Friday, March 26, 2021

 NHIỀU NGƯỜI CHẾT VÌ GIẪM ĐẠP TRONG LÚC CHEN LẤN LÊN TÀU TẠI NHA TRANG VÀ CAM RANH TRONG NHỮNG NGÀY ĐẦU THÁNG TƯ 1975

Tạm dịch vài trích đoạn từ trang 351-356 của sách Black April.
. . .
"Dù những ý định tốt của tướng Phú, sự hỗn loạn (bedlam) ở Đà Nẳng đã tái hiện tại Nha Trang. TP này đang tan rả từng mảnh (come apart at the seams). Khoảng 9 giờ sáng NGÀY MỘT THÁNG TƯ, gần 1.100 quân phạm đang bị giam giữ ở quân lao vì những tội khác nhau đã trấn áp các lính canh và tràn vào tp. Họ đã xông vào nhà cửa và ngôi chợ dọc theo đường chánh (đường Độc Lập) của Nha Trang. Chẳng bao lâu chợ bị bốc cháy. Những tên hôi của đã lấy xe hơi và xe gắn máy, và nhiều kẻ đã cướp bất cứ thường dân nào mà chúng gặp. Dân Nha Trang đã rời bỏ tp để trốn tránh những kẻ tội phạm hung hăn (rampage) này. Một sĩ quan VNCH sau này đã viết, "Quang cảnh hỗn loạn đã hình như liên tục diển ra trước mắt vì. . . hàng ngàn người đổ ra QL-1. . . Cứ đi khoảng 10 mét là dòng người và xe phải ngừng lại. TP Nha Trang, từng được ví như cô gái ở tuổi 16 xuân thì, nay đã mang một dáng vẻ ảm đạm (dismal). Phần lớn các cửa hàng... tan hoang. Một vài tiệm vẫn còn cháy: một số tiệm thì tường đổ xuống, và cửa tiệm đã tan nát hay bị bắn bể do súng đạn. . . đường xá bao phủ bởi rác và cây cối ngả đổ."
Nhiều người đã chạy ra bến tàu của TP, còn gọi là Bến Đá (Stone Pier), để tới tàu của hải quân (HQ) Việt Nam Cộng Hòa. Sau 75, một phụ nữ tên Trần Thị Minh cảnh, từng sống ở Nha Trang, đã viết về những ngày này. Bà đã kể lại về nỗi sợ CS đã khiến họ phải bỏ chạy: "Tối nay chúng tôi đang chạy trong một cơn kinh hoàng tột độ lấn át mọi nhu cầu, mọi cân nhắc khác. Những người khác cũng chạy kế chúng tôi nhưng chúng tôi hầu như ko để ý đến họ trong lúc chúng tôi chạy như điên ra biển. Bạn biến thành thù; láng giềng cũng trở thành kẻ thù vì chúng tôi đổ xô để tìm lối thoát. Biển là nguồn hy vọng duy nhứt của chúng tôi. . . Chúng tôi đã bỏ lại mọi thứ trừ vài túi đựng quần áo và những nữ trang mà chúng tôi có thể dấu trên người để đổi lấy thức ăn hay chỗ ở, hay mạng sống của chúng tôi." Nói thêm: Bà này khi sang Mỹ đã tự xuất bản một quyển sách có tựa "The Book of Canh: Memoirs of a Vietnamese Woman, Physician, CIA Informant, People's Salvation army Commander-in-Chief, and Prisoner of War" (Sách của Cảnh: Hồi ký của một Phụ nữ Việt Nam, Bác sĩ, Người Cung cấp Tin cho CIA, Tổng Tư lịnh Đạo quân Cứu rỗi Nhân dân, và Tù binh Chiến tranh). In tại Milford Connecticut, 1996.
Đối với những người dân chạy loạn này, cơn ác mộng của Huế, Đà Nẳng, và Chu Lai đã tái hiện tại Nha Trang. Tàu LSM Hàn Giang (HQ-401), đậu ở bến này, đã nhanh chóng bị tràn ngập bởi hàng trăm, hàng ngàn dân thường dành nhau lên tàu. Bà Cảnh viết, "Từ nơi nào đó trong nơi sâu kín của ký ức, bản năng thú vật đã lấn át lương tâm con người, và luật của sống còn đã thúc đẩy đám đông này. Kẻ yếu hơn đã ngả xuống và bị đá (kick) qua một bên bởi kẻ mạnh hơn; kẻ chậm hơn đã trở thành con mồi của kẻ nhanh hơn. Tiếng la thét và kêu khóc đã trộn lẫn thành một điệp khúc đơn điệu của nỗi tuyệt vọng của con người. . . (Ở trên tàu), đám đông kinh hãi này đã chuyển động như một khối lượng khổng lồ. . . Hành lý và túi xách đã bị ném qua một bên trong cơn đổ xô điên cuồng để tìm chỗ an toàn. . . Những kẻ yếu sức đã ngả xuống và. . . bị giẫm đạp (stample) tới chết bởi đám đông đang chen lấn. Người ta đã leo lên tàu như kiến bu lên kẹo. Trẻ em bị tuột khỏi tay cha mẹ, và rồi bị đè bẹp hay đẩy rớt xuống biển. Lên được tàu cũng ko khá hơn. Người ta tràn lên càng lúc càng nhiều. Những xác chết bị đá qua một bên như búp-bê hư sau khi đã bị giẫm chết. Không có sự thương xót (mercy); ko ai để ý đến ai hết."
Tàu đầy người nhanh chóng đến nỗi bắt đầu nghiêng (list), buộc thuyền trưởng tách bến. Thấy đám đông thường dân hoảng loạn (clamor), và đầy ắp ký ức về thảm kịch khủng khiếp ở Đà Nẳng, tư lịnh HQ tại địa phương ko cho thêm tàu cặp bến vào Nha Trang. Chẳng bao lâu họ nhổ neo và chạy về Cam Ranh.
. . .
Tàu Pionner Commander từ Đà Nẳng đã tới Cam Ranh NGÀY MỘT THÁNG TƯ. Cam Ranh đã được xem như một nơi rất an toàn cho quân và dân miền Nam đã được chuyên chỡ từ QK-1 bởi BTL Hải Vận Quân sự Mỹ (American Military Sealift Command hay MSC). Dù viên thuyền trưởng con tàu kể trên đã liên tục báo cáo với BCH của MSC về một toán cướp bóc đang khủng bố dân chúng trên tàu, nhưng ko ai ở SG báo động cho Cam Ranh biết. Khi tàu này cặp bến, những tên cướp này đã xuống tàu và làm loạn (rampage). Chúng đã dễ dàng khống chế lính canh của BCH 5 Tiếp Vận, cướp một số xe, và bắn và làm bị thương nặng chỉ huy trưởng của trung tâm tiếp vận này, khi ông này đã cố gắng ko cho chúng cướp các xe của ông. Những tên hôi của này đã lập thành một đội quân và hướng về nam tới Phan Rang.
Chỉ có vài người Mỹ vẫn còn làm việc ở cảng Cam Ranh--có thời rất tấp nập này. Họ được lịnh của MSC để trợ giúp di tản người tị nạn. Vì biết cướp bóc đang hoành hành trên các tàu Pionner Commander và Pionner Contender, MSC ra lịnh cho hai tàu này đổ người từ Đà nẳng xuống Cam Ranh và tiếp tục xuôi nam. Một chiếc tàu khác của MSC, chiếc Sgt. Andrew Miller, sẽ tiếp nhận những người tị nạn này. Tàu đến vào sáng HAI THÁNG TƯ và bắt đầu nhận người. Không có hoảng loạn, và những người tị nạn mệt mỏi ủ rũ (glumly) lên tàu. Sau đó vào buổi chiều, tàu đã tách bến và ra biển. Tuy nhiên, dòng người tị nạn đang chờ đợi, đã tiếp tục dài thêm.
Chẳng bao lâu một chiếc khác của MSC, chiếc Greenville Victory, đã vào cảng, nhưng đã đậu xa bến tàu. Theo lịnh của MSC, họ đã dùng một xà lan, cột vào tàu kéo (tugboat) có tên Chitose Maru để đưa dân tị nạn ra tàu theo nhiều đợt. Tuy nhiên, vì bến tàu cao hơn xà lan 3 mét và vì tàu Greenville Victory đèn rất sáng này đậu xa bờ, khiến dân tị nạn đã bắt đầu hoảng loạn. Trong khi xà lan tiến gần bến, những người tị nạn đã xô đẩy (jostle) làm những người đứng đầu hàng rơi xuống nước, và xà lan cán lên họ. Khi xà lan đã cặp bến, hàng lớp lớp người--người già, người trẻ, phụ nữ và trẻ con--bị xô đẩy từ bến tàu, rơi xuống xà lan ở khoảng cách 3 mét. Tiếng kêu la từ người bị thương và sợ hãi đã nhấn chìm (drown out) tiếng nói của thủy thủ đoàn kêu gọi mọi người giữ trật tự.
Những gì đã xảy ra ở Nha Trang nay xảy ra ở Cam Ranh. Hàng trăm người đã nhảy xuống xà lan. Nhiều người đã bị đè nhẹp bởi sức nặng của quá nhiều người nhảy lên họ. Khi xà lan này đầy người, tàu kéo đưa nó ra chiếc Greenville Victory. Tới đây lại có một nguy hiểm mới. Những thuyền nhỏ của dân tị nạn cố gắng tới sát tàu Greenville Victory đã khiến tàu kéo ko thể tới gần tàu này. Trong khi tàu kéo cố gắng đưa xà lan sát tàu lớn, cơn sóng do nó tạo ra đã lật nhào một số thuyền nhỏ. Tắt máy, tàu kéo từ từ đẩy xà lan sát tàu lớn. Dùng lưới (để bốc dỡ hàng) thả bên hông tàu, người từ xà lan đã bắt đầu leo dây. Người từ những chiếc ghe nhỏ cũng cố gắng lên tàu. Nhiều người tuột tay và rớt xuống biển. Trẻ em và trẻ sơ sinh (infant) được đổ từ lưới xuống tàu Greenville Victory, nhưng nếu ko ai trên tàu chụp được chúng, chúng rơi xuống nước. Nhiều trẻ em và người lớn đã bị nghiền nát giữa hai thân tàu.
Cảnh này đã lập lại suốt đêm. Một người Mỹ có mặt sau này đã viết: "Khi người tị nạn cuối cùng rời xà lan (trong chuyến đầu tiên), chỉ có những mảnh vụng rải rác trên boong của xà lan là bằng chứng của thảm kịch của con người mà cuộc di tản tạo ra. Chúng tôi đã rất đau khổ (agonize) về đau thương và mất mát này của quá nhiều người, và chúng tôi đã dằn vặt rằng chúng tôi đã ko thể kiểm soát được nỗi sợ hãi khủng khiếp đã khống chế người tị nạn. . . Đưa tàu trở lại bến tàu, chúng tôi chỉ có thể thấy lần nữa, hàng đợt người tị nạn, do hoảng loạn, đã rơi, đã chen lấn, đã xô đẩy, và đánh nhau để tìm đường xuống xà lan. Âm thanh hổn độn của động cơ và còi hú của tàu kéo, tiếng người kêu la... đã tràn ngập tai tôi. Cảnh tượng kinh hãi này đã là ác mộng và chỉ chấm dứt khi xà làn đầy người lần nữa." Nói thêm: xà lan đã ra vô nhiều lần để bốc người ở bến tàu. Vào giữa tối, tàu Greenville Victory đã đầy với 9.000 người, và tàu ra khơi. Một tàu khác tiến vào, chiếc American Challenger. Nó tiếp tục nhận người tới lúc bình minh, khi nó được thay thế bởi một tàu khác.
Vào sáng NGÀY BA THÁNG TƯ, thành phần đi đầu của sđ 10 CSBV từ QL-1 tiến vào Cam Ranh. Dù hải quân VNCH đã rút đi, một số lính VNCH còn chống trả. Quân sử của sđ 10 đã viết, "Máy bay địch đã ném bom dữ dội xuống lực lượng chúng ta trong một cố gắng để làm chậm bước tiến. Những túi chống cự dọc theo QL-1 đã tiếp tục nổ súng vào những đv tiền phương." Điều đó đã trở thành vô nghĩa vì 2 g trưa NGÀY BA THÁNG TƯ, quân cảng khổng lồ Cam Ranh đã mất vào tay Bắc quân. Chỉ có những toán nhỏ quân VNCH ở giữa sđ 10 csbv và TP Phan Rang kế đó. Nhưng thay vì ra lịnh cho sđ 10 tấn công TP này, Giáp đã ra lịnh ngừng. Điều này đã chứng tỏ một sai lầm đắc giá.
Ảnh: Tạm dịch:
Đà Nẳng , 1/4/1975- (AP)-Một xà lan đầy ng tị nạn được kéo đến chiếc Pionner Contender vào ngày Chủ nhựt để được di tản khỏi Đà Nẳng sau khi hải cảng này lọt vào tay CS. Nguồn: AP RADIOPHOTO.

