MINH BẠCH TẠI MYANMAR .
Các thương lượng công khai trong KT và CT sẽ ích lợi cho mọi người . Dịch từ nguồn : http://www.myanmarburma.com/…/transparency-is-what-every-co… . . . MYAMAR CẦN MINH BẠCH . "Phần lớn những vấn đề của chúng ta phát sinh những tháng gần đây do chúng ta thiếu minh bạch, " bà Suu Kyi đã nói trong một hội nghị về kinh doanh ở Singapore. "Các thương lượng về KT đã thất bại, nhân dân yêu cầu những vấn đề này phải được sửa sai (be put right), do vậy sự minh bạch rất quan trọng." Bà nói, phải nối kết sự công khai trong KT với công khai trong CT. "Chúng ta cần các nhà lãnh đạo có đủ NIỀM TIN (confidence) ở chính họ về trong sạch và đủ LƯƠNG THIỆN để chấp nhận những chỉ trích." Trong suốt hay minh bạch (transparency) là một tính chất vật lý, có nghĩa mọi thứ có thể nhìn xuyên qua. Áp dụng vào CT và KT, có nghĩa, mọi giao dịch phải tiến hành CÔNG KHAI và mọi thỏa thuận/thương lượng đạt được phải TRƯỚC MẮT mọi người. Ngược lại với nó: mọi công việc CT và KT được tiến hành ngoài tầm mắt của dân--hay nói tắt, thương lượng MỜ ÁM. Hậu quả là kinh tế THÂN HỮU (cronyism). KT thân hữu là KT giữa ông A có quyền lực hay (thân nhân B hay bạn bè C của ông A) với bạn bè hay cánh hẩu D của họ. Họ hưởng lợi nhiều hơn là họ có thể hưởng, thông thường trên khốn khó của dân. Dân Miến quá quen với những thương lượng cánh hẩu trong KT và CT. CP cải cách của TT Thein Sein đã có nhiều tiến bộ lớn (huge stride) như công khai hóa sự vận hành (process) của CP để cho công chúng có thể quan sát/xem xét. Điều này đã được làm qua những cải cách độc đáo (champion) trong bộ máy chính quyền và hủy bỏ những thương lượng--với một nhà thầu tham dự--chỉ có lợi cho một số ít. Một thương lượng như vậy đã xảy ra ở một mỏ đồng, khai thác liên doanh bởi một cty làm chủ bởi vài tướng Miến và một tập đoàn (consortium) TQ. Lúc đầu, CP Myanmar chỉ hưởng 4/100 lợi tức từ hợp đồng này; sau khi chỉnh sửa, 51/100 lợi tức đã chảy vào CP. Tuy vậy, một công ty bạn (companion) với cty đó--khai thác cẩm thạch (jade)--đã vận hành LẬU đến nỗi phần lớn ngọc, bị cáo buộc (allegedly) chạy vào TQ mà ko báo cáo. Rất nhiều tiền đã chạy vào vài thân hữu trong CP hơn là vào két sắt (coffer) của CP ở Nay Pyi Taw (thủ đô Myanmar). Cải cách ko bao giờ đến dễ dàng. Thiếu minh bạch là một trong những tội lỗi độc hại (pernicious) nhứt mà bất cứ xã hội nào cũng có thể có, và Myanmar chưa hoàn toàn trừ khử hết. Nhưng quá trình (cải cách) này tiếp tục diễn ra. Những giao dịch sẽ trở nên ngày càng công khai và thành thông lệ (all the time). Bạn sẽ thấy điều này.Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc . . . (Lời Mở Đầu Của Tuyên Ngôn Độc Lập Mỹ)
Sunday, April 11, 2021
Bí mật của tàu ngầm I-52 của Đế quốc Nhật trong Thế chiến II
Những thỏa thuận ban đầu
Tháng 12/1943, gần ba năm rưỡi sau khi Thế chiến II bùng nổ và 3 năm sau khi phát xít Nhật cùng Đức Quốc xã ký kết hiệp ước liên minh quân sự, một đoàn tàu gồm 4 chiến hạm Nhật dẫn đầu bởi tướng Tomoyuki Yamashita, bí mật đến Berlin, Đức, trên danh nghĩa viếng thăm hữu nghị.
