LIỀU MẠNG THẢ TIẾP TẾ XUỐNG BÃI THẢ CHỈ RỘNG 18.5 MÉT VUÔNG - DƯỚI HỎA LỰC PHÒNG KHÔNG DÀY ĐẶC.
Dịch từ bài "Valor: The 'Stadium' at Duc Lap" của John Frisbee đăng ngày 1/8/1994.
"Sau thất bại của tổng tấn công Tết của Hà Nội vào đầu năm 1968, CSBV đã bắt đầu tập trung quân cho một cuộc tấn công khác khắp nơi ở Nam Việt Nam. Một trong những mục tiêu của tướng Võ Nguyên Giáp là Đức Lập, một trại LLĐB ở vùng đất đầy đồi núi và rừng rậm gần biên giới Cam-bốt, (xem bản đồ).
Bắc quân đã tập hợp hơn 4.000 quân để tấn công trại này. Ngày 23/8, họ đã chọc thủng hàng rào bên ngoài của trại, khiến quân phòng thủ ko thể dùng sân bay nằm ở phía bắc của trại, xem hình.
Ở giữa trại là một khoảng trống rộng khoảng 18.5 m2 để đồ tiếp tế có thể thả xuống. Để thả xuống một bãi thả nhỏ như vậy đòi hỏi máy bay phải bay ở độ cao 60.9m. Chưa kể, để thả hàng tiếp tế với tình hình như vậy ở Đức Lập ko khác gì bay vào một sân vận động mà các khán đài chung quanh toàn là kẻ thù, trang bị AK-47. Nhưng đây lại là công việc của chiếc C-7 Caribou tuy thô kệch nhưng rất hữu dụng của Không quân Mỹ.
C-7 là một máy bay nhẹ, hai động cơ có thể cất và hạ cánh trên đường bay ngắn, được sản xuất bởi hãng de Havilland Aircraft ở Canada; được bán cho Lục quân Mỹ năm 1962, và giao lại cho Không quân Mỹ tháng 1/1967.
Không quân đã lập sáu phi đoàn C-7 Caribou tại Đông Nam Á. Họ có một vài đặc điểm như: Khoảng 50/100 phi công mới tốt nghiệp từ trường bay. Phần lớn những người còn lại là phi công lớn tuổi, một số từng phục vụ ở Đệ Nhị Thế Chiến hay chiến tranh Triều Tiên. Vào mùa xuân 1968, hơn 50 phi công C-7 Caribou là TRUNG TÁ, có hai người từng bắn rơi máy bay Đức trong đệ Nhị thế chiến và sáu người có bằng Ph.D. (tiến sĩ). Với tài năng đa dạng và kinh nghiệm như vậy, đây là những đv đáng tin cậy.
Một trong những phi công C-7 lành nghề như vậy là thiếu tá Hunter Hackney. Có bằng lái từ 1955, ông đã tích lũy vài ngàn giờ bay khi là huấn luyện viên của máy bay T-33. (Nói thêm: Tiền thân của chiếc T-33 là chiến đấu cơ phản lực P-80 Shooting Star (Sao Băng), có tốc độ dưới siêu thanh, sản xuất bởi hãng Lockheed và bay lần đầu năm 1948. Đã được dùng tại chiến trường Ý trước khi chấm dứt đệ Nhị thế chiến. Được dùng rộng rải trong Không quân Mỹ tại chiến tranh Triều Tiên dưới danh hiệu F-80. Sau đó nó đã bị thay thế bởi máy bay siêu thanh F-86 Sabre (Lưởi Kiếm), xem hình. Từ đó về sau được cải biến thành máy bay huấn luyện với danh hiệu T-33, xem hình -- người dịch). Ông cũng là trưởng phi cơ và huấn luyện viên của máy bay chỡ dầu KC-97 và KC-135, xem hình. (Nói thêm: Chiếc KC-135 cải biến từ Boeing 367-80, mà phiên bản dân sự là Boeing 707. Đây là máy bay phản lực chỡ dầu ĐẦU TIÊN của Mỹ, bay lần đầu tháng 8/1965, có thể tiếp dầu trên không, đã xử dụng liên tục trên 60 năm. Dùng rộng rải trong chiến tranh VN và sau đó trong Chiến dịch Bão Sa Mạc -- người dịch). Ông đã từng tiếp dầu trên không cho chiến đấu cơ tại Vịnh Bắc Bộ và Lào, nhưng ông cảm thấy chưa đủ. Ông xin một nhiệm kỳ tại VN và bắt đầu bay C-7 Caribou vào tháng 1/1968 với phi đoàn vận tải chiến thuật 458, đặt tại Vịnh Cam Ranh. Bay 4 tới 6 phi xuất mỗi ngày, chẳng bao lâu ông có vài trăm giờ với Caribou.