 

LỊCH SỬ LÀ MỘT SỰ TÁI DIỂN

Cách đây gần đúng 72 năm.


"TRUNG QUỐC. Giang Tô. Nam Kinh. Tháng 4 1949. Khi những lính đầu tiên của Quân đội Giải phóng của Nhân dân tiến vào Nam Kinh, dân ở đây hờ hững/vô cảm (impassive) nhìn họ với tò mò và thận trọng. Các quân đội trong quá khứ đã sống bằng cách cướp phá đất nước. Nhưng những người lính này vừa đi vừa hát ba điều lịnh: Không được lấy một cây kim sợi chỉ. Hãy coi dân như gia đình mình. Mượn cái gì đều phải trả lại' ".
Dịch từ phần chú thích ở hình 2.



 Bay Trong Lửa Đạn / Kingbee Phạm Minh Mẫn


KingBeeMan & Lãng Tử

TP14PhamMinhMan1.jpg


LNÐ: Gần 30 năm sau chiến tranh Việt Nam, những tài liệu mật về cuộc chiến bên ngoài lãnh thổ Miền Nam lần lượt được chánh phủ Hoa Kỳ phổ biến. Do đó người ta được biết nhiều hơn về những chiến sĩ vô danh trong những trận chiến vô danh, nhưng thật khốc liệt. Ðây là câu chuyện kể lại của một người trong cuộc về những chuyến bay thả biệt kích dọc theo "Ðường Mòn Hồ Chí Minh" của Phi Ðòan 219. Phi Ðoàn này được các biệt kích và các phi công của cả Việt Nam và Hoa Kỳ biết dưới danh hiệu "King Bee".



Khởi thủy của Phi Ðoàn là một Biệt Ðội Trực Thăng xử dụng 3 chiếc trực thăng H34 được thành lập ở Nha Trang để thi hành công tác xâm nhập và triệt xuất các toán biệt kích Delta thuộc Lực Lượng Ðặc Biệt Việt Nam hoạt động sâu trong lòng địch ở Vùng II và III Chiến Thuật. Vài tháng sau đó Biệt Ðội thứ hai cũng được thành lập ở Ðà Nẵng để họat động trong Vùng I Chiến Thuật. Phi hành đoàn đầu tiên T/U Phan Thế Long, T/U Nguyễn Bảo Tùng và Th/S Bùi Văn Lành đã hy sinh vì công vụ ngày18/10/1965 tại vùng Khâm Ðức trên đó có Th/T Larry Thorne của Lực Lượng Ðặc Biệt Hoa Kỳ (Green Berets). Sau hơn 30 năm tìm kiếm, di hài của 4 người đã được tìm thấy, và tháng 8 năm 2003 vừa qua, Hoa Kỳ đã long trọng làm lễ mai táng cả 4 người trong cùng một quan tài ở Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington, Washington D.C. với lễ nghi quân cách, như một hành động nhìn nhận sự chiến đấu hào hùng của Phi Ðòan 219 "King Bee", nói rộng ra là của các chiến sĩ Không Quân cùng các chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Biệt Ðòan 83 "Thần Phong" được thành lập vào năm 1964 với Chỉ Huy Trưởng là Ðại Tá Nguyễn Cao Kỳ, gồm các Biệt Ðội Khu Trục nổi tiếng với các phi vụ "Bắc Phạt", Biệt Ðội Vận Tải thi hành những phi vụ tối mật thả dù điệp viên và các toán biệt kích ra Bắc, và Biệt Ðội Trực Thăng đảm trách phi vụ mật, thả các toán biệt kích dọc theo "Ðường Mòn Hồ Chí Minh" xuất phát từ các căn cứ Khe Sanh, Tà Bạt, A Shau, Khâm Ðức thuộc Vùng I, Dakpek, Ben Het, Dakto, Ðức Cơ, Plei Jereng, Tieu Atar, Bandon, Ðức Lập thuộc Vùng II, và BuPrang, Quản Lợi, Sông Bé thuộc Vùng III.
Những phi vụ mật này chỉ mới được phổ biến gần đây sau thời gian 25 năm mà luật pháp Hoa Kỳ định cho thời kỳ bảo mật hồ sơ. Tuy nhiên các hành động oai hùng của các anh hùng trong Biệt Ðoàn cũng đã được nhắc nhở tới từ thập niên 60 cho đến nay về các huyền thọai của cuộc chiến Việt Nam như các phi công Phạm Phú Quốc, Vũ Khắc Huề của các phi vụ Bắc Phạt, Luân Cowboy, Hùng Mustachio (Hùng Râu Kẽm), Khôi Ðen, An Cào Cào, Tưởng Khùng v.v... của những phi vụ dọc theo Ðường Mòn HCM...
Biệt Ðội Khu Trục thi hành các phi vụ "Bắc Phạt", được ít lâu phải đình chỉ vì áp lực từ phía Hoa Kỳ. Các phi vụ xâm nhập miền Bắc do Biệt Ðội Vận Tải (Cò Trắng) thực hiện cũng giảm sút khi OPLAN 34A bị thay thế bằng OPLAN 35 của Hoa Kỳ. OPLAN 35 nhằm kiểm sóat sự xâm nhập của Bắc quân theo "Ðường Mòn Hồ Chí Minh", do đó hai Biệt Ðội Trực Thăng được sát nhập lại vào năm 1966 dưới sự chỉ huy của Ð/U Hồ Bảo Ðịnh để thành lập Phi Ðòan 219 "Thần Phong Long Mã", và thêm vào đó một số các nhân viên phi hành từ các Phi Ðòan 211, 213, 215, 217 tình nguyện về phục vụ để đưa tổng số nhân viên theo đúng cấp số Phi Ðòan.
Ðợt cải tổ toàn diện lần thứ hai khi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh giải tán Biệt Ðoàn để cô lập hóa Tướng Kỳ, các Biệt Ðội Khu Trục và Vận Tải được trả về đơn vị gốc, và Phi Ðoàn 219 được đưa về trực thuộc Không Ðòan 41 tại Ðà Nẵng vào tháng 5 năm 1968 và tiếp tục giữ nguyên nhiệm vụ yểm trợ OPLAN 35. Ð/U Hồ Bảo Ðịnh được thay thế với Th/Tá Ðặng Văn Phước (cấp bậc và chức vụ sau cùng là Ðại Tá Không Ðòan Trưởng KÐ 51).
Lần cải tổ toàn diện lần thứ ba xảy ra vào mùa Hè 1972, Th/Tá Nguyễn Văn Nghĩa được lệnh di chuyển Phi Ðoàn về Nha Trang, trực thuộc Sư Ðòan II Không Quân, khi đó Hoa Kỳ đã chấm dứt OPLAN 35. Trong 2 năm cuối Phi Ðoàn có 3 vị PDT lần lượt là Tr/Tá Nguyễn Văn Nghĩa, Th/Tá Huỳnh Văn Phố, Tr/Tá Phạm Ðăng Luân. Từ khi về Nha Trang, nhiệm vụ Phi Ðoàn thay đổi, không còn thi hành nhiệm vụ hoạt động ngoại biên nữa mà lãnh trách nhiệm họat động trong Vùng II Chiến Thuật. Tuy nhiều phi công đàn anh rời Phi Ðoàn vào lúc này, nhưng các phi công trẻ mới về phục vụ cũng không để mất đi truyền thống hào hùng của một đơn vị huyền thọai.



Gần 30 năm sau cuộc chiến, tôi mới có dịp ngồi ôn lại dĩ vãng để ghi lại những dòng chữ này, nhớ đến các Anh trong Phi Ðòan 219, từ những người đã anh dũng hy sinh nơi chiến trận, cho đến những người còn lại quê nhà cũng như những người đang sống xa quê hương trên cùng khắp mặt địa cầu này. Các Anh luôn sống mãi trong tim tôi. Những vui buồn, đau thương, mất mát của những năm sống bên "nỗi chết không rời", bây giờ nhìn lại quả thật là những năm "đẹp" nhất trong đời mà tôi không bao giờ quên được.

Tôi về trình diện Phi Ðoàn 219 vào giữa tháng 5 năm 1968 sau khi hoàn tất khóa Cơ Phi tại Trung Tâm Huấn Luyện Nha Trang cùng với 5 người bạn cùng khóa. Khi đó Phi Ðoàn vừa hoàn tất đợt cải tổ lần thứ hai, được tái phối trí trực thuộc Không Ðòan 41 vì Biệt Ðoàn 83 được lệnh giải tán. Sau khi trình diện Th/Tá Phi Ðoàn Trưởng Ðặng Văn Phước, chúng tôi được giao lại cho hai vị Trưởng Toán Cơ Phi (Chief Mévos) là Ch/u Phan Văn Tưởng & Ch/u Hồ Văn Nguyên để được hướng dẫn về cách làm việc của Phi Ðòan. C/U Tưởng tuy đã lớn tuổi và có rất nhiều giờ bay nhưng ông vẫn không sờn lòng bay bổng, ông rất vui vẻ và thương mến chỉ dẫn chúng tôi, trong khi đó C/U Nguyên ít nói khó tính và không còn đi bay nữa.

Qua hôm sau chúng tôi được đi cắt đi bay ngay vi lúc đó Phi Ðoàn đang thiếu Cơ Khí Viên Phi Hành (gọi tắt là Cơ Phi hay "Mevo" từ tiếng Pháp "Mécanique de Vol", trong khi đó người Mỹ dùng danh từ "Flight Engineer"), sau một tuần đi bay liên lạc và huấn luyện, chúng tôi được cho thả hành quân.

