Tấn Công và Phản Công trên Quốc Lộ 19
Năm 1965 cộng sản Bắc Việt phát động một chiến dịch nhằm cắt đôi Việt Nam và đánh bại QLVNCH trong một trận chiến quy ước.
Trong cuộc tấn công Đông-Xuân năm 1964-65 Việt Cộng hướng về vùng Cao Nguyên Trung Phần. Cường độ của cuộc tấn công của Việt Cộng tại An Lão về phía bắc của Tỉnh Bình Định vào tháng 12 cho thấy Việt Cộng đang chuẩn bị tăng gia nhịp độ sinh hoạt từ các hành động du kích cỡ nhỏ lên tới một cuộc chiến di động. Trong hành động này, chúng hành quân với lực lượng cấp trung đoàn hay chiến đoàn với ít nhất ba hoặc bốn tiểu đoàn. Việt Cộng chống trả và chỉ rút lui dưới áp lực mạnh của QLVNCH. Đây là một thay đổi so với quá khứ, từ chính sách tấn kích và phục kích rồi rút quân khi QLVNCH xuất hiện .
Thế rồi vào tháng 2, đồng thời với các cuộc tấn công vào khu trú đóng của nhóm cố vấn Quân Đoàn II và vào phi trường của Tiểu Đoàn 52 Không Quân tại Pleiku, Việt Cộng phát động một loạt tấn công cỡ lớn vào phần đất phía bắc của Tỉnh Bình Định. Các cuộc tấn công này nhằm chiếm cứ toàn vùng bắc của tỉnh lỵ, và chúng đã thành công. Chúng chiếm đoạt nhiều cứ điểm của lực lượng trung đoàn QLVNCH và chế ngự phần bắc của Tỉnh Bình Định, bằng cách xô đẩy các lực lượng còn lại của QLVNCH vào những khu vực cô lập tại Bồng Sơn và Phù Mỹ chỉ có thể tiếp tế bằng đường hàng không. Hành động này được tiếp nối bởi một cuộc hành quân tại trung tâm Bình Định để cắt đứt Quốc Lộ 19, con đường huyết mạch giữa hải cảng chính trong vùng (Qui Nhơn) và vùng Cao Nguyên. Nếu thành công, cuộc tấn công này sẽ tách rời các tỉnh Kontum và Pleiku trên Cao Nguyên. Một khi không còn tiếp tế được bằng đường bộ, hai tỉnh này sẽ phải lệ thuộc hoàn toàn vào đường bay về mặt tiếp tế. Tình trạng này sẽ làm suy giảm tinh thần và đặt Việt Cộng vào một thế rất lợi cho một cuộc tấn công trong tương lai, vào mùa mưa, nhắm vào Kontum và Pleiku.
Điểm đáng chú ý là xem Việt Cộng noi gương được đến mức độ nào Việt Minh, bậc thày và bậc tiền bối của chúng, trong thế di chuyển nhanh chóng các cuộc tấn công từ vùng này qua vùng kia để hỗ trợ cho một kế hoạch toàn diện. Điểm đáng chú ý khác là thế di động chân cẳng, trong khi có thể đối lại các công xa và chiến xa Pháp, nay gặp khó khăn khi đương đầu với thế di động trực thăng vận và hỏa lực của các lực lượng QLVNCH thời nay.
