Sa Mù của Cuộc Chiến: Cái Nhìn Việt Cộng về Trận Đánh Ia Drăng
Trong 35 năm qua, Quân Đội Mỹ và Bắc Quân đều rêu rao thắng lớn trong Trận Đánh tại thung lũng Ia Drăng từ tháng 10 đến tháng 11 năm 1965. Trong khi cái nhìn về phía Mỹ thì đã căn cứ trên nhiều tài liệu, cách mô tả về phía Việt Cộng còn rất mù mờ.
Tuy được tô bóng bởi tính chất thành tích sử và tuyên truyền cộng sản, những bài tường thuật mới đây do nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân phổ biến cung ứng những giải đáp cho nhiều câu hỏi và nhìn nhận ṃột số lỗi lầm của Quân Đội Nhân Dân và khuyết điểm của cấp chỉ huy. Khi đem cộng thêm vào với thông tin từ các nguồn tham khảo Mỹ, các bài tường thuật này phát giác mức độ to lớn sa mù của cuộc chiến, thái độ lạc quan thái quá và cả tin mù quáng đã ảnh hưởng tới cuộc chiến này ra sao.
Kế Hoạch Của Mặt Trận B3
Theo Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, Trận Ia Drăng được triển khai từ kế hoạch của Mặt Trận B3 (Tây Nguyên) nhằm dụ các lực lượng Hoa Kỳ và Nam Việt Nam vào trận đánh có lợi cho phía cộng sản. Kế hoạch gồm vây lấn tiền đồn Plei Me nằm tại phía Nam Pleiku trên Cao Nguyên và buộc các lực lượng Hoa Kỳ và Nam Việt Nam tới cứu viện. Mục đích là tiêu diệt năm hay sáu đại đội Mỹ.1
Các Trung Đoàn 320 và 33 BV sẽ khởi động chiến dịch, nhưng một trong số đơn vị tinh nhuệ nhất của Cộng Quân, Sư Đoàn 304 sẽ tăng cường cho Mặt Trận B3. Tháng 8 năm 1965, Sư Đoàn 304 nhận được lệnh di chuyển xuống Nam tới Tây Nguyên. Đơn vị dẫn đầu của Sư Đoàn 304, Trung Đoàn 66, dự kiến sẽ tới kịp cho giai đoạn chung cuộc của chiến dịch.2
Ý thức họ sẽ không đọ ngang sức với sức mạnh của các lực lượng Mỹ, các cấp chỉ huy BV biết là chiến lược họ có phần táo bạo. Trong các buổi kích động tinh thần về mặt chính trị trước khi chiến dịch bắt đầu, các bộ đội của Trung Đoàn 320 phát biểu mối quan ngại.3
Những Đòn Giáng Khốc Liệt
Bộ đội có lý do chính đáng để mà ngờ vực. Trung Đoàn 33 khi phát động vây lấn Plei Me ngày 19 tháng 10 năm 1965 bất ngờ bị các cuộc không tập Mỹ mãnh liệt gây thiệt hại nặng nề và gián đoạn đường giây liên lạc giữa bản doanh trung đoàn và các đơn vị tiền phương. Sau trận đánh, bộ tư lệnh Mặt Trận B3 nhìn nhận là sự kiện đường giây liên lạc với các đơn vị tiền tuyến đã không cho phép các cấp chỉ huy lấy những quyết định kịp thời và phù hợp với tình hình trong giai đoạn này của trận đánh.4
Việc Trung Đoàn 320 lập ổ phục kích một chiến đoàn lính Nam Việt Nam ngày 23 tháng 10 cũng gây cho Bắc Quân nhiều thiệt hại.5 Ngày 26 tháng 10, hai ngày sau Lữ Đoàn 1, Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ, tới Pleiku, tư lệnh Mặt Trận B3 lấy quyết định bảo toàn quân hay hơn là tạo anh hùng và ra lệnh triệt thoái quân về vùng Ia Drăng.6
Từ ngày 24 tháng 10 đến ngày 9 tháng 11, Lữ Đoàn 1 thuộc Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ trực thăng vận các đơn vị không vận đánh đuổi theo các quân cộng sản trên đường rút về Thung Lũng Ia Drăng. Trung Đoàn 33 hứng chịu trực diện các cuộc tấn công của quân Mỹ. Bệnh viện của trung đoàn bị tràn ngập ngày 1 tháng 11. Ngày 4 tháng 11, Thiết Đoàn 2 thuộc Trung Đoàn 12 Kỵ Binh Mỹ giao tranh với hai đại đội của Tiểu Đoàn 3 thuộc Trung Đoàn 33 trong một trận chiến gay go. Ngày 6 tháng 11, hai đại đội của Thiết Đoàn 2 thuộc Trung Đoàn 8 Kỵ Binh Mỹ ước định vài trăm lính cộng quân của Tiểu Đoàn 1 và 3 thuộc Trung Đoàn 33 bị giết. Hai mươi sáu lính Mỹ bị giết; 53 bị thương.7
Mặt Trận B3 cho các cuộc giao tranh ngày 4 và 6 tháng 11 là chiến thắng và rêu rao là từ ngày 29 tháng 10 đến ngày 9 tháng 11 có năm tiểu đội Mỹ bị tiêu diệt và có 385 lính Mỷ bị giết hoặc bị thương.8 Thật sự thì Lữ Đoàn 1 Mỹ bị tổn hại 59 lính bị giết và 196 bị thương.9 Trung Đoàn 33 BV bị thiệt hại nặng nề, chỉ còn sống sót ít hơn nửa quân số.10
Các phân tích của Việt Cộng sau trận đánh kết luận là các cuộc tấn công bằng trực thăng của Mỹ vào ngay trọng tâm của căn cứ đã buộc lính Bắc Quân phải sa vào thế thủ, đã làm gián đoạn đường giây liên lạc và kiểm soát của cấp chỉ huy, và ngăn chận không cho phép các lực lượng Bắc Quân tập trung lại.11 Lữ Đoàn 1 Mỹ rút lui, nhường lại chiến trường cho hai tham dự viên chính của Trận Ia Drăng: Lữ Đoàn 3 thuộc Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ và Trung Đoàn 66 BV.