Hơn 4 năm đồn trú tại Ðà Nẵng, tôi không thể nào quên những cơn nắng cháy da và những cơn gió Lào nóng như cát rang trong chảo của mùa hè ở Miền Trung, rồi khi mùa mưa tới, những cơn bão với gió thổi mạnh đến cả trăm cây số giờ thổi bay tất cả nhà, và những trận mưa dầm gây lụt lội khắp nơi. Bay ở trên cao tôi nhìn xuống thấy nước ngập che phủ nhà cửa, cây cối, lâu lâu có một vài căn nhà trên đồi còn sót lại trơ trọi như những hòn đảo nhỏ. Khi mùa rét tới, bầu trời trần mây thấp, che kín ảm đạm u sầu, ai nấy co ro trong những cơn gió lạnh ẩm sũng nước, luồn qua áo quần như cắt da, cắt thịt.

Kỷ niệm đầu đời đi bay của tôi là phi vụ liên lạc với anh Ðinh Quốc Thinh. Tôi chưa biết đọc phi lệnh, nên không biết là phi vụ cất cánh thật sớm nên cứ tà tà "xây chừng sịt tẩy" cho đến khi Nghiêm chạy ra báo phi cơ sắp cất cánh chỉ thiếu cơ phi. Tôi hoảng hồn chạy ra bỏ quên cả ấn tín (hộp quẹt Zippo và bao thuốc Capstan). Ra tới nơi cánh quạt phi cơ đang được "engaged" từ từ lấy trớn quay. Tôi sợ quá cứ bài vở thi hành, trước khi bay phải làm tiền phi, bèn mở nắp nhớt ra để kiểm tra, thì lập tức nhớt trong bình phun ra đầy mặt và quần áo, rất may mà mới mở máy chứ không bị phỏng nặng rồi. Anh Thinh vội leo xuống và đẩy tôi lên máy bay, trong lúc trời còn tối, rồi nói: "Ði lên nhanh lên, Kỹ Thuật nó ra, trông thấy nó cười chết!", và anh Thinh bay thẳng sang căn cứ Non Nước của Biệt Kích Lôi Hổ nằm gần hòn núi Ngũ Hành Sơn ngó ra bãi biển Mỹ Khê. Trong lúc mọi người vào ăn sáng, tôi ở ngoài "parking" cởi quần áo tắm giặt bằng xăng, nên cũng chỉ trong chốc lát thôi là sạch và khô ngay, sau đó tôi mới vào "mess hall" (phòng ăn) ăn sang chờ phi vụ. Tôi nhìn quanh thấy có nhiều người nhìn tôi vì người tôi bốc lên toàn mùi xăng và tay tôi thì khô mốc trắng lên.

Thời đó một Phi Hành Ðoàn H-34 "Choctow" chỉ có 3 người, Trưởng Phi Cơ, Hoa Tiêu Phó, và Cơ Phi kiêm nhiệm Xạ Thủ Phi Hành xử dụng Ðại Liên M60, về sau khoảng giữa năm 1972, Phi Ðoàn mới chuyển sang bay UH-1 "Huey", lúc đó có thêm Xạ Thủ Phi Hành thủ một khẩu M60 ở cửa bên kia. Phi Ðoàn 219 chuyển sang UH-1 sau các Phi Ðoàn khác 2 năm, vì Trực Thăng H-34 tuy nặng nề, cồng kềnh, khó bay nhưng lại rất thích hợp với các phi vụ đặc biệt này vì nó có thể chịu đạn được, nhiều khi phi cơ bị trúng đạn nặng nề mà vẫn có thể đáp khẩn cấp an toàn được để chiếc bay "air cover" (còn gọi là "chase ship") nhào xuống cứu kịp.

Tai nạn đầu tiên xảy ra cho tôi vào ngày 5 tháng 10 năm 1968 khi đi bay chiếc số 2 trong Phi Hành Ðoàn (PHÐ) với hai anh Nguyễn Tấn Trọng và Phạm Ngọc Sâm, sau chiếc "lead" của PHÐ Anh Phan văn Thanh và trước chiếc số 3 của PHÐ anh Nguyễn Tấn Hiền. Các Trưởng Phi Cơ vào Phòng Hành Quân "briefing", còn chúng tôi ăn sáng trong "Club" chờ. Ngày hôm đó chúng tôi được lệnh thả 1 toán 7 người phía Tây Ashau. Anh Thanh bay chiếc đầu thả 4 còn Anh Trọng chiếc thứ nhì thả 3 "troops". Anh Hiền bay "air cover". Khi Anh Thanh xuống, ở dưới địch quân bắn lên dữ dội, nhưng Anh Thanh chẳng nghe gì cả tiếp tục thả (mọi người vẫn thường gọi anh là Thanh Ðiếc), rồi tới lượt chiếc thứ nhì tiếp tục xuống thả 3 "troops" còn lại. Khi anh Trọng thả xong, vừa cất cánh bay vòng để lấy hướng đi lên thì tôi thấy rõ ràng có mấy tên địch chạy ra bắn theo và phi cơ bị bắn trúng mấy phát nghe bộp... bộp... Lúc đó tôi thấy chùm giây điện trước cửa phòng hành khách bị cháy, tôi vội tháo một găng tay ra đập còn một găng kia tôi chụp vào chùm giây dập tắt nó ngay, nhưng chưa kịp mừng thì ở dưới tiếp tục bắn lên, trúng ngay trước chân tôi. Tôi trông thấy rõ ràng sàn tàu mở ra trong khoảnh khắc, rồi xăng phụt lên, tôi vội đạp lên chặn không cho xăng phụt ra cháy, thì tầu liền bị thêm một phát đạn nữa, tôi thấy bộ phận "transmission" truyền lực cho cánh quạt ở trên đầu bắt đầu chảy nhớt. Tôi báo cáo tình trạng cho anh Trọng biết, anh nói: "Bịt nó lại!!!", nhưng làm sao bịt được lỗ đó, vừa to lại vừa nóng. Anh Trọng tìm hướng đáp khẩn cấp, khi xuống tới đất, cỏ voi cao hơn cả máy bay. Anh Trọng từ trên "cockpit" cao nhảy xuống và chạy rất nhẹ nhàng (hình như anh có võ thì phải), còn anh Sâm nhảy xuống vội chụp cây đại liên và kêu tôi ôm giây đạn chạy theo anh. Thật là khó chạy vì cỏ rất dầy và cao mà giây đạn thì có khía nên cứ giật người lại, lại còn nghe địch bắn theo cóc... cóc... cóc... và tiếng đạn bay trên đầu nghe rào... rào... rào... Anh Hiền bay trên theo dõi chúng tôi chạy và lao xuống rước. Trời ơi máy bay cao thế mà anh Trọng nhảy lên dễ dàng (đúng là anh có võ thật), còn tôi và anh Sâm leo lên mãi không được. Anh chàng "Medic" người Mỹ trên máy bay và thằng Năng bèn lôi tôi và anh Sâm lên. Anh Sâm lập tức nhảy đến bên hông cửa sổ rút súng "rouleau" ra chỉa xuống, thấy vậy tôi cũng bắt chước núp bên cửa sổ trên móc Colt 45 ra lên đạn và cũng chỉa xuống, nhưng khi lên đạn, cơ bẩm chạy ra giữa, thôi chết hết đạn rồi. Tôi quê quá tiu nghỉu ngồi xuồng ghế, thật là lính mới tò te. Sau đó Anh Thanh gọi khu trục đến oanh tạc phá hủy máy bay. Khi về đến Phi Ðoàn, Th/Tá Ðặng Văn Phước Phi Ðòan Trưởng và Ð/T Nguyễn Văn Khánh Không Ðoàn Trưởng ra bắt tay ba người về từ đỉnh núi, rồi thưởng mỗi người một ly rượu mạnh. Buổi chiều Th/Tá Phước dẫn toàn bộ Nhân Viên Phi Hành trong Phi Ðoàn ra nhà hàng Việt Nam bên bờ sông Hàn khoản đãi. Sáu tháng sau, ngày 31 tháng 12 năm 1968 tôi nhận được một huy chương Phi Dũng Bội Tinh với Cánh Chim Ðồng theo Quyết Ðịnh số 1108/TTM/TQT từ phi vụ này. Sau tai nạn này tôi được thăng cấp Hạ Sĩ kể từ ngày 09 tháng 08 năm 1968 do Quyết Ðịnh số 13903/PCHC ngày 26 tháng 11 năm 1968.

Tai nạn thứ hai đến với tôi ngày 30 tháng 11 năm 1968 khi đi bay với PHÐ anh Nguyễn Văn Minh và anh Hướng Văn Năm. Chúng tôi 4 chiếc King Bees do anh Huỳnh Văn Phố chỉ huy với các Trưởng Phi Cơ (TPC) 3 chiếc sau theo thứ tự anh Nguyễn Văn Minh, anh Tôn Thất Sinh, anh Nguyễn Kim Huờn. Trong lúc "stand by" tôi đi vào nhà vệ sinh, nói là nhà vệ sinh cho sang, nhưng thật ra chỉ có hai miếng gỗ bắc ngang thùng phuy để ngồi chồm hổm lên, phía dưới đựng dung dịch hóa học cho bớt hôi đi, chung quanh có mấy tấm ván che ngang vai lòi đầu ra ngòai. Tôi ngồi trút bầu tâm sự thì anh Năm vào phòng cầu kế bên, thò dầu ra nói chuyện với tôi. Hai anh em tâm sự nhiều. Anh Năm hỏi nhiều về gia đình tôi, tôi không ngờ đây là lần tâm sự cuối cùng của anh Năm. Ðang nói chuyện thì chợt nghe thấy tiếng H.34 sành... sạch... Ngoài đường, Anh Năm la lên: "Chết rồi! Bay! Bay!". Thế là hai anh em vội vàng ngưng việc vệ sinh, vội kéo áo bay lên, rồi thật lẹ làng phóng ra phía cổng. Anh Năm người dong dỏng cao và chay thật nhanh, thế là Phi Vụ bắt đầu.

Lượn một vòng 4 chiếc C H.34 lần lượt đáp xuống Phi Trường Cam Lộ, gọi là PT nhưng đây chỉ là một đường đất mới làm phẳng và hai bên còn đang đào cống rãnh ngổn ngang. Sau một lát "leader" vào Bộ Chỉ Huy (BCH) họp và lấy lệnh hành quân trở ra, các Trưởng Phi Cơ chụm nhau lại bàn tính, cuối cùng quyết định để Anh Tr/u Nguyễn Kim Huờn ở lại, chỉ có 3 chiếc đi thôi, vì đây là một phi vụ đặc biệt, thả một tù binh Bắc Việt về đơn vị gốc của họ, và phía Mỹ đã "contact" với địch quân, họ đã đồng ý sắp xếp vị trí đáp ở khu vực gần đường mòn 922 Hạ Lào. Anh Huờn ở lại theo yêu cầu của anh Minh (còn gọi là Minh Bánh Bèo). Khoảng 14 giờ ba chiếc H-34 lần lượt cất cánh và trong giây lát chỉ còn là những chấm nhỏ rồi mất hút tận chân trời... Còn lại ba thầy trò Huờn - Long (đen) - Mẫn, anh Huờn tâm sự: "Tôi là bạn thân của thằng Minh, vì tôi mới ra Phi Ðoàn có vài ngày, và đây cũng là phi vụ đầu tiên ở 219 nên thằng Minh nó không muốn tôi đi nên nó đã tình nguyện bay thế chỗ của tôi".