Với biệt danh “con hổ Malaya”, tướng Yamashita là kiến trúc sư của cuộc chiếm đóng Singapore, Miến Điện (nay là Myanmar), Philippines, Malaysia, Việt Nam và một phần lục địa Trung Quốc… Tại Berlin, trong cuộc hội kiến với Adolf Hitler, tướng Yamashita đã được Hitler yêu cầu nước Nhật phải tiếp tục tuyên chiến với nước Anh sau khi đã tuyên chiến với Mỹ qua vụ tập kích Trân Châu Cảng.
Tướng Tomoyuki Yamashita (giữa) cùng các tướng lĩnh Đức Quốc xã trong chuyến đi Berlin. |
Tuy nhiên thời điểm ấy, Yamashita chưa cảm thấy hứng thú với việc mở rộng chiến tranh bởi lẽ người Nhật còn đang bận rộn với việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên như gạo, cao su, than đá, đồng, thiếc, quặng sắt… ở Đông Nam Á, cũng như bảo vệ các hòn đảo đã chiếm được ở Thái Bình Dương.
Cái mà Yamashita quan tâm là những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của người Đức trong việc chế tạo radar, máy bay, xe tăng và thiết bị quang học. Theo Yamashita, chỉ khi nào nước Nhật nắm vững các kỹ thuật này thì quân đội Thiên Hoàng mới “tính sổ” với Anh quốc!
Cuối cùng, một thỏa thuận cũng được ký kết giữa Hitler và Yamashita. Theo đó, phía Nhật sẽ giao cho Đức 9,8 tấn molypden, 11 tấn vonfram, 2,2 tấn vàng, 3 tấn thuốc phiện và 54 kg cafein để đổi lấy 800kg oxit uranium, khoảng 4 tấn tài liệu, bản vẽ thiết bị quân sự, 1 ngư lôi siêu âm T-5, 1 động cơ 213 Jumo lắp trên máy bay tiêm kích Focke-Wulf 190, 2 hệ thống radar cùng các thiết bị quang học và kỹ thuật để làm ra chúng.
Với 800kg oxit uranium chưa làm giàu, nó không đủ để phát xít Nhật chế tạo một quả bom nguyên tử nhưng nó thừa khả năng biến thành những quả bom bẩn. Địa điểm giao nhận những loại hàng hóa nêu trên là cảng Lorient, Pháp, đã bị Đức Quốc xã chiếm đóng, Con tàu được Yamashita chọn để thực hiện nhiệm vụ cực kỳ bí mật này là loại tàu ngầm vận tải lớp C-3, mã danh I-52.
Chuyến đi cuối cùng của tàu ngầm I-52
Khởi hành ngày 10/3/1944 dưới quyền chỉ huy của thuyền trưởng Uno Kameo và thủy thủ đoàn 94 người cùng 14 kỹ sư, là những người đang học hỏi công nghệ Đức về pháo phòng không, động cơ cho tàu phóng ngư lôi, chiếc I-52 nhổ neo rời cảng Kure rồi đi qua Sasebo đến Singapore. Tại đây, nó lấy thêm 120 tấn thiếc, 59,8 tấn cao su thiên nhiên, 3,3 tấn quinin (dùng để chế tạo thuốc chống sốt rét). Sau đó nó vượt Ấn Độ Dương, ra Đại Tây Dương.
Paul Tidwel sử dụng thiết bị lặn điều khiển từ xa để lấy vàng trên tàu I-52. |
Với chiều dài 108,66m, đường kính thân chỗ lớn nhất 9,30m, tàu ngầm I-52 được thiết kế và chế tạo bởi tập đoàn Mitsubishi. Khi chạy trên mặt nước, nó sử dụng 2 động cơ Diesel tổng công suất 4.700 mã lực với tốc độ 32,87 km/ giờ còn khi lặn dưới nước, tốc độ này là 12km/giờ, tạo ra bởi 1 động cơ điện công suất 1.200 mã lực. Vì là tàu chuyên dùng chở hàng nên I-52 chỉ lặn sâu tối đa 100m, vũ khí cũng chỉ có 2 pháo 140mm cùng 6 ống phóng ngư lôi 533mm.
