Monday, August 29, 2022

 LIN = 315 = 9

GUOER = 36752 = 23 = 5

 Lin Guoer, a female mechanic living in Wumeng Mountain

PublishDate:2022-03-14 19:32Source: InKunming

1310481438_16453634361331n

The picture shows Lin Guoer was shooting a video of repairing equipment. (Xinhua/Ding Ning)

Rotating, removing, cleaning, winding, sand-blasting, reassembling... With a smile, the girl in the video was repairing the diesel engine, engine and chain saw. Soon, these “heavy guys” which may be older than her transformed. The girl, named Lin Guoer, is a short video blogger. 

1310481438_16453634361731n

1310481438_16453634362081n

The picture shows Lin Guoer was sandblasting and derusting the equipment. (Xinhua/Ding Ning)

Lin Guoer earned over 6 million followers and 10 million “likes” on the short video platform with her practical ability. She was called “winding enthusiast”, “mechanic Mulan”, “iron hand”, “Lu Ban(the Chinese master carpenter) of Yunnan”, etc.

“Who is Lin Guoer?” “Where does she come from?” “Did she repair those machine by herself?” With a lot of attention, questions also continue to pouring in.

1310481438_16453634362431n

Aerial photo shows the Yanjin County. (Xinhua/Ding Ning)

Deep in Wumeng Mountain, the roads were rough and plunging. It took 8 hours, nearly 500 kilometers from Kunming to Lin Guoer’s hometown, Yanjin County of Zhaotong City, Yunnan Province. Walking deep down the mountain, a place with a wooden house, a brook and fields came into view. The workbench in the video was a little shabby. Two cameras stood there with paint peeling off. “I rented the yard and built the cabin myself. I want to build a paradise with my hands!”

1310481438_16453634362721n

(Xinhua/Ding Ning)

Lin Guoer wore her trademark, a blue suit, with a simple and neat braid. She chose a yellow sweater inside, “the bright color is more energetic!” There were some wounds and wet paint on her hands, which were the marks of “fighting” with steel.

1310481438_16453634363051n

The picture shows Lin Guoer was repairing the motor of a grinder. (Xinhua/Ding Ning)

In 2017, Lin Guoer graduated from Kunming University majoring in Water Conservancy and Hydroelectric Engineering and engaged in short video production in 2018. She was first noticed for her accidentally posted video of repairing the generator at the shooting base. After that, she began to help villagers repair various equipment, and her followers from all over the country also sent her some obsolete machinery to repair. 

1310481438_16453634363411n

1310481438_16453634363721n

1310481438_16453634364011n

The picture shows Lin Guoer was winding. (Xinhua/Ding Ning)

Typically, there are more than 200 shots in a seven to eight minute video, taking more than ten hours a day. If the machine is not work, it has to be disassembled and repaired again or to ask for help while getting stuck. Lin Guoer cost lots of time at the beginning and practiced a lot. 

1310481438_16453634364391n

1310481438_16453634364721n

The picture shows Lin Guoer was removing the wire of the motor of a grinder. (Xinhua/Ding Ning)

Lin Guoer does not update very often, and her videos are relatively long, but the data of her video is appreciable, and there are many avid followers rush her into updating. Many audiences said that Lin Guoer’s videos made them feel relieved. 

1310481438_16453634365091n

The picture shows Lin Guoer was applying insulating paint to the motor. (Xinhua/Ding Ning)

Lin Guoer said she didn’t like the life before becoming a blogger. 

1310481438_16453634365401n

The picture shows Lin Guoer was painting the repaired motor. (Xinhua/Ding Ning)

Now Lin Guoer has become the breadwinner of her family. 

1310481438_16453634365751n

The picture shows Lin Guoer was wiring the centrifugal switch for the motor. (Xinhua/Ding Ning)

Lin Guoer has a strong nostalgia. After graduation, she decided to return to her hometown and started to build her own creation base. By combining the local character and craft, she built a hometown in her mind through the way of video shooting. “I want to shoot more videos showing my hometown.” Lin Guoer said. 

1310481438_16453634366181n

The picture shows Lin Guoer was assembling the components of the motor. (Xinhua/Ding Ning)

Lin Guoer is a rare college student in the village. Villagers have great expectations for her. They thought she should stay in the city and do some intellectual work rather than repair the old machines. But she didn’t think so, “I believe that thinking and hardworking can help me to achieve something in my hometown!” 

1310481438_16453634366491n

The picture shows the repaired motor was grinding corn flour successfully. (Xinhua/Ding Ning)

Lin Guoer got a reputation in her hometown. The villagers also accepted what she did gradually and came to her for help to repair the agricultural equipment. “It’s exciting to welding! And I enjoy the process of assembling parts.” Facing a pile of waste equipment, Lin Guoer was delighted and began to repair immediately. 

1310481438_16453634366811n

The picture shows Lin Guoer sent the repaired motor to a villager. (Xinhua/Ding Ning)

1310481438_16453634367161n

The picture shows Lin Guoer was playing with her adopted dog. (Xinhua/Ding Ning)

Lin Guoer is full of passion, bouncing with great energy. She becomes more confident through shooting short videos and finding what she really loves. “I’m gratified to see my audience say that I love to laugh more and more in the videos.” 

1310481438_16453634367471n

The picture shows Lin Guoer’s working counter. (Xinhua/Ding Ning)

“My hometown is remote and economically backward. Many young people are unwilling to come back. I want to promote my hometown by shooting short videos and selling some agricultural products, so as to make my hometown richer and more lively.” Lin Guoer is full of confidence in the future because she is not afraid of hardship and fatigue.

1310481438_16453634367901n

The picture shows Lin Guoer was walking on the road with her adopted dog. (Xinhua/Ding Ning)

In the eyes of others, this is a story of a young girl returning home to start a business with the trend of short videos, but for Lin Guoer, she found a stage in her hometown and became a more confident and beautiful girl. 

Sunday, August 28, 2022

 Nhân chứng vụ trực thăng bắn chết 6 SQ/QLVNCH Trận Tết Mậu Thân 1968

 

BĐQ Lê Thanh Tùng

 

 

Mồng 2 Tết Nhâm Dần nhớ lại Mồng 2 Tết Mậu Thân 1968.

 

 

Phong trào chống đối chế độ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã được các ông sư đảng viên đảng cộng sản xách động lôi kéo dân chúng, thanh niên, sinh viên học sinh đã hời hợt, vô tâm, tham gia đình công, bãi khoá, ngày một đông thêm, học hành không được, rớt một năm là phải đi lính ngay nên tháng 04.1967, tôi tình nguyện nhập ngũ,  khoá 25 Sĩ Quan Thủ Đức, tên khoá là LÝ THƯỜNG KIỆT cùng với thằng bạn thân Nguyễn Việt  Hùng, mãn khoá ngày 12 tháng 01.1968,  cách Tết Mậu Thân 1968 có 18 ngày.

 

Tôi đang nghỉ phép mãn khoá và cùng gia đình đón Tết, thì có lệnh trình diện được ban hành qua đài phát thanh vì Việt Cộng đã vi phạm lệnh hưu chiến, tôi vào Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân Trung Ương, cách nhà bố tôi hơn 100 mét, trình diện, ở đây đã giao cho tôi 52 Hạ sĩ quan và binh sĩ từ khắp các quân khu về phép, đón năm mới cùng gia đình tại Saigon, Chợ Lớn và Gia Định. Sĩ Quan chỉ có mình tôi, vừa ra trường, chưa nhận đơn vị mới. Các vị Sĩ Quan khác thuộc quân số cơ hữu của Bộ Chỉ Huy Trung Ương, giữ các chức vụ Trưởng Khối, Trưởng Phòng, Trưởng Ban.  Tôi và 52 anh em này được giao nhiệm vụ đi theo giữ an ninh cho Bộ Chỉ Huy Hành Quân của Trung Tá Đào Bá Phước, Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân, Tư Lệnh Chiến Trường, đang đóng tại trường Phước  Đức đường Khổng Tử, Quận 5 Saigon.

 

Tôi chưa “đánh đấm” trận nào, “lính mới toanh”, kinh nghiệm chiến trường không có, nay phải “làm sao” với 52 chiến hữu Mũ Nâu, chắc chắn những anh em này “dày dạn” hơn tôi, 2 Thượng Sĩ, 4 Trung Sĩ, còn lại 46 người là binh nhì, binh nhất và vài Hạ Sĩ. Cấp số Trung Đội không thể nhiều như thế này, đây là số anh em được nghỉ phép về “ăn Tết” với gia đình, phải vào trình diện theo lệnh trên. Tôi xem 52 anh em Mũ Nâu này là đơn vị đầu tiên trong cuộc đời binh nghiệp của tôi, một vị Thượng Sĩ được cử làm phụ tá cho tôi, Trung đội quân số dồi dào nên cắt gác 2 vòng để giữ an ninh tuyệt đối cho Bộ Chỉ Huy Hành Quân, chung quanh khu vực đóng Bộ Chỉ Huy  đã có Việt Cộng xâm nhập, hãng rượu Bình Tây và nhà hàng Soái Kình Lâm đã bị chúng chiếm tầng lầu cao nhất, từ đó chúng đánh bằng lựu đạn, từ trên cao quăng lựu đạn xuống, B40, B41 thụt cháy xe Jeep chạy trên các con đường trong khu phố, dân chúng bị chúng giữ làm “con tin” nên việc nổ súng rất khó khăn vì phải tránh thiệt hại cho người dân, anh em binh sĩ phải áp dụng chiến thuật đánh “trong thành phố” chiếm từng cao ốc, từng căn nhà. Đục tường từ nhà này qua nhà khác, nhưng chưa đánh bật được chúng ra khỏi các khu xóm chúng đã xâm nhập, đa số anh em binh sĩ bị thương vì miểng lựu đạn. Tôi được lệnh chở thương binh về Tổng Y Viện Cộng Hoà, đoạn đường Đồng Khánh, chúng đã chiếm các cao ốc, từ trên cao chúng đã bắn B40, B41 xuống đường phố, làm cháy một số xe dân sự và quân sự, bây giờ phải làm sao để chở thương binh được an toàn? Tôi họp với các ông Thượng Sĩ có quá nhiều kinh nghiệm chiến trường, cho một xe  Jeep gắn cây Trung Liên 60 đi đầu, cửa sổ cao ốc nào mà mở ra là cứ bắn vào đó, bọn chúng không dám thò đầu để nã B40 xuống đường nữa, cứ như thế tôi đã hoàn thành công tác đưa được hết các thương binh về TYV Cộng Hoà để các Bác Sĩ cứu chữa cho họ. Đây là một kỷ niệm khó quên trong đời quân ngũ của tôi.

