Wednesday, November 30, 2022

 

BÌNH GIẢ - Trước cuộc đổ bộ 1965

Do Đại Tá Frank P Eller, TQLCHK (Hồi hưu)
 
Trong những ngày cuối năm 1964, một trận chiến dựng nên trong chiến tranh Việt Nam cho đến lúc này, đã xảy ra trong pham vi và ngoài làng Bình Giả. Lúc tôi phục vụ với tư cách là cố vấn chính cho Tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam, đơn vị làm lực lượng trừ bị cho Quân Đoàn III và đóng quân tại Dĩ An, gần Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn và Phi trường Biên Hòa.. Tiểu đoàn đã lâm chiến, cùng với hai Tiểu đoàn khác, đã gánh chịu những tổn thất lớn. Bài viết này để tưởng nhớ những người đã tử trận và mất tích trong cuộc chiến ấy.     

Tình hình suốt cả Miền Nam Việt Nam lúc này rất mỏng manh nhất. Tiếp theo cú đảo chánh Tháng 11 năm 1963 đã tạo hậu quả việc lật đỗ và sát hại Tổng Thống Ngô Đình Diệm, đất nước đã bị chìm sâu trong năm bất ổn và biến động. Hấu hết các cấp chỉ huy Tĩnh và Quận đều bị thay thế cũng như một số Tư lệnh phải trao quyền. Đáng kể nhất là chương trình Ấp Chiến Lược, vốn nói chung thành công trong việc chia cắt dân chúng xa lìa bọn Việt Cộng ở vùng nông thôn héo lánh. VC đã lợi dụng tình hình bất an và sa sút trong việc lãnh đạo để tấn công  những thôn làng chiến lược, và từ đó chúng mở rộng tầm ảnh hưởng ra ngoài nơi đông dân cư. Thêm nửa, VC đã tung ra hai cuộc tấn công thành đạt chống lại Hoa Kỳ- cuộc tấn kích vào Phi trường Biên Hòa vào tháng 11, gây ra hậu quả cho một số người Mỹ thương vong cũng như hư hại nhiều phi cơ, và cuốc đánh phá vào cư xá Sĩ quan độc thân Mỹ vào tháng 12 cũng gây tổn thất cho người Mỹ.

Từ khi tôi gia nhập Tiểu đoàn vào tháng 5 1964, đơn vị đã tham chiến một số cuộc hành quân suốt Quân Khu II và IV, thường là bao gồm khu vực miền nam của đất nước. Mắc dầu thường xuyên gặp địch quân nhưng ít khi quá cấp một Trung đội. Thỉnh thoảng trong các cuộc hành quân chúng tôi nhận được tin những đơn vị địch lớn hơn hoặc đi qua những khu vực đóng quân của những đơn vị lớn hơn nửa. Chúng tôi thường bị pháo kích và bắn tỉa và tổn thất do mìn gài nổ, nhưng địch quân đã tránh né và chúng tôi cũng không thể gài chúng vào trận đánh lớn. Việc này thay đổi đáng kể tại Bình Giả. Trong suốt thời gian trước trận Binh Gia, Tiểu đoàn gần như lâm chiến liên tục vào những trấn đánh như kể trên suốt ròng 3 tháng. Trước Mùa Giáng Sinh, Đơn vị được phép tạm nghỉ trở về hậu cứ ở Vũng Tàu để tái trang bị và cho người lính TQLC thăm gia đình. Vào buổi sáng Ngày Giáng Sinh, chúng tôi trở lại Dĩ An vá tái tục nhiệm vụ Trừ bị cho QĐII. Vị Tiểu đoàn trưởng và tôi thường lên Bộ Tư Lệnh QĐ nghe thuyết trình về tình hình mổi ngày cũng như gặp các Sĩ quan Tham Mưu và cố vấn và được cho biết tổng quát tình hình chiến thuật của Quân Khu II.

Ngày 28 tháng 12, một đơn vị đích không rõ quân số tấn kích quyết liệt và chiếm giử làng Binh Giả gồm từ 6 đến 8 ngàn người tỵ nạn Thiên Chúa giáo chạy trốn Miến Bắc Việt Nam trước đây. Dù quyết liệt đánh trả nhưng dân quân đã bị tràn ngập. Họ đã mất liên lạc do chạy thoát hay ẩn nấp nơi nào đó. Kết quả là hai Đại đội của Tiểu Đoàn 30 đã phản công từ phía Tây nhưng bị đánh bật trở ra. Rỏ ràng là một đơn vị khá lớn của địch đã chiếm giử Bình Giả và nhất quyết bám chặt.