Cho tới khoảng 16 giờ 30, chúng tôi bắt đầu nghe tiếng H-34 và chỉ thấy có một chiếc bay về, mọi người giật mình và cảm thấy hoang mang, lúc đó mây bắt đầu xuống thấp, và chúng tọi cứ nghĩ là hai chiếc còn lại đang ở trên mây, nhưng chỉ có anh Phố đáp xuống, anh cho biết khi anh đáp xuống thả tù binh, hai chiếc H-34 của anh Minh & Sinh bay "air cover" ở trên trời. Vì anh Minh và anh Sinh bay vòng chờ quá xa LZ (Landing Zone - Bãi Ðáp), đi ra ngòai vùng ấn định, vì lý do bảo mật nên khu vực khác của địch quân không biết sự giao ước này, vì thế họ bắn phòng không lên và trúng phi cơ của anh Minh. Anh Phố nhìn thấy phi cơ anh Minh xịt khói trắng và đâm nhào xuống đất gẫy làm ba khúc, và chỉ trông thấy một nón trắng văng ra. Anh không nhận nghe một tín hiệu cấp cứu nào cả, ở dưới địch quân bắn lên như đan lưới. Biết không thể làm gì được, anh ra lệnh bay về, nhưng anh Sinh không chịu, nhất định ở lại tìm kiếm. Mọi người chờ đợi ở căn cứ Cam Lộ, thật là sốt ruột và lo lắng. Mãi đến 17 giờ 30, trời vừa hơi sẩm tối, chúng tôi mới nghe tiếng máy bay từ xa vẳng lại, nhưng vì mây phủ nên không thấy đâu cả. Anh Phố vội lên mở vô tuyến và liên lạc, thi thấy anh Sinh mờ mờ trong đám khói mây, vừa kịp chui xuống thì mây bít lại. Anh Sinh tỏ vẻ rất "upset" vì đã không cứu được PHÐ anh Minh, anh Năm.

Anh Sinh kể lại khi anh Minh bị bắn rớt, anh bay lượn nhiều vòng lúc xuống thấp, lúc lên cao, cố gắng xem có ai còn sống sót, ở dưới đạn bắn lên cứ như mưa, anh liên lạc vô tuyến cứ gọi rồi lại gọi xem anh Minh hoặc anh Năm có còn ai trả lời không, nhưng vẫn bặt vô ấn tín, cuối cùng thất vọng anh đành quay trở về. Nhưng khi trở về thì mây đã kéo ra bít kín, cứ thế anh cưỡi mây nhắm hướng trở về. Anh Sinh cũng may mắn thoát chết nhờ một lỗ hổng nhỏ chui xuống đáp, nếu không xăng đã gần cạn vì bay quá lâu tìm kiếm và mây phủ không thấy đất thì không biết sẽ như thế nào. Khi về tới Ðà Nẵng, anh Huờn vừa kịp ký "Circuit d'Arrivée" về Phi Ðòan 219 lại vội vã ký "Circuit de Départ", anh đi để tránh nỗi ám ảnh đau thương mà một người bạn vì thương anh đã thế chỗ cho anh, chắc hẳn anh còn phải nhớ mãi điều này.

Ðầu năm 1969, PHÐ Nguyễn Thanh Liêm, Bạch mạnh Hùng, Lợi bị bắn cháy máy bay tại vùng hành quân A Shau - A Lưới. Khi rơi xuống, anh Liêm và anh Hùng bị phỏng nhẹ, địch quân phát hiện máy bay rơi bèn đến ngay lập tức. Họ dùng mã tấu phát cỏ để truy tìm. Mevo Nguyễn Văn Lợi chạy một nẻo, hai Pilots chạy một nẻo. Hai anh bị mã tấu phát cỏ ngang đầu, cố nằm rạp xuống để tránh bị phát hiện, vì cỏ cao và dày nên địch quân không tìm được, chỉ nghe họ chửi đổng: "Mẹ bố nó! Mới rơi đây mà chúng nó đã chạy đâu mất rồi!". Rồi họ cũng sợ bị phát hiện và bị máy bay oanh kích, nên bỏ đi ngay. Cũng chính vì điều này khi máy bay vòng chờ suốt buổi sáng cho đến trưa để tìm hai anh mà không thấy, mãi mới đón được hai anh "pilots", nhưng vẫn chưa thấy Mevo Lợi đâu cả. Cho đến gần xế chiều mới tìm ra Mevo Lợi. Sau chuyến này hai "pilots" được đưa về nằm bệnh viện dưỡng thương, rồi sau đó về Bộ Tư Lệnh Không Quân nhận nhiệm vụ mới, còn Mevo Lợi được nghỉ phép vài ngày để ổn định tinh thần vì không bị thương. Nhưng Mevo Lợi đã đi phép đến vài tháng, sau phải rời Phi Ðoàn.

Tháng 3 năm 1969, PHÐ Nguyễn Văn Du - Lê Long Sơn - Hồ Ðắc Bình bị bắn rơi gần đỉnh "Leghorn", một căn cứ truyền tin điện tử bí mật đặt trên đỉnh núi cheo leo, rất khó tấn công nằm trên đất Lào phía Ðông cao nguyên Bolovens, ngó xuống trục lộ chính của hệ thống Ðường Mòn HCM. Bị địch quân đuổi bắt, anh Du chạy và bị bắn chết, còn anh Sơn (Sơn đen), và Mevo Bình bị bắt. Họ sợ hai người này chạy nên bắt cởi bỏ giầy đi chân không, trời ơi đau vô cùng. Chuyến này Anh Trần Văn Phước (Phước Ðạo Dừa) làm "leader".

Ngày 4 tháng 4 năm 1969, PHÐ Tôn Thất Sinh - Vũ Tùng - Phương nhận phi vụ vào tiếp tế cho một Team ở Ngã Ba Biên Giới qua khỏi Leghorn. Tin tình báo cho biết địch quân rất đông nằm chắn ngang đường bay, vì thế chỉ có một đường vào là phải bay vòng qua một dãy núi rất xa mới đáp tiếp tế được. Khi tiếp tế xong, anh Sinh quyết định bay thẳng không đi vòng nữa, khi bay ngang nơi địch quân như đã được báo, ở dưới bắn phòng không lên như mưa, cuối cùng anh báo trên vô tuyến: "Tao bị thương rồi", và máy bay anh đâm nhào xuống đất, cháy ngay lập tức. Hỏa lực địch quân rất mạnh không thể nào tiến sát chỗ anh rơi được, phải chờ cho đến khi phi tuần khu trục phản lực F4 Phantom của Mỹ đến giải tỏa bớt được hỏa lực địch, các máy bay đi cứu cũng chỉ bay lại gần thôi, vì hỏa lực địch quân vẫn chống trả, trên cao quan sát thấy máy bay của anh chỉ còn lại phần động cơ phía trước như cái cùi bắp, còn lại hoàn toàn cháy rụi.

Tháng 5 năm 1969, PHÐ Trần Văn Phước (Ðạo Dừa) - Copilot ? - Trần Tuấn Năng thả "team" gần Leghorn khi đáp xuống bị bắn, Mevo Năng bi thương nơi cánh tay và bàn tay trái, may mắn một viên đạn trợt ngang mắt kinh Rayban làm gãy gọng, nhưng nhờ vậy nên viên đạn trợt ra ngoài, Năng được giải ngũ từ dạo đó. Trong thời gian này, những phi công Hoa Kỳ của Phi Ðoàn Trực Thăng Võ Trang Cobra 361 PINK PANTHER đi theo hộ tống (escort) yểm trợ hỏa lực đã chứng kiến tận mắt, nên đã hết lời tán dương Phi Ðoàn 219 KINGBEE và Ð/U Trần Văn Phước trong bài viết trên tạp chí HAWK của Không Lực Lục Quân Hoa Kỳ (Army Aviation).

Tháng 5 năm 1969, PHÐ Crossman - Thái - Toàn bị tai nạn ở vùng Bạch Mã. Major Crossman là một phi công phản lực của KQ/HK, ông không rành về bay trực thăng, nhưng khi về làm cố vấn Phi Ðoàn 219, ông được các Anh Huấn Luyện Viên tập bay. Ông rất thông minh nên tiếp thụ rất nhanh, sau một thời gian gần một năm trời, ông bay tập chuyên cần và đã ra được Trưởng Phi Cơ. Ông bay vững, và phải nói ông là người rất tốt, và có đạo đức, được mọi người quý mến và nhớ mãi. Th/u Thái cũng vừa về Phi Ðoàn chưa bao lâu, và đến Mevo Tr/s I Toản, cũng vừa chân ướt chân ráo từ Phi Ðoàn 215 ra. Nhân có một phi vụ rước "Team Local", ông Crossman muốn đi thử một chuyến, nhưng khi nhận được chi tiết và địa điểm ở Núi Bạch Mã thì anh Nghĩa và anh Phố khuyên ông không nên đi vì vùng này gió xoáy và "turbulence" đánh dữ lắm. Nhưng ông Crossman cứ khăng khăng đòi đi, đúng như dự đoán khi ông bay đến nơi vừa "hover" để Mevo Toản thả thang giây xuống cho "team" leo lên, thì "turbulence" đánh dữ dội. Ông không còn điều khiển phi cơ được, phi cơ bị gió hút xuống, ịn ngay tại chỗ. Mevo Toản vì mới ra Phi Ðoàn nghe nói là đi hành quân thường bị bắn, nhưng anh cũng không biết đây là "team local" ít đụng địch, nên anh không đứng mà nằm xuống sàn tàu, khi tầu đập xuống đất anh bị dập ngực xuông sàn và chết ngay. Sau đó Phi Ðoàn yêu cầu Không Quân Hoa Kỳ mang máy bay CH-53 Jolly Green, loại này rất mạnh và to lớn hơn H-34, đến lấy hai "Pilots và Team" ra. Khi chiếc CH-53 đến nơi, họ "hover" thả "hoist" (máy thả giây) xuống kéo từng người một lên, ông Crossman nhường cho Th/u Thái lên trước nhưng khi "hoist" kéo anh Thái gần lên đến máy bay thì chiếc CH.53 này cũng không chịu nổi gió xoáy nên cũng bị rớt xuống ngay, thật không may cho anh Thái, phi cơ rơi xuống và đè chết anh. Lúc đó buộc lòng Major Crossman phải theo "Team" đi đường bộ về, sau này ông Crossman rất ân hận vì đã không nghe lời anh Phố, ông xin về nước với nỗi ân hận khôn nguôi.

