác nhau. Ông đã chết nên...ngoại trừ nhà văn Phạm Huấn, người cũng đeo bằng Dù trên ngực áo như Tướng Phú, và đã sống cạnh ông trong những ngày cuối của 1974-1975, là hơn một lần lên tiếng bênh vực cho cấp chỉ huy cũ khi ông Phú bị chỉ trích. Nhà văn tiền bối Nguyễn Ðông Thành, đeo cấp Trung Úy từ năm 1947 và là một cây viết chủ lực của cơ quan truyền thông thời Ðệ Nhị Cộng Hòa và các tờ báo đứng đắn tại hải ngoại hiện nay. Ông đã đúc kết về Tướng Phạm Văn Phú (Ðại Ðội Trưởng và Tiểu Ðoàn Phó Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù năm 1953 tại Ðiện Biên Phủ) qua tài liệu khách quan nhất của những người ngoại quốc có thẩm quyền và tiếng nói của họ có đủ giá trị để chúng ta suy nghĩ.
Trương Dưỡng
Dù rằng có nhiệm vụ không thể thiếu xót là làm theo lệnh trên, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, K8ÐL, Tư Lệnh Quân Ðoàn 2 và Quân Khu 2, vẫn không chối được trách nhiệm về việc bỏ mất miền Tây Nguyên và do thế tạo ra điều kiện thuận lợi cho Cộng quân tiến chiếm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa một cách mau chóng và để dâng hơn cả dự liệu hoang đường nhất của bọn Chóp Bu CSBV. Ðó là nhận định nhất trí của người Việt Nam tị nạn Cộng Sản ở nước ngoài, trong vào năm đầu hạ bán thập niên 1970. Nhận định như thế quả là rất thuận lý vào hồi đó, tức là trong khi người ta chỉ biết rất mù mờ về phần đóng góp của Thiếu Tướng Phạm Văn Phú vào cuộc rút quân khỏi vùng Tây Nguyên, một cuộc hành binh đã bị ghi nhận là thiếu kế hoạch, thiếu chuẩn bị, và thiếu chỉ huy.
Nhưng rồi thì từng phần sự thực dần dần được phơi ra. Người ta chưa biết thật đầy đủ, thật chính xác, nhưng cũng đã biết rõ được vài ba sự việc có thể chứng minh rằng Thiếu Tướng Phạm Văn Phú trên thực tế không có trách nhiệm gì hết trong cuộc rút quân khởi sự ngày 13/3/75 ở Pleiku. Cuộc rút quân ấy do chính Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu quyết định với tư cách và quyền hạn của vị Tổng Tư Lệnh QLVNCH. Trung Tướng Thiệu đã đích thân ra Nha Trang gặp Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, mang theo Ðại Tướng Cao Văn Viên, Tổng tham Mưu Trưởng, để đích thân truyền đạt quyết định rút quân cho Tướng Phú thi hành.
Với tư cách là Tư Lệnh của một Quân Ðoàn trong QLVNCH, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú dĩ nhiên không được phép chống lại mệnh lệnh của Tổng Tư Lệnh và Tổng Tham Mưu Trưởng. Nhưng Thiếu Tướng Phạm Văn Phú cũng không tuân hành: hoặc là vì chính ông từ khước; hoặc vì Tổng Thống Thiệu, Ðại Tướng Viên ngại rằng Tướng Phú sẽ không ngoan ngoãn vâng lời. Người đứng ra thi hành lệnh rút quân khỏi vùng Tây Nguyên là một Ðại Tá mới được thăng cấp Chuẩn Tướng, Ðại Tá BÐQ Phạm Duy Tất, để lãnh chức Tư Lệnh Phó Quân Khu 2, và Tướng Tư Lệnh được đặt trong tình trạng bất khiển dụng vì lý do sức khỏe, từ ngày 14/3/75 đến ngày bị Trung Tướng Trần Văn Ðôn, Tổng Trướng Quốc Phòng mới nhận chức, bắt giam vì tội bỏ mất vùng Tây Nguyên!
[...]
Như vậy khi cuộc rút quân khỏi miền Tây Nguyên được thực hiện theo lệnh trên, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú trên thực tế chẳng còn là Tư Lệnh Quân Ðoàn II và Quân Khu II, nên không có trách nhiệm gì về cuộc hành binh tự sát mà Thiếu Tướng tuyệt nhiên không tham dự vào bất cứ một giai đoạn nào, từ quyết định, thiết kế, đến việc chuẩn bị và thực hiện. Tuy nhiên dù không dự phần trách nhiệm trong việc bỏ mất vào tay địch một phần lãnh thổ Quốc Gia, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú vẫn khẳng khái tự xử khi thấy rõ là đại cuộc đã tạm thời không còn cách nào cứu vãn nữa, vì Tướng Dương Văn Minh đã lạm dụng quyền Tổng Tư Lệnh mà bắt toàn quân phải buông súng, nộp mình cho giặc Cộng.
Người thất bại anh hùng Phạm Văn Phú tự sát chẳng phải là vì sợ giặc Cộng bắt được và hành hạ trả thù. Nếu muốn, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú cũng có đủ khả năng để đào thoát ra nước ngoài một một cách ung dung như một số đông các vị cựu Tướng Lãnh khác, chứ không đến nỗi phải chịu nhục trong tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ như một số người khác...hay phải đạp lên đầu đồng bào mà tranh lấy một chỗ ngồi trên chiếc trực thăng đáp trên một mái nhà như ông Bộ Trưởng Quốc Phòng, kẻ mới tuần trước còn tống giam Tướng Phú vì tội "Không dám hy sinh chiến đấu và bỏ chạy trước quân địch"!
[...]
Việc Thiếu Tướng Phạm Văn Phú đến cơ quan D.A.O. gặp Tướng Mỹ Smith để chỉ xin độc một chỗ trong một chuyến bay di tản cho một người con ông, tác giả sách Decent Interval không khen các Tướng khác là thức thời, và cũng không chê Thiếu Tướng Phạm Văn Phú là gàn dở. Ông chỉ viết thêm một câu ngắn, đại ý là Tướng Phú tự sát ngay sau khi Cộng sản tràn vào Sài Gòn, và thở hơi cuối cùng ở bệnh viện Grall.
Nhưng một tấm hình in trong tập ảnh kẹp ở giữa quyển Sauve Qui Peut (bản tiếng Pháp của sách Decent Interval) lại "nói" hộ ông Frank Snepp những điều ông cần viết ra mà vẫn nói lên được, về tiết tháo và tinh thần trách nhiệm cao độ của một Phạm Văn Phú đã quyết tâm tự sát để được chết với lương tâm thanh thản chứ không đành chạy thoát lấy thân khi đất nước lâm nguy. Ðó là bức ảnh kỷ niệm mà Tướng Smith chụp với Tướng Phú tại cơ quan D.A.O. ngày 27/4/1975. Tướng Smith lúc đó phụ trách việc xếp hạng ưu tiên cho những người được coi là có liên hệ với Hoa Kỳ cùng với việc ấn định giờ giấc, lần lượt của các phi vụ di tản. Ông ta bận đến mực không có thời giờ đi ăn, nên sự kiện Tướng Smith bỏ ra vài chục phút để tiếp chuyện và chụp ảnh lưu niệm với Tướng Phú, chứng tỏ hai người có tình thân thiết lắm. Nếu cũng tham sống sợ chết, Tướng Phú có thể xin ở một người thân với mình như thế hàng chục chỗ cho cả gia đình ung dung ra đi.
Nhưng người thất bại anh hùng Phạm Văn Phú còn đủ liêm sỉ để không đành cúi mặt sống hèn; ông chỉ hỏi xin Tướng Smith một chỗ duy nhất cho một cậu con trai của ông, ý hẳn là để giữ cho họ Phạm còn có người nối dõi. Hành động tự giết mình để chết theo Quốc Gia và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử đã được quyết định từ lúc Thiếu Tướng Phạm Văn Phú tìm gặp Tướng Smith để ký thác "con côi", chứ không phải là một việc liều lĩnh chỉ được nghĩ tới khi chiến xa Cộng sản đã hùng hục tiến về phía Dinh Ðộc Lập.
Trước Frank Snepp hơn 20 năm, hai tác giả người Pháp cũng đã có dịp để tán thưởng phong cách anh hùng của một sĩ quan Nhảy Dù tên Phạm Văn Phú, một nhân vật mà lẽ ra họ không lưu ý tới, vì đã chỉ có một chức vụ khiêm nhường (Tiểu Ðoàn Phó mới được đề bạt) lại là sĩ quan người bản xứ của một quân đội mới thành hình. Một trong 2 tác giả đó là Ðại Tá Pierre Langlais, một sĩ quan Pháp đã tự thú là có thành kiến xấu với quân nhân Việt Nam.
Cho đến ngày Trung Úy Phạm Văn Phú theo đơn vị (Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù Việt Nam) nhảy xuống tiếp viện lực lượng G.O.N.O. trong vùng lòng chảo Ðiện Biên Phủ, Trung Tá Langlais còn giữ nguyên vẹn cái thành kiến xấu xa của ông ta. Langlais lại có ấn tượng xấu đặc biệt về Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù Việt Nam, đơn vị mà chính ông ta đã đề nghị trả về Lực Lượng Tổng Trừ Bị hồi cuối năm trước. Langlais có chép lại đầu đuôi vụ ấy trong quyển Ðiện Biên Phủ do nhà xuất bản France-Empire phát hành năm 1963. Cũng trong tập ký sự đó, Langlais còn nhìn nhận rằng ông đánh giá lính Việt Nam thấp...Nhưng cũng trong tập ký sự Ðiện Biên Phủ về sau, Langlais lại dành ra đến hơn 10 đoạn để nói về Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù VN, và đặc biệt về viên sĩ quan cấp Úy mang tên Phạm Văn Phú, người đã chỉ huy giỏi giang và chiến đấu dũng liệt đến mức làm cho Langlais phải từ bỏ các thành kiến sai lầm của mình về tinh thần chiến đấu của chiến sĩ Việt Nam trên trận tuyến chống Cộng. Ðại Tá Langlais viết đến người về sau trở thành vị Tư Lệnh cuối cùng của Quân Khu II của nước Việt Nam Cộng Hòa:
Ngày 2/3/1954, khi tình hình Biện Ðiên Phủ đã nguy ngập tới mức Bộ Trưởng Bộ Quân Lực Pháp (René Pleven) vừa từ Ðiện Biên Phủ trở về, đã phải ra trước Hội Ðồng Liên Bộ để đề nghị một loạt biện pháp cấp cứu. Tướng Navarre ra lệnh thành lập Liên Ðoàn 5 Nhảy Dù VN, Tiểu Ðoàn 2/1 Kỵ Binh Nhảy Dù, và Tiểu Ðoàn 6 Nhảy Dù, mà Tiểu Ðoàn Trưởng Thiếu Tá Begeard, là một đơn vị trưởng nổi tiếng từ những năm kháng chiến ở vùng Ðức chiếm đóng. TÐ5NDVN nhảy xuống Ðiện Biên Phủ trước tiên, vào buổi chiều ngày 14/3/1954. Nhảy ở độ thấp, dưới mưa đạn súng cối và đại bác 105 ly. Ðịch bắn dữ dội đến mức phải thay đổi bãi nhảy mấy lần.
Trung tá Langlais là Tư Lệnh là Tư Lệnh Phó Lực Lượng GONO nhưng nắm toàn quyền trên thực tế, vì Ðại Tá De Castries chỉ làm một việc độc nhất là...ký và chuyển đi những gì được Langlais đưa cho. Langlais vốn có thành kiến với quân nhân người Việt, nhát là với TÐ5NDVN, mà chính ông ta đã "trả về" trước đó hơn 2 tháng. Nên ông đã dự tính là xé lẻ ra để bổ sung chỗ này chỗ nọ, chứ không sử dụng nguyên cả tiểu đoàn như một lực lượng xung kích.
Ngay mấy giờ sau khi nhảy xuống, một đại đội của TÐ4NDVN đã bị biệt phái cho một đơn vị Lê Dương để tiếp cứu lực lượng trấn giữ ở cứ điểm Gabrielle; cuộc hành quân không đạt được kết quả nên Langlais càng nghi ngờ khả năng và tinh thần chiến đấu của lực lượng vừa gởi đến tăng viện. Nhưng Langlais đã bắt đầu nhìn TÐ5NDVN với con mắt khác hẳn ngay vài hôm sau. Cùng với TÐ6ND của Thiếu Tá Begeard, TÐ5NDVN được giao cho trấn giữ đồi Eliane IV ở phòng tuyến thứ 2, nhiệm vụ vừa nặng nề vừa nguy hiểm, là tự chôn mình dưới hỏa lực địch. Cả 2 tiểu đoàn đóng ở gần đỉnh đồi, TÐ6 giữ mặt Tây, TÐ5NDVN giữ 2 mặt Ðông và Nam.
