Tuesday, May 25, 2021

Cuộc đời của ca sĩ Bảo Yến qua lăng kính của LTS. 

Tên khai sinhNguyễn Khắc Kim Yến
Sinh27 tháng 2, 1958 (63 tuổi)
Thừa ThiênViệt Nam Cộng hòa
Nghề nghiệpCa sĩ
Năm hoạt động1981 - nay

                                          


NGUYỄN = 7 
KHẮC = 2513 = 11 = giữ nguyên
KIM = 214 = 7 
YẾN = 155 = 11 = giữ nguyên
Cộng lại: 7 11 7 11 = 36, có cùng ý nghĩa với số 27.
Gậy chỉ huy
Đây là một số xuất sắc, hài hòa, và may mắn của can đảm và quyền lực, với một nét quyến rũ (a touch of enchantment). Số này phù hộ cho người hay thực thể mà nó đại diện với một hứa hẹn về quyền lực và chỉ huy. Nó bảo đảm rằng các phần thưởng lớn sẽ đến từ những công việc hữu ích/có kết quả (productive labor), trí tuệ (intellect), và tưởng tượng, rằng những năng lực (faculty) sáng tạo đã gieo mầm tốt sẽ chắc chắn gặt hái một vụ mùa tốt (reap a rich harvest). Những ai hay thực thể đại diện bởi số 27 sẽ luôn luôn tiến hành những ý nghĩ và dự định riêng của họ, ko bị dọa nạt (intimidate) hay ảnh hưởng bởi ý kiến khác biệt hay chống đối từ kẻ khác. Đây là số do NGHIỆP TỐT, đã đạt được từ nhiều kiếp trước.
Dịch từ trang 261 của sách Linda Goodman's Star Signs.
Như vậy cô này có ngày sanh và tên cộng lại đều bằng 27.

 Mấy ngày nay, nghệ sĩ Kim Ngân đứng bán hành tím ở một góc nhỏ tại Trung tâm văn hóa Q.Bình Thạnh (TP.HCM), cũng là nơi chị thuê mặt bằng cho sân khấu Kim Ngân của mình.

Nghệ sĩ Kim Ngân trong vở 'Dương Vân Nga' /// ẢNH: H.K
Nghệ sĩ Kim Ngân trong vở 'Dương Vân Nga'
ẢNH: H.K
 
 
 
 
 
Không phấn son, chỉ có trang phục giản dị, ít ai biết đó là Kim Ngân - "bà bầu" của sân khấu Kim Ngân và là giám đốc của công ty chuyên sản xuất, xuất khẩu lưỡi câu ra nước ngoài với gần 2.000 công nhân. Và nếu không tinh ý cũng khó nhận ra đây là Thái hậu Dương Vân Nga từng lộng lẫy trên sàn diễn, một Tuyên phi Đặng Thị Huệ được Chúa Trịnh Sâm sủng ái trên sân khấu.
Chị “thân chinh” đứng bán gần 7 tấn hành tím giải cứu cho bà con nông dân Sóc Trăng bị khốn đốn bởi dịch Covid-19. Người đặt 20 - 50kg, người mua 2 - 3kg, chị đều vui vẻ bán. Có người nói: “Chị ca vọng cổ đi, tui sẽ mua”. Thế là Kim Ngân ca vọng cổ liền, giọng ca khỏe khoắn, trong trẻo y như mẹ mình là nghệ sĩ Kim Ngọc nổi tiếng một thời. Mọi người cân hành trong sự vui vẻ lạ kỳ.
Bà bầu sân khấu - giám đốc Kim Ngân đã có cuộc trò chuyện chân tình với Thanh Niên:
* Chào chị, xin hỏi vì sao chị lại giải cứu hành tím thế này?
Nghệ sĩ Kim Ngân: Dịch Covid-19 làm cả xã hội khốn đốn, mình góp một tay làm được chút gì thì cứ làm. Thương bà con nông dân quá, hành trồng vừa ngon vừa sạch mà không bán được, tôi ráng phân phối được bao nhiêu thì đỡ bấy nhiêu. Tôi không tính lời lãi gì hết, nơi nào xa quá thì tôi còn bù tiền gửi hàng. Niềm vui không thể diễn tả.
'Bà bầu' sân khấu - giám đốc Kim Ngân đứng bán hành tím - ảnh 1