Năm 1968 qua đi với những biến động trên chiến trường như trận Khe Sanh, Làng Vei, A Shau, A Lưới, Tà Bạt, Dak Pek, Dak Saeng, Benn Het, Plei Jeireng, Bu Prang, Snoul v.v... và nhất là cuộc Tổng Công Kích Tết Mậu Thân làm thay đổi nội tình nước Mỹ. Tổng Thống Nixon đã đắc cử với lời hứa rút ra khỏi VN và bắt đầu chương trình Việt nam hóa chiến tranh, nhưng những cuộc biểu tình phản chiến một ngày một gia tăng. Tại Hội Ðàm Paris, hai bên vẫn kiếm cách kéo dài thời gian để tìm chiến thắng nơi mặt trận để có thể điều đình trong thế mạnh. Do đó trên bàn hội nghị ai cũng nói tới hòa bình, nhưng trên chiến trường cường độ càng ngày càng dữ dội hơn. Và cứ như thế, chúng tôi tiếp tục bay trong lữa đạn dọc theo Ðường Mòn Hồ Chí Minh, và tôi tiếp tục chứng kiến những sự chiến đấu anh dũng của các anh em đồng đội cũng như ngậm ngùi nhìn những anh em không may mắn ra đi.
Tôi còn nhớ lần đó tôi theo PHÐ Tưởng - Thu biệt phái lên Kontum và máy bay quan sát đã tìm thấy một Team mất tích hơn 6 tháng trời, theo tín hiệu (signal) thì hoàn toàn không đúng, nhưng theo một vài nhận định thì họ là những Team bị mất liên lạc, trưởng trại B.15 và Trung tá Hoa Kỳ tại đây yêu cầu Anh Tưởng thử bay lên tìm hiểu nếu có thể đón được thì đón, đồng thời trong khi đó điện từ Nha Kỹ Thuật do Ðại Tá Ðoàn Văn Nu chỉ thị là bằng mọi giá phải rước họ. Lúc đó trời đã vào chiều, anh Tưởng bay lên vòng qua lại LZ nhiều vòng và trời một lúc một tối dần mà LZ lại vào vị trí nửa đường từ B.15 đến sông Mekong. Anh Tưởng quyết định xuống thấp nếu nếu họ không có phản ứng tất nhiên không phải địch quân, khi xuống thấp và bay từ từ xem phản ứng, thấy họ bật hộp quẹt Zippo tôi yên chí. Anh Tưởng nói: "Mẫn ơi, nếu chú thấy họ có động tịnh gì là chơi liền nghe không", rồi anh đáp xuống, ba troops nhảy ngay lên tàu ra vẻ mừng rỡ, anh Thu nói vói xuống: "Mẫn ơi coi chừng họ bóp cổ chú đó", tôi trả lời: "Em nhận ra họ rồi". Anh Thu đùa thêm: "Ừ nó bóp cổ bây giờ đó", rồi anh cười khà khà. Tôi đưa cho họ bao thuốc con mèo nhỏ 10 điếu, họ mừng rỡ vì từ lâu không còn thuốc lá, họ rít thuốc mà thấy tội nghiệp. Tôi còn nhớ những người này lần đi thả trước, họ đi 5 người trong đó có hai người bản xứ Lào, họ mang theo tiền ba loại Lào, Cam Bốt, và tiền Cụ Hồ. Khi xuống tới nơi họ chôn trong rừng trong những thùng nhựa màu đen. Hai người Lào, sau khi về tới làng của họ, bèn làm phản và ba người còn lại phải chạy thục mạng bơi qua sông Mékong bỏ luôn máy truyền tin 74 khi bơi qua sông và từ đó họ mất liên lạc, khi hết lương thực họ phải dùng lá cây lá non có màu đỏ là dùng được còn vài bịch hành và cà rốt khô trong P.I.R họ ngậm từ từ để lấy hương và cầm hơi, họ nói nếu máy bay không đón thì họ sẽ phải lội bộ về.
Ngày 01 Tháng 6 năm 1969, PHÐ Khúc - CoPilot? - Vững nhận một phi vụ thả Team Local ở Quảng Ngãi. Phi cơ đáp xuống ruộng quá nhanh biến thành Forced Landing, và Flare đuôi đập mạnh xuống đất, tàu xốc mạnh tưng lên, giá súng không "locked" lại nên súng Ðại Liên đập mạnh vào mặt Hà Khắc Vững. Anh đã chết ngay sau đó.
Trong những ngày tháng này có một lần tôi đi bay với anh Xuân, anh An bay leader ở Kontum. Chúng tôi đi rước toán, anh Xuân có dặn tôi là bãi đáp hơi "slope" và cây cối chung quanh lại cao. Team đã dùng cưa máy cưa trống làm bãi đáp, và họ cắt còn gốc hơi cao, vậy khi Anh đáp Em nhớ Clear thật kỹ nhé. Khi đến LZ Anh Xuân xuống rất nhanh, và cây chung quanh có cao thật, anh "flare" mũi tàu ngổng lên, đuôi thấp xuống. Tôi la lên coi chừng cây và nghe bộp... bộp... bộp... rồi xong, anh đã chặt cây mất rồi, máy bay đáp xuống đuôi rung dữ dội, anh Xuân nói để anh cất cánh lấy "airspeed" thử coi. Nhưng vừa dở lên thân máy bay quay một vòng anh Xuân vội ịn xuống mặt đất, trời ơi máy bay chỉ nhích lên một chút xíu thôi là cây nó đội lên ghế Mevo là người tôi sẽ bị đẩy lên đụng ghế Pilot làm cho toàn thân thun lại và đầu chắc phải chui vào ngực của mình mà trốn thôi, nhưng thật là may cây nó lại đội lên trước mặt, tôi phải dạng chân ra, và đúng là may thật vì chính nhờ gốc cây này đã kềm máy bay lại, làm cho nó không bị lật, và không bị ngẫu lực xoắn làm máy bay xoay tròn theo trục quay. Thật là hú hồn lúc bấy giờ tôi hết biết làm gì nữa cả, ngay khi đó anh Nguyễn Quý An bay ở phía trên, muốn xuống nhưng không có chỗ nào để đáp, cuối cùng Anh quyết định đáp trên "rotor head" để một bánh trên bầu tròn tròn chính giữa "main rotor", và lúc bấy giờ tôi rất lúng túng, một tay cầm "form" ghi tình trạng máy bay, và bình chữa lửa, còn tay kia ôm súng đại liên 30, trong lúc đó Ông Già Tưởng thả "hoist" xuống, nhưng hai tay tôi không rảnh thì làm thế nào đây? Ông Già Tưởng rút "hoist" lên và leo xuông la lên: "Liệng hết đi thằng cù lần!". Thế là tôi quăng sạch. Ông Già Tưởng chỉ vào cây súng bảo tôi lượm lại và đưa lên cho ông, trong khi đó anh Xuân và anh Yên Râu đã leo lên và vào máy bay rồi. Tôi lúc bấy giờ mới leo lên Cockpit chỗ hai phi công ngồi lái. (Câu chuyện này không biết anh An và anh Xuân còn nhớ không?)
Khoảng 10 ngày sau tai nạn của Anh Hà Khắc Vững, PÐ 219 chịu một thiệt hại thật là nặng nề với hai PHÐ An - Khải - Tưởng và Trung - Kiệt - Ðức bị bắn rớt vùng mật khu 609 gần cao nguyên Bolovens bên Lào. Sáng hôm đó Trưởng Trại B15 và Th/T Chỉ Huy phía Hoa Kỳ yêu cầu Biệt Ðội 219 biệt phái tại KonTum bay đủ 6 chiếc trực thăng lên Dakto trực và sẽ đón Ðại Ðội Biệt Kích trở về. 8 giờ sáng lần lượt 6 chiếc CH.34 xuất hiện từ hướng Tân Cảnh đáp chạy "rolling" trên runway rồi vào "parking" phía trái của phi đạo, Hai bên phi đạo Dakto lúc này có những ống cống bằng tôn dợn sóng mái vòm đặt rải rác khắp nơi và một vài công sự phòng thủ bỏ hoang. Các TPC vào lều chỉ huy để nghe "briefing" trong khi đó thì đại đội đang đụng đầu mạnh với địch quân, và họ báo cáo về cho biết quân địch chỉ toàn những chàng trai trẻ và như say thuốc, nên họ đánh không biết sợ, và bám rất sát quân ta, vì vậy Ðại đội Biệt Kích yêu cầu Trực Thăng khoan vào đón, để cho tình hình lắng dịu. Mãi cho đến khoảng 10 giờ thì Kingbees mới được lệnh lên vùng, LZ nằm ở vị trí phía Tây của Leghorn, một đồi thấp nắm gần một khe suối.