 

Ngày 02 tháng 06 năm 1968, chúng tôi được biết chúng đã chiếm trên lầu nhà hàng Soái Kình Lâm, từ trên cao, chúng tung lưu đạn xuống phiá đưới, trận chiến kéo dài nhưng khó đánh bật chúng ra khỏi nơi chúng đã chiếm giữ, bắt buộc phải gọi trực thăng tác xạ, bỗng một trái Rocket bắn trúng BCH hành quân đang họp trong trường Phước Đức, tiếng nổ, khói bụi mịt mờ, trung đội giữ an ninh của tôi được lệnh vào trường Phước Đức để tải thương và dọn dẹp. Các anh em lính tráng đã phải nhặt từng khúc xương, miếng thịt để các bạn quân y xếp đặt vào thân thể các SQ nạn nhân. Cố Đại Tá Đào Bá Phước, các mảnh vụn thân xác của cố ĐT văng tứ tung, cuối cùng thân xác các SQ thiệt mạng không còn đầy đủ, tất cả được chở về nhà xác TYV Cộng Hoà để tẩm liệm. Báo chí loan tin “bắn lầm”, điều này khó xảy ra vì khi muốn xạ kích một mục tiêu ngoài chiến trường, vị chỉ huy phải cho lính bò đến sát địa điểm xạ kích ném một trái khói màu để chỉ điểm, đánh trong thành phố còn khó hơn ngàn lần, chỉ điểm phải thật chính xác để trên trực thăng nhìn thấy hầu xạ kích đúng mục tiêu, việc xảy ra tại BCH Hành Quân không có chỉ điểm bằng khói mầu mà Tư Lệnh Chiến Trường là Trung Tá Đào Bá Phước, Liên Đoàn Trưởng LĐ5BĐQ/QLVNCH không ra lệnh trực thăng bắn vào chung quanh khu vực trường Phước Đức, thế thì làm sao “bắn lầm” được, có một thắc mắc, sự việc xẩy ra chưa có kết luận của cuộc điều tra, thì ông Đại Úy Mỹ lái chiếc trực thăng được điều về Hoa Kỳ ngay, các giới chức điều tra của QLVNCH đành bó tay? Đại Úy Tống Viết Lạc khi về TĐ51BĐQ, tôi đã hỏi ông về vụ này, ông cũng chỉ nói “tôi không ra lệnh bắn”, ông đã thăng cấp Trung Tá, sau 1975, ông bị đi tù cải tạo ngoài Bắc và nghe tin ông đã chết trong trại cải tạo trên đất của bọn “răng đen mã tấu”.

 

Bài viết này như một nén nhang tưởng nhớ đến cố Trung Tá Tống Viết  Lạc, và 6 Vị Sĩ Quan đã bị tử vong bởi trái Rocket của Trực Thăng Mỹ ngày 02 tháng 6 năm 1968 tại trường Phước Đức, Q.5.Saigon.

 

Bao giờ Ngũ Giác Đài “giải mật” vụ này?

 

Nói rõ, lúc xẩy ra “vụ này”, TT Tống Viết Lạc là Đại Úy Trưởng Ban 3 của BCH Chiến Trường, có nhiệm vụ ngồi trên trực thăng để ra lệnh xạ kích, có tin đồn là TT Nguyễn Văn Thiệu “thanh toán” các Sĩ Quan thân cận với Phó TT Nguyễn Cao Kỳ, có sự giúp sức của CIA, Mỹ, không biết sự thật như thế nào?

------------------------------- 

Đầu năm nhớ chuyện quá khứ, một bí ẩn lịch sử cận đại chưa được làm sáng tỏ.

Germany, 02.02.2022

MN LÊ THANH TÙNG, Tốt nghiệp K25SQTĐ, thuộc 51/LĐ6BĐQ/QLVNCH. Tại hải ngoai, thuộc Tổng Hội BĐQ/QLVNCH, được mang tên là TIỀN ĐỒN NATO.

 

 

BĐQ Lê Thanh Tùng

Tuesday, August 23, 2022

Thursday, August 18, 2022

 Tướng Đỗ Cao Trí, sau Tướng Trần Văn Đôn, là người biết nhận diện và trọng dụng tài ba quân sự xuất chúng của Tướng Hiếu. Khi Thiếu Tá Hiếu tốt nghiệp US Army Command and General Staff vào tháng 5 năm 1963, Tướng Trí bổ nhiệm Trung Tá Hiếu vào chức Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn 1 Bộ Binh, rồi Tư Lệnh của Sư Đoàn này khi ông được cử thay thế Tướng Lê Văn Nghiêm trong chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn I. Chính trong tư cách Tư Lệnh Sư Đoàn 1, Trung Tá Hiếu đã chỉ huy toán quân của Sư Đoàn 1 đến vây hãm dinh thự Cậu Cẩn và vào gặp riêng Cậu Cẩn. Tướng Hiếu đã thành công trong việc thuyết phục ông ra lệnh cho đơn vị phòng vệ dinh thự buông súng đầu hàng mà không phải tốn phí một viên đạn nào. Sau cuộc đảo chánh tháng 11 năm 1963, Đại Tá Hiếu được Tướng Trí đưa về Đà Nẵng làm Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn I; rồi khi Tướng Trí và Tướng Khánh hoán chuyển Quân Đoàn I và II với nhau, Đại Tá Hiếu theo Tướng Trí lên Pleiku giữ chức Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II. Ngày 10/9/1964, Tướng Trí bổ nhiệm Đại Tá Hiếu Tư Lệnh Sư Đoàn 22 Bộ Binh, nhưng rồi ông bị Tướng Khánh cách chức Tư Lệnh Quân Đoàn II, vì bị nghi dính líu vào vụ chính biến do Tướng Dương Văn Đức cầm đầu xảy ra vài ngày sau đó, 15/9/1964. Chỉ trong vòng 5 tuần lễ sau, ngày 24/10/1964, Đại Tá Hiếu được Tướng Nguyễn Hữu Có, người thay Tướng Trí trong chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn II, đưa trở lại chức vụ Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II. Không đầy một năm sau, ngày 20/6/1965, Tướng Vĩnh Lộc thay Tướng Có, và Đại Tá Hiếu tiếp tục giữ chức vụ Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II cho đến khi được Tướng Vĩnh Lộc bổ nhiệm làm Tư Lệnh Sư Đoàn 22 thay Tướng Nguyễn Thanh Sằng ngày 23/6/1966.

Ba năm sau, ngày 14/8/1969, Tướng Hiếu được Tướng Trí, Tư Lệnh Quân Đoàn III, triệu về nắm Sư Đoàn 5 Bộ Binh. Trong ba Tư Lệnh Sư Đoàn 5, 18 và 25 thuộc Quân Đoàn III, theo nhận xét của Đại Tá Nguyễn Khuyến, Chánh Sở An Ninh Quân Đội Quân Đoàn III, Tướng Trí "tỏ vẻ trọng dụng Tướng Hiếu nhất". Tướng Trí đã đặc biệt nhờ vào tài chỉ huy của Tướng Hiếu với Sư Đoàn 5 để cày nát chiến khu Dương Minh Châu và mật khu Hố Bò, khiến cho các đơn vị của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và Trung Ương Cục Miền Nam không còn chốn nương thân phải bỏ chạy qua ẩn nấu bên lãnh thổ Cam Bốt. Đầu năm 1971, khi Tổng Thống Thiệu muốn cử Tướng Trí thay Tướng Hoàng Xuân Lãm để cứu vãn tình trạng lún bùn bi đát của Hành Quân Lam Sơn 719, Tướng Trí muốn Tướng Hiếu thay mình trong chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn III, nhưng ông Thiệu không chịu và khi Tướng Trí thình lình bị tử nạn trực thăng vào tháng 2/1971, ông Thiệu cử Tướng Nguyễn Văn Minh thay Tướng Trí.

Ai cũng biết Tướng Trí là một tướng giỏi; nhưng chỉ có ít người, trong số đó có Tướng Trí, biết Tướng Hiếu cũng là một tướng giỏi. Sau đây xin chứng minh điều đó qua một số chiến công do Tướng Hiếu đã thực hiện.

Hành Quân Đỗ Xá


 


General Nguyen Van Hieu, Hành Quân Đỗ Xá


 


Tướng Trí đã ủy thác cho Đại Tá Hiếu, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II, điều nghiên và thi hành Hành Quân Quyết Thắng 202 đánh thẳng vào mật khu bất khả xâm phạm Đỗ Xá của Việt Cộng, nằm sâu trong dãy núi Trường Sơn tại giáp giới ba tỉnh Kontum, Quảng Ngãi và Quảng Tín, từ 27 tháng 4 đến 27 tháng 5 năm 1964.

Tham dự cuộc hành quân này gồm có các đơn vị của Trung Đoàn 50 thuộc Sư Đoàn 25 dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá Phan Trọng Trinh, bốn tiểu đoàn Biệt Động Quân dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá Sơn Thương và một tiểu đoàn Dù dưới quyền chỉ huy của Đại Úy Ngô Quang Trưởng.

Các toán quân được trực thăng vận tới hai địa điểm đổ bộ do ba phi đội trực thăng yểm trợ: phi đội HMM-364 của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, phi đội 117 và phi đội 119 thuộc Phi Đoàn 52 Không Lực Lục Quân Hoa Kỳ.

Cộng Quân tấn công mãnh liệt các phi vụ đổ bộ trong hai ngày đầu, sau đó chúng lủi chốn tránh né đụng độ. Tuy vậy, Hành Quân Đỗ Xá đạt được thành quả sau đây: phá hủy hệ thống truyền tin của bộ chỉ huy Việt Cộng gồm năm trạm phát thanh, một trạm dùng để liên lạc với Bắc Việt, và bốn trạm dùng để liên lạc với các đơn vị Việt Cộng hoạt động tại các tỉnh lỵ; địch tổn thất 62 chết, 17 bị bắt, hai súng phòng không 52 ly, một súng liên thanh 30 ly, 69 súng cá nhân, và một số lượng lớn mìn và lựu đạn, các dụng cụ công binh, chất nổ, thuốc men và tài liệu; phá hủy 185 căn nhà, 17 tấn lương thực và 292 mẫu mùa màng.

Hành Quân Thần Phong


Map of Than Phong Operation Battle


 


Năm 1965, Cộng Quân tấn công ồ ạt khắp vùng Cao Nguyên thuộc Quân Khu II. Vào đầu tháng 7 năm 1965, ba trung đoàn BV (32, 33, và 66) đã hoàn toàn cô lập hóa vùng Cao Nguyên. Các đơn vị bạn không còn xử dụng được các Quốc Lộ 1, 11, 14, 19 và 21, và mọi tiếp tế cho vùng Cao Nguyên chỉ có thể thực hiện qua đường hàng không.

Ngày 8 tháng 7 năm 1965, Tướng Vĩnh Lộc ủy thác cho Đại Tá Hiếu, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II, điều nghiên kế hoạch khai thông Quốc Lộ 19.


