Ngày 5/12/1973: quận lỵ đầu tiên bị mất kể từ ngày ngưng bắn và kho xăng Nhà Bè bị phá hoại.
Lời nói đầu: Sau khi ký kết hiệp định Paris ngày 27/1/1973, do quân viện bắt đầu cắt giảm và ko còn quân đồng minh như Mỹ, Úc, Hàn Quốc, v.v... nên tương quan lực lượng đã có lợi rất nhiều cho quân CSBV. Vì đạn dược, xăng nhớt và phụ tùng bị cắt giảm mạnh mẻ nên quân lực VNCH đã giảm bớt các cuộc hành quân, đại bác ko còn bắn thoải mái như trước, v.v... Do ko còn máy bay B-52 đánh phá đường mòn HCM nên quân CSBV đã tha hồ di chuyển ngày đêm, đưa cả những chiến cụ nặng nề như xe tăng T-54, đại bác 130 ly, và súng phòng không 37 ly, v.v... vào quân khu 1,2, và 3. Một trận tấn công vào đầu tháng 12/1973, nghĩa là chưa tới 11 tháng sau ngày ngưng bắn, vào quận lỵ Kiến Đức của tỉnh Quảng Đức, với sự tham dự của khoảng 20 xe tăng T-54, là một bằng chứng hùng hồn về tác hại của hiệp định Paris đối với quân và dân miền Nam. Đây là quận lỵ đầu tiên bị tấn công sau khi ký kết hiệp định Paris 1973.
Sau đây là chuyển ngữ từ bài viết của James Markham, đặc phái viên của báo New York Times, viết tắt là NYT, và đăng ngày 5/12/1973.
"SÀI GÒN, Nam Việt Nam, thứ tư, ngày 5/12/1973--Khi các xe tăng và lính CSBV đã tấn công và chiếm một quận lỵ trong tỉnh Quảng Đức xa xôi và đầy núi non, họ đã lần nữa tái tục cuộc tấn công kéo dài cả tháng nay nhằm kiểm soát một hệ thống đường xá quan trọng ở Cao nguyên Trung phần, phát ngôn viên của QLVNCH thông báo sáng nay. Cuộc tấn công vào quận lỵ Kiến Đức, 120 dặm hay 193 km bắc-đông bắc của thủ đô Sài Gòn, là một cuộc tấn công trực diện đầu tiên của CS vào một quận lỵ kể từ HĐ Paris 1973 có hiệu lực vào tháng Giêng.
Sau khi chiếm Kiến Đức, quân CSBV đã sẵn sàng để di chuyển từ thành phố nhỏ bé chuyên về khai thác gỗ (logging) này, mà dân số khoảng 5.000 người để tiến tới Gia Nghĩa, tỉnh lỵ bị cô lập của tỉnh Quảng Đức, ở cách đó 13 dặm hay 20,9 km về phía đông và nằm trên một con đường đất ngoằn nghoèo.
Phát ngôn viên nói rằng Kiến Đức đã mất lúc 6:30 sáng hôm qua khi quân csbv, hỗ trợ bởi khoảng 20 xe tăng, đã tấn công quận lỵ lần thứ tư trong cùng ngày. Có nhiều báo cáo cho biết cận chiến ác liệt (bitter) đã xảy ra trên đường phố trước khi BCH trung đoàn và quân trú phòng rút lui về Gia Nghĩa.
Trung tá Lê Trung Hiền, người phát ngôn của QLVNCH, nói rằng trước đó Bắc quân đã bắn 300 đạn đại bác 105-ly vào Kiến Đức, hủy diệt đạn dược và vài đại bác. Các phản lực chiến đấu cơ, đã bay 58 phi xuất khắp tỉnh, bắn cháy hai xe tăng T-54 ở ngoại ô của Kiến Đức, trước đó đã bị tấn công từ hướng tây và nam.
Ông nói thêm sđ 9 CSBV, từng tràn ngập hai tiền đồn trên QL-14 trong trận đánh ngày 4/11, đã tấn công khắp tỉnh. Tin cho biết năm xe tăng của địch đã bị bắn cháy ở các nơi khác trong tỉnh.
Ông cho biết tại tỉnh Quảng Đức, Bắc quân có 75 người chết; nhưng ko nói rõ tổng số thiệt hại của quân chính phủ tại Quảng Đức dù có 4 người chết và 18 bị thương trong một cuộc đụng độ.
Ông nói bộ binh csbv, hỗ trợ bởi xe tăng, đã tấn công vài vị trí của quân chính phủ (CP) ở nam Bu Prang và Bu Bong và phía tây của ngã ba Dak Son.
(Nói thêm: Bu Prang là một trại LLĐB nằm ở phía tây của QL-14; và Bu Bong là một đồn ĐPQ với quân số một đại đội ở phía đông nam của Bu Prang và cách xa QL-14 vài km. Hai nơi này bị tấn công ngày 4/11.
