Sunday, July 25, 2021

 Cảnh sát đường phố ở Nhật: bạn biết gì về họ ? 




- Trông người lại nghĩ đến ta.

“Con khỉ Mimi của tôi đâu rồi?“ một bà lão quấn mình (wrap) trong cái áo kimono màu hồng rực rở kêu rít lên. “Ai đó đã đánh cắp cái ví tôi, và tôi không thể mua vé xe lửa về nhà,"  một thiếu niên gầy và cao lêu nghêu (lanky) than thở. “Chồng tôi lại say rượu và đánh tôi“ một người đàn bà kêu thét qua điện thoại. “Tasukete! (cứu tôi) Hayaku! (nhanh lên)."
Đối với hai cảnh sát đang trực tại trạm cảnh sát Ochanomizu ngay trung tâm Tokyo, những lời kêu cứu/khiếu nại như vậy là điển hình (typical). Trong vòng 15 phút, họ đã dỗ dành (soothe) bà cụ mất của (bereft) với lời hứa sẽ đi tìm con thú cưng của cụ (con vật đã được tìm thấy), đã cho cậu thiếu niên không xu dính túi mượn 650 yen ($2.23) từ một quỹ khẩn cấp đặc biệt để nhận lại từ cậu này một  giấy "Tôi có nợ" hay IOU (4/5 những tiền vay này được trả lại) và đã gọi xe tuần của CS để can thiệp vụ gây gổ của vợ chồng này. Trung sĩ Shigeo Takahashi, với nụ cười đầy thỏa mãn nói: “bạn hãy đứng trong trạm 15 phút thôi, và bạn có thể làm một cuộc khảo sát về cuộc sống một cách sâu rộng nếu bạn muốn.“
Thật vậy, trạm cảnh sát mini, hoặc koban, là một yếu tố cấu thành đời sống người Nhật. Nó có nguồn gốc từ mạng lưới những bansho (trạm kiểm soát) lập bởi các võ sĩ đạo (samurai) có nhiệm vụ bảo vệ dân chúng ở các thời đại phong kiến (feudal). Ngày nay, khắp nước Nhật, có 15.600 trạm cảnh sát như vậy (đó là những phòng rất nhỏ chỉ có 1 buồng được dựng tại các góc đường), mỗi trạm phục vụ chừng 10.000 cư dân. Chỉ riêng Tokyo đã có 1.244 trạm và họ xem đó là điều tối cần (crucial) cho an sinh công cộng (public welfare) và được điều hành bởi 15.000 cảnh sát, chiếm 1/3 lực lượng CS của thành phố này. Ngoài nhiệm vụ truyền thống như đi tuần trong khu phố và trấn áp (apprehend) tội phạm, cảnh sát còn chỉ đường, tìm kiếm của cải/đồ đạc bị thất lạc, điều khiển lưu thông, cung cấp sự giúp đỡ (summon aid) cho người say rượu, giải quyết xung đột gia đình và đều đặn thăm viếng những người gìa sống một mình. Ông Teiji Soeno, một trong những người điều hành hệ thống này tại Tokyo, nói : “Cảnh sát phải là một thành viên của cộng đồng, và TP sẽ không an toàn nếu không làm được điều này.“
Sự thành công của hệ thống các trạm cảnh sát mini này được phản ảnh trong thống kê đáng kinh ngạc (startle) về con số phạm pháp rất thấp tại Nhật. Vào năm 1980 chỉ có 1,4 vụ giết người mỗi 100.000 dân, so với 10,2 vụ mỗi 100.000 dân tại Mỹ. Con số trộm cắp là 1.9 mỗi 100.000 người, so với 234.5 tại Mỹ. Những tội ác nghiêm trọng các loại thực tế rất hiếm. Một lý do khác: luật lệ gắt gao về kiểm soát súng, chỉ cho phép người dân mua súng đi săn mà thôi. Quá ấn tượng (impress) với thành công này của Nhật, Singapore đã thành lập các trạm CS, và TP San Francisco đang nghiên cứu tính khả thi để áp dụng hệ thống này. Ông Soeno nghĩ rằng đó là một thành tựu mà nước Mỹ nên bắt chước. Quan điểm của ông: “ Nếu nước tôi là một trong những nước an toàn nhứt trên thế giới, thì trạm cảnh sát mini là một trong những lý do cốt lõi.“

 Nhờ sự cao thượng và rộng lượng, tướng McArthur đã để lại trong lòng dân Nhật thua trận một sự biết ơn vô biên.

