Tôi ngồi với cha tôi tại bàn ăn - được tặng cho chúng tôi bởi một chủ nhà cũ.
Khăn trải bàn bằng nhựa màu vàng với hoa tulip màu xanh phản chiếu ánh nắng mặt trời chiếu xuyên qua cửa sổ nhà bếp. Tôi hỏi ông về quyết định rời khỏi Việt Nam, về những gì ông nhớ của cuộc hành trình qua Campuchia. Vài phút sau khi chúng tôi bắt đầu, ông yêu cầu tôi dừng lại và ông rời khỏi phòng sau khi nói "Để khi khác" (Later). Để khi khác đã không đến.
Sáng hôm sau, ba nói rằng ba đã cảm thấy rất khó ngủ và có những ác mộng. Hơi nước từ cà phê hòa tan trong cốc bay lên khi ba nói. Cha tôi có vẻ quá già. Tôi cảm thấy xấu hổ và hối hận. Tôi đã khiến cuộc phỏng vấn này "tấn công" ba tôi giống như một bảng câu hỏi băng giá của bệnh viện dài 10 trang bằng tiếng Anh.
Mẹ tôi nói với tôi rằng mẹ sẽ trả lời bất kỳ câu hỏi. "Bố rất yếu. Ông yếu hơn rất nhiều so với con nghĩ". "Vì vậy, qua những mảnh vỡ của những câu chuyện mà mẹ và người thân của tôi nói theo thời gian, tôi đã có thể tạo một bộ sưu tập ghép hình của lịch sử gia đình của tôi. Không đầy đủ lắm, nhưng tạm được".
Mẹ tôi ngồi im lặng, chìm đắm trong nỗi buồn, trong ngôi nhà của họ ở nông thôn vùng Gò Dầu, (thuộc tỉnh Tây Ninh của VNCH - người dịch) miền nam Việt Nam. Đó là vào giữa của một đêm tháng mười hai năm 1979. Mẹ, cha, chị và anh trai út khóc trong im lặng vì sợ hàng xóm sẽ nghe và báo cáo với viên chức Cộng sản: cha mẹ tôi đang chuẩn bị để tham gia các cuộc di cư hàng loạt của người tị nạn Việt Nam. Gia đình của cha mẹ tôi đã dính líu với chế độ cũ. Cha tôi đã sống sót từ một trại cải tạo và đã có tin nhà chức trách đang tìm kiếm ông một lần nữa.
Cách nhanh nhất hiện nay là qua biên giới Campuchia, cách đó 10 km. Họ đã phải trả tiền cho một người bạn tin cậy của gia đình để thuê những kẻ buôn lậu khác nhau đưa họ qua Campuchia, bây giờ dưới sự kiểm soát của Khmer Đỏ, và vào Thái Lan. Nhóm ra đi có mẹ tôi Mai, 26 tuổi, cha tôi Thịnh, 32 tuổi, Văn - anh trai 12 tháng tuổi, Hải - anh họ 15 tuổi, và cậu Hồng Khanh cũng 15.
Sẽ làm dấy lên nghi ngờ khi đi thành một nhóm lớn, vì vậy cha tôi đi với Hải và cậu Hồng Khanh. Trong vai các con buôn, họ dùng xe đạp đi đến thị trấn Ba-vét ở biên giới KPC-VN và ở lại qua đêm với một kẻ buôn lậu, chờ đợi. Cuối đêm đó, mẹ tôi, bồng anh Văn, di chuyển qua những cánh đồng lúa nằm dọc theo đường đến biên giới, dẫn đường bởi một kẻ buôn lậu. Gần biên giới, được canh gác cẩn mật với những người lính của cả hai bên, mẹ tôi rơi vào một cái hố. Ngay lập tức mẹ tôi bịt miệng anh Văn. Một người nào đó hét lên trong bóng tối: "Ai đấy?"
