VÕ ĐẮT - VÕ XU ĐÃ NHIỀU LẦN LÀ NƠI ÁC CHIẾN GIỮA HAI BÊN.
Lời nói đầu:
Trước đây, tôi đã đăng lại một bài viết về Trận Võ Xu 1966 của một tác giả CS. Và tôi đã rất mong có thêm thông tin về trận này từ một quân nhân nào đó của QLVNCH, và may mắn thay, mới đây trong lúc lang thang trên mạng tôi có thêm thông tin về trận này do TĐ 145 không vận chiến đấu của Mỹ (145th CAB) viết. Hóa ra sau khi chiến sự xảy ra, quân đội Mỹ đã dùng trực thăng bốc BA TIỂU ĐOÀN BĐQ VNCH từ ba địa điểm khác nhau trên quân khu 3 để tiếp viện cho quân bạn.
Tưởng cũng nên nói thêm:
Khi mới thành lập vào tháng 9/1955, tỉnh Bình Tuy vẫn còn hoang sơ, rừng núi bao la, thú rừng rất nhiều, dân cư thưa thớt, phần lớn là người Thượng Rag-lai và người Chăm. Sau kinh lý tỉnh này vài lần, vì thấy đất đai phì nhiêu, thích hợp với trồng lúa, vì nằm trong Thung Lũng Sông La Ngà, cố TT Diệm đã quyết định đưa dân ở các tỉnh đông dân ở miền Trung đến đây khẩn hoang lập nghiệp. Để bảo vệ họ, chính quyền địa phương lập các ấp chiến lược (ACL) như Gia Huynh, Võ Đắt, Võ Xu, Duy Cần, Lạc Tánh, v.v... các khu dinh điền như Dak Ménou, Khắc Cần, v.v... Từ QL-1, muốn vào Võ Đắt của quận Hoài Đức, có tỉnh lộ (TL) 333 chạy từ Ngã Ba Ông Đồn. Sau khi vượt qua cầu Gia Huynh thì gặp ACL Gia Huynh, chạy thêm 9 km thì tới xã Võ Đắt: ở đây TL 333 chia làm 2 nhánh, chạy thẳng sẽ gặp Núi Võ Đắt, xem hình, quẹo phải là TL-334, sẽ gặp ACL Võ Xu.
Từ đây TL 334 chia làm 2 nhánh, chạy thẳng sẽ gặp Mépu Đa Sroi hay Suối Đa Sroi, nếu quẹo phải sẽ vào TL-335; sau khi đi ngang cầu Lăng Quăng, các ACL Duy Cần và ACL Lạc Hóa và cuối cùng sẽ tới ACL Lạc Tánh, cũng là quận lỵ của quận Tánh Linh. Từ đây có TL-336, chạy về đông bắc sẽ gặp Bon Ké Trang hay Làng Ké Trang trên QL-20.
Sau đây là phần chuyển ngữ.
"Sáng sớm ngày 28/2/1966, một lực lượng chính quy VC, ước khoảng một trung đoàn, đã tấn công và tràn ngập xã Võ Xu, được bảo vệ bởi một đv VNCH, mà theo bài viết của một tác giả CS thì đó là TĐ 1/43 sđ 18 bộ binh -- người dịch; nằm phía đông của xã Võ Đắt, xem bản đồ, trong khu vực có tên Vựa Lúa (Rice Bowl). Nói thêm: quận Hoài Đức và Tánh Linh tỉnh Bình Tuy, do phần lớn nằm trong Thung Lũng Sông La Ngà, nên dù ở cao độ trên dưới 100 mét vẫn có thể trồng được lúa. Có thời được xếp hạng THỨ NĂM về sản lượng lúa trong cả nước -- người dịch.