Ngày 6/6/1944, khi vẫn còn đang trên biển Đại Tây Dương, thuyền trưởng Uno Kameo nhận được một bức điện, gửi đi từ chuẩn đô đốc Kojima Hideo. Nội dung cho biết quân Đồng Minh đã đổ bộ lên bờ biển Normandy, Pháp, và điều này sẽ đe dọa tàu I-52 khi nó vào cảng Lorient, cũng thuộc Pháp. Vì thế, theo chỉ thị của chuẩn đô đốc Kojima Hideo, tàu I-52 phải chuyển hướng đi Na Uy.
Trên đường đi, ngày 22/6 nó sẽ gặp một tàu ngầm Đức vào lúc 21 giờ 15 phút giờ GMT tại 15-40 độ kinh Đông, 36-23 độ kinh Tây. Tuy nhiên, cả thuyền trưởng Uno Kameo lẫn chuẩn đô đốc Kojima Hideo đều không ngờ rằng bức điện ấy đã bị đơn vị theo dõi tàu ngầm của Hải quân Mỹ là Phòng 21 và Phòng F-211 thuộc Hạm đội 10 thu được.
Lập tức, một kế hoạch được đặt ra. Tàu sân bay Bogue với 9 máy bay cường kích FM-2 Wildcats cùng 12 chiếc tiêm kích Grumman TBF-1C Avenger và 5 tàu khu trục hộ tống gồm USS Francis M. Robinson do trung úy J. E. Johansen là thuyền trưởng, tàu USS Haverfield thuộc Lực lượng đặc nhiệm 51, do trung úy T. S. Lank chỉ huy, tàu USS Swenning do trung úy R. E. Peek chỉ huy, tàu USS Willis do thiếu tá Hải quân G. R. Atterbury chỉ huy và tàu USS Janssen do thiếu tá Hải quân H. E. Cross chỉ huy, đang trên đường từ châu Âu về Mỹ được lệnh quay trở lại, lùng tìm và tiêu diệt tàu ngầm phát xít Nhật.
Dưới sự chỉ huy chung của Hải quân đại tá Aurelius B. Vosseller, nhóm tàu săn lùng khởi hành từ vùng biển Casablanca ngày 15/6/1944. Chiều tối 22-6, khi gần đến điểm hẹn giữa tàu ngầm Nhật và tàu ngầm Đức, tàu sân bay Bogue tung ra những cuộc trinh sát bằng máy bay Avengers để tìm kiếm chiếc I-52 nhưng không phát hiện được gì.
21 giờ 18 phút, cách quần đảo Cape Verde 1.574km về phía tây ngoài khơi bờ biển Châu Phi, tàu ngầm I-52 nhận được tín hiệu liên lạc của tàu ngầm Đức U-530 do Kurt Lange là thuyền trưởng. 6 phút sau đó, cả 2 cùng nổi lên mặt nước. U-530 chuyển cho I-52 một lượng dầu Diesel khoảng 2.000 lít, 1 bộ mã hóa, 1 radar Naxos Fumb 7 cùng 2 sĩ quan điều khiển radar là Schulze và Behrendt. Bên cạnh đó, I-52 còn nhận thêm 1 sĩ quan Đức làm nhiệm vụ liên lạc và dẫn đường.
22 giờ 45, I-52 lặn xuống, hướng về bờ biển Na Uy. Đến 23 giờ 40, trung sĩ Ed Whitlock, chuyên viên điều hành radar trên máy bay Avenger do Hải quân trung tá Jesse D. Taylor cầm lái, phát hiện dấu hiệu của một chiếc tàu ngầm. Lập tức, trung tá Jesse D. Taylor thả pháo sáng đồng thời thả thêm 5 phao định vị. Những chiếc phao này có gắn microphone để thu những âm thanh phát ra từ chân vịt tàu ngầm.