Trận Chiến Sôi Bỏng Lên
Bắc Quân tấn công ngày 12 tháng 11. Hai mươi sáu đặc công, trang bị với bốn súng cối và được quân du kích địa phương hướng dẫn, tấn kích bản doanh mới của Lữ Đoàn 3 tại Vườn Trà Catecka, giết hại bảy lính Mỹ và gây bị thương 23 lính Mỹ .12 Trước đó, trên đường mòn Hồ Chí Minh, Trung Đoàn 66 đã trút bỏ các vật dụng nặng nề, thu gọn nhẹ balô và vượt nhanh tới chiến trường.13 Trung Đoàn 66 tiến vào Nam Việt Nam ngày 1 tháng 11 và trực chỉ tới các vùng tập trung. Trên đường tiến gần tới nơi, trung đoàn hứng chịu các tổn thất đầu tiên. Ngày 3 tháng 11, Tiểu Đoàn 8 bị một toán tuần tiễu Mỹ phục kích, phát động một cuộc dạ chiến khiến cho Tiểu Đoàn 8 ngỡ là mình đã tiêu diệt một trung đội Mỹ.14
Ngày 10 tháng 11, Trung Đoàn 66 tới Rặng Núi Chu Prông mạn tây nam Thung Lũng Ia Drăng gần biên giới Căm Bốt. Khu Chu Prông chứa chấp Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3, các đơn vị yểm trợ và các nhà kho chứa tiếp liệu. Bộ tư lệnh trung đoàn và Tiểu Đoàn 7 trú đóng các khu tiếp cận phía đông nam triền núi. Cách xa 5 cây số, Tiểu Đoàn 9 trú quân mạn đông triền núi. Tiểu Đoàn 8 thiết lập căn cứ ngay trong Thung Lũng Ia Drăng, có lẽ cách khoảng chừng 8 dậm. Tuy mệt nhọc và đói khát sau một cuộc tiến bước vội vã, bộ đội bắt đầu xây dựng các chòi nhà, đào các công sự và chuyên chở gạo đạn từ các kho tàng tiếp liệu của Mặt Trận B3.15
Trong khi các tiểu đoàn của Trung Đoàn 66 gần đẩy đủ quân số 500 người với từ 120 đến 125 người trong mỗi đại đội và được trang bị đầy đủ với súng AK-47 và SKS, các súng liên thanh hạng trung, RPG, súng cối 82 ly và súng không giựt, các rừng rậm Tây Nguyên lại xa lạ đối với họ. Hầu hết trong họ cũng không quen thuộc địa hình như quân lính Mỹ.
Tiểu Đoàn 1 thuộc Trung Đoàn 7 Kỵ Binh Mỹ tới bãi đáp X-Quang, một bãi quang cách các vị trị của Tiểu Đoàn 9 không đầy 1 cây số. Sự kiện này đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến sắp xảy ra.16
Các sử gia Việt Cộng cho thấy là thay vì cho là Cộng Quân dụ lính Mỷ vào bẫy, Cộng Quân hoàn toàn bị bất ngờ khi quân Mỷ đổ bộ tại bãi đáp X-Quang ngày 14 tháng 11. Khi các trực thăng Mỹ đầu tiên tới, các cấp chỉ huy của Trung Đoàn 66 và Tiểu Đoàn 9 đang đi trinh sát địa thế cách đó vài cây số bên bờ Sông Ia Drăng. Chính Ủy Trung Đoàn 66 Ngọc Châu và sĩ quan phó chính ủy của Tiểu Đoàn 9 cũng không có mặt tại nhiệm sở.17
Từ bản doanh mới trên đỉnh Chu Prông, Tư Lệnh Mặt Trận B3 Tiền Phương Nguyễn Hữu An sững sờ quan sát không tập và pháo binh Mỹ bắn phá vùng của Tiểu Đoàn 9 và từng đợt trực thăng Mỹ hạ cánh mất dạng đàng sau núi.18 Vừa đặt chân xuống đất, các quân lính của Trung Đoàn 7 Kỵ Binh Mỹ tiến thẳng lên các sườn núi Chu Prông tới các vị trí của Tiểu Đoàn 9.
Dưới màn mưa bom đạn dữ dằn, và bị rừng cây rậm rạp che khuất mắt và với các tiền đồn bị loại bởi các cuộc tấn công sơ khởi của quân Mỹ, Tiểu Đoàn 9 chỉ phát hiện khi quân lính Mỹ tiến đến gần cách khoảng 100 thước. Quân lính Mỹ tiến lên theo hai hàng, một nhắm tới Đại Đội 11 thuộc Tiểu Đoàn 9, và hai nhắm tới vùng của bộ chỉ huy Tiểu Đoàn 9. Ngay lúc mới khai hỏa, Tiểu Đoàn 9 hầu như tan vỡ gần hết.
Tự quyết định lấy, viên Đại Đội Trưởng ̣Đại Đội 11 phát động một cuộc phản công mãnh liệt chống trả quân Mỹ, nhưng viên chính ủy Tiểu Đoàn 9 đã hốt hoảng trước sự vắng mặt của tiểu đoàn trưởng. Hắn nhảy ra khỏi vị trí chỉ huy, khiến cho tiểu đoàn như rắn mất đầu.19
Một đơn vị yếu kém thì đã tan vỡ và bỏ chạy, nhưng quân lính của Tiểu Đoàn 9 thuộc thành phân tinh nhuệ nhất của Cộng Quân. Một viên thiếu úy, viên sĩ quan thâm nhiên nhất còn lại tại ban chỉ huy, liền nắm lấy quyền chỉ huy. Vừa kêu cứu với Đại Đội 13, vừa thôi thúc tất cả nhân viên tại bộ chỉ huy, đầu bếp, phục dịch và y sĩ cầm súng lên chống cự. Tuần tự tất cả bốn đại đội của tiểu đoàn cùng nhau tiếp sức vào trận chiến trong khi các phần tử chiến đấu trở về phận vụ và cấp chỉ huy có thì giờ duyệt xét lại tình hình.
Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 9 từ bờ sông Ia Drăng chạy nhanh tới Đại Đội 11 sau một tiếng đồng hồ nhưng không khi nào trở về vị trí chỉ huy của mình, và không khi nào tái lập được liên lạc với tấ́t cả các đơn vị của mình.
Vào lúc 1700, quân lính Mỹ rút lui. Các đơn vị của Tiểu Đoàn 9 cũng bắt đầu triệt thoái và tản mác tứ phía. Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 66 vượt qua Tiểu Đoàn 9 để trở về thẳng tới bộ tư lệnh trung đoàn, bị thất lạc và mãi hai ngày sau mới tìm được lối về bản doanh.
