Monday, May 30, 2022

 

Khoá 25 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, Khoá Quyết Chiến Tất Thắng—Đỗ Ngọc Châu


Năm 1968, sau cuộc tổng tấn công của Cộng Sản miền Bắc vào miền Nam Việt Nam bị thất bại , toàn thể dân chúng trên khắp 4 vùng chiến thuật đều sôi sục ý chí đấu tranh chống Cộng triệt để . Trước hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng , Tổ Quốc cần những thanh niên yêu nước gia nhập quân đội để chiến đấu chống lại sự xâm lăng của quân Cộng Sản .


Giữa tháng 8 năm 1968 , hơn 3000 thanh niên đầy đủ điều kiện văn hóa ( tối thiểu Tú Tài Toàn Phần Ban A hoặc Ban B ) trên toàn lãnh thổ đã nộp đơn xin gia nhập vào Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam .


Qua một kỳ thi tuyển văn hóa và gồm ba đợt tuyển chọn về sức khỏe 298 thanh niên đã trúng tuyển, chuẩn bị trở thành các Tân Khóa Sinh Khóa 25 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam .


Ðây là nét đặc biệt đầu tiên của Khóa 25 . Ðặc biệt bởi vì các TKS khóa 25 được tuyển chọn từ một số lượng đông đảo nhất trong lịch sử tuyển lựa các thanh niên để gia nhập vào Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam , sự sàng lọc trong số hơn 3000 thanh niên ưu tú nhất của đất nước lúc bấy giờ là một dấu hiệu đầy hy vọng cho Tổ Quốc mai sau .


ADVERTISEMENT


REPORT THIS AD


NGÀY NHẬP TRƯỜNG


Trung tâm Huấn Luyện Cảnh Sát Dã Chiến ở Trại Mát được dùng làm trại tạm trú cho các ứng viên trúng tuyển , nơi đây toàn thể các ứng viên được khám sức khỏe và thi thể lực tổng quát , một số ứng viên bị loại vì không đạt được mức điểm tối thiểu hạn định.


Khóa 25 nhập trường chia làm 4 đợt vì những khó khăn gia cảnh, phương tiện di chuyển, giao thông liên lạc chậm trễ. . . Ðây cũng là nét đặc biệt thứ hai của khóa 25 .


Ngày 10 tháng 12 năm 1968 , đợt đầu tiên đã trình diện với SVSQ Cán Bộ Khóa 23 trước Cổng Nam Quan theo nghi lễ truyền thống .


Vì Quân đoàn nhận danh sách đậu dự khuyết từ Bộ TTM trễ hơn việc loan báo trên đài phát thanh nên có năm ( 5 ) ứng viên từ Quân đòan I vào đến Ðà Lạt thì phái đoàn bác sĩ giám định y khoa đã trở về Sài Gòn , Thiếu Tá Trưởng Phòng Tuyển Thâu Ðồng Văn Chân chuyển các ứng viên này đến Bệnh viện Tiểu Khu để khám sức khỏe , kết quả chỉ còn lại ba ( 3 ) người đạt tiêu chuẩn ( TRẦN NGOC TÝ, TRƯƠNG ẤN , VĂN QUÝ M ẠNH )


ADVERTISEMENT


REPORT THIS AD


Sau ba đợt nhập trường có kèn trống đón rước . Ngày 19 tháng 12 năm 1968 , ba ứng viên của Quân đoàn I nhập trường sau cùng .


Cho đến giờ phút này , đời sống quân trường mới bắt đầu, tất cả những thay đổi đột ngột về môi trường , những xao động tình cảm, phản ứng tinh thần có lẻ không cho họ một ý niệm nào về KHÓA 25 , một danh từ chung mới mẻ mà họ đã nhận .


Nhưng đây chính là thời gian đánh dấu cho một khóa được hưởng nhiều may mắn đặc biệt . May mắn được lựa chọn từ một số đông đảo ứng viên ưu tú trên toàn quốc. May mắn được thụ huấn trong một giai đoạn chuyển hướng toàn diện của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam , những cơ sở tối tân và đồ sộ được xây cất , chương trình được cập nhật hóa . Và , may mắn ở những kỳ vọng mà Tổ Quốc sẽ trao phó cho họ trong tương lai khi đất nước trải qua một giai đoạn mới .


TÂN KHÓA SINH KHÓA 25


ADVERTISEMENT


REPORT THIS AD


Ngày 22 tháng 12 năm 1968 , lễ khai giảng Mùa Tân Khóa Sinh Khóa 25 được cử hành trọng thể tại Vũ Ðình Trường Lê Lợi TVBQGVN và khơi đầu từ đó ,các Tân Khóa Sinh bắt đâu những tháng ngày thực thụ làm lính quân trường .


Ðiểm đặc biệt thứ ba là Tân Khóa Sinh khóa 25 do SVSQ Khóa 23 năm thứ ba huấn luyện , không như các khóa về sau là do SVSQ năm thứ tư phụ trách .