Nghệ sĩ Kim Ngân bên 700 kg hành bán hết vèo trong một buổi sáng

ẢNH: H.K

* Là giám đốc một công ty làm ăn rất lớn, vậy mà “ra đường” bán hàng như thế này, chị không mắc cỡ sao?
- Mắc cỡ gì, hồi nhỏ tôi cũng bưng khoai, bưng chuối chiên đi bán, cả chợ Bà Chiểu (Q.Bình Thạnh) này ai cũng biết mà! Nhiều chú bác kêu tôi ca vọng cổ đi rồi mua, tôi ca liền. Mình làm ăn lương thiện, có gì mà mắc cỡ. Đứng bán vầy mới vui nè. Mình con nhà bình dân, ăn nói, làm việc thoải mái, thấy thú vị lắm!
* Công việc của công ty thế nào mà chị bỏ cả tuần lễ lo vụ bán hành? Nhớ năm ngoái chị cũng chạy đôn chạy đáo may hàng triệu khẩu trang phát cho các tỉnh, thành; theo xe đi khắp vùng đồng bằng cho tới cao nguyên. Chị còn âm thầm làm nhiều việc thiện nguyện khiến bà con cảm mến...
- Thật ra tôi giải quyết công việc lẹ lắm. Bán hành xong là tôi chạy về xưởng của công ty kiểm tra tất cả các khâu, có khi chạy sang hải quan lo giấy tờ, làm loáng là xong hết. May mắn là dù mùa dịch nhưng công ty vẫn nhận được đặt hàng đều đặn từ nước ngoài. Nhiều lúc cũng đuối lắm chứ, nhưng nghỉ ngơi tí là tôi có sức đi tiếp. Chắc trời thương (cười).
* Còn sân khấu cải lương thì sao? Chị vẫn còn sức để tiếp tục chứ? Hai vở Dương Vân Nga, Đam mê và quyền lực của chị gây tiếng vang. Chị có đang chuẩn bị vở mới không?
- Có chứ! Tôi là con nhà nòi cải lương mà, không làm chịu gì nổi. Chúng tôi định tập vở Lạc phủ của NSƯT Hoa Hạ để ra mắt tại Nhà hát Bến Thành thì dịch Covid-19 bùng phát lại, nên đành tạm ngưng. Chắc chắn vở sẽ lên sàn khi dịch được kiểm soát tốt.
* Nghe nói chị còn những dự án nhỏ cho sân khấu Kim Ngân đặt tại Trung tâm văn hóa Q.Bình Thạnh?
- Thiệt tình tôi luôn muốn cải lương phải sáng đèn đều đặn để "giữ lửa", chứ không phải lâu lâu ra một tuồng hoành tráng rồi ngưng thiệt lâu mới diễn nữa. Nhiều bà con cũng không có bạc triệu để đi xem tại các nhà hát lớn. Vì vậy tôi đầu tư cho những vở vừa tầm, diễn vào cuối tuần, với giá vé trung bình chỉ trên dưới 200.000đ/vé. Những vở này cũng giúp diễn viên trẻ có đất làm nghề thường xuyên.
Tôi đầu tư 50 triệu đồng, gọi là cho hẳn, các em diễn mỗi đêm thì lấy doanh thu mà tự trả cát sê cho nhau. Và trả theo cách “đồng cam cộng khổ”, tất cả từ vai chánh tới vai phụ, từ đạo diễn, tác giả đến nhân viên âm thanh, ánh sáng… đều nhận y nhau. Cải lương đang rất khó khăn, phải nắm chặt tay nhau mà giữ nghề. Đáng mừng là các em đều đồng ý tham gia, từ em nổi tiếng như Nhã Thy, Minh Trường cho tới những em mới ra trường. Chúng tôi vừa lên sàn tập vở Tam hỷ lâm môn thì có lệnh ngưng sân khấu vì dịch Covid-19 bùng phát lại, thôi đành chờ vậy!
'Bà bầu' sân khấu - giám đốc Kim Ngân đứng bán hành tím - ảnh 2