Bộ Chỉ Huy Tiểu Ðaòn có thể vị bắn trực xạ bất kể ngày đêm bởi các xạ thủ địch rình rập thường trực ở phía đối diện. Thiếu Tá Tiểu Ðoàn Trưởng tình nguyện trấn giữ vị trí nguy hiểm đó, chiến sĩ tiểu đoàn đào đắp xong công sự và địa đạo giao thông hào trong một thời gian kỷ lục; Langlais bắt đầu nghĩ khác về khả năng và tinh thần phục vụ của những quân nhân Việt Nam, đang ép lòng chấp nhận quyền chỉ huy của người Pháp vì đang cần đến đồng minh giai đoạn!
Hồi ấy, Trung Úy Phạm Văn Phú là sĩ quan người Việt Nam độc nhất nắm đại đội trong TÐ5NDVN và cũng là Ðại Ðội Trưởng độc nhất mang cấp bậc Trung Úy, 2 Ðại Ðội Trưởng khác là Ðại Úy Armandi, Rouault, và Ðại Ðội Phó tạm lĩnh.
Ngày 24/3/54, TÐ5NDVN được tăng cường thêm Ðại Úy Alian Bizzard, một quân nhân Tùy Viên của một Tướng ở Sài Gòn để xung phong ra mặt trận, do ở thâm niên cấp bậc, ông được cử làm Tiểu Ðoàn Phó TÐ5NDVN, rồi chịu trách nhiệm trấn giữ 2 cứ điểm H.6 và H.7, trong tập đoàn cứ điểm Huguette, mà nhiệm vụ bảo vệ các phi đạo còn dùng được. Ðại Úy Bizzard mang theo mấy trung đội lấy từ 2 Ðại Ðội I và IV; trong khi ấy Ðại Ðội III được biệt phái cho cứ điểm Dominique, Éliane, và Isabelle; lính Bắc Phi ở Dominique I bị tràn ngập. Ðại Ðôi III của TÐ5NDVN tăng phái chỉ còn 10 người chạy về tới Tiểu Ðoàn Bộ.
Tình hình hồi ấy tuyệt vọng đến mức Navarre và Cogny chỉ còn độc một việc là đổ lỗi lên đầu nhau; Langlais luôn miệng réo hết Bruno (ám hiệu của Begeard) đến Dédé (Botella), để động viên tinh thần họ giữ vững đồi Éliane IV, vì để mất cứ điểm ấy là Ðại Bản Doanh của De Castries cũng mất luôn. Tuy rằng phải chia sẻ với TÐ6 của Begeard cái nhiệm vụ tử thủ đó, TÐ5NDVN, đã mất đi Ðại Ðội III, vẫn chỉ sử dụng được non phân nửa quân số còn lại. Langlais giải nhiệm cho Bizzard chức Tiểu Ðoàn Phó hư hàm để ông ta mang Ðại Ðội I đi trấn giữ cứ điểm H.6, trong khi Trung Úy Phú được tôn vinh bằng một trọng trách không tương xứng với 1 đại đội là trấn giữ điểm tựa Opéra vừa thiết lập để chận địch trong khoảng giữa các cứ điểm Huguette I và Épevier.
Trong thượng tuần tháng 4/54, tình hình ngày càng tồi tệ hơn. Ngày 14/4/54, Langlais báo cáo là chỉ còn 3000 quân khiển dụng vì ông không thèm tính tới các phần tử đã mất hết tinh thần chiến đấu. Ở đoạn này trong sách Ðiện Biên Phủ, tác giả nhấn mạnh rằng lực lượng đóng cứ điểm Éliane IV (TÐ6ND và TÐ5NDVN) vẫn giữ vững tinh thần, và họ đã nhất quyết sống chết với nhiệm vụ.
Hôm sau, ngày 15/4, Ðại Tá De Castries được thăng Thiếu Tướng, hai Trung Tá Langlais và Ladande cũng được thăng một cấp, cũng như mười sĩ quan khác trong số có Trung Úy Phạm Văn Phú.
Ngày 19/4/54, Ðại Úy Phú được thay thế bởi Ðại Úy Bizzard, ông này được lệnh rút khỏi cứ điểm H.6 đêm hôm trước, Ðại Ðội I gồm 200 chỉ còn có 80 người đứng vững để tới điểm tựa Opéra thay thế Ðại Ðội II, rồi Ðại Úy Phạm Văn Phú được đề bạt lên chức Tiểu Ðoàn Phó ngày 26/4.
Vào thời điểm ấy, tình hình ở Ðiện Biên Phủ rõ ràng là vô phương cứu vãn. Sau gần một tháng thí quân không tính đếm, 3 Trung Ðoàn địch đã phá huỷ được toàn bộ phi đạo; giải quyết hết 3 điểm tựa trong số có điểm tựa Opéra, mà Ðại Úy Phú đã giao lại cho Ðại Úy Bizzard 5 ngày trước.
TÐ5NDVN chỉ còn ngót hơn 200 chiến sĩ, vì ngoài Ðại Ðội II (không toàn vẹn), Bộ Chỉ Huy chỉ sử dụng vài chục người còn lại của 3 đại đội đã tan vỡ. Quân số đã hao hụt quá nửa, nhưng TÐ5NDVN lại phụ trách nhiệm vụ nặng nề gấp bội, là một mình trấn giữ tuyến đầu, án ngữ phía trước cho TÐ6ND (Tiểu Ðoàn Trưởng mới là Thiếu Tá Béchignac) giữ liên lạc vớ Bộ Chỉ Huy Trung Ương. Ðể làm cái việc không thể làm nổi là ngăn chận không cho địch quân (đông gấp mấy chục lần) vượt sông mà xâm nhập khi Trung Tâm, ngót 200 chiến sĩ TÐ5NDVN chỉ dược tăng cường với mấy chục chiến sĩ còn lại của Tiểu Ðoàn 2/1 Kỵ Binh Nhảy Dù do Ðại Úy Guillemint chỉ huy. Nhưng lực lượng tử thủ ấy vẫn làm tròn được nhiệm vụ cho tới sáng sớm ngày 7/5/54. Mấy giờ trước đó, hai đại đội lính Lê Dương gởi đến tiếp viện cho TÐ5NDVN, nhưng họ phải mất 3 giờ mới đến được Chỉ Huy Sở của Thiếu tá Botella, và chỉ còn không quá 20 chiến sĩ!
Ðến hừng sáng, Ðại Úy Phạm Văn Phú mở cuộc phản kích với ngót 100 tàn quân của mấy đơn vị hợp lại, đánh cận chiến ở thế 1 chọi 20, nhưng cũng giành lại được hơn 100 thước địa đạo. Nhưng rồi thì mũi xung phá ấy bị bẻ gãy, nhiều chiến sĩ và 3 sĩ quan (Ðại Úy Guillemint, Thiếu Úy Lafanne, và Ðại Úy Phạm Văn Phú) lần lượt bị đạn địch quật ngã. Thiếu Úy Mackowak, sĩ quan độc nhất còn đứng vững cùng vài chục chiến sĩ TÐ5NDVN tiếp tục tử chiến trong khúc địa đạo dưới sườn đồi phía Ðông Nam. Ðịch chùn bước vì mức thương vong quá cao; nhưng mấy chục phút sau, trận đánh dứt điểm tiếp diễn, lần này với loại vũ khí đầu tiên được sử dụng trên chiến trường VN (một thứ súng cối có nhiều nòng và bắn tự động hàng loạt đạn), và căn cứ chỉ huy của TÐ5NDVN thất thủ lúc 9 giờ sáng ngày 7/5/54.
Trên đây là tóm lược các đoạn nói về TÐ5NDVN, và về Ðại Úy Phạm Văn Phú trong quyển Ðiện Biên Phủ của Ðại Tá Pierre Langlais, người thực sự chỉ huy lực lượng G.O.N.O. ở Ðiện Biên Phủ trong thời gian TÐ5NDVN tham chiến tại mặt trận đó. Ðại Tá Langlais đã đích thân ra lệnh, đã chính mắt nhìn thấy, hay đã được báo cáo tường tận tại chỗ, nên chắc chắn là biết rất đúng sự thật. Viên Ðại Tá Pháp đó đã từng mang nặng thành kiến không tốt với chiến hữu VN, nên chắc chắn không cố ý nói sai để ca tụng chiến sĩ Việt Nam trong TÐ5NDVN nói chung, và viên Ðại Úy anh hùng Phạm Văn Phú nói riêng. Vả chăng, tác giả tập hồi ký Ðiện Biên Phủ cũng chỉ thuật lại các sự việc, như tác giả quyển Decent Interval về sau, chứ không trực tiếp khen chê gì nhân vật Phạm Văn Phú.
Cũng như Ðại Tá Pierre Langlais, người viết quyển La Bataille de Dien Bien Phu (xuất bản ở Paris cuối 1963) cũng là một sĩ quan cao cấp, từng tham chiến ở mặt trận đó suốt từ đầu đến cuối. Ông Jules Roy về sau được phép trở lại Bắc Việt thu thập tài liệu để kiện toàn pho sách của ông (gọi là pho vì dầy đến 624 trang), nên vẫn bị nghi ngờ là có thiện cảm với phe thắng trận ở Ðiện Biên Phủ. Sự nghi ngờ đó không phải vu vơ, quả thật tác giả La Bataille de Dien Bien Phu đã đưa ra khá nhiều hình ảnh và luận điệu có lợi cho phe đó. Tuy nhiên trong các đoạn rải rác trên mấy chục trang nói về diễn tiến mấy trận đánh từ sau ngày các cứ điểm Béatrice I, II, và III thất thủ (đêm 13/3/54), Jules Roy cũng ghi nhận tương tự như Pierre Langlais (khá chi tiết hơn vì viết dài hơn) về các chiến tích của TÐ5NDVN, và nhất là về phong cách anh hùng của Tiểu Ðoàn Phó Phạm Văn Phú. Về trận đánh dứt điểm đêm mùng 6 rạng mùng 7/5/54 nhằm vào cứ điểm Éliane IV, Jules Roy bổ túc thêm các chi tiết dưới đây:
Xế chiều ngày 6, địch pháo kích kịch liệt cứ điểm Éliane IV. Áp dụng chiến thuật tiền pháo hậu xung, đến 18 giờ 30, địch mới tấn kích, lực lượng của cộng quân là Trung Ðoàn 98. Bộ chỉ Huy TÐ5NDVN chỉ còn sử dụng được khoảng 200 chiến sĩ đã mệt nhừ sau một tuần lễ chiến đấu, đạn dược đã gần cạn mà xin tiếp tế không được. Thiếu Tá Botella ra lệnh cho chiến sĩ kháng cự bằng súng cối và đại bác không giật, nhưng xạ thủ phải tiết kiệm từng viên đạn một, nên địch quân vẫn tiến được lại gần. Trong thế ưu thắng rõ rệt, Trung Ðoàn 98 vẫn phải dè dặt tối đa; đây là lần đầu tiên họ sử dụng đường điện thoại vô tuyến nối liền vác đại đội với Chỉ Huy Sở Trung Ðoàn!
Chiến sĩ TÐ5NDVN chiến đấu cực kỳ dũng liệt, đến 21 giờ Ðại Úy Phạm Văn Phú chỉ còn có 30 người để chỉ huy, họ bắn đến nòng súng nóng bỏng, và địch tràn vào như thác nhưng chẳng ai chùn lại. Họ tử chiến để giành giật với địch từng đoạn địa đạo; lấy súng của người đã chết để bắn về phía những tên đội nón cối đan bằng nan tre. Một loạt đạn súng cối liên châu (như Tow mà thô hơn) nã vào, đất bị cày tung lên và đổ ập xuống ông Tiểu Ðoàn Phó vừa bị đốn ngã.
Trên đỉnh trời vừa rạng sáng, trận cận chiến vẫn tiếp diễn trong ruột đồi Éliane IV. Quân địch tràn ngập khắp nơi, nhưng phép lạ là cứ điểm Éliane IV vẫn còn cầm cự. Theo lệnh Ðại Tá Langlais, Trung Tá Lemeunier, Tư Lệnh Bán Lữ Ðoàn Lê Dương số 13, đi tiếp cứu Éliane IV nhưng không kịp. Vì trong căn cứu chỉ huy đầy nhóc thương binh. Thiếu Tá Béchignac không đồng ý xin bắn lên đầu mình và hơn 10 người còn vững tay súng bị bắt làm tù binh lúc 9 giờ sáng!
Tác giả quyển La Bataille de Dien Bien Phu bị nghi ngờ là có thiện cảm với phe thắng trận Ðiện Biên Phủ. Tác giả hồi ký Dien Bien Phu xác nhận vốn có thành kiến xấu với quân nhân người Việt Nam nói chung và TÐ5NDVN nói riêng. Nhưng cả hai tách giả ấy đều đã không thể không ghi nhận phong cách anh hùng của nhân vật Phạm Văn Phú, hồi ấy còn là một sĩ quan cấp Úy, tức là nhỏ cấp hơn họ nhiều. Một chiến sĩ chống Cộng có phong cách anh hùng như thế, từ thuở mới bắt đầu binh nghiệp, tất nhiên không thể chà đạp lên tiết tháo và tinh thần trách nhiệm của một Tướng Lãnh, mà cúi mặt...ở nước người này quân tan, nước mất. Việc thất bại, anh hùng Phạm Văn Phú tự sát, để được chết với lương tâm thanh thản chỉ là việc tất nhiên phải có của một nhà Tướng.