Trong hơn 8 tuần huấn nhục , các Tân Khóa Sinh phải trải qua một quá trình lột xác thật sự , từ một thanh niên dân chính qua một quân nhân dũng mạnh . Ngoài những tục lệ truyền thống khắt khe của nhà trường lúc ban đầu , họ còn phải trải qua những thử thách đầy cam go và gian khổ , những chịu đựng dày dạn gió sương , tuân hành kỷ luật quân đội thật nhuần nhuyển . . .Mùa Tân Khóa Sinh cũng là mùa quân sự năm thứ nhất với Kỷ thuật cá nhân chiến đâu , Chiến thuật cấp Tiểu đội và vì trong thời gian huấn nhục nên cũng là thời gian vất vả nhất .Không một phút nào rổi rảnh , tinh thần luôn luôn căng thẳng , lúc nào cũng phải chuẩn bị để nghe lệnh và thi hành lệnh. Tân Khóa Sinh tuyệt đối thi hành , tuân lệnh mà không lý do , không khiếu nại . . .


ADVERTISEMENT


REPORT THIS AD


Có một số bạn sức không kham nổi đoạn đường phải trở về dân chính . Riêng bạn VÕ BÁ VẠN thuộc TKS Ðại đội B đã qua đời trong mùa Tân Khóa Sinh .


Ngày 14 tháng 02 năm 1969 ,Tân Khóa Sinh khóa 25 đã phá vở truyền thống TVBQGVN, chỉ chinh phục đỉnh Lapbé Nord ( cuộc chinh phục đỉnh Lâm Viên bị huỷ bỏ vào giờ chót vì lý do an ninh ) . Sau khi 8 Ðại đội Tân Khóa Sinh tập họp trên đỉnh ngọn Lapbé Nord , Trung Tá Quân Sự Vụ Trưởng Bùi Trạch Dần có đưa ra một câu hỏi : Tất cả hãy tìm chung quanh đây xem có cái gì rất đặc biệt . Ai tìm được sẽ có thưởng ! Thế là toàn thể TKS Khóa 25 đổ xô đi tìm mà không biết tìm cái gì ! Thì ra đó chỉ là cái cột mốc xác định vĩ độ , kinh độ cũng như cao độ 1875 mét của đỉnh Lapbé Nord . Nó là cái ụ bằng xi măng cao khoảng 2 mét nằm giữa một khoảng sân bằng phẳng .


Buổi chiều là nghi lễ Trao Găng và Mũ tại từng phòng của Tân Khóa Sinh dưới ánh nến lung linh .


ADVERTISEMENT


REPORT THIS AD


Buổi tối , tại Vũ Ðình Trường Lê Lợi , dưới sự chủ tọa của Chỉ Huy Trưởng , các Sĩ Quan Cán Bộ và thân nhân , 260 Tân Khóa Sinh Khóa 25 được chấp nhận là Sinh Viên Sĩ Quan năm thứ nhất và được các SVSQ Cán Bộ Khóa 23 gắn lên cầu vai cặp Alpha màu đỏ .


NĂM THỨ NHẤT (1969)


Sau khi gắn Alpha , khóa 25 hoàn tất thêm 2 tuần lễ trả nợ mùa Quân Sự năm thứ nhất. Cũng có thể xem như thêm hai tuần huấn nhục , có người suốt tám tuần lễ Tân Khóa Sinh vẫn vững vàng nhưng đã phải ngất xỉu trong giai đoạn này !


Bốn khóa 22B, 23 , 24 và 25 bắt đầu mùa Văn Hóa với chương trình giảng dạy của một trường đại học khoa học kỹ thuật ngoài dân chính để sau khi tốt nghiệp họ sẽ được nhận lãnh văn bằng Cử Nhân Khoa Học Ứng Dụng . Khóa 25 được coi như những SVSQ ưu tú và họ được đòi hỏi phải học hành trong một chương trình đầy đủ với những tiêu chuẩn khắt khe .


Quảng cáo


REPORT THIS AD


Kết quả rất đáng khích lệ và sau kỳ thi đệ nhất lục cá nguyệt , Trung Tướng Lâm Quang Thi , Chỉ Huy Trưởng TVBQGVN , lần đầu tiên đã cấp phép đặc biệt cho 20 SVSQ/K25 đạt điểm văn hóa cao nhất về thăm gia đình. Kể từ mùa Văn Hóa đầu tiên ấy đã chứng tỏ khóa 25 có rất nhiều triển vọng .


Ngày 11-11-1969 , Khóa 22B mãn khóa .


Tháng 12-1969 , đón nhận Tân Khóa Sinh Khóa 26 nhập trường .


Tuy nhiên cuối năm thứ nhất khóa 25 chỉ được một tuần phép , không như dự kiến nên cả khóa đồng loạt bảo nhau đi trễ , ngay các bạn ở tại Ðà Lạt cũng vào trễ ( không biết đây là một sự đoàn kết hay chống đối đầu tiên của khóa 25 ! ) . Kết quả là đầu năm thứ hai cả khóa 25 bị Ðại Tá Nguyễn Văn Sử Quân Sự Vụ Trưởng phạt ở Vũ Ðình Trường Lê Lợi !