Ngày 29 tháng 12, QĐ II cho toàn bộ TĐ30 và TĐ 33 Biệt Động Quân vào cuộc chiến.. Trong giai đoạn này hai chiếc trực thăng của Lục Quân Hoa Kỳ đã bị băn rơi và một nửa Tiểu Đoàn 33 BĐQ đã bị bao vây và tràn ngập, và hai Cố vấn Hoa Kỳ đã bị bắt.. Số quân BĐQ còn lại quyết chiến và đã giừ được một góc làng nhờ thêm vào yểm trợ trên không.  BĐQ đã tiếp tục chống trả suốt đêm và đẩy lui được địch quân. Tin tức cho biết không còn nghi ngờ gì nửa quân số đáng kể của địch không còn kiểm soát được Binh Giả. Cuối ngày 29 Tiểu đoàn chúng tôi nhận lệnh chuẩn bị tham chiến vào ngày 30 tháng 12 để đánh trả và đuổi địch ra khỏi Binh Giả. Tiểu đoàn trưởng ( Thiếu Tá Nguyễn Văn Nho) và tôi cùng với Phụ tá cố vấn ( Trung úy Phillip Brady mới về đơn vị 1 tháng trước), với các Sĩ quan Tham Mưu Tiểu đoàn phối hợp với BTL QĐII  nhận bản đồ và lệnh hành quân cùng tin tức tình báo. Phối hợp với Trực thăng của LQHK lãnh nhiệm vụ  chở quân chúng tôi vào điểm đổ bộ LZ phía Tây Bắc của làng được xếp đặt với hỏa lực yểm trợ của Phi đội cánh quạt cùng với trực thăng võ trang, cũng như trao đổi tần số liên lạc. Cũng còn có quyết định không có pháo binh yểm trợ vì ngoài tầm băn và QĐ cũng không  muốn chuyển pháo lên vị trí để yểm trợ chúng tôi ngừa khi đánh lớn.

Vào khoảng 8:30 ngày 30 tháng 2, đợt đổ quân đầu tiên cất cánh rời phi trường Biên Hòa. Dù được không yểm mạnh mẻ nhưng không thấy có dấu hiệu hỏa lực của địch và Tiểu đoàn xuống quân không bị chống trả và tiến vào Binh Giả rừ phía Tây. Tiểu đoàn mở rộng kỹ càng xuyên qua làng và lục soát cẩn thận. Dân làng cho biết quân số địch ít nhất là 750. Báo cáo cho hay có cả quân Bắc Việt và Trung Cộng. Nếu đúng như thế, mực độ cuộc chiến đến lúc ấy có nghỉa là nhiếu đơn vị cấp Tiểu đoàn địch đã tấn kích và chiếm giử làng. Thêm nửa, đơn vị bạn dưới hầm trú ẩn cho hay trong khi địch chiếm cứ chứng tỏ chúng rất kỹ luật và chỉ huy đàng hoàng. Sau khi lập lại an ninh ngôi làng, Tiểu đoàn đã trợ giúp tản thương lấy hài cốt cho các BĐQ thương vong. BĐQ sống sót đã cùng thiết lập phòng thủ ngôi làng. Vào thời điểm này, TĐ4TQLC đã hoàn thành nhiệm vụ và chờ lệnh của QĐII.

Vào cuối ngày hôm ấy, một trực thăng võ trang khởi đầu một trận oanh kích vào một địa điểm cách độ 1 ngàn 500 thước về phía Đông Nam của làng do báo cáo tập trung lớn quân địch trước đó. Trong cuộc tấn kích này, do tôi quan sát  một chiếc phi cơ đã bị phòng không của địch bắn rơi. Chiệc trực thăng bốc cháy và bị nhào xuống ở một góc độ nhanh cho tới khi chạm đất và nổ tung trong khói lửa. Vụ rơi máy bay này đã lập ra một loạt những biến cố thảm khốc cho TĐ4TQLC. Dù không có hy vọng có người sống sót nhưng QĐ đã ra lệnh cho một toán lục soát ngay tức thì để xác nhận nơi bị nạn, liệu có người sống sót hay không, nếu không thì thu nhặt thi thể phi hành đoàn. Thiếu tá Nho nói chuyện với Trung tâm trưởng hành quân và tôi với cố vấn Hoa Kỳ của Trung tâm cho họ biết rằng, không thể nào có người sống sót. Kết quả là có lệnh cho một toán tuần sát vào sáng sớm hôm sau do đã trể rồi. Tối hôm ấy, địch mở cuộc tấn công vào làng nhưng không sao chọc thủng được vòng phòng thủ của chúng tôi. Hỏa châu thả sáng suốt đêm và khu trục yểm trợ hỏa pháo.