Nghệ sĩ Chí Linh vai Trịnh Sâm, Kim Ngân vai Đặng Thị Huệ trong vở Đam mê và quyền lực

ẢNH: H.K

* Thấy chị treo mấy trăm bộ trang phục cải lương, từ trang phục cho vua, quan, hoàng hậu, tướng cho tới trang phục của quân sĩ, cung nữ, thái giám… đều còn mới toanh. Chị đầu tư chi nhiều quá vậy? Tiền trang phục đã gấp chục lần cát sê rồi...
- Thì mỗi lần tôi diễn tuồng nào lại may mới toàn bộ, đặt nghệ sĩ Công Minh may mới yên tâm vì ông nổi tiếng về trang phục. Tôi trước kia hay làm tuồng hồ quảng, sau này mới chuyển sang làm cải lương lịch sử với đạo diễn Hoa Hạ. Nhiều tuồng quá, thành ra tích lũy mới nhiều như thế. Tôi nghĩ, mình đi thuê thì cũng được, nhưng thôi, cứ may luôn để thế hệ đàn em có dùng cũng tiện. Mà nói thiệt, đi hát mặc đồ mới thì mới “sướng”. Ngoài đời mình còn thích sắm đồ mới, huống chi lên sàn diễn, sống với tổ nghiệp, đừng băn khoăn gì hết. Bởi thật ra tôi có lãnh đồng cát sê nào đâu, toàn bỏ tiền dựng vở, còn lo trả lương cho anh em. Nhưng tôi vui, vì tôi được nối nghiệp mẹ tôi. Còn kinh tế thì đã có công ty xuất khẩu lo rồi. Rốt cuộc mình làm ra tiền để được sống với điều mình thích. Cải lương là nghiệp của tôi, thì đầu tư cho cải lương có gì đâu ngại ngần.
* Cảm ơn nghệ sĩ Kim Ngân đã có cuộc trò chuyện chân tình này. Chúc chị nhiều sức khỏe để sống cùng cải lương.

 LẬP CĂN CỨ TẠI QK 4 ?

