Sunday, January 24, 2021

 Nguời số 7 có khuynh huớng có những giấc mơ đáng chú ý”. Tôi thuờng nằm mơ–mà một số báo truớc việc sẽ xảy ra.

“Một cách kín đáo, họ có thích thú mãnh liệt về những bí mật thuộc về bí truyền (esoteric), thần thoại, phi thuyền không gian hay vật lạ bay trong không gian (U.F.O.)... và toàn bộ cánh rừng của điều chưa biết (the unknown)“. Lúc ở Việt Nam tôi mê đọc sách về khảo cổ . . . các nền văn minh đã biến mất như cổ Ai Cập, châu Atlantis . . . những cuộc thăm viếng của nguời ngoài trái đất . . . cảm giác ngoại giác quan (ESP) như thần giao cách cảm . . . tử vi của nguời Da Đỏ Mỹ, v.v... Qua Mỹ, tôi nghiên cứu Lý Thuyết Số (Numerology) mà bài “Ý nghĩa của số 7 “ là một ví dụ. Tôi có nhiều sách đến độ rất ngại dọn nhà và rất xứng đáng với danh hiệu “mọt sách" (bookworm).
“Họ thuờng có khả năng trực giác và tiên tri“. Tôi đã trải nghiệm về tiên tri (prophesy) và có duyên với số 7, nhưng xin kể vào dịp khác.
“Họ có một phần nào đó sự hấp dẫn làm cho nguời khác cảm thấy dễ chịu/giảm đi sự nóng giận (and a certain quieting, calming magnetism which has a great influence over others). Thuờng thuờng, sự xuất hiện đơn thuần của họ cũng có tác dụng làm cho nguời đang bị rối loạn cảm thấy dễ chịu“. Tôi thuờng xuyên cảm nhận khả năng này.
“Nguời số 7 hoặc là sẽ du lịch rất nhiều vào một thời gian nào đó trong cuộc đời hay là đọc rất nhiều sách về những dân tộc và đất nuớc xa lạ“. Truớc khi qua Mỹ (năm 1994), tôi làm thông dịch cho một nguời Pháp nên đã du lịch nhiều nơi ở VN như Hải Phòng, Hà Nội, v.v... Riêng khoảng TN 1960 tôi mê các nguyệt san của Hội Địa Lý Quốc Gia Mỹ đến độ đã ăn cắp tiền của cha mẹ để mua bộ này, phải dùng 1 xe ba gác để chở về nhà. Gồm toàn bộ những số (issue) từ đầu thập niên 1950, kể cả bản đồ. Thời gian ở tù, tôi thường đuợc gọi là tự điển sống cũng là nhờ kiến thức thâu thập từ tạp chí này. Sau khi ra tù, tôi bán gần hết và khi qua Mỹ đã mua lại các số có bài về VN hay Y khoa, KHKT.
“Tuy vậy, họ quan tâm rất ít về sở hữu vật chất hoặc tích lũy nhiều của cải“. Điều này cũng đúng với tôi .
“Họ ban ân/giúp đỡ cho kẻ khác với thiện ý xuất phát từ sự thấu hiểu về tình cảm của họ truớc nỗi đau khổ của kẻ khác, đó là lý do các bạn bè, bà con, đồng nghiệp trút bỏ gánh nặng của những rắc rối của họ xuống người số 7." (They bless others with the grace of their sympathetic understanding of pain and suffering, which is why friends, relatives, and business associates unburden their troubles to the 7 person.) Do vậy bạn bè, thân nhân, đồng nghiệp thuờng nhờ họ giải quyết những khó khăn của mình“. Tôi đã giúp đỡ nhiều nguời từ lúc còn ở VN. Những ai cần tiền, nếu bị nguời khác từ chối thì gặp tôi. Như cậu Tám, Hùng, S., v.v... ở VN và một số bạn ở Mỹ. Cũng vì thuơng hại anh chủ nhà nơi tôi thuê phòng mà tôi đã từ chối căn hộ - mà cán sự XH cấp cho tôi. Nhiều nguời gọi tôi là khùng vì vụ này dù lúc đó tôi đang nằm đất ở phòng khách. Tôi thuờng coi nỗi khổ của kẻ khác như nỗi khổ của mình mà danh từ chuyên môn gọi là đồng cảm (empathy).
Thật ra còn có một số đặc điểm khác của nhóm số 7, đuợc mô tả chi tiết trong bài “Ý nghĩa của số 7“, cũng giống với những cảm nghiệm mà tôi đã có đuợc. Tuy nhiên, vì bài viết có hạn, tôi chỉ nêu những tuơng đồng nổi bật và quan trọng mà thôi .
San Jose ngày 03/05/2010 lúc 6:23 tối .





















