Đàn bà dễ có mấy tay*
* Tựa do tôi đặt. Sau đây là câu chuyện rất ly kỳ của vợ chồng một sq Nhảy Dù. Sau ngày 30.4.75, ông đã bị đem ra xử bắn tại Tây Ninh (vì là chỉ huy CS Đặc Biệt của tỉnh). Ko biết vì lý do gì mà giờ chót ông được tha chết, chỉ đi tù và giải ra bắc. Thời gian ông đi tù (trên 10 năm), vợ ông chuyên tổ chức vượt biên nên sau khi ra trại vài tháng ông đã vượt biên. Trước đó bà đã sắp xếp cho các con vượt biên, kể cả vợ nhỏ và con riêng của chồng (thời của Mười Vân Trưởng Ty CA Đồng Nai). Lúc đó bà có một biệt thự ở Làng ĐH Thủ Đức, nhà có hòn non bộ (Ko biết có phải nhà mà ba tôi đã hiến sau 75) -- Tài Trần.
======
Phan Nhật Nam - Viết ngày Trung Tá Hoàng Tích Hữu Ái ra đi
Ảnh 1: Trung Tá VNCH Hoàng Tích Hữu Ái
Dẫn Nhập: Ngày 6 tháng 12, khi đứng bên quan tài Anh Đại, Trung Tá Nguyễn Văn Phán, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 8 Thủy Quân Lục Chiến nằm lạnh im thì dẫu là người nông nổi, hời hợt bao nhiêu cũng phải có ý nghĩ, so sánh, liên tưởng. Hình hài nhỏ thó, da trắng xanh không khí sắc, khuôn mặt lạnh lẽo bất động, thiếu hẳn bộ râu đâm mạnh mẽ quen thuôc của hai mươi ba mươi, hơn 45 năm trước.. Ở Quảng Trị, 14 tháng 9 năm 1972... Chuyển xạ, chuyển xạ, bảo thằng M48 chuyển xạ, bắn sâp cái cổng, bắn cao lên cho mấy đứa con vào...Vào... vào.. Xung phong... xung phong.. Trung Tá Phán, (danh hiệu truyền tin Phu Nhân) thúc quân ào ào lên mục tiêu, Cổ Thành Đinh Công Tráng, Quảng Trị... Trung tá, trung tá.. cẩn thận coi chừng thằng vi-xi đầu trọc chuyên bắn sẻ còn đâu đây.. Người lính mang máy truyền tin lâp cập chạy theo. Tháng 9, 1995 ở Houston, Anh Đại bên trong áo sơ mi cổ lật màu tím, bên ngoài áo veste màu đen, để nguyên giày đế cao, tay cầm ly rượu, nhảy lên bàn tiệc nhà Mai Bá Trác.. Đưa em về Tả Ngạn.. Hò ơi.. (Thơ Phạm Nhuận).. Nay chớp mắt, chỉ còn thân người bất động nằm đây, và ngày mai 7, tháng 12 sẽ trở thành tro than.. Khi tôi chết đừng mang tôi ra biển.. Cho tôi về Lao Bảo, Khe Sanh.. Anh Đại à về đâu được nữa! Nước mất. Nhà tan. Mạ chết không thấy mặt. Tám mươi năm môt đời người ngắn như bữa rượu tàn, cuối cuộc. Tôi than thầm trong lòng.. Mỗi sớm mai thức dậy.
***
Đừng nghe tin ai qua đời.. Không thể đơn giản thành thật hơn khi chạm tới cửa tử/sinh. Nhưng dẫu cầu cũng không được..
Sáng 12 Tháng 12, nghe tiếng người nữ còn trẻ từ xa, số phone lạ.. Cậu Nam há, con Oanh.. con Bố Ái.. Tôi chỉ biết gật đầu, chấp nhận cũng đành.. Cho cậu lại số phone má ở Sacramento.. Cậu chỉ có số cũ ở Việt Nam..
Hóa ra ước muốn cuối cùng cũng không xong. Mỗi ngày tiễn đưa một người.. Nay đến lượt Anh Tư!
*
Một – Môt ngày cuối năm 1963, sau cơn say dẫu chỉ hai chai bia “chào bãi” nơi quán rượu nhỏ do các sĩ quan trong tiểu đoàn khoản đãi sau bữa cơm chiều dưa ra chơi ngoài Biên Hòa, tôi ra ngồi nơi tam cấp hàng hiên dãy nhà sĩ quan độc thân nhìn ra sân tiểu đoàn trải đá vụn vắng vẻ. Người lính thổi hồi kèn hết việc, hạ cờ, lá cao su rơi xao xác, lạnh cuối năm se sắt. Viên sĩ quan người dáng cao, gầy nhưng rắn chắc đi tới.. Câu là ai, ngồi đây (do tôi chỉ mặc áo T shirt), giọng kẻ cả trầm đục, trấn áp.. Tôi đứng dây.. Thưa trung úy, tôi mới về tiểu đoàn sáng nay (khi nhìn lên hai bông mai vàng đục, cũ kỷ (1963, chưa có bông mai màu đen ngụy trang cho y phục tác chiến bộ binh).. Tôi bối rối chào tay, chưa biết ứng xử ra sao với môt ông trung úy trông không dễ dàng, đơn giản. Cũng bởi mới ra trường tháng trước nơi mà môt viên chuẩn úy phụ trách hỏa thực cũng đủ tạo nên ấn tượng uy tín cấp bâc lớn. Viên trung úy nhếch nhếch hàng râu mép, môi dưới hơi đưa ra.. À cậu mới về ban sáng, trưa tôi ăn cơm nhà ngoài Biên Hòa, được nghỉ để chiều nay vào trực nên không găp, chiều nay tôi trực tiểu đoàn, cậu cần gì lên phòng trực ngoài cổng hỏi tôi.. Dạ. Môt lát sau, viên trung úy xuất hiện với môt chiếc xe đạp ghi-đông cao lênh kênh đạp vòng quanh sân tiểu đoàn.. Tôi não nề nhìn vào chiếc giường mới kéo được hai chân sau, dãy nhà trống trải, bụi bâm.. Có ông trung úy vừa rồi nói chuyên qua lại chắc cũng biết được nhiều chuyên.. Ông ấy là ai? Tên là gì? Tiếp theo ý nghĩ lãng đãng.. Tháng nầy tôi sắp được hai-mươi mốt tuổi trên giấy tờ (28/12/1942), mới ra trường ngày 23 tháng 11 trước. Lòng buồn buồn, lạnh lẽo.. Thât sự cũng không biết buồn gì, vì sao? Đến bao giờ mới được vũng vàng, tự tin như ông trung úy kia? Trung úy sao lại đi xe đạp? Người và viêc với đơn vị mới, Tiểu Đoàn 7 Nhẩy Dù sao xa lạ, khó khăn đến thế nầy!