Trái ngược với thông lệ khi hành quân khai lộ là tập trung một lực lượng quân lính to lớn để tuần tự dẹp các ổ phục kích và nút chận của địch quân dọc trên quốc lộ, Đại Tá Hiếu đã nghĩ ra kế cấm cản địch quân thiết lập các ổ phục kích và nút chận bằng cách dùng chiến thuật dương đông kích tây. Từ ngày N-6 đến N+2, Đại Tá Hiếu cho Sư Đoàn 22 và Thiết Vận 3 đánh thốc từ Qui Nhơn xuống Tuy Hòa trên Quốc Lộ 1; cho Chiến Đoàn 2 Dù cùng Địa Phương Quân và Nhóm Dân Sự Chiến Đấu tấn công tái chiếm Quận Lệ Thanh; cho Chiến Đoàn Alpha TQLC và Trung Đoàn 42 đánh từ Pleiku lên Bắc Dak Sut trên Quốc Lộ 14; và cho Tiểu Đoàn Công Binh Chiến Đấu đánh từ Phú Bổn đến Tuy Hòa để sửa chữa Liên Tỉnh Lộ 7.


 


Map of Than Phong Operation Battle


 


Sau khi gây hoang mang cho địch quân với đồng loạt các cuộc hành quân qui mô đó, Đại Tá Hiếu "dồn ép Việt Cộng từ ba hướng với các cuộc tiến quân phát xuất từ Pleiku và Qui Nhơn và một bủa vây thẳng góc từ bắc An Khê tung xuống. Những động tác này được thi hành bởi một chiến đoàn của tiểu khu Pleiku phát xuất từ Pleiku, hai chiến đoàn của Sư Đoàn 22 Bộ Binh phát xuất từ Qui Nhơn, và một chiến đoàn của hai tiểu đoàn Dù được trực thăng vận vào mạn bắc An Khê và tấn công xuống hướng nam với Chiến Đoàn Alpha của Lữ Đoàn TQLC thực hiện việc kết nối," đồng thời "đặt để một lực lượng trừ bị lớn mạnh gồm ba tiểu đoàn (một biệt động quân, một thủy quân lục chiến, và một dù) và hai đơn vị thiết giáp tại các địa điểm chiến thuật: Pleiku, Suối Đồi, An Khê và Đèo Mang." Nhờ vậy, các đoàn xe vận tải có hộ tống có thể di chuyển ngày đêm trên Quốc Lộ 19 trong 5 ngày từ N+3 đến N+7, "gầy dựng được một tồn trữ tiên khởi tiếp tế lên tới 5,365 tấn tại Pleiku". Tiếp đó các đơn vị hành quân rút về các căn cứ trong hai ngày N+8 và N+9.

Kết quả của Hành Quân Thần Phong là “các đoàn xe được hộ tống tạo một sinh khí mới trên Vùng Cao Nguyên. Vật giá thực phẩm và hành hóa thuyên giảm từ 25 đến 30 phần trăm, đồng thời dân chúng hồi phục cảm nghiệm an ninh, tin tưởng và hy vọng. Các học sinh tại Pleiku tình nguyện giúp quân lính gỡ hàng xuống, và dân chúng trước đây di tản nay trở về làng xã.”

Trận Đánh Pleime


 


Map of Pleimer Ia Drang Valley Operation Battle


 


Sau khi thất bại đánh chiếm trại Lực Lượng Đặc Biệt Đức Cơ tháng 8/1965, vào tháng 10/1965 Tướng Võ Nguyên Giáp phát động Chiến Dịch Đông Xuân nhằm cắt Nam Việt Nam làm đôi, từ Pleiku thuộc vùng cao nguyên xuống đến Qui Nhơn thuộc vùng duyên hải. Kế hoạch của Tướng mặt trận VC Chu Huy Mân như sau: 1. Trung Đoàn 33 BV vây hãm tiền đồn Pleime để nhử Quân Đoàn 2 đem viện binh từ Pleiku kéo xuống; 2. Trung Đoàn 32 BV nằm phục kích đón chờ quân viện binh (một con mồi ngon khi không được yểm trợ bởi hỏa lực của các căn cứ pháo binh đặt gần bên); 3. sau khi triệt hạ viện binh, Trung Đoàn 32 BV trở đầu tiếp sức Trung Đoàn 33 BV thanh toán trại Pleime; 4. đồng thời một khi tuyến phòng thủ của tỉnh Pleiku bị suy yếu vì phải đưa quân tiếp cứu trại Pleime, Trung Đoàn 66 BV sẽ khởi sự tấn kích cầm chừng Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2, chờ cho Trung Đoàn 32 và 33 BV thanh toán xong trại Pleime lên tiếp sức tấn chiếm tỉnh Pleiku.

Để hóa giải chiêu độc địa của Tướng Chu Huy Mân, Đại Tá Hiếu, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II bàn định kế hoạch với Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ như sau: 1. Quân Đoàn II làm bộ mắc mưu địch phái một đơn vị Biệt Kích hỗn hợp Mỹ Việt tới trại Pleime trước để tiếp sức với quân đồn trú bảo vệ trại; 2. gửi một Chiến Đoàn từ Pleiku xuống tiếp cứu trại Pleime; 3. Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ sẽ gửi một Lữ Đoàn thay thế số quân đi tiếp ứng bảo vệ tỉnh Pleiku; 4. đồng thời Sư Đoàn 1 Không Kỵ sẽ trực thăng vận nhiều pháo đội rải rác tại các vị trí gần địa điểm phục kích dùng thế "tiền pháo hậu xe" yểm trợ cho Chiến Đoàn tiếp cứu khi hữu sự.

Nhờ vậy mà Trung Đoàn 66 BV bị vô hiệu hóa nằm bất động ở rặng núi Chu Prong, Trung Đoàn 33 BV bị đánh tan tành ở điểm phục kích, và Trung Đoàn 32 BV phải bỏ vây hãm căn cứ Pleime và tiu nghỉu tháo lui vào rừng rậm.

Hành Quân Đại Bàng 800

Tháng 6 năm 1966, Tướng Vĩnh Lộc bổ nhiệm Đại Tá Hiếu làm Tư Lệnh Sư Đoàn 22 Bộ Binh. Đầu tháng 2 năm 1967, Đại Tá Hiếu phát động Hành Quân Đại Bàng 800. Trước đó ròng rã ba ngày, các đơn vị của Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Hoa Kỳ, ráo riết truy lùng địch quân, nhưng thất bại không phát hiện được một mống du kích quân nào. Thay vì đi lùng kiếm địch, Đại Tá Hiếu khôn khéo hơn xoay qua kế dụ địch, bằng cách phái một trung đoàn trừ vào vùng Phù Mỹ đóng quân qua đêm, biết chắc là các điệp viên địch quân trà trộn trong dân chúng sẽ báo cáo quân số yếu kém của đơn vị bạn. Trong khi đó, Đại Tá Hiếu ếm sẵn một tiểu đoàn bộ binh cơ giới và một thiết đoàn kỵ binh cách địa điểm đóng quân 10 cây số, ngoài mọi tầm quan sát của địch. Thế là địch tưởng bở ngỡ là có một con mồi ngon, tung ra một trung đoàn thuộc Sư Đoàn 3 Sao Vàng BV, định xơi tái trung đoàn trừ vào lúc 2 giờ sáng. Được báo động, Đại Tá Hiếu ra lệnh cho đơn vị trừ bị phóng tới cắt đường tháo lui của địch và đồng thời hợp lực với quân trú phòng tạo thế gọng kìm làm thịt địch quân. Kết quả là sau ba tiếng đồng hồ giao tranh, địch quân bỏ lại hơn 300 xác chết và vô số súng ống ngổn ngang trên bãi chiến trường.

Hành Quân Vượt Biên Snoul


Map Of Snoul Operation Battle


 


Tháng 8 năm 1969, Tướng Hiếu được Tướng Trí giao cho Sư Đoàn 5 Bộ Binh. Cuối năm 1970, Tướng Hiếu bàn định với Tướng Trí phải dụ địch bằng cách đặt một trung đoàn ở Snoul sâu trong lãnh thổ Căm Bốt, phía bắc Lộc Ninh trên Quốc Lộ 13. Bắc Quân có 3 Sư Đoàn (5, 7 và 9) hoạt động quanh vùng đó. Quân Đoàn III sẵn sàng dốc toàn bộ 3 Sư Đoàn 5, 18 và 25 nếu Cộng Quân dám tung quân vào trận chiến một, hai hay cả ba sư đoàn. Rủi ro thay, Tướng Trí bị tử nạn trực thăng cuối tháng 2 năm 1971, và Tướng Minh, người thay thế Tướng Trí, không chịu thi hành đến cùng kế hoạch dụ địch vào phút chót, khi Chiến Đoàn 8 thành công dụ địch bu quanh Snoul với hai Sư Đoàn 5 và 7 BV. Quân lính phòng thủ của Chiến Đoàn 8, khi không thấy viện binh tới mà cũng không có B-52 đến yểm trợ, sắp phải toan phất cờ trắng đầu hàng. Tuy nhiên, Tướng Hiếu đã trở tay kịp để rút quân an toàn về tới Lộc Ninh. Cuộc lui binh được thực hiện cách trật tự qua ba giai đoạn: (1) ngày 29/5/1971, Tiểu Đoàn 1/8 phá vỡ vòng vây rút từ tiền đồn nằm ở phía bắc Snoul về chợ Snoul, nơi đóng quân của Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn 8; (2) ngày 30/5/1971, Chiến Đoàn 8 dùng Tiểu Đoàn 1/8 làm mũi giáo chọc thủng vòng vây địch, kéo theo các Tiểu Đoàn 2/8, Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn, Thiết Đoàn 1 với Tiểu Đoàn 2/7 bọc hậu, rút từ Snoul tới địa điểm đóng quân của Tiểu Đoàn 3/8, cách Snoul 3 cây số trên Quốc Lộ 13; (3) ngày 31/5/1971, Tiểu Đoàn 3/8 thay Tiểu Đoàn 1/8 làm mũi giáo chọc thủng vòng vây, kéo theo sau Tiểu Đoàn 3/9, Tiểu Đoàn 2/7, Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn, Thiết Đoàn 1 với Tiểu Đoàn 1/8 bọc hậu, rút từ địa điểm 3 cây số cách biên giới Việt Miên này về tới Lộc Ninh.

Trong chiến sử QLVNCH, thử hỏi mấy ai thực hiện được một cuộc lui binh tài tình như vậy?

Hành Quân Svay Riêng


Năm 1974, trong tư cách Tư Lệnh Phó Hành Quân Quân Đoàn III, phụ tá cho Tướng Phạm Quốc Thuần, Tướng Hiếu đã áp dụng chiến thuật Blitzkrieg (chiến trận thần tốc) để giải tỏa áp lực của Sư Đoàn 5 BV từ tỉnh lỵ Svay Riêng trong vùng Mỏ Vẹt thuộc lãnh thổ Cam Bốt nhằm vào căn cứ Đức Huệ. Trước hết, Tướng Hiếu dùng hai mươi tiểu đoàn di động bao quanh vùng Mỏ Vẹt. Tiếp đến, ngày 27 tháng 4, Tướng Hiếu tung Trung Đoàn 49 Bộ Binh và Liên Đoàn 7 Biệt Động Quân qua vùng đồng lầy quanh Đức Huệ tiến tới biên giới Cam Bốt, và cho Không Quân bắn phá dội bom các vị trí đóng quân của Sư Đoàn 5 BV. Đồng thời, Tướng Hiếu cậy nhờ hai tiểu đoàn ĐPQ của Quân Đoàn IV từ Mộc Hóa tấn lên phía Bắc, thiết lập những nút chận mạn Đông Nam của vùng tập trung quân và khu tiếp vận của Sư Đoàn 5 BV.