0 giờ 10 phút, sau khi đã xác định chắc chắn những tín hiệu thu được từ 5 phao định vị là của tàu ngầm, Taylor lập tức tấn công bằng ngư lôi Mark 24. Đây là loại ngư lôi được phát triển bởi Phòng thí nghiệm âm thanh dưới nước thuộc Đại học Harvard. Chỉ vài phút kể từ lúc thả, dưới ánh sáng rực rỡ của những quả pháo sáng, Taylor thấy mặt biển sủi lên một cuộn sóng hình nấm còn 5 phao định vị hiển thị trên màn mình một vụ nổ với cường độ rất lớn.
Trên tàu sân bay USS Bogue, căn cứ vào báo cáo của Taylor, Hải quân Mỹ tin rằng họ đã đánh chìm tàu ngầm I-52 của phát xít Nhật. Tuy nhiên, khi chiếc máy bay Avenger của Taylor quay về tàu Bogue để thay thế bằng chiếc Avenger do trung úy William "Flash" Gordon cầm lái cùng với Fish, chuyên gia về dò tìm âm thanh dưới nước thì Fish phát hiện vẫn có tiếng ồn của cánh quạt chân vịt.
Lập tức, Hải quân đại tá Aurelius B. Vosseller ra lệnh cho Taylor quay lại, tiếp tục tấn công. Dựa vào tín hiệu của 5 phao định vị thủy âm, Fish đề nghị trung úy Gordon thả ngư lôi Mark 24 xuống vị trí do Fish chỉ dẫn. Cũng như quả ngư lôi do Taylor thả, mặt nước sủi lên nhưng lần này, 30 phút kể từ khi ngư lôi Mark 24 nổ, chuyên gia Fish cũng như 5 phao định vị thủy âm không còn ghi nhận bất cứ một âm thanh nào. Họ quay về tàu sân bay Bogue lúc 1 giờ 57 phút.
Sáng hôm sau, ngày 23/6, tàu USS Janssen đến nơi máy bay Avenger đã thả ngư lôi. Trên mặt biển, các thủy thủ phát hiện 1 kiện cao su thiên nhiên, 1 mảnh vải lụa và những mảnh thịt người trôi dập dềnh trên sóng.
Sau này, khi đã tìm thấy xác tàu I-52 dưới đáy biển, các nhà phân tích tại Phòng thí nghiệm vật lý ứng dụng, Đại học Johns Hopkins kết luận rằng chiếc I-52 bị Taylor tiêu diệt, còn âm thanh chân vịt nghe được bởi Fish là của chiếc U-530, lúc ấy đang ở cách nơi thả bom khoảng 30 đến 32km. Mãi đến ngày 2/8/1944, Hải quân Nhật mới chính thức xác nhận chiếc I-52 đã bị đánh chìm.
5,7 chứ không phải 2,2 tấn vàng
Cuối năm 1994, một chiến dịch mang tên Project Orca được những người Mỹ chuyên săn tìm các kho báu dưới đáy biển tiến hành để xác định vị trí tàu I-52. Thời điểm này, 1 tàu của Nga là chiếc Akademik Keldysh cũng đang thực hiện nhiệm vụ tương tự nhưng cả hai đều thất bại.
Mùa xuân năm 1995, Paul Tidwell thuộc Công ty thám hiểm đại dương Meridian Sciences Inc (sau này đổi tên thành Nauticos Corp) tìm thấy xác tàu I-52 nằm theo tư thế gần như thẳng đứng ở độ sâu 5.200m. Hình ảnh từ camera gửi về cho thấy tháp chỉ huy của I-52 còn nguyên vẹn cùng với số hiệu của tàu. Chỉ có phần mũi tàu bị phá vỡ do tác động của ngư lôi Mark 24.
Theo kế hoạch, Paul Tidwell và Công ty Meridian Sciences Inc sẽ tiến hành trục vớt tàu I-52 để thu hồi 2,2 tấn vàng mà theo thời giá lúc ấy, nó là 25 triệu USD.