ADVERTISEMENT


REPORT THIS AD


NĂM THỨ HAI (1970)


Năm thứ hai , ngoài chương trình Văn Hóa và Quân Sự , toàn thể khóa 25 đã được gởi đi du hành vào đầu tháng 11 năm 1970 tại các Trung Tâm Huấn Luyện và đơn vị lớn trong lãnh thổ Quân khu II và Quân khu III để học hỏi và gặt hái những kinh nghiệm về tổ chức và chỉ huy, đồng thời quan sát tiềm năng của quốc gia .


Ðầu năm thứ hai , SVSQ.K25 PHẠM MINH TÂM là người Việt Nam đầu tiên đã được tuyển chọn sang Mỹ theo học Trường Võ Bị West Point và sau khi tốt nghiệp khóa USMA.74 bạn đã trở về làm Sĩ quan Cán Bộ của Trường .


Và cũng rất đặc biệt , ngay khi còn là SVSQ , Khóa 25 đã có con chim đầu đàn HUỲNH KIM QUANG nêu gương hy sinh và đã gục ngã trên chiến hào trước cổng Nam Quan để bảo vệ Trường Mẹ . Ðêm 29 tháng 4 năm 1970 , lợi dụng đêm tối dày đặc sương mù , Cộng quân đã đột kích đánh phá Bộ Chỉ Huy nhà trường . Toàn thể Trung đoàn SVSQ đã kiên cường đẩy lui nhiều đợt tấn công của Cộng quân , SVSQ K25 HUỲNH KIM QUANG đã anh dũng hy sinh tại vọng gác trên đường ra sân bắn số 1 trước Hội Quán SVSQ . Oai hùng thay người SVSQ năm thứ hai ra đi khi còn quá trẻ , mới 21 tuổi đời , nhưng đã để lại trong tâm hồn các SVSQ Khóa 25 một tấm gương cao quý với những tiếc thương khôn cùng .


Quảng cáo


REPORT THIS AD


– Ngày 18-12-1970, Khóa 23 mãn khóa .


Cũng trong năm thứ hai , nhà trường được Quân đội và Bộ Tổng Tham Mưu giao phó cho nhiệm vụ mới : đào tạo những sĩ quan hiện dịch cho cả ba binh chủng Hải , Lục và Không quân . Khóa 25 đã may mắn trở thành khóa LIÊN QUÂN CHỦNG đầu tiên của TVBQGVN .


Ngày 24 tháng 12 năm 1970 , Hội Ðồng Tuyển chọn Quân chủng đã nhóm họp tại Văn phòng Thiếu Tướng Chỉ Huy Trưởng, trong phiên họp này Trung Tá Trưởng phòng Nghiên cứu Thành tích đã trình bày thể thức tuyển chọn thành phần SVSQ Khóa 25 chuyển sang thụ huấn Quân chủng để Hội đồng quyết định .


Kể từ ngày 26 tháng 12 năm 1970 TVBQGVN ngoài tám Ðại đội SVSQ còn có thêm hai Trung đội tân lập là :


ADVERTISEMENT


REPORT THIS AD


– Trung đội Hải Quân: 32 SVSQ khóa 25


– Trung đội Không Quân: 30 SVSQ khóa 25


đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của các Sĩ quan Cán bộ Quân chủng do BTL Hải quân và BTL Không quân biệt phái đến trường .


– Ngày 27-12-1970, Tân Khóa Sinh Khóa 27 nhập trường .


NĂM THỨ BA (1971)


Mùa quân sự năm thứ ba , ngày 26 -12-1970 , 32 SVSQ K25 thuộc Hải Quân và 30 SVSQ K25 thuộc Không Quân được gởi về thụ huấn chuyên nghiệp tại Trường Sĩ Quan Hải Quân và Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân tại Nha Trang . Tại đây các SVSQ K25 Hải Quân được học hỏi về lý thuyết hải hành và đi thực tập trên những chiến hạm ngoài khơi Thái Bình Dương . Các SVSQ K25 Không Quân được học hỏi về lý thuyết căn bản phi hành với loại máy bay T.41 .


ADVERTISEMENT


REPORT THIS AD


Trong khi đó, những SVSQ K25 Lục Quân đã theo học khóa 214B Nhảy Dù từ ngày ( 25 tháng 02 năm 1971 đến ngày 13 tháng 03 năm 1971) tại trại Hoàng Hoa Thám Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù Sài Gòn .


Năm thứ ba , khóa 25 đã cùng khóa 24 được gởi về thủ đô Sài Gòn tham dự diễn hành ngày Quân Lực 19 tháng 6 năm 1971 và đã vinh dự đoạt giải nhất diễn hành trước hàng trăm đơn vị thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa .


Ngày 11 tháng 12 năm 1971 đánh dấu thêm một bước trưởng thành của Khóa 25 . Khóa 25 đã tổ chức LỄ TRAO NHẨN TRUYỀN THỐNG rất trọng thể và thân mật . Ðây là lễ đeo nhẩn lần đầu tiên được tổ chức trong lịch sử TVBQGVN và kể từ khóa 25 , Lễ Trao Nhẫn đã trở thành một nghi lễ truyền thống mới của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam .


Cuối năm 1971 , với quân số khóa 26 tăng cường ( 22 SVSQ Hải Quân và 15 SVSQ Không Quân ) Trung đội Không Quân trở thành Ðại đội I ,Trung đội Hải Quân trở thành Ðại đội K . Kể từ đó , Trung đoàn SVSQ bao gồm 10 Ðại đội SVSQ .


Quảng cáo


REPORT THIS AD


Ðại đội I và Ðại đội K vì quân số ít ỏi nên mỗi Ðại đội chỉ có hai (2) trung đội , không như các Ðại đội khác của Trung đoàn SVSQ . Ðại đội I Không quân gồm một Trung đội ở cuối Ðại đội B và một Trung đội ở đầu Ðại đội C . Ðại đội K Hải quân gồm một Trung đội ở cuối Ðại đội F và một Trung đội ở đầu Ðại đội G .


Trong năm thứ ba , khóa 25 nhận thêm 4 SVSQ mới đáo nhậm . Ðó là 4 SVSQ khóa 24 vì thiếu điểm văn hóa nên chuyển tiếp vào khóa 25 để hoàn tất hai năm sau cùng . Cuối năm thứ ba , Bộ Chỉ Huy xóa tên khỏi khóa 25 SVSQ NGUYỄN VĂN HOAN vì thời gian điều trị quá lâu tại Tổng Y Viện Cộng Hòa ( từ ngày 30 tháng 04 năm 1969 ) .


Ngày 17-12-1971 , Khóa 24 mãn khóa . Khóa 25 được chọn 24 SVSQ về Trại Hoàng Hoa Thám Sài Gòn thực tập nhảy dù để biểu diển trong ngày mãn khóa của K24 . Sau khi toán 1 nhảy , vì gió quá mạnh nên toán thứ hai không biểu diễn được .


Ngày 28-12-1971 , khai giảng mùa Tân Khóa Sinh khóa 28 .


ADVERTISEMENT


REPORT THIS AD


Theo truyền thống , mỗi đại đội đều có Phòng Văn Khang riêng , thường là ở mặt sau lầu hai đối diện Kho Vũ khí Ðại đội , thuần tuý chỉ để sách báo linh tinh . Khóa 25 vào năm thứ ba thì có việc thực hiện các Phòng Văn Khang dưới gầm các batiment , nổi bậc nhất là gầm đại đội A và D có cả bàn bi da , cà phê , thuốc lá . . .


Theo phong trào Hướng Ðạo Sinh Quân Ðội lúc bấy giờ , khóa 25 thành lập Gia Ðình Phật Tử CÂUNALA sinh họat mỗi Chủ nhật tại Niệm Phật Ðường Quang Trung , tập trung con em ở các Trại Gia binh Quang Trung , Tôn Thất Lễ và Trường Chỉ Huy Tham Mưu . Phụ trách bởi các SVSQ là huynh trưởng khi còn là dân sự , sinh hoạt đều đặn và do các SVSQ khóa kế tiếp đảm nhiệm khi khóa đàn anh rời Trường .


NĂM THỨ TƯ (1972)


Trong mùa quân sự năm thứ tư , SVSQ Lục Quân chia ra làm hai toán thay phiên nhau ở lại Trường huấn luyện TKS Khóa 28 và đến Trung Tâm Huấn Luyện Cán Bộ Quốc Gia Vạn Kiếp tại Vũng Tàu để thực tập chỉ huy . Các SVSQ Hải Quân và Không Quân được gởi trở lại Nha Trang để hoàn tất chương trình huấn luyện chuyên nghiệp .


Quảng cáo


REPORT THIS AD


SVSQ NGUYỄN PHÁT TẤN rời Trường với cấp bậc Chuẩn Úy sau mùa huấn luyện TKS Khóa 28 .


Ngày 13 tháng 03 năm 1972 , tất cả SVSQ Khóa 25 trở lại Trường để hoàn tất mùa Văn Hóa năm thứ tư . Tổng kết điểm Văn Hóa cuối năm , Khóa 25 chia tay thêm bạn TẠ SỸ NGUYÊN .


Giữa năm 1972 , thực hiện dựng tượng bán thân Cố SVSQ Khóa 25 HUỲNH KIM QUANG trước Hội Quán SVSQ ( nơi bạn hy sinh ) . Tượng do điêu khắc gia Mai Chửng thực hiện bằng đồng đen .


Ngày 15 tháng 12 năm 1972 ,trong Lễ Mãn Khóa hết sức trọng thể tại Vũ Ðình Trường Lê Lợi do Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm chủ tọa , 260 SVSQ Khóa 25 ( bao gồm 4 SVSQ khóa 24 lưu nhiệm ) đã tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu Úy và được trao Văn Bằng Tốt Nghiệp TVBQGVN có in lời xác nhận : Văn bằng này có gía trị tương đương với Văn Bằng Kỹ Sư Tốt Nghiệp Trường Cao Ðẳng Kỹ Thuật Dân Chính .


Quảng cáo


REPORT THIS AD


Khóa 25 đầu tiên phá vở thêm truyền thống Võ Bị , người Thủ khoa được gắn lon Hải quân mang gạch trên vai áo mà không là hoa mai nở , phải chăng báo trước một điều chẳng lành cho tương lai đất nước !


