Sunday, November 20, 2022

                                                TÌNH HÌNH TẠI BÌNH GIÃ TRƯỚC KHI XẢY RA TRẬN ĐÁNH LỊCH SỬ VÀO CUỐI THÁNG 12/1964.

Dịch từ: trang 175 - 179 của quyển "Dai-Uy" của cựu trung tá hồi hưu James Behnke, từng là cố vấn của TĐ 33 BĐQ của VNCH.

1/ CHI KHU ĐỨC THẠNH BỊ PHÁO KÍCH

"Sau đó, hiệu thính viên Chan gọi tôi nghe máy. Đó là một phi công L-19. Y đang ở trên khu vực của tôi. Dù tôi ko thể nghe tiếng máy, tôi vẫn biết rằng y ở trên cao và về hướng tây, giữa tôi và Sài Gòn. Y nói với tôi sẽ có mặt suốt đêm. Nghĩa là bao vùng. Y sẽ là đài tiếp vận (relay) của tôi, nghĩa là tôi có thể liên lạc với các cố vấn Mỹ ở BTL quân đoàn ngay lập tức. Thông thường, đơn vị bộ binh dưới đất phải liên lạc mỗi đầu giờ với máy bay, nhưng vì chỉ có mình tôi, nên tôi ko thể làm điều đó. Tôi nói với y đừng trông chờ tôi gọi y vì tôi cần phải ngủ. Nếu tôi cần, tôi sẽ la hoán lên (holler/yell). Y đáp nhận (roger), và nói y luôn túc trực (stand by). 

Tôi ngủ rất nhanh. Đột nhiên tôi đánh thức bởi những tiếng nổ lớn kinh khủng. Bum. Bum. Bum. Tôi bật dậy, mắt mở lớn. Mọi người đều bật dậy và nhìn chung quanh. Điều gì xảy ra. Đột nhiên tiếng súng im bặt. Khoảng 30 hay 40 viên đã được bắn.

Chẳng bao lâu chúng tôi biết điều gì đã xảy ra. Một tiền đồn nhỏ ở đầu phía tây cuả làng đã bị pháo bằng cối. (Tiền đồn này là chi khu Đức Thạnh, nằm ngay trên liên tỉnh lộ 7, đường từ Xuân Lộc đi Bà Rịa -- người dịch). Tôi thắc mắc tại sao chúng ko pháo chúng tôi. Cuối cùng tôi cũng biết. Chúng ko pháo vào làng vì có dân. Chúng chỉ pháo vào tiền đồn. Do đó chúng tôi ngủ tiếp.

2/ BẮN LẦM Ở VƯỜN CHUỐI

Ngày kế, 7/12/1964. Chúng tôi rất vui khi thấy chiến xa và thiết vận xa vào làng. Tôi gặp đại úy cố vấn Mỹ của chi đoàn -- một sĩ quan da đen có tên White có thân hình vạm vở (heavy set) và vui tính. Chúng tôi trò chuyện vui vẻ. Các thiết vận xa của y sẽ phối hợp với chúng tôi để bảo vệ làng. Riêng xe tăng sẽ ở những nơi dễ bị tấn công nhứt. Có lẽ cả hai đơn vị (đv) sẽ ở lại làng này vài ngày. 

Vào cuối ngày thì có chuyện. Tôi đang ở quảng trường của làng thì đại úy cho người gọi tôi. Tôi xách máy truyền tin và chạy tới chỗ ông. Ông đang ở rìa bắc của làng. Một số lính BĐQ trong khi tuần tiểu khu vực này, đã nghe dân làng nói vài VC đang đào hố (hole up) trong một vườn chuối ở đông bắc. Vườn này rất sát làng. Thực ra, khu vực bắc làng là đồng trống dài nửa dặm hay 800 mét. Vườn chuối này nằm giữa cánh đồng này.