Vào ngày 28 tháng 4, Tướng Hiếu tung mười một tiểu đoàn vào trận địa để thực hiện những cuộc hành quân tiên khởi chuẩn bị cho cuộc tấn công chính.

Vào sáng ngày 29 tháng 4, ba chi đoàn thiết giáp của Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III chọc thủng qua biên giới Cam Bốt từ phía Tây Gò Dầu Hạ, nhắm hướng bản doanh bộ tư lệnh của Sư Đoàn 5 BV mà xông tới.

Trong khi đó, Chiến Đoàn Bộ Binh và Thiết Giáp của Quân Đoàn IV được điều động xuất phát từ Mộc Hóa tiến qua biên giới đi vào vùng Cẳng Chân Voi, đe dọa đường rút lui của Trung Đoàn 275 BV. Trong khi các chi đoàn Thiết Giáp tiếp tục xông tới, tiến sâu đến mười sáu cây số vào lãnh thổ Cam Bốt trước khi chuyển bánh lái về phía Nam hướng về tỉnh lỵ Hậu Nghĩa, và trong khi các trực thăng đổ quân bất ngờ xuống các vị trí địch quân, các đơn vị khác của QLVNCH phát động những cuộc hành quân đánh chớp nhoáng vào vùng giữa Đức Huệ và Gò Dầu Hạ.

Ngày 10 tháng 5, khi đơn vị cuối cùng của QLVNCH trở về căn cứ, các hệ thống truyền tin và tiếp vận của Cộng quân trong vùng bị phá vỡ trầm trọng. Cộng quân thiệt hại hơn 1,200 chết, 65 bị bắt, và hàng trăm khí giới bị tịch thu. Mặt khác, nhờ vào các yếu tố vận tốc, bí mật, và phối trí của một hành quân đa diện, QLVNCH chỉ bị chết có dưới 100 quân lính.

Trận Svay Riêng này là trận đánh lớn nhất và thành công nhất sau cùng QLVNCH thực hiện trước ngày mất nước với sự tham dự đồng loạt và qui mô của một lực lượng tương đương với ba sư đoàn thuộc Quân Đoàn III và IV

Trong 6 trận đánh kể trên, ngoại trừ Đại Bàng 800 và Snoul, công lao của các trận kia đều được gán cho các tướng lãnh khác: Đỗ Xá, Đỗ Cao Trí; Thần Phong và Pleime, Vĩnh Lộc; và Svay Riêng, Phạm Quốc Thuần.

Kết Luận

Tướng Hoàng Xuân Lãm viết trong thư đề ngày 01/03/1999: "Chúng tôi anh em khóa Trần Hưng Đạo rất hãnh diện có một người bạn trung trực và hiên ngang như Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu."

Và Tướng Lữ Lan viết trong thư đề ngày 27/09/1999: "Năm kia, Đại Tá Trịnh Tiếu, Trưởng Phòng 2 Quân Đoàn 2, đã từ trần ở California, để lại mấy bài viết về cuộc đời phụng sự QLVNCH có đoạn nhắc tới Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, với lòng kính mến tuyệt đối, một Cấp Chỉ Huy ưu tú, thanh liêm và khả kính nhất".

Nguyễn Văn Tín

Ngày 12/12/2004

(Viết riêng cho đặc san Đa Hiệu)


Về Thư Ngỏ Của Tướng Trần Quang Khôi liên quan đến bài Tướng Nguyễn Văn Hiếu – SVSQ Khoá 3 Trần Hưng Đạo

Bài Tướng Nguyễn Văn Hiếu, SVSQ Khóa 3 Trần Hưng Đạo được đăng trên Đa Hiệu số 74 tháng 6 năm 2005 tại trang 44-60. Đồng thời bài Cuộc Phản Công Chớp Nhoáng của Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh tại Đức Huệ của Tướng Trần Quang Khôi cũng được đăng trong số tạp chí này tại trang 171-197. Bài này của Tướng Khôi cũng được đăng trong cuốn sách Thép và Máu (2005) của Đại Tá Hà Mai Việt tại trang 320-331.

Vì hai bài trên cùng đăng trong số 74 Đa Hiệu, nên Tướng Khôi không thể không để ý tới bài Tướng Nguyễn Văn Hiếu, SVSQ Khóa 3 Trần Hưng Đạo, nhất là khi trong bài này cũng đề cập tới hành quân Svay Riêng mà ông gọi là Cuộc Phản Công Chớp Nhoáng của Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh tại Đức Huệ. Tướng Khôi đã có một phản ứng mạnh mẽ biểu lộ qua thư ngỏ ông gửi Ông Chủ Nhiệm và Chủ Bút Đa Hiệu ngày 22 tháng 7 năm 2005:


 


Open letter from General Tran Quang Khoi


 


Open letter from General Tran Quang Khoi


 


Tướng Khôi nói là “trong 5 cuộc HQ mà Ô. Nguyễn V. Tín kể ra, tôi có trực tiếp tham dự 3 cuộc HQ. Những gì ông viết ra trong 3 cuộc HQ này là không đúng với sự thật: HQ Đỗ Xá, HQ vượt biên Snoul và HQ Svay Riêng.” Tướng Khôi viết tiếp là “ông [Tín] không hiểu về tổ chức chỉ huy, về tổ chức đơn vị nên viết lung tung dựa vào sự suy diễn và tưởng tượng.”

Tôi xin thưa với Tướng Khôi là bài Tướng Nguyễn Văn Hiếu, SVSQ Khóa 3 Trần Hưng Đạo được viết riêng cho Đa Hiệu là tóm tắt của những bài viết về các cuộc hành quân và trận đánh của Tướng Hiếu đăng trên mạng lưới nơi Trang Nhà Tướng Hiếu. Vì viết cho độc giả đại chúng của Đa Hiệu gồm cả thế hệ trẻ của đại gia đình Võ Bị Đà Lạt, nên không ghi chú các xuất xứ. Xin mời Tướng Khôi vào trang nhà Tướng Hiếu sẽ nhận thức tôi viết theo “suy diễn và tưởng tượng” hay “viết có sách mách có chứng”.

Trong khi chờ đợi Tướng Khôi mở máy điện toán, để tranh thủ thời gian, tôi xin liệt kê các nguồn xuất xứ của ba đoạn viết về ba cuộc HQ Tướng Khôi nêu lên.

HQ Đỗ Xá được viết dựa vào chứng từ của Tướng Lữ Lan, ba bản tường trình tình báo hằng tuần của CIA, bài Yểm Trợ Chiến Dịch Đỗ Xá (Do Xa Strike Mission) của Thiếu Tá Franklin A. Gulledge, TQLCHK, bài Phi Ðoàn 52 LQHK Yểm Trợ Chiến Dịch Đỗ Xá (US 52nd Aviation Battalion Supporting Do Xa Operation) của William E. McGee, và tường thuật của nhật báo New York Times The New York Times Tường Thuật Hành Quân Đỗ Xá (Do Xa Operation in New York Times).

HQ Snoul được viết dựa vào ba lá thư của Tướng Hiếu, ba tiêu lệnh hành quân (Toàn Thắng 8/B/5, Đặt Máy Dò Thám, Lộc Ninh), công điện mật số 3685/BCH/HQ/SĐ5/P3/, mật điện số mã 1652 ngày 062330H/05/71, Công Văn số 639/SD5BB/CL/ADHT của Bộ Tổng Tham Mưu, bài Trận Snoul Và Những Hậu Quả của Trần Văn Thưởng, TĐ1/8, bài Một Chuyến Chui Qua Cửa Ải Hỏa Ngục (A Trip Through the Gates of Hell) của Dan Sutherland, hai bài viết của Việt Cộng ghi trong bài Trận Snoul Dưới Mắt VC, và tường thuật của nhật báo New York Times The New York Times Tường Thuật Hành Quân Snoul (Snoul Operation in New York Times).

HQ Svay Riêng được viết dựa theo bài Hành Quân Svay Riêng (Svay Rieng Operation) của Samuel Lipsman và Stephen Weiss, The False Peace, The Vietnam Experience, Boston Publishing Company)

Tướng Khôi minh họa trí tưởng tượng của tôi như sau: “Ví dụ HQ Svay Riêng: không có cuộc HQ nào gọi là HQ Svay Riêng, chỉ có cuộc HQ phản công của LLXKQĐIII ở căn cứ Đức Huệ (xem Đa Hiệu 74 trang 171-197). Ông Tín (trang 58) viết: “…tướng Hiếu áp dụng chiến thuật Blitzkrieg (chiến trận thần tốc) để giải tỏa áp lực của SĐ5BV, tướng Hiếu dùng 20 tiểu đoàn di động … Ngày 28 tháng 4, tướng Hiếu tung 11 tiểu đoàn v.v…” Và Tướng Khôi khẳng định: “Tất cả những điều này là do óc tưởng tượng của Ô. Tín.”

Để đáp lại lời cáo buộc hàm hồ của Tướng Khôi, tôi xin trích dẫn nguyên văn lời của hai nhà sử gia Samuel Lipsman và Stephen Weiss để đối chiếu với các trích dẫn trên của Tướng Khôi: “That threat had materialized on March 27 when units of the 5th [NVA] Division attacked and invested the ARVN base at Duc Hue. As April wore on, and Communist forays out of Svay Rieng Province in Cambodia increased, III Corps commander Lieutenant General Pham Quoc Thuan collected twenty South Vietnamese maneuver battalions around the Parrot's Beak, determined to neutralize the North Vietnamese before the onset of the heavy rains of the summer monsoon. […] On April 28, with eleven ARVN battalions already in the field mounting a variety of operations preliminary to the major assault Thuan had readied for the following day. […] On the other hand, the speed, secrecy, and coordination of the multifaceted operation had limited ARVN KIA to fewer than 100.”

Nếu Tướng Khôi cho là hai nhà sử gia Samuel Lipsman và Stephen Weiss dùng trí tưởng tượng để dựng tạo cuộc HQ Svay Riêng, thì tôi xin đầu hàng chịu thua.