Một số quân lính cô lập, không hay biết các đơn vị của mình đã bỏ đi, còn ở lại đàng sau và tiếp tục đụng độ với các lực lượng Mỹ trong những cuộc bắn súng lẻ tẻ tới tận đêm khuya. Tiểu Đoàn 9 báo cáo tiêu diệt một đại đội Mỹ và gây thiệt hại nặng cho một đại đội khác.20 Sau trận đánh, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 9 bị khiển trách nặng nề vì đã không nắm lại được kiểm soát tiểu đoàn và để nó bị tan rã.21
Trong khi đó, Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3 Tiền Phương và Trung Đoàn 66 tìm cách chế ngự trận đánh. Hay tin các chỉ huy trưởng không có mặt tại các vị trí chỉ hủy, Trung Đoàn Phó Phạm Công Cửu, đang ở bộ chỉ huy Tiểu Đoàn 7 khi cuộc tấn công xảy ra, báo động cho tiểu đoàn chuẩn bị rút ra.
Đem theo mình một nhóm sĩ quan của Tiểu Đoàn 7, Cửu tiến tới để lượng định tình hình. Ông tới vùng của Tiểu Đoàn 9 vào lúc trưa và chứng kiến cảnh hỗn độn, với nhiều thương binh di chuyển về hậu cứ và không ai biết rõ điều gì ̣đang xảy ra. Viên chính ủy phó tiểu đoàn chỉ báo cáo được cho ông là địch quân chỉ gồm toàn lính Mỹ (không có lính Nam Việt Nam) và chúng rất hiếu chiến và trang bị đầy đủ.22
Châu, tới nơi trễ sau hơn, gặp Đại Đội 13 của Tiểu Đoàn 9 trên đường rút lui và ra lệnh để lại sau một trung đội để cầm chân lính Mỹ. Trong khi trung đoàn trưởng Trung Đoàn 66 vắng mặt, Châu đứng ra chỉ huy.23
Xế chiều, Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3 Tiền Phương ra lệnh cho Châu tấn công vị trí lính Mỹ với lực lượng sẵn có. Châu phái lính của Tiểu Đoàn 7 nhập với các đơn vị rải rác của Tiểu Đoàn 9. Châu đặt Cửu chỉ huy trực tiếp cuộc tấn kích.24
Cuộc tấn kích dự định khởi sự vào lúc 0300 ngày 15 tháng 11, nhưng vì không quen địa thế và mưa pháo Mỹ, mãi đến hừng đông các quân lính mới sắp xếp xong vào vị trí. Hai đại đội của Tiểu Đoàn 7 và các đơn vị của Tiểu Đoàn 9 chuẩn bị đánh một mặt của tuyến phòng Mỹ trong khi đại đội súng ống của Tiểu Đoàn 7 dàn trận phía mặt kia làm lực lượng ngăn chận. Thế dàn trận này cũng cho phép dùng súng liên thanh ria qua đầu họ.25
Tới đây khó mà dung nạp các bài tường thuật của Việt Cộng với những gì thật sự xảy ra. Các bài đó nói là các đại đội xung phong của Tiểu Đoàn 7 tràn ngập tuyến phòng Mỹ và càn quét sơ qua khu vực trước khi rút lui dưới bom đạn của Không Quân Mỹ. Còn các lính Mỹ sống sót thì được cho là lủi trốn vào rừng.
Cửu khẳng định là báo cáo qua rađiô với Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3 Tiền Phương là lính mình đã tràn ngập tuyến phòng Mỷ, thu góp được hơn 70 khẩu súng và quân số còn lại của lực lượng là 150 người, có nghĩa là thiệt hại từ 300 đến 400 người. Cửu nhìn nhận là lúc đầu Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3 không tin bản báo cáo của mình và gạn hỏi Cửu có đích thân kiểm chứng bản báo cáo hay chỉ chuyển đạt các báo cáo từ các đơn vị trực thuộc trình lên.26 Sự thật thì một khúc tuyến phòng của Tiểu Đoàn 1 thuộc Trung Đoàn 7 Kỵ Binh Mỹ bị chọc thủng nhất thời, nhưng cuộc xâm nhập bị trám lại ngay và tuyến phòng Mỹ đứng vững. Bốn mươi hai lính Mỹ bí giết và 20 bị thương.27
Sau trận cho là chiến thắng, lực lượng Bắc Quân tấn công rút lui, để lại một trung đội để cầm chân lính Mỹ. Theo các bài tường thuật Việt Cộng, các cấp chỉ huy của Trung Đoàn 66 không hay biết có ṃột tiểu đoàn Mỹ mới tới nơi bằng đường bộ: Tiểu đoàn 2/5 và viện binh của trung đội bị thất lạc. Họ chỉ biết đến các cuộc oanh kích và pháo kích trung đội họ để lại đàng sau phải hứng chịu và đến các trực thăng tới tấp đáp xuống bãi đáp X-Quang để tải thương và đổ thêm quân tiếp viện.28
Cuộc Tấn Công Thứ Hai
Bộ Tư Lệnh B3 Tiền Phương ra lệnh tấn công bãi đáp X-Quang lần thứ hai và ra lệnh Trung Đoàn 33 tấn công hai căn cứ hỏa lực pháo binh Mỹ kế cận để hỗ trợ cho cuộc tấn công bãi đáp X-Quang, một sứ mạng mà Trung Đoàn 33 không thi hành nổi.29 Với Tiểu Đoàn 7 bị tiêu diệt gần trọn, Trung Đoàn 66 buộc phải dùng Đại Đội 3 của Tiểu Đoàn 7 không còn huyết máu và một trung đội của Đại Đội 1 như các đơn vị xung phong chính, yểm trợ bởi các súng hạng nặng của Tiểu Đoàn 7.