..Tháng 8, 1964 đánh trận Bình Đại, Kiến Hòa. Tôi dẫn đầu môt trung đôi thuôc Đại Đôi 72 nhẩy xuống vườn dừa trong ầm vang tiếng nổ.. Không biết hỏa tiễn từ trực thăng hay B 40 của Viêt Công bắn lên bãi đáp; nghe tiếng viên đại đội trưởng thúc dục qua hệ thống truyền tin.. Lên đi, lên đi có “thằng 71” (Đại Đôi 71) bên trái.. Đạn ghim vào thân cây dừa, đạn chém cành lá xao xác. Tôi chỉ biết chạy lên trước hàng quân, nhảy qua những mương nước, mồm hét lớn vô ý thức... Lên đi, lên đi.. Phía trước măt loáng thoáng sau lớp khói màu xanh - Khói nhận vị trí bạn để trực thăng tác xạ yểm trợ – môt hàng lính Đại Đội71 đang loay hoay dưới mương nước.. Trung Úy Ái (thay thế Đại Úy Tô), chỉ huy Đại Đội 71 vụt đứng dậy cao hơn hẳn những người lính đang đầm mình trong nước bùn... Phía kia, phía phải, cậu chạy ra phía đó, bắn hết ga để tôi lên... Dạ dạ.. Tôi hăm hăm rẻ qua cánh phải.. Bắn! Bắn! Bên kia bờ mương có tiếng người người la thét, dãy dụa... Trung sĩ Tăng Màn Tài, trung đôi phó bò tới hổn hển.. Lựu đạn.. Lựu đạn.. Mầy (Quân nhân gốc Nùng gọi người chỉ huy) thiếu úy phải xài lựu đạn! Môt lúc sau nghe qua máy liên lạc tiểu đoàn.. Ông 701 bị “rách áo” rồi.. Đại Đội 72 cho Thiếu Úy Ki-lô (Thiếu Úy Nguyễn Trọng Kỳ) lên thay!
Vài tháng sau, sau ngày 1 Tháng 11,1964, Trung Úy Hoàng Tích Hữu Ái chống nạng vào tiểu đoàn với cấp bâc mới, Đại Úy. Đám sĩ quan vây quanh xì xào.. Hay quá , ông Râu “bắt” cái đại úy ngon quá ta! Đại Úy Ái nói lời khinh mạn.. “Cái nầy mới quý.. Đệ Ngũ Đẳng với Ngành Dương Liễu nha, chứ khôngphải “Đệ Ngũ Đẵng” đeo lỗ rốn! Có cái nầy thì bắt quan ba tất nhiên! Có tiếng phê bình từ Trung Úy Am, Đại Đội 73.. Chỉ môt viên vào đầu gối nhẹ hều mà ông bắt môt lần vừa quan ba, vừa đệ ngũ ngon ơ! Đại Úy Ái quắc mắt, nhếch râu, lên giọng đáp nhanh. “Sao anh không đưa thân cho vi-xi nó bắn để lên lon như tui?! Ông Nguyễn Khánh gắn cho tôi đấy! Anh tìm ông ta mà kiện!”