Thật ra thì bài viết của Lipsman và Weiss về cuộc hành quân Svay Riêng được gần như sao chép lại đoạn viết Cẳng Chân Voi và Cánh Thiên Thần về cuộc hành quân này của Đại Tá William Le Gro, sĩ quan tình báo Mỹ. Đại Tá Le Gro ghi rõ các nguồn tham khảo của đoạn viết này: Các dữ kiện hành quân về Trị Pháp và các trận đánh bên Căm Bốt được tham khảo từ các bàn tình hình, các báo cáo, và các tổng lược tình báo hàng tuần của DAO Sài Gòn, cũng như từ các bản tổng lược hàng tuần của Phòng 2/Bộ Tổng Tham Mưu. Các kẽ hở trong thông tin được khỏa lấp bởi các tham khảo ghi chép riêng của tác giả và các bản tường trình từ các văn phòng của Sư Quán Hoa Kỳ, Sài Gòn.

Nếu 30 năm trước, khi nắm sinh mạng của các chiến binh thuộc LLXKQDIII, mà Tướng Khôi hành xử như ông hành xử trong vụ này khi ông hớ hêng nhận định sai lầm là tôi hoàn toàn dựa vào óc tưởng tượng, rồi đả kích tôi một cách quyết liệt không chút nương tay, thì thử hỏi khi ông xua quân và thiết giáp tấn công địch sau khi ông nhận định sai lầm về ý đồ và khả năng địch, sự tổn hại đến đạo quân của ông sẽ tai hại đến mức độ nào.

Bây giờ, tôi xin bàn tới lời khẳng định của Tướng Khôi: “Không có cuộc HQ nào gọi là HQ Svay Riêng, chỉ có cuộc HQ phản công của LLXKQĐIII ở căn cứ Đức Huệ”.

Sở dĩ Tướng Khôi nhất quyết như vậy là ông không biết là cuộc phản công do ông chỉ huy chỉ là một thành phần trong toàn bộ HQ Svay Riêng, vì trong tư cách một Tư Lệnh của một đơn vị tăng phái ông chỉ có cái nhìn hạn hẹp của vai trò của mình mà không có được cái nhìn bao quát của toàn cuộc Hành Quân Svay Riêng như hai sử gia Samuel Lipsman và Stephen Weìss mô tả. Nói tán rộng ra, khi một người kể lại một trận đánh mình có tham dự, thì sự mô tả đó thường chỉ hạn hẹp tùy theo vai trò của người đó trong trận đánh: binh sĩ, tiểu đội trưởng, trung đội trưởng, tiểu đoàn trưởng, trung đoàn trưởng, sư đoàn trưởng, tham mưu trưởng hay chỉ huy trưởng của đơn vị tăng phái, v.v…

Trong trường hợp HQ Đỗ Xá, không biết lúc đó Tướng Khôi mang cấp bậc gì, trung úy hay đại úy (Tướng Ngô Quang Trưởng tham dự HQ Đỗ Xá với tư cách Đại Úy Tiểu Đoàn Trưởng TĐ5 Dù), và đóng vai trò gì. Còn trong trường hợp HQ Snoul, vào thời đó Tướng Khôi là Tư Lệnh LLXKQĐIII được tăng phái cho Sư Đoàn 5 Bộ Binh vào ngày cuối của cuộc lui binh, tức ngày 31/5/1971, khi mà cuộc lui binh khởi sự từ ngày 25/5; và LLXKQĐIII chỉ tiến sâu vào nội địa Cam Bốt 3 cây số trên đường tiếp cứu Chiến Đoàn 8. Do đó, tất cả những điều xảy ra trên chiến trường từ ngày 25 tới ngày 30, ông đâu có am tường, cho dù ông "có trực tiếp tham dự" cuộc HQ Snoul, để mà ông dám quả quyết là những điều tôi kể ra "không đúng với sự thật".

Xin mời Tướng Khôi đọc đoạn trích Cẳng Chân Voi và Cánh Thiên Thần lấy từ cuốn sách Vietnam: Cease Fire To Capitulation của Đại Tá William Le Gro, sĩ quan tình báo Mỹ. Đoạn này mô tả chiến dịch Svay Riêng và nêu rõ Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III do Tướng Khôi chỉ huy chỉ được Bộ Tư Lệnh cho tham chiến vào Giai Đoạn II của chiến dịch.

Tôi không đồng ý với Tướng Khôi nói là “Nếu tướng Hiếu còn sống, mà đọc bài của Ô Tín viết về ông, tôi nghĩ tướng Hiếu sẽ rất bất mãn”. Tướng Hiếu chỉ bất mãn trong trường hợp tôi “viết các cuộc HQ một cách méo mó, sai sự thật, không dựa vào những sự kiện lịch sử”. Đàng này tôi hết sức cố gắng thu thập càng nhiều tài liệu và chứng từ càng tốt, kể cả của Việt Cộng, vì vốn tự biết mình là giới dân sự “không hiểu về tổ chức chỉ huy, về tổ chức đơn vị”. Tôi thiết nghĩ anh tôi, dù đã chết, phải lấy làm hãnh diện khi thấy tôi trả lại các công trạng chiến trận cho ảnh, những công trạng mà khi anh tôi còn sống được gán cho các thượng cấp của anh tôi, như tôi nhận xét trong bài này (Trong 6 trận đánh kể trên, ngoại trừ Đại Bàng 800 và Snoul, công lao của các trận kia đều được gán cho các tướng lãnh khác: Đỗ Xá, Đỗ Cao Trí; Thần Phong và Pleime, Vĩnh Lộc; và Svay Riêng, Phạm Quốc Thuần)- và bây giờ lại thêm Trần Quang Khôi (?!).

Anh tôi, tuy không thích khoe khoang, nhưng không khỏi cảm thấy khoái, như mọi người phàm, khi được người khác khen ngợi công việc mình làm. Trong vụ phơi bày lạm dụng Quỹ Tiết Kiệm Quân Đội, Tướng Hiếu đã khoe với viên chức Sứ Quán Mỹ:

6. Tướng Hiếu nói là tiếp sau màn trình diễn trên đài truyền hình ông được một số sĩ quan QLVNCH khen ngợi ông về bản tường trình. Một tướng lãnh bạn chú thích là cảm tưởng thoạt tiên cho là Phó Tổng Thống Hương chỉ là một "Con Cọp Giấy" trong vấn đề tham nhũng nay đã biến cải sau khi bản tường trình được công bố.

Đối với lời "đề nghị Tòa Soạn Đa Hiệu nên rất thận trọng khi xét đăng những bài do những người dân sự viết về quân sự" của Tướng Khôi, tôi xin có hai ý kiến. Một là: dù trường hợp người dân sự hay người quân sự viết về quân sự thì cũng phải có thái độ thận trọng như nhau; điều quan trọng không phải là dân sự hay quân sự, mà là giá trị của nguồn tin và tài liệu tham khảo; mà có lẽ nên thận trọng hơn khi là người quân sự viết, vì biết một tí có bề dễ thêm bớt (chẳng hạn chỉ tiến sâu tới cây số 3 thì lại nói cương lên là thọc sâu tới tận cây số 9), hơn là người dân sự không biết gì hết khi viết mà không dựa vào nguồn tin hay tài liệu thì dễ bị lật tẩy ngay là đồ tưởng tượng (thử hỏi, thường các sử gia viết về quân sử là người dân sự hay người quân sự?). Hai là: khi cho đăng bài của tôi, Ông Chủ Nhiệm và Chủ Bút Đa Hiệu đã biết thừa đến mức độ sưu tầm dồi dào và giá trị của các tài liệu tham khảo trong Trang Nhà Tướng Hiếu và cuốn sách Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, Một Viên Ngọc Ẩn Tàng được giới thiệu cùng trong số Đa Hiệu 74 nơi trang 304; chẳng hóa người mù lại muốn dạy khôn người sáng mắt sao?

Thêm một điểm chót. Tướng Khôi viết: "Ô. Tín có quyền vinh danh tướng Nguyễn Văn Hiếu về tài năng và đức độ nhưng không được viết các cuộc HQ một cách méo mó, sai sự thật, không dựa vào những sự kiện lịch sử". Tôi thiết nghĩ chắc Tướng Khôi ngụ ý không nên viết ? Vì ở nước tôn trọng tự do ngôn luận này, đâu có ai lại cấm đoán người khác như vậy.

Nguyễn Văn Tín

Ngày 04 tháng 09 năm 2005

- Tái bút ngày 10/12/2005 - Nhân dịp tiếp xúc với Đại Tá Lê Tất Biên, BĐQ, về sự tham dự của Lực Lượng Đặc Biệt trong Chiến Dịch Đỗ Xá năm 1964, tôi hỏi ông về trận Đức Huệ. Ông cho biết là Tướng Khôi có hỏi ông rất nhiều về các chi tiết trận đánh liên quan đến vai trò của Biệt Động Quân. Trong trận đó, coi như Lữ Đoàn 3 Thiết Giáp của Tướng Khôi được tăng phái cho Liên Đoàn 33 BĐQ. Trên nguyên tắc, khi xử dụng nhị thức bộ binh thiết giáp, chỉ huy trưởng bộ binh nắm quyền chỉ huy chiến đoàn. Nhưng vì ông là trung tá, còn ông Khôi là chuẩn tướng, nên Tướng Khôi được nhường phần chỉ huy trận đánh. Tuy nhiên, lực lượng chủ động vẫn là các đơn vị bộ binh. Ngoài ra, ông cho biết thêm đáng lẽ ra ông được thăng lên cấp đại tá sau trận đánh, nhưng Tướng Khôi đã dành lấy phần thưởng đó cho tư lệnh phó thiết giáp của ông. Quả là Tướng Khôi đã không vô tư trong bài tường thuật về trận đánh Đức Huệ; trái lại, ông có vẻ nói cương lên hơi nhiều.

- Tái bút ngày 24/10/2008 - Xin mời Chuẩn Tướng Khôi vào xem bài Mặt Trận Đức Huệ để có tầm nhìn chính xác hơn về trận đánh. Trong buổi trình diễn bản nhạc hòa tấu Mặt trận Đức Huệ, Chuẩn Tướng Khôi là nhạc công chơi nhạc cụ thiết giáp, Tướng Hiếu là nhạc trưởng điều khiển toàn ban nhạc gồm nhiều nhạc cụ khác nhau.

- Tái bút ngày 13/12/2008 - Trong bài viết Từ Trị Pháp Đến Svây Riêng, tác giả Mê Kông đề cập tới vai trò của Tướng Hiếu và Tướng Khôi trong Mặt Trận Đức Huệ.

- Tái bút ngày 19/08/2009 - Tôi nhận được điện thư sau đây có người tìm cách liên lạc với Tướng Khôi để xin một đính chính liên quan tới tên của Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 46/SĐ25BB bị tử thương trong trận đánh Đức Huệ:

Chúng tôi đọc bài viết của Tướng Trần Quang Khôi Chân dung người chiến sĩ thiết giáp kỵ binh và biệt động quân trong hai năm cuối của cuộc chiến tranh Việt Nam (1974-1975) - Trận Đức Huệ. Sau bao nhiêu tìm kiếm địa chỉ để có thể liên lạc với ông Khôi, nhưng không được, chúng tôi chỉ thấy có một chút liên lạc đến với "generalhieu.com" với địa chỉ email này.