Khóa 25 được mang tên Khóa QUYẾT CHIẾN TẤT THẮNG .Nói đến Khóa 25 /SVSQ/ HD là nói đến một giai đoạn đặc biệt của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam . Chương trình bốn năm bắt đầu từ khóa 22B nhưng khóa 25 là khóa hoàn tất giai đoạn chuyển tiếp . Sự hiện diện của khóa 25 trước khúc quanh quan trọng của nhà Trường và trước diển tiến đặc biệt của đất nước là một may mắn cho bước đầu binh nghiệp của họ . Nhưng điều đáng hãnh diện là khóa 25 đã không ngừng đem hết nhiệt thành của tuổi trẻ để học hỏi, phát huy khả năng văn hóa và lãnh đạo chỉ huy , đồng thời cũng không hổ thẹn nối gót đàn anh trong việc xây dựng những truyền thống tốt đẹp cho Trường Mẹ .


GIAI ÐOẠN CHIẾN ÐẤU (1973-1975)


Quảng cáo


REPORT THIS AD


Sau 14 ngày phép ngắn ngủi tiếp theo ngày Mãn Khóa , 260 tân Thiếu Úy Khóa Quyết Chiến Tất Thắng đã đồng loạt trình diện Bộ Tư Lệnh các Quân Binh Chủng và Sư Ðoàn khắp bốn vùng chiến thuật . Nơi đâu có Quân lực VNCH là có bóng dáng người sĩ quan xuất thân từ khóa 25 TVBQGVN .


Ba mươi hai ( 32 ) Hải quân Thiếu Úy Hiện dịch K 25 sau khi trình diện Bộ Tư Lệnh Hải Quân đã được bổ nhiệm ngay xuống 32 chiến hạm , huấn thị đầu tiên là . . . tất cả đều nhận đơn vị biển , không có đơn vị bờ . .! Những sĩ quan này may mắn hơn đàn anh của họ những khóa trước vì ngay sau khi tốt nghiệp Trường VBQGVN . họ đã có kiến thức hải hành căn bản và sẳn sàng thi hành nhiệm vụ của một sĩ quan ngành Chỉ huy của Hải Quân mà không cần phải qua một khóa huấn luyện nào khác .


Sau thời gian hải vụ , họ đã được thuyên chuyển về các Giang đoàn và Vùng Duyên Hải . . . Ba ( 3 ) trong số 32 sĩ quan này đã được Bộ Tư Lệnh Hải Quân gởi đi du học Hoa Kỳ trong các chương trình Cao học Kỹ thuật vào năm 1974 .


Quảng cáo


REPORT THIS AD


Ðặc biệt khóa 25 có HÀ THAM là người đầu tiên đảm nhận chức vụ Hạm Phó Tuần duyên hạm Tiên Mới HQ.601 và TRẦN VĂN MINH trở thành Sĩ quan Tùy viên cho Tư Lệnh Hạm Ðội .


Ba mươi ( 30 ) Thiếu Úy Không Quân tuy đã hoàn tất chương trình huấn luyện phi hành căn bản tại Nha Trang và Ðà Lạt trước tháng 12 năm 1972 nhưng để trở thành những phi công chiến đãu họ đã được gởi đi các trường huấn luyện phi hành ngay sau khi trình diện Bộ Tư Lệnh Không Quân . Mười lăm ( 15 ) người học bay tại Hoa Kỳ và ( 15 ) người kia được huấn luyện tại Phan Rang .


Phi đoàn Huấn Luyện 920 Phản lực T-37 đầu tiên đã chính thức khai sinh nơi đây với quân số là 1 Sĩ quan Không quân thuộc khóa 24 và 13 Sĩ quan Không quân của khóa 25 . Chưa đủ phi cơ huấn luyện nên học bay một ngày , học địa huấn một ngày , thiếu thốn đủ mọi thứ từ sách vở đến dụng cụ nhưng được học bằng tiếng Việt và do người Việt Nam dạy . Mỗi người chỉ có duy nhất một bộ đồ bay . . .


Quảng cáo


REPORT THIS AD


Sau khi hoàn tất chương trình huấn luyên , tất cả đã trở thành những phi công phản lực (A-37 hoặc F-5 ) hay trực thăng của Không Quân VNCH .


Cũng như các khóa đàn anh , khóa 25 đã có những sĩ quan trẻ phục vụ tại tất cả các Sư Ðoàn Bộ Binh trên khắp bốn vùng chiến thuật và mọi binh chủng nổi danh như Nhảy Dù , Biệt Ðộng Quân , Thủy Quân Lục Chiến , Biệt kích 81 , Nha Kỹ Thuật , Pháo Binh , Thiết Giáp… Thời gian sau đó , mười ( 10 ) người trong số các sĩ quan Lục Quân này đã được gởi về theo học Khóa Cao Ðẳng Công Binh và một người đi du học Hoa Kỳ .