Lúc 2000 ngày 15 tháng 11, lính Bắc Quân tới khu vực tập trung và tiến tới các vị trí tấn công. Tuy nhiên, lực lượng để lại đàng sau đã không để ý thấy là các quân trú phòng Mỹ đã lui tuyến phòng thủ 50 thước ra khỏi mục tiêu chính của cuộc xung phong thứ hai. Sự di chuyển này, với mưa pháo không dứt, khiến cho lính xung phong luống cuống.30
Mãi tới 0300 ngày 16 tháng 11 lính Bắc Quân mới tiến sát gần tuyến phòng Mỹ để tung các đợt xung phong. Tuy họ rêu rao là gây thiệt hại nặng cho đối phương trước khi rút lui, các sử gia Việt Cộng nhìn nhận là cuộc xung phong tựu trung thất bại.31 Trong khi các lực lượng Mỹ chỉ có sáu thương binh; phía Bắc Quân hứng chịu tổn thất nặng nề.32
Theo Việt Cộng, Tiểu Đoàn 7, các đơn vị của Trung Đoàn 66 trở lại khu vực tối ngày 16 tháng 11 để thu gom các tử thi và thương binh nhưng bị phát giác và nhắm bắn, khiến cho lính Mỹ hoảng hốt bắn phá loạn xạ khắp cùng tuyến phòng thủ.33 Có lẽ biến cố này liên quan tới vụ xảy ra sáng sớm ngày 16 tháng 11 khi quân trú phòng Mỹ tại bãi đáp X-Quang bắn một Mad Minute để phòng hờ một cuộc tấn công vào hừng đông, và phát hiện một toán Cộng Quân đông đảo núp ẩn gần tuyến phòng thủ.34 Các bài tường thuật Việt Cộng nhìn nhận là sau cuộc tấn công này, các Tiểu Đoàn 7 và 9 bị loại khỏi vòng chiến: Tiểu Đoàn 7 vì thiệt hại ghê gớm và Tiểu Đoàn 9 vì các đơn vị vẫn bị tản mác và vô tổ chức sau cuộc triệt thoái bừa bãi ngày 14 tháng 11.35
Nhận định sai do sa mù của cuộc chiến và báo cáo láo cho rằng là hai tiểu đoàn Bắc Quân thắng trận bắt đầu đưa đến một loạt biến cố thảm thương. Tuy số thiệt hại thật sự phía Mỹ là 79 chết và 121 bị thương, cấp chỉ huy Bắc Quân tin là tiểu đoàn Mỹ nguyên thủy ở bãi đáp X-Quang, thuộc Trung Đoàn 7 Kỵ Binh Mỹ, đã bị ̣đánh quy.36 Bị hoa mắt bởi mưa bom đạn của không quân và pháo binh Mỹ, cấp chỉ huy Bắc Quân không biết là bãi đáp X-Quang đã được tăng cường, là kỵ binh đã được di tản hay bãi đáp sẽ được bỏ phế ngày hôm sau. Không hay biết gì về các sự kiện trên, An ra lệnh Tiểu Đoàn 8 thuộc Trung Đoàn 66 còn sung sức và nằm chờ tại Thung Lũng Ia Drăng di chuyển xuống nam để kết liễu tiểu đoàn Mỹ cho là đang kiệt quệ.37
Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 8, Lê Xuân Phôi, dẫn quân chiều tối ngày 16 tháng 11, nhưng khi không tập và pháo binh Mỹ cản trở bước tiến, Phôi buộc phải dừng lại và tái tổ chức. Vào bình minh, tiểu đoàn lại lên đường, hướng về phía nam theo đội hình tác chiến với Đại Đội 8 đóng vai trò tiền phương dẫn đầu đội hình chính. Chủ lực của tiểu đoàn tiến bước sau: bộ chỉ huy tiểu đoàn, hai đại đội bộ binh, một đại đội súng nặng và đại đội súng liên thanh nặng 12.7 ly thuộc trung đoàn được tăng cường cho tiểu đoàn cho cuộc hành quân này.38
Về phía lính Mỹ nằm lại tại bãi đáp X-Quang, đêm 16 và 17 tháng 11 êm lắng. Ngày hôm sau toán lính rời khỏi bãi đáp X-Quang bằng đường bộ, hướng về căn cứ hỏa lực pháo binh tại bãi đáp Columbus cách đó khoảng ba dậm. Trong khi Tiểu Đoàn 2/5 Kỵ Binh tiến thẳng tới bãi đáp Columbus, Tiểu Đoàn 2/7 Kỵ Binh - 10 đến 15 phút đàng sau - rẽ ngang khoảng 3 cây số và hướng tới một bãi quang được đặt tên là bãi đáp Albany.
Chứng kiến hàng trăm xác chết lính Bắc Quân rữa thối dưới ánh mặt trời xung quanh tuyến phòng thủ và sau một đêm yên tịnh tại bãi đáp X-Quang, lính Mỹ ngỡ là Bắc Quân đã tiêu tùng. Gần 2.000 lính Bắc Quân, hầu hết trọn một trung đoàn, đã được báo cáo là bị giết. Sau khi cộng thêm số thương binh, sẽ chẳng còn sót lại tị nào của hai trung đoàn Bắc Quân.39 Cuộc di chuyển đến bãi đáp Albany sẽ chỉ là một cuộc tản bộ dưới ánh nắng mặt trời.40
Sau 12 giờ chưa, đơn vị dẫn đầu của Tiểu Đoàn 2/7 Kỵ Binh vấp phải một số lính Bắc Quân ẩn núp thuộc những toán năm người nằm phục kích của Trung Đoàn 33 được giao trọng trách bao che các vùng trực thăng có thể đổ bộ. Lính Mỹ bắt được hai tên, ba tên tẩu thoát. Đoàn quân Mỹ dừng lại để hỏi cung tù binh.41 Trong khi đó, chủ lực của Tiểu Đoàn 8, đi sau đại đội dẫn đầu khoảng 1 cây số, gặp Đại Đội 1, Tiểu Đoàn 1, Trung Đoàn 33 Bắc Quân. Các lính Bắc Quân chạy thoát báo cáo là hai trung đội Mỹ đang ở phía trước mặt và đang đi tới. Phôi liền phái một giao liên chạy lên gọi đại đội dẫn đầu trở lui và dàn quân vào thế trận.