*
Hai - Không những chỉ “bắt” được lon “Quan Ba”, huy chương Đệ Ngũ Đẳng với Ngành Dương Liễu, Đại Úy Ái tiếp đi Mỹ học lớp Anh Ngữ, xong thuận tiện trở thành Sĩ Quan Liên Lạc (?). Năm 1966, về nước, Đại Úy Ái chuyển lên Chiến Đoàn 2 giữ chức Sĩ Quan Ban 4 Tiếp Vận Hành Quân, găp tôi coi Đại Đôi 93 Tiểu Đoàn 9 đang hành quân vùng Dương Liễu, Bình Dương Đông dưới chân Đèo Phù Cũ, Bình Định. Ông Râu nheo nheo mắt, giọng đóng kịch.. Cậu với tôi được “trúng đôc đắc” mới de khỏi Tiểu Đoàn 7, “Con rồng le lưỡi” – Huy hiệu của TĐ7”, nếu tiếp tục coi 71 thì chẳng phải anh Kỳ (Trung Úy Nguyễn Trọng Kỳ) mà chính tôi đã đi đong vụ Đồng Xoài (11/6/1965)! Tôi giải bày.. Vụ Đồng Xoài do bị thương từ trận An Khê (3/1965) nên tôi mới thoát, nhưng kinh nhất là cú rớt máy bay chết nguyên Đại Đôi 72 cuối năm 1965! Làm sao cậu thoát được? Tôi được chuyển về Tiểu Đoàn 9 coi Đại Đôi 93 nầy.. Đấy là trời nào phụ kẻ “có nhân”, người nào có đức có phần.. ga-lông! “Ông Râu” gât gù tự khen ngợi, cùng lúc Thiếu Tá Hùng “già”, chiến đoàn trưởng đi tới.. Râu nầy, làm sao cho tớ mấy chuyến tiếp tế chứ cứ lấy cớ trời mưa bọn trực thăng không bay vào, mấy thằng con chẳng có lương ăn, chẳng đi đánh đấm được gì sất! Đại Úy Ái giải thích rành rẽ.. “Viên Ngoại (“Đào Viên Ngoại”- Biêt danh “ông râu” gọi Thiếu Tá Đào Văn Hùng) thông cảm, Trực thăng H34 của ta bay chậm hơn máy bay bà già, hổng có máy móc ra-đa gì ráo, Đèo Nhông thì to như cái đình, trời mù căm, bay vào làm sao được?” Thế sao cậu vào được? Tôi xin máy bay của mấy anh Tây! Chẳng biết, hãy cho tớ mấy phùa tiếp tế để còn đâp tụi vi-xi của cái Sao Vàng, sao Bạc thổ tả gì của chúng (Sư Đoàn Sao Vàng, lực lượng công sản chính quy vùng Bình Định) trước khi giao lại cho ông Nam (Thiếu Tá Nguyễn Khoa Nam, Chiến Đoàn 3) sắp ra thế. Viên ngoại yên tâm, tôi đã vào đây được, ngày mai sẽ có tiếp tế cho cụ! Chẳng biết Đại Úy Ái làm những gì, ngày hôm sau hai chiếc H34 của Phi Đoàn Thần Tượng từ Quy Nhơn bay vào. Bộ chỉ Huy Chiến Đòan xuýt xoa khen ngợi; “Ông Râu” giải thích: Tôi nhờ HU1D của Tây hướng dẫn, H34 của ta cứ nhòm xuống đường mà bay theo, lượn qua, lượn lại như lái xe jeep vây thôi! Tây ngày trước gọi là “Vol à vue”; mấy anh Mẽo gọi là visual flight.
Nhưng “tài” của “Ông Râu” không chỉ có thế. Đầu năm 1967, Chiến Đoàn 2 bị nạn, trại gia binh nơi Căn Cứ Hoàng Hoa Thám phát hỏa. Đào “Viên Ngoại” đứng nhìn khu doanh trại cháy xém ngổn ngang, gãi chiếc đầu trọc, than thành lời.. Bỏ mẹ rồi, báo tớ đánh lính thằng Giáp (Võ Nguyên Giáp) thì tớ biết cách, chứ kiếm cái nhà cho vợ con lính ở thì tớ chịu.. Râu à, cậu lo đi, tớ hổng biết! Không biết Đại Úy Ái xoay trở như thế nào, chỉ khoảng vài tuần sau vụ cháy, sĩ quan Tiểu Đoàn 9 nhân dịp nghỉ quân tại hậu cứ, được lệnh Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn.. Qua nơi khu Trại Gia Binh Chiến Đoàn 2 xem người ta làm viêc. Dẫu Tiểu Đoàn 9 trong tổ chức thuôc chỉ huy hành quân của Chiến Đoàn 1, nhưng hâu cứ Trại Trần Trung Phương, chung trong Căn Cứ Hoàng Hoa Thám. Buổi lễ được tổ chức dưới quyền chủ tọa của Trung Tá Tham Mưu Trưởng Nguyễn Trọng Bảo. Khách tham dự ngồi hai hàng ghế riêng biêt, bên Mỹ, bên Viêt. Phía Mỹ ngoài thành phần cố vấn của Nhảy Dù có thêm môt thành phần Công Binh Mỹ với hình “Đầu Ngựa Đỏ”. Đại Úy Hoàng Tích Hữu Ái đứng trước sơ đồ trại gia binh, với khả năng Anh Ngữ rành rẽ, trình bày chính xác yêu cầu, nôi dung xây dựng “Khu Gia Binh Lữ Đoàn 2 Nhẩy Dù”.
Tan buổi lễ, trên đường về, sĩ quan Tiểu Đoàn 9, đa số thuôc Khóa 20 Đà Lạt, (về tiểu đoàn từ tháng 12/1965) nêu thắc mắc: “Sao chỉ nghe Đại Úy Ái nói xây khu Trại Gia Binh “Lữ Đoàn 2” mà không nói gì đến “Chiến Đoàn 2” hết?” Ông Liêm “Bô”, Đại Úy Sĩ Quan Hành Quân Tiểu Đoàn 9 bô bô giải thích: “Cha “râu” kia xin công binh Mỹ yểm trợ xây “trại gia binh lữ đoàn” thì mới có giá! Chứ xây trại gia binh chiến đoàn thì được mấy cái lều vải thôi! Râu nầy ma-le lắm! Tớ cũng “râu” nhưng mà thua giả xa!