Khóa 25 phục vụ Binh chủng Thiết Giáp gồm 10 sĩ quan , trong thời gian thụ huấn tại Trung Tâm Huấn Luyện Thiết Giáp Long Thành , dù học chung cùng rất nhiều sĩ quan tốt nghiệp từ Trường Võ Khoa Thủ Ðức nhưng những sĩ quan khóa 25 luôn được Chỉ Huy Trưởng tín nhiệm chọn làm Sĩ quan Tuần Sự , nhờ vậy các binh sĩ Thiết Giáp được nếm mùi kỷ luật quân trường theo đúng tiêu chuẩn TVBQGVN. Sau thời gian thực tập và huấn luyện , PHẠM ÐÔNG AN khóa 25 là Thủ khoa khóa Huấn Luyện Thiết Giáp 1 – 1973 . NGUYỄN XUÂN THẮNG được Thiếu Tướng Lâm Quang Thi Tư Lệnh Phó Quân Khu 1 chọn làm Sĩ quan Tuỳ Viên .


Quảng cáo


REPORT THIS AD


Binh chủng Pháo Binh cũng đón nhận 10 Sĩ quan Khóa 25 , sau sáu tháng huấn luyện cho Sĩ quan Pháo binh qua hai môn chính là Tác xạ , Ðiều chỉnh Tác xạ và Bảo trì Quân xa , tất cả đều phải đi làm Tiền Sát Viên . Thủ khoa cũng là NGÔ XUÂN HOA khóa 25 .


Tuy thời gian phục vụ ngắn ngủi ( hai năm bốn tháng ) nhưng khóa 25 đã chứng tỏ một tinh thần can trường và khả năng phục vụ .


Hàng chục sĩ quan khóa 25 đã được thăng cấp Ðại Úy đặc cách tại chiến trường , trong số đó có những Ðại đội Trưởng Trinh Sát ưu tú cấp Tiểu đoàn hay Sư đoàn . Một ví dụ điển hình là Ðại đội Trưởng Trinh Sát của Sư đoàn 18 là một sĩ quan khóa 25 . Anh đã trở thành con cưng của Thiếu Tướng Lê Minh Ðảo Tư Lệnh Sư đoàn 18 và đã hơn một lần được các phóng viên chiến trường hết lời ca ngợi ( Xem Fighting is an Art . The ARVN Defense of Xuan Loc . April 9-21- 1975 by G.J. Veith and M.I Pribbenow và Người Lính Lẫm Liệt Giữa Tháng Tư Hung Hãn của Phan Nhật Nam ).


Quảng cáo


REPORT THIS AD


HY SINH VÌ TỔ QUỐC


Chung phần số với các khóa đàn anh và đàn em , khóa 25 đã trả nợ sông núi bằng mạng sống của mình , trong số đó có sự đóng góp máu xương ở cuộc hải chiến Hoàng Sa vào đầu năm 1974 . Xin một phút mặc niệm , thắp nén hương lòng tưởng nhớ các bạn đã nằm xuống , các bạn đã hoàn thành nghĩa vụ của một người trai thời chiến đối với Tổ Quốc và đồng bào . Cầu chúc hương linh các Tử Sĩ Khóa 25 Võ Bị được thanh thản nơi Cõi Vĩnh Hằng.


1 . VÕ BÁ VẠN , chết trong mùa Tân Khóa Sinh .


2 . HUỲNH KIM QUANG , tử trận tại Hội Quán SVSQ khi VC tấn công Trưòng VBQGVN ngày 29-04-1970 .


3 . TRẦN VIỆT DOANH , Biệt Ðộng Quân , cố Trung Úy đầu tiên của khóa 25 . Tử trận ngày 23-03-1973 .


4 .NGUYỄN VĂN BẢO ( Bảo lăn ) , Tiểu đoàn 9 , Sư đoàn Nhảy Dù . Tử trận tháng 04- 1973 .


5 . NGUYỄN VĂN HÁT , Sư đoàn 1 BB . Tử trận năm 1973 .


6 . NGUYỄN VĂN ÐỒNG ( Trầm Kha ) , Hải Quân . Tử trận trong trận Hải chiến Hoàng Sa ngày 19-01-1974 trên chiến hạm HQ.5


7 . LẠI NGOC CHÍNH , Sư đoàn 25BB . Tử trận đầu năm 1974 .


8 . TRẦN VĂN KHÉT , Sư đoàn 25BB . Tử trận đầu năm 1974 .


9 . NGUYỄN NHIÊN , ÐÐT/ ÐÐ2 /TÐ2 /TrÐ6 Sư đoàn 22 BB. Tử trận tháng 06-1974 .


10 . VÕ THIỆN THƯ , ÐÐT/ ÐÐ34 /TÐ3 Sư đoàn Nhảy Dù . Tử trận tại mặt trận Thường Ðức tháng 09-1974 .


11 .NGUYỄN NGOC PHƯỚC , Tiểu đoàn 8, Sư đoàn Nhảy Dù . Tử trận tại mặt trận Thường Ðức .


12 . NGUYỄN VĂN HAI ( Hai cương ), Tiểu đoàn 11 , Sư đoàn Nhảy Dù . Tử trận đồi 1062 mặt trận Thường Ðức tháng 10-1974 .


13 . HUỲNH MINH THANH , Trung đoàn 44 , Sư đoàn 23BB . Ðược ghi nhận là bị sát hại do tố cáo tham nhũng .


14 . DƯƠNG PHÙNG THIỆN . Bị lính vô kỷ luật bắn chết .