Đại úy yêu cầu tôi kêu trực thăng võ trang bắn vào khu vực này. Tôi gọi một chiếc, nhưng trong khi chờ nó tới tôi nghi ngờ về yêu cầu này. Có thể có sai lầm. Vườn chuối ở giữa đồng trống. Tại sao VC lại trốn ở đó? Dĩ nhiên, chúng có thể. Nhưng cũng có thể có dân làng ở đó. Tôi hỏi đại úy để xác nhận, để chắc chắn ko có người vô tội ở vườn chuối. Ông gửi vài người già đến đó. Họ đã tới và bảo đảm với chúng tôi rằng ko ai ở đấy. "VC, VC," họ nói luôn miệng.

Khoảng thời gian đó, các trực thăng đã tới mục tiêu. Tôi điều chỉnh tác xạ. Chiếc đầu tiên nổ súng tấn công từ nam lên bắc. Viên phi công làm tốt công tác vì ko viên nào rơi ngoài mục tiêu. Vườn chuối bị bắn nát (chewed to bits). Đột nhiên, điều khủng khiếp xảy ra. Dân làng chạy khỏi vườn chuối vừa kêu khóc.

"Có dân làng," tôi thét lên. Tôi chụp com-bi-nê và hét vào máy "ngừng bắn".

Chiếc trực thăng ngừng bắn lập tức và quẹo trái (banked left). Dân làng hoảng sợ vừa kêu la vừa chạy khỏi vườn chuối. Khi tới gần họ, tôi thấy một người đàn ông ẳm một em trai. Em này hình như (appear) đã chết. Tay buông xuôi, đầu nghẹo ra sau (tilted back). Em bị trúng bốn nơi. Hai ở tay và hai ở ngực. Máu me khắp người (what a bloody mess). Tôi lập tức gọi chiếc võ trang, chiếc đã bắn em, đưa em đi bịnh viện. Máy bay đáp xuống và chúng tôi đưa em lên. Khi máy bay cất cánh, nước mắt tôi dâng trào.

Tôi nổi giận với chính tôi, với thế giới, với cuộc chiến này. Tôi tháo nón và ném ra xa. Tôi đứng đó, như một pho tượng, hai tay buông xuôi. Tôi chạy nhanh về làng, nước mắt tuôn trào. Tôi vừa giết một đứa bé vô tội. Tất cả giận dữ và thất vọng và đau khổ của 5 (năm) tháng phục vụ tại Việt Nam đã khiến tôi khóc nức nở (pour out in sobs). Tôi chạy đến quảng trường của làng và tới phía sau nhà thờ, dựa súng vào tường để nghỉ một lát. Ngồi trên ghế dài (pew) cuối nhà thờ, tôi khóc nức nở. "Tôi phải làm gì bây giờ, thưa Chúa?," tôi tự hỏi. "Rời bỏ nơi đây? Về nhà? Tiếp tục chiến đấu?"

Người tôi tan nát (I was so torn). Tôi đã từng học để trở thành mục sư (study for the ministry). Nay một đứa bé chết bởi tay tôi. Tôi phải làm gì? Rời bỏ quân đội và trở lại chũng viện (go back to Seminary)? Tôi cầu xin Chúa tha thứ tôi và chấm dứt chiến tranh, chấm dứt cuộc giết chóc bất tận này đối với gần như mọi người Việt Nam. Nhưng tôi lại nghĩ, tôi đã ko can đảm rời bỏ quân đội để trở về chũng viện. Tôi đã hứa với Chúa nhiều lần trong quá khứ. Lần này tôi chỉ nói, "Ngài hảy làm những gì ngài muốn."

Sau vài phút, nước mắt đã cạn, tôi đi về phía sau của nhà thờ, lấy súng, và đi bộ tới tiểu đoàn. Tôi phải ở với họ.

