Bình Giã 1964: trận thử lửa đầu tiên của sư đoàn tân lập của CSBV và VC.
Nguồn: http://www.vietnamgear.com/article.aspx?art=65
Tác giả: Michael Martin.
Người dịch: Tài Trần
Sau đây là phần chuyển ngữ.
====
- CS đã phát động chiến dịch này để kỷ niệm bốn năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Giải Phóng miền Nam (MTDTGPMN).
- Tiểu đoàn trưởng TĐ 4 TQLC đã điều quân để lấy xác phi hành đoàn của một trực thăng bị rơi -- bất chấp chống đối của cố vấn Mỹ của TĐ. Đã khiến 29/35 sĩ quan của TĐ tử thương và hàng trăm người khác chết và bị thương.
"1964 là năm của cam kết toàn diện đối với các lực lượng CS tại Việt Nam.
Kể từ đó, mọi thứ đã được quyết định (the die had been cast), và sẽ không có bất cứ thay đổi (turning back) về chính sách nếu người CS muốn thành công trong việc xâm lăng miền Nam.
Một sự gia tăng về huấn luyện và chiến đấu chẳng bao lâu diển ra -- phần lớn tại vùng Châu Thổ -- với các lực lượng VC bành trướng từ khoảng 23.000 du kích quân nam và nữ trong tháng một 1963, thành một quân đội huấn luyện kỹ lưỡng về quân sự và chính trị, gồm khoảng 56.000 người vào tháng 12/1964.
Các bản đồ tình báo của bộ tổng tham mưu Nam Việt nam và BTL Yễm trợ Quân sự Mỹ tại Việt Nam, viết tắt là MACV ngày càng xuất hiện các khu vực rộng lớn, được đánh dấu màu đỏ, chứng tỏ địch đã kiểm soát.
Sau vài trận phục kích thành công chống các lực lượng SG, vào ngày 9/12/1964, nguyên một chi đoàn thiết vận xa (TVX) M-113 đã bị hủy diệt bởi VC - và với những xáo trộn liên tục của bất ổn chính trị vào lúc đó, người CS đã quyết định kết thúc năm này bằng một chiến thắng quân sự (QS) lớn lao để kỷ niệm bốn năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam (MTGPMN).
Các thành phần của sđ 9 VC (đây là đv cấp sđ của VC được thành lập và chiến đấu tại miền Nam) đã được chọn cho danh dự này. Hai trung đoàn của sđ này (271 và 272) đã di chuyển khỏi Chiến khu C và D và đã xâm nhập vào các khu ven biển để nhận hàng tiếp liệu từ Bắc VN. Sau đó, hai đv này đã tái tập hợp và di chuyển về các đồn điền chuối và cao su chung quanh ngôi làng nhỏ Bình Giã, một ấp chiến lược (ACL) ở khoảng 67 km đông SG thuộc tỉnh Phước Tuy.
Từ những khu rừng này, họ đã thăm dò và quấy rối các dân làng và các lực lượng ĐPQ trong vài ngày TRƯỚC cuộc tấn công chánh. Trong những giờ trước rạng đông của NGÀY 28 THÁNG 12, các trung đoàn VC này, dẫn đầu bởi TĐ 514, đã tấn công bất ngờ vào làng, trước nhứt là tràn ngập các tiền đồn bảo vệ nó. Sau cuộc tấn công thành công này, VC đã giữ vững vị trí và tăng viện với quân mới.
Các dân làng Bình Giã này là những giáo dân kiên cường (staunch) chống Cộng, đã tái định cư từ Bắc VN sau 1954; họ đã biết rõ thế nào là chế độ CS và đã cố gắng hết mức để bẻ gẫy (thwart) các kế hoạch của địch. Trong mưu toan tái chiếm làng của QĐVNCH, các oanh tạc cơ của không quân VNCH và trực thăng Mỹ đã ko được phép tấn công vào làng, khiến địch đã có chỗ núp trong những vườn chuối chung quanh làng. Do vậy trong một đêm họ đã chặt sạch các cây chuối, nguồn sống (livelihood) của họ nhưng cũng khiến địch ko còn chỗ ẩn núp.
Bất hạnh thay, những cố gắng đầy nhiệt huyết (spirited) của dân Bình Giã để thắng CS đã bị lu mờ (overshadowed) khi thảm kịch quân sự này đã đổ ập (befell) xuống các lực lượng của CP -- được lịnh tái chiếm làng.