Tháp chỉ huy của tàu I-52 vẫn còn nguyên vẹn. |
Trước đó, Paul Tidwell đã làm việc với Chính phủ Nhật Bản và nhận được sự chấp thuận của Cục Phòng vệ (tương đương với Bộ Quốc phòng) bởi lẽ chiếc I-52 chìm trong vùng biển quốc tế, không quốc gia nào có chủ quyền nhưng một số ý kiến trong Nội các Nhật cho rằng nên để tàu I-52 nằm yên tại chỗ vì đó là nấm mồ của thuyền trưởng Uno Kameo và thủy thủ đoàn 94 người cùng 14 kỹ sư.
Tuy nhiên, công việc trục vớt vẫn tiếp tục với sự cam kết 2,2 tấn vàng thu hồi cùng các vật dụng trên tàu sẽ được chuyển đến New Orland, bang Lousiana, Mỹ, để làm sạch và xử lý chống ăn mòn rồi đưa ra trưng bày tại sòng bài Mandalay, thành phố Las Vegas, bang Nevada. Sau 3 năm trưng bày, mọi thứ sẽ được trả lại cho Chính phủ Nhật – ngoại trừ vàng! Bằng cách sử dụng tàu ngầm không người lái Trieste, nhóm của Paul Tidwell đưa lên được 1 thùng kim loại nhưng khi mở ra, nó không phải là vàng mà là… thuốc phiện.
Năm 2019, với những thiết bị hàng hải tiên tiến của quân đội Mỹ, Paul Tidwell một lần nữa quyết tâm đưa 2,2 tấn vàng lên khỏi mặt nước. Thông qua Công ty Sound Ocean Systems Inc, Tidwell thuê chiếc Yuzhmorgeologiya - là tàu nghiên cứu lớn của Nga nhưng ngay lập tức, ông biết rằng một nhóm người Anh cũng sử dụng một tàu Nga là tàu Akademik Keldysh để lấy vàng trên chiếc I-52.
Ngày 2/5/2019, Tidwell ra tuyên bố quốc tế về quyền cứu hộ của mình với tàu I-52 để loại nhóm người Anh ra khỏi cuộc chơi. Ông cho biết sau khi thu hồi 2,2 tấn vàng, I-52 sẽ được đưa lên khỏi mặt nước bằng cách cách bơm vào khoang tàu một loại bọt đặc biệt, đủ để cho nó tự nổi lên. Toàn bộ chi phí sẽ tốn từ 5 triệu đến 8 triệu USD.
Đến ngày 5/5, thông qua những hình ảnh do các tàu ngầm không người lái gửi về, Tidwell tiến hành một thực nghiệm: Bằng cách làm một chiếc thùng với kích thước giống như chiếc thùng chứa vàng trên tàu I-52, Tidwell mượn một số thỏi vàng của Công ty Holdings - chuyên kinh doanh vàng bạc - rồi bỏ vào cho đầy. Ông khẳng định: “Qua thực nghiệm, với tổng số thùng vàng hiện có trên tàu I-52 thì nó phải là 5,7 tấn…”.
Hiện tại, công việc tìm vàng vẫn đang tiếp tục với quyết tâm của Tidwell: “Sẽ không trở về với hai bàn tay trắng”.
Đồn điền cao su Đất Đỏ ở Quản Lợi, Thủ Dầu Một
Câu chuyện về một bác sĩ quân y VNCH được quân Bắc Việt ngưỡng mộ
Dịch giả LÊ TỊNH XUÂN
Chuyện kỳ lạ xảy ra trong một trại tù cải tạo các cựu quân nhân VNCH, sau 1975, là nhiều lính Bắc Việt đã cùng nhau đồng loạt ký thỉnh nguyện thư, yêu cầu các cấp có thẩm quyền cho một người tù cải tạo VNCH được ra khỏi tù. Bởi vì người tù cải tạo này chính là một bác sĩ quân y đã tận tình cứu chữa khi họ bị thương, khi họ bị bắt đưa về bệnh viện quân y điều trị.
Đó là chuyện về bác sĩ Lê Ngọc Dũng, một bác sĩ giỏi có tiếng về lĩnh vực Ngoại – thần kinh. Bản tính ông vốn khiêm nhường, không bao giờ muốn ai nhắc đến mình như ông từng nói với tác giả dịch bài: “Thôi hãy để gió cuốn đi anh. Tất cả rồi cũng trở về cát bụi” hay như những câu thơ mà ông rất tâm đắc.