3/ THIẾT GIÁP BỊ PHỤC KÍCH TRÊN LIÊN TỈNH LỘ 7

Ngày kế là một ngày nghỉ. Thật vui khi đi bộ quanh làng, nói chuyện với dân và xem cách họ sống. Tôi thật sự rất vui. Tôi thụ hưởng từng khoảnh khắc. Đây là một ngày xả hơi, quên mọi khủng khiếp của chiến tranh.

Ngày kế chúng tôi được lịnh di chuyển. Chúng tôi sẽ lục soát khu vực phía đông Bình Giả, hướng mà địch rút. Đây là một hành quân phối hợp với xe tăng và thiết vận xa của đại úy White yễm trợ chúng tôi. Buổi sáng đó trời tốt. Chúng tôi bị bắn sẻ một hai phát khi di chuyển về phía đông làng, nhưng ko có gì đáng lo. Địch ko tấn công xe tăng và thiết vận xa giữa đồng trống. 

Lát sau, thiết giáp cho biết đã bắt một VC địa phương. Tôi ko thể hiểu được vì ko có làng nào quanh Bình Giả và người dân ở đây đều thân thiện với chúng tôi. Nhưng họ lại nói đã bắt một VC. Vào lúc đó, đại úy White có lịnh rời Bình Giả và trở lại Vũng Tàu. Thật là lạ, vì cuộc hành quân chưa kết thúc. Chúng tôi di chuyển về làng và được lịnh ở lại. Đơn vị của đại úy White phải đi về phía tây của làng và dùng liên tỉnh lộ 7 để xuôi nam về Vũng Tàu. (Liên tỉnh lộ này, đã được sư đoàn 18 bộ binh dùng để rút lui khỏi Xuân Lộc tháng 4/1975 -- người dịch). Chúng tôi vẩy tay chào đoàn xe thiết giáp.

Khoảng nửa giờ sau, ở khoảng cách rất xa, chúng tôi nghe những tiếng nổ. Tôi và đại úy nhìn nhau. Có chạm súng. Chúng tôi quá xa họ để nghe tiếng súng nhỏ, nhưng chúng tôi có thể nghe tiếng súng của đại liên 50 đặt trên thiết vận xa và xe tăng, và những tiếng nổ của súng 57 ly không giật của VC. Như vậy là thiết giáp bị phục kích. Chúng tôi bất lực nhìn nhau. Nếu chúng tôi di chuyển bộ, xuyên khu rừng này, tới địa điểm phục kích, thì mọi thứ đã xong. Tôi cảm thấy thất vọng. Chúng tôi biết chúng tôi phải làm gì, như đi tới đó để giúp đại úy White. Tôi muốn làm điều đó, nhưng đồng thời tôi cũng ko muốn đi vì biết địch đã giăng bẫy nếu chúng tôi tới. Tôi vừa thất vọng và hổ thẹn. Nhưng tôi ko có quyền quyết định, mà thuộc phía BĐQ. Họ ko di chuyển. Có lẽ họ được lịnh ở lại giữ làng dù cho tình hình diển thế nào.

Sau đó tôi có tin đại úy White đã thoát cuộc phục kích. Lúc đó ông ở giữa đoàn xe và có thể bị giết, nhưng ông đã đạp tay ga (jam the accerator) của xe jeep, và vượt qua những xe tăng và thiết vận xa bị cháy và tới nơi an toàn. Không trúng phát đạn nào. Một số xe tăng và thiết vận xa cũng thoát cuộc phục kích. Sau đó chúng tôi biết rằng SÁU xe thiết giáp bị tiêu diệt, bảy người chết, 20 bị thương, và 14 mất tích, trong đó có một trung sĩ Mỹ. Cuộc phục kích xảy ra và kết thúc nhanh chóng. Sau đó đại úy gom lại những kẻ sống sót và đi về phía Vũng Tàu. Máy bay của không quân VNCH đến ném bom và bắn phá, nhưng quá trể. 

Bộ Tổng Tham Mưu ở Sài Gòn ra lịnh TĐ 33 BĐQ ở lại Bình Giả vài ngày.