Rừng cây rậm rạp và địa thế cản trở tầm nhìn của lính Bắc Quân và Mỹ. Không biết là mình đối mặt với cả một đội quân đông đảo và với thời gian eo hẹp, Phôi chỉnh đốn lại quân ngũ từ đội hình hành quân sang đội hình chiến đấu. Ông chỉ đặt đại đội dẫn đầu đi hàng dọc, được đại đội súng hạng nặng bọc hậu. Ông giữ các đơn vị khác làm trừ bị.42
Đoàn quân Mỹ tiến tới trở lại. Phôi đợi đến khi lính Mỹ cách khoảng vài thước trước khi khai hỏa. Hai trung đội Mỹ dẫn đầu bị đánh tan. Quân lính Mỹ từ đàng sau tràn lên, vừa bắn vừa xông lên. Chỉ khi đó Phôi mới vỡ lẽ là không chỉ có hai trung đội mà thôi. Ông tấn lên một đại đội bộ binh ngay đàng sau đại đội thứ nhất, và rồi tấn công.43
Sau khi nhận được lệnh từ tiểu đoàn triệu hồi và nghe tiếng súng vang rền, Đại Đội 8, đơn vị đầu cầu, trở lui về trận đánh. Trung đội dẫn đầu của đại đội bị thất lạc và chẳng bao giờ đến được nơi giao tranh. Đại đội kia đâm thẳng vào đàng sau đoàn quân Mỹ và lập tức tấn công. Bây giờ Phôi tung Đại Đội 7 vào, dọc theo đội ngũ của Đại Đội 6. Trong khi đó, hai đại đội của Trung Đoàn 33 kế bên, do Cửu chỉ huy, cũng xông vào trận chiến.44
Chẳng mấy chốc Tiểu Đoàn 8 bị mất đầu. Tiểu đoàn trưởng bị chết trước khi trận đánh kết thúc, và viên chính ủy chết nội trong giờ phút đầu tiên. Hầu hết các sĩ quan cấp đại đội và trung đội gục chết hay bị thương. Thể theo lời thỉnh cầu của viên tiểu đội trưởng của Tiểu Đoàn 8 - một dấu chỉ bao nhiêu là sĩ quan của Tiểu Đoàn 8 bị ngã gục - Tiểu Đoàn Phó của Tiểu Đoàn 1 thuộc Trung Đoàn 33 lãnh phần chỉ huy cả hai tiểu đoàn. Nội trong vài ba tiếng, viên sĩ quan này cũng bị chết.45
Bỏ mặc hầu hết quân lính của Tiểu Đoàn 2/7 Kỵ Binh kẹt lẫn lộn giữa các lực lượng Bắc Quân ẩn núp trong vùng cỏ cao rập rạm, các lực lượng Mỹ ở hai đầu của đoàn quân tập trung lại tại hai tuyến phòng biệt lập. Hầu như rắn không đầu và dưới mưa bom đạn của không quân và pháo binh Mỹ, các quân lính sống sót Bắc Quân, với lòng nung nấu hận thù quân Mỹ bởi các câu chuyện cộng sản tả oán tội ác Mỹ gây nên tại Nam Việt Nam và những thôi thúc của đảng trở nên anh hùng diệt quân Mỹ, giết hại không tiếc xót các lính Mỹ bị thương.46
Các bài tường thuật Việt Cộng về trận đánh đưa ra những lời giải thích gượng ép về tại sao có nhiều lính Mỹ bị bắn vào đầu hay đàng sau lưng.47 Một cuộc duyệt xét sau chiến tranh phát hiện các cấp chỉ huy Bắc Quân biết rõ điều gì đã xảy ra. Trong trận chiến, "lỗi lầm" đã bị vi phạm khi thi hành chính sách của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam trong việc bắt tù binh chiến tranh.48 Bắc Quân không bắt giữ tù binh.
Ngày hôm sau, các lực lượng Mỹ đếm 403 xác lính Bắc Quân và hàng trăm súng ống để lại trên chiến trường. Tuy nhiên, trong trường hợp này, Bắc Quân rêu rao là đã tiêu diệt một tiểu đoàn Mỹ không phải là ngoa. Tiểu Đoàn 2/7 Kỵ binh và các đơn vị tăng phái hứng chịu 155 chết và 121 bị thương.49 Cuộc đụng độ, mà các sử gia Việt Cộng công nhận là hoàn toàn tình cờ, là một trong những trận đánh đẫm máu nhất.50
Ngày 18 tháng 11, căn cứ hỏa lực pháo binh tại bãi đáp Columbus bị tấn công công nhẹ. Ba lính Mỹ bị chết và 13 bị thương ̣đổi lấy ít nhất 27 lính Bắc Quân chết.51 Cuộc tấn công thất bại này là một nỗ lực trì trệ thi hành một lệnh nhận được từ ba ngày trước.
Viên tham mưu trưởng trung đoàn chỉ huy trận đánh. Vì tình báo yếu kém, một đợt xung phong của một tiểu đoàn nhắm đánh trật một tuyến phòng vào chỗ hư không. Nhìn nhận có vấn đề nghiêm trọng về mặt tinh thần, các sĩ quan Bắc Quân qui lỗi vào thiếu phối hợp và quân sĩ đã không được chuẩn bị quyết tâm trước khi xung phong.52
Giai đoạn chót của chiến dịch hoàn toàn đảo ngược. Ngày 20 tháng 11, các lực lượng dù Nam Việt Nam, được yểm trợ bởi pháo binh Mỹ, đụng đầu với hai Tiểu Đoàn 635 và 334 của Trung Đoàn 320 dọc theo biên giới Căm Bốt. Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 635, đơn vị đã bị thiệt hại nặng trong lần phục kích đoàn quân tiếp viện Nam Việt Nam tháng 10, tránh né giao tranh với địch và tự ý rút lui không có phép, bỏ mặc Tiểu Đoàn 334 một mình trên chiến trường.
Hai đơn vị bị thiệt hại hàng trăm quân lính và khí giới, và mấy ngày sau Trung Đoàn 320 mới tái lập lại liên lạc được với Tiểu Đoàn 635. Một bài phân tích Việt Cộng công nhận trung đoàn đã không chu toàn sứ mạng được giao phó.53
Hậu Quả
Một bài duyệt xét của chiến dịch khám phá là trong trận đánh lớn đầu tiên với các lực lượng Mỹ, các cấp chỉ huy Bắc Quân đã quá khinh thường đối phương. Đặc biệt, Bắc Quân đã không ngờ hỏa lực của các trực thăng võ trang của Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Hoa Kỳ, việc dùng B-52 yểm trợ chiến thuật cho quân bộ binh; sức mạnh của pháo binh dã chiến của Trung Đoàn 1 Kỵ binh, mà Bắc Quân ngỡ là không thể đưa vào và sử dụng cách hữu hiệu trong vùng không đường xá và rừng rậm che phủ; và thế di động nhanh chóng của lính thuộc Trung Đoàn 1 Kỵ Binh, ngay cả khi họ ở thế bất lợi lúc ban đầu, nhờ dùng tới trực thăng để nhanh chóng tập trung lực lượng và đẩy cán cân lực lượng về phía họ trong trận đánh.54
Bắc Quân cũng bị xáo trộn bởi các khó khăn về mặt lãnh đạo xuất hiện trong chiến dịch này. Tất cả ba trung đoàn trưởng đều bị khiển trách vì hành vi trong chiến dịch. Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 66 bị khiển trách vì đã không chỉ huy đơn vị trong trận đánh tại bãi đáp X-Quang. Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 33 bị chỉ trích vì đã không duy trì liên lạc với quân lính trong vụ vây lấn Plei Me, vì đã không ̣đích thân chỉ huy cuộc tấn công tại bãi đáp Columbus và vì đã ủy thác tất cả mọi quyết định cho thuộc cấp. Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 320 bị điểm mặt vì đã không đích thân trinh sát địa thế trước khi phục kích đoàn quân tiếp viện Nam Việt Nam và vì đã vụng về trong việc điều hành đơn vị trong suốt chiến dịch.55
Một bản tường trình Mặt Trận Tây Nguyên năm 1966 khẳng định là trong năm vụ đụng độ lớn với các lực lượng Mỹ giữa hai ngày 14 và 18 tháng 11 năm 1966, các lực lượng Bắc Quân giết 559 lính và gây thương tích cho 669.56 Các sử gia Việt Cộng quả quyết Hoa Kỳ tổn thất từ 1.500 đến 1.700 mạng trong Chiến Dịch Ia Drăng.57 Hoa Kỳ ước lượng là 3.564 lính Bắc Quân bị giết và hơn 1.000 bị thương trong các cuộc giao tranh với Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ. Quân Lực Hoa Kỳ ước lượng chết 305 và bị thương 524 trong 35 ngày của chiến dịch.58 Không bên nào tin những con số của bên nào.