Vào tháng 11-1995, lần thứ sáu tôi trở lại thăm Việt Nam kể từ cuộc chiến tranh. Tôi là một thành viên của đội phẫu thuật tham gia tổ chức quốc tế Phẫu thuật Nụ Cười. Mục đích của tổ chức này là giải phẫu tạo hình, tái tạo cho trẻ em và thiếu niên bị hở môi, hở hàm ếch, các di chứng sẹo bỏng. Chúng tôi làm việc ở Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, nơi mà tôi đã có cơ hội viếng thăm người bạn của mình: Lê Ngọc Dũng MD , bác sĩ trưởng khoa ngoại – thần kinh, phó Giám đốc BV Đa khoa Đà Nẵng. Đây là câu chuyện về vị bác sĩ đặc biệt đã gây cho tôi nguồn cảm hứng để viết về anh.
Tôi đã phục vụ ở Bệnh viện Dã chiến Hải quân US với chức vụ Trưởng gây mê trong cuộc chiến năm 1968. Tôi đã từng triển khai một đội tăng cường từ căn cứ Pendleton suốt cuộc chiến Tết Mậu Thân 1968. Đội của tôi đã nhập vào đoàn tình nguyện Thủy quân 27 và đến VN sau 48 giờ được thông báo. Chúng tôi đáp xuống phi trường dã chiến Đà Nẵng, nơi mà tôi trở lại sau đó trong nhiệm vụ của tổ chức Phẫu thuật Nụ cười.
Vào năm 1991, tôi trở lại Việt Nam với vai trò là thành viên đội phẫu thuật đi tiền trạm cho một công việc ở Huế. Chúng tôi đến Hà Nội theo một thỏa thuận của cộng đồng quốc tế và được đón tiếp tại trụ sở chính của đảng. Chúng tôi đã họp với giáo sư Nguyễn Huy Phan, chuyên gia cao cấp về giải phẫu tạo hình ở Việt Nam, một thiếu tướng quân đội. Đó là một người đàn ông lịch thiệp, cuốn hút và là một chuyên gia cao cấp nổi tiếng. Ông đã đón tiếp chúng tối rất nhiệt tình. Chúng tôi ăn tối với ông ấy ở một nhà hàng đặc sản. Chúng tôi đã trao đổi nhiều giờ với ông ấy và các nhân viên cũng như các bác sĩ nội trú. Tôi chắc chắn rằng đó là một trải nghiệm tuyệt vời nhất khi những ký ức chiến tranh vẫn còn lưu giữ trong lòng mình.
Chúng tôi bay tới Đà Nẵng ngày hôm sau, hạ cánh ở một phi trường thân quen vắng vẻ. Tôi không thể diễn tả đầy đủ những cảm xúc đan xen lẫn lộn đang trỗi lên trong lòng tôi lúc đi ra khỏi chiếc máy bay VN Airlines. Chúng tôi đã được tiếp đón bởi Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng cùng với các nhân viên của ông ấy, trong đó có nhân vật chính của câu chuyện nầy: Bác sĩ LÊ NGỌC DŨNG.
Đón chúng tôi ở sân bay còn có một thầy thuốc khác, Bác sĩ Khôi, người có mối liên quan trong câu chuyện thực nhiều cảm xúc nầy. Những danh thắng quen thuộc: Sơn Trà, Non Nước..và những nhà vòm cong.. . vẫn còn rải rác đã gợi lên những cảm xúc rối bời trong tôi. Chuyến viếng thăm đi dọc bãi biển, sau đó đi ngang qua những căn cứ nơi đóng trạm của Bệnh viện Hải quân dã chiến ở Đà Nẵng trước đây, nơi tôi đã nhiều lần viếng thăm năm 1968.
Chúng tôi đã đi theo quốc lộ 1 đến Huế, cố đô cũng là cung điện hoàng gia. Đường quốc lộ nầy, suốt thời kỳ chiến tranh là một cung đường nguy hiểm, những đoàn công voa thường xuyên bị tập kích khi đi qua đây. Giờ đây nó là một cung đường đẹp ngây ngất, chúng tôi đã thưởng ngoạn cảnh đẹp của nó mà không lo lắng gì cả.