(Trích Ðặc san Nguyễn Khoa Nam , Tiểu đề do tòa soạn đặt)
Tài Trần : Bài rất hay , có những thông tin mà nhiều ng chưa biết .
===
LTS: Tác giả bài dưới đây, Ðại tá Lê Nguyên Bình (ông này hình như là trưởng phòng 2 của QĐ 4 , năm 1972 là trưởng phòng 2 QĐ 3 -- Tài) , là một chiến hữu nguyên là sĩ quan trong Bộ Tham Mưu của cố Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam. Ở phương vị này, Ðại tá Bình đã có dịp được chứng kiến nhiều sự kiện đã xảy ra trong và ngoài khuôn viên của Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn IV trong ngày cuối cùng của cuộc chiến đấu cho tự do.
Ðọc những lời tường thuật của một nhân chứng trong cuộc, và đặc biệt những lời tường thuật chưa hề được tiết lộ trên báo chí, người đọc, nhất là những cựu quân nhân chúng ta, không khỏi bồi hồi, xúc động nghĩ rằng chúng ta đã có những vị tướng, tá như thế mà đành phải thất trận, không cứu vãn nổi tự do thì âu cũng là tại lòng Trời còn muốn đày đọa dân Việt vậy.
Những tràng đại liên chính xác từ bốn chiếc trực thăng võ trang thuộc Sư đoàn 4 Không quân đổ trên đầu toán tuần thám thuộc Trung đoàn Cộng Sản D1 miền Tây Nam Bộ, đang vượt kinh Thác Lác với ý đồ mở đường cho Trung đoàn này xâm nhập vòng đai Alpha bao quanh thị trấn Cần Thơ và phi trường Trà Nóc. Tiếng gào thét rợn trời, từng xác người tung lên khỏi mặt nước như xé tan bầu trời, sau đó trả lại cho màn đêm dần dần phủ kín lớp sông dài.
Ðội hình hàng dọc các đơn vị thuộc Trung đoàn D1 được lệnh phân tán tại chỗ, chờ động tĩnh. Những bóng đen xì với những chiếc nón tre bọc lưới, ẩn hiện nhấp nhô như những bóng ma sau đám cây, những bụi chun bàu. Dưới sông, đám bèo tây vẫn lững lờ vô tình trôi, cuốn theo vài xác chết.
Thời gian trôi qua khoảng chừng tàn một nén nhang, Thủ trưởng Trung đoàn ra lệnh toàn bộ vượt sông với hàng trăm ghe xuồng lớn nhỏ đã được bố trí từ buổi sáng. Tiếng đập của mái chèo khua nước dồn dập như cố thúc đẩy những con thuyền gia tăng tốc độ chóng qua bờ. Tiếng người xì xào nho nhỏ pha trộn hai giọng Bắc và Nam tạo nên nhưng âm thanh kỳ lạ, bí ẩn. Cuộc vượt sông tưởng như diễn tiến tốt đẹp.
Ðột nhiên, những "coup départ" khai pháo từ phi trường Bình Thủy, từ Tiểu đoàn 21 Bộ binh ở Vị Thanh, từ các pháo đội địa phương Rạch Gỏi, Cầu Nhím, Phong Ðiền như xé bầu không khí nổ tới tấp theo tuyến vượt sông, dọc theo hai bờ kinh, mưa trên đầu các đơn vị từ tiền phong tới hậu tập.
Tiếng người xô đẩy chạy ngược xuôi, khi hàng ngũ rối loạn. Cuộc tiến quân bất thành vì bị bại lộ. Trung đoàn D1 bị cắt làm hai, phải phân tán vào các thôn xóm lân cận hai bên bờ sông.
Yên lặng lại trở về trong màn đêm cho miền Tây hiền hòa. Bấy giờ là vào khoảng thượng tuần tháng Tư năm 1975.