*
Ba - Nhưng dẫu không ngoan đén đâu Ái “Râu” cũng có lần lâm nạn! (Đoạn kể sau không có mục đích tung hô, phê phán ai, chỉ do người thật viêc thật, cần kể ra cho đầy đủ). Tháng 4, 1968, Chiến Đoàn 2 cải danh Lữ Đoàn dời từ căn cứ Hoàng Hoa Thám, Tân Sơn Nhất về đồi Long Bình, trước Nghĩa Trang Quân Đội. Căn cứ chiếm môt khu đồi hùng vĩ gồm Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn, Tiểu Đoàn 11; Tiểu Đoàn 2 Pháo Binh; Đại Đôi 2 Trinh Sát và Đại Đôi 2 Quân Y. Dưới chân đồi trại gia binh của các đơn vị trực thuôc. Toàn khu doanh trại và trại gia binh đồng chỉ có những dãy nhà tôn san sát; mái tôn, tường cũng bằng tôn bốc hơi nóng lung linh. Lữ Đoàn Trưởng danh hiêu truyền tin Long Phụng, vốn từ Tiểu Đoàn 3, khu doanh trại đóng tại Ngã Tư Bảy Hiền trong vườn cây cao su xanh bóng mát. Tiểu Đoàn 3 do Đại Úy Phan Trọng Chinh đưa từ Bắc vào Nam sau 20/71954 vốn là môt đơn vị kỳ cựu hàng đầu của binh chủng, được mang Giây Biểu Chương Bảo Quốc màu Tam Hợp. Doanh Trại nơi Ngã Tư Bảy Hiền, Trại Phạm Công Quân là một doanh trại mẫu. Nên xếp lớn Long Phụng không thể chịu nổi mái tôn trần trụi liền hạ lênh cho “Ông Râu”: Toa làm sao có cái nhà cho cho moa với Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn chứ ở trong lò bánh mì như thế nầy chịu sao nỗi! Ái “Râu” đáp chắc: “Cụ yên tâm, tôi biết cách vòi nơi Phòng 4 Sư Đoàn và Cục Công Binh để sớm có cái nhà tốt tốt cho quý vị.” Ông hiểu lời nói của xếp (mới) là môt lênh khẩn chứ không phải là yêu cầu bình thường vì đã từng chứng kiến cảnh tượng ngày Long Phụng từ Tiểu Đoàn 3 về thay Đào “Viên Ngoại” chỉ huy lữ đoàn. Hôm đó, Trung Tá Hg gầm lên.. “Đéo mẹ Hg đi nhẩy dù từ cai lên trung tá, Hg đéo thua môt trân nào, năm sáu-nhăm (1965) có chơi nghịch tương trái lựu đạn khói vào lều của giả (Đại Tá Dư quốc Đống, Tư Lênh Sư Đoàn Dù), giả cũng chỉ cho tớ đi nằm tù quân kỷ 8 ngày, cuối cùng cũng phải đưa chiến đoàn cho tớ.. Đéo mẹ thế thì tại sao nay lại bắt tớ giao lữ đoàn cho thằng Lc?!“Trung Tá Cn, Tiểu Đoàn Trưởng 11 còn mạnh mẽ hơn... Ông ném chiếc nón đỏ xuống đất, dẫm lên, và dẫu là môt người hiền cũng phải nói lời uất giân.. “Đ.. má tôi đội cái nón đỏ từ mầy mươi năm nay, không một ngày vắng mặt chiến trận, nếu ông già (Trung tá Hg) đi thì tôi phải điền vào chứ, tôi ở chiến đoàn nầy từ ngày thành lâp kia mà!” Long Phụng đáp lại tỉnh: “Hai ông về sư đoàn mà kiện, tôi chỉ biết nhận lệnh về đây bàn giao lữ đoàn” Cuối cùng, hai trung tá Hg và Cn chuyển ra bộ binh giữ chức trung đoàn trưởng; ông Hg về Sư Đoàn 25 dưới quyền Tướng Phan Trọng Chinh, cựu Tiểu Đoàn Trưởng TĐ3 Dù; ông Cn về Quân Khu IV nhận Trung Đoàn 33, dưới quyền của ông anh, Thiếu Tướng Nguyễn Viết Thanh. Thôi cũng nhẹ đi mối hận xa rời Lữ Đoàn 2.
Phần Ái “Râu” thì hiểu tình thế: Xếp (mới) Long Phụng không phải là Đào “Viên Ngoại” dễ tính xuề xòa ngày trước. Nhưng ông tin tưởng mình có đủ “phép” để ứng xử. Và không biết ông ra những “phép” gì, như thế nào mà cơ ngơi hâu cứ Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn được thổi nhanh thành môt chốn lẩu hồng thanh lịch (quét vôi màu hồng đỏ), tường xây, trần lót ván ép (do vật liệu thăng dự lần nhờ công binh Mỹ xây dựng trại gia binh Lữ Đoàn 2 nói trên) khiến Team Cố Vấn Mỹ phải hãnh diện đặt danh hiêu chính thức Red Hat Hill/Đồi Mũ Đỏ, khiến Bộ Tư Lênh Sư Đoàn và Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn cùng lính tráng chẳng ai xử dụng đến danh xưng Căn Cứ Nguyễn Huệ. Tết 1968 sang 1969, Red Hat Hill được lựa chọn làm nơi chốn liên hoan không những riêng cho Lữ Đoàn 2 mà còn có khách từ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn, Căn Cứ Hoàng Hoa Thám, Tân Sơn Nhất xuống. Tất cả đều trầm trồ khen ngợi “Tư Râu” (do lên thiếu tá cuối năm 1968) về tài biến nhà tôn nên thành nhà gạch mau chóng ngoài bảng cấp số!
Ngày Tết, nhóm sĩ quan Lữ Đoàn 2 chúng tôi chứng kiến cảnh Long Phụng và Tư “Râu” nằm gác chân uống trà, bình thơ, luận anh hùng kiểu Tào Tháo và Lưu Bị trong truyện Tam Quốc ngày trước. Hải “Khều” (Sau chuyển về giữ Ban 3 Tiểu Đoàn 11 ND, người “không chịu” ở lại Charlie, 4/1972) đưa ra nhận xét (khá) chính xác: Cứ như Độc Cô Cầu Bại và Đông Phương Bất Bại luận kiếm! Đố biết ai hơn ai?!