Nỗ lực toan tính phá phách Quốc Lộ 19 lớn đầu tiên của Việt Cộng trong năm 1965 được phát động vào ngày 14 tháng 2. Chiến lược này đã được tư lệnh Quân Đoàn II (Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Có) tiên đoán trước vào tháng 12 năm 1964, sau trận đánh An Lão. Tư lệnh Quân Đoàn II là một tư lệnh chiến trường dày kinh nghiệm với một trí hiểu biết trực giác về các chiến thuật của cộng sản, kết quả của nhiệm vụ chỉ huy cuộc chiến Việt Nam trong 20 năm qua. Vào tháng 12, khi các cuộc tấn công tiếp diễn tại An Lão và các cuộc điều quân của Việt Cộng chỉ cho thấy sinh hoạt trong tương lai nằm tại các vùng phía bắc Bình Định, Tướng Có bắt đầu kiện toàn các vị trí dọc theo con đường tiếp tế chính giữa Qui Nhơn và Pleiku. Ông giải thích: "Tình trạng này giống hệt chiến dịch đông-xuân của Việt Minh năm 1954. Chúng sẽ đánh vào đồng bằng phía bắc Bình Định để buộc chúng ta đổ các lực lượng trừ bị về vùng duyên hải. Và rồi chúng sẽ tìm cách cắt đứt Quốc Lộ 19 và tách biệt vùng Cao Nguyên. Lần này chúng ta sẵn sàng đối phó chúng."
Để kiện toàn các lực lượng, đã bị trải mỏng khắp vùng Quân Đoàn II - vùng quân đoàn lớn nhất tại Việt Nam, bao gồm gần 50 phần trăm đất đai toàn nước - Tướng Có hành động như sau: Một số đại đội thuộc Nhóm Dân Sự Chiến Đấu (DSCĐ) được đặt để tại hai trại dọc theo Quốc Lộ 19. (Các đại đội DSCĐ được kết hợp từ dân chúng địa phương và được huấn luyện bởi Lực Lượng Đặc Biệt. Trên vùng Cao Nguyên các đại đội DSCĐ được kết hợp từ các bộ lạc dân Thượng). Tiếp đó, nhiều tiểu đoàn bộ binh từng thi hành các sứ vụ an ninh tĩnh động được giải tỏa khỏi sứ vụ đó và xung vào các lực lượng trừ bị di động. Tướng Có cũng chỉ thị cho ban tham mưu chuẩn bị các kế hoạch đáp ứng trường hợp bất ngờ này. Các vùng bãi đáp trực thăng và phi cơ được tân trang và đạn dược, xăng nhớt, và các tiếp liệu khác được tồn kho tại các vùng chính yếu. Đồng thời với các chuẩn bị trên, các lực lượng trừ bị di động được huấn luyện về mặt kỹ thuật di chuyển bằng trực thăng và phi cơ Caribou và C-123. Với việc hoàn tất của các chuẩn bị trên, sân khấu đã được dựng xong cho giai đoạn kế tiếp của cuộc tấn công đông-xuân của Việt Cộng.
Cuộc tấn công đầu tiên của Việt Cộng hướng vào Quốc Lộ 19 xảy ra với một đại đội Địa Phương Quân tiểu nhược đang trên đường di chuyển từ Pleiku đến các vị trí trên Đèo Mang Yang. Đại đội này bị phục kích ở phía tây của Đèo Mang Yang và bị tổn thất nặng nề. Trong cuộc tấn công này địch quân được trang bị với những súng ống của Tàu Cộng sao bản của loại súng ống bộ binh tân tiến nhất của Nga Sô: súng trường SKS, súng trường tấn công AK, và liên thanh nhẹ RPD, cùng một sao bản của súng phóng hỏa tiễn chống chiến xa RPG-2 của Nga Sô. Đây là chứng cớ cụ thể đầu tiên cho thấy một đơn vị mới đang hành quân trong vùng. Lệnh được ban bố để gia tăng sinh hoạt các đơn vị bạn dọc theo Quốc Lộ 19, và các đơn vị DSCĐ trong vùng gia tăng các cuộc tuần tiễu chiến đấu và khởi sự hành quân với các đơn vị cỡ đại đội.