Saturday, November 20, 2021

 hứ Ba, 23 tháng 3, 2021

Trận chiến sau cùng tại Quảng Tín - Huy Văn


 

Đầu tháng 3-1975 Tướng Trưởng cho lệnh rút Liên Đoàn 12 BĐQ từ Quảng Ngãi về hậu cứ tại Đà Nẵng (thôn Phú Lộc, xã Hòa Minh) để tái trang bị và bổ sung quân số. Đây là lần hành quân dai dẳng nhứt của Liên Đoàn, khi hành quân liên tục suốt từ đầu tháng 4/1974 trong các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Tín, rồi đến các quận trong địa bàn phía tây của tỉnh Quảng Nam (phần lớn là bảo vệ quận Đức Dục trong trận tái chiếm Nông Sơn tháng 7/1974). Sau đó, Liên Đoàn có nhiệm vụ giữ an ninh sườn trái, khu vực đồng bằng Hà Nha thuộc quận Đại Lộc, để Nhảy Dù rồi Thủy Quân Lục Chiến rảnh tay cự địch tại Hà Nha và cao điểm 1062 vào tháng 10/1974) và cuối cùng là trở vào Quảng Ngãi từ đầu tháng giêng 1975 (bảo vệ quận Minh Long và mặt tây bắc của Tiểu Khu) cho đến sau Tết.