Ở Huế, chúng tôi đã họp với ông giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế phối hợp với trường Đại học Y Huế, Bác sĩ Thế, người đàn ông với dáng vóc khiêm tốn nhưng tài năng và danh tiếng vượt trội. Dưới sự giám sát và lãnh đạo của ông ấy, chúng tôi đã quay lại với một công việc mỹ mãn vào tháng 11 sau đó, và có cơ hội khám phá thành phố lịch sử và đẹp đẽ nầy.
Trong tất cả những con người tài năng và tuyệt vời mà tôi đã gặp ở Việt Nam, có một người rất đặc biệt để nhớ mãi đó là bác sĩ Lê Ngọc Dũng. Bác sĩ Dũng sinh 1941 tại Đà Nẵng. Anh ấy tốt nghiệp Đại học Y khoa Sài Gòn năm 1966, sau đó nghiên cứu về giải phẫu tổng quát từ 1966÷1968.
Anh ấy tham gia vào Quân lực Nam Việt Nam trong năm 1966. Khi làm việc với vai trò bác sĩ ngoại tổng quát tại bệnh viện quân đội Đà Nẵng (Tổng Y viện Duy Tân- ND), anh đã quan tâm đến vấn đề giải phẫu thần kinh bởi vì không có một bác sĩ ngoại thần kinh nào là người Việt ở bệnh viện quân đội. Họ phải cần tới sự giúp đỡ của các bác sĩ ngoại – thần kinh Hải quân Hoa kỳ.
Bác sĩ Dũng đã trở thành bạn bè với các bác sĩ ngoại – thần kinh Hải quân Hoa kỳ bởi khát vọng và kỹ năng tuyệt vời của anh ấy. Anh ấy đã được dạy về kỹ thuật giải phẫu thần kinh. Bác sĩ Nicholas Kitrinos (đã bị bệnh), bác sĩ Sidney Tolchin và bác sĩ Victor Schorn cũng nhiều người khác đã lãnh trách nhiệm đào tạo cho anh ấy. Anh ấy đã làm việc dưới sự giám sát của họ cả ở bệnh viện Việt Nam và Trạm Y tế Hải quân Hoa kỳ. Nhờ sự huấn luyện nầy anh đã trở thành một thầy thuốc duy nhất ở Việt Nam chuyên về giải phẫu thần kinh.
Anh ấy luôn cảm kích và tri ân các bác sĩ giải phẫu của chúng tôi. Khi tôi gặp anh ấy lần đầu năm 1991, anh đã nhờ gửi lời cám ơn chân thành tới bác sĩ Kitrinos, nhưng .. lạy Chúa, ông ta vừa mới qua đời.
Trong thời gian được huấn luyện bởi các bác sĩ phẫu thuật Hải quân Hoa Kỳ, anh đã gặp nhiều tù binh bộ đội Bắc Việt bị thương ở đây đang được cứu chữa. Chúng tôi được yêu cầu phải làm việc với sự nhân đạo và phi quân sự. Chính nhờ việc phục vụ tận tâm và cứu giúp không phân biệt địch – ta đối với các tù nhân Bắc Việt Nam đã giúp bác sĩ Lê Ngọc Dũng bớt khó khăn sau nầy.
Vào tháng 3/1975 khi cuộc chiến đã kết thúc, anh bị đưa đến trại cải tạo bởi phe chiến thắng Bắc Việt. Dù là một chuyên gia ngoại thần kinh duy nhất của tỉnh (Quảng Nam – Đà Nẵng), anh cũng không tránh được việc nầy.
Anh ấy được nhập đội cùng với khoảng 4000 đến 6000 người mà công việc của họ là giải phóng đường sắt, rà gỡ bom mìn đã từng được cài đặt bởi cả 2 phía. Những người cùng làm đã che chở anh ấy và nói rằng: “Anh cứu giúp chúng tôi nếu chúng tôi gặp xui xẻo, hãy để chúng tôi làm và gỡ mìn tốt hơn là anh làm”. Thật kỳ diệu, một số trường hợp bị thương nghiêm trọng đã được bác sĩ Dũng xử lý trong các điều kiện thô sơ nhất.