Chúng tôi là bạn của con ông Trung tá Cao Hữu Nhuận, Trung đoàn trưởng trung đoàn 46, sư đoàn 25 của QLVNCH. Chúng tôi có thấy được những bằng chứng để chứng minh rằng tên của ông Trung đoàn trưởng mà Tướng Khôi viết trong bài trên là không chính xác. Tướng Khôi viế̀t rằng: "Sau đó quân địch pháo kích tập trung hỏa lực thẳng vào căn cứ Phước Chỉ bằng hỏa tiễn 107 ly và 122 ly, khiến Trung Tá Cao Xuân Nhuận, trung đoàn trưởng Trung đoàn 46/SĐ25BB bị tử thương." Thật sự ông tên là Cao Hữu Nhuận. Chúng tôi có đủ bằng chứng để yêu cầu quý vị đính chính lại: giấy báo tử của Sư đoàn 25, những mẩu báo phân ưu còn lưu giữ, ông được truy thăng Đại tá và truy tặng đệ tam Bảo quốc huân chương, Anh dũng bội tinh cùng nhành dương liễu. Tất cả những dữ kiện trên, hiện vật đó vẫn còn được cất giữ cẩn thận. Mộ phần của ông vẫn còn ở Nghĩa trang quân đội Biên hòa.

Mục đích chúng tôi viết thư này gởi cho Quý vị là mong rằng tên cha của bạn chúng tôi được viết lại cho đúng vì đó là lịch sử. Nếu không phải trong quyền hạn của quý vị, xin vui lòng chuyển giúp cho chúng tôi lá thư này đến Tướng Trần Quang Khôi. Xin chân thành cảm ơn. (Vương Nhàn)


Tướng Hiếu, Một Thiên Tài Quân Sự?

Các Tướng Lãnh QLVNCH

 Tấn Công và Phản Công trên Quốc Lộ 19

Năm 1965 cộng sản Bắc Việt phát động một chiến dịch nhằm cắt đôi Việt Nam và đánh bại QLVNCH trong một trận chiến quy ước.

Trong cuộc tấn công Đông-Xuân năm 1964-65 Việt Cộng hướng về vùng Cao Nguyên Trung Phần. Cường độ của cuộc tấn công của Việt Cộng tại An Lão về phía bắc của Tỉnh Bình Định vào tháng 12 cho thấy Việt Cộng đang chuẩn bị tăng gia nhịp độ sinh hoạt từ các hành động du kích cỡ nhỏ lên tới một cuộc chiến di động. Trong hành động này, chúng hành quân với lực lượng cấp trung đoàn hay chiến đoàn với ít nhất ba hoặc bốn tiểu đoàn. Việt Cộng chống trả và chỉ rút lui dưới áp lực mạnh của QLVNCH. Đây là một thay đổi so với quá khứ, từ chính sách tấn kích và phục kích rồi rút quân khi QLVNCH xuất hiện .

Thế rồi vào tháng 2, đồng thời với các cuộc tấn công vào khu trú đóng của nhóm cố vấn Quân Đoàn II và vào phi trường của Tiểu Đoàn 52 Không Quân tại Pleiku, Việt Cộng phát động một loạt tấn công cỡ lớn vào phần đất phía bắc của Tỉnh Bình Định. Các cuộc tấn công này nhằm chiếm cứ toàn vùng bắc của tỉnh lỵ, và chúng đã thành công. Chúng chiếm đoạt nhiều cứ điểm của lực lượng trung đoàn QLVNCH và chế ngự phần bắc của Tỉnh Bình Định, bằng cách xô đẩy các lực lượng còn lại của QLVNCH vào những khu vực cô lập tại Bồng Sơn và Phù Mỹ chỉ có thể tiếp tế bằng đường hàng không. Hành động này được tiếp nối bởi một cuộc hành quân tại trung tâm Bình Định để cắt đứt Quốc Lộ 19, con đường huyết mạch giữa hải cảng chính trong vùng (Qui Nhơn) và vùng Cao Nguyên. Nếu thành công, cuộc tấn công này sẽ tách rời các tỉnh Kontum và Pleiku trên Cao Nguyên. Một khi không còn tiếp tế được bằng đường bộ, hai tỉnh này sẽ phải lệ thuộc hoàn toàn vào đường bay về mặt tiếp tế. Tình trạng này sẽ làm suy giảm tinh thần và đặt Việt Cộng vào một thế rất lợi cho một cuộc tấn công trong tương lai, vào mùa mưa, nhắm vào Kontum và Pleiku.

Điểm đáng chú ý là xem Việt Cộng noi gương được đến mức độ nào Việt Minh, bậc thày và bậc tiền bối của chúng, trong thế di chuyển nhanh chóng các cuộc tấn công từ vùng này qua vùng kia để hỗ trợ cho một kế hoạch toàn diện. Điểm đáng chú ý khác là thế di động chân cẳng, trong khi có thể đối lại các công xa và chiến xa Pháp, nay gặp khó khăn khi đương đầu với thế di động trực thăng vận và hỏa lực của các lực lượng QLVNCH thời nay.

Nỗ lực toan tính phá phách Quốc Lộ 19 lớn đầu tiên của Việt Cộng trong năm 1965 được phát động vào ngày 14 tháng 2. Chiến lược này đã được tư lệnh Quân Đoàn II (Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Có) tiên đoán trước vào tháng 12 năm 1964, sau trận đánh An Lão. Tư lệnh Quân Đoàn II là một tư lệnh chiến trường dày kinh nghiệm với một trí hiểu biết trực giác về các chiến thuật của cộng sản, kết quả của nhiệm vụ chỉ huy cuộc chiến Việt Nam trong 20 năm qua. Vào tháng 12, khi các cuộc tấn công tiếp diễn tại An Lão và các cuộc điều quân của Việt Cộng chỉ cho thấy sinh hoạt trong tương lai nằm tại các vùng phía bắc Bình Định, Tướng Có bắt đầu kiện toàn các vị trí dọc theo con đường tiếp tế chính giữa Qui Nhơn và Pleiku. Ông giải thích: "Tình trạng này giống hệt chiến dịch đông-xuân của Việt Minh năm 1954. Chúng sẽ đánh vào đồng bằng phía bắc Bình Định để buộc chúng ta đổ các lực lượng trừ bị về vùng duyên hải. Và rồi chúng sẽ tìm cách cắt đứt Quốc Lộ 19 và tách biệt vùng Cao Nguyên. Lần này chúng ta sẵn sàng đối phó chúng."

Để kiện toàn các lực lượng, đã bị trải mỏng khắp vùng Quân Đoàn II - vùng quân đoàn lớn nhất tại Việt Nam, bao gồm gần 50 phần trăm đất đai toàn nước - Tướng Có hành động như sau: Một số đại đội thuộc Nhóm Dân Sự Chiến Đấu (DSCĐ) được đặt để tại hai trại dọc theo Quốc Lộ 19. (Các đại đội DSCĐ được kết hợp từ dân chúng địa phương và được huấn luyện bởi Lực Lượng Đặc Biệt. Trên vùng Cao Nguyên các đại đội DSCĐ được kết hợp từ các bộ lạc dân Thượng). Tiếp đó, nhiều tiểu đoàn bộ binh từng thi hành các sứ vụ an ninh tĩnh động được giải tỏa khỏi sứ vụ đó và xung vào các lực lượng trừ bị di động. Tướng Có cũng chỉ thị cho ban tham mưu chuẩn bị các kế hoạch đáp ứng trường hợp bất ngờ này. Các vùng bãi đáp trực thăng và phi cơ được tân trang và đạn dược, xăng nhớt, và các tiếp liệu khác được tồn kho tại các vùng chính yếu. Đồng thời với các chuẩn bị trên, các lực lượng trừ bị di động được huấn luyện về mặt kỹ thuật di chuyển bằng trực thăng và phi cơ Caribou và C-123. Với việc hoàn tất của các chuẩn bị trên, sân khấu đã được dựng xong cho giai đoạn kế tiếp của cuộc tấn công đông-xuân của Việt Cộng.

Cuộc tấn công đầu tiên của Việt Cộng hướng vào Quốc Lộ 19 xảy ra với một đại đội Địa Phương Quân tiểu nhược đang trên đường di chuyển từ Pleiku đến các vị trí trên Đèo Mang Yang. Đại đội này bị phục kích ở phía tây của Đèo Mang Yang và bị tổn thất nặng nề. Trong cuộc tấn công này địch quân được trang bị với những súng ống của Tàu Cộng sao bản của loại súng ống bộ binh tân tiến nhất của Nga Sô: súng trường SKS, súng trường tấn công AK, và liên thanh nhẹ RPD, cùng một sao bản của súng phóng hỏa tiễn chống chiến xa RPG-2 của Nga Sô. Đây là chứng cớ cụ thể đầu tiên cho thấy một đơn vị mới đang hành quân trong vùng. Lệnh được ban bố để gia tăng sinh hoạt các đơn vị bạn dọc theo Quốc Lộ 19, và các đơn vị DSCĐ trong vùng gia tăng các cuộc tuần tiễu chiến đấu và khởi sự hành quân với các đơn vị cỡ đại đội.

Ngày 20 tháng 2 Việt Cộng dốc toàn nỗ lực để chiếm lấy Quốc Lộ 19 và cắt lià vùng Cao Nguyên. Trước hết chúng đánh vào một tiền đồn DSCĐ, Căn Cứ Hành Quân Tiền Phương 1 (FOB1) phía tây Đèo Mang Yang. (Sketch 1). Các lực lượng của Nhóm Dân Sự Chiến Đấu tại An Khê đáp ứng lập tức và phái một đại đội DSCĐ như là một lực lượng phản ứng. Khi tiến gần tới tiền đồn, đại đội này rơi vào một ổ phục kích. Đại đội này đánh tan địch quân bằng cách dốc toàn lực trực diện phản công khiến Việt Cộng tháo chạy, để lại súng ống và xác chết tại chỗ. Tiếp đó đại đội DSCĐ tiến vào tiền đồn và gom góp các lực lượng bạn bị tản mác lại và đóng trại qua đêm. Ngày hôm sau, trên đường trở về căn cứ, đại đội lại bị phục kích lần nữa, và các công xa của đại đội bị đánh gục bởi các hỏa tiễn chống chiến xa RPG. Lần này Việt Cộng thành công và đại đội DSCĐ bị tổn hại nặng nề. Khi hay tin về trận phục kích này, đại đội DSCĐ trừ bị tại An Khê được phái đi tiếp cứu. Khi tới gần địa điểm phục kích, đại đội trừ bị này phải đứng dừng lại vì gặp một nút chận và hỏa lực súng cối 82 ly dữ dội khiến cho công xa dẫn đầu bị tiêu hủy và gây nhiều thương vong. Sợ bị vây hãm và bị hỏa lực súng cối làm thịt, đại đội rút về An Khê.