Khi Anh An vào đáp thì địch quân bắn lên dữ dội, Anh cố gắng đón được một toán thì chiếc thứ nhì tiếp tục vào. Chiếc này bị bắn rơi ngay tại chỗ (không nhớ PHÐ này là ai), anh An quay lai đón ngay PHÐ bi rơi và quay trở về, trong lúc đó địch quân đã nắm được tọa độ đáp của trực thăng, vì vậy chiếc tàu bay thứ ba do anh Trung lái vừa đáp xuống thì địch quân đã pháo vào trúng ngay Cockpit phía bên trái chỗ anh Thái Anh Kiệt ngồi ghế copilot. Anh Kiệt trực tiếp hứng viên đạn, anh Trung nhảy xuống khỏi máy bay chạy vào công sự phòng thủ của ÐÐ/BK. Trong khi đó Mevo Trần văn Ðức chưa biết Th/u Kiệt bị trúng đạn đứng ở dưới nắm chân Th/u Kiệt mà lắc: "Anh Kiệt xuống, Anh Kiệt!", không nghe trả lời Ðức đẩy ghế Pilot chui lên. Thật là kinh hoàng, Th/u Kiệt mất một vai trái và đầu văng đi đâu mất, những giây điện trên cockpit bị đứt và cuốn ngang cổ Th/u Kiệt, cộng thêm máu thấm vào trông như những sợi gân đong đưa trên cổ, Mevo Ðức vội vàng tụt xuống và chạy vào công sự. Một lát sau địch quân pháo thêm lần nữa máy bay bị cháy và lần này thì Th/u Thái Anh Kiệt vĩnh viễn không thể về với gia đình và đồng đội được nữa dù chỉ là hài cốt. Anh đã hy sinh thật anh dũng để lại sau lưng bao nhiêu bạn bè đồng đội và người thân một nỗi xót thương đau đớn vô vàn và từ đó chiến tranh đã chấm dứt với Anh như câu nói của một nhà văn: " ONLY THE DEADS HAVE SEEN THE END OF WAR", tiếp sau đó Anh An nhiều lần xuống đáp nhưng đều gặp sự chống trả mănh liệt của địch quân, không làm thế nào vào được cả, đành phải quay về để tính kế khác. Khi về đến Dakto anh được nghe qua máy truyền tin của một "radio man" khuyên anh không nên vô, để ÐÐ/BK tìm cách di chuyển ra hướng khác ngoài tầm pháo kích của địch quân, nhưng anh ta nói thêm một câu, tuy vây nhưng tùy Leader định liệu. Anh An cứ suy tính mãi, và đi đến quyết định, không thể để PHÐ nằm lại qua đêm trong LZ được, rồi Anh nghĩ, có lẽ phải lợi dụng lúc trời tối trong khi đó địch quân sửa soạn dùng cơm và không ngờ máy bay lại đáp ban đêm. Quả là anh định liệu như thần, anh liên lạc trước với PHÐ ở dưới cho biết đúng 19 giờ anh cất cánh bay thẳng đến LZ, vừa đến nơi anh lao thẳng xuống không cần đánh vòng bật "landing light" là đáp ngay, địch quân không kịp trở tay, khi cất cánh địch quân mới định thần bắn vói theo nhưng không kịp nữa rồi, anh đã lên cao và qua khỏi tầm bắn.
Qua ngày hôm sau "mission" vẫn còn tiếp tục, và máy bay chỉ còn lại bốn chiếc, buổi sáng khi lên đến nơi, anh An quyết định lên hai chiếc là anh và anh Xuân cùng với hai chiếc gunship và một chiềc O2 quan sát vì anh cũng muốn sử dụng kế bất ngờ để đáp vào LZ Anh nhanh nhẹn đáp xuống, nhưng địch quân cũng đã chuẩn bị trước rồi sau bài học hôm qua. Khi Anh vừa đáp xuống thì bị pháo ngay vào động cơ máy bay nổ tung ngay lập tức, Anh Nguyễn Quý An và copilot Dương Văn Khải chạy kịp lên đồi vào công sự, trong lúc đó vì bị dằn mạnh ông Mevo Già Ch/u Phan Văn Tưởng bị thương nơi chân, khi chui được ra khỏi máy bay, thì bị main blade còn quay chậm đập vào đùi và mông làm ông bị gãy chân, Trong lúc đó tôi đi với Anh Phạm Ngọc Xuân đang bay "cover" ở trên cao, khi máy bay vừa rơi xuống anh Xuân vội liên lạc ngay: "An, nghe không An?" rồi anh lại tiếp tục: "An, nghe không An?", cứ như thế rất nhiều lần, sau cùng anh la lên một tiếng than rằng: "Chết hết rồi!", thật là não lòng. Giọng của anh đã làm cả tôi lẫn anh Yên bật nước mắt, không khí bi quan bao trùm cả bầu trời, cuối cùng cũng nghe được giọng anh An trong vô tuyến, anh ra lệnh không được đáp, vì lúc này địch đang tấn công và bắn nhau dữ dội, anh Xuân và tất cả các PHÐ khác phải quay về chờ lệnh và tiếp thêm nhiên liệu, sau đó liên lạc về Phi Ðoàn ở Ðà Nẵng, lập tức tất cả các Bộ Tham Mưu Phi Ðoàn vội vàng lên đường bay thẳng lên Dakto, gồm có Th/T CHT Ðặng Văn Phước, TH/Tá CHP Trần Văn Luân, Ð/U Trưởng Phòng Hành Quân Nguyễn Hữu Lộc và Ð/U Flight Leader Nguyễn Văn Tưởng. Khi phái đoàn bay lên đến nơi cũng chỉ là thị sát thôi vì tình huống lúc bấy giờ không cho phép một chiếc nào xuống nữa cả, mặc dù Ông Già Tưởng bị thương nặng không đi được, và cuối cùng anh An điện về cho hay là Team sẽ phải di chuyển vì lúc này hai bên đang đụng độ khốc liệt. Nước dọc theo con suối nhỏ bây giờ chuyển sang màu đỏ, vì người chết quá nhiều dọc theo hai bên bờ suối và không thể uống được nước này nữa, chính vì vậy PHÐ của Anh phải theo Team di chuyển và Ông Già Tưởng sẽ có một số Anh Em Team thay phiên kéo ông đi. Họ dùng hai cây rừng và buộc cái mền hoặc cái poncho cho ông nằm trên đó và một người kéo ông đi, và cứ như vậy các PHÐ ở Dakto thấp thỏm chờ đợi mãi cho đến chiều mới được tin từ máy vô tuyến báo về là họ đã di chuyển được xa vùng địch quân và đang tìm bãi để trực thăng có thể đáp được. Rồi cuối cùng tin báo cho biết LZ đã sẵn sàng. Và PHÐ của anh An cũng đã được đón về, chấm dứt nỗi đau đớn xé thịt mà Ông Già Tưởng phải chịu đựng trong suốt đoạn đường di chuyển vì bị kéo lê nhiều cây số đường rừng. Sau vụ này, Ông Già Tưởng được giải ngũ với cái chân bị thương tật.