Trong lúc nầy, một số tù binh Bắc Việt được cứu bởi bác sĩ Dũng trong thời gian ở bệnh viện quân y, khi nghe về hoàn cảnh bi đát của anh, họ đã ký thỉnh nguyện thư yêu cầu thả anh ra. Thỉnh nguyện thư được khởi thảo bởi một thầy thuốc từng là tù binh và được bác sĩ Dũng chữa lành vết thương ở chân, sau đó được trao trả về phía bắc năm 1972 trong lần trao đổi tù binh. Đó chính là bác sĩ Khôi, hiện là phó Giám đốc bệnh viện Trung ương Huế. Thỉnh nguyện thư đã phải mất 18 tháng để được cấp có thẩm quyền chấp nhận.
Năm 1992, BS Lê Ngọc Dũng có học bổng một năm về tập huấn phẫu thuật thần kinh ở trung tâm Perpignon (Pháp) nhằm hoàn chỉnh chương trình đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này. Người đàn ông đặc biệt nầy cũng có cậu con trai tốt nghiệp trường Y Huế và đã được dạy về phẫu thuật thần kinh mà thầy giáo chính là ba cậu ấy. Cậu ta cũng có một cơ hội học bổng một năm cho nghiên cứu phẩu thuật thần kinh ở Pháp và bây giờ là bác sĩ ngoại thần kinh thứ 2 ở bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng.
Bác sĩ Dũng đã ở lại Việt Nam để phục vụ đồng bào mình. Anh đã làm việc với những điều kiện lạc hậu cùng cực trong hoàn cảnh khó khăn của đất nước nầy. Bất chấp tất cả những trở ngại, anh đã phục vụ với tinh thần làm việc chăm chỉ, chuyên nghiệp , năng động, linh hoạt, vui vẻ, tự nguyện, niềm nở trong một phong cách tuyệt vời và với sự kiên nhẫn tận tụy tràn đầy nhiệt huyết.
Tôi thán phục người Việt Nam và ngưỡng mộ kỹ năng sinh tồn của họ. Anh Lê Ngọc Dũng đã nói với tôi “Thực hành phẫu thuật thần kinh ở Bệnh viện Đà Nẵng giống như vượt qua Thái bình Dương bằng thuyền nan !”
Tôi ngồi với người bạn của tôi từ miền đất xa xôi nầy. Việt Nam đã trở thành một dấu ấn lớn trong đời tôi. Chúng tôi chuyện trò với nhau về nhiều thứ như những điều không thực đã và đang diễn ra!
Vượt ra ngoài những bất đồng của cuộc chiến với nhiều vết thương chìm, nổi.. chưa lành, chúng ta có thể thu nhận bài học từ sự chia sẻ hết lòng những kiến thức, kỹ năng để rồi cảm nhận một cách chân thành sâu sắc rằng lấy yêu thương xóa nhòa thù hận.
Một câu chuyện thú vị về nhân đạo quốc tế đã vượt qua nhiều rào cản. Các rào cản được dựng lên bởi các chính phủ, các bên tham chiến và khó khăn về kinh tế không thể làm lu mờ những đòi hỏi chính đáng của sự hợp tác thú vị nầy.
Tôi thấy mình nhỏ bé trước BS Lê Ngọc Dũng và khâm phục những thành tựu vượt qua khó khăn của anh ấy.
Nguyên tựa gốc là: The story of Le Ngoc Dung, MD
Người viết: Clyde W.Jones, MD
Người dịch: Lê Tịnh Xuân
Thù nầy muôn khiếp không quên!!! Cầu xin những oan hồn của những thuyền nhân bất hạnh chưa thấy được bến bờ TỰ DO được ngàn thu an nghỉ.
CSVN đánh chìm tàu Chi Mai để cướp của
***
Tàu Chi Mai vượt biên bị VC giết sạch 426 người | Hoàng Sa Paracel (hoangsaparacels.blogspot.com)