Tiếp sau đơn vị Lực Lượng Đặc Biệt C Detachment tại Pleiku đặt kế hoạch đưa một đại đội DSCĐ từ một căn cứ tại Suối Đồi phía đông Đèo Mang Yang, di chuyển về hướng tây xuống Quốc Lộ 19 trong khi các lực lượng tại An Khê tiến lên về hướng tây (Sketch 2). Các cuộc hành quân này nhằm dồn ép Việt Cộng từ hai hướng. Một trung đội DSCĐ trừ bị trực sẵn để được trực thăng vận bởi phi đoàn Eagle Flight để hỗ trợ đại đội này từ Suối Đồi. Cũng còn thêm một tiểu đoàn Biệt Động Quân là thành phần lực lượng trừ bị của Quân Đoàn túc trực sẵn sàng xung trận nếu cần thiết.

Khi tiến gần tới địa điểm đoàn quân Groupe Mobile Pháp bị phục kích và tiêu hủy năm 1954, các công xa của đại đội DSCĐ Suối Đồi cũng bị hỏa tiễn chống chiến xa RPG phá hủy tan tành. Tiếp đó là một cuộc xung phong tàn khốc của Việt Cộng. Đại đội bị tràn ngập, nhưng cuối cùng những người sống sót chiến đấu ra được khỏi ổ phục kích và trở về Đèo Mang Yang. Họ được yểm trợ bởi trực thăng vũ trang và chiến đấu cơ A-1E là những thành phần của lực lượng tiếp cứu đã được dự phòng cho một trường hợp bất ngờ như vậy. Các quân nhân DSCĐ sống sót báo cáo là họ bị tấn công bởi biển người Việt Cộng ném lựu đạn và trang bị với các loại súng mới. Họ báo cáo là sau khi hết đạn, họ dùng dao găm, lưỡi lê và lựu đạn đánh sáp lá cà tiếp sau trận phục kích. Một dấu hiệu chỉ cho thấy mức độ tàn khốc của cuộc xung đột là các loại vết thương. Một quân nhân DSCĐ bị cắn xuyên thủng bắp vế chân.

Hay tin cuộc phục kích, trung đội Eagle Flight được lập tức tung lên và đáp xuống tại phía đông vị trí phục kích để gây áp lực phía hậu của Việt Cộng và phá vỡ ổ phục kích. Nỗ lực này thất bại vì Việt Cộng quá mạnh và hỏa lực của chúng ghim chặt Eagle Flight xuống.

Tiếp sau đó trung đội Eagle Flight được tăng phái bởi một chuyến trực thăng vận của một đại đội Biệt Động Quân được thả xuống tiếp ứng. Đại đội này bị một hỏa lực mãnh liệt uy hiếp và sau khi hứng chịu nhiều thương vong thiết lập được một chu vi phòng thủ cho qua đêm. Vào giờ phút này trời đã xầm tối và số còn lại của tiểu đoàn Biệt Động Quân không còn có thể được trực thăng vận vào khu vực này, nhưng được các phi cơ Caribou đưa tới phi trường An Khê. Sáng hôm sau trung đội Eagle Flight và đại đội Biệt Động Quân tiến chiếm vị trí phục kích và kêu gọi các trực thăng đến tản thương. Trong số người bị thương có một đứa bé chín tháng, người sống sót duy nhất trong số hành khách dân sự của một chuyến xe đò di chuyển từ Qui Nhơn lên Pleiku đã bị Việt Cộng tàn sát tại địa điểm phục kích. Đại đội Biệt Động Quân và trung đội Eagle Flight từ địa điểm phục kích di chuyển về hướng đông dọc theo Quốc Lộ 19, nhưng vì các lực lượng Việt Cộng trong vùng quá mạnh, họ được lệnh kết nối với một tiền đồn DSCĐ kế cận (FOB2) và phòng thủ vùng này cho đến khi một lực lượng tiếp viện đến .

Tiểu đoàn Biệt Động Quân tại phi trường An Khê được lệnh phát động một cuộc tấn công cấp tiểu đoàn dọc xuống Quốc Lộ 19 về hướng tây và kết nối với các đơn vị QLVNCH hiện đang bị cô lập tại FOB2.

Tiểu đoàn Biệt Động Quân tấn công xuống Quốc Lộ 19 về hướng tây vào sáng ngày 23 tháng 2 với sứ vụ khai thông đường lộ và kết nối với các đơn vị bị cô lập tại FOB2. Khởi đầu Biệt Động Quân tiến nhanh chống lại một kháng cự yếu và phát hiện các công xa bị phá hủy tại địa điểm đại đội DSCĐ An Khê bị phục kích. Nhưng chẳng mấy chốc sau đó, họ gặp phải một vị trí Việt Cộng đông đảo núp trong các hầm hố. Tiếp đó họ phối trí lại hàng ngũ và phát động một cuộc tấn công phối hợp nhưng bị chận đứng bởi số thương vong nặng nề.

Đến lượt Việt Cộng phản công, yểm trợ bởi hỏa lực súng cối mãnh liệt, do đó tiểu đoàn Biệt Động Quân từ từ rút lui về An Khê.

Vào lúc này tham mưu trưởng Quân Đoàn (Đại Tá Hiếu) và cố vấn trưởng Quân Đoàn bay thám thính chiến trường để nhận định tình hình cho tư lệnh Quân Đoàn. Họ khám phá là các đơn vị Việt Cộng ở cấp tiểu đoàn, được trang bị đầy đủ, và dùng chiến thuật bộ binh quy ước vừa bắn vừa di chuyển. Thêm vào đó, Việt Cộng đã được huấn luyện thành thạo các kỹ thuật hỏa lực phòng không chống các trực thăng vũ trang. Những đơn vị bị bắn trực tiếp sẽ tìm cách ẩn núp, nhưng những đơn vị hai bên sườn sẽ tiếp tục bắn vào trực thăng. Cuộc thám sát này nhận định là nỗ lực của Việt Cộng nhằm chiếm đoạt Thung Lũng An Khê được khơi mào bởi một số lượng đông đảo gồm các đơn vị thiện chiến Việt Cộng. Sau khi hay biết điểm này, Tướng Có, tư lệnh Quân Đoàn II, lập tức kêu gọi tăng phái từ các đơn vị của lực lượng tổng trừ bị tại Sài Gòn và ra lệnh cho các đơn vị của mình bảo vệ An Khê.

Vấn đề nan giải to lớn ngay trước mắt là 220 quân nhân bị bao vây tại căn cứ FOB2 của Nhóm Dân Sự Chiến Đấu. Ai nấy đều cảm thấy là nếu họ không được tiếp cứu thì sẽ sớm bị tràn ngập. Tướng Có lập tức chấp thuận một kế hoạch bốc họ bằng trực thăng, và kế hoạch được thi hành khẩn cấp. Đây là một cuộc hành quân khó khăn vì lẽ các đơn vị mắc bẫy bị hoàn toàn bao vây bởi Việt Cộng và các trực thăng sẽ rất dễ bị trúng đạn súng nhỏ khi đáp xuống và khi cất cánh. Cộng thêm vào đó, nếu như vùng bãi đáp bị hỏa lực súng cối mãnh liệt uy hiếp, thì sẽ xảy ra vô số tổn thất và xáo trộn. Một kế hoạch được đề xướng và được sự chấp thuận của Tướng Westmoreland để đem ra xử dụng lần đầu tiên các phản lực cơ vào việc yểm trợ cho các cuộc hành quân tại Việt Nam.

Kế hoạch trù định xử dụng phản lực cơ Hoa Kỳ hai bên sườn các trực thăng để cung cấp hỏa lực đánh dập bằng cách nã đại liên và trút bom xuống trong khi các trực thăng vũ trang trang bị súng bắn sát bên hông các trực thăng lanh lẹn. Kế hoạch này - cố gắng phối hợp ăn khớp các trực thăng, các phản lực cơ F-100, các chiến đấu cơ cánh quạt A-1E và các phóng pháo cơ B-57, tất cả với những vận tốc và đặc điểm khác nhau, thành một cuộc hành quân hội nhập duy nhất - đòi hỏi thiết kế cẩn thận và thi hành thật chính xác. May là mọi sự tiếp diễn vuông tròn. Hầu như không có tai nạn xảy ra, 220 quân nhân QLVNCH và DSCĐ được bốc lên trong ba đợt vào buổi chiều ngày 24 tháng 2. Trong chuyến bốc cuối cùng các trực thăng bắt đầu gặp hỏa lực súng cối và một ít hỏa lực súng nhỏ gần bãi đáp, nhưng may là chỉ có một trực thăng bị trúng đạn và một người bị thương. Các trực thăng của Lục Quân, với sự yểm trợ của phản lực cơ Không Quân, đã chứng tỏ nhiều khả năng bằng cách thêm một kiểu hành quân mới vào bảng liệt kê thành quả lớn lao của đơn vị tại chiến trường Việt Nam. Nếu hành động này xảy ra vào năm 1954, những người bị cô lập trong thung lũng hẳn phải toi mạng giống như đơn vị Groupe Mobile Pháp khi đơn vị này bị bao vây cũng tại chính khu vực này. Tuy nhiên lần này, các trực thăng và các phản lực cơ đã chứng tỏ là một yếu tố mới khiến Việt Cộng phải thua thiệt. Vào lúc này các đơn vị tổng trừ bị của lữ đoàn Dù được đổ xuống phi trường An Khê. Chiến đoàn Dù này lập tức phát động một cuộc tấn công vào tiểu đoàn Việt Cộng trước đây đã đẩy lui và cấu xé tiểu đoàn Biệt Động Quân. Khoảng chừng 200 lính Việt Cộng bị sát hại trong trận đụng độ này. Chúng bị trừng trị nặng đến độ chúng để lại nhiều súng ống và xác chết trên chiến trường.

Bị đánh bại dọc theo Quốc Lộ 19, tiếp sau Việt Cộng tìm cách tràn ngập căn cứ Lực Lượng Đặc Biệt tại Kannak. Căn cứ nằm phía bắc Quốc Lộ 19 này, và căn cứ song đôi phía nam Quốc Lộ 19 tại Plei Ta Nangh, được đặt để trong Thung Lũng An Khê như những tiền đồn cho Quốc Lộ 19. Tuy không ngăn chận được sự xâm nhập của các đơn vị tấn công Quốc Lộ, 19, hai tiền đồn này uy hiếp mặt hậu của các đơn vị Việt Cộng hành quân dọc theo quốc lộ. Chúng đặc biệt là mối đe dọa cho việc tiếp tế và di tản thương binh Việt Cộng từ các cuộc giao tranh dọc theo các quốc lộ.