Ngày 20 tháng 2 Việt Cộng dốc toàn nỗ lực để chiếm lấy Quốc Lộ 19 và cắt lià vùng Cao Nguyên. Trước hết chúng đánh vào một tiền đồn DSCĐ, Căn Cứ Hành Quân Tiền Phương 1 (FOB1) phía tây Đèo Mang Yang. (Sketch 1). Các lực lượng của Nhóm Dân Sự Chiến Đấu tại An Khê đáp ứng lập tức và phái một đại đội DSCĐ như là một lực lượng phản ứng. Khi tiến gần tới tiền đồn, đại đội này rơi vào một ổ phục kích. Đại đội này đánh tan địch quân bằng cách dốc toàn lực trực diện phản công khiến Việt Cộng tháo chạy, để lại súng ống và xác chết tại chỗ. Tiếp đó đại đội DSCĐ tiến vào tiền đồn và gom góp các lực lượng bạn bị tản mác lại và đóng trại qua đêm. Ngày hôm sau, trên đường trở về căn cứ, đại đội lại bị phục kích lần nữa, và các công xa của đại đội bị đánh gục bởi các hỏa tiễn chống chiến xa RPG. Lần này Việt Cộng thành công và đại đội DSCĐ bị tổn hại nặng nề. Khi hay tin về trận phục kích này, đại đội DSCĐ trừ bị tại An Khê được phái đi tiếp cứu. Khi tới gần địa điểm phục kích, đại đội trừ bị này phải đứng dừng lại vì gặp một nút chận và hỏa lực súng cối 82 ly dữ dội khiến cho công xa dẫn đầu bị tiêu hủy và gây nhiều thương vong. Sợ bị vây hãm và bị hỏa lực súng cối làm thịt, đại đội rút về An Khê.
Tiếp sau đơn vị Lực Lượng Đặc Biệt C Detachment tại Pleiku đặt kế hoạch đưa một đại đội DSCĐ từ một căn cứ tại Suối Đồi phía đông Đèo Mang Yang, di chuyển về hướng tây xuống Quốc Lộ 19 trong khi các lực lượng tại An Khê tiến lên về hướng tây (Sketch 2). Các cuộc hành quân này nhằm dồn ép Việt Cộng từ hai hướng. Một trung đội DSCĐ trừ bị trực sẵn để được trực thăng vận bởi phi đoàn Eagle Flight để hỗ trợ đại đội này từ Suối Đồi. Cũng còn thêm một tiểu đoàn Biệt Động Quân là thành phần lực lượng trừ bị của Quân Đoàn túc trực sẵn sàng xung trận nếu cần thiết.
Khi tiến gần tới địa điểm đoàn quân Groupe Mobile Pháp bị phục kích và tiêu hủy năm 1954, các công xa của đại đội DSCĐ Suối Đồi cũng bị hỏa tiễn chống chiến xa RPG phá hủy tan tành. Tiếp đó là một cuộc xung phong tàn khốc của Việt Cộng. Đại đội bị tràn ngập, nhưng cuối cùng những người sống sót chiến đấu ra được khỏi ổ phục kích và trở về Đèo Mang Yang. Họ được yểm trợ bởi trực thăng vũ trang và chiến đấu cơ A-1E là những thành phần của lực lượng tiếp cứu đã được dự phòng cho một trường hợp bất ngờ như vậy. Các quân nhân DSCĐ sống sót báo cáo là họ bị tấn công bởi biển người Việt Cộng ném lựu đạn và trang bị với các loại súng mới. Họ báo cáo là sau khi hết đạn, họ dùng dao găm, lưỡi lê và lựu đạn đánh sáp lá cà tiếp sau trận phục kích. Một dấu hiệu chỉ cho thấy mức độ tàn khốc của cuộc xung đột là các loại vết thương. Một quân nhân DSCĐ bị cắn xuyên thủng bắp vế chân.
Hay tin cuộc phục kích, trung đội Eagle Flight được lập tức tung lên và đáp xuống tại phía đông vị trí phục kích để gây áp lực phía hậu của Việt Cộng và phá vỡ ổ phục kích. Nỗ lực này thất bại vì Việt Cộng quá mạnh và hỏa lực của chúng ghim chặt Eagle Flight xuống.