Lúc 04:55 giờ, TĐ 145 không vận chiến đấu Mỹ đã được báo động để chuyển vận một lực lượng phản ứng nhanh để tăng viện cho lực lượng bạn ở Võ Xu. Lúc 06:30 giờ, 40 trực thăng UH-1D chỡ quân và 17 trực thăng võ trang UH-1B đặt trong tình trạng báo động tại các sân bay Biên Hòa, Vũng Tàu và Tân Sơn Nhứt. Mọi máy bay và phi hành đoàn đã được tập hợp, thuyết trình và sẵn sàng chiến đấu lúc 0730 giờ. Một TĐ BĐQ sẽ được bốc từ Đức Hòa thuộc tỉnh Hậu Nghĩa và đổ xuống Võ Đắt. Một TĐ BĐQ khác được bốc từ Bàu Trai, cũng là tỉnh lỵ của tỉnh Hậu Nghĩa, và đỗ xuống Võ Đắt. Một TĐ BĐQ khác được bốc từ An Lộc của tỉnh Bình Long và đổ xuống phía nam của Võ Xu. Một TĐ BĐQ sau khi đổ xuống Võ Đắt sẽ tiến về khu vực đổ quân ở phía nam Võ Xu.
Những cuộc đổ quân này đã được thiết kế để bao vây (entrap) và tấn công lực lượng VC trước đó đã tấn công Võ Xu. Ba máy bay đã trúng đạn từ dưới đất bắn lên. Một chiếc chỡ quân phải hạ cánh khẩn cấp. Một trực thăng CH-47 đã nhanh chóng tới và đưa chiếc này khỏi bãi đổ quân.
Việc bốc đi chiếc máy bay bị nạn này đã diễn ra với một tốc độ nhanh đến độ ko gây trở ngại đến kế hoạch hành quân của quân dưới đất. Cuộc hành quân ngày hôm đó đã chứng tỏ lực lượng Không Vận Chiến Đấu của Lục Quân Mỹ đã thích ứng tốt đẹp với phản ứng nhanh hơn cả những lực lượng dưới đất -- khi việc điều quân đã được thực hiện trong phòng lái với các cấp chỉ huy và bộ tham mưu trên đường bay tới địa điểm đổ quân. Những cuộc thuyết trình ngắn gọn và lịnh lạc rõ ràng là yếu tố thành công trong phản ứng nhanh.
Nguồn: www.145thcab.com/History/NL24HIST.htm
======
BÀI II - Trận đánh ngày 21/3/1966 tại Võ Xu.
"Trong khi bảo vệ Ấp Tân Sinh (New Life Hamlet) Võ Xu thuộc quận Hoài Đức, tỉnh Bình Tuy, ngày 21/3/1966, nghĩa là chưa đến một tháng sau trận đánh kể trên, TĐ 1/52 sđ 18 bộ binh VNCH đã bị tấn công bởi một trung đoàn cộng của VC (gọi như vậy vì quân số của đv này đông hơn một trung đoàn bình thường, khoảng 1.500 người --nguời dịch). Nói thêm: Khi ấp chiến lược bị dẹp bỏ sau khi TT Diệm bị lật đổ, ấp tân sinh được thành lập để thay thế với an ninh lỏng lẻo hơn -- người dịch).
Ngay từ phút đầu, dù quân số ko cân sức khi một phải chống bốn, TĐ 1/52 này, đã anh dũng đẩy lui cuộc tấn công ồ ạt của đối phương với sức mạnh, dũng cảm và quyết tâm đến độ kẻ thù đã buộc phải rút lui, tập hợp lại, nhận viện binh, và tái tục tấn công từ một hướng khác. Trong trận cận chiến ác liệt xảy ra sau đó (ensue), dù ko có đơn vị nào tiếp viện ngoài pháo và không yễm, TĐ 1/52 vẫn tiếp tục chống cự sự xâm nhập của đối phương võ trang mạnh mẻ bằng súng tự động, đại liên 50, cối và súng không giựt. Quân VC, trong vòng ba giờ, sau khi bị đẩy lui hai lần trong các cuộc xung phong cấp TĐ và đại đội cộng, cuối cùng đã tràn ngập (overwhelm) một đoạn của chu vi phòng thủ và tiến cách BCH tiểu đoàn chừng vài mét, nhưng đã bị đẩy lui. TĐ 1/43 đã tiếp tục chiến đấu anh dũng suốt đêm chống lực lượng áp đảo của địch. Lúc 06:25, VC đã buộc phải rút lui về hướng nam".