Năm 1969 qua đi với nhiều đổi thay. Bên Hoa Kỳ, Tổng thống Nixon đã thắng cử và nhậm chức Tổng thống từ đầu năm 1969, và bắt đầu chương trình Việt Nam hóa chiến tranh, để xoa dịu phong trào phản chiến trong nước Mỹ.
Về mặt chính trị, hòa đàm Paris vẫn cù cưa sau hơn một năm chưa qua khỏi giai đọan sơ khởi tranh luận về hình thể bàn họp hình tròn hay hình vuông. Trong khi đó ngoài chiến trường, binh lính hai bên vẫn tiếp tục ngã xuống để các nhà ngoại giao trong bàn họp có thể nói trong thế mạnh, một thủ đọan đàm phán được mệnh danh là "vừa đánh vừa đàm".
Mức họat động của Bắc quân trên đường mòn Hồ Chí Minh gia tăng mãnh liệt. Hà Nội đưa quân bổ xung và đồ tiếp liệu khởi đi từ miền Bắc qua cầu Hàm Rồng vào miền Trung để đến Ðèo Mụ Già, điểm xuất phát của đường mòn Hồ Chí Minh vào Lào Quốc. Ðoàn quân này sẽ đi theo lộ trình cả ngàn cây số để xâm nhập vào miền Nam qua ba ngõ chính: Ðường 9 Nam Lào qua Khe Sanh, Tà Bạt, A Shau, A Lưới để vào vùng I Chiến Thuật; ngõ thứ hai là từ vùng Ba Biên Giới đi vào Cao Nguyên Trung Phần qua ngã Ben Het, Daktô để vào Kontum, Pleiku của Vùng II Chiến Thuật; và ngõ thứ ba để vào Vùng III Chiến Thuật là đường mòn Bù Gia Mập. Trung Ương Cục Miền Nam (Cục R) đầu não chính trị và quân sự của Cộng quân điều khiển chiến trường miền Nam thường xuyên di động trong vùng Ðông Bắc Cao Miên sát biên giới Miên-Việt trong các tỉnh Tung Streng, Mondol Kiri, Snoul, Kratié. Do đó Phi Ðoàn 219 được lệnh phải thành lập thêm hai biệt đội cho hai căn cứ xuất phát mới là Ban Mê Thuột và Quản Lợi (Bình Long) để đáp ứng nhu cầu chiến trường.
Những năm hoạt động tại biên giới vùng I, chúng tôi làm việc chung với các phi công trực thăng võ trang của Thủy Quân Lục Chiến Mỹ, một đơn vị rất tinh nhuệ và có truyền thống gan dạ của Quân Ðội Mỹ, họ nổi tiếng trong Thế Chiến Thứ II tại chiến trường Thái Bình Dương qua các trận lừng danh như Saipan, Okinawa v.v... Các phi công của Phi Ðoàn Scarface (Mặt Thẹo) rất gan dạ, họ lấy biểu hiệu cho PÐ này là "hover cover" (bay đứng một chỗ để bắn yểm trợ). Nhưng họ đã phải nghiêng mình bái phục trước hành động quả cảm của "An Cào Cào" như trong bài trích dưới đây của Mike Brokovich trong hồi ký "A Few Good Men" kể lại một cuộc hành quân phối hợp giữa King Bees và Scarface về trường hợp một chiếc "gunship" của Scarface bị bắn rơi trong một cuộc hành quân bên Lào:
" ...Chiếc trực thăng võ trang UH-1B của TQLC Mỹ bị bắn trúng, bốc cháy và rơi xuống dòng sông. An đang bay, chiếc King Bee H-34 bèn nhào xuống vớt được Thiếu tá Hill và Hạ sĩ Dean đang trôi trên sông cách chỗ máy bay rớt 100 thước, rồi giao lại cho một chiếc UH khác của Hoa Kỳ, sau đó An không cần bay lên cao, cứ là là bay ngược lại chiếc phi cơ đang cháy để tìm hai người còn lại là Ron Janousek và Bruce Kane, hai bên sông, địch quân bắn theo như mưa. An bay đứng tại chỗ trên chiếc phi cơ đang cháy, thò đầu ra ngoài cửa sổ ngó tìm. Rồi An đưa chiếc bánh đáp của H-34 móc vào càng chiếc UH-1B đang cháy kéo lên để nhìn vào trong xem có ai còn sống bị kẹt trong đó không? Trong khi đó lợi dụng chiếc H-34 bay đứng một chỗ địch quân lại càng bắn mãnh liệt hơn. Nhưng An không thấy có ai trong đó cả, khi đó An mới bay lên. Chúng tôi không tin ở mắt mình khi thấy An làm vậy vì ngoài việc bị địch quân bắn xối xả, chiếc H-34 có thể bị dính vào chiếc phi cơ bị nạn và bốc cháy theo. Ðây là một trường hợp trong nhiều trường hợp về những hành vi anh dũng của An nói riêng và của các phi công King Bees nói chung".
Các phi công Panthers trực thăng võ trang Cobra của Lục Quân Mỹ làm việc chung với King Bees ở vùng II và phi công Green Hornets của Không Quân Hoa Kỳ bay trực thăng võ trang UH-1N ở vùng III cũng đều có những nhận xét tương tự về các phi công King Bees. Sau hơn 20 năm, gần đây Tổng thống Hoa Kỳ đã ký một bản tuyên dương PÐ 219, và gửi tới Thiếu tá Nguyễn Quí An (An Cào Cào) hiện cư ngụ tại San José, California. An bị bắn cháy trên trời tháng 9 năm 1970, nhưng vẫn điều khiển được chiếc H-34 đáp khẩn cấp và thoát ra trước khi phi cơ nổ. Nhưng hai tay anh bị cháy quá nặng, nên bị cưa, và An được giải ngũ. Sau năm 1975, T/T An bị kẹt lại và vì khuyết tật nên không bị cải tạo lâu, cho nên khi phong trào HO cho các SQ có ít nhất 3 năm tù cải tao qua tỵ nạn thì T/T An không thuộc diện này. Nhưng những quân nhân Mỹ ngày trước được An cứu, ngày nay có nhiều người ra làm chính trị trở nên Thượng Nghị sĩ và Dân biểu Liên Bang. Họ đã tìm cách đưa T/T An qua Hoa Kỳ chữa bệnh, và đệ nạp môt sắc luật đặc biệt lên Quốc Hội để T/T An trở thành thường trú nhân, và T/T An đã có thẻ xanh với nỗ lực của cộng đồng VN (10 ngàn chữ ký) và của các người bạn Hoa Kỳ còn nhớ tới ân tình ngày trước.
Những phi vụ biệt kích được coi là nguy hiểm vì luôn luôn phải đi sâu vào lòng đất địch với hỏa lực yểm trợ tối thiểu. Các phi công bị bắn rớt, nếu không được cứu liền để qua ngày hôm sau thì sẽ không còn nhiều cơ hội để cứu nữa. Ngoài ra, một kẻ thù nguy hiểm hơn thế nữa là thời tiết. Rặng Trường Sơn phân chia biên giới Việt Lào, nhưng cũng là nơi phân chia biên giới sống và chết của các phi công tài ba. Mùa mưa gió Nồm thổi từ phía Nam lên mang theo mưa giông và mây mù che phũ đường về. Thời tiết có thể tương đối còn tốt trên đường xuất phát vượt rặng Trường Sơn qua phía Tây,nhưng khi hoàn tất phi vụ trở về phía Ðông Trường Sơn, mây đã bít kín đường về. Núi non chập chùng không có "radar" hướng dẫn, bay trong mây như hiệp sĩ mù nghe gió kiếm, nhiều khi xuống sát ngọn cây mới thấy đất, hú hồn thấy mình còn sống. "Hùng Râu Kẽm" đã mất tích không tìm thấy xác trong trường hợp này khi báo cáo lần cuối là chỉ còn 15 phút nữa là đáp. Trong năm 1970, PÐ 219 bị thiệt hại nặng nề khi hai PHÐ số 1 và số 2 của một phi tuần 3 chiếc bị thiệt mạng vì thời tiết xấu tại vùng Kontum. Ðây là nột kỷ niệm trong đời mà tôi sẽ không bao giờ quên được.
Ngày 11 tháng 05 năm 1970, Biệt Ðội 219 làm việc tại B.15 Kontum chỉ có 4 PHÐ gồm có Flight Leader là anh Nguyễn Văn Tưởng và Trưởng phi cơ 3 chiếc còn lại là anh Ngô Viết Vượng & anh Ðặng Văn Cung đều là I.P. (Instructor Pilot) của Phi Ðoàn, còn anh Trần Văn Long lúc đó vừa mới ra Hoa Tiêu Chánh. Vì chỉ có 4 Crews và đến 3 người là I.P. nên anh Tưởng chi cho mỗi ngày bay 3 Crews để anh em còn có thời gian nghỉ ngơi. Hàng ngày, 3 PHÐ bay lên Ðức Cơ trực ở đó, thời gian này chiến trường Cambốt đang sôi động với cuộc hành quân vượt biên đánh qua Miên để tảo thanh an toàn khu Lưỡi Câu và Mỏ Vẹt của Cộng quân do Ðại tướng Ðỗ Cao Trí chỉ huy. Tổng Tham Mưu ra lệnh Phi Ðoàn đưa một Biệt Ðội từ Ðà Nẵng vào nằm chờ lệnh tại trại Biệt Kích Quyết Thắng để thi hành phi vụ mật vào Nam Vang, để nếu cần yểm trợ Tướng Lon Nol mới đảo chánh nhà vua Cao Miên Sihanouk.
Sáng sớm ngày 11 tháng 05 năm 1970, anh Tưởng đến phiên được nghỉ, còn lại ba Phi Hành Ðoàn làm việc sửa soạn lên đường bay lên Ðức Cơ. Lúc này vì là mùa mưa nên trời ẩm thấp mây mù lất phất chưa tan mặc dù đã hơn 8 giờ sáng, ba chiếc lần lượt cất cánh bay thẳng về hướng Ðức Cơ, khi gần đến làng Toumorong trời bắt đầu mưa, anh Cung yêu cầu tất cả bay lên cao để có thể tránh mưa ở dưới thấp. Trời mỗi lúc lại càng mưa lớn hơn, mây mù khắp nơi, càng lên cao trời càng đen. Anh Trần văn Long biết tài năng của mình có giới hạn nên gọi vô tuyến VHF báo cáo trưởng đoàn là anh Vượng xin quay trở về. Anh Vượng đồng ý và nói nếu anh Cung muốn về thì dẫn anh Long về. Anh Long được lệnh bèn hạ thấp xuống bay về, trong phi cơ này tôi bay cơ phi với anh Long. Nhưng anh Cung không về.
Anh Long cho phi cơ xuống nhưng mây mưa càng lúc càng nhiều, không thấy đâu là trời đất cả, và bất thình lình tôi trông thấy những thửa ruộng vuông vuông phía dưới càng lúc càng dâng lên. Tôi vội la lên: "Coi chừng tới đất!". Anh Long vội kéo phi cơ khựng lại, vừa chấm mái nhà của người Thượng tại đây. Trời vẫn còn mưa như trút, anh Long phải vừa bay vừa Hover từ từ quay về KonTum, trong khi đó, trên vô tuyến của máy bay tôi nghe được giọng của anh Cung nhắc nhở: " Qua trái! Núi!... Qua phải! Núi!", rồi một lát sau tôi nghe tiếp cũng giọng của anh Cung: "Vượng ơi! Ði như vậy là giết hết anh em rồi!". Và đó là tiếng nói cuối cùng của anh mà tôi đã được nghe.
Nói về anh Long sau đó gọi nhiều lần cho anh Vượng và anh Cung nhưng không nghe ai trả lời cả, anh vội vàng lầm lũi bay về, nhưng thật tình không biết tâm trạng anh lúc đó như thế nào, chỉ có anh Yên là có thể đoán được thôi, vì anh Yên ngồi kế bên, còn tôi thì không nghe anh nói gì cả. Khi bay về tới KonTum, anh bay thẳng ra phố và cứ thế vòng vòng chung quanh phố chính đường Lê Thánh Tôn nhiều vòng xong anh quay về đáp xuống Parking B.15, chờ một lát thì qủa thật PHÐ anh Tưởng vội vã quay về trại. Anh chạy ngay ra "parking" hỏi: "Chuyện gì vậy Long?" Anh Long mếu máo: "Anh Vượng & Cung bay vô mây và không liên lạc được!" Anh Tưởng nói: " Chắc tụi nó bay tới Ðức Cơ rồi chứ gì?". Rồi anh Tưởng lên máy bay không mở máy mà chỉ mở vô tuyến gọi thử cũng không nghe trả lời, anh Tưởng vội vào Bộ Chỉ Huy của Chiến Ðoàn nhờ gọi thẳng lên Ðức Cơ hỏi xem hai chiếc đã đáp chưa, và được biết chưa có chiếc nào đến Ðức Cơ cả. Bấy giờ anh mới hoảng chạy thẳng ra phi cơ mở máy và tiếp tục gọi. Trời bắt đầu sáng và nắng bắt đầu tỏa xuống vạn vật, Anh Tưởng và anh Long mỗi người một chiếc bay lên và thi nhau gọi: "Vượng nghe không Vượng? Cung nghe không Cung? " và cứ thế hai anh thi nhau gọi, sau đó anh Tưởng gọi về phi trường Cù Hanh ( PleiKu ) hỏi xem có chiếc nào đáp không, nhưng ở đó họ cũng trả lời không thấy, rồi anh Tưởng hỏi các đài không lưu ở khắp nơi, nơi nào có thể liên lạc được anh đều hỏi, nhưng vô vọng không ai phát hiện thấy hai chiếc TT này cả. Hai anh cứ tiếp tục hỏi và bay vòng trên núi cao ngăn đôi giữa KonTum và Ðức Cơ , nói rõ hơn dãy núi này ngăn cách giữa làng Toumorong và làng Plei Jereng (Ðồn của LL.ÐB gọi là Lệ Minh) và cứ thế mà bay vòng cho đến trưa. Khoảng gần 12 giờ, đang bay trên đỉnh núi thì bất chợt tôi nhận thấy có một vài nhánh cây mới gẫy trên ngọn và còn tươi, Tôi vội báo ngay cho anh Long: "Anh Long ơi! Hướng ba giờ có nhánh cây bị gẫy". Anh Long hỏi ngay: "Ðâu đâu?", và lập tức anh quay lại và anh bay từ từ theo dấu nhánh cây gẫy một đoạn xa, lúc này nhìn xuống phía dưới thấy một máy bay bị gẫy làm ba, mà máy bay thì rất nhỏ, như vậy cây ở đây rất cao. Anh Long gọi ngay cho anh Tưởng và hai anh cứ từ từ bay vòng và lấy rộng ra lần lần, chúng tôi 6 người cứ thế mà dán mắt xuống dưới rừng tìm kiếm, cuối cùng anh Tưởng trông thấy một người đang cầm miếng vải đỏ ở dưới thung lũng sâu cách xa chỗ rơi máy bay nhiều cây số, đàu đội nón nâu như lính Nhảy Dù hay Biệt Ðộng quân, và đang ra tín hiệu, anh Tưởng nghĩ không biết người này đang ra dấu cái gì, vì nếu là lính hay là NVPH ít nhất cũng phải biết sử dụng miếng vải "si-nhan" (Signal). Anh ta là ai và muốn gì? Vì Anh ta sử dụng miếng vải đưa lên đưa xuống như vẩy nước ở trong khăn cho khô. Nhưng anh Tưởng cũng phải xuống gần xem. Anh cũng biết vì thung lũng này bao quanh là núi nếu có gì rất khó phản ứng. Xuống gần đến nơi anh nhận ra Mevo Trần Văn Liên. Anh la lên: "Long ơi, Long! Thằng Liên, Long ơi!". Liên là em ruột anh Long, bay cơ phi chiếc anh Cung. Anh Long xúc động quá thảng thốt kêu lên: "Thằng Liên hả Ð/U?", rồi anh quay qua anh Yên nói trong nghẹn ngào: "Yên ơi! Yên mày bay đi tao chắc chết!", rồi anh buông cần lái, không nói thêm được gì nữa. Trong khi đó anh Tưởng không thể xuống được nữa vì dưới đó quá sâu, anh nói với Mevo Nguyễn Thanh Cần ra dấu cho Liên ở đó chờ, anh bay đi xả bớt xăng cho nhẹ Tàu rồi mới xuống được. Anh bay thẳng về Toumorong đáp xuống ruộng xả bớt hai bình xăng, sau đó anh bay lên và nói với Mevo Cần buộc giây ba chạc vào Hoist và thả xuống, ra dấu cho nó luồn hai chân vào giây ba chạc và ôm vào sợi giây, Liên lúc đó cũng quá căng thẳng rồi nên anh ta chỉ sỏ một chân rồi ôm cứng lấy sợi giây, và Liên cũng đã được đưa lên tàu. Hai PHÐ bay trở về B.15 và được Liên thuật lại diễn tiến tai nạn:
"Lúc vào trong mây chỉ thấy núi và cây, anh Cung chỉ "hover" lết theo ngọn cây mà bay, sau đó anh quẹt vào cây, và máy bay cứ lao thẳng tới, và vào những nhánh cây lớn và rơi thẳng xuống. Liên chỉ đeo cái Headset mà không đội nón bay, thật là may mắn Liên không bị thương chỉ sây sát sơ sơ trên đầu, Anh dùng băng cá nhân màu nâu quấn ngang đầu, lúc rơi xuống anh Cung còn tỉnh táo, leo ra khỏi máy bay, và Liên dìu anh Cung ra xa khỏi nơi tai nạn. Anh mệt quá vá yêu cầu Liên cho anh ngồi nghỉ dưới một gốc cây, sau đó anh nói Liên móc trong túi anh lấy ra cái bóp và cái hộp quẹt Zippo. Anh nói Liên đem về cho vợ con anh, và anh nói là anh bị tức ngực, một lát sau anh Cung nẩy người lên và rút hai chân, hai tay cũng co lại trong tư thế ngồi bay, rồi trút hơi thở cuối cùng , Anh Ð/U ÐẶNG VĂN CUNG đã hy sinh ngày 11/05/1970. Trước khi Anh vĩnh viễn lìa bỏ gia đình và đồng đội anh đã tức chính bản thân mình "Tại sao không "control" được lại để cho rơi!" và anh đã nấc lên co vào tư thế bay để rồi lịm đi. Liên thấy bất lực trước cái chết của vị chỉ huy của mình, không làm gì được, anh cứ thế đi theo triền dốc, càng đi cây cối càng rậm rạp, nghe tiếng máy bay mà không có cách nào ra hiệu cho máy bay thấy cả, vì cây cao và tàng cây che kín. Sau cùng anh ta xuống đến gần cuối chân núi mới có một khoảng trống, cũng may vừa chạy đến đó thì anh sắp lả vì đói và mệt, thì được máy bay anh Tưởng kịp kéo lên đưa Liên về.
Tiếp tục anh Tưởng, anh Long cùng máy bay quan sát từ Pleiku đua nhau đi tìm chiếc anh Vượng, đồng thời anh Tưởng yêu cầu cho thả Team xuống để đưa xác anh Cung và Th/U Ðạt về. Khi thả Team thì cây quá cao "hoist" và thang giây không thể xuống tới nơi được, phải cho Team tuột giây Thụy Sỉ, khi Team vào đến nơi bị tai nạn, thì không thể nào lấy được xác của Th/U Ðạt vì Transmission đã đè lên Th/U Ðạt chỉ còn thấy có nửa mặt phải. Sáng hôm sau, trực thăng đã câu được anh Cung về, cũng vẫn còn tư thế ngồi bay, làm mọi người vẫn tưởng anh chết trên máy bay, lập tức xác Anh được đưa vào trại tắm rửa và nắn lại tư thế nằm ngủ. Anh đã cài nịt bụng nhưng quên cài giây choàng vai nên bị cần lái đập vào ngực và mặt, làm mặt anh sưng lên và ngực bầm tím. Thi hài anh được đưa về Ðà Nẵng và gởi tại Bệnh viện Duy Tân. Anh Tưởng liên lạc với Trực Thăng. CH-53 của Quân Ðội Hoa Kỳ đến thả giây xuông móc vào Main Rotor kéo Transmission lên để Team lôi xác anh Th/U Ðạt ra, và thi hài Th/u Ðạt đã được mang về, vì anh đã bị vùi xuống đất và nửa mặt phải ở phía trên nên nửa phần mặt nổi lên trên bị tím đen.