Tôi ngồi trước bản đồ Quân khu IV. Màu đỏ chỉ những vị trí của Việt Cộng, tạo thành một vòng đai bao quanh các thị trấn Quân khu 4. Ðúng theo nghị quyết số 14 của Trung Ương Cục Miền Nam, Cộng Sản bỏ nông thôn tiến về thành thị theo kế hoạch thanh toán toàn miền Nam theo chỉ thị của Trung Ương Ðảng Cộng Sản. Màu xanh trên bản đồ chỉ những vị trí của các đơn vị bạn được tái phối trí chặt chẽ hơn. Sư đoàn 21 phụ trách việc bảo vệ vòng đai Alpha, từ phi trường Bình Thủy tiếp nối liên tỉnh lộ Cần Thơ Chương Thiện. Sư đoàn 9 trải quân trấn giữ con lộ huyết mạch của Quân đoàn 4, từ phà Mỹ Thuận đến ngã ba Trung Lương. Sư đoàn 7 Bộ binh, đơn vị lừng danh của QLVNCH đã từng xóa bỏ Sư đoàn 5 và 9 của cộng sản giữ ải địa đầu của Quân khu 4, đoạn vòng cung từ Chợ Thày Yên, Bến Tranh đến ranh tỉnh Long An.
Lập căn cứ ở Quân khu 4?
Trong thời gian này, tại Cần Thơ, Bộ Tư Lệnh Quân khu 4 và Quân đoàn 4 đã đặt nỗ lực vào việc xây cất nhiều địa ốc thật kiên cố, chuẩn bị cho Bộ Tổng Tham Mưu của Quân Lực và các đơn vị bạn, khi cần, có thể rút về giữ tuyến cuối cùng bảo vệ đất nước. Tình hình chung lúc ấy là, sau cuộc rút lui của Quân khu 2, kế tiếp là Quân khu 1, vòng đai của Quân khu 3 bảo vệ Thủ đô Sài Gòn dần dần bị thu hẹp. Vì những rối loạn chính trị đương thời tại thủ đô, vì Quân khu 3 thiếu yếu tố địa thế hiểm trở, chắc chắn việc tử thủ tại thủ đô sẽ gây ra nhiều tổn thất cho quân lực và dân chúng. Tôi liên tưởng tới sự thành công của cuộc phòng thủ Quân khu 4, mảnh đất cuối cùng của đất nước.
Với vị trí thiên nhiên của sông Tiền Giang cắt ngang miền Nam, với địa thế sình lầy của vùng Ðồng Tháp có thể làm giảm thiểu tốc độ chuyển quân của địch, sự di chuyển của chiến xa và trọng pháo sẽ bị trở ngại. Với sự tồn tại của toàn bộ các thị trấn, chưa nơi nào lọt vào tay địch; với các căn cứ Không quân và Hải quân vẫn còn nguyên vẹn dùng làm căn cứ cho các lực lượng liên hệ từ các quân khu khác rút về. Với ba Sư đoàn Bộ binh, cộng thêm gần nửa triệu Ðịa phương và Nghĩa quân, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể chống cự một thời gian chờ cơn sốt chánh trị gây rối loạn và hoang mang trong hàng ngũ qua đi, chúng ta sẽ tìm thế phản công trong tương lai, chiếm lại phần đất nước đã bị mất. Tôi nghĩ đến gương của nước người, nước Trung Hoa vĩ đại của Tưởng Giới Thạch với hàng triệu binh sĩ, đã không đánh mà tan, phải bỏ chạy trước đạo quân của Mao Trạch Ðông. Ðến khi tàn quân chạy ra Ðài Loan, một mảnh đất nhỏ bé, họ Tưởng đã tổ chức lại hàng ngũ, đẩy lui bao nhiêu cuộc tiến công của cộng sản, rồi tổ chức được một xã hội bền vững đến bây giờ.
Tôi nghĩ lại nước Việt Nam thân yêu rồi sẽ đi về đâu. Tưởng Giới Thạch còn có Ðài Loan, mình thì có gì? Phú Quốc? Hòn đảo này quá nhỏ và quá gần đất liền, không bảo toàn được. Tôi nghĩ đến giải đất vùng biên giới Việt Miên, bao gồm các khu vực có giáo dân Hòa Hảo sinh sống, có dẫy Thất Sơn, có căn cứ an toàn, có ba, bốn ngàn hang động hiểm trở thành những phòng tuyến kiên cố chống giữ các cuộc tiến công từ biên giới sang thì việc phòng thủ Quân khu 4 sẽ lâu bền hơn. Tôi mang ý kiến ra bàn với vị Tư lệnh Quân đoàn, Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam thì được sự tán thành của ông ngay. Nhưng rủi thay, việc hợp tác với giáo dân Hòa Hảo đã gặp trở ngại ngay từ bước đầu vì trước đó Thiếu tướng Nam đã có lần nhận chỉ thị của Tổng thống Thiệu để giải giới lực lượng Hòa Hảo Huỳnh Trung Hiếu và bắt giữ ông Hai Tập nên đã gây ra sự nghi kỵ và hiềm thù trong lòng những người bạn Hòa Hảo.
