Thursday, January 5, 2023

 Hành Quân Thần Phong 7 ( từ 18/11/1965 đến 26/11/1965 ) 

 Chiến Đoàn Đặc Nhiệm Nhảy Dù Việt Nam tham chiến ( giai đoạn 3 từ ngày 18 đến ngày 26/11/1965 ) 

Theo tài liệu tổng kết của BTL/Quân Đoàn II: Trong năm ngày liên tiếp, từ 15 đến 19 tháng 11, các phóng pháo cơ B52 đã bay tổng cộng 96 phi vụ. Từng khu vực một, các khu vực của rặng núi Chu Prông - mỗi khu 20 dậm vuông - tuần tự trải qua một cơn động đất từ Tây sang Đông. Các công sự và hầm hố trước nay đã từng không ãnh hưởng đến các cuộc không tập hay pháo tập bắt đầu bị các trái bom 750 cân anh trực tiếp đánh sập. Lớp cây lá rừng rậm không còn hữu hiệu cho công việc ẩn núp lẫn bao che. "Cửa hậu" vào Căm Bốt bị đóng lại và để trốn thoát, tàn quân Việt Cộng chỉ còn lại thung lũng eo hẹp của Ia Drang. Hao mòn bởi những thất bại và tổn thất liên 16 tiếp, hậu cứ tại Chu Prông lại đang bị B52 phá hủy, cuối cùng Việt Cộng thôi cố gắng và phân tán thành từng toán nhỏ rút lui về hướng biên giới. Ước tính tình báo về khả năng địch, thực hiện vào ngày 17 tháng 11 do các toán Biệt Cách Dù hành quân tàng hình giữa lòng địch, bám theo sát địch quân trong khi chúng di chuyển và hành động như tai mắt của QL-VNCH báo cáo thường xuyên tất cả mọi vị trí và di chuyển của địch quân, cho thấy là gần 2/3 lực lượng của họ bị tiêu hao trong những trận giao tranh ở giai đoạn I và giai đoạn II. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II sau khi nghe báo cáo kết quả từ phía Hoa Kỳ tại trận đánh X-Ray trong thung lũng Ia-Drang, nên quyết định tung Lực Lượng Đặc Nhiệm Nhảy Dù trừ bị gồm 5 Tiểu Đoàn Nhảy Dù thiện chiến của QL-VNCH để càn quét nhắm vào hai tiểu đoàn Việt Cộng 635 và 344 cùng các thành phần còn lại của mười hai tiểu đoàn thuộc ba trung đoàn 32, 33 và 66 CSBV và buộc địch phải sa vào bẫy các lực lượng của ta giăng ra và xô đẩy họ vào các lộ trình rút lui mà chúng ta đã dự liệu, chiến dịch mang tên Thần Phong-7. Lần này nỗ lực chính là hai Chiến Đoàn Nhảy Dù QL-VNCH với sứ mạng ngăn chận và tiêu diệt các đơn vị CSBV bị đánh bại trong thung lủng Ia Drang đang tìm cách đào thoát sang Kampuchea đồng thời triệt hủy tất cả các cơ sở của chúng xung quanh thung lũng. Sư Đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ trước nay gánh chịu sự tấn công, sẽ tiếp tục tạo áp lực từ Đông sang Tây và cung ứng pháo yểm cho hai Chiến Đoàn Nhảy Dù. Cuộc hành quân "Thần Phong 7" khởi sự từ chiều ngày 18 tháng 11 khi hai Chiến Đoàn Nhảy Dù Đặc Nhiệm VNCH gồm 5 Tiểu Đoàn đươc Phi Đội C130 của Phi Đoàn 7 KQHK đã vận chuyển khẩn cấp từ các nơi khác nhau, như Sài Gòn, Biên Hòa, Vũng Tàu, Phú Yên và đưa tới sân bay vùng đất đỏ Đức Cơ và từ đó trực thăng vận xuôi Nam xuống vùng thung lũng hành quân. Chiến Đoàn Nhảy Dù khởi sự do Trung Tá Trương Quang Ân làm Chiến Đoàn Trưởng với 1500 chiến binh được không vận đến vùng hành quân vào ngày 1/11/12965: * Tiểu Đoàn 3ND do Thiếu Tá Trương Kế Hưng làm Tiểu Đoàn Trưởng. * Tiểu Đoàn 5ND,Thiếu Tá Nguyễn Khoa Nam làm Tiểu Đoàn Trưởng. * Tiểu Đoàn 6 ND, Đại Úy Nguyễn Văn Minh làm Tiểu Đoàn Trưởng. Về sau, Trung Tá Ngô Quang Trưởng được Tướng Dư Quốc Đống, Tư Lệnh SĐND chỉ định Chỉ Huy Lực Lượng Đặc Nhiệm Nhảy Dù và tăng