<!>

 


   Một tuần trôi qua thật nhanh, nhưng cũng vừa đủ để chỉnh đốn và nhận thêm quân số bổ sung. Đây cũng là khoảng thời gian kỷ lục để Liên Đoàn nhận lại tất cả những quân nhân cơ hữu vốn đã có mặt ở Saigon, Dục Mỹ hay Vũng Tàu để học các khóa huấn luyện chuyên môn về Tiếp Liệu, Tổng Quản Trị, Truyền Tin, Quân Báo, Bộ Binh Cao Cấp và cả Viễn Thám.


 


   Thời gian một tuần cũng vừa đủ để Liên Đoàn 12 BĐQ triệu hồi Đại Đội Trinh Sát 12 từ Dục Mỹ và những sĩ quan ưu tú của các Tiểu Đoàn được gởi đi học, trong số những vị này có Đại Úy Trần Văn Vương của Tiểu Đoàn 37 BĐQ, Đại Úy Thông thuộc Ban 4 Liên Đoàn và Đại Úy Trần Văn Quy, người chịu trách nhiệm dẫn bốn Đại Đội Trinh Sát của các Liên Đoàn BĐQ thuộc Quân Khu 1 về thụ huấn ở quân trường BĐQ tại Dục Mỹ. Ngoại trừ Đại Úy Quy chuyển qua làm Tiểu Đoàn Phó TĐ 37 BĐQ, những vị khác đều trở lại vị trí cũ của mình như trước khi được gởi đi học các khóa chuyên môn.


 


   Tuần lễ đầu tháng 3-1975 cũng là mốc thời gian khai mào cho một cuộc quyết đấu sinh tử giữa Quân Lực VNCH và bộ đội chính quy Bắc Việt, vì bỗng dưng áp lực địch gia tăng một cách trầm trọng trên toàn lãnh thổ của Quân Khu 1 và trên vùng Hoàng Triều Cương Thổ thuộc Quân Đoàn II và Quân Khu 2. Tin tức chiến sự mỗi ngày một căng thẳng suốt từ Quảng Trị đến Quảng Đức.


 


   Ngay khi địch tung quân vào Quảng Đức (tấn công tỉnh lỵ Gia Nghĩa, và quận Kiến Đức) vào ngày 08-03-1975, thì Liên Đoàn 12 BĐQ đã có mặt tại vùng tiếp giáp giữa quận Thăng Bình của tỉnh Quảng Tín và quận Quế Sơn của Quảng Nam, để vừa góp phần bảo vệ khu vực phía tây bắc thị xã kiêm tỉnh lỵ Tam Kỳ, vừa cùng với Trung Đoàn 56/ SĐ3BB đề phòng địch quân dùng hành lang Hiệp Đức- Quế Sơn lấn chiếm về phía đông, tức quốc lộ 1 và ven biển.


 


   Lúc đầu không thấy động tĩnh của địch trong vùng thung lũng Quế Sơn và phần đất giáp ranh giữa hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Tín, nhưng chiều ngày 08-03-1975, sơn pháo của địch rót đạn liên tục vào vị trí của Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn 12 BĐQ đóng tại căn cứ Hương An thuộc quận Thăng Bình, tỉnh Quảng Tín. Không có thiệt hại nhân mạng, nhưng kho đạn của căn cứ bị trúng một quả 122 ly làm nổ tung một số lớn đạn dược tồn trữ. Không có cách để dập tắt ngọn lửa vì đạn nổ liên tục .


 


   Cột khói đen ngòm, nghi ngút, dựng cao trên nền mây càng làm lộ rõ mục tiêu. Hương An bị pháo kích cho đến tối, nhưng mối lo ngại nghiêng về phía Tam Kỳ vì tin tình báo cho biết toàn bộ Sư Đoàn 2 CSBV cùng với một lực lượng tăng cường gồm các Trung Đoàn biệt lập của quân khu 5 CS và cả thành phần chủ lực tỉnh cũng đã có mặt trong vùng núi của hai quận Tiên Phước và Hậu Đức của tỉnh Quảng Tín. Thêm một lần nữa, người Lính QLVNCH lại lâm vào thế bị động và chỉ biết chờ địch chọn địa thế và mục tiêu để bày cuộc chơi.


 


Thứ hai 10-03-1975


   Tờ mờ sáng, địch đồng loạt tấn công Chi Khu Tiên Phước và Hậu Đức. Sau thời gian chừng hơn nửa năm được sống trong yên bình, người dân khốn khổ của hai quận miền núi này lại phải gồng gánh nhau tản cư và các cao điểm cũng như những căn cứ trọng yếu quanh các chi khu và dọc theo hai bên Tỉnh Lộ 533 nối Tam Kỳ- Tiên Phước, lại trở thành chiến trường đẫm máu.


 


  Địch tung lực lượng hùng nhậu nhứt của quân khu 5 là Sư Đoàn 2 CSBV với nòng cốt là Trung Đoàn 31 và 38, cộng với Lữ Đoàn 52 cùng một tiểu đoàn đặc công tăng cường. Ngoài ra, còn có hai Trung Đoàn pháo 368, 572 cùng với Trung Đoàn cao xạ 573 và Trung Đoàn 574 thiết giáp. Tất cả mọi nỗ lực của địch đều tập trung vào chiến trường Tiên Phước - Phước Lâm (Hậu Đức) để làm bàn đạp tràn xuống đồng bằng và tiến chiếm thị xã Tam Kỳ.


 


   Không có gì khác lạ trong ý đồ hành quân của địch. Vẫn là những màn thí quân, bất chấp phi pháo thường xuyên hỗ trợ cho các đơn vị trú phòng. Tuy nhiên, đến xế trưa cùng ngày thì tin tức chiến sự tại các vùng núi Tiên Phước đều lâm vào tình trạng nguy ngập, khi trung đoàn 38 CSBV đã bắt đầu trực xạ bằng đại bác 122 ly và 85 ly không giựt vào quận lỵ Phước An. Trong khi đó, Lữ Đoàn 52 CSBV bắt đầu xung phong tại các chốt chiến lược ở phía tây và tây nam của Chi Khu Tiên Phước là núi Tú Sơn (căn cứ 211) và núi Phú Mỹ (cao điểm 300).


 


   Mặc dù được sự hỗ trợ tối đa của Không Quân (từ Đà Nẵng vào oanh kích) và của pháo binh diện địa, các đơn vị trấn thủ tại Tiên Phước và Hậu Đức vẫn bị địch tràn ngập sau gần một ngày cố thủ. Các Liên Đoàn ĐPQ 912 và 916 mở đường máu rút lui khỏi khu vực giao tranh để bảo toàn lực lượng (và sau đó đảm trách nhiệm vụ ngăn chặn địch tại phía đông của thị xã Tam Kỳ, tức bên kia quốc lộ 1, về phía biển).


 


   Để ngăn cản bước tiến quân của địch, Trung Đoàn 5/ SĐ2 BB đang hành quân trong tỉnh Quảng Ngãi được điều động trở về Quảng Tín để giải tỏa khu vực Suối Đá, Bàn Quân và rải quân dọc theo tỉnh lộ 533, cũng như tại các cao điểm chiến lược tại tỉnh lộ 531, bên phía hữu ngạn (hướng Bắc) của sông Tam Kỳ. Cùng lúc đó Liên Đoàn 12 BĐQ nhập cuộc sau gần một năm tạm xa Quảng Tín.


 


   Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn 12 BĐQ vào đóng chung với Tiểu Khu, còn hậu trạm thì nằm trong Trung Tâm Yểm Trợ Tiếp Vận ngay kề bên. Các Tiểu Đoàn 21BĐQ và 37BĐQ được tung ngay vào vùng đồi Đức Tân, núi Khánh Thọ Đông, núi Cấm và rải dài bên cánh phải, về hướng bắc của trung đoàn 5/ SĐ 2BB. Tiểu Đoàn 39 BĐQ án ngữ dọc theo tỉnh lộ 586 (Kỳ Phú, Cẩm Khê, Phú An , Phú Thứ, Ngọc Nam ...), trên vùng núi Dương Côn và núi Ngọc. Cao điểm 400 mét này là chốt quan sát trọng yếu, để kiểm soát toàn bộ khu vực đồng bằng phì nhiêu của phía tây bắc thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Tín.