Dịch từ bản tuyên dương TĐ 1/52 sđ 18 bộ binh của VNCH, do Bộ Quốc Phòng Mỹ lập trong năm 1967. Trong giấy khen có hàng chữ, tạm dịch:
... "Thông qua những hành động này của TĐ 1/52, một trang mới đã được viết trong lịch sử của những nỗ lực quân sự nổi bật (outstanding military endeavor) và những hành động này đã giữ đúng truyền thống cao nhứt của quân đội"...
Kèm theo tuyên dương này là huy chương Valorous Unit Award, xem hình. Thời đó mỗi TĐ bộ binh hay Dù hay TQLC hay BĐQ đều có một toán cố vấn khoảng 3 người gồm một sĩ quan, một hạ sĩ quan và một người mang máy truyền tin. Ngoài việc kêu máy bay hay pháo binh Mỹ để yểm trợ hay tải thương cho đv mà họ làm cố vấn; sau mỗi cuộc hành quân, họ báo cáo thành tích của TĐ mà họ làm cố vấn lên Ban Cố Vấn của trung đoàn bộ binh hay lữ đoàn Dù hay TQLC hay liên đoàn BĐQ. Do vậy chiến công anh dũng của TĐ 1/52 của sđ 18 VNCH đã được bộ quốc phòng Mỹ biết nên họ đã tuyên dương đv này.
Nguồn: https://armypubs.army.mil/epubs/DR_pubs/DR_a/NOCASE-AGO_1968-10-000-WEB-0.pdf
====
BÀI III - Quân Mỹ tham dự hành quân New Life 65 tại xã Võ Đắt, thuộc tỉnh Bình Tuy.
Từ ngày được triển khai tới thung lũng sản xuất lúa gạo, phì nhiêu này, lữ đoàn (LĐ) 173 Nhảy Dù Mỹ và các đv tăng phái đã gây thiệt hại nặng nề cho các đv địa phương của vc, và đã bắt đầu một chương trình dân sự vụ qui mô lớn lao với tốc độ chưa từng thấy. Cuộc hành quân (HQ) có tên bằng tiếng Việt là Đời Mới 65 đã bắt đầu với việc trực thăng Mỹ đổ TĐ 2/503, thuộc LĐ 173 dù, xuống sân bay Võ Đắt. Các người lính nhảy dù này đã nhanh chóng giữ gìn an ninh cho sân bay để sau đó vài phút là các đv khác đến sân bay này bằng máy bay vận tải C-130 của Không quân và trực thăng của Lục quân Mỹ. Lúc xế chiều, khu vực Võ Đắt ầm ỉ với pháo binh Mỹ bắn đi trong khi bộ binh tiến vào vị trí đóng quân đêm. Ngày hôm sau, lực lượng này, đã lục soát kỹ lưỡng con đường từ Võ Đắt đi về phía nam khoảng 15 km, có lẽ đi tới Gia Huynh, một ấp chiến lược (ACL) nằm trên TL-333 -- người dịch. Việc làm này là tín hiệu sẽ có một đoàn công-voa với nhiều TĐ di chuyển từ Biên Hòa đến Võ Đắt. Dù vài cầu bị hư hỏng hay phá hủy bởi VC giữa Gia Rai và Võ Đắt, lính Công binh Mỹ đã nhanh chóng sửa chữa các cầu này và đoàn công-voa đã đến khu vực chỉ định mà ko bị tấn công. Trong khi đó, sân bay Võ Đắt, hoạt động hết công suất, đã đón nhận các máy bay tái tiếp tế hay chỡ quân hay tải thương với nhịp độ cứ 6 phút một chiếc hạ hay cất cánh. Máy bay vận tải CV-7 Caribou, do Canada sản xuất, xem hình, lần đầu tiên được dùng tại VN để yểm trợ cho cuộc HQ này. Nhiệm vụ bảo vệ cho dân thu hoạch lúa được giao cho LĐ 173 nhảy dù trong HQ Đời Mới 65. Các kế hoạch dân sự vụ có sự hợp tác của 4 nước; Úc, Phi Luật Tân, Đại Hàn, và Mỹ trong việc phân phối thực phẩm và trợ giúp y tế. Các chiến sĩ đã sửa chữa rất nhiều cầu cống và nhà cửa.
Nguồn: https://www.vhpa.org/KIA/panel/battle/65121102.HTM
No comments:
Post a Comment