Núi lửa ở Kontum (Gia Lai) và Quảng Đức (DakNong)
Ảnh sưu tầm
Bản đồ 4 Vùng chiến thuật thời VNCH trước năm 1975. Source Vietnam War
Núi lửa Chư Đăng Ya ở Gia Lai chìm trong biển mây
Zing 09/9/2020
Núi lửa triệu năm tuổi ở Gia Lai chìm trong biển mây
Dưới góc máy flycam, núi lửa Chư Đăng Ya (Gia Lai) nổi tiếng càng thêm phần huyền ảo khi ẩn hiện giữa biển mây trắng xóa.
+++++++++++++++++++++++++++++++++
Núi lửa Nâm Kar? Chư Pluk? (Krong Nô) ở Đức Lập Quảng Đức (DakNong)
Mộ du khách đi bộ lên núi lửa Đức Lập cao khoảng 600-700mét. Ảnh Hà Bình 12/25/2014.
Núi lửa Krông nô Đức Lập nằm cạnh Quốc lộ 14. Ảnh Trịnh Minh Nhựt.
Núi lửa Đức Lập tựa như cái bát cơm khổng lồ úp xuống.
Núi lửa Đức lập và bạt ngàn rẫy cà phê. Cà phê Đức Lập nổi tiếng thơm tho. Ảnh Trần An.
Tấm ảnh trên cho thấy các lô cốt phòng thủ của quân đội Mỹ đang xây dựng bao quanh dưới chân ngọn núi lửa phía xa xa hình bát úp.Trận núi lửa nổ ra năm 1968 giữa quân đội Mỹ và bộ đội chính quy CS. Dường như bức ảnh chụp sau trận đánh Núi lửa năm 1968, đất đá lô cốt ngổn ngang, quân Mỹ đang xây dựng lại. Năm 1969, Mỹ bàn giao Đức lập cho quân đội VNCH trấn giữ. Hy vọng người lính Mỹ đứng trước cửa hầm lô cất còn sống nhìn thấy bức ảnh Bổn báo VH từng là sĩ quan chỉ huy đóng quân một thời gian ngắn trên đỉnh Núi lửa Đức Lập.
Vài hàng nhớ về Núi lửa và tiền đồn Doris
Núi lửa mọc ở phía nam trung tâm bộ chỉ huy quân sự Chi khu quận Đức Lập thuộc tỉnh Quảng Đức (nay gọi là tỉnh Dak'Nong), cách thị xã Ban Mê Thuột khoảng 50 km phía nam. Trước năm 1975, dân ở quận Đức Lập thường gọi là Núi lửa Đức Lập (nay đọc báo trong nước thấy có nhiều tên gọi, lúc thì là Nâm Kra, lúc thì Krông Nô, lúc thì Chư B'luk, tốt nhất cứ gọi núi lửa Đức Lập).
Từ năm 1965-1968, quân đội Mỹ thiết lập các căn cứ hỏa lực quy mô, có trọng pháo, quân trú phòng, bãi đáp trực thăng, căn cứ lớn có sân bay C130, chạy dọc theo biên giới Việt - Miên án ngữ đường mòn HCM dẫn từ Bắc xuống Cao nguyên nam Trung phần.
Sau trận Đức Lập tháng 8 năm 1968, năm 1969 Mỹ bàn giao căn cứ Đức Lập cho quân đội VNCH lập thành Chi khu Đức Lập thuộc Tiểu khu Quảng Đức. Chi khu Đức Lập do một sĩ quan từ Đại úy đến Trung tá làm Chi khu trưởng kiêm Quận trưởng. Núi lửa Đức Lập cạnh quốc lộ 14 cách biên giới Miên khoảng 8 km, gần Chi khu Đức Lập vài cây số phía nam. Núi lửa là con mắt quan sát, tiền đồn yết hầu trấn giữ đường di chuyển bộ đội CSBV theo đường mòn HCM xâm nhập vào cao nguyên Ban Mê Thuột, Quảng Đức, Cheo Reo, Đà Lạt, Lâm Đồng.
Do vị trí Núi lửa và Chi khu Đức Lập có tính chiến lược quân sự nên thường diễn ra các trận đánh lớn giữa các sư đoàn, trung đoàn chính quy CSBV và quân chủ lực Mỹ, biệt đoàn mũ nồi bê rê xanh, sau này là quân dội VNCH.
Sau trận Mậu Thân 1968, quân đội Bắc Việt tấn công Núi lửa và Đức Lập vào tháng 8 năm 1968, nhưng họ không chiếm cứ, đánh xong rồi rút. Tuy lực lượng Mặt trận Dân tộc GPMN kiệt quệ, nhưng các quân đoàn chủ lực Bắc Việt vẫn còn nguyên.
Thật khó mà đoán được sau khi tấn công các tiền đồn quan trọng rải dọc theo đường mòn HCM, chiến lược Mặt trận Tây nguyên của CSBV sẽ tấn công sâu vào các tỉnh lỵ nào nằm dọc theo biên giới Việt-Miên là Kontum, Pleiku, Ban Mê Thuột, Quảng Đức, điểm cuối Tây nguyên là Phước Long.
Cuối cùng, ngày 10 tháng 3 năm 1975, các sư đoàn chính quy của CSVN đã tiến chiếm thị xã Ban Mê Thuột, quyết định của TT Thiệu bỏ Ban Mê Thuột tạo ra cuộc "di tản chiến thuật" khổng lồ tang thương cho hàng triệu người sinh sống ở các tỉnh cao nguyên Trung phần.
Trận Ban Mê Thuột 10/3/1975 là trận kết liễu chế độ VNCH và cũng là trận cuối cùng Vietnam War.
Green Beret camp Duc Lap, A239, September 1969. 8 kilometers East of the Cambodian Border sanctuaries.
No comments:
Post a Comment