Rạng sáng ngày hôm sau, 31 tháng 12, một Đại đội khởi hành từ góc Đông Nam của làng theo phương hướng địa bàn đến nới máy bay rớt. Tôi đi theo Đại đội để xin phi cơ yểm trợ nếu cần..Chúng tôi có phi cơ võ trang và khu trục từ căn cứ Biên Hòa. Ngoài phi cơ ra chúng tôi chỉ còn có súng cối để yểm trợ. Sự thiếu sót pháo binh đè nặng trên tôi khi chúng tôi di chuyển thận trọng vào khu rừng nơi máy bay bị rớt và vào nơi chắc chắn sẽ có địch quân trú đóng. Ngay khi đến điểm máy bay rơi ai cũng biết chắc là không có thể còn ai sống sót. Chiếc trực thẵng đã bị cháy ruội và hài cốt bị cháy đen nằm trong vòng một đường kính độ 2 thước. Phía bên ngoài có vài mảng dất mới đào dấu hiệu quân địch đã chôn thi hài của phi hành đoàn. Đại đội trưởng (Trung Úy Đỗ Hữu Tùng) đã lập vòng phòng thủ quanh địa điểm. Lúc này khi TQLC tiến ra vị trí vài tên địch đã xuất hiện. Lập tức chúng bị băn ngả một tên bị baăn lộn đẩu ngả xuống. Bọn kia bỏ chạy. Tôi theo chân anh em TQLC lên xem tên địch bị bắn. Theo tôi quan sát, tên địch có vẻ no tròn với độ 180 cân anh, cao ít nhất cũng 1 thước 70, quân phục đầy đủ sạch sẻ với dây lưng đạn và mang khẩu carbine..Không có giấy tờ căn cước gì trên người. Theo tôi tên này hoặc là Bắc quân hay Trung Cộng. Sau vụ chạm súng này, có vẻ địch quân đang bao vây chúng tôi. Ngay khi Địa đội chạm súng, địch đã bắn pháo vào vào vị trí chúng tôi với đại liên và súng phòng không. Tôi báo cáo ngay cho phi vụ ứng chiến và xin yểm trợ ngay ngoài phòng tuyến.. Tôi cũng gọi xin khu trục A 1 E cánh quạt từ Biên Hòa. Vào thời điểm này, nổ lực tìm kiếm thi hài của phi hành đoàn phải ngưng lại vì chạm súng khắp nơi. Tổn thất tăng lên khi địch tiến sát vào vòng phòng thủ với hàng loạt biển người khích động bởi tiếng kèn thúc quân. Nơi ẩn núp duy nhất danh cho chúng tôi là thân cây cao su, nhưng TQLC và phi cơ không sao ngăn chặn được tiến quân của địch. Vừa đúng lúc một viên đạn thù trúng ngay nón sắt của tôi đánh ngả tôi xuống. Khi vừa tỉnh dậy tôi không còn thấy gì và cặp mắt tôi phỏng nặng. Tôi tự nhiên quẹt tay lên mắt và khi nhìn thấy rỏ được là hai tia máu vọt ra từ mặt tôi. Tôi bắt đầu lấy băng cá nhân đeo trên dây lưng và nay trước khi lấy được tôi đã thấy một Y tá ngay bên cạnh cười toét miệng và liền băng bó ngay cho tôi. Tôi cũng nghiệm ra rằng đa số người lính TQLC Việt Nam đã cười khi tình hình nguy biến và tôi biết là dấu hiệu xấu đã đến. Sau này khi xem lại, tôi thấy viên đạn đã trúng xéo một bên nón sắt và làm vở tung ra. Phần miểng đã gây thương tích xuống mủi và khuôn mặt của tôi. Nếu viên đân nhích lên một tí hay nhích xuống một tí chắc là thội đời rồi. Tôi tìm người mang máy truyền tin nhưng không thấy đâu nên tôi bò tới chổ vị Đại đội trưởng nhưng máy của ông cũng bị trúng đạn hư hỏng. Chúng tôi bị hỏa lực địch nặng nề hơn khi chúng tiến sát , nhảy  từ gốc cao su này sang gốc khác, TQLC đã rút gọn về quanh vị trí chiếc máy bay rơi. Khi địch càng gần sát, Nhận thấy sẽ bị địch bao vây nên Đại đội trưởng đã ra lệnh rút lui. Đại đội mất liên lạc và dưới làn đạn rút lui về phía Bắc và rồi về lại Bình Giả, mang theo những người bị thương nhưng phải bỏ lại 12  TQLC tử trận cộng thêm với phi hành đoàn trực thăng. Trên đường lui quân về Binh Giả. Một chiếc trực thăng tản thương LQHK đáp xuống và chúng tôi đã di tản  được vài TQLC bị thương.