Tiếp sau đó trung đội Eagle Flight được tăng phái bởi một chuyến trực thăng vận của một đại đội Biệt Động Quân được thả xuống tiếp ứng. Đại đội này bị một hỏa lực mãnh liệt uy hiếp và sau khi hứng chịu nhiều thương vong thiết lập được một chu vi phòng thủ cho qua đêm. Vào giờ phút này trời đã xầm tối và số còn lại của tiểu đoàn Biệt Động Quân không còn có thể được trực thăng vận vào khu vực này, nhưng được các phi cơ Caribou đưa tới phi trường An Khê. Sáng hôm sau trung đội Eagle Flight và đại đội Biệt Động Quân tiến chiếm vị trí phục kích và kêu gọi các trực thăng đến tản thương. Trong số người bị thương có một đứa bé chín tháng, người sống sót duy nhất trong số hành khách dân sự của một chuyến xe đò di chuyển từ Qui Nhơn lên Pleiku đã bị Việt Cộng tàn sát tại địa điểm phục kích. Đại đội Biệt Động Quân và trung đội Eagle Flight từ địa điểm phục kích di chuyển về hướng đông dọc theo Quốc Lộ 19, nhưng vì các lực lượng Việt Cộng trong vùng quá mạnh, họ được lệnh kết nối với một tiền đồn DSCĐ kế cận (FOB2) và phòng thủ vùng này cho đến khi một lực lượng tiếp viện đến .
Tiểu đoàn Biệt Động Quân tại phi trường An Khê được lệnh phát động một cuộc tấn công cấp tiểu đoàn dọc xuống Quốc Lộ 19 về hướng tây và kết nối với các đơn vị QLVNCH hiện đang bị cô lập tại FOB2.
Tiểu đoàn Biệt Động Quân tấn công xuống Quốc Lộ 19 về hướng tây vào sáng ngày 23 tháng 2 với sứ vụ khai thông đường lộ và kết nối với các đơn vị bị cô lập tại FOB2. Khởi đầu Biệt Động Quân tiến nhanh chống lại một kháng cự yếu và phát hiện các công xa bị phá hủy tại địa điểm đại đội DSCĐ An Khê bị phục kích. Nhưng chẳng mấy chốc sau đó, họ gặp phải một vị trí Việt Cộng đông đảo núp trong các hầm hố. Tiếp đó họ phối trí lại hàng ngũ và phát động một cuộc tấn công phối hợp nhưng bị chận đứng bởi số thương vong nặng nề.
Đến lượt Việt Cộng phản công, yểm trợ bởi hỏa lực súng cối mãnh liệt, do đó tiểu đoàn Biệt Động Quân từ từ rút lui về An Khê.
Vào lúc này tham mưu trưởng Quân Đoàn (Đại Tá Hiếu) và cố vấn trưởng Quân Đoàn bay thám thính chiến trường để nhận định tình hình cho tư lệnh Quân Đoàn. Họ khám phá là các đơn vị Việt Cộng ở cấp tiểu đoàn, được trang bị đầy đủ, và dùng chiến thuật bộ binh quy ước vừa bắn vừa di chuyển. Thêm vào đó, Việt Cộng đã được huấn luyện thành thạo các kỹ thuật hỏa lực phòng không chống các trực thăng vũ trang. Những đơn vị bị bắn trực tiếp sẽ tìm cách ẩn núp, nhưng những đơn vị hai bên sườn sẽ tiếp tục bắn vào trực thăng. Cuộc thám sát này nhận định là nỗ lực của Việt Cộng nhằm chiếm đoạt Thung Lũng An Khê được khơi mào bởi một số lượng đông đảo gồm các đơn vị thiện chiến Việt Cộng. Sau khi hay biết điểm này, Tướng Có, tư lệnh Quân Đoàn II, lập tức kêu gọi tăng phái từ các đơn vị của lực lượng tổng trừ bị tại Sài Gòn và ra lệnh cho các đơn vị của mình bảo vệ An Khê.
Đại Tá Theodore C. Mataxis
Army, October 1965
(Vietnam Center Archive)
No comments:
Post a Comment