cường thêm hai Tiểu Đoàn 7 & 8 Nhảy Dù, cấp tốc được không vận đến phi trường Đức Cơ trong ngày 20/11/1965: * Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù do Thiếu Tá Nguyễn Bá Trước làm TĐT. * Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù do Thiếu Tá Nguyễn Văn Thọ làm TĐT. 17 Phóng đồ hành quân Thần Phong 7 (theo General H. Norman Schwarzkopf 1992) Ngày 18/11/1965 Lử Đoàn 3 KBKV trực thăng vận đổ TĐ2/5 Khinh Kỵ xuống bãi đáp Crook thiết lập căn cứ hỏa lực Pháo Binh để yểm trợ cho Chiến Đoàn Dù VNCH vào vùng hành quân. Ngày 19/11/1965 Tiểu Đoàn 1/5 Không Kỵ cũng được lệnh thiết lập và giữ an ninh bãi đổ quân Golf. Ngày 20/11/1965 Đại Tá Thomas “Tim” Brown bàn giao vùng trách nhiệm chiến dịch cho Đại Tá W.R Lynch Lữ Đoàn Trưởng LĐ2KBKV, BCH Lữ Đoàn đóng tại Trại LLĐB Đức Cơ để phối hợp hành quân với BCH Chiến Đoàn Nhảy-Dù VN. Bộ Chỉ Huy hành Quân Chiến Đoàn Nhảy Dù đã cho pháo binh tác xạ vào những nơi nghi ngờ Cộng Quân trú ẩn, sau đó cho các đơn vị Nhảy Dù trực thăng vận đáp xuống tại các trảng trống phía Bắc của Sông Ia Drang và từ đó tung quân băng qua sông đóng chốt dọc theo triền núi Chư Prong. Trong khi di chuyển, các đơn vị Nhảy Dù đã nhìn thấy rất nhiều xác địch chết ngổn ngang do đạn pháo binh tác xạ. Trong mười ngày "tìm và diệt" - từ ngày 18 đến 26 tháng 11 - nhiều cuộc giao tranh xảy ra trong thung lũng sông Ia Drang giữa các đơn vị Dù và địch. Nhưng phần đông là những cuộc đụng độ nhỏ với các phần tử Việt Cộng tản mác. Tình trạng tan vỡ của các đơn vị địch đã được một Trung đội trưởng của Trung Đoàn 32 BV mô tả trong cuốn sổ nhật ký như sau: 18 "Tôi vừa được bổ nhiệm làm trung đội trưởng vài ngày thì thình lình quân lính dù địch được tung vào gần vùng chúng tôi đóng quân. Chúng tôi bắt đầu di chuyển vào đêm 18 tháng 11. Chúng tôi tiếp tục di chuyển để ra khỏi vòng vây địch ngày hôm sau, qua một đêm và tới ngày 20 tháng 11. Vào lúc 01.30 giờ ngày 21 tháng 11, chúng tôi được lệnh sẵn sàng cho một cuộc tiến công. Vào lúc 07.00 giờ chúng tôi tới một xóm làng... và lúc 07.30 giờ tới khu tập trung. Chắc địch mới oanh tạc khu vực này vì mặt đất loang lổ những hố to. Chúng tôi không khỏi lấy làm ái ngại. Chúng tôi vừa phân tán thì thình lình phi cơ địch lại xuất hiện và ria đạn vào vị trí chúng tôi. Trung đội của tôi có ba đồng chí bị giết. Chúng tôi cũng thiệt hại một số lớn đạn dược và quân cụ..." Cuộc giao tranh lớn nhất trong giai đoạn nầy xảy ra vào lúc 14.40 giờ ngày 20 tháng 11, tại phía Bắc sông Ia Drang. Lần này là lần thứ hai trong trận Ia Drang Việt Cộng rơi vào ổ phục kích của ta và hứng chịu tổn hại nghiêm trọng (phục kích lần thứ nhất vào ngày 3 tháng 11, bởi Tiểu Đoàn 1/9 của Sư Đoàn 1 Không Ky). Trung Đoàn 32 CS Bắc Việt cố tình ém quân trong suốt đợt hai, cuối cùng bị tìm thấy và buộc phải chiến đấu, mặc dù cố né tránh đụng độ càng nhiều càng tốt. Sáng ngày 20 tháng 11, TĐ3ND được lệnh di chuyển từ vị trí (191100 trên bản đồ) về hướng Nam để giao tiếp với Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù (tại vị trí 201440H gân LZ Golf như ghi trên bản đồ). Cả hai đơn vị đã thực hiện một cuộc truy lùng kỹ càng tại hai trục khác nhau từ bãi đổ bộ về hướng Tây. Trong khi di