 


Thứ ba 11/03/1975 - Thứ bảy 15/03/1975.


   Trung Đoàn 5/SĐ 2 BB vừa vào vùng là chạm địch dữ dội tại khu vực Phước Lâm, Suối Đá (tỉnh lộ 533) và tại Dương Lâm (núi Yon), núi Lân cùng  các cao điểm dọc theo tỉnh lộ 531. Cuộc phản kích của các đơn vị VNCH gặp phải sức kháng cự khá mãnh liệt của địch quân. Tuy Quân Lực VNCH đang trong tình trạng khan hiếm đạn dược và quân dụng một cách trầm trọng, các đơn vị tham chiến tại Quảng Tín vẫn nhận được sự yểm trợ tối đa của pháo binh cơ hữu Sư Đoàn 2 BB và của Không Quân Đà Nẵng với những phi vụ oanh tạc bằng A-37 ngay từ ngày đầu nhập trận.


 


   Cùng lúc đó, địch không ngớt pháo kích vào thị xã Tam Kỳ gây thương vong và thiệt hại tài sản cho nhiều người dân vô tội tại khu vực chung quanh Tiểu Khu và Bệnh Viện Quảng Tín.  Cuộc chiến giằng co hầu như bất kể đêm hay ngày tại Quảng Tín, đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của Tướng Ngô Quang Trưởng nên ông ra lệnh cho tướng Nguyễn Duy Hinh, Tư Lệnh SĐ 3BB, điều động Trung Đoàn 2/Sư Đoàn 3BB, từ Quảng Nam vào tăng cường cho mặt trận Tam Kỳ trong ngày 13/03/1974.


 


    Như biết được kế hoạch điều binh của Quân Đoàn I, Quân Khu 5 của địch gom các lực lượng từ Quế Sơn và Hiệp Đức (gồm một tiểu đoàn chủ lực tỉnh, các tiểu đoàn biệt lập và một trung đoàn chính quy lấy từ lực lượng đang kiểm soát vùng Nông Sơn- Trung Phước) tấn công để tạo áp lực tại phía tây Thăng Bình và ngay ranh giới hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín trong hai ngày 14 và 15/3/1975.


 


    Do đó, Trung Đoàn 2/SĐ3BB - thay vì xuống Quảng Tín để tiếp viện cho mặt trận Tam Kỳ- đã phải chuyển hướng để hành quân khẩn cấp vào khu vực thung lũng Quế Sơn và chạm địch ngay lập tức tại vùng đồng bằng trải dài giữa hai tỉnh lộ 535 (Quảng Nam) và 534 (Quảng Tín). Ngoài một tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 4/ SĐ 2BB từ Chu Lai, được tăng viện khẩn cấp cho trung đoàn 5/ SĐ2 BB, thì không còn đơn vị nào khác để tiếp ứng cho Tam Kỳ kể từ ngày 15-03-1975.


 


   Tuy nhiên, dù phải đương đầu với một lực lượng đông gấp 3 lần về mặt quân số, các đơn vị của SĐ2 BB và LĐ12 BĐQ cũng đã oanh liệt tái chiếm và giữ vững vị trí tại các trọng điểm Suối Đá, Đức Tân, Dương Lân (cao điểm 90, trong vùng núi Yon) Phú Ninh, Khánh Thọ Đông và núi Dương Côn. Chiến tranh về gần làm Tam Kỳ rúng động, ngoài các trường học đã phải đóng cửa từ ngày 10/03/75 (vì tính mạng của học sinh bị đe dọa trầm trọng khi địch pháo kích bừa bãi vào thị xã) thì Tam Kỳ vẫn sinh hoạt bình thường trong tiếng súng lớn, nhỏ liên tục vọng về hoặc tiếng đạn pháo nổ ngay trong phố.


 


Chúa nhựt 16/03/1975 - Thứ năm 20/03/1975.


   Để dễ dàng theo sát diễn tiến của các trận đánh và cũng để thu ngắn thời gian tiếp nhận quân nhu và đạn dược, Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn 12 BĐQ dời bản doanh từ trong Tiểu Khu ra khu vực nhà ga xe lửa cũ, ở ngoại ô, phía tây bắc Tam Kỳ, còn hậu trạm của các tiểu đoàn thì được đưa vào trung tâm thị xã và đóng tại khu nhà dành cho Uỷ Ban Liên Hiệp 4 Bên trước đây.


 


    Dãy nhà này chỉ cách trường trung học công lập Trần Cao Vân- nơi đặt bản doanh của Bộ Tư Lệnh tiền phương SĐ 2 BB- chừng 2, 3 khu phố. Nhịp độ giao tranh bắt đầu tăng dần từ ngày 16/03/1975 nên đã có thêm nhiều đơn vị hành chánh và công sở phải đã phải ngưng hoạt động. Không khí chiến tranh đã thật sự tràn về thị xã vốn bình yên nằm trên quốc lộ 1 bấy lâu nay, với các màu áo trận và quân xa thường xuyên qua lại nhiều hơn.


 


   Tuy vậy, vẫn còn sinh khí trong sinh hoạt hằng ngày, nhờ hàng quán mở cửa buôn bán bình thường và các phương tiện giao thông công cộng vẫn được duy trì trên đường phố. Trong khi tình hình ở hướng đông của quốc lộ 1- tức phần lãnh thổ dọc theo ven biển- chỉ rộn lên vài cuộc chạm súng giữa du kích với các đơn vị ĐPQ và Nghĩa Quân, thì bên hướng tây và tây nam của Tam Kỳ đã xảy ra những trận giao tranh khốc liệt giữa bộ đội chính quy Bắc Việt và các đơn vị của Bộ Binh và BĐQ tại các trọng điểm Suối Đá, Đức Tân, Dương Lân, Phú Ninh (SĐ 2BB) Khánh Thọ đông, núi Dương Côn và núi Ngọc (LĐ 12BĐQ)


 


   Ý đồ của địch quân đã bộc lộ rõ ràng khi đánh tốc chiến để dứt điểm Tam Kỳ, sau khi đã làm chủ được toàn vùng phía tây (Tiên Phước) và tây nam (Hậu Đức- Phước Lâm) một tuần trước đó. Các đơn vị VNCH bị lâm vào tình trạng thiếu hụt quân số và đạn dược một cách trầm trọng. Con đường vào Chu Lai thường xuyên bị du kích của địch quấy phá dọc theo đoạn Kỳ Liên - Lý Tín nên các đoàn công voa tải đạn đã hết sức vất vả trong hành trình hầu như từng ngày.


 


   Trong khi Trung Đoàn 5/ SĐ 2 BB và Liên Đoàn 12 BĐQ dốc hết toàn lực để chống giữ tại phòng tuyến phía tây và tây nam để bảo vệ Tam Kỳ, thì địch cũng ra sức cô lập tỉnh Quảng Tín bằng cách thường xuyên quấy rối rồi tấn công quận Lý Tín, cắt đường tiếp vận ở phía nam và gây áp lực để cầm chân Sư Đoàn 3BB và Thiết Kỵ 11 tại Thăng Bình, quận cực bắc của tỉnh Quảng Tín.


 


Ngày thứ sáu 21/03/1974 và thứ bảy 22/03/1975


   Vào lúc rạng đông ngày 21/03/1975, địch tấn công các căn cứ 175 tại Suối Đá và tại cao điểm 375 (trên đỉnh Bàn Quân), cũng như tại núi My (cao điểm 78), Dương Lâm (cao điểm 97) và trên vùng núi Yon (nơi có căn cứ 83). Ngoài ra, trung đoàn Ba Gia của địch, được thiết giáp và 2 tiểu đoàn chủ lực tăng cường, cũng tấn công các đơn vị khác của Trung Đoàn 5/SĐ2 BB tại núi Tân Lợi, đồi Phú Ninh và khu vực núi Cốc, Núi Lân, dọc theo hành lang của tỉnh lộ 531 và con sông Tam Kỳ.


 


   Trong khi Trung đoàn 5 vất vả chống đỡ tại phía tây nam, thì tình hình chiến sự tại phòng tuyến của Liên Đoàn 12 BĐQ ở hướng tây và tây bắc của Tam kỳ, cũng sôi động không kém. Địch mở đầu trận chiến bằng cách cho đặc công giựt sập cầu Kỳ Phú, trên tỉnh lộ 586 ở phía tây bắc Tam Kỳ đêm 21/03/1975. Sau đó, các lực lượng thuộc tỉnh đội (D72) và huyện đội Tam Kỳ (V12) đồng loạt tấn công núi Cấm, núi Kỳ Phước (cao điểm 104)


 


   Đồng thời, địch tung lực lượng chủ lực tỉnh uy hiếp khu vực Cẩm Khê và núi An Hà, để Sư Đoàn 2 CSBV tung toàn lực tấn công phòng tuyến của các Tiểu Đoàn 21 và 37 BĐQ tại vùng đồi Đức Tân, Thạnh Đức (Kỳ Ngọc, Kỳ Long , Kỳ An) Khánh Thọ Đông (cao điểm 110), cũng như tại tuyến đóng quân của Tiểu Đoàn 39 BĐQ trên núi Dương Côn, núi Ngọc và tại xã Kỳ Phú.