 

TƯỞNG NHỚ ĐẠI TÁ NGUYỄN MẠNH TƯỜNG 

Trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến, Đại Tá Nguyễn Mạnh Tường là Phụ Tá Hành Quân của SĐ5 bên cạnh Tướng Tư Lệnh Lê Nguyên Vỹ. Đại Tá đã để lại hình ảnh oai hùng trong lòng các chiến hữu thuộc BTL/SD5 trong đó có tôi. Thay vì ngồi văn phòng với bunker kiên cố ở căn cứ Lai Khê, ngày nào cũng vậy, với nón sắt, áo giáp và bản đồ tình hình do tôi cập nhật sẵn, Đại Tá lên phi cơ bay đi quan sát các mặt trận suốt từ sáng đến chiều, lúc nào cũng có mặt trên đầu các đơn vị hành quân trong một vùng mà phòng không của địch dầy đặc. Nhất là cuộc hành quân rút khỏi An Lộc và Chơn Thành được phối hợp chỉ huy bởi BTL/SĐ5 và Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, mà Đại Tá thường phải bay dọc theo Quốc Lộ 13 từ Lai Khê - Bàu Bàng - Chơn Thành - Suối Tàu Ô - Tân Khai - An Lộc. Trung tuần tháng 3/75 tôi tháp tùng Đại Tá Thoàn, Tư Lệnh Phó nhảy xuống căn cứ Lê Lai của Đại Tá Biết ở Chơn Thành để phối hợp chỉ huy cuộc hành quân rút khỏi An Lộc, Đại Tá Tường điều động từ trên không. Sau khi các đơn vị Biệt Động Quân và Tiểu Khu Bình Long về đến Chơn Thành an toàn, ngay đêm đó địch tập trung các đơn vị pháo, bộ binh và đặc công, đặc biệt là chiến xa T-54 bao vây và tấn công quận lỵ Chơn Thành và căn cứ Lê Lai từ nửa đêm cho tới 12 giờ trưa, mưa pháo dữ dội, anten bị hư hỏng, mất liên lạc với Lai Khê nhưng căn cứ Lê Lai của Đại Tá Biết, Liên Đoàn 31 BĐQ vẫn chiến đấu oai hùng, không thua địch. Khỏang 12 giò 30 trưa, T54 đã vào sát vòng rào cuối cùng, Các Đại Tá Chuẩn, Đại Tá Biết, Đại Tá Thoàn và anh em trong Bộ Chỉ Huy hành quân đã phải rút xuống căn hầm tử thủ cuối cùng của Đại Tá Biết với tư thế sẳn sàng chuẩn bị tự sát, tôi đang cầm máy 25, tự nhiên nghe tiếng Đại Tá Tường trên đầu, tiếng của Đại Tá trong máy quen thuộc với tôi hàng ngày, nên mới nghe là tôi reo lên "có Đại Tá Tường trên đầu", mọi người nhẹ nhõm. Đại Tá Tường đã anh dũng bay sát vòng rào hướng dẫn 21 phi tuần phản lực của không quân dội bom lên đầu địch, kết quả là 15 chiếc T-54 cháy ngay tại vòng rào căn cứ Lê Lai và lực lượng địch đã phải thua chạy, làm mồi ngon cho các tay súng thiện xạ của LĐ3 BĐQ.Phải nói rằng chính Đại Tá Nguyễn Mạnh Tường đã kịp thời cứu chúng tôi . Được biết những ngày cuối đời Đại Tá đã sống rất thanh đạm, chúng tôi rất nể phục. Nghe tin Đại Tá qua đời, vì ở xa không về Cali được, xin cầu nguyện Hương Linh Đại Tá an nhàn nơi miền Lạc Cảnh. 
 ĐĂNG NGUYÊN (Người viết là Đại úy Nguyễn Đáng Nguyên , Biệt Đội Trưởng Quân Báo cuối cùng của SĐ5 BB. Hiện cư ngụ tai Maryland, bút hiệu Đăng Nguyên, phó chủ tịch Văn Bút Đông Bắc Hoa Kỳ.)