Năm 1969 Lữ Đoàn 2 trong khuôn khổ Sư Đoàn Nhẩy Dù phối hợp hành quân chung với Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ trách nhiệm hai tỉnh Tây Ninh, Phước Vĩnh (để chuẩn bị kế hoạch vượt biên đánh qua Campuchia, 1/5/1970), chúng tôi sĩ quan Ban 3 Lữ Đoàn phải luôn bận rộn (24/24) vì hoạt động phối hợp với Lữ Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ (Tổ chức cấp Lữ Đoàn Không Kỵ Mỹ có trực thăng, chiến xa, súng 175 cơ hữu) không kịp thấy ra tình hình “cơn bão âm thầm” trong nội bộ lữ đoàn.. Các sĩ quan cho dẫu được cách thân thiết riêng với Long Phụng lần lượt ra đi, và Tư “Râu”, đang kiêm nhiệm hai chức Trưởng Ban 1 và 4 với khả năng giao tế, tổ chức, tham mưu của một tham mưu trưởng trong giai đoạn (rất) cần thiết phối hợp với Lữ Đoàn Không Kỵ Mỹ bỗng nhiên “phải” đi học tham mưu! Khôi Nguyên, Khóa 16, Trưởng Ban 3 (sau nầy là Tiểu Đoàn Trưởng TĐ7ND, Tháng 4/1975 là Lữ Đoàn Trưởng LĐ2ND) nói riêng với Nam Xương (cũng không còn ai trong lữ đoàn để nói cùng).. Chẳng biết ông Long Phụng tính cái gì mà đưa Ông Râu đi trong lúc nầy; thôi toa với moa chỉ lo chuyện với mấy anh Phòng 3 của Mẽo là đủ mờ người! Nói Không được là nói không được đâu! Khôi Nguyên dùng lại câu than của nhà sư “Nói Không Được” trong chuyên kiếm hiệp của Kim Dung một cách khía cạnh! Quả tình không biết (cái gì) làm sao để nói? Và nói cái gì?
Cuối năm 1969, Tư “Râu” mãn khóa tham mưu trở về trình diện Long Phụng đang hành quân ở Tây Ninh. Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 2 đóng trong môt ngôi nhà lầu của Tòa Hành Chánh Tỉnh, Long Phụng có phòng riêng trên lầu. Ông “Râu” trình diện Long Phụng với quân phục thẳng nếp, huy chương hai tầng với Đệ Ngũ Đẳng, Quân Công Bội Tinh xếp cao nhất. Nhưng Thiếu Tá Hoàng Tích Hữu Ái “không (được) gặp” Đại Tá Lữ Đoàn Trưởng, ông chỉ “nhận lênh” từ vị phu nhân “nhỏ” từ trên lầu nói vọng xuống (phu nhân “lớn” ở đâu chúng tôi không hề găp).. Thiếu Tá Ái, Đại Tá nói ông về đi! Mai tới! Bi hài kịch lâp lại đến lần thứ ba. Sức người chịu đựng có hạn. Thiếu Tá Hoàng Tích Hữu Ái đi về đâu? Chúng tôi không biết.
Năm 1970 hành quân đánh sang Campuchia qúa lớn, không ai tìm hiểu, để ý đến người và việc chung quanh. Năm 1971 đánh Hạ Lào, Năm 1972 Mùa Hè Đỏ Lửa.. Chỉ nghe kể lại có môt ngày.. Trung Tá Hoàng Tích Hữu Ái về thăm Red Hat Hill/ Đồi Mũ Dỏ với xe hộ tống xe jeep chỉ huy. Chỉ khác, lính hộ tống măc quân phục rằn ri của Cảnh Sát Dã Chiến thay vì của Nhảy Dù. Lính nào cũng là lính. Cũng biết thêm, xe jeep chỉ huy của Trung Tá Ái có hai cần câu liên lạc; máy truyền tin kêu rất to chứng tỏ máy đang làm viêc với những giới chức, cơ quan quan trọng. 30 Tháng 4, 1975 sập xuống, Trung Tá Hoàng Tích Hữu Ái, Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát Đặc Biêt đóng ở Tây Ninh bị đưa ra cột xử bắn. Ông không bị hành quyết một mình nhưng với nhiều đồng sự, và một nhân sự đăc biêt, Bà Hoàng Tích Hữu Ái, Chị Tư Ng Ln mà bản thân người viết có liên hệ thân quen từ 1963 ở Biên Hòa. Câu chuyện sắp viết ra sẽ kết thúc bài viết khá dài nầy.
*
Hồi Kết Cuộc – 29 Tháng 5, 1988 tôi được tháo cùm, cho ra khỏi phòng kiên giam Trại Nam Hà theo các vị tướng, Đỗ Kế Giai, Lê Minh Đảo, Lê Văn Thân, Phạm Duy Tất, Phạm Ngọc Sang, Huỳnh Bá Di, và gần 100 sĩ quan vốn là nhân viên ngành tình báo, cảnh sát đặc biêt chuyển về Nam.
Trại Nam Hà chỉ còn vài người tù chính trị gây án sau 30/4/1975 như Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ, Nguyễn Văn Lý; tuy nhiên cũng có vài người tù đặc biêt bị giam giữ từ trước 1975 như Nguyễn Chí Thiện (Bắc); Nguyễn Hũu Luyện (Nam). Về đến Trại Z30 D, Hàm Tân, Thuận Hải, tôi được chỉ định những chức vụ “phụ tá”: Phụ tá Đại Tá Trần Văn Phấn coi Thư Viện; phụ tá Bác Sĩ Tôn Thất Sang coi Phòng Y Tế; và cuối cùng,phụ tá Tổ Căng-Tin thuộc Ban Thi Đua Trại phụ trách vận chuyển hàng hòa, bán hàng cho trại viên.. Tất cả nhiệm vụ “phụ tá” nầy cốt làm cho tôi “khỏi phải suy nghĩ, tính toán nầy nọ” vì nếu tiếp tục “kiên giam” như tám năm qua từ 1981 cũng...vô ích! Mà lấy cớ gì để (tiếp tục) kiên giam?! Viên giám thị trưởng trại tính đâu ra đó mà quả tình cũng đúng - Tôi rất bằng lòng với tất cả nhiêm vụ “phụ tá” miễn sao đừng bị cùm tiếp! Sức người có hạn. Tôi nói với Bác sĩ Tôn Thất Sang, Trưởng Phòng Y Tế: Ông cho tôi làm gì cũng được, đến năm tù 14 nầy thì coi như..xù. Bác Sĩ Sang an ủi: Cho ra phòng y tế tức là sắp về rồi đấy! Ngày trước ông Ái cũng vậy. Ông Ái nào? Ông Ái nhảy dù. Phải Ông Ái cao cao, da đen, có râu mép phải không. Ông ấy đấy. Ông ta trước ở Nhảy Dù với tôi, sau qua cảnh sát đặc biệt, biết gì về thuốc thang mà vào tổ y tế?! Moa đâu biết, mấy năm trước ông ấy từ ngoài Bắc về như toa năm nay xong trên Ban Giám Thị chỉ định vào đây phụ tá cho moa, nay ông ấy về rồi.