15 . NGUYỄN BÌNH RIÊN , Sư đoàn 22BB . Tử trận tháng 02-1975 .


16 . NGUYỄN VĂN HAI ( Hai lông ) , Chi đoàn phó Chi đoàn 1, Thiết đoàn 3 Kỵ binh . Tử trận ngày 15-03-1975 tại Cheo Reo Phú Bổn trên đường di tản theo đường số 7 .


17 . NGUYỄN H ỮU CHẤT , Không Quân , mất tích trên đường di tản ở phi trường Ðà Nẳng cuối tháng 03-1975 .


18 . NGUYỄN MINH CHÁNH , Sư đoàn 2BB , mất tích trên đường di tản tại căn cứ Chu Lai cuối tháng 03 -1975 .


19 . LÊ ÐÌNH H ỢI , chết ở bãi biển Ðà Nẵng trên đường di tản vào tháng 03 -1975 .


20 . VY VĂN ÐẠT , tuẩn tiết cuối cuộc chiến .


21 . NGUYỄN ÐÌNH GIANG , ÐÐT Trinh Sát Trung đoàn 50, Sư đoàn 25BB .Tuẩn tiết ngày 30 – 04 – 1975 .


22 . TRẦN HOÀNG PHƯỚC . Tử trận .


23 . HUỲNH VĂN ÐẢNH . Tử trận .


24 . HÀ VĂN LẠC . Tử trận .


25 . HUỲNH VĂN TƯ . Tử trận .


26 . ÐINH VĂN QUẾ . Tử trận .


27 . HUỲNH XUÂN QUANG . Tử trận .


28 . ÐỖ HOÁT . Tử trận .


29 . NGÔ XUÂN HOA , Pháo binh . Tử trận khi làm Tiền Sát Viên .


30 . NGUYỄN CÔNG THOAN . Tử trận .


31 . TRẦN VĂN PHƯƠNG . Tử trận .


32 . PHẠM THẾ DŨNG, ÐÐT/ ÐÐ22 /TÐ2,Sư đoàn Nhảy Dù .Vượt ngục bị bắt, chống lại việc bọn quản giáo dùng cờ VNCH may quần đùi nên bị tử hình .


33 . NGUYỄN AN PHONG . Vượt trại Cây cày A , Tây Ninh , mất tích vào tháng 08 – 1977 .


34 . NGUYỄN NGOC BỬU , TQLC , vượt ngục tại trại tù Xuân Phước bị bắn chết tại ấp Tây Sơn , Ðắc Lắc ngày 19-11-1980.


35 . ÐỖ VĂN ÐIỀN , vượt ngục trại tù Xuân Phước , mất tích .


36 . VÕ VĂN QUANG , Sư đoàn 22BB .Ra tù CS , vượt biên và chết trên đường tìm tự do .


37 . NGÔ ÐÌNH HẢI , Sư đoàn Nhảy Dù . Mất tích trên đường vượt biên bằng đường bộ .


38 . HOÀNG TẤN , Hải Quân . Vượt ngục , bị bắt và hành quyết tại Dalat .


39 . NGUYỄN VĂN SƠN (AET ) , Sư đoàn 23BB . Bị bắt làm tù binh đưa ra Bắc . Sau 1975 được trả về quê ở Mỹ Tho và chết vì bệnh điên .


40 . NGUYỄN QUANG BÌNH . Mất tích , không có tin chính xác .


41 . NGUYỄN VĂN NGẪU . Mất tích . Không có tin chính xác .


TỪ GIÃ BẠN BÈ


Với tuổi đời trên dưới 65 , khóa 25 luôn tìm đến nhau trong vòng tay ấm áp thân tình . Tháng năm trôi qua , một số bạn đã từ giã cuộc chơi về với quê hương cội nguồn dân tộc :


1 . CHUNG KIÊM . Chết bệnh .


2 . NGUYỄN HOÀNG LƯƠNG . Chết bệnh .


3 . NGUYỄN TRIỆU HOÀNG . Chết vì bị xe tông .


4 . HÀ NGŨ LÝ . Chết bệnh .


5 . PHAN ÐẠM TÍN . Mất ngày 09-08-2005.


6 . LÊ ÐỨC TUẤN . Mất ngày 07-03-2010 .


7 . TRẦN SỸ THIỆN . Mất ngày 01-04-2010 .


8 . ÐỖ VĂN QUÝ . Mất ngày 31-12-2010 .


9 . PHẠM HỮU TÀI . Mất ngày 25-01-2011.


KHÓA 25 HIỆN NAY


Khóa 25 ngày nay là một gia đình thân thương hiện diện khắp năm châu bốn biển và thường xuyên liên lạc với nhau qua hai phương tiện truyền thông hữu hiệu nhất .


Trước hết , NET25 là một diễn đàn điện tử nơi đó có khoảng 100 cựu SVSQ Khóa 25 và gia đình trao đổi hàng ngày những mẫu chuyện vui buồn , những kỷ niệm khó quên và tất cả những gì có thể chia sẻ được . Kinh nghiệm cho thấy rằng egroups NET25 đem lại nhiều niềm vui và nụ cười , đồng thời là phương tiện truyền thông nhanh nhất để loan báo những tin khẩn cấp như trường hợp cứu trợ bạn bè ở xa khi gặp hoàn cảnh nan giải cần giúp đỡ cấp kỳ .