- Trong bụng mỗi ng VN đều có một ông quan.--Nhận xét của ng Pháp thời Pháp thuộc.
Trong bài gần đây, tôi đã viết, một người có thể bản tính hiền lành, nhưng khi chỉ cần mặc áo dân phòng là dễ dàng đấm vào mặt người dân nếu ng đó dám có ý kiến với y. Nếu y là CA, y còn coi dân như rơm rác. Tôi nghĩ là do họ ko được giáo dục kỹ lưỡng về trách nhiệm và bổn phận của CA và dân phòng và các CHẾ TÀI đối với việc đánh dân quá nhẹ. Với lối xử sự "truyền thống" như vậy với dân, đừng bảo dân ko ÁC CẢM với CA.
Tôi xin đăng lại bài viết về tướng McArthur lúc ông làm TL lực lượng chiếm đóng Nhật--một chức vụ như Toàn quyền Mỹ trên nước Nhật thua trận sau 1945.
===
Vị tướng và người thợ mộc
- Làm tớ người khôn hơn làm thầy thằng dại .
Một câu chuyện nhỏ nhưng nói lên hai nguyên tắc quan trọng "Mọi người đều bình đẳng trước luật" và "Không ai đứng trên pháp luật" trong một Nhà Nước Pháp Quyền - mà người Mỹ đã áp dụng tại Nhật sau 1945.--Tài .
". . . Lính Mỹ đồn trú tại Nhật, thông thường, có kỷ luật và đàng hoàng như bất cứ lính Mỹ mà tôi đã thấy trong 3 năm phục vụ tại Âu châu.
Tướng MacArthur đã làm gương, và rất khó chịu nếu có quân nhân Mỹ nào tàn bạo, ko tử tế hay cẩu thả/khinh xuất với dân Nhật: ông sẽ trừng phạt ngay lập tức nếu biết.
Thời gian ngắn sau ngày Chiếm Đóng*, một sq với màu da sạm nắng (suntan) bước vào một thang máy tại tòa nhà Dai Ichi. Một thợ mộc cũng định bước vào. (Tòa nhà này trước đây là trụ sở của đại cty Dai Ichi, Mỹ đã chọn làm bản doanh của BTL quân chiếm đóng.-- Tài).
"Xin chờ một phút," người giữ thang máy nói. "SQ này là tướng Mac-Arthur."
Người thợ mộc lặng người vì kinh sợ (awe), bối rối và sợ hãi lâu đời đối với giới quân nhân. Các tướng Nhật trước giờ đã tự coi họ thuộc giai cấp khác.
Nhưng Tư lịnh Tối cao của quân Đồng minh đã ra dấu (beckon) cho anh ta bước vào.
"Thang máy sẽ ko di chuyển nếu anh ko đi với tôi, "ông mỉm cười nói.
Ông hỏi người kia định đi đâu (errand), sẽ ra khỏi thang máy ở tầng nào, và hướng dẫn tường tận trước khi tiếp tục đến bộ tham mưu ở tầng 6.
Đối với người Nhật, đây ko phải là một sự kiện nhỏ và hàng ngày. Người này viết một lá thư cảm kích (appreciation), và một họa sĩ Nhật vẽ một bức tranh có vị Tướng và người Thợ Mộc.
Được gắn trong một tập giấy trắng bằng tiếng Nhật, bức tranh và lá thư đã đi khắp nước Nhật; (tập giấy) đó mô tả sự kiện này và ghi những nhận xét đầy ngạc nhiên như "Vị Tướng ko có cận vệ đi kèm; và cũng ko mang súng."
Vị Tướng đã nhận hàng đống thư, nhiều lá diễn đạt (phrase) bằng tiếng Anh kỳ quặc cấp trung học, và những quà tặng rất điển hình của Nhật như hoa, và ngay cả côn trùng. Được nghe côn trùng** "ca hát" hay nhìn đom đóm chiếu sáng là những hoạt động phổ thông của nước Nhật yêu Thiên nhiên .
Một rổ chứa một ngàn con đom đóm từ Hội Thanh niên ở Takata, quận Gifu, mang một thiệp viết tay rất công phu với tựa " Những Tặng phẩm gửi tới Đại Tướng" và giải thích rằng " Ánh sáng rực rỡ của đom đóm là những ánh sáng tự phát (spontaneity) lớn lao của thiên nhiên...".
Dịch từ NAT GEO May 1950 trang 608-9.
* Occupation: ngày Nhật đầu hàng và bị quân Đồng minh chiếm đóng.
** Có lẽ là con ve sầu.

 Không nơi nào cất dấu của cải tốt nhứt bằng cái đầu của bạn

Do đầu tư rất mạnh và rất sớm vào ngoại ngữ và KHKT từ thuở nhỏ nên tôi đã có địa vị như hôm nay. Của cải vật chất có thể bị trộm, cướp, tịch thu, v.v... nhưng kiến thức thì ko thể bị như vậy. Chưa kể, vì mãi lo thu vén của cải, cạnh tranh nghề nghiệp, bạn có thể gặp thái độ sau đây từ ĐỒNG NGHIỆP, BẠN HÀNG: nếu bạn ăn nên làm ra thì họ ghen ghét, nếu bạn làm ăn thất bại thì họ sẽ coi thường, khinh rẻ bạn.
H 1: chụp tại nhà ở VN đầu TN 1990 với một người Pháp, từng là giáo viên của Professeurs Sans Frontières ở đảo Galang, Indonesia - dạy Pháp văn cho thuyền nhân VN (sẽ định cư các nước nói tiếng Pháp như Canada, Pháp, v.v...) .
H 2: chụp tại Mỹ khoảng năm 1998 khi dạy Toán và Anh văn cho HS ở VN mới qua.