19 tháng 1, 1989 tôi ra khỏi trại như dự liệu của Bác Sĩ Sang. Trong trí não lãng đãng bất định, có lúc tôi nghĩ.. Sao mình và ông “Râu” cứ đi chung môt đường như vây kìa? Mà đúng như thế thật, môt ngày sau lần ra tù, từ nhà 46B Công Lý (sau 1975 nhà nước Viêt công đổi thành Nguyễn Văn Trỗi) của bà mẹ vợ, tôi đi bộ dọc con đường ngày cũ, định bụng đến nhà niên trưởng Mặc Thu (bên cạnh cây xăng) góc đường Công Lý/Nguyễn Huỳnh Đức (NvTrỗi/Huỳnh Văn Bánh, sau 1975) đến trước căn nhà sơn màu xanh nhạt, cửa sắt kéo kín và thấy ra Ông Ái “Râu”, một Tư “Râu” ngày trước tươi tỉnh, áo sơ mi vàng, quần jean, râu mép xanh đen tỉa gọn không có dấu vết gì của “hậu 30/4/1975”.. Anh Tư! Trời đất! Đến tình cảnh nầy mà ông còn vui chơi như thế sao? Tư “Râu” gắt vui: Vui chơi cái gì? Tôi chỉ vào căn nhà.. Chỗ nầy chơi bời mà! Ấy đừng nói nhãm, nhà của tui mà cha! Tôi nhớ ra, bây giờ, 1989 chứ không phải là thời gian của trước 1975!
Ông Râu đưa tôi vào nhà, giải bày.. Tết qua 1988, tôi ra tù, nhà nầy là của bã, tôi chỉ ở ké! Tôi nói rõ nguyên do sự nhầm lẫn.. Vì nhà nầy ngày trước là chỗ chơi bời có tiếng vùng Phú Nhuân nầy, nhà tôi ở đằng kia, số 46B nên biết. Anh biết mấy chỗ trời đánh nầy chứ tôi ở Biên Hòa làm sao biết được. Tôi ở đây là giữ nhà cho bã. Bã nay giàu lắm! Giàu là sao anh Tư? Hổng biết, tui cũng đi tù như anh mà. Ra tù năm 1988, tui về đây coi nhà cho bã thôi. Tui bây giờ cũng như mọi người.. Trên răng dưới dế. Răng thì răng giả. Dế thì dế teo! Hê! hê! Hàm ria mép nhấp nháy.. Ông Ái trở lại với Tư “Râu” trước 1975 không một chút thay đổi. Tôi sợ anh Tư rồi. Tôi thú thật. Đời mà toa. Moa đã dựa côt xử bắn rồi, moa sợ còn sợ chó gì nữa?!
Môt thời gian sau, tôi gỏ của căn nhà màu xanh đường Nguyễn Huỳnh Đức/Huỳnh Văn Bánh. Lần nầy, Bà Ái, chị Ng Ln ra mở cửa.. Ủa anh đâu rồi chị Tư (Tôi quen gọi danh xưng “Chị Tư” từ lúc ông Ái lên thiếu tá ở Lữ Đoàn 2, 1968/1969). Ông đi rồi. Đi đâu chị? Đi qua bên trại Thái Lan! Trại tỵ nạn đóng cửa rồi mà?! Tôi “cho người đưa ông” đi. Ông tới nơi rồi. Chỉ đợi ngày vào Mỹ! Tôi nghĩ thầm trong lòng. Có môt điều gì “rất lạ” nơi người phụ nữ nầy, Người đàn bà bình thường mà tôi thân quen từ 1963, 1968? Chị Tư giải tỏa thắc mắc.. “Tui phải lo cho ông từ năm “bảy mươi lăm”, chứ không thì làm sao mà sống yên được trong tình thế nầy hở chú? Nay phải tính tiếp cho ông qua Mỹ cho xong (1989, chương trình HO mới nghe từ tin đồn, chưa có chuyển động cụ thể). Khi nào chú cần gì xuống dưới Thủ Đức găp tôi. Tui với chú biết nhau lâu, mình lại là người Huế vói nhau; từ 1963 ở Biên Hòa nhà tui với nhà cô Dg, vợ chú ngày trước chỉ cách nhau mấy căn trên đường Quốc Lộ I. Giọng bình thường, tự tin và thành thât. Mà tôi thì cũng không còn gì để mất.
Tết 1990 qua 1991, công an công sản Sài Gòn không hiểu do từ môt kế hoạch gì lùng bắt tất cả thành phần văn nghệ sĩ, trí thức Sàigòn thêm môt lần cuối (tổng cộng khoảng 25 người, điển hình với Như Phong, Nguyễn Đan Quế, Tô Thùy Yên..) Tôi thoát nạn do không có chỗ ở nhất định, trốn vào nhà người bạn họ Nông nơi Làng Đại Học Thủ Đức. Nơi chỗ tạm trú, ngổi trước bàn thờ Phật trên căn gác nhỏ tôi nói ra lời.. Đến tuổi nầy mà còn bị tù như ông Ba (Như Phong) thì chịu sao nổi anh ơi?! Trong tuyệt vọng, đơn độc, giữa bóng tối vo ve tiếng muỗi, tôi nhớ ra địa chỉ nhà chị Tư cũng nơi vùng Thủ Đức nầy.