 


Các đơn vị tham chiến tại Quảng Tín đã cạn quân trừ bị và không còn đường tiếp ứng , vì sau khi đoàn xe phối hợp của sư đoàn 2 BB và LĐ12 BĐQ tải chuyến đạn cuối cùng từ Chu Lai về Tam Kỳ vào trưa ngày 22/03/1975, thì trung đoàn 36 của bộ đội cộng sản đã thành công trong việc tấn công và cô lập quận Lý Tín ngay đêm hôm đó, để cắt đứt quốc lộ 1 và ngăn chặn ý định tăng cường cho Tam Kỳ hai tiểu đoàn còn lại của trung đoàn 4/SĐ2 BB theo lệnh của Chuẩn Tướng Trần Văn Nhựt, Tư Lệnh SĐ 2 BB.


 


Cường độ giao tranh tại Quảng Tín đã lên đến mức tử chiến trong hai ngày 21 và 22/03/1975. Báo cáo thương vong từ các nơi gọi về đã lên đến mức báo động và trong khi đó thì phi pháo cũng bị hạn chế về mặt số lượng. Chỉ riêng pháo đội (gồm 4 khẩu 105 ly) của liên đoàn 12 BĐQ vừa nhận tiếp tế ngày 22/03, thì ngay buổi tối hôm đó, đã gọi về Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn xin thêm đạn.


 


Bộ Tư Lệnh tiền phương của Sư Đoàn 2BB cũng rối rắm không kém, khi ban 4 của LĐ12 BĐQ vào tận bản doanh đặt trong trường trung học tỉnh lỵ (trường Trần Cao Vân), để xin thêm đạn dược và các loại tiếp liệu phẩm cần thiết. Mang tiếng là tăng phái cho sư đoàn 2BB, nhưng Phòng 4 của sư đoàn cũng rất công bằng với BĐQ trong việc phân phối đạn dược. Phải nói là cả hai đơn vị đang "đồng cam cộng khổ", vì tiếp liệu thì như mưa rào tưới ruộng khô, mà nhu cầu chiến trường lại đang bước vào giai đoạn xả láng của một canh bạc. Thật là buồn lòng khi mọi thứ đều phải tiết kiệm, kể cả xương máu của chiến sĩ QLVNCH.


 


   Từng đơn vị của sư đoàn 2BB và BĐQ lần lượt bể tuyến. Các căn cứ của BĐQ trên Dương Côn, núi Ngọc, Khánh Thọ cùng với vùng đồi Thạnh Đức tiếp theo nhau rơi vào tay địch quân. Dưới áp lực của cộng quân, tiểu đoàn 21 và 37 BĐQ đành rút về cố thủ tại vùng Xuân An, Chiên Đàn, Phú Trạch, còn Tiểu Đoàn 39 BĐQ thì bảo vệ mặt bắc dọc theo tỉnh lộ 586. Sư đoàn 2BB ra sức phá vòng vây, rồi lui binh từ Bàn Quân, núi Cốc, Kỳ Tân, Dương Lâm về tận Trường Xuân, Khánh Tân, sau đó tái tổ chức lại đội hình và tuyến phòng thủ tại vòng đai quanh Xuân Trung, Phú Trà, Kỳ Nghĩa là những xã, thôn, ấp phía tây nam, ngay cạnh phi trường Tam Kỳ.


 


    Một số quân nhân bị lạc đơn vị nên đã di tản qua phòng tuyến của bạn, như trường hợp của nhiều quân nhân thuộc các toán trinh sát của Trung Đoàn 5 đã theo BĐQ rút về Chiên Đàn, Phú Trạch. Có người còn về tận thị xã Tam Kỳ trình diện ngay tại bản doanh Bộ Tư Lệnh tiền phương Sư Đoàn 2BB đặt tại trường Trung Học công lập Trần Cao Vân. Ngược lại, đã có khá nhiều chiến sĩ Biệt Động Quân từ cao điểm Charo (Khánh Thọ đông) và vùng đồi Đức Tân- sau khi tan hàng-  cũng đã dạt về phía Dương Lâm và kẹt luôn tại đó với các thành phần của Tiểu Đoàn 2/5/SĐ 2BB còn đang cố thủ.


 


Chúa nhựt 23/03/1975


   Địch bày thế trận, chọn sân chơi. Ta lâm vào thế bị động ngay từ phút đầu giao tranh. Địch chiếm đâu, giữ đó. Ta cạn láng lần hồi, nên đành quặn lòng để đất rơi vào tay địch. Dân cũng cùng đường lánh nạn. Đa số phải ở lại nơi chôn nhau cắt rốn, vì không thể theo chân của Lính, như trường hợp dân lành của vùng núi Tiên Phước- Hậu Đức đã làm trong những ngày vừa qua.


 


   Trên đường lui quân vội vã, đã có nhiều tử sĩ phải nằm lại trên tuyến đầu. Trong giờ phút quyết liệt nhứt của chiến trận, sự di tản của toàn thể thương binh đã là một cố gắng tột cùng của các đơn vị. Việc bỏ lại xác của đồng đội các cấp tại mặt trận là việc chẳng đặng đừng. Chưa nói đến sự quyết tử của Tiểu Đoàn 2/5/ SĐ 2BB khi gọi phi pháo dập ngay trên hố chiến đấu, khi họ đã "cài răng lược" với quân địch.


 


   Hành động anh hùng này đã chặn đứng sự di chuyển của cộng quân tại tỉnh lộ 531 và 533 trong đêm 22/03/75. Nhờ đó mà ngày hôm sau, Trung Đoàn 5 mới có cơ hội chỉnh đốn lại đội hình và dàn trận tuyến mới, chỉ cách Tam Kỳ chừng một tầm đạn hiệu quả của súng cối 61 ly (1km). Sự hy sinh nào cũng kèm theo nỗi đau lòng khôn tả. Dân không còn Lính để bảo vệ làng thôn nên đành mang danh phận "vùng giải phóng". Lính không còn Dân thì chẳng khác gì con cá thiếu nước hay con người thiếu dưỡng khí.


 


   Hậu phương của địch là rừng núi thâm sâu, là Trường Sơn ngút ngàn cây lá. Hậu phương của Lính là thôn trang phú túc và thành thị muôn màu. Nay thôn trang đã lọt vào tay địch, nên người Lính co về bảo vệ phố xá của phần đất tự do, bây giờ đã trở thành một ốc đảo. Tam Kỳ vẫn gượng sống từng ngày và gần như bị tê liệt hoàn toàn khi đến thứ bảy 22/03/75 thì Ty Bưu Điện Tam Kỳ cũng phải chính thức ngừng hoạt động.


 


   Bỗng dưng tiếng súng vang trời từ hai tuần qua thưa dần rồi im hẳn vào buổi xế trưa của ngày 23/03/1975. Các đơn vị tham chiến hối hả chấn chỉnh nhân lực. Việc tái phối trí cũng như di chuyển thương binh được thực hiện trong tình trạng khẩn cấp. Chỉ đáng buồn hơn hết là đạn dược đã cạn. Sau mấy ngày cao điểm vừa qua, ai cũng đau lòng vì chuyện đánh đấm mà phải dè xẻn, tính toán về mặt yểm trợ và tiếp vận.


 


   Người Lính QLVNCH chưa bao giờ lâm vào tình trạng bi đát như lúc này. Trong khi cường độ của cuộc chiến mỗi ngày một leo thang, thì phi pháo đều bị hạn chế, vì không phải chỉ có Quảng Tín mà các đơn vị trên toàn cõi Quân Đoàn I và Quân Khu 1- từ Quảng Trị vào tới Quảng Ngãi- đều có nhu cầu yểm trợ và yểm trợ ngang nhau. Thì cũng đành tới đâu hay tới đó. Lính mà Em!


 


   Chiến trường lắng dịu không có nghĩa là tình hình đã yên ổn. Trong hoàn cảnh của Tam Kỳ chiều nay thì câu hỏi lảng vảng trong đầu mọi người là đối phương đang toan tính những gì. Địch cũng đang gom quân chuẩn bị cho cú tấp dứt điểm, hay đang say men chiến thắng và chỉ lo vơ vét chiến lợi phẩm hoặc bận khoác lác với người dân hôm qua còn thuộc quốc gia, bây giờ đã nằm trong sự cai trị của nón cối và dép râu.


 


   Tam Kỳ đang sinh hoạt trong tình trạng người dân đã bỏ đi quá nửa. Trên gương mặt của từng người còn ở lại là nỗi bất an mặc dù quán xá vẫn bán buôn như thường lệ. Lính vẫn còn đây, Dân chưa tuyệt vọng. Chiều nay yên lắng nhưng ngày mai sẽ ra sao?!  Tam Kỳ đang hồi hộp từng giờ và không khí ngộp thở không khác gì đang ở ngay trong mắt bão.