Một lực phản ứng nhanh đã được yêu cầu và một đại đội (đ.đ.) của TĐ 30 BĐQ đã được trực thăng vận (heli-lift) để bắt tay với một đ.đ. của TĐ 38 BĐQ đã có mặt trước đó tại chi khu (CK) Đức Thạnh khoảng 3 km phía tây làng. Chi khu này nằm trên liên tỉnh lộ (LTL) nối liền Bà Rịa với Xuân Lộc. Năm 1975, sđ 18 bộ binh đã rút lui theo LTL này -- người dịch.
NGÀY 29 TÂY, TĐ 33 BĐQ và một đ.đ. của TĐ 30 BĐQ đã được trực thăng vận để giúp tái chiếm làng. Họ đã lọt vào ổ phục kích có hình chữ L. Địch từ trong các hầm hố đã tấn công bằng đại liên và cối vào chính diện và cạnh sườn của hai đv này khiến TĐ BĐQ này tan rả hàng ngũ.
NGÀY KẾ, TĐ 38 BĐQ đổ quân xuống khu vực phía nam Bình Giã. Khi vừa chạm đất họ đã chạm súng với địch và đã bắt đầu phản công về phía làng. Trận đánh đã kéo dài suốt ngày và BĐQ ko thể đẩy lui địch khỏi các hầm hồ của họ.
Những giờ sáng sớm của NGÀY 30 TÂY, TĐ 4 TQLC được tăng viện cho BĐQ. Vào lúc đó, vc đã rút về hướng đông bắc, và tqlc với các cố vấn Mỹ tiến vào Bình Giã mà ko gặp địch.
Vào cuối ngày, một trực thăng của lục quân Mỹ trong khi tấn công các mục tiêu trong khu vực đã bị bắn rơi và phi hành đoàn tử thương. BẤT CHẤP LỜI CAN NGĂN của cố vấn Mỹ, TĐT TQLC Việt Nam đã lịnh cho một đ.đ. đến địa điểm máy bay rơi và lấy xác của phi hành đoàn.
Tuy nhiên, đ.đ. này đã bị phục kích sau khi tới địa điểm bởi một lực lượng lớn VC xử dụng cối 82 ly, súng không giựt 57 ly, và đại liên 50 tức 12.7 ly.
Vào cuối buổi sáng (late in the morning) của NGÀY 31 THÁNG 12, ba đ.đ. còn lại của tđ TQLC đến tiếp cứu đ.đ. bị bao vây (beleaguered) này, và họ đã bị phục kích bởi một đv lớn của Chính Qui (Main Force) CS có quân số từ 1.200 đến 1.800 người sau khi họ rút chạy về phía làng.
Tính tới cuối chiều có 29/35 sĩ quan của TĐ 4 TQLC tử trận, bao gồm thiếu tá Nguyễn văn Nho và TĐ với quân số 326 người này đã bị thiệt hại rất nặng: 112 chết, 71 bị thương và 13 mất tích. Có 4 cố vấn Mỹ bị thương, và đại úy Donald G. Cook, một quan sát viên OJT từ sđ 3 TQLC Mỹ bị mất tích.
Khác với lối tác chiến trước giờ, các lực lượng VC đã ko rút lui khi trời tối. Họ đã cố thủ trong BỐN NGÀY. Bình Giã đã khiến QLVNCH và các cố vấn Mỹ phải "mở mắt" -- khi lần đầu tiên, các lực lượng VC đã chứng tỏ rằng với tiếp tế đầy đủ từ bắc VN, họ có thể tiến hành các trận đánh lớn với lực lượng CP. Họ đã học cách kết hợp khéo léo (skillfully) chiến tranh du kích và qui ước để áp dụng một năm sau đó với các lực lượng Mỹ. (Ngày 8/3/1965, 3.500 lính TQLC Mỹ đổ bộ lên Đà Nẳng. Ngày 28/7/1965, TT Johnson gửi thêm 50 ngàn quân tới VN.-- người dịch).