Căn biêt thự lớn hơn trí tôi nghĩ ra, hòn giả sơn bề thế với hai khối tượng Phật Bà Quan Thế Âm, Mẹ Maria bằng đá đứng bình yên hai bên khu vườn rộng. Tôi hiểu thêm môt lần: Tôi được che chở bởi ơn Thánh như đã nhiều lần lâp lại trong đời. Chị Ng Ln đón tôi không ngần ngại.. Vào đây, chú ở dưới nhà ngang kia, tui ở trên nầy. Có mấy cháu bên Mỹ hay về ở với tui. Chú ở đây, tui sẽ tính được cho chú như đã lo cho ông Ái. Môt mình chú không khó khăn gì cả. Chú nhớ cô Ng bán Câu Lạc Bộ Không Quân trong Phi Trường Biên Hòa không? Tôi nhớ, cô nhỏ nhỏ bồ ông Ái lúc còn ở Tiểu Đoàn 7. Không phải là bồ mà vợ nhỏ ông Ái đó. Tôi lo hết tất cả, năm mấy đứa nhỏ nhà nầy vượt biên, tôi cho cô đó với thằng con riêng của ông Ái đi theo, và cả bồ của cô nữa! Cả thảy 16 người, phần con tui chỉ có 7 đứa, mấy đứa nhỏ lúc ở Biên Hòa chú hay tới chơi.
Khi ngổi trong khu nhà ngang yên lặng, tôi nhìn ra bước Tượng Phât Bà và Mẹ Maria với ý nghĩ.. Người Đàn Bà Lớn không phải do những kỳ tích, nhưng do họ Thương Chồng-Thương Con. Ở đây, Chị Tư Ng Ln, vợ ông Hoàng Tích Hữu Ái còn biết thương con riêng của chồng/ Mẹ đứa con riêng/ Người tình của người đàn bà trong nghĩa bình thường phải là “tình địch”. Chị Ng Ln thương người một cách bình thường. Thương tự nhiên.
Những ngày bình yên nơi căn biêt thự ở Thủ Đức khi ngồi ăn sáng (thường chỉ là cơm và cá kho khô theo kiểu người Huế còn lại của ngày hôm trước) với chị Ng Ln nghe ra những câu chuyện, kể với giọng thản nhiên như viêc bình thường của một người đàn bà nào đó.. Thoát chết với ông ngày 30/4/1975 ở Tây Ninh, đến giờ tôi cũng không biết tại sao nó không bắn, tôi chỉ đoán có thể để khảo của! Ông bị đưa đi tù ở đâu tôi không biết, tôi về nhà ở Biên Hòa, cái nhà mở tiêm phở cách nhà chú bên kia cổng xe lửa đường Quốc Lộ I thì bị tịch thu. Mẹ con tôi bị đuổi ra đường chỉ có được bộ áo quần trên người! Con bé Th đâu được 10 tuổi.. Tôi ngồi im không ý kiến, tưởng ra cảnh của Miền Nam sáng ngày 30tháng 4, 1975 – Ngày thật chết của quê hương – Mỗi người chết môt cách. Mỗi nhà chết môt cách. Chết thật với Mỗi Tội – Tội làm người Miền Nam!
Chị Tư Ng Ln giải bày tiếp.. Đêm ngủ không dám nghĩ đến ngày mai. Ngày mai phải làm gì. Như thế nào? Chồng không biết sống chết nơi đâu. Con còn quá nhỏ. Thế nhưng, tôi đâm ra tỉnh táo. Rất tỉnh táo. Vì tui mà sụm thì con tôi ai nuôi? Chồng tui ai cứu? Mà không chỉ vây, bà chị tui, bà Hg như chú biết thì chậm chạp cả đời không biết chuyên gì ngoài cái bếp! Sống sót lần hồi qua được mấy năm sau 1975 đến khi có phong trào vượt biên thì tôi biến thành môt người sành sỏi trong nghề - Nghể tổ chức vượt biên.
Tôi được người ta tin cậy do tính thật thà, cũng bởi với người khác mười vụ thì hơn môt nửa là đồ dởm, chỉ cốt lấy vàng của người vượt biên. Tôi làm chuyến nào cũng trót lọt, mà trước tiên là cho mấy đứa nhỏ của tôi đi thoát, cũng lo cho cả mẹ con cô Ng như chú biết, và mấy bà nữa của ông Ái! Nhưng còn nạn hải tăc, cướp biển đâu phải dễ dàng, suông sẻ hở chị? Cái đó thì chịu, chỉ biết cầu trời thôi. Chú thấy hai tượng Phât Bà và Mẹ Maria đó. Không Tin Không Được. Tui được phù trợ nhiều phen, nhưng cũng không tránh khỏi tai họa, thằng lớn bị nạn, chỉ còn mấy nhỏ gái đi thoát, bây giờ chúng ở Sacramento, vài bữa con Oh về, chắc chú nhớ ra, nó có tên Mỹ là Carina.