Việt Cộng phát động cuộc tấn công vào căn cứ Lực Lượng Đặc Biệt tại Kannak vào 1 giờ 50 ngày 8 tháng 3. Các tài liệu tịch thâu được cho thấy là các phần tử của hai tiểu đoàn tham chiến. Chúng tấn công trong một hành động đẫm máu giống như trận đánh cay chua tiền đồn bên Triều Tiên tại Pock Chop, T-Bone và Old Baldy vào mùa xuân năm 1953. Hai tiền đồn nhỏ bé hơn của căn cứ bị tràn ngập trước. Một trong hai tiền đồn nhỏ này sau này được tái chiếm bởi một cuộc phản công của nhóm DSCĐ. Khu vực trung tâm của căn cứ đứng vững và Việt Cộng bị đánh bật tan tành ra khỏi trại. Chúng bỏ lại 126 xác chết vắt vẻo trên giây kém gai và bên trong những vị trí của tiền đồn mà chúng đã xâm nhập. Ngoài rất nhiều súng ống mới bao gồm cả các súng liên thanh, các súng không giựt 57 ly, các súng cối hai chân 82 ly và vô số lựu đạn, còn là vô số ống chứa chất nổ và mìn phá hoại bị bỏ lại bởi các quân Việt Cộng khi chúng bị đánh bại và tẩu tán. Tác động này sau cùng đã bẻ gãy giai đoạn đầu của cuộc tấn công đông-xuân của Việt Cộng.

Phá vỡ được cuộc tấn công của Việt Cộng, kế tiếp tư lệnh Quân Đoàn II phát động một giai đoạn phản công. Những cuộc hành quân này nhằm tái mở trước hết Quốc Lộ 19 và tiếp đến Quốc Lộ 1. Giai đoạn thứ nhất của cuộc tấn công của Quân Đoàn quét sạch quân Việt Cộng khỏi các trục lộ đưa tới quốc lộ trong Thung Lũng An Khê và trong một thời gian ngắn Quốc Lộ 19 được thông mở cho các đoàn xe dân sự chở các hàng tiếp tế tối cần cho vùng cao nguyên.

Giai đoạn kế tiếp, một cuộc tấn công để tái mở Quốc Lộ 1, được phát động bởi Sư Đoàn 22. Mục tiêu cuộc hành quân là quét sạch Việt Cộng khỏi phần đất phía bắc Tỉnh Bình Định mà chúng đã chiếm đoạt trong cuộc tấn công vào tháng 2. Nhiệm vụ thứ nhất là nối kết với một trại cô lập tại Phù Mỹ và sửa chữa con đường và các cầu đã bị Việt Cộng làm hư hại. Sau khi quốc lộ được sửa chữa xong tại Phù Mỹ, một cuộc tấn công được phát động từ phía bắc Phù Mỹ và từ phía nam Bồng Sơn, nhằm quét sạch Việt Cộng khỏi Quốc Lộ 1 và giải tỏa trại quân tại Bồng Sơn trước đây cũng đã bị bao vây và phải được tiếp tế bằng đường hàng không từ khi Việt Cộng tấn công vào tháng 2. Hai cuộc tấn công này được thiết kế phối hợp với một lực lượng thứ ba, được trực thăng vận để thiết lập một đường bay an toàn giữa Bông Sơn và Phù Mỹ. Cuộc tấn công này tiến hành nhanh chóng chỉ gặp phải một kháng cự yếu ớt của địch quân, và con đường tới Bồng Sơn được tái mở cách mau lẹ. Khi Quốc Lộ 1 được tái mở giữa Bồng Sơn và Qui Nhơn, không mấy chốc các xe cộ dân sự bắt đầu di chuyển và đồng bào di cư bắt đầu trở lại các ấp xã và dưới sự kiểm soát của chính phủ.

Sau khi Bồng Sơn được khôi phục, kế hoạch bắt đầu bước qua giai đoạn chót và gian nan nhất của cuộc hành quân. Quận Hoài Nhơn gồm 125.000 dân rất thiết yếu cho kế hoạch kiểm soát Tỉnh Bình Định của Việt Cộng. Ai cũng cảm thấy Việt Cộng sẽ phản ứng mạnh mẽ để ngăn ngừa QLVNCH tái khôi phục quận này. Trung Đoàn 2 Việt Cộng gồm ít nhất bốn tiểu đoàn đã tháo lui trước sự tấn công của Sư Đoàn 22 từ các núi đồi phía tây của Quốc Lộ 1. Vì cuộc tấn công này đã được thiết kế nhằm quét sạch Việt Cộng khỏi Quốc Lộ 1 cho tới tận ranh giới của Quân Đoàn, Tướng Có (tư lệnh Quân Đoàn II) và cố vấn trưởng Quân Đoàn viếng Đà Nẵng (bộ tư lệnh Quân Đoàn I) và phối hợp giai đoạn này của cuộc tấn công với tư lệnh và ban tham mưu Quân Đoàn I. Kế hoạch cũng thảo chi tiết cho phần yểm trợ của pháo binh và không tập.

Giai đoạn chót này của cuộc tấn công Quốc Lộ 1 bắt đầu từ ngày 10 tháng 4 với một tấn kích của hai tiểu đoàn trực thăng để thiết lập một đầu mũi bãi đáp tại Vĩnh Thụy, gần ranh giới Quân Đoàn I. Cuộc tấn kích này được phối hợp với một cuộc tấn công bộ binh tại phía bắc Bồng Sơn và cũng được hỗ trợ bởi một cuộc hành quân của Quân Đoàn I để chiếm đoạt phần đất cao điểm chế ngự Quốc Lộ I tại ranh giới của hai quân đoàn. Lúc ban đầu cuộc tấn kích trực thăng đổ bộ và cuộc tấn công từ bắc Bồng Sơn chỉ gặp phải một ít kháng cự lẻ tẻ.

Sau khi dọn sạch khu vực bãi đáp chống lại một chống cự yếu ớt, hai tiểu đoàn TQLC phân tán ra và bắt đầu dẹp sạch các thôn ấp dọc theo Quốc Lộ 1. Đó là điều Việt Cộng đang trông chờ. Đêm ngày 21 tháng 4, năm ngày sau cuộc tấn kích trực thăng, Trung Đoàn 2 Việt Cộng phát động một cuộc tấn công với một lực lượng ước tính khoảng ba đến bốn tiểu đoàn, nhằm phá hủy phần cận nam của tiểu đoàn TQLC. Nếu thành công, cuộc tấn công này sẽ tiêu diệt tiểu đoàn này, cắt đứt Quốc Lộ 1, và cô lập hóa tiểu đoàn TQLC và đơn vị pháo binh ở phía bắc. May là TQLC cảnh thức, phòng thủ kiên cố, và nắm vững địa thế. Với sự yểm trợ của pháo binh, họ dập tan cuộc tấn công Việt Cộng, địch quân rút lui và để lại hơn 200 xác chết trên chiến trường cùng khoảng 100 vũ khí, gồm có súng đại liên, súng không giựt, và súng cối. Trong khi Việt Cộng rút lui về hướng tây, chúng bị các chiến đấu cơ bắn hạ và hứng chịu nhiểu tổn thương hơn nữa. Tối hôm sau Việt Cộng phát động một cuộc tấn công cấp một tiểu đoàn nhằm bao bọc cuộc rút quân tổng quát về vùng căn cứ của lực lượng tan tành cách thảm thương cùng với nhiều xác chết và thương binh. Cuộc tấn công thành công này đã bẻ gãy sự chống cự của lực lượng chính Việt Cộng trong vùng này, và Sư Đoàn 22 và TQLC tiếp tục càn quét các lực lượng địa phương và du kích Việt Cộng còn để lại đàng sau.

Để chuẩn bị cho màn đánh kế tiếp, các lực lượng của QLVNCH xúc tiến cấp kỳ việc tái củng cố trong vùng. Họ sửa chữa đường lộ, tái tổ chức các cán bộ chính phủ trong xã ấp, và bắt đầu tái huấn luyện và tái tổ chức các đơn vị Địa Phương Quân và Nghĩa Quân trong một nỗ lực tái thiết lập guồng máy kiểm soát dân sự trong vùng. Đợt đầu gia đoạn của cuộc tấn công Việt Cộng đã thất bại. Tuy nhiên, mùa mưa sắp đến, Việt Cộng có khả năng tăng phái các đơn vị với những tiểu đoàn và trung đoàn mới của Bộ Đội Miền Bắc từ Bắc Việt xuống và tấn công lại một lần nữa, lần này với một con số đông đảo hơn.

Bài học đáng kể nhất trong thời kỳ này là tính cách quan trọng của yếu tố tinh thần - điều khó đo lường trong các cuộc hành quân mà các phân tích gia nặng phần áp dụng kỹ thuật điện toán trong trò chơi đánh giặc và nghiên cứu của họ không thèm màng tới. Lúc ban đầu bị bại và đẩy lui bởi cuộc tấn công Việt Cộng giáo đầu bởi các đơn vị mới xâm nhập từ Miền Bắc, tinh thần của các chiến binh QLVNCH chìm thấp một cách trầm trọng khoảng giữa tháng 2 năm 1965. Vào thời điểm này, các cuộc không tập Hoa Kỳ tại Bắc Việt và việc đem ra sử dụng các phản lực cơ để yểm trợ các cuộc giao tranh địa phương - ghi nhận trong việc cứu vớt thành công 220 quân lính QLVNCH bị mắc bẫy tại Quốc Lộ 19 - đã cho một mũi tiêm thuốc vào cánh tay khiến cho các lực lượng QLVNCH lên tinh thần. Việc Tổng Thống Johnson phái TQLC Hoa Kỳ đến Đà Nẵng được coi như là chứng tỏ tối hậu của ý chí cương quyết của chúng ta hậu thuẫn cho chính phủ Nam Việt Nam trong cuộc chiến đấu bảo trì tự do của mình. Cuộc phản công thành công của QLVNCH kế tiếp và việc tái mở Quốc Lộ 19 và 1 lại nâng cao tinh thần lên hơn nữa.

Bị phân tán và đẩy lui trở về các căn cứ trong rừng núi, màn kế tiếp tùy thuộc Việt Cộng. Với mùa mưa gần kề, chúng có khả năng tăng quân số đông đảo với các quân lính từ Miền Bắc. Sau khi chuẩn bị chúng có thể tấn công nữa, với lớp màn che của mưa giông bão đổ xuống vào cuối tháng 5 hay đầu tháng 6 trên vùng cao nguyên. Tuy nhiên cho dù chúng có làm gì đi nữa, Việt Cộng sẽ đối mặt với các đơn vị QLVNCH với một tinh thần nâng cao bởi các cuộc chiến thăng mới đây và bởi một xác tín là Việt Cộng có thể bị chận đứng tại chiến trường. Như Tướng Có nói, "Giai đoạn sau tùy thuộc Việt Cộng. Chúng ta đã đánh bại chúng trong một trận chiến quy ước. Giờ đây chúng phải lựa chọn trở lui lại du kích chiến hay đưa vào những lực lượng Bắc Quân mới ngõ hầu chiếm được ưu thế với con số đông đảo. Nếu chúng làm vậy, cuộc chiến sẽ tiến vào một giai đoạn mới."

Đại Tá Theodore C. Mataxis
Army, October 1965

(Vietnam Center Archive)

generalhieu.com