Bang, bang, bang. Tiếng súng nổ như sấm làm thủng không khí. Tê liệt vì nỗi sợ hãi, hai người nằm co lại (huddle) trong im lặng. Khi đêm đã im lặng, họ tiếp tục đến Ba-vét, nơi họ gặp lại cha tôi. Ngày hôm sau, họ đã lấy phà qua sông Mekong và tìm chỗ trốn, chờ đợi thêm 10 ngày để những người buôn lậu đưa họ về đến Phnom Penh, thủ đô Campuchia. Với đói, trốn tránh mệt mỏi và trẻ sơ sinh yếu kém, họ đã trốn qua đêm trong mái nhà của một ngôi nhà nhỏ và sau đó bắt đầu đi tới tỉnh lỵ của tỉnh Battambang, 300km về phía tây-bắc, bằng cách đi bộ dọc theo quốc lộ và ban đêm thì ngủ trong các chỗ nông (shallow) bên đường. Hết ngày lại đêm, với lo lắng và lo sợ liên tục cho đến khi tới Battambang, và sau đó đi dọc theo đường sắt đến Sisophon, khoảng 50km cách biên giới Thái Lan.
Cậu Hồng Khanh đã bị côn trùng độc cắn và có vết thương hở trên chân của mình; trong đau đớn, cậu không thể đi dễ dàng. Có rất ít nước sạch. Anh Văn đang bị kiết lỵ nặng. Sáng hôm sau, bốn người đàn ông đi xe đạp đến để đưa chúng tôi đến một con đường rừng biên giới - chúng tôi đi từng 2 người, và cách nhau vài cây số để tránh sự nghi ngờ. Cha tôi đã đi đầu tiên, sau đó cậu Hồng Khanh, sau đó mẹ tôi với anh Văn, và cuối cùng Hải.
Trước khi họ đến nơi, ba người đi với cha tôi, Hải và cậu Hồng Khanh đã bỏ rơi họ, mỗi người một mình gần thị trấn biên giới Poipet, nơi những khu rừng xung quanh đầy mìn. Cha tôi chọn một con đường mòn, dùng bởi các con buôn dọc theo biên giới, nhưng đã bị bắt bởi quân du kích (guerrilla) và họ đưa ông đến một khu có rào kẽm gai. Ðêm ấy, ông nằm thao thức trong lo sợ. Không có người nào có thể giúp ông, ông nghĩ như vậy. Sáng hôm sau họ giao ông cho Hội Chữ Thập Đỏ ở biên giới Thái Lan để đổi lấy một ít gạo. Cuộc hành trình khủng khiếp mà ông phải chịu đựng, và ý nghĩ rằng con trai và vợ của mình mất tích, đã khiến ông không còn hy vọng. Cha tôi tự hứa với mình rằng nếu ông không nhìn thấy mẹ tôi trong vòng vài ngày, ông sẽ tự tử (would take his own life).
Một mình trong rừng, cậu Hồng Khanh 15 tuổi đã kiệt sức (give up), vết loét gây nhiễm trùng khiến cậu hầu như bất động. Hải, đi đằng sau vài km, đã tiếp tục đi với hy vọng bắt kịp cậu Hồng Khanh và vừa trông thấy cậu thì một đội tuần tra của lính Khmer Đỏ xuất hiện từ trong rừng rậm. Từ bóng tối, Hải kinh hoàng khi thấy cậu Hồng Khanh bị bịt mắt, báo hiệu một cuộc hành hình sắp xảy ra. Sau đó, một mảnh lớn gỗ được đánh vào đầu của Hồng Khanh và cậu té xuống đất .
Hải chạy. Từ đàng xa, Hải đã nhìn thấy mẹ tôi sau lưng một chiếc xe đạp. Hải bắt đầu vẫy tay, gọi bằng tiếng Việt: "Dì, dừng lại! Dừng lại!" Người đàn ông đạp xe nhanh hơn, hét lớn bằng tiếng Việt với mẹ tôi : "Nếu chúng ta dừng lại, tất cả chúng ta sẽ chết!" Mẹ tôi chết lặng phía sau xe đạp đang chạy nhanh. Những hình ảnh của một cậu bé 15 t hét lên một mình trong rừng, trở nên nhỏ hơn và nhỏ hơn khi họ đi xa, sẽ ám ảnh mẹ mãi mãi.