Giới quân sự Mỹ coi trận đánh này như bằng cớ là chiến thuật tấn công bằng trực thăng và chiến lược hao mòn có thể đem lại chiến thắng. Bắc Quân coi các tổn hại nặng nề gây nên tại bãi đáp X-Quang và bãi đáp Albany là bằng chứng lính cộng sản cũng có thể giáng đòn khá đau cho các lực lượng Mỹ. Rõ ràng là mỗi bên coi các kết quả theo mình muốn thấy, và mỗi bên nghĩ là gây thương tích cho đối phương hơn sự thật.
Trong giai đoạn sau của cuộc chiến, khi mà hỏa lực và sức hao mòn tiếp tục gây thiệt hại, Bắc Quân nhận thức mình cùng chịu một vấn đề chung là cần có báo cáo trung thực và ý chí lắng nghe sự thật. "Dựa vạ̀o kinh nghiệm… chúng ta cần thấy là tường trình từ các cấp chỉ huy thuộc cấp lên thượng cấp không phản ảnh chính xác tình hình thật sự. Các thành quả thường được phóng đại và các lỗi lầm và thất bại không được báo cáo. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới các cuộc hành quân của chúng ta. Nó khiến các chỉ huy cao cấp nhận định sai và thẩm định sai tình hình, và khiến họ đề ra những quyết định về mặt chính sách và đặt ra những mục tiêu và mục đích không thực hiện được…Cấp chỉ huy phải lắng nghe ý kiến của thuộc cấp…Họ không nên sợ phải nghe những điều tiêu cực, họ không được chỉ muốn nghe những điều tích cực, và họ không bao giờ được kết tội một thuộc cấp có những tư tưởng và ý kiến gây hại khi thuộc cấp chỉ nói lên sự thật… Cấp chỉ huy … không được sợ thảo luận lỗi lầm và thất bại. Biết bao nhiêu lần, sau mỗi chiến thắng đạt được, thường khi hơn là thản hoặc, chúng ta rơi vào bẫy của chủ quan, quá tham lam và đơn giản thái quá".59
1.Trung Tướng Hoàng Phương: "Các Bài Học về Hoạch Định Chiến Dịch và Thực Thi Chỉ Huy trong Chiến Dịch Plây Me," Chiến Thắng Plây Me: Nhìn Lại sau 30 Năm. Học Viện Lịch Sử Quân Sự và Quân Đoàn III [sau này trích dẫn như Chiến Thắng Plây Me] (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Quân Đội Nhân Dân, 1995), 37-38; Nguyễn Huy Toàn và Phạm Quang Định, Sư Đoàn 304, tập II, Chỉ Đạo Nội Dung: Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 304 và Đảng Ủy, (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Quân Đội Nhân Dân, 1990), 21.
2. Toàn và Định, 19-20.
3. Mai Hồng Linh, "Một Số Vấn Đề Liên Quan Đến Các Sinh Hoạt Chính Trị của Đảng Trong Chiến Dịch Plây Me-1965," Chiến Thắng Plây Me, 110.
4. Học Viện Lịch Sử Quân Sự và Quân Đoàn III, Chiến Dịch Tiến Công Plây Me-1965 [sau này trích dẫn như Cuộc Tiến Công Plây Me] (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Quân Đội Nhân Dân, 1993), 33.
5. Như trên, 35.
6. Phương, 40; Cuộc Tiến Công Plây Me , 37.
7. J.D. Coleman, Pleiku: The Dawn of Helicopter Warfare in Vietnam, (New York: St. Martin's Press, 1988), 168-84; Cuộc Tiến Công Plây Me, 39-40.
8. Phương, Chiến Thắng Plây Me , 40.
9. Coleman, 189.
10. Hal Moore và Joseph Galloway, We Were Soldiers Once . . . And Young (New York: Harper-Collins,1993), 57; Coleman, 185.
11. Cuộc Tiến Công Plây Me, 41; Phạm Vĩnh Phúc, "Các Đặc Điểm của Chiến Thuật Tấn Kích Trực Thăng Mỹ trong Chiến Dịch Plây Me," Chiến Thắng Plây Me, 122.
12. Cuộc Tiến Công Plây Me, 44; Moore và Galloway, 39.
13. Toàn và Định, 26-27.
14. Tổn thấ̀t thật sự của Mỹ là 4 chết và 25 bị thương. Các lực lượng Mỹ báo cáo giết khoảng gần 100 Việt Cộng; Coleman, 163; Moore and Galloway, 33; Lê Như Huấn trích Phạm Công Cửu, “Trung Đoàn 66 Tiêu Diệt Tiểu Đoàn 2 Kỵ Binh Mỹ tạI Thung Lũng Ia Drăng,” Chiến Thắng Plây Me, 98; Phương, 41.
15. Bây giờ, các sử gia Việt Cộng công nhận đường mòn Hồ Chí Minh không phải là nguồn tiếp liệu chính cho chiến dịch này; súng đạn được chở tới từ Sihanoukville, và lương thực và tiếp liệu được mua tại Căm Bốt; Cuộc Tiến Công Plây Me, 27.