Dak Song là một ngã ba trên QL14, có hai ngã: một ngã theo QL14 chạy về tây nam tới Tuy Đức, ngã thứ hai chạy về đông nam, còn gọi là liên tỉnh lộ 8B (LTL-8B), chạy qua Đạo Trung, Nghi Xuân-những làng Công giáo mà TT Diệm đã đưa dân di cư 1954 lên đây để khẩn hoang lập ấp. LTL này chạy tới tỉnh lỵ Gia Nghĩa và tiếp tục tới Di Linh, dù đoạn này chỉ xử dụng một phần do mất an ninh sau khi TT Diệm bị lật đổ. (Tháng 3 năm 75, đoàn quân dân di tản từ Quảng Đức đã dựa một phần đoạn đường này để từ Gia Nghĩa đi Di Linh). Từ Di Linh, LTL-8B chạy tới Phan Thiết. Theo bản đồ của Hội Địa Lý Quốc Gia Mỹ in tháng 2 năm 1967 thì đoạn đường này tốt, ko bị gián đoạn. Tuy nhiên vào đầu thập niên 1990, lúc làm thông dịch cho người Pháp, chúng tôi đã dùng đường này để thăm một làng Chàm ở bắc Phan Thiết, đường rất xấu, tài xế phải thường xuyên nhảy ra khỏi xe để thảy những khúc gỗ lót đường cho xe chạy. -- Người dịch).
Phát ngôn viên Lê Trung Hiền cho biết trận chiến đã tiếp tục lan rộng khắp tỉnh và không quân VNCH đã thực hiện nhiều phi vụ nhằm yểm trợ những đơn vị bộ binh bị bao vây (beleaguered). Theo tin tình báo, cuộc tiến công của CS tại tỉnh thưa thớt dân cư này bắt nguồn từ một kế hoạch nhằm nối liền một con đường mới xây dựng (xuất phát từ phía bắc của Nam Việt Nam, chạy ngoằn nghoèo dọc theo biên giới Lào và Cam-bốt) với QL-14 ở Quảng Đức.
"Đường xá đồng nghĩa với lãnh thổ," một nhà quan sát quân sự thạo tin, đã nói rằng việc kiểm soát QL-14 ở Quảng Đức sẽ cho phép CS mở rộng vùng kiểm soát của họ về phía nam xuyên qua những lãnh thổ bao gồm các thành phố bị cô lập như Phước Bình và An Lộc. Nói thêm: Dù tỉnh lỵ An Lộc của tỉnh Bình Long ko bị mất trong năm 1972 nhưng phần phía bắc của tỉnh lỵ đã nằm trong tay CS như quận lỵ Lộc Ninh. Riêng tỉnh lỵ Phước Bình của tỉnh Phước Long, dù do VNCH kiểm soát tới tháng giêng 1975, nhưng việc di chuyển và tiếp tế bằng đường bộ rất khó khăn vì dễ bị phục kích. Tới cuối năm 1974, sau khi quận lỵ Đồng Xoài bị mất, tỉnh lỵ bị đe dọa và mất luôn.-- Người dịch.
Phát ngôn viên cho biết ba tiểu đoàn BĐQ, ba TĐ ĐPQ và một trung đoàn của sđ 23 bộ binh VNCH--khoảng 5.000 người--đã cố gắng bẻ gẫy kế hoạch kiểm soát QL14 của đối phương.
Trận chiến ác liệt tại Quảng Đức chỉ xảy ra một ngày sau khi CS tấn công kho xăng dầu ở Nhà Bè, kế phía nam Sài Gòn. Đây là cuộc tấn công gây nhiều tiếng vang kể từ HĐ Paris 1973 khi đã phá hủy khoảng 18 triệu ga-lông (1 ga-lông = 3.78 lít) các sản phẩm từ dầu hỏa. Cuộc tấn công bằng rốc-két này, theo một số nguồn tin, được thực hiện bởi đặc công, đã gây tác hại lớn lao cho nền kinh tế VNCH vì chiếm 45/100 khối lượng dầu hỏa dành cho dân sự của cả nước.
Chánh phủ đã lập tức ban bố một loạt biện pháp nhằm duy trì năng lượng.
Phái đoàn VC đặt tại sân bay TSN, lúc đầu đã chối bỏ (disclaim) trách nhiệm trong vụ tấn công kho xăng Nhà Bè, hôm nay đã ra thông báo rằng "dựa vào thông tin mới nhận", lực lượng của họ đã làm nổ kho xăng này.
Mỹ giúp VNCH bù đắp tổn thất.
Washington, ngày 4/12/1973 (UPI) -- Dù nước Mỹ đang khan hiếm nhiên liệu, Ngũ Giác Đài hôm nay đã nói sẽ thay thế số dầu hỏa đã bị phá hủy trong cuộc tấn công bằng rốc-két hôm qua. 18 triệu ga-lông bị phá hủy này--dù bằng 45/100 dự trữ dầu hỏa dành cho dân sự của VNCH--nhưng chỉ bằng 35 phút so với mức tiêu thụ mỗi ngày trong năm 1973 ở Mỹ."
mức sản xuất các sản phẩm dầu hỏa mỗi ngày ở Mỹ năm 1973 là 17.03 triệu thùng hay 715.26 triệu ga-lông.
Do đó số dầu bị phá hủy ở VN lúc đó chỉ bằng: 18/715.26 = gần khoảng 1/40 số dầu hỏa tiêu thụ một ngày tại Mỹ năm 1973. Vì một ngày có 24 x 60 = 1.440 phút thì con số này chia cho 40 sẽ là: 36 phút. -- Người dịch.
===========================================
Thời gian để dịch bài này khoảng 2g 40 phút, dựa theo Stopwatch của iPhone XR.
SJ ngày 23/5/2023.
No comments:
Post a Comment