chuyển, Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù bị một đơn vị địch cấp Tiểu đoàn âm thầm theo dõi. Nhưng một khi cuộc giao tiếp hoàn tất giữa hai Tiểu Đoàn Nhảy Dù, đơn vị Việt Cộng này bị lọt vào trong xạ trường của Tiểu Đoàn 6 và ngay trọng tâm của ổ phục kích. Tiểu Đoàn 6 Dù khai hỏa, Cộng quân bị tấn công bất ngờ, không nơi ẩn núp bỏ chạy tán loạn làm bia cho các chiến sĩ Dù tác xạ. Sau khoảng một giờ giao tranh, lực lượng cộng quân bỏ chạy, gần 200 Việt Cộng bị hạ sát tại chổ. Sau Chiến thắng nầy, Thiếu Tướng Vĩnh Lộc, Tư Lệnh chiến trường đã bay ngay tới mặt trân trao gắng cấp bậc đặc cách mặt trận cho Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Nguyễn Văn Minh và cấp bậc Đại Úy cho 4 Đại Đội Trưởng cùng tưởng thưởng cho tất cả quân nhân ghi chiến tích trong TĐ6ND. Trong ngày 20/11, vào lúc 1745G, Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù được trực thăng vận thả vào Thung Lũng Ia Drang tại bải đáp Tee. Ngày 22/11, vào lúc 1100G, Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn Đăc Nhiệm và Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù cũng được trực thăng vận từ Đức Cơ thả xuống cùng địa điểm. Ngày 22/11, vào lúc 1330G, tại BCH hành quân, Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn Đặc Nhiệm đã thảo hoạch hành động chung cho các đơn vị Nhảy Dù. Ngày hôm sau 23/11 lúc 11.00 hai Tiểu Đoàn 7 và 8 dàn quân án ngữ mặt Bắc bờ sông Ia Drang. Trong khi đó Chiến Đoàn 2 dàn quân từ trên đỉnh núi về phía Nam sông Ia Drang, (tại bãi đáp Mary 231115H như ghi trên bản đồ). TĐ3ND được điều động lục soát về phía tay trái và Tiểu Đoàn 5 được phái về phía phải. Như vậy, lực lượng Nhảy Dù đã thiết lập trận thế để dẩn dụ địch quân vào các đường lối mà chúng ta đã dự liệu. Sáng ngày 24/11 Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù tiến quân về cánh trái, lục soát dọc theo khoảng giữa sườn núi và con sông Ia Drang. Lúc 08.45 giờ Tiểu Đoàn này báo cáo chạm mạnh với Tiểu Đoàn 635 thuộc Trung đoàn 32 tại ven bờ sông (tại 240845H như ghi trên bản đồ) Trong khi đó, Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù tiến về phía phải đánh xuống mạn sông, đến lúc 1030giờ Tiểu Đoàn này cũng bắt đầu đụng độ với Tiểu Đoàn 334/32 CSBV (tại 241030H như ghi trên bản đồ) Sau cùng Tiểu Đoàn 6 còn lại từ trên lưng chừng đồi đánh thẳng xuống bờ sông. Cuộc giao tranh của các chiến sĩ Nhảy Dù và tàn quân của CSBV kéo dài tới 1 giờ trưa, địch quân tháo chạy. Những đứa thoát chết vứt bỏ lại súng ống vào bụi cây dọc theo đường mòn hay xuống lòng suối, quân sĩ ôm về từng bó súng ống chất thành đống. 19 Sau đó, Chiến Đoàn Nhảy Dù đã mở cuộc lục soát lùng kiếm các cơ sở địch trong vùng hành quân, Chiến Đoàn Nhảy Dù đã phá hủy 3 trung tâm huấn luyện, một kho dấu quân cụ và 75 căn nhà. Cuộc hành quân tiếp tục tìm và diệt cũng được thực hiện dọc theo sông Ia Drang tới biên giới Miên Việt nhưng chỉ có những đụng độ nhỏ với các phần tử Việt Cộng tản mác. Ngày 26/11/1965 vì không còn đụng độ với địch, Lực lượng Nhảy Dù rút ra khỏi vùng hành quân, chiến dịch Thần Phong 7 chấm dứt với 265 tên CS bỏ xác tại trận, bắt sống 10 tù binh, tịch thu 58 vủ khí đủ loại. Cuối cùng Mặt Trận B3 CSBV của Tướng VC Chu Huy