16. Toàn và ̣Định, 29; Huấn trích Cửu, 96-98.
17. Nguyễn Quốc Dũng, Cuộc Tiến Công Plây Me, 129. Bài viết này chứa đựng “Tường Trình về Năm Trận Đánh Chống Các Lực Lượng Mỹ” ngày 11-18 tháng 11 năm 1965, đề ngày 1 tháng Giêng năm 1966 của Mặt Trận B3; Toàn và ̣Định, 29; Cuộc Tiến Công Plây Me, 45.
18. Tướng Tư Lệnh Nguyễn Hữu An và Nguyễn Tú Dương, Chiến Trường Mới: Một Hồi Ký (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Quân Đội Nhân Dân, 1995), 36.
19. Toàn và ̣Định, 29-30; Cuộc Tiến Công Plây Me, 45.
20. Như trên.
21. Thiếu Tướng Trần Ngọc Sơn, "Một Ít Cảm Nghĩ về Chiến Dịch Plây Me," Chiến Thắng Plây Me , 205; Cuộc Tiến Công Plây Me, 46.
22. Huấn trích Cửu, 98-99.
23. Cuộc Tiến Công Plây Me, 47; Toàn và Định, 31.
24. Cuộc Tiến Công Plây Me, 47-48; An và Dương, 37-38.
25. Huấn trích Cửu, 99-101. Đại Đội 3 thuộc Tiểu Đoàn 7, đang thi hành một công tác, không tham dự vào trận đánh này; Toàn và Định, 31-32; Moore và Galloway, 171, nói Tiểu Đoàn H-15 Việt Cộng tham dự vào trận tấn công này. Coleman, 274, nóI Tiểu Đoàn H-15 sau này thực hiện cuộc tấn công vào bãi đáp Columbus. Một số sử gia Việt Cộng đặt H-15 tại đông Plei Me và không nhắc tới tiểu đoàn này trong cả hai trận đánh.
26. Huấn trích Cửu, 101-103; Toàn và Định, 32.
27. Moore và Galloway, 193.
28. Toàn và Định, 32; Huấn trích Cửu, 102.
29. Cuộc Tiến Công Plây Me, 49; An and Duong, 39-40.
30. Toàn và Định, 33; Moore và Galloway, 214.
31. Toàn và Định, 33-34; Cuộc Tiến Công Plây Me, 49.
32. Moore và Galloway, 223.
33. Toàn và Định, 34; Đỗ Trung Mich, "Trung Đoàn 33 Triển Khai Truyền Thống và Bài Học của Chiến Thắng Plây Me," Chiến Thắng Plây Me, 152.
34. Moore và Galloway, 224; Coleman, 241-42.
35. Cuộc Tiến Công Plây Me, 50.
36. Moore và Galloway, 233.
37. Toàn và Định, 35; Cuộc Tiến Công Plây Me, 50; Linh, 117-18.
38. Toàn và Định, 35-36.
39. Moore và Galloway, 112; Coleman, 210. Trong khi các đơn vị của Trung Đoàn 33 có thể có mặt tại bãi đáp X-Quang, các bàI tường thuật Việt Cộng nóI hầu hết trung đoàn không có mặt tại đo.́
40. Coleman, 248; Moore và Galloway, 233, 251-53.
41. Cuộc Tiến Công Plây Me, 51; Moore và Galloway, 258, 262; Coleman, 253.
42. Toàn và Định, 36.
43. Như trên, 36-37.
44. Một số đơn vị nhỏ Bắc Quân khác cũng có thể tham gia vạ̀ trận đánh. Xem Moore và Galloway, 261, và [không biết tác giả] "Những Hồi Tưởng về Trận Đánh Đầu Tiên Chống Mỹ tại Tây Nguyên," Chiến Thắng Plây Me, 238-40.
45. Toàn và Định, 37-39; Linh, 115; Cuộc Tiến Công Plây Me, 52-53.
46. Linh, 109-10.
47. Như trên, 40; Dũng, 131.
48. Phương, 44.
49. Moore và Galloway, 366, 373-74.
50. Cuộc Tiến Công Plây Me, 85; Mich, 155.
51. Coleman, 274-77.
52. Cuộc Tiến Công Plây Me, 54-55; Mich, 152.
53. Cuộc Tiến Công Plây Me, 55-56; Coleman, 278-79.
54. Cuộc Tiến Công Plây Me, 60-61.
55. Như trên, 69-70; Sơn, 205.
56. Bao gồm trận đánh ngày 14 tháng 11 của Tiểu Đoàn 9, hai cuộc tấn công ngày 15 và 16 tháng 11 của Tiểu Đoàn 7, giao tranh tại bãi đáp Albany và cuộc tấn công tại bãi đáp Columbus.
57. Dũng, 126; Lic̣h Sử Quân Đội Nhân Dân, 216 [không biết nhà xuất bản].
58. Coleman, 283; Moore và Galloway, 399.
59. Học Viện Quân Sử Việt Nam, Màn Kịch Tiến Công Sài Gòn-Gia Định (1968), Hà Nội, 1988, 86-87.
Merle L. Pribbenow
Military Review - January-February 2001
- Hành Quân Pleime-Chuprong Oanh Tập B-52
- Việc Xử Dụng Oanh Kích B-52 Trong Chiến Dịch Ia Drang, Bí Mật Quân Sự Giữ Kín Nhất của Tướng Westmoreland
- Không Chiến trên Không Phận Pleime-Chuprong
- Hành Quân Trải Thảm Bom B-52 tại Chuprong
- Chiến Thuật Đánh Rập Kẻ Trộm Đêm Trong Chiến Dịch Pleime
- Chiến Dịch Pleime/Chuprong Phá Hủy Căn Cứ Mặt Trận B3
- Tính Chất Đặc Thù của Khái Niệm Hành Quân trong cuộc Pleime Phản Công
- Cuộc Phản Công Pleime vào Mật Khu Chuprong-Iadrang
- Diễn Biến Chiến Lược và Chiến Thuật trong Chiến Dịch Pleime
- Chiến Dịch Pleime
- Sự Thật về Chiến Dịch Pleime
- Tình Báo, Yếu Tố Then Chốt trong Chiến Thắng Chiến Dịch Pleime
- Thu Thập Tin Tức Tình Báo Tại Ia Drang
- Điểm Danh Chiến Sĩ Tham Chiến Mặt Trận Pleime-Chuprong-Iadrang
- "Chiến Thắng Pleime" ?