Vào trưa ngày 25/8, sĩ quan LLĐB cho biết tình hình Đức Lập rất nguy kịch nếu ko được tiếp tế. Thiếu tá Hackney và phi hành đoàn cất cánh từ Phan Rang, nhận hàng ở Nha Trang, và phải đáp xuống Ban Mê Thuột và chờ đợi cho tới khi cuộc chiến tại Đức Lập tạm lắng dịu (subside) hầu quân trú phòng có thể lấy được hàng tiếp tế. Vài giờ sau, Hackney lại cất cánh và bay vòng vòng ở phía đông của trại cho tới khi cuộc oanh kích chấm dứt. Ông bắt đầu cho máy bay hướng tới bãi thả hàng tiếp tế của trại ở độ cao 60.9 m.
Ở cách bãi thả chừng 3.2 km, phòng không địch bắn lên dữ dội. Chiếc C-7 trúng vài trăm phát đạn nhưng đã thả trúng mục tiêu trong "pass" đầu. Thiếu tá Hackney, đã thả đợt 2 từ hướng khác, và thả trúng bãi này, bất chấp lưới đạn phòng không dày đặc của địch. Không thể tin được, khi không có ai trong phi hành đoàn 3-người trúng đạn, và chiếc Caribou an toàn trở về tp Ban Mê Thuột.
Vì chiếc này đã bị trúng đạn nhiều chỗ và ko an toàn để bay tiếp nên Hackney và phi hành đoàn chọn một chiếc Caribou khác, chở bốn pa-lét đạn và nước uống, và trở lại Đức Lập. Dù bị bắn từ tứ hướng, họ đã thả những pa-let này vào giữa của bãi thả nhỏ xíu này. Như một phép lạ, phi hành đoàn đã an toàn bay về Vịnh Cam Ranh, với thân máy bay đầy lổ đạn. Chỉ vài ngày sau đó, địch quân đã ngưng tấn công Đức Lập.
Do hành động anh hùng đầy táo bạo này khi liều mạng thả tiếp tế ba lần cho trại Đức Lập, ông được huy chương Anh Dũng Bội Tinh của Không Quân Mỹ và Anh Dũng Bội Tinh với Ngôi Sao Bạc của VNCH.
Tháng 12/1968, nghĩa là 4 tháng sau đó, ông đã lái trở lại KC-135 để tiếp dầu cho các chiến đấu cơ. Ông hồi hưu ở cấp đại tá, sau khi ở nhiều chức vụ cao, như phó giám đốc của BTL của Không Lực số 8. Ông hiện sống tại Bossier City, bang Louisiana, cùng tp với trung tá hồi hưu George Finck, người từng ở cùng phòng với ông ở Cam Ranh, và cũng có Anh Dũng Bội Tinh của Không Quân.
Xem thêm: Hoả Long tham chiến trong trận Duc Lâp tháng 8 1968. https://youtu.be/HgYT7c7wcuU
San Jose ngày 8 tháng 5 2023.
Tài Trần
No comments:
Post a Comment