Khoảng trung tuần tháng Tư năm 1975, Thiếu tướng Nam cùng tôi qua Mỹ Tho họp với các Tư lệnh Sư đoàn các Tỉnh trưởng miền Hậu Giang để thảo luận về kế hoạch ngăn chặn hoạt động của Cộng sản gây ảnh hưởng với tình hình an ninh Quân khu 4, Tướng Ngô Quang Trưởng từ Bộ Tổng Tham Mưu xuống tham dự buổi họp. Trong buổi họp, tôi có trình bầy tường tận về nghị quyết "Tổng tấn công, Tổng khởi nghĩa" để đi đến dứt điểm chiến trường của Cộng Sản. Một số sĩ quan tham dự buổi họp tỏ vẻ hoài nghi về khả năng của Cộng sản để thực hiện nghị quyết ấy ở miền Tây. Vào cuối tháng Tư, tại các vùng khác quân ta phải triệt thoái liên miên; riêng Vùng 4, cho đến ngày cuối cùng vẫn giữ được sự toàn vẹn lãnh thổ. Cuộc phòng thủ Bộ Chỉ Huy cuối cùng của quân đội vẫn được ráo riết thực hiện. Các đà sắt làm cầu được xuất kho để hoàn thành những nhà hầm kiên cố, có thiết trí hệ thống truyền tin, chuẩn bị đoán tiếp Bộ Tổng Tham Mưu nếu Sài Gòn thất thủ.
Chiều 26 tháng Tư, Thiếu tướng Nam cho lệnh họp các sĩ quan của Bộ Tổng Tham Mưu và các đơn vị trưởng thuộc Quân đoàn 4 tại Trung tâm Hành quân. Họp xong, ông yêu cầu tôi lấy cuốn phim tài liệu tịch thâu được của Việt Cộng chiếu cho mọi người xem. Ðó là cuốn phim "Chiến thắng Hạ Lào" liên quan đến cuộc hành quân Lam Sơn 719 của quân đội ta. Tôi còn nhớ khi phim chiếu cảnh bọn Việt Cộng dẫn giải những chiến sĩ QLVNCH bị chúng bắt, những khuôn mặt quen thuộc hiện ra trên màn ảnh làm rung động sự cảm xúc của mọi người. Ðại tá Nguyễn Văn Thọ, Lữ đoàn trưởng 3 Nhảy dù hiện thoáng qua; anh bị thương phải chống gậy. Anh vẫn mặc bộ quân phục Dù, ốm hẳn đi nhưng khuôn mặt vẫn còn nét rắn rỏi. Theo sát anh là một tên Việt Cộng bé con, mặt còn non, hờm khẩu AK như chực nhả đạn. Hình ảnh này làm máu tôi sôi lên trong huyết quản. Tôi liếc nhìn Thiếu tướng Nam, ngồi bên cạnh, ông cũng nhìn lại tôi với cặp mắt buồn. Tôi biết rằng ông còn xúc động hơn tôi vì ông nguyên là Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3 Dù trước khi nhận lãnh chức Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh. Ông khẽ bảo tôi: "Nếu đời mình như thế là hết!"
Ngày hôm sau, để nhận định thêm tình hình, tôi qua thăm Bộ Chỉ Huy Trung Ðoàn 12 thuộc Sư đoàn 7, đóng tại Tân Lý Tây, quận Bến Tranh. Tôi gặp Ðại tá Ðặng Phương Thanh, Trung đoàn trưởng, cho biết tình hình trận chiến. Anh nhận định trung đoàn của anh đủ khả năng đối đầu với Sư đoàn Công trường 5 Cộng Sản đang dàn quân trước trận tuyến của anh. Anh đưa tôi đi xem chiến địa, nơi vừa xảy ra giao tranh ngày hôm qua. Xác địch còn nằm ngổn ngang trên các bờ bụi. Nhìn anh Thanh với dáng đi lầm lũi, chắc nịch, tôi cảm thấy anh là sĩ quan sẽ không hề lùi bước trước địch. Tốt nghiệp Khóa 16 Võ Bị Ðà Lạt, suốt thời gian trong quân ngũ, anh luôn có mặt tại đơn vị chiến đấu và mới được thăng cấp Ðại tá vào hôm trước. Sau này, tôi được biết anh đã lựa chọn thà tự sát còn hơn đầu hàng địch.