 


  Sự tĩnh lặng rợn người trong toàn thị xã, càng chùng xuống khi hoàng hôn gác núi. Bóng tối dày đặc hơn thường lệ vì đã có nhiều nhà trống, sân không và phố xá thưa thớt xe cộ di chuyển trên đường phố. Đêm lại về trong đặc quánh thinh không. Đêm dài nhứt của Tam Kỳ đang bắt đầu với câu hỏi rồi mai sẽ ra sao?! Câu trả lời chỉ biết dành cho định mệnh!




Chân thành cảm ơn:


Trung Tá Hoàng Phổ, Liên Đoàn Phó LĐ12 BĐQ


Thiếu Tá Hồ Văn Hạc, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 39/LĐ12 BĐQ


Đại Úy Nguyễn Trung Tín, Y sĩ Trưởng LĐ12 BĐQ


Đại Úy Trần Văn Quy, Tiểu Đoàn Phó TĐ 37/LĐ12 BĐQ


Đại Úy Trần Văn Vương, Đại Đội Trưởng ĐĐ3/37/LĐ12 BĐQ


Trung Úy Võ Văn Hiền, Đại Đội Trưởng ĐĐ2/37/LĐ12 BĐQ


Trung Úy Nguyễn Duy Tân, Đại Đội Trinh Sát TrĐ 5/SĐ 2BB


Thiếu Úy Đỗ Văn Tuấn, Đại Đội Phó ĐĐ2/TĐ2/TrĐ 5/SĐ 2BB


đã góp thêm chi tiết về tình hình chiến sự và những địa danh liên quan tới các trận đánh.




HUY VĂN

https://911gfx.nexus.net/vietnam/maps/nd49-01/nd49_01e.html

Wednesday, November 17, 2021

 

Em trai tôi và Tiểu đoàn 424 Địa phương quân

Uyên Sơn

Khi Pháo đội trở lại chiếm đóng căn cứ Long Định lần thứ hai thì Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Chiến thuật Tiền Giang là Trung trá Tri. Dù tên tuổi ông cũng vang lừng, tuy nhiên ông không được cái tướng oai phong như Đại tá Biết, ốm yếu hơn, hiền hậu hơn, trông ông có vẻ nho nhã như một nhà giáo. Khi được biết tôi là dân Mỹ Tho và ba tôi là Chủ tịch Hội đồng tỉnh Định Tường, ông vui vẻ xưng anh với tôi và gọi tôi bằng tên:

– Thỉnh thoảng anh hay ghé thăm bác Học – ba tôi – Bác có kể về Sơn, hôm nay anh mới biết em, mấy lần bác Bửu về Mỹ Tho anh cũng có đến thăm (ông Trần Quốc Bửu, Chủ tịch Tổng Liên Đoàn Lao Công Việt Nam).

Advertisements
REPORT THIS AD

Cũng giống như trước đây, bộ chỉ huy của Trung tá Tri cũng buồn tẻ vắng tanh, riêng Trung tá Tri thì lại không vui vẻ ồn ào như Đại tá Biết, nên không khí còn có vẻ ảm đạm hơn.

Một hôm lái xe qua thăm ông, ông cho biết đang trông coi một thằng con lớn đang hoạt động trong vùng do sự điều động của Tiểu khu Định Tường: Tiểu đoàn 424 Địa phương quân.

Ông có vẻ bực bội:

– Thả quân vào cả hai ngày rồi mới giao lại cho Bộ chỉ huy Chiến thuật trông coi, giống như trên trời rớt xuống !

Advertisements
REPORT THIS AD

Nghe tên Tiểu đoàn Địa phương quân, tôi hỏi lại ông cho rõ:

– Trung tá nói Tiểu đoàn 424 phải không ?

– Đúng 424 đóng ở bót Phủ Phát Chợ Cũ.

Lòng tôi rộn lên một chút lo âu:

– Tiểu đoàn của thằng em tôi đó Trung tá, nó là đại đội trưởng Đại đội 2.

– Có phải thằng gì ở Sư đoàn 5 mới đổi về không ?

– Dạ đúng Trung tá, tên nó là Tốt em trai kế tôi.

Advertisements
REPORT THIS AD

– Anh có nghe bác Học nói về cậu đó, cũng lì lắm !

Em trai tôi sinh năm 1945, lúc gia đình tôi rời thành phố Mỹ Tho tản cư vô xã Đạo Thạnh bên kia rạch Bảo Định – khi đó còn có tên Arroyome de la Poste – để tránh máy bay Đồng minh oanh tạc các căn cứ Nhật chung quanh thành phố và tàu bè Nhật trên sông Cửu Long. Khi Tốt sinh được vài ngày thì ba tôi từ giã gia đình theo tiếng gọi của Phong Trào Thanh Niên Tiền Phong vô bưng theo kháng chiến. Chính vì sinh ra trong thời điểm đó nên Tốt không có được những cái may mắn như những anh chị em khác, nội cái tên thôi cũng đã là một cái thua thiệt rồi. Má tôi kể lại, chưa đầy tháng Tốt đã lên cơn cử sốt rét, rên ư ử như con chó con trong nôi, không có sữa nên uống toàn nước cháo quậy với bột “ký ninh”…

Advertisements
REPORT THIS AD

Tôi không nhớ em tôi đi khóa mấy Thủ Đức, chỉ biết lúc đó Thủ Đức chật cứng nên chuyển một số sinh viên sĩ quan ra Nha Trang học. Ra trường, Tốt về Sư đoàn 5 Bộ binh, ngày Tốt lập gia đình với một cô giáo người Huế tại Phước Long chỉ có ba má tôi và một đứa em gái đi máy bay vô thị xã Phước Bình để lo đám cưới, ngoài ra anh em bà con họ hàng không có lấy một ai.

Khi thuyên chuyển về Tiểu khu Định Tường, vì biết Tốt là con của ba tôi – Chủ tịch Hội Đồng Tỉnh – nên Tiểu khu giữ lại làm Sĩ quan Phụ tá phòng 4, chưa được hơn tháng thì Tốt xin ra tác chiến lại, làm Đại đội trưởng Đại đội 2 Tiểu đoàn 424 mà trong gia đình không ai hay biết…

Sau khi nghe Trung tá Tri nói có Tiểu đoàn của em tôi hoạt động bình định trong vùng, tôi lại bản đồ phối trí hành quân treo trên tường thấy vùng hoạt động của Tiểu đoàn 424 ngoài tầm tác xạ pháo binh tại căn cứ Long Định, kể cả tầm 15 cây số của Trung đội 155 ly Tiểu đoàn 70 Pháo binh.

Advertisements
REPORT THIS AD

Tôi nói với Trung tá Tri:

– Sao để Tiểu đoàn này hoạt động xa quá vậy Trung tá, ngoài tầm tác xạ pháo binh, lỡ bị chạm địch lấy gì yểm trợ hỏa lực.

– Tiểu khu chỉ nó đi đó chớ có phải anh đâu !

Tôi ngao ngán và lo âu.

Đêm đó tình hình trong đêm các nơi đều vô sự.

Sáng hôm sau tôi lại lái xe qua Bộ chỉ Huy Chiến thuật để theo dõi Tiểu đoàn 424 hoạt động, tới gần trưa thì Tiểu đoàn báo cáo bắt đầu chạm địch lai rai. Tiếng của Thiếu tá Tường Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 424 nói với Trung tá Tri đại khái:

Advertisements
REPORT THIS AD

– Có dấu hiệu địch đang bám sát và bao vây, xin Bộ chỉ huy Chiến thuật báo cáo với Tiểu khu Định Tường để xin không yểm.

Trung tá Tri dùng điện thoại nói chuyện với

Trung tâm hành quân Tiểu khu để xin yểm trợ, Tiểu khu nói sẽ trình lên Quân đoàn.

Khoảng giữa trưa thì Tiểu đoàn báo chạm địch mạnh ở nhiều hướng và chắc chắn đang bị bao vây, xin yểm trợ và tiếp viện gấp. Tiếng báo cáo xen lẫn với tiếng súng nổ vang dội trong máy truyền tin làm tôi muốn run lên, tôi lo cho em trai tôi đang lọt trong vòng lửa đạn, trong khi trong tay tôi đang chỉ huy một căn cứ hỏa lực hùng hậu mà đành bó tay không yểm trợ được cho em mình.