Họ đã đến phòng khám Chữ thập đỏ và các nhân viên y tế điều trị người anh bé nhỏ của tôi. Mẹ tôi đã được đoàn tụ với cha tôi, người đã không nói nên lời, và họ đã sớm đoàn tụ với Hải - người sau đó đã mô tả những gì đã xảy ra với Hồng Khanh. Mẹ tôi đã nghĩ tới em trai kiên cường của bà bị bịt mắt và được bao quanh bởi những người đàn ông có vũ trang trong những khoảnh khắc cuối cùng của cậu. 'Tôi không nên cho cậu ấy đi theo', mẹ đau đớn nói . 'Đó là lỗi của tôi khiến cậu phải chịu đựng một cái chết tàn bạo như vậy'.
Gia đình tôi đã ở trong một trại tị nạn khét tiếng ở khu vực miền núi của Thái Lan. Vào ban đêm, các lính canh và người Thái địa phương khác sẽ hãm hiếp phụ nữ. Những người tị nạn đã luôn luôn cảnh giác/báo động. Tất cả mọi người sống trong nhà tạm, rất đông đúc và không bao giờ có đủ thức ăn và nước.
Khoảng thời gian đó mẹ tôi phát hiện ra mình đã có thai và tôi đã ra đời vào tháng Tám năm 1980 hai tháng sớm hơn dự trù. Trong khi đó, các nhà ngoại giao từ khắp nơi trên thế giới đến thăm trại để giúp tái định cư cho người tị nạn về các nước thứ ba. Úc gần Việt Nam và anh trai của cha tôi đã đến đó bằng thuyền. Gia đình tôi được chuyển đến một trại quá cảnh gần Bangkok. Vào 1 ngày của tháng mười một, chúng tôi đã rời trại, tôi bị tiêu chảy. Mẹ tôi không dám nói với ai, vì sợ chúng tôi sẽ không được phép trên máy bay. Mẹ dùng quần áo quấn chặt tôi và, cùng với bốn gia đình tị nạn Việt Nam khác, chúng tôi lên máy bay của hảng hàng không Qantas. Không có người châu Á khác trên tàu.
Chúng tôi bay cao xuyên qua những câu chuyện cũ như các cánh đồng chết, hàng rào kẽm gai và mìn, và giả từ vĩnh viễn cậu Hồng Khanh. Bố mẹ tôi vẫn chưa cảm thấy nhẹ nhõm. Không có gì là chắc chắn, kể cả sau đó. Họ ngồi im lặng trong khi những người da trắng xung quanh họ nói chuyện một cách lịch sự. Ngay cả anh Văn, nay đã hai tuổi, im lặng trong suốt cuộc hành trình.
Khi các tiếp viên hàng phục vụ thức ăn, cha mẹ tôi hoảng sợ, lo sợ chúng tôi phải trả tiền. Chúng tôi không có gì ngoại trừ quần áo đang mặc và sarong trong đó tôi được quấn chặt. Bữa ăn có phục vụ một lon Coca-Cola. Khi người Mỹ đến Việt Nam, ngoài việc mang lại sự hỗ trợ quân sự cho miền Nam, họ đã mang thức uống sang trọng và lạ ngon này. Sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975, mẹ tôi đã không nhìn thấy một lon Coca-Cola nào. Bây giờ, năm năm sau đó, mẹ nhìn chằm chằm vào nó và cuối cùng tin rằng nỗi sợ hãi và sự chờ đợi khủng khiếp đã đi qua. Màu trắng đỏ có thể có nghĩa là tự do. Dường như mẹ đã nín thở trong nhiều năm qua. Tay nắm chặt Coca-Cola và tôi, em bé ba tháng tuổi, mẹ tôi đã khóc, gần như không tin được: chúng tôi vẫn còn sống.