- Các Thế Chiến Thuật Trong Trận Pleime
- Thành Ngữ Võ Thuật tại Chiến Dịch Pleime
- Vài Điều Cần Nên Biết Về Trận Đánh Pleime-Iadrang
- Việc gì xảy ra nếu không có đại kế hoạch cho cuộc Pleime Phản Công?
- Những Điều VC Dấu Nhẹm Quanh Trận Pleime
- Duyệt Trình Cuốn Sách "Why Pleime"
- Duyệt Xét Bản Báo Cáo "Khía Cạnh Tình Báo của Pleime/Chuprong"
- Các Thế Điều Quân Khó Hiểu tại Pleime-Chuprong-Iadrang
- Một Cái Nhìn Tổng Quan về Chiến Dịch Pleime
- Hành Quân Giải Tỏa Trại Pleime
- Vai Trò của Không Lực Hoa Kỳ trong Chiến Dịch Pleime
- Kế Hoạch và Thực Hiện Hành Quân Arc Lite trong cuộc Pleime Phản Công
- Một Bài Học Chủ Thuyết về Xử Dụng B-52 Oanh Tạc trong cuộc Pleime Phản Công
- C̉hỉ Huy và Chỉ Đạo Oanh Tạc B-52 Tại Chuprong-Iadrang
- Những Thế Nghi Binh Hỗ Trợ cho Oanh Tạc B-52 trong cuộc Pleime Phản Công
- Một Thiên Tài Quân Sự Lộ Hình Tại Mặt Trận Pleime-Chuprong-Iadrang
- Tài Điều Binh Khiển Tướng Trong Chiến Dịch Pleime
- Sinh Hoạt Hậu Trường Tại Các Bộ Tư Lệnh Việt Mỹ Trong Chiến Dịch Pleime
- Hai Tay Cờ Chính Trong Ván Cờ Pleime
- Nhật Ký Trận Pleime
- Chiến Dịch Pleime và Chiến Dịch Pleiku
- Một Cái Nhìn Mới về Trận Ia Drang
- Hành Quân Long Reach
- Trận LZ X-Ray (General Knowles)
- Đóng góp cho Trận Ia Drang/Wikipedia
- Hành Quân Bãi Đáp X-Ray
- Đại Tá Hal Moore Tự Đề Cao trong sách “We Were Soldiers Once ... and Young”
- Đại Tá Hal Moore Hiểu Nhầm Sứ Mạng Được Giao Phó tại Trận Ia Drang
- Khái Niệm Hành Quân của Đại Tá Hiếu cho Trận LZ X-Ray
- Những Điều Các Quân Sử Gia Không Lên Tiếng Liên Quan Đến Trận Đánh Tại Bãi Đáp X-Ray
- Sứ Mạng Thật của Hal Moore và Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ tại LZ X-Ray
- Hai lời kể khác nhau về trận đánh LZ X-Ray của Quân Đoàn II
- Trung Tá Hal Moore Bị Cấp Trên Khiển Trách?
- Trận Đánh LZ Albany - Dưới Mắt Quan Sát Viên Trung Cộng
- Một Cuộc Tấn Kích Trực Thăng Vận Kỳ Quặc
- Nét Ngây Ngô của Tướng Schwarzkopf Trong Trận Đánh Ia Drang
- Hai lời kể khác nhau về cuộc hành quân Thần Phong 7 của Quân Đoàn II
- Mạo Hiểm vào Hang Cọp tại Thung Lũng Ia Drang
- Trận Đánh Thung Lũng Ia Drang? Trận Nào?
- "Không Có Thì Giờ Suy Nghĩ Tại Ia Drang" ?
- Trận Đánh Pleime Dưới Mắt Người Mỹ
- Nét Ngây Ngô của Tướng Kinnard trong Chiến Dịch Pleime
- Chiến Dịch Pleime hay Chiến Dịch Pleime-Iadrang?
- Phê Bình Nhận Xét của Tướng Bùi Nam Hà về Chiến Dịch Plâyme
- Nhân Đọc Lời Tường Thuật của Tướng Nguyễn Hữu An về Chiến Dịch Plây-me
- Đòn phủ đầu quân Mỹ ở Tây Nguyên hay ở Đà Nẵng?
- Điều Gì Thật Sự Xảy Ra Tại Trận Đánh Ia Drăng
- Cứu Xét Một Hiểu Lầm Điển Hình về Trận Ia Drang
- Chỉnh Sửa Các Lời Tường Thuật Sai Lầm về Trận Đánh Ia Drang
Tài liệu tham khảo
- Why Pleime
- Pleime, Trận Chiến Lịch Sử
- Trận Pleime Theo Dõi Từ Ban 3/I Field Force Vietnam
- Hành Quân Long Reach Theo Dõi Từ Ban 3/I Field Force Vietnam
- Trận LZ X-Ray và LZ Albany Theo Dõi Từ G3/I Field Force Vietnam
- Hành Quân Thần Phong7 Theo Dõi Từ Ban 3/I Field Force Vietnam
- Oanh Tạc B-52 Theo Dõi Từ G3/IFFV
- Chiến Dịch Pleiku
- Khía Cạnh Tình Báo Của Chiến Dịch Pleime/Chuprong
- Đoạn Trích Các Ghi Chú Lịch Sử Của Tướng Westmoreland Liên Quan Đến Chiến Dịch Pleime-Chuprong-Iadrang
- Trận LZ X-Ray (General Knowles)
- Bản Phúc Trình Sau Trận Đánh Tại Bãi Đáp X-Ray - Trung Tá Hal Moore và Đại Tá Hiếu
- Thần Phong 7
- 52nd Combat Aviation Battalion Yểm Trợ Chiến Dịch Pleime
- DSCĐ trong Công Tác Phòng Thủ Trại (Plei Me)
- Việt Cộng Cầu Viện Trung Cộng
- Trận Đánh Đức Cơ
- Đại Tá Hà Vi Tùng tại Pleime-LZ Xray-LZ
- Sa Mù của Cuộc Chiến: Cái Nhìn Việt Cộng về Trận Đánh Ia Drăng
- Không Có Thì Giờ Suy Nghĩ: Đại Tá Moore Tại Ia Drang
- Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ Hỗ Trợ Trong Trận Plei Me
- Pleime Chiến Đấu Tại Khúc Quanh Cuộc Chiến
- Trận Chiến Plei Me
- Bảy Ngày Giết Chóc
- Trận Pleime Qua Lăng Kính New York Times
No comments:
Post a Comment