Ðặc san NAM QUAN được xuất bản và phát hành mỗi năm một số vào ngày kỷ niệm khóa 25 ra trường, theo khổ cở và hình thức như Ðặc San Ða Hiệu của Tổng HộI Cựu Sinh Viên Sĩ Quan TVBQGVN nhưng Nam Quan chỉ mang tính cách gia đình thân mật .


Nam Quan số 1 đến số 5 được thực hiện và phát hành tại Bắc Cali do bạn Hồ Ngọc Hiệp làm chủ bút với sự đóng góp bài vở của K25 toàn thế giới .


Nam Quan số 6 phát hành tại Sydney , 7 SVSQ Khóa 25 và gia đình tại Úc Châu đảm trách với Cao Văn Thi làm chủ bút .


Nam Quan số 7 phát hành tại Houston Texas bạn Nguyễn Anh Dũng và Nguyễn Ðông Mai phụ trách .


Nam Quan số 8 phát hành tại San Jose Cali , vẫn do bạn Nguyễn Anh Dũng và Nguyễn Ðông Mai chăm sóc .


Nam Quan số 9 và 10 phát hành tại San Jose , bạn Cao Văn Hải và Bùi Văn Chiến phụ trách .


Nam Quan số 11 và 12 phát hành tại Houston Texas , bạn Văn Quý Mạnh và Nguyễn Ðông Mai phụ trách .


Nam Quan số 13 vẫn do Houston Texas phát hành nhưng chăm sóc bởi bạn Nguyễn Xuân Thắng .


Nam Quan số 14 do ê kíp Texas Nguyễn Tấn Hiệp phụ trách nhưng do Hồ Ngọc Hiệp và các bạn Bắc Cali phát hành nhân dịp Tết Quý Mão 2013 , kỷ niệm 45 năm tình bạn khóa 25 .


Kinh nghiệm cho thấy Ðặc San Nam Quan đã và đang thắt chặt mối tình thân của toàn thể Khóa 25 , cho tất cả những bạn chưa có phương tiện internet .


Một phương tiện khác Khóa 25 đã và đang thực hiện để chứng tỏ tình gia đình là Quỹ Xã Hội K25 .Quỹ này do sự đóng góp tuỳ khả năng và tùy tâm của mọi thành viên K25 . Mục đích của quỹ này là để cấp học bổng trung học và đại học cho con em của các bạn bè khóa 25 thiếu phương tiện tại quê nhà và các sự hổ trợ tài chánh cho gia đình những bạn gặp hoàn cảnh khó khăn nan giải . Quỹ này cũng đã và đang là nguồn tài chánh để chu cấp chi phí hàng tháng đủ nuôi sống hai Thương Phế Binh K25 là bạn PHAN THẾ DUYỆT và TRƯƠNG MINH TÂN từ đầu thập niên 1980 cho đến nay . Ban Xã Hội tại Việt Nam thường xuyên thăm viếng và điện thoại thăm hỏi hai bạn Duyệt , Tân và các bạn bè có người trong gia đình đau yếu hoặc từ trần . Chuyến thăm viếng và cứu trợ gia đình các Cựu SVSQ nạn nhân bão lụt miền Trung không phân biệt khóa của Ban Xã Hội K25 thờI gian trước là một thành quả của Quỹ Xã Hội K25 và là niềm vinh dự cho cả khóa .


Trên phương diện nghệ thuật , khóa 25 hãnh diện với tác phẩm video Khóa 25 – 30 năm nhìn lại , một video dài hơn 120 phút do Cựu SVSQ H À THAM và một số bạn bè K25 Nam Cali thực hiện nhân dịp kỷ niệm 30 năm nhập trường của khóa 25 . Video trình chiếu hình ảnh của SVSQ K25 và gia đình trong Trường và hiện tại . Bạn HÀ THAM cũng đã thực hiện việc chuyển Sách Lưu Niệm Khóa 25 sang dạng dĩa CD đọc trên máy computer .


Cứ hai năm một lần vào những dịp Ðại Hội do Tổng Hội Cựu SVSQ TVBQGVN tổ chức , Khóa 25 cũng tổ chức họp khóa để bạn bè và gia đìnhcó dịp gặp gỡ và sinh hoạt khóa.


Tổ chức của Khóa 25 hiện có Ban Ðại Diện Khóa tại Việt Nam và Hải Ngoại , nhiệm kỳ là hai năm . Tại mỗi vùng có Ban Ðại Diện Vùng . Riêng tại California có Ban Ðại Diện của Bắc và Nam Cali . Nhờ có các Ban Ðại Diện mà những công việc của Khóa được đôn đốc và thực hiện tốt đẹp .


Ước mong tình tự Khóa 25 sẽ mãi mãi tồn tại . Cũng ước mong tinh thần phục vụ đồng bào và nhân quần xã hội của Khóa 25 không những luôn thăng tiến mà còn lưu truyền xuống thế hệ con em .


Đỗ Ngọc Châu thực hiện