Advertisements
REPORT THIS AD

Nhìn lên bản đồ tôi thấy căn cứ Pháo binh Cai Lậy hiện do một Pháo đội của Tiểu đoàn 93 Pháo binh chiếm đóng có thể bắn với tới vị trí của Tiểu đoàn thằng em tôi, một ý nghĩ lóe sáng trong đầu, tôi cầm điện thoại xin tổng đài Sư đoàn, rồi xin Bộ chỉ huy Trung đoàn 14 Hành quân và xin nói chuyện với Đại tá Lê Trung Thành, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 14. Thật may mắn lúc đó ông có mặt tại Bộ chỉ huy Hành quân, tôi trình bày với ông là em ruột tôi đang làm Đại đội trưởng của Tiểu đoàn 424 mà Tiểu đoàn đang đụng địch mạnh mà ngoài tầm tác xạ của căn cứ Long Định, xin ông giúp cho Pháo đội 93 Pháo binh tại Cai Lậy (đang yểm trợ trực tiếp Trung đoàn 14) tác xạ yểm trợ giúp Tiểu đoàn 424 vì còn trong tầm. Vẫn với giọng nói ngọt ngào lịch sự cố hữu, ông vui vẻ chấp thuận liền và bảo sẽ ra lệnh Sĩ quan Liên lạc báo cho Pháo đội 93 Pháo binh lên máy yểm trợ ngay cho Tiểu đoàn 424 Địa phương quân.

Advertisements
REPORT THIS AD

Sau đó tôi dùng máy truyền tin của Trung tá Tri nói chuyện với Thiếu tá Tường, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 424 báo sẽ có Pháo binh tại Cai Lậy yểm trợ ngay cho anh, và tôi cho biết tần số và chỉ danh của Pháo binh Cai Lậy để hai bên liên lạc trực tiếp.

Vì Tiểu đoàn Địa Phương Quân không có Tiền sát viên Pháo binh đi theo nên đích thân Thiếu tá Tường vừa chỉ huy các đứa con mình vừa điều chỉnh tác xạ Pháo binh. Khi Pháo binh căn cứ Cai Lậy bắt đầu tác xạ yểm trợ, lòng tôi rộn lên một niềm vui khôn tả, hy vọng em trai tôi sẽ được an toàn.

Độ một tiếng đồng hồ sau, Tiểu khu Định Tường cho Trung tá Tri biết đã xin được Chi đoàn 3/2 Thiết quân vận vào vùng để tiếp ứng cho Tiểu đoàn 424 Địa phương quân, đồng thời mấy phi tuần khu trục cũng sắp sửa vào vùng để yểm trợ, tôi muốn rớt nước mắt trước những tin vui trên.

Advertisements
REPORT THIS AD

Khoảng 3 giờ chiều, trước hỏa lực yểm trợ của Pháo binh căn cứ Cai Lậy và các phi tuần khu trục, Việt cộng bắt đầu đoạn chiến và rút lui khi thấy Chi đoàn 3/2 Thiết quân vận hùng hổ tiếp ứng vào chiến trường.

Đến 6 giờ chiều Chi đoàn 3/2 với Tiểu đoàn 424 tùng thiết ra đến Quốc lộ gần Cai Lậy, từ Long Định tôi lái xe lên đón em trai tôi, anh em gặp nhau mừng vui trong nước mắt. Dù được yểm trợ và tiếp ứng kịp thời, Tiểu đoàn 424 cũng thiệt mất một Đại đội trưởng và mười mấy binh sĩ.

Tối đó tôi chở Tốt về thẳng hậu cứ Tiểu đoàn 424 dưới chợ cũ Mỹ Tho, sau khi sắp xếp công việc Đại đội, tôi cùng Tốt quành về nhà ba má tôi ở đường Đinh Bộ Lĩnh. Sau đó tôi gọi máy về Pháo đội ở Long Định bảo làm Công điện về Tiểu đoàn báo tôi đi phép đặc biệt 4 ngày, giao công việc Pháo đội cho Trung úy Tòng, Pháo đội phó, đồng thời tôi gọi máy về hậu cứ Vĩnh Long nhờ chở bà xã tôi cùng các con qua Mỹ Tho thăm ông bà nội ngay ngày hôm sau.

Advertisements
REPORT THIS AD

Cả nhà mở tiệc ăn mừng em trai tôi thoát nạn, tuy nhiên nhìn khuôn mặt của Tốt có một vẻ gì làm tôi không yên tâm. Tôi đem điều đó nói cho nhà tôi biết, bà xã tôi trấn an:

– Tại anh thương Tốt rồi lo vậy thôi, chớ không có gì đâu. Gia đình mình ăn ở hiền lành cả tỉnh ai cũng thương, Trời Phật ông bà sẽ phù hộ che chở cho tất cả.

Khi hai anh em gặp riêng, tôi nói với Tốt:

– Vùng này Việt cộng nó đánh hỗn lắm, nhất là địa thế chằng chịt ruộng vườn kinh rạch, em phải thật cẩn thận khi đi hành quân.

Tốt cười nhẹ:

Advertisements
REPORT THIS AD

– Đừng lo anh, hồi ở Sư đoàn 5, em đối đầu với tụi chính quy Bắc Việt hung dữ gấp nhiều lần còn chưa sao. Có điều ở Địa phương quân thì phương tiện yểm trợ yếu quá, kỳ này cũng may có anh lo nên Pháo binh Cai Lậy tác xạ yểm trợ kịp thời cho Tiểu đoàn em.
***

Mấy ngày phép ngắn ngủi qua mau, tôi trở lại căn cứ Long Định với những cuộc hành quân khác, tháng 9/73 khi Pháo đội vào đóng trong căn cứ khu Trù mật Hậu Mỹ, tôi được lệnh bàn giao Pháo đội cho Tòng vừa thăng cấp Đại úy để đi học khóa Pháo binh Cao cấp.

Đang học giữa khóa, một hôm được điện thoại của anh tôi đang là Liên đoàn trưởng Liên đoàn Khóa sinh của Trung tâm Huấn luyện Không quân Nha Trang gọi vào báo Tốt đã tử trận! Những gì tôi lo sợ đã đến với em trai tôi.

Advertisements
REPORT THIS AD

Được biết Tiểu đoàn 424 đi giải cứu một đồn Nghĩa quân cấp Trung đội đang bị Việt cộng bao vây tấn công tại Ấp Bắc Sơn gần Ngã Ba Cái Bè, Tiểu đoàn 424 đã đánh tan Đại đội Việt cộng này, giải tỏa được đồn Nghĩa quân thu được nhiều vũ khí. Số vũ khí tịch thu đã được trực thăng đến chở về triển lãm ở Mỹ Tho cho đồng bào xem, Tiểu đoàn tiếp tục ở lại để xây dựng lại đồn bị hư hại nặng. Hai đêm sau khoảng một Trung đoàn Việt cộng đến tấn công vị trí đóng quân của Tiểu đoàn 424, đến sáng thì Tiểu đoàn tan rã, riêng vị trí Đại đội 2 của em trai tôi cùng Bộ chỉ huy Tiểu đoàn đóng bên trong vòng đai đồn, cuối cùng cũng bị đánh bứt, Thiếu tá Tường tử trận, em trai tôi đã ở lại dùng đại liên M60 bắn cản hậu cho những người lính cuối cùng chạy thoát khỏi vòng vây, sau đó đã bắn vào đầu tự sát.

Ngày hôm sau, Sư đoàn 7 Bộ binh mở cuộc hành quân vào giải tỏa, Hương, em dâu tôi, cô giáo Huế ở tỉnh Phước Long ngày nào đã lặn lội theo toán quân vào lấy xác, tìm được em trai tôi đang gục đầu dưới giao thông hào ngập đầy vỏ đạn đại liên, tay phải còn nắm chặt khẩu colt 45…

Advertisements
REPORT THIS AD

***
Chiến tranh đã chấm dứt gần ba mươi năm, nhưng những hình ảnh bi thảm lẫn kiêu hùng của cuộc chiến đâu dễ gì nguôi ngoai. Làm sao tôi quên được khuôn mặt rắn rỏi của Thiếu tá Châu Ngọc Sanh, sau trận phản kích tuyệt vời vào căn cứ Long Định thăm Pháo đội tôi, để rồi mấy tháng sau đó vĩnh viễn ra đi bỏ lại chiến hữu bỏ lại bạn bè.

Làm sao tôi quên được nụ cười gắng gượng của em trai tôi sau cuộc hành quân ở Ấp Bắc, lần gặp gỡ sau cùng của hai anh em, để rồi mãi mãi chia lìa, mãi mãi em tôi trở thành người của thiên cổ.

Sanh và em trai tôi chỉ là muôn một trong hàng trăm ngàn anh hùng đã ngã xuống trên mảnh đất thân yêu.

Advertisements
REPORT THIS AD

Hỡi những người còn sống sót trong cuộc chiến khốc liệt đã qua, nếu không còn nhớ đến những người đã nằm xuống, những người đã giúp tô thêm sao, đã giúp nở thêm mai vàng mai bạc trên cổ áo, thì cũng xin đừng phản lại họ, đừng phản lại bạn bè, đừng phản lại chiến hữu anh em, đừng phản lại với lý tưởng tự do đã canh cánh mang theo cả một đời người.

Uyên Sơn

Lập Đông 2004
( Trích tuyển tập Cái Chết Của Một Dòng Sông – Xuất bản tại Hoa Kỳ năm 2009 )

https://hoiquanphidung.com/showthread.php?7593-Nh%E1%BB%AFng-M%E1%BA%ABu-Chuy%E1%BB%87n-Ng%E1%BA%AFn-Tr%C3%AAn-Chi%E1%BA%BFn-Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-QL-4