Đó là một ngày mát mẻ. Như thường lệ, xe buýt, xe tải và các xe thể thao đã cải biến ầm ầm chạy qua ngôi nhà của chúng tôi trên Chapel Road, Bankstown, phía tây nam Sydney. Bên trong, bố mẹ tôi đã sẵn sàng. Hôm nay, gần 30 năm sau khi đến Úc, con gái của họ đã trở thành luật sư. Cha tôi mặc bộ đồ 'vét' duy nhất của mình, với áo sơ mi có cổ màu trắng và cà vạt màu xanh hải quân, ông từng mặc đi đám cưới, đám tang, lễ tốt nghiệp và các sự kiện lớn ở nhà thờ. Mẹ tôi đã mặc một chiếc áo đen dài tay với các hoa văn disco điên cuồng của thập niên 1980, quần màu xám than và đôi dép màu đen. Tôi nhìn cha tôi với tóc có xịt keo và lông mày vẻ đậm, và mẹ tôi, thì ko điểm trang (mẹ không bao giờ học được cách dùng nó), và trong cố gắng của mẹ để không giống như một người nông dân, trình bày mình với thế giới như nữ hoàng của Western Sydney. Đây là cách ăn mặc đẹp nhất của họ.
Chúng tôi đậu xe ở CLB Thể thao Bankstown và đi bộ đến ga xe lửa. Cha tôi vẫn còn mặc giày nặng với mủi giày bằng thép từ thời làm công nhân nhà máy. Kính đeo mắt giá $3, vẫn còn số độ + 2.0, treo trên mủi nhăn nheo của ba. Tôi nhớ lại về lần đầu tiên cha mẹ tôi đi tàu lửa tới vùng đất mới này, trong những thập kỷ trước đây. Với một gia đình trẻ và không có xe hơi, trong một nỗ lực để tiết kiệm tiền mua thực phẩm ở các tiệm bán lẻ, mỗi cuối tuần họ đẩy một xe mua hàng (shopping cart) băng qua một số đường xe lửa để đến cửa hàng bán sỉ trái cây và rau tại Flemington. Họ đã trở thành gương mặt quen thuộc với các nông gia Việt Nam đã đưa sản phẩm của họ tới đó.
Con tàu đến đúng giờ và chúng tôi bắt đầu đi đến trạm St James ở trung tâm Sydney. Các ga quen thuộc trên tuyến Bankstown qua nhanh, và đó là phong cảnh của cuộc sống của chúng tôi tại Úc. Xe vượt nhanh qua trạm Lakemba, nơi tôi đã bước xuống mỗi ngày để học ở MacKillop Girls High, sau đó là đường Georges và đền thờ Cao Đài, nơi lễ tang của bà tôi đã được tổ chức. Chúng tôi đi qua đường phố nơi Văn học Tae Kwon Do.
Sau vài ga, chúng tôi đến Marrickville, nơi đầu tiên chúng tôi cư trú sau khi chúng tôi ở tại nhà tập thể (hostel) dành cho ng nhập cư Villawood. Tôi nhớ đến những căn hộ mà chúng tôi chạy chơi xung quanh đối diện nhà ga, nơi mà hàng xóm đã dạy mẹ tôi may để kiếm sống sống và từ đây cha tôi đi bộ mỗi ngày để làm việc trong một nhà máy. Nơi chúng tôi có lễ Giáng sinh đầu tiên, mà tôi có thể nhớ lại.
Tại trạm Sydenham tôi nhìn thấy một cô gái châu Á trong một bộ đồng phục trung học ngồi một mình, chờ đợi cho tàu của mình. Cô ấy nhỏ con với một chiếc túi quá khổ, nhìn chằm chằm vào khoảng không, và điều này nhắc tôi nhớ lại mình rất nhiều năm trước đây. Chờ đợi cho tương lai .