Cuộc tìm kiếm vẫn còn tiếp diễn, PÐ 219 cho thêm TT lên tăng cường tìm kiếm, đến ngày thứ ba thì phi cơ quan sát đã tìm gặp xác máy bay CH-34 ở phía Tây Bắc của nơi anh Cung bị rơi và cách nơi anh Cung khoảng mười mấy cây số, một thung lũng cây thưa thớt. Máy bay đã bị cháy thành tro, trên cao nhìn xuống như ai đã vẽ lại chiếc may bay của anh Vượng. Với nơi trống trải này thì chắc anh Vượng đã bị Vertigo rồi. Thả Team xuống chỉ còn hốt tro ba người và chia đều ra ba túi là :


Anh Ð/U NGÔ VIẾT VƯỢNG -
Tr/U SQ.ÐL LÊ VĂN SANG -
Th/S PHẠM VĂN TRUẬT.


Anh Truật là người có tín ngưỡng rất cao, anh theo đạo Công giáo và mỗi lần khi đi xe ngang qua nhà thờ, anh đều xuống xe dẫn bộ, mỗi khi đi bay trông thấy một chiếc TT câu một chiếc khác, anh đều làm dấu và cầu nguyện ơn trên phù hộ cho những người bị nạn tai qua nạn khỏi. Bây giờ ngày 11/05/1970, các anh đã ra đi. Chúng tôi toàn thể anh em PÐ 219 Ðồng Ðội của các anh luôn luôn mặc niệm và tưởng nhớ đến các anh cùng cung kính cầu nguyện cho các anh sớm về cõi Vĩnh Hằng.
Sau khi thi hài của ba anh được đem về ÐNG thì Phi Ðoàn phân công chia nhau đưa các anh về với thân nhân gia đình. Tôi và một số sĩ quan trong Phi Ðoàn được phân công đi theo anh Lộc đưa thi hài anh Phạm Văn Truật về với gia đình anh ở Giáo Sứ Bùi Môn, gần T.T.H.L. Quang Trung. Khi quan tài anh được đặt đúng chỗ trong nhà theo yêu cầu của gia đình anh, anh Lộc cho làm lễ truy điệu và mặc niệm trước linh cửu anh Phạm Văn Truật. Khi anh Lộc hô to: "Một phút mặc niệm bắt đầu!", thì tôi thấy người nhà bưng một cái rổ to tướng từ ngoài cửa đi vào trong nhà, trong rổ là hai chú chó to lớn đã được thui sẵn vàng rụm và bóng lưỡng, lúc đó dù không khí đau buồn và trang nghiêm, nhưng tôi cố bấm bùng nhịn cười vì chưa bao giờ tôi thấy như thế này, chắc anh Lộc cùng các anh em khác cũng vậy. Nhưng tới ngày nay mỗi năm vào ngày một Tết, tôi đều đến viếng mộ anh Truật. Còn về thi hài anh Vượng thì tôi được nghe nói đến ngày đưa đám anh có 4 chiếc CH. 34 bay lượn trên bầu trời Huế tiễn đưa anh Ngô Viết Vượng đi về nơi an nghỉ cuối cùng. Anh Sang thì có anh Ngọ và một số anh em khác đưa về Saigon với thân nhân.
Nhưng cái số anh Long và Liên bị thời tiết xấu đeo đuổi, cả hai thoát chết ngày 11 tháng 5 năm 1970, nhưng họ lại chết chung với nhau ngày 09 tháng 10 năm 1971, cũng vì thời tiết xấu trên đường từ Quản Lôi về Sài Gòn.
Trước đó một ngày, Trưởng trại Quản Lợi yêu cầu anh Vũ Ðức Thắng Kingbee Lead cho tăng cường máy bay để đi đón một đại đội về, anh Thắng điện ra Ban Mê Thuột yêu cầu anh Trần văn Long cho tăng cường một chiếc (lúc này anh Trần văn Long cũng đã là Leader ở Biệt Ðội BMT), sáng sớm hôm sau phải có mặt tại sân bay Lộc Ninh. Chiều hôm đó, PHÐ Vũ Ðức Thắng - Nguyễn Ngọc An - Nguyễn Văn Mai và PHÐ Nguyển Hải Hoàn - Nguyễn Văn Kim (Kim méo) - tôi bay về Saigon. Khi về đến nhà thì Nguyễn Thanh Cần tình nguyện bay thế tôi.
Buổi sáng tinh mơ hôm đó, thứ Bảy ngày cuối tuần, hai PHÐ của anh Thắng và Hoàn bay lên Quản Lợi và lên trực ở sân bay Lộc Ninh và anh Long đã chờ ở đó với Ðại Uý Miller trưởng ban điều động hành quân. Phi vụ ngày hôm đó hoàn tất trễ, đến 20 giờ tối mới cất cánh về Saigon. Trời Quản Lợi tuy không được trong lắm, nhưng mọi người cũng quyết định bay về Saigon với ba PHÐ THẮNG - AN - MAI, LONG - THÀNH - LIÊN & HOÀN - KIM - CẦN. (Ðúng ra thì Mevo đi với anh Trần văn Long là Trần Mạnh Nghiêm vì Nghiêm là Mevo trước Liên với lại Phi Ðoàn không cho anh em bay chung nhưng anh Long lên BMT lại là Leader và khi về Quản Lợi sẽ nghỉ đêm ở Saigon nên rủ Liên cùng về). Khi ba chiếc bay đến xã Minh Hưng cách thị trấn Chơn Thành khoảng 20 cây số thì trời bắt đầu đổ mưa, và mưa mỗi lúc một to thêm. Ban đêm trời mưa nên không còn trông thấy gì nữa cả, hai chiếc đầu của anh Thắng và anh Long bay lạc hướng về phía xã Minh Lập, còn anh Hoàn cứ bò theo đường Quốc Lộ 13 về đến sân bay Chơn Thành, một sân bay nhỏ nằm gần lề đường ngay đầu thị trấn. Anh Hoàn không thể bay được nữa đã đáp xuống đây sát đồn Cảnh Sát Dã Chiến, vào khoảng nửa đêm được tin địch quân có thể tấn công nên trưởng đồn cảnh sát đã phát cho ba chàng Không Quân ba khẩu M.16 và yêu cầu ra vòng đai nằm gác, thế là ba chàng vừa thoát tai nạn này lại ập đến tai nạn khác, cứ thế mà nằm ngoài giao thông hào cho đến sáng.
Sáng Chủ nhật, tôi được Cần đến nhà trả Headset và mếu máo cho biết hai chiếc anh Thắng và anh Long chết hết rồi. Tôi bàng hoàng trước tin tức này, vội chụp Headset mà Cần trả mặc vội quần áo nhờ chú em cũng Không Quân chở vào phi trường Tân Sơn Nhất và gặp anh Phạm Ngọc Sâm, và được biết hai chiếc đã bị Vertigo. Tôi bay theo anh Sâm lên Chơn Thành và lùng tìm hai chiếc bị mất tích, sau đó tìm gặp hai chiếc rớt ở hai nơi cũng khá xa nhau nhưng đều thuộc xã Minh Lập, nơi đây thuộc rừng chồi, nhưng cây cũng đã cao khỏi nóc nhà, hai chiếc đều bị cháy. Ban đầu tìm ra xác chiếc của anh Thắng ba người VŨ ÐỨC THẮNG - NGUYỄN NGỌC AN - NGUYỄN VĂN MAI, đều bị cháy đen. Sau mới tìm ra chiếc của anh Long PHÐ gồm TRẦN VĂN LONG - NGÔ VĂN THÀNH - TRẦN VĂN LIÊN, hai người bị cháy đen là Thành và Liên còn anh Long chỉ bị xém sơ thôi nhưng mất cái đầu, tìm mãi vẫn không thấy đâu cả. Chúng tôi cứ đi tìm mãi tới trưa thì thấy ở trên cây, chắc là anh Long đã nhảy ra và bị cánh quạt chặt như một tai nạn xảy ra ở Cần Thơ trước nay. Chúng tôi đáp máy bay đáp ngay lề một đường mòn nhỏ và các Biệt Kích lôi ra những cái Poncho trong đó là ba xác Long, Thành, Liên. Xác anh Long thật là nặng vì anh rất mập mạp. Lính Biệt Kích để dưới đất rồi đi, thành ra một mình tôi ì ạch khiêng ba chàng lên máy bay, đưa thẳng về Tử sĩ Ðường Tân Sơn Nhất gần cổng sau của trại Nhảy Dù Hoàng Hoa Thám.
Như vậy là Phi Ðoàn 219 đã tổn thất 6 người vào đêm thứ Bảy ngày 21 tháng 08 năm Tân Hợi tức là ngày 09 tháng 10 năm 1971. Thật là đau thương khi về đến gia đình anh Trần Văn Long, hai quan tài để song song, mẹ già khóc cho hai con.
Từ năm 1971 đến 1975, PÐ 219 trải qua biết bao đổi thay, biết bao nhiêu anh em đã ra đi. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, cuộc chiến chấm dứt, một số may mắn ra đi vào thời điểm này, số còn lại đi tù cải tạo. Sau này các Sĩ Quan được đi Hoa Kỳ theo diện HO, chúng tôi Hạ Sĩ Quan không được xét tới, nên ở lại. Nhưng tình đồng đội giữa chúng tôi không phai mờ. Gần 30 năm sau cuộc chiến, tôi vẫn còn nhớ rõ từng chi tiết để ghi lại đây. Những kỷ niệm của một thời sống chết bên nhau sẽ luôn luôn sống mãi trong tôi.


KingBeeMan & Lãng Tử


Source:http://hoinhakythuat.blogspot.com/20...-minh-man.html