Chúng ta là quân nhân ...
Thời gian lặng lẽ trôi, bi thảm dần dần tới. Lúc đó vào khoảng tối 28 tháng Tư 1975, tiếng nói của Thủ tướng Vũ Văn Mẫu vang lên từ Ðài phát thanh Sài Gòn yêu cầu toàn bộ Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ và Cơ Quan D.A.O. rút ra khỏi Việt Nam trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Lời yêu cầu trên được lập lại nhiều lần như xoáy vào tim óc, như nổ trong lồng ngực. Thế là hết! Họ đã âm mưu bỏ chúng ta thực sự rồi. Thành tích bao nhiêu năm chiến đấu đã tan thành mây khói. Ðêm đó và sáng hôm sau, quang cảnh thị xã Cần Thơ nhộn nhịp hẳn. Các loại xe ba bánh chở đồ từ các cơ sở Mỹ chạy ngược xuôi. Những trực thăng Air America không ngừng lên xuống các tàu nhỏ nhưng nhiều mã lực của Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ rời bến trực chỉ hướng Ðại Ngãi, đem theo toàn bộ người Hoa Kỳ và nhiều người Việt làm việc với họ.
Cảm nghĩ của tôi lúc đó là tôi không nuối tiếc sự ra đi của người Mỹ; vì dù họ có ở lại cũng không đóng góp được gì cho công cuộc chống Cộng của chúng ta. Nhưng sự ra đi của họ, trong bối cảnh bấy giờ đã trở thành một đoàn cân não trí mạng, đánh mạnh vào tâm trạng hoang mang của toàn thể nhân dân Việt Nam và làm suy yếu hẳn sự kháng cự cộng sản của QLVNCH.
Trọn ngày 29, tôi có dịp gặp Thiếu tướng Nam nhiều lần nhưng chỉ bàn qua về tình hình có ảnh hưởng trực tiếp đến Quân khu 4 mà thôi. Nhìn ông trầm tư, tôi không nhắc tới chuyện thiết lập mật khu vì tôi biết ông cũng cảm thông với những gì tôi muốn nói.
Chiều hôm đó, khi đi qua sân Bộ Tư Lệnh trở về phòng làm việc, tôi có gặp Chuẩn tướng (Chương Dzềnh Quay) Tham mưu trưởng Quân khu 4. Ðây là lần cuối tôi gặp ông vì nửa đêm hôm đó, tôi bắt được nghị quyết số 15 của cộng sản đề cập đến việc chuẩn bị tiếp thu các thành phố, đến kế hoạch thâm độc nhắm tiêu diệt những quân nhân và cán bộ quốc gia một khi chúng nắm được quyền hành.
Sáng sớm ngày 30 tháng Tư, không khí Bộ tư lệnh Quân khu 4 có vẻ khẩn trương vì sự ra đi của Chuẩn tướng TMT và một số sĩ quan trong đêm trước. Tiếp theo đó, qua đài phát thanh Sài Gòn, Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh toàn bộ QLVNCH buông súng đầu hàng địch và chuẩn bị bàn giao căn cứ cho chúng. Mọi người đều rúng động; không khí căng thẳng đến cực độ. Sự thật quá phũ phàng. Trước đó, có người còn hy vọng Dương Văn Minh lên làm Tổng thống để sửa soạn một giải pháp trung lập, hòa giải chứ đâu có ngờ ông ta lên làm Tổng thống để đầu hàng địch.
Ðại tá Nguyễn Ðình Vinh được chỉ định thay thế Chuẩn tướng TMT để triệu tập tất cả sĩ quan có mặt tại Bộ tư lệnh và các đơn vị trực thuộc và vị Tỉnh trưởng Cần Thơ tại Trung tâm Hành Quân để Thiếu tướng Nam nói chuyện.