..Nhưng sự đời không bao giờ êm xuôi, tổ chức vượt biên bị bể, tôi phải vô tù, ông Mười Vn, người bảo trợ tổ chức bị xử bắn. Ai bắn chị Tư? Tôi rúng động bởi thấy ra cốt lỏi của tấn thảm kịch. Mấy người ngoài Bắc, bởi số vàng thu vào lớn quá, cả môt vùng Miền Đông bao gồm Sài Gòn và các tỉnh ngoài Trung đều vào Biên Hòa tìm đường vượt biên, Chắc chia chác không đều sao đó, cái nầy quả tình tôi không biết. Chị đi tù bao lâu? Không lâu, bởi tôi tìm cách ra được?! Là sao? Thì nhân bà ngoại mấy đứa mất và tui xin phép trại giam về nhà làm tang.. Được hai ngày phép, tôi bay ra Hà Nôi, kêu đúng nơi, gõ cửa đúng người sau đó trở vể Sài gòn tôi đi Mỹ luôn! Trời đất còn đám tang ai lo? Đám tang “chỉ là cái cớ” thôi chú! Mà bà ngoại có chết thệt không. Cái nầy chú không cần biết, nhà có quan tài, bàn thờ bà ngoại cẩn thận không thiếu gì hết! Trước khi bay ra Hà Nôi tui đến lạy bàn thờ đàng hoàng, có chụp hình làm chứng! Tôi nhìn ra hai khối tượng ngoài sân nắng, nói thầm.. Lực bảo vệ che chở soi sáng từ Ân Thánh đối với chị Tư Ng Ln quả có thât. Chị Tư kể tiếp.. Lẻ tất nhiên ra Hà Nôi tui chi đẹp mà chú. Ở đây, sáng mình ăn cơm nguội với cá kho nhưng lúc cần mình phải biết chi ra không tiếc. Cũng phải có lòng thành thật nữa. Của cho không bằng cách cho.
Môt ngày hè năm 1991, chị Tư nói với tôi với cách thàn nhiên... Chú theo tui ra Nha Trang, rồi tôi lo cho chú đi luôn, đi tàu lớn an toàn đến nơi đến chốn. Cũng bởi, ở Sài Gòn có người than phiền với tôi về vụ cô Th thường hay đến thăm chú. Không nên dính vào cô ấy, vì đó là người của ông Hai Kh.
Tôi hiểu ngay sự viêc không ổn đã xẩy ra, vì Hai Kh là nhân vật đã từng gây sự thẳng thừng với Bí Thư Thành Ủy Sài Gòn NVLinh (trước khi lên giữ chức TBT). Tôi đi Nha trang với chị Tư lòng không thắc mắc. Coi như chuyến đi chơi. Đi thoát được thì tốt không thì xin hộ khẩu về ở luôn nơi Lái Thiêu. Sau môt đêm ở Nha Trang, sáng hôm sau hai chúng tôi lên Đèo Cả. nơi môt công trường khai thác gỗ đang hoạt đông. Chị Ng Ln nói rõ.. Tui khai thác gỗ ở đèo nầy, xong sẽ trồng rừng mới lấy gỗ kỹ nghệ xuất khẩu. Chú thấy mấy chiếc tàu dưới bãi Đại Lãnh kia không.. Tàu của Nhật, của Đài Loan đợi lấy gỗ đó, tui sẽ gởi chú đi với họ. Một công hai viêc, hôm nay tui lên đây là để đợi lấy thuốc nổ cho người ta phá rừng. Bình thường tui chỉ ở dưới Nha Trang lo công việc.
Đợi đến chiều không thấy xe chở thuốc nổ đến, chị Tư lộ vẻ nôn nóng chờ đợi, cuối cùng, chị quyết định.. Thôi tôi với chú về lại Nha Trang coi có gì không, sao tôi thấy lo lo! Trên khoảng đường sắp đến đèo Rù Rì môt cảnh tượng kinh hoàng bày ra.. Chiếc xe hành khách bị lât tung, người chết, bị thương nằm la liêt, máu đổ, đồ đạc,vương vải, tung tóe.. Xe lowboy chở thuốc nổ lât bánh nằm ngang măt lộ, thuốc nổ TNT vàng óng phủ đầy măt đường một quảng dài. Chết rồi! Chị Tư hơi run giọng, tấp xe bên cạnh đường.. Chị xuống xe, đi dọc theo con lộ, nhìn đống thuốc nổ không cảm giác. Chị ngồi xuống lề đường, bứt mấy lá kẹo Tây bỏ lên miệng, nhai nhỏ.. Chú lái cho tôi nha, mình về Sài Gòn. Về đến biêt thự Thủ Đức trời đã gần sáng. Chị Tư nói gọn.. Cậu ở nhà nghỉ ngơi, lát nữa tôi đi Hà Nôi. Chiều tôi trở về, mình ra lại NhaTrang. “Cậu” lái giùm tôi nha, tôi mệt quá. Giọng mệt mỏi vì mất ngủ, đường xa nhưng không chút lo âu, băn khoăn vì sự việc xẩy ra. Trong chyến đi từ Nha Trang về Sài Gòn vừa rồi không một lời than van. Không một tiếng tắc lưỡi.
Đến chiều tối, Chị Tư Ng Ln từ Hà Nội trở vào.. Mình đi Nha trang “chơi” chuyến nữa nghe “cậu Nam”. Ít khi chị gọi tên tôi đầy đủ. Tôi để ý danh xưng “cậu Nam” được dùng thay thế cho “chú” môt cách cố ý.Trên đường qua Phan Rang lúc nửa đêm về sáng, Chị Tư tỏ vẻ muốn môt điều gì.. Có gì không Chị Ln? Rất hiếm khi tôi kêu đến tên chị. Cậu kiếm cái quán nào đó cho tui ăn cái gì, cả ngày nầy có ăn gì đâu?! Sau khi ăn tô cháo ở chiếc quán bên đường, chị mượn chiếc ghế gỗ dài nằm xuống, úp chiếc nón lên mặt. Ngủ thiếp, thở đều. Tôi ngồi ngoài xe liếc vào quán nói ra lời: Bà chị đáng mặt thât! Từ 1963, 1968.. tôi đâu thấy dấu hiệu gì khác ở chị đâu? Chị Ngọc Lan.
Sau 30 tháng 4, 1975 có những Người Mẹ như thế. Có những Người Vợ như thế nơi Miền Nam.
Có rất nhiều.
Viết ngày Trung Tá Hoàng Tích Hữu Ái ra đi.
12/12/2020- 6/1/2021
Phan Nhât Nam
No comments:
Post a Comment