Trở về lại Bình Giả, Đại đội trưởng và tôi đã cho Tiểu đoàn trưởng biết chi tiết toàn vẹn về lực lượng địch chúng tôi đã chạm súng tại địa điểm rơi máy bay, nói rõ là một đơn vị khá đông đảo được trang bị tới chốn, với binh lính kỹ luật, và được yểm trợ hỏa lực hùng hậu với súng cối, đại liên và phòng không. Tiếp theo sau cuộc tường trình ngắn và theo đề nghị của Tiểu đoàn trưởng tôi cần được chửa trị thương tích nên tôi đã về một góc làng chờ trực thăng tản thương đến đón. Sau đấy, tôi được di tản về Quân Y viện Hải Quân Sài Gòn để chửa trị vết thương. Không rõ là ai cho lệnh cho lệnh Tiểu đoàn vào lại nơi máy bay rớt. Hoặc Thiếu Tá Nho được lệnh  hành quân hay do quyết định của chính ông cũng không rõ. Cả hai vị Tiểu đoàn trưởng và Tiểu đoàn phó đều là chiến binh dày dạn kinh nghiệm chiến trường và họ từng biết không cần tìm vào những hiểm nguy không cần thiết. Quyết định đưa một Đại đội vào nơi máy bay bị bắn hạ đã là một hiểm nguy tính toán khiến cho Thiếu Tá Nho bất đắc dỉ phải thi hành. Bấy giờ, với tin tức mới nhận được từ nới máy bay rơi, cộng thêm hậu quả cuộc trận đánh của những ngày trước, thiếu pháo binh yểm trợ, và sự thật là địch đã chiến đấu trên địa thế thuận lợi cho chúng, cùng với nghi vấn trong việc khéo léo rút quân  tức thời không còn có tăng quân trợ lực. Tuy thế, Thiếu Tá Nho đã chuyển quân sau đó với một Đại đội trừ để lại Binh Giả vào nơi phi cơ bị hạ. Hài cốt của Phi hành đoàn Trực thăng đã được di tản nhưng trước khi 12 thi thể TQLC tử trận được bốc chuyển, Tiểu đoàn đã bị tấn công dữ dội bởi một lực lượng sau này được biết là thành phần của hai Trung đoàn của Sư đoàn 9 VC, là đơn vị tham chiến lớn nhất cho đến giờ phút ấy. Chúng được yểm trợ bởi Pháo đoàn 80 chỉ huy bởi SQ Bắc Việt được trang bị súng cối 81 ly, pháo 70 ly, súng không giật 75 ly và đại liên phòng không 12.7 ly. Đơn vị này chỉ huy bởi một Tướng VC và vượt quân số của TĐ4TQLC ít nhất từ 7 đến 8 trên 1. Thua sút về quân số và tệ hại hơn là không có Pháo binh yễm trợ, TQLC đã chiến đấu dũng cảm nhưng không sao vượt qua nổi trở lực quá tầm mức ấy. Một Địa đội đã rút lui về Bình Giả với tổn thất nặng nề. Một Đại đội bị tràn ngập và một Đại đội chiến đấu cho đến đêm khuya mới thoát ra khỏi trận địa lui quân về Bình Giả. Cho tới viên đạn cuối cùng, TĐ4TQLC đã chịu tổn thất  gồm 122 tử trận, bao gồm 29 Sĩ quan trong quân số 35 của Tiểu đoàn và 71 người bị thương. Thêm vào đó, Đại úy TQLCHK Donald Cook , được đưa đến Tiểu đoàn 30 ngày trước, đã bị thương và bị bắt cầm tù ( Xin đọc quyển sách do Cựu Đại tá TQLCHK Donald L. Price về The First Marine captured in Vietnam: A Biography of Donald G. Cook, Tháng 7/2007) .Trung Úy Trần Ngọc Toàn, Đại đội trưởng Đại đội I đã viết lại cuộc chiến với Mặt  trận Bình Giả. Với 3 vết thương trên người, Trung úy Toàn đã một mình ôm khẩu súng AR15 bò về tới làng Bình Giả và được trực thăng chuyển về Quân Y viện Đại Hàn Vũng Tàu vào ngày 3 tháng 1 năm 1965……
 
Bản dịch do Trần ngọc Toàn, cựu Tiểu đoàn trưởng TĐ4 TQLC

No comments:

Post a Comment