10 giờ 30 sáng, Thiếu tướng bước vào Hội trường, mọi người nghiêm chỉnh đứng lên chào. Ông từ từ tiến lên bục cao, xoay mình đối diện với các sĩ quan trực ộc, khuôn mặt vẫn đầy cương nghị nhưng ánh mắt thật buồn.
"Các sĩ quan thân mến," ông nói, "Như anh em đều biết, đất nước chúng ta đang rẽ vào khúc quanh quan trọng nhất của lịch sử. Chúng ta là quân nhân thì phải tuyệt đối tuân lệnh chánh phủ. vậy tôi để các anh lát nữa trở về đơn vị, tùy tiện sắp xếp công việc để bàn giao cho họ. Về phần tôi, mặc dù có sẵn trực thăng, tôi sẽ không đi đâu hết."
Nói xong, ông rời phòng hội để về văn phòng ông. Tôi đẩy cửa bước theo để được nói chuyện với ông lần cuối: "Ông Tướng ơi, ông đành chịu vậy sao?" Tôi vẫn xưng hô kiểu đó khi chuyện vãn chỉ có ông và tôi. Ông cười buồn: "Biết làm sao được bây giờ hả anh." Rồi ông im lặng hút thuốc, thở khói nhè nhẹ, vẻ mặt đăm chiêu. Trước mặt ông là cái gạt tàn thuốc lá khổng lồ đầy ắp, chắc đêm qua ông đã thức trắng đêm. Trong thâm tâm, tôi muốn đề nghị với ông cùng tìm cách thoát hiểm nhưng tôi không mở lời được vì biết ông sẽ từ chối.
Một lúc sau, tôi đứng thẳng người, kính cẩn chào cấp chỉ huy lần cuối rồi quay trở về phòng.
Bấy giờ, tôi còn nhớ rõ, Trung uý Danh, Sĩ quan Tùy viên của Thiếu tướng Nam chạy theo, gọi tôi nhờ chỉ dẫn cách sử dụng khẩu súng lục màu xanh biếc mà Thiếu tướng vừa cho anh vào buổi sáng. Tôi không hiểu ông đã cho sĩ quan tùy viên khẩu súng xinh xắn để làm gì?
Tôi âm thầm đếm bước chân trên lối đi dẫn về phòng tôi ở. Tôi liên tưởng ngày mai đây, cũng trên những bục đi này, bàn chân kẻ thù cũng sẽ bước chồng lên dấu chân tôi. Cuộc chiến này đã kéo dài trong bao năm trường, không ngờ lại tàn nhanh đến thế. Lòng tôi đầy bi phẫn. Mặc dù tôi không có cách gì để kháng cự địch nữa nhưng tôi không cam lòng đầu hàng chúng. Suy nghĩ mãi, tôi thấy mình phải tìm cách thoát hiểm, dù bỏ mạng trên đường thoát hiểm cũng đành. Ý nghĩ này làm tôi cảm thấy dễ chịu hơn. Tôi nhảy lên xe jep, lái ngang qua Tiểu khu Cần Thơ gặp Ðại tá Huỳnh Ngọc Diệp, một sĩ quan trừ bị bạn đồng khóa với Thiếu tướng Nam, để tìm phương thoát hiểm. Tôi trình bầy với anh về nghị quyết 15 của cộng sản và những tủi nhục và chúng sẽ dành cho mình khi chúng chiếm được phần đất này. Tôi đề nghị anh cùng tìm cách thoát hiểm. Ban đầu anh từ chối lời đề nghị, nhất quyết tử thủ. Nhưng sau tôi thành công trong sự thuyết phục anh và chúng tôi tìm phương tiện di chuyển.
Chúng tôi rời bến Cần Thơ vào chiều ngày 30 tháng Tư 1975 trên một con đò máy chật hẹp, hướng ra cửa biển. Cuộc hành trình đầy cam go, tổn thất đã đánh dấu sự chấm dứt binh nghiệp của chúng tôi, trong sự tủi nhục, ê chề. Trên đường vượt thoát, được tin Thiếu tướng Nam, Chuẩn tướng Hưng và một số bạn hữu đã tự sát hoặc bị cầm tù, tôi đã nhắm nghiền cặp mắt để nén lệ trào ra, lòng ngậm ngùi nhớ đến những khuôn mặt thân yêu đó mà trọn đời tôi sẽ không bao giờ quên...
Lê Nguyên Bình