Mân với ba Trung đoàn bị đánh vùi dập và xứt mẻ rút lui trong thế bại trận, bỏ lại hàng ngàn xác chết tại rặng núi Chu Prông và tại thung lũng Ia Drang. Trong số ba trung đoàn nầy, Trung Đoàn 33 là xấu số nhất và hứng chịu thất bại cay chua nhất: trung đoàn này cho mãi tới ngày 2 tháng 10 mới hoàn tất xâm nhập từ Bắc Việt (ngày khởi hành là khoảng từ 22 đến 25 tháng 7 năm 1965)! Trung Đoàn 66 bị chận đánh từ ngày 3 tháng 11 trong một ổ phục kích khi vừa mới bước chân vào Nam Việt Nam có hai ngày. Trung Đoàn 32 với kinh nghiệm chín tháng chiến đấu tại vùng Cao Nguyên cũng không tránh khỏi bị đánh bại mặc dù tìm cách lẩn trốn trong suốt cuộc săn đuổi của Sư Đoàn 1 Không Kỵ trong giai đoạn II Các Chiến Binh Nhảy Dù lùng và diệt địch trong rừng già Ia Drang Tổng kết tổn thất của Việt Cộng từ lúc khởi đầu chiến dịch 28/10 đến 26/11 năm 1965 tại Chu Prông đến Ia Drang là 2004 cộng quân bỏ xác tại trận, 2270 ước lượng xác mang đi, 1293 bị thương, 179 tù binh. Vũ khí bị tịch thu 169 súng cộng đồng ( chưa kể 2 khẩu đại liên và hai khẩu pháo cối 82 ly có chân đế sắt do Nhảy Dù bắt được lần đầu tiên) 1027 súng cá nhân.( Không kể 400 vũ khí khác bị phả hủy tại bãi đáp X-ray và Albany ). 20 Về phía Hoa Kỳ: tại X-Ray 79 chết, 121 bị thương. Tại Albany: 155 chết 124 bị thương. Tính chung cho chiến dịch Ia Drang ( không chỉ riêng cho các trận đánh nêu trên): 305 chết, 524 bị thương. Lần đầu tiên từ trận Điện Biên Phủ, các quân lính Cộng Sản không còn huênh hoang mình "vô địch" và hứng chịu một thất trận thê thảm trên chiến trường. Cũng là lần đầu tiên sự cuồng tín của quân lính Cộng Sản Bắc Việt bị bẻ gãy bởi một tình trạng suy thoái tâm thần nghiêm trọng. Một tù binh của tiểu đoàn 8 thuộc Trung Đoàn 66 (xâm nhập sau cùng) báo cáo là sau lần giao tranh ngày 17 tháng 11, đơn vị anh ta bị 30 chết, 50 bị thương và quan trọng hơn cả, 50 đào ngũ. Những tù binh khác của Trung Đoàn 32 vào cuối tháng 11 thú nhận là họ nghĩ là họ đã thua trận chiến. Các cán bộ của Trung Đoàn 33, bực dọc vì bị không yểm của ta nhắm bắn chính xác đã hội họp để điều tra điều gì khiến cho các phi vụ không kích chính xác và liên tiếp xảy ra: kết luận là chỉ có thể là gián điệp trà trộn trong bộ đội cung cấp cho các lực lượng của ta vị trí và di chuyển của các đơn vị trong trung đoàn.(thật sự là do các toán Biệt Cách Dù hành quân tàng hình giữa lòng địch, bám theo sát địch quân trong khi chúng di chuyển ) Chiến dịch Ia Drang đã đập nát tiềm năng quân sự của địch nhưng kết quả quan trọng nhất gặt hái được là đánh tan mộng chiến thắng và quyết tâm chiến đấu của địch quân. Tài liệu tham khảo : - Why Pleime - April 1966 ( Đòn Kết Liễu Tại Ia Drang ) của Thiếu Tướng Vĩnh Lộc trên trang nhà generalhieu.com - Thung lủng IA DRANG của Hà Kỳ Lam trên trang nhà Nguyệt San Đoàn Kết. - The Battle of Ia Drang From Wikipedia last modified 23:16, 29/11/2007. - Chiến tranh VN toàn tập 1963-1975 của Tiến Sỉ Nguyễn Đức Phương, Làng Văn xuất bản 2001. - It Doesn't Take A Hero cùa General H. Norman Schwarzkopf 1992 - Trận Đánh Thung Lũng Ia Drang? Trận Nào? của Nguyễn Văn Tín ngày 06/ 03/ 2008 trên trang nhà generalhieu.com - Phỏng vấn các chiến hữu Nhảy Dù.

No comments:

Post a Comment