"Chúng tôi đến trạm St James và đi lên cầu thang để lên mặt đường phố. Tòa án tối cao NSW xuất hiện trước mắt chúng tôi. Vĩ đại. Uy nghiêm. Một biểu tượng của công lý, của người dân, của dân chủ. Những lý tưởng đã được theo đuổi và giữ chặt bởi cha mẹ tôi khi họ rời khỏi đất nước".
Tôi đề nghị uống cà phê tại quán cà phê bên cạnh. Trong khi cha mẹ tôi nhìn các luật sư và trợ lý pháp lý, tôi đã giải thích ý nghĩa của các bộ tóc giả và áo rất buồn cười này. Cha tôi đã bắt đầu nói về Việt Nam trước khi thống nhất. "Trước năm 1975 ..." Ông cứ luyên thuyên về các trường đại học trong thời Tổng thống Diệm và cách cộng sản phá hủy chất lượng giáo dục. Tôi đã nhìn thấy cha nghiêng đầu khi mẹ tôi nói. Những miếng nhỏ của keo xịt tóc đã khô rơi xuống vai cha như vảy gàu. Tôi gạt chúng đi.
Bên trong, chúng tôi đi qua máy quét an ninh trên đường đến Tòa án Banco trên từng 13. Các bức tranh sơn dầu lớn của các cựu chánh án treo dọc theo các bức tường như tổ tiên đang cảnh giác chúng tôi. Khi đó, trái tim tôi bắt đầu đập nhanh khi thấy cha mẹ tôi đã đi đến chỗ ngồi của mình trong khi tôi ngồi với những người sắp là Luật Sư (LS). Chánh án mặc áo choàng vào phòng. Một sự im lặng đầy trang nghiêm tràn ngập căn phòng. Những tân LS đứng lên từng người một. Một ngàn suy nghĩ đã đến với tôi khi đến lượt tôi. Cha mẹ tôi đã theo dõi với sự tôn kính và niềm tự hào; mẹ tôi, một sinh viên luật cũ cuả chế độ Sài Gòn đã bị tước đoạt những gì tôi mà tôi đang có bây giờ, đứng khiêm nhường.
Tôi nhìn họ, với những kỷ niệm khủng khiếp của họ ngay dưới da của họ; tôi nghĩ về bom mìn, dấu chân ướt trong rừng, máy may, giày với mủ thép trắng, hộp rau từ các chợ đầu mối và các hóa đơn chưa thanh toán từ xa, rất xa, xuất hiện xung quanh chúng tôi như một con rắn với đèn màu. Tôi nhìn thấy một người phụ nữ trẻ nằm co mình giữa đêm ở một ruộng lúa gần biên giới Việt Nam-Campuchia, ôm một đứa bé trong khi tiếng súng nổ trong bóng tối. Tôi nhìn thấy một người đàn ông trẻ tuổi bên trong hàng rào kẽm gai, xa lìa vợ, sẵn sàng tự tử.
Sau đó, dựa vào vai cha, tôi khóc nức nở trong khi ông vỗ nhẹ vào lưng tôi. Tất cả tôi có thể nói là thì thào "Cảm ơn ba." Cả ba chúng tôi lúng túng ôm nhau. Không ai trong chúng tôi biết làm thế nào để thể hiện tất cả những gì chúng tôi cảm thấy: chúng tôi đã đến một nơi - mà trái tim và linh hồn của chúng tôi đã khiêm tốn hy vọng, đã âm thầm chịu đựng, hầu như không có đủ can đảm để ước mơ đó sẽ trở thành sự thật. Cuối cùng, mẹ tôi cuối cùng đã kéo tôi đi, siết chặt tay tôi. Mẹ cười trong nước mắt trong khi nhân viên chỉ cho chúng tôi đường đến thang máy. Chúng tôi đã đến bến bờ Tự Do./."
San Jose lúc 5:30 chiều ngày chủ nhật 16/8/15 trong lúc nhiệt độ 97 độ F!