NĂM 1962, TQLC phát triển một khái niệm tác chiến mới có tên là Chiến thuật Diều hâu (Eagle Flight). Đây là chiến thuật phản ứng nhanh khi dùng trực thăng bốc các đv bộ binh VNCH tới các điểm chạm súng hay trận đánh. Vào ngày 29/12/1964, trong một hành quân diều hâu tới bãi đáp Alpha bên ngoài Bình Giã, trung sĩ Harold Bennet, cố vấn BĐQ, đã ko biết rằng một tai họa sắp xảy ra đang chờ ông và những người lính bđq (didn't have a clue of the impending catastrophe awaiting him and his vietnamese Rangers).
Lúc đó Bennet đang bận tập trung vào rừng cây rậm rạp bên dưới các trực thăng trong lúc các trực thăng tải quân hay "slick" -- bay ở ngọn cây -- hướng về bãi đáp bên ngoài Bình Giã. Hiệu thính viên của y, binh nhứt (private first class hay PFC) Charles Crafts, đã kiểm tra tần số trên máy và giao tiếp các đơn vị trước khi xuống đất (had called in for a commo check before lift-off). Cả hai người lính BĐQ này đã đeo đuổi suy nghĩ riêng tư của họ trong khi tiếng "pạch pạch pạch" của cánh quạt trực thăng đã phá vỡ sự tĩnh lặng kỳ lạ của buổi chiều oi bức (broke the eerie stillness of the sultry afternoon).
Lúc 2 g trưa các trực thăng đã tới bãi đáp hay LZ. Viên phi công của chiếc trực thăng dẫn đường (lead ship) liếc qua bản đồ và dùng ngón tay cái làm dấu hiệu khi máy bay sắp tiếp đất (gave the thumbs up sign as they made final approach). Vài giây sau đó, các lính BĐQ và hai cố vấn của họ đã nhảy ra khỏi máy bay và chạy nhanh như điên để tìm chỗ nắp. Họ đã trên đất thù địch và kẻ thù đang chờ họ (They were in Indian and the Indians were there waiting).
Bennett và Crafts thuộc về toán cố vấn 4 người thuộc TĐ 33 BĐQ VNCH đồn trú tại Biên Hòa. Sĩ quan thì có đại úy James Behnke và trung úy White. TĐ của họ đã đặt trong tình trạng báo động vào ngày trước, và bây giờ Bennets và Crafts đã đổ quân với đ.đ. 2 thuộc đợt một vào Bãi Đáp Bravo của đợt hai. Y đã ko biết rằng đây là lần cuối y gặp đồng đội.
Sau khi đổ bộ, lính BĐQ của đ.đ. 2 đã di chuyển gần 1.000 mét hướng về Bình Giã. Khi sắp tới làng họ đã chạm súng nhẹ và bắt đầu bị địch bắn sẻ. Trong lúc kêu gọi gunship yễm trợ, và chuẩn bị tấn công các vị trí địch, BĐQ đã bị tấn công bằng hỏa lực mạnh mẻ của địch từ các công sự kín đáo ở chính diện và cạnh sườn. Họ đã lọt ổ phục kích hình chữ L. Vào lúc đó, họ đã ko biết rằng họ đã đụng độ với hai đơn vị cấp trung đoàn -- những trung đoàn sẽ tấn công và hủy diệt TĐ 4 TQLC hai ngày sau đó.
Lúc 5 g chiều Bennet và Crafts vào 10-12 BĐQ là những người lính sống sót của đ.đ. 2. Họ vẫn còn chiến đấu tới khi VC tràn tới để khống chế họ. Đó là khoảnh khắc mà phi công Lục quân Mỹ Twomey, qua máy truyền tin, nghe được tiếng nói cuối cùng của Bennet. Twomey đã ko thể nào quên những lời nói của người cố vấn BĐQ này, cũng như những tiếng nổ quanh trực thăng của ông, và những đường đạn đánh dấu màu đỏ bay đan chéo nhau (crisscross) trong không trung. Twomey cũng đã nhớ lại những tin đồn mà sau đó ông đã nghe. "Chúng tôi đã nghe rằng Trung sĩ Bennet đã chống đối rất dữ dội trong lúc ở trại tù CS. Chúng tôi đã nghe rằng trước khi bị xử bắn, bọn cai tù đã buộc ông nói trên Đài Hà Nội, nhưng ông từ chối. Đó là tất cả những gì chúng tôi nghe".
San Jose ngày